Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.93 KB, 25 trang )

Vận dụng tư tưởng Hồ chí Minh về xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh giai đoạn hiện nay
Danh mục từ viết tắt
1.
2.
3.
4.

HTCT
PCTN
TCCSĐ
TSVM

: Hệ thống chính trị
: Phịng chống tham nhũng
: Tổ chức cơ sở Đảng
: Trong sạch vững mạnh


Mục lục
Mở đầu
Phần 1: Nhận thức chung về xây dựng Đảng trong
sạch vững mạnh
1.1Xây dựng đảng là quy luật tồn tại và phát triển
của Đảng
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh
1.3 Thực trạng về xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh
Phần 2: Giải pháp xây dựng đảng trong sạch vững
mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh


2.1 Triệt để thực hành dân chủ, thực hiện tốt tự phê
bình và phê bình
2.2 Đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống
chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở
đảng và đội ngũ đảng viên
2.3 Xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch vững
mạnh, có chất lượng cao, số lượng phù hợp
2.4 Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường
kỷ luật, kỉ cương trong xây dựng Đảng, kịp thời ngăn chặn
đẩy lùi các biểu hiện suy thoái
2.5 Phát huy vai trò của quần chúng trong xây dựng
Đảng
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng tiên phong của giai
cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy
nhất có khả năng lãnh đạo và chèo lái con thuyền cách
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,
điều này được minh chứng qua quá trình đấu tranh chống
giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước trong thời kỳ hội
nhập. Vì vậy phải ln coi cơng tác xây dựng Đảng là
nhiệm vụ không chỉ là của tổ chức Đảng, Đảng viên mà là
trách nhiệm của cả dân tộc, bởi Đảng ta từ nhân dân mà ra,
vì nhân dân phục vụ.
Trong quá trình hoạt động, cơ quan Đảng các cấp
trong đó đặc biệt là cấp đã đạt được rất nhiều kết quả tốt,

đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn cịn những bất cập
trong cơng tác phê và tự phê, thanh tra kiểm tra, chất lượng
sinh hoạt chi bộ, chất lượng cán bộ đảng viên… Tình trạng
suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí trong Đảng chưa được ngăn
chặn có hiệu quả. Đây là một vấn đề gây nhức nhối trong
xã hội, là một trong những nguy cơ tiềm ẩm đe doạ thắng
lợi của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước ta. Do đó cần phải có giải pháp để xây dựng chi bộ
trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở giai
đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của
Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch,
vững mạnh, để Đảng xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Việc vận dụng tư
tưởng của Người vào công tác xây dựng Đảng hiện nay sẽ


góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng đất nước Việt
Nam giàu mạnh.
Với những lý do trên tôi xin chọn đề tài “Vận dụng
tư tưởng Hồ chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận thi kết thúc
học phần môn học Xây dựng Đảng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Hiểu sâu, nắm vững nội dung liên quan
đến vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng đảng
TSVM, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Đảng TSVM.

Nhiệm vụ: khái quát nhận thức chung về xây dựng
Đảng TSVM, phân tích thực trạng xây dựng đảng TSVM
hiện nay, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đảng TSVM
hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài dựa trên thế giới quan phương
pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và các
quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh
cùng với quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xây
dựng và chỉnh đốn đảng nói chung, xây dựng đảng về đạo
đức nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên
cứu tài liệu, phương pháp tổng kết thực tiễn, so sánh, …
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo tiểu luận được cấu trúc thành hai phần:
Phần 1: Nhận thức chung về xây dựng Đảng trong
sạch vững mạnh
Phần 2: Giải pháp xây dựng đảng trong sạch vững
mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh


