I. Đặt vấn đề
Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.
Ngày 12/12/2007 tại Geneva, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bố
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 vào ngày 11/1/2007. Đây
chính là thời điểm các nội dung thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực.
Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1995 khi Việt Nam
gửi đơn gia nhập. Trong quá trình 11 năm, Việt Nam đã vượt qua các đàm phán
với WTO cũng như đàm phán song phương với tất cả các thành viên của tổ chức
này.
Đến cuối tháng 11/2006 thì toàn bộ các văn kiện thỏa thuận được thống nhất. Lễ
ký kết văn kiện thỏa thuận đã được tổ chức ngày 7/11 tại Geneva.
Ngày 29/11, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy
quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành
lập WTO của Việt Nam.
Ngày 6/12/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghị
quyết phê chuẩn Nghị định thư.
Ngày 11/12/2006, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm
đã gửi Ban thư ký WTO thư thông báo Việt Nam hoàn thành thủ tục phê chuẩn
Nghị định thư nêu trên. Thư thông báo này đã được đại diện Phái đoàn thường
trực của Việt Nam bên cạnh Cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác
tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) chuyển cho Chủ tịch Đại hội đồng WTO, Đại sứ Eirik
Glenn, nguyên Chủ tịch Ban công tác gia nhập WTO của Việt Nam. Cùng có
mặt trong buổi lễ tiếp nhận thư thông báo của Việt Nam còn có Phó Tổng Giám
đốc WTO Rufus Yerxa.
Chủ tịch Đại hội đồng và Phó Tổng Giám đốc WTO một lần nữa chúc mừng
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và đánh giá cao việc Quốc hội
Việt Nam đã nhanh chóng phê chuẩn Nghị định thư gia nhập.
1
Căn cứ theo qui định của WTO, một tháng sau khi nhận được văn bản này,
Việt Nam sẽ chính thức trở thành một thành viên WTO, và đây cũng là thời
điểm các nội dung trong thỏa thuận gia nhập bắt đầu có hiệu lực
II . Những thành tựu và hạn chế sau một năm gia nhập WTO của Việt
Nam
1 . Những thành tựu sau một năm gia nhập WTO của Việt Nam
1.1 . Tổng quan về thành tựu
Xét về mặt tổng thể, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo thêm thế và lực
của nước ta trên trường quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi hơn để nước ta mở rộng
thị trường, nâng cao kim ngạch XK; đã góp phần quan trọng giúp nước ta đạt
được những thành tựu khá quan trong trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn
nhân lực …điều này mang đến co Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nền kinh
tế nói chung và thương mại nói riêng .
Tính đến nay, các cam kết của Việt Nam với WTO đã có hiệu lực được
gần một năm. Trong thời gian ngắn đó, "liều thuốc bổ WTO" chưa đủ ngấm để
làm chuyển biến toàn bộ nền kinh tế - thương mại Việt Nam; bởi vì sự phát huy
tác dụng của bất kỳ chính sách nào dù hiệu quả đến mấy cũng cần phải có thời
gian; nhiều cam kết chưa có hiệu lực ngay mà phải sau một thời gian nhất định
mới có hiệu lực và nhiều cam kết chúng ta vẫn chưa có quy định và hướng dẫn
cụ thể.
Xét về tổng thể, những thành tựu của Việt Nam là kết quả trực tiếp của
đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, của những biện pháp cải cách không
ngừng của Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương và các cấp, chứ không chỉ là
kết quả trực tiếp và duy nhất của việc Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng có thể
nói, những thành tựu này có liên quan đến các cam kết và tinh thần tự do hóa
thương mại, nâng cao cạnh tranh của WTO.
Nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO đang phát triển lành
mạnh và có những chuyển biến mạnh mẽ. Việt Nam đang tiếp tục phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiếp tục thực hiện đường lối đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới và khu vực. Trong năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao chưa
từng thấy với sự tham gia nhiều nhà đầu tư tầm cỡ, dự án quy mô lớn với số vốn
đăng ký của các dự án FDI năm 2007 đạt khoảng 16 - 17 tỷ USD, tăng 33,3 -
42% so với năm 2006 (12 tỷ USD); nguồn vốn ODA cam kết 4,4 tỷ USD,
nguồn vốn thực hiện ODA đạt khoảng 2 tỷ USD; đầu tư gián tiếp của nước
ngoài vào thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán bùng nổ, ước đạt 12 tỷ
USD. Nhìn chung, giới DN, thương nhân nước ngoài đã thể hiện sự hồ hởi, sự
quan tâm đáng kể, chưa từng thấy từ trước tới nay vào việc nghiên cứu, tìm
hiểu, đầu tư vào thị trường Việt Nam.