Phần 1: Nhận thức chung về xây dựng Đảng trong
sạch vững mạnh
1.1Xây dựng đảng là quy luật tồn tại và phát triển
của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam TSVM chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng
trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Với Hồ Chí
Minh, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường

xun để Đảng hồn thành vai trị chiến sĩ tiên phong trước
giai cấp, dân tộc, nhân dân
Theo Người, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ vừa
cấp bách, vừa lâu dài. Khi cách mạng gặp khó khăn, xây
dựng Đảng để cán bộ, đảng viên cũng cố lập trường, quan
điểm, bình tĩnh, sáng suốt, khơng bi quan, nao núng, bị
động. Khi cách mạng trên đà thắng lợi cũng cần đến xây
dựng Đảng để xây dựng những quan điểm, tư tưởng cách
mạng, khoa học, ngăn ngừa bệnh chủ quan, tự mãn, lạc
quan tếu và bệnh "kiêu ngạo cộng sản". Xây dựng, chỉnh
đốn Đảng là công việc quyết định sự sống còn của Đảng.
Xây dựng đảng dựa trên cơ sở khách quan:
Thứ nhất, Sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là
một quá trình, bao gồm nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn; mỗi
thời kỳ, giai đoạn có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và
những yêu cầu riêng. Trước diễn biến của yêu cầu khách
quan, bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn
lên làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc.
Thứ hai, Đảng là một bộ phận cấu thành của xã hội,
mỗi cán bộ, đảng viên sẽ luôn chịu những ảnh hưởng, tác
động của môi trường xã hội (cả những yếu tố tích cực, tiến
bộ lẫn những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ). Phải thường
xuyên chỉnh đốn Đảng để phát huy những mặt tích cực,


chống lại những thói xấu trong mỗi cán bộ, đảng viên, làm
cho Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thứ ba, Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi
cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt
hơn, giữ vững đạo đức cách mạng, hoàn thành các nhiệm

vụ do Đảng và nhân dân giao phó.
Thứ tư, Trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm
quyền thì cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng càng cần
được nhấn mạnh. Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc
chỉnh đốn, đổi mới để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi, tẩy trừ
mọi tệ nạn do thoái hoá, biến chất gây nên.
Nhận thức rõ điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam
ln chú trọng đặt cơng tác xây dựng Đảng lên trên hết.
Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã đề ra nghị quyết “Một
số vấn đề cấp bách hiện nay về xây dựng Đảng”.
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, xây dựng và chỉnh đốn
Đảng là vấn đề mang tính quy luật và là nhu cầu tồn tại và
phát triển của bản thân Đảng. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng
sẽ làm cho Đảng trở thành một khối thống nhất, vững
mạnh, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua
những khúc quanh đầy thử thách để cập bến thắng lợi.
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh
Một là, Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận: Đảng
lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động
Mở đầu tác phẩm Đường cách mệnh, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dẫn luận điểm nổi tiếng của V. Lênin: “Khơng có lý luận cách mệnh thì khơng có cách mệnh
vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong,
đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền
phong”. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947),


Người viết: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương
hướng cho chúng ta trong công tác thực tế. Khơng có lý

luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Như vậy, bên
cạnh việc khẳng định Cách mạng Việt Nam “trước hết phải
có Đảng cách mệnh”, Người cịn muốn nhắc đến một điều
đặc biệt quan trọng: dẫn đường cho mọi hoạt động của
cách mạng đều cần thiết phải có một học thuyết, một chủ
nghĩa cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Có
lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn,
mới phát hiện được tài năng và lực lượng vơ cùng tận của
mình”.
Trong các bài giảng huấn luyện cho cán bộ cách
mạng từ năm 1925-1927 (sau được in thành tác
phẩm Đường cách mệnh) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong
Đảng ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có
chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có
bàn chỉ nam”. Nhưng, Người cũng phát hiện ra rằng “Bây
giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa
chân chính, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lê-nin”
Trong bài Chủ nghĩa Lê-nin và cơng cuộc giải
phóng các dân tộc bị áp bức (tháng 4-1955), Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “Lê-nin đã để lại cho chúng tôi
một kho tàng quý báu vô ngần: học thuyết của Người về cơ
sở tư tưởng, về những nguyên tắc tổ chức, về lý luận và
sách lược của đảng cách mạng. Chủ nghĩa Lê-nin là lực
lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm
cho Đảng chúng tơi có thể trở thành hình thức tổ chức cao
nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh
dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”.



Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi Đảng phải gắn lý luận
với hành động thực tiễn. Phải có phương pháp học tập
đúng đắn, học phải đi đôi với hành, nếu khơng, chưa khắc
phục được bệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải bệnh giáo
điều, bệnh sách vở. Người chỉ rõ, “lý luận rất cần thiết,
nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ khơng có kết
quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn
mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng căn dặn cán bộ, đảng viên “học tập lý luận thì
nhằm mục đích để vận dụng chứ khơng phải học lý luận vì
lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau
này đưa ra mặc cả với Đảng”.
Hai là, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt
Đảng
Về Nguyên tắc tập trung, dân chủ:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đảng tổ chức theo
nguyên tắc dân chủ tập trung. Nghĩa là: có đảng chương
thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống
nhất. Cá nhân phải phục tùng đồn thể, số ít phải phục tùng
số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương
phải phục tùng Trung ương. Trong Đảng, bất kỳ cấp trên
hoặc cấp dưới, đảng viên cũ hoặc đảng viên mới, đều nhất
định phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản”. Đây là nguyên
tắc rường cột, quan trọng nhất để xây dựng Đảng chặt chẽ,
vững chắc, phát huy được sức mạnh tổng hợp. Theo
Người, “dân chủ” và “tập trung” luôn luôn đi đơi với nhau.
Giữa “dân chủ” và “tập trung” có mối quan hệ khăng khít
với nhau, đó là hai vế của một nguyên tắc.
Về Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:

Người cho rằng, đây là nguyên tắc lãnh đạo của
Đảng. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cần phải luôn đi
đôi với nhau.


Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích về tập thể lãnh đạo
như sau: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một
người dù khơn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm
đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc
nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét
tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều
người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy
rõ mặt này, người thì trơng thấy rõ mặt khác của vấn đề đó.
Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn
đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi
mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai
lầm”.
Người viết về cá nhân phụ trách: “Việc gì đã được
đơng người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng
rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít
người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế
mới có chun trách, cơng việc mới chạy. Nếu khơng có cá
nhân phụ trách thì sẽ sinh cái tệ người này ủy cho người
kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là khơng ai thi
hành. Như thế thì việc gì cũng khơng xong”.
Thực hiện ngun tắc này trong cơng tác xây dựng
Đảng phải chú ý khắc phục những biểu hiện độc đốn,
chun quyền, đồng thời phải chống lại tình trạng dựa dẫm
tập thể, khống dám quyết đoán và chịu trách nhiệm.
Về Nguyên tắc tự phê bình và phê bình:

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là quy luật phát triển
của Đảng, là vũ khí để rèn luyện Đảng viên nhằm làm cho
mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn, và tăng cường đồn kết
trong nội bộ. Mục đích của tự phê bình và phê bình là để
làm cho phần tốt trong mỗi người nảy nở như hoa mùa
xuân, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị loại bỏ.


Chức càng cao, quyền càng lớn, khi mắc phải sai
lầm hậu quả sẽ rất lớn, do đó, tự phê bình và phê bình sẽ
khiến cho mỗi người cán bộ, Đảng viên ln nhận thức
đúng về những hành động của mình và tiến bộ hơn, sẽ
tránh được những sai lầm đáng tiếc. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tự phê bình và phê bình phải tiến hành thường
xuyên như người ta rửa mặt hằng ngày; phải thẳng thắn,
trung thực, “không đặt điều”, “khơng thêm bớt”, khơng che
giấu. Tự phê bình và phê bình phải kiên quyết, “ráo riết”.
Về Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nếu khơng có kỷ luật, “Đảng sẽ xệch xoạc, ý
kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, cơng việc bê trễ”. Có kỷ
luật nghiêm minh, tự giác, Đảng ta sẽ có một sức mạnh vô
cùng to lớn: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ
luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và
đảng viên”. Theo Người, bên cạnh việc chấp hành nghiêm
kỷ luật của Đảng, cần biến kỷ luật thành ý thức và hành
động tự giác trong mỗi người cán bộ, đảng viên.
Về Đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đồn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh
tổng hợp. Người khẳng định: “Với sự đồn kết nhất trí và