2
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các DN Việt Nam đã được
nâng cao. Các DNđã tự nhận thức sâu sắc hơn sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường thế giới và ngay cả trên thị trường nội địa, tự điều chỉnh chiến lược, đổi
mới công nghệ của mình nhằm khắc phục khó khăn để thích nghi với thực tiễn
khách quan của thị trường thế giới. Nhiều DN đã đa dạng hóa các sản phẩm, thị
trường; đồng thời người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội lựa chọn nhiều nhiều
hàng hóa với chất lượng cao hơn, mẫu mã phong phú, đa dạng hơn. Theo Diễn
đàn kinh tế thế giới, năm 2007, Việt Nam chúng ta được xếp hạng 68 trong số
131 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và được
xếp hạng 76 trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh
tranh DN .
Công tác xây dựng pháp luật cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chưa
bao giờ Việt Nam lại có một hệ thống pháp luật tương đối minh bạch, hoàn thiện
và đầy đủ như hiện nay.
1.2 . Thành tựu Thương mại trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu , thị trường nội
địa và hội nhập kinh tế quốc tế
Trong năm 2007, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, sự bất ổn chính trị
kéo dài tại khu vực Trung Đông, giá nguyên nhiên vật liệu như xăng dầu, sắt
thép, phân bón, chất dẻo, giấy, bông, sợi.v.v. liên tục thay đổi ở mức cao; đồng
đô la Mỹ giảm giá mạnh, gây áp lực làm tăng giá đầu vào của sản xuất trong
nước, tăng giá tiêu dùng và có tác động tương đối lớn đến XK. Trong nước, nền
kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai gây thiệt
hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh trên cây trồng và gia súc, gia
cầm; những biến động bất thường về giá cả.v.v.
Trong tình hình đó, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa
phương đã tập trung mọi nỗ lực điều hành kinh tế, thương mại khắc phục mọi
khó khăn, thúc đẩy thương mại liên tục phát triển và đạt được mục tiêu đề ra, thể
hiện như sau:
1.2.1 . Về xuất khẩu
Năm 2007, tổng kim ngạch XK hàng hoá đạt trên 48 tỷ USD, tăng 20,5 -
21% so với năm 2006, Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng
22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%, (kể cả dầu thô) nếu không có
dầu thô, tăng 30,4% so với năm 2006). Có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỉ USD. Hàng
có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là: dệt may đạt 7,8 tỉ USD, tăng 31% vượt qua
dầu thô; dầu thô giảm bằng 97,7%, giày dép tăng 9,5%; thủy sản, tăng 11,9%;
sản phẩm gỗ tăng 23,7%; điện tử, máy tính tăng 24,6%. Gạo xuất khẩu đạt 4,5
triệu tấn giảm 3, 4% nhưng kim ngạch là 1,5 tỉ USD tăng 14 % do giá xuất khẩu
thế giới tăng. Cà phê tăng 52,3%, cao su tăng 5,3% so với năm 2006.
Đặc biệt ,trong đó có sự thay đổi cơ cấu: giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu
thô, tăng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo. Đối với một số mặt hàng nhập khẩu
3
quan trọng có kim ngạch nhập khẩu cao, ta còn chủ động cắt giảm thuế xuống
thấp hơn mức cam kết trong WTO, chẳng hạn như thuế nhập khẩu ô tô được
giảm thêm 20% so với cam kết, thuế nhập khẩu sữa , các loại thịt cũng được
giảm thấp hơn mức cam kết. Theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại Liên hiệp
quốc, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu
hút đầu tư nhất trên thế giới.
XK vào khu vực thị trường châu Á và châu Đại Dương đạt khoảng 19,5 tỷ
USD, tăng 14,0%; Khu vực thị trường châu Âu đạt khoảng 9,52 tỷ USD, tăng
19,0%; Khu vực thị trường châu Mỹ đạt khoảng 11,66 tỷ USD, tăng 28,0%; Khu
vực thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á đạt khoảng 1,824 tỷ USD, tăng 23%
so với năm 2006.
So với năm 2006, trong năm 2007, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch XK tiếp
tục được duy trì ở mức cao, nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị
trường XK. Nhịp độ tăng kim ngạch XK của khu vực các DN có vốn đầu tư
nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung
của cả nước và mức tăng trưởng của khu vực các DN 100% vốn trong nước và
trở thành động lực quan trọng đối với tăng trưởng XK chung của cả nước.