lịng cương quyết quật cường của Đảng, của Chính phủ và
của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục được mọi khó
khăn để đi đến hồn tồn thắng lợi”.
Ba là, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với
nhân dân
Trong một bài viết trên báo Sự thật số 120, ngày 1510-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “…
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Như
vậy, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Dựa vào dân,
gắn bó mật thiết với nhân dân là điều kiện tồn tại và phát


triển của Đảng. Mục tiêu lãnh đạo của Đảng chính là đem
lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân. Muốn vậy, Đảng
phải trở thành “người đầy tớ” của nhân dân. Để tăng cường
sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân, Người yêu cầu cán bộ,
đảng viên phải thường xuyên đi sâu vào đời sống quần
chúng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân nhưng
tuyệt đối không được theo đuổi quần chúng.
Bốn là, quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán
bộ, đảng viên có đức, có tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vị trí, vai trò
của người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Theo
Người, “cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Do đó, theo
Người, Đảng ta cần quan tâm tới việc xây dựng, phát hiện
và sử dụng cán bộ: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người
làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng
nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho
cơng việc chung của chúng ta”. Tuy nhiên, Người cũng
yêu cầu, “Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người

đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và
mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với công
việc gì. Nếu người có tài mà dùng khơng đúng tài của họ,
cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận,
khơng khỏi đem người bơ bơ la la, chỉ nói mà không biết
làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra tiêu chí của một người
cán bộ tốt, đó là người cán bộ đó phải vừa có đức, vừa có
tài. Trong đó, đạo đức là gốc.
Năm là, thường xuyên chỉnh đốn và đổi mới Đảng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần thường xuyên xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, bởi lẽ, bên cạnh số đơng đảng viên
ưu tú, thì vẫn cịn khơng ít đảng viên chưa thật sự trong


sạch, vững mạnh. Chỉnh đốn để gột rửa tất cả những lỗi
lầm, sai trái. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người căn
dặn: “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng,
làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra
sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, tồn tâm,
tồn ý phục vụ nhân dân”.
Người cũng chỉ rõ: “Muốn hoàn thành tốt mọi việc,
thì tồn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như
vậy, thì các cấp uỷ đảng phải tăng cường công tác kiểm
tra.”.
1.3 Thực trạng về xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh
1.3.1 Kết quả đạt được
Một là, Đảng trong sạch hơn

Từ những ngày đầu đổi mới, Đảng ta đã đặc biệt coi
trọng nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, nhưng
tình hình chuyển biến chậm. Trong nhiệm kỳ XI, Đảng ta
đã có một quyết sách quan trọng là chuyển Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) từ trực
thuộc Chính phủ về trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, do đồng chí Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng ban
chỉ đạo. Việc này đã khắc phục được tình trạng “vừa đá
bóng, vừa thổi cịi” trong PCTN và là tiền đề cho những
thành cơng của cơng tác PCTN.
Có thể khẳng định, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là
năm 2018, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo
Trung ương về PCTN, các cơ quan chức năng đã vào cuộc
hết sức tích cực, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử
lý các vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng,
phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, ngân hàng,
quản lý đất đai, cơng sản… Nhiều vụ việc, vụ án lớn, kể cả


những vụ tồn tại từ nhiều năm trước, đã được điều tra làm
rõ, xử lý công minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật
của Nhà nước. Chỉ tính từ sau Đại hội XII của Đảng (tháng
1-2016) đến nay, hơn 60 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung
ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 5 đồng chí
Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 đồng chí
trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương,
thậm chí có 1 Ủy viên Bộ Chính trị bị khai trừ ra khỏi
Đảng và lĩnh án 30 năm tù; nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán
bộ nghỉ hưu, cán bộ trong các cơ quan bảo vệ, thực thi
pháp luật, sĩ quan cấp tướng thuộc các lực lượng vũ trang,