Nhóm hàng có nhịp độ tăng trưởng XK cao và có giá trị XK lớn là nhóm
hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và
linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ... Nhóm hàng cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhựa có
nhịp độ tăng trưởng XK cao hơn mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra từ đầu năm.
Bên cạnh đó, tuy từ đầu năm Nhà nước đặt mục tiêu giảm nhịp độ tăng trưởng,
nhưng trong thực hiện nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản vẫn duy trì tốc độ
tăng trưởng cao.
Thị trường XK hàng hóa của nước ta có sự tăng trưởng không đều, trong
khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ đạt nhịp độ tăng trưởng khá cao thì một số thị
trường quan trọng khác có nhịp độ tăng trưởng chậm hoặc giảm như Trung
Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia.
1.2.2 Về thị trường nội địa
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ toàn
xã hội năm 2007 ước đạt 708.480 tỷ đồng, tương đương 44 tỷ USD, tăng trên
22% so với năm 2006. Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng ở thị trường nội địa chịu
ảnh hưởng của diễn biến tăng giá trên thị trường thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng
CPI cả năm 2007 ước tăng trên 10 - 10,5%, cao hơn nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói, thị trường trong nước năm 2007 phát triển sôi động với nhiều
chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, phương thức mua bán ngày càng phát
triển theo hướng văn minh, hiện đại, đang trở thành nguồn động lực quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Các mặt hàng trọng yếu bảo đảm
cân đối cung cầu, hệ thống phân phối phát triển khá.
1.2.3 . Về hội nhập kinh tế
4
Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), là điểm sáng trong hoạt động đối ngoại của Chính phủ, là
năm tôn vinh những đóng góp của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương
trong tiến trình thực hiện các cam kết của nước ta trong việc gia nhập WTO.
Trong năm 2007 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương và các cơ quan chức
năng phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chủ đề quan trọng của WTO; phổ biến
các quy định của WTO và thực thi các cam kết của Việt Nam.
Trong hợp tác với ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức khác, Việt Nam
đã có những đóng góp tích cực, tương đối lớn về hội nhập kinh tế quốc tế, đã
đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong và ngoài khối, nâng cao thế và lực của nước
ta trên trường quốc tế .
2 . Những hạn chế và bất cập
Năm 2007 không phải là một bức tranh toàn màu hồng. Bên cạnh niềm vui,
căn cứ để hi vọng vào sự cất cánh thì cũng có rất nhiều lo lắng, cản ngại bộc lộ.
2007 là năm đầu tiên kinh tế tăng trưởng mạnh, nhưng đời sống đại đa số người
dân lại không tăng, nhiều nơi còn giảm. 2007 cũng là năm kẹt xe, tắc đường, ô
nhiễm trở nên gay gắt...
2.1 . Về chỉ số giá tiêu dùng
Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng ước
tăng 12,4% so với tháng 12-2006. Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những
năm gần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra. Nhóm
hàng tăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng
18,92%, riêng lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà
ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%, thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ khác tăng
9,02%, thứ 4 là dược phẩm, y tế tăng 7,05% và thứ 5 là may mặc, mũ nón, giày
dép tăng 5,47%. ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá cả ước cả năm tăng trên
12%.
Nguyên nhân tăng giá: Về khách quan, giá thế giới tăng, thiên tai, dịch
bệnh lan rộng, gây thiệt hại nặng nề. Về nguyên nhân chủ quan do điều hành giá
yếu, dự báo sai, điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt. "Việc lúng túng trong điều
hành thị trường tiền tệ cũng là một lý do khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)
vượt quá tốc độ tăng GDP" (đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội
nghị Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, ngày 30-11-2007. Theo đánh giá của
chuyên gia kinh tế WB tại Hà Nội: Lượng tiền lưu thông quá lớn, tỷ lệ tăng tín
dụng trên 38%, so với tốc độ tăng GDP khoảng 8% thì con số đó là rất nhiều, dù
cho các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ, nhưng lượng tiền lưu thông
vẫn rất nhiều. Do dòng vốn đổ vào thị trường mạnh nhưng chưa có cơ quan điều
tiết đủ năng lực, chính sách ngoại hối, ngoại tệ chưa phát huy tác dụng vì chính
sách của Chính phủ trong thị trường tiền tệ và hối đoái không nhất quán. Chính
5