có trường hợp bị tước các danh hiệu, xử lý hình sự.
Kết quả cụ thể, rõ ràng của cơng tác phịng, chống
tiêu cực, tham nhũng đã từng bước lấy lại niềm tin trong
nhân dân vào Đảng. Đồng thời, Đảng cũng xử lý được
những “khối u” nhức nhối, trong đó đưa ra khỏi Đảng
nhiều cán bộ, đảng viên sa vào tiêu cực, tham nhũng.
Bên cạnh PCTN thì việc đấu tranh chống các biểu
hiện suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ‘tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng là giải pháp góp phần
làm trong sạch Đảng ta. Thời gian qua, cả HTCT đã vào
cuộc để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và
XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.
Một cuộc khảo sát của Viện Dư luận xã hội, Ban
Tuyên giáo Trung ương tiến hành tháng 12-2018 cho thấy:
75% CB, ĐV và nhân dân đánh giá công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng đạt kết quả đáng phấn khởi, có nhiều dấu
ấn tích cực. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nội dung
được khảo sát, phản ánh đúng nỗ lực không ngừng của
Đảng trong cuộc đấu tranh chống lại những biểu hiện suy
thối, “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa”. Nhiều đảng bộ địa
phương đã cụ thể hóa 27 biểu hiện suy thoái mà Nghị


quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra thành những biểu
hiện cụ thể hơn cho dễ phân loại, dễ đánh giá, dễ xử lý.
Hàng chục nghìn đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng bằng
hình thức xóa tên trong nửa đầu nhiệm kỳ XII khẳng định
kỷ luật của Đảng là tự giác, nghiêm minh, đồng thời đào
thải khỏi đội ngũ những thành phần thối hóa, biến chất,
khơng cịn xứng đáng với tiêu chuẩn đảng viên.

Hai là, Đảng vững mạnh hơn
Sự vững mạnh của Đảng cầm quyền không chỉ là
sức mạnh của bản thân Đảng (về chính trị, tư tưởng, tổ
chức, đạo đức) mà là sức mạnh tổng hợp của cả HTCT,
trong đó nịng cốt là Nhà nước do Đảng lãnh đạo.
Thực tiễn hoạt động lãnh đạo-cầm quyền nửa nhiệm
kỳ vừa qua đã làm sáng rõ nhiều vấn đề. Trước hết, khẳng
định 4 trụ cột lãnh đạo của Đảng cầm quyền, đó là: Phát
triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng
là nhiệm vụ then chốt; văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội; quốc phịng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường
xuyên. Bốn trụ cột này được cụ thể hóa thành các nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được tích
cực triển khai vào thực tế cuộc sống. Trong thời gian qua,
Đảng đã quan tâm lãnh đạo cả 4 trụ cột một cách đồng bộ,
toàn diện và tạo được những chuyển biến quan trọng, rõ
nét trên các lĩnh vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong
một bài viết nhân dịp đầu năm 2019 đã đánh giá: “Tình
hình đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, mơi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong 3
năm 2016-2018 phát triển đúng hướng, chuyển biến rõ nét
hơn giai đoạn trước; đời sống của người dân không ngừng
được cải thiện”.
Dấu ấn đậm nét trong xây dựng HTCT do Đảng lãnh
đạo thời gian qua chính là việc tổ chức thực hiện Nghị


quyết Trung ương 6, khóa XII gắn với Nghị quyết 39 của
Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và xây dựng vị trí việc
làm. Vấn đề tinh giản biên chế được đề cập qua nhiều

nhiệm kỳ nhưng chưa thực hiện hiệu quả. Nghị quyết
Trung ương 6, khóa XII cùng với các nghị quyết, kế hoạch
của Quốc hội, Chính phủ về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ
máy đã đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến thực sự. Hầu hết
các địa phương, bộ, ngành đều thí điểm tổ chức một số mơ
hình tổ chức, bộ máy; giảm đầu mối bên trong, giảm cơ
quan trung gian; đổi mới, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp
công lập; sắp xếp lại thôn bản, tổ dân phố; thực hiện văn
phòng cấp ủy phục vụ chung; kiêm nhiệm các chức danh
lãnh đạo; giảm cấp phó... Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội XII, tổng hợp chưa đầy đủ (chưa bao gồm Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an), cả nước đã giảm hơn 132.000
người làm việc trong HTCT.
Thời gian qua Đảng kiên trì đưa việc xây dựng về
đạo đức trở thành một nội dung quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng. Đưa xây dựng Đảng về đạo đức lên ngang
hàng với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức
là một nét mới nhằm bảo đảm cho việc cầm quyền bền
vững. Trong các giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức, việc
nêu gương của CB, ĐV đã được đề cập từ lâu, nhưng Quy
định 08 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,
lần đầu tiên Đảng đề cập cụ thể trách nhiệm nêu gương của
các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương. Bản quy định này đã nêu
rõ 8 điều các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban
Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương
mẫu đi đầu thực hiện; 8 điều phải nghiêm khắc với bản
thân và kiên quyết chống. Vừa mới ra đời, Quy định 08 đã



được CB, ĐV và nhân dân hồ hởi đón nhận, xem như cuốn
“cẩm nang” để nhân dân giám sát, góp ý, xây dựng Đảng.
1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên, cần nghiêm túc thấy rõ những khuyết
điểm, yếu kém về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, cũng như về cơng tác xây dựng Đảng TSVM cịn
nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Trong tự phê bình và phê bình, tình trạng nể nang, né
tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến; một số cán bộ,
đảng chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và
trách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểm
trong công việc được giao. Trên một số vấn đề, qua kiểm
điểm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đến
cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của
tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm... Tình trạng
tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng với biểu hiện
ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận,
ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà
nước. Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy
lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn biến phức tạp hơn.
Thực tế trên do nhiều nguyên nhân, song trước hết
do năng lực lãnh đạo của Đảng có những mặt chưa theo
kịp sự phát triển mau lẹ của tình hình. Đảng ta cần nhận
thức sâu sắc nguyên nhân này, chứ không thể đổ lỗi cho
nguyên nhân khách quan về tình trạng yếu kém trong cơng
tác xây dựng Đảng. Thực tiễn công cuộc đổi mới đang đặt
ra nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ; yêu cầu về phẩm chất,
năng lực của từng đảng viên, của các tổ chức Đảng rất lớn,
song sự chuẩn bị của Đảng về vấn đề này chưa toàn diện

và triệt để, dẫn tới sự bất cập giữa địi hỏi của thực tiễn với
cơng tác lãnh đạo của Đảng. Do sự lơi lỏng trong công tác


quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng
trước sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chống
phá của các thế lực thù địch đã làm cho sự xuống cấp về
phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên là đáng lo ngại. Tình trạng trên đã làm giảm hiệu lực
lãnh đạo của Đảng, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
Đảng, là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của
Đảng, của chế độ.
Phần 2: Giải pháp xây dựng đảng trong sạch vững
mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 Triệt để thực hành dân chủ, thực hiện tốt tự phê
bình và phê bình
Để vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh xây
dựng Đảng TSVM phải triệt để thực hành dân chủ, thực
hiện tốt tự phê bình và phê bình
Dân chủ trong chuẩn bị nghị quyết, ra nghị quyết và
thực hiện nghị quyết, giữ vững nguyên tắc, đặc biệt là
nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng các cấp,
tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ dưới sự lãnh đạo,
được sự bảo đảm của tập trung. Thực hiện nghiêm túc
nguyên tắc tập trung dân chủ gồm nhiều khâu, nhiều mặt,
mỗi cấp ủy Đảng cần nắm chắc đặc điểm, tình hình, nhiệm
vụ của đơn vị mình để có nội dung, biện pháp cụ thể, gắn
liền với đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Kiên quyết đấu tranh
khắc phục bệnh quan liêu, độc đoán, dân chủ hình thức
cũng như mọi biểu hiện phân tán cục bộ, bản vị, địa

phương chủ nghĩa, vô tổ chức, vô kỷ luật.
Để xây dựng Đảng TSVM trước hết phải xây dựng
các TCCSĐ TSVM. Do đó phải thường xuyên thực hành
tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực
hành tốt tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng sẽ
không ngừng xây dựng, củng cố niềm tin của quần chúng


với Đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tự
phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng cần tuân thủ và
thực hiện tốt các nguyên tắc: trên cơ sở Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, tơn trọng và bảo vệ lợi ích của Đảng,
tiến hành có tổ chức và trong tổ chức, chấp hành đúng các
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; tránh lợi dụng phê
bình để đả kích cá nhân, gây rối nội bộ.
Trên thực tế để thực hiện tốt giải pháp này, mỗi
TCCSĐ cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản
như: xác định rõ chức năng, tình hình, nhiệm vụ của
TCCSĐ; thực hiện các tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh;
kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy và nâng
cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy vai
trị của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, luôn
tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trong
việc xây dựng cơ sở Đảng.
2.2 Đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng và HTCT,
nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng và
đội ngũ đảng viên
Đẩy mạnh đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng và
HTCT, nâng cao năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ và đội
ngũ đảng viên là nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng trong

sạch, vững mạnh. Đổi mới chính trị từng bước, phù hợp
với đổi mới kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng
nhận thức rõ hơn, tập trung đẩy mạnh đổi mới mô hình, cơ
chế vận hành của bộ máy tổ chức Đảng và HTCT trước
yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thực hiện đổi mới bộ máy và HTCT hiện nay tập
trung tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế trên cơ sở tình
hình từng cơ quan, tổ chức, từng địa phương. Mỗi TCCSĐ,


đơn vị thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6,
khóa XII, về tiếp tục kiện tồn, sắp xếp lại hệ thống tổ
chức bộ máy của cả HTCT tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả. Theo đó tập trung nghiên cứu, thực hiện giảm
thiểu các cơ quan, tổ chức trung gian, các chức năng trùng
chéo; nhất thể hóa một số cơ quan có chức năng phù hợp
trong HTCT; xây dựng hoàn thiện cơ chế vận hành hệ
thống đồng bộ, khoa học. Đồng thời, tập trung xây dựng
TCCSĐ TSVM; củng cố và phát triển các tổ chức đảng
trong các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân. Xây
dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu,
gần dân, sát dân, có trách nhiệm cao trong cơng việc, có
phẩm chất đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật. Kiên quyết
đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thối hóa, biến chất, vi
phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2.3 Xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch vững
mạnh, có chất lượng cao, số lượng phù hợp
Đảng viên là thành viên của các tổ chức Đảng, sự

vững mạnh của đội ngũ đảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến
sự trong sạch, vững mạnh của tổ chức Đảng. Vì vậy xây
dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất,
trình độ trí tuệ và năng lực thực tiễn là nhiệm vụ “then chốt
của then chốt” để xây dựng Đảng TSVM. Đảng xác định
rõ quan điểm, nguyên tắc, phương châm chỉ đạo với tầm
nhìn chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác
cán bộ; coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng; công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác
xây dựng Đảng và HTCT; thực hiện nhất quán nguyên tắc
Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán
bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong HTCT. Xây dựng đội
ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả HTCT, trực tiếp là các
cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu, các cơ


quan tham mưu. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị,
xã hội, các hội quần chúng, các cơ quan truyền thơng báo
chí, dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán
bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên cần chú trọng cả số lượng
và chất lượng, trong đó lấy chất lượng làm chính.
Vì vậy cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ,
giải pháp có tính đột phá xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp,
nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ, tập trung “hai trọng tâm và năm đột
phá”.
Một là, Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, tồn diện, đồng
bộ, hiệu quả cơng tác cán bộ, từng bước chuẩn hóa, tăng
cường kỷ luật, kỷ cương đi đơi với tạo môi trường, điều
kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phục vụ phát triển, ủng

hộ, khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá,
dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Hai là, Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược, bí thư cấp ủy và người đứng đầu các các cơ quan, tổ
chức, đi đơi với phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính
chủ động, sáng tạo, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám
sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực.
Ba là, Thực hiện việc đổi mới công tác đánh giá
công tác cán bộ theo phương châm xuyên suốt, liên tục, đa
chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát,
công khai kết quả và so sánh với các chức danh tương
đương.
Bốn là, Kiểm soát chặt chẽ quyền lực, sàng lọc kỹ
càng, thay thế kịp thời; chấm dứt tình trạng chạy chức,
chạy quyền.
Năm là, Thực hiện nhất quán chủ trương bố trí bí
thư cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương ở
những nơi có đủ điều kiện.



×