Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Trình bày những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Anh Chị hãy bình luận về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đang diễn ra hiện na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.25 KB, 10 trang )

lOMoARcPSD|24762741

Tiểu Luận Về Xử Phạt Hành Chính Trong Lĩnh Vực
Chứng Khoán


lOMoARcPSD|24762741

Đề bài: Trình bày những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khốn và thị trường chứng khoán (nêu một số hành vi phổ biến, căn cứ
pháp lý, hình thức, thủ tục xử phạt và thẩm quyền xử phạt). Anh/ Chị hãy bình luận về
thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường
chứng khoán đang diễn ra hiện nay và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG...................................................................................................................1
I. Cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán.......................................................................................................1
1. Các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường
chứng khốn...............................................................................................................1
2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường
chứng khoán...............................................................................................................4
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khốn.......................................................................................................................... 8
4. Trình tự, thủ tục xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán.......................................................................................................................... 8
II. Thực trạng xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khốn...........9
III. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán......................................................................................................11


KẾT LUẬN.................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................14


MỞ ĐẦU
Chứng khốn là thuật ngữ đã có từ lâu trên thế giới và bắt đầu xuất hiện ở Việt
Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Văn bản pháp lý đầu tiên về chứng khoán
tại Việt Nam là Quyết định số 361-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/06/1995 về
việc thành lập ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán. Sự kiện tiếp theo vào năm
1996, thành lập Ủy ban chứng khoản Nhà nước Việt Nam. Hai năm sau, theo Nghị
định 48/CP ngày 11/07/1998, thị trường chứng khoản Việt Nam chính thức được khai
sinh. Theo quy định hiện hành, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
được quy định tại Luật chứng khoán 2019. Theo đó, “Chứng khốn là tài sản, bao gồm
các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có
bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng khoán phái sinh; Các loại
chứng khoán khác do Chính phủ quy định”. 1 Trong suốt thời gian quá, thị trường
chứng khoán ngày càng phát triển nhưng cùng với đó, nhiều biến động lớn đã xảy ra,
nhiều hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán được thực hiện. Tiểu luận này hệ
thống hóa một số quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán, thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đang diễn ra hiện nay và đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
NỘI DUNG
I.

Thực trạng xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khốn
Nhìn chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán chiếm tỷ lệ thấp so

với các lĩnh vực khác, nhưng tập trung ở một số loại vi phạm chủ yếu như:

Vi phạm quy định công bố thông tin:
Việc công bố thông tin trên thị trường chứng khốn phải đáp ứng các u cầu
kịp thời chính xác. Theo khồn 1 Điều 10 Thơng tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài
chính ngày 16/11/2020: “Cơng ty đại chúng phải cơng bố báo cáo tài chính năm đã
được kiểm tốn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm
tốn nhưng khơng vượt q 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính”. Trong khi đó,
hiện
1 Khoản 1 Điều 4 Luật chứng khốn 2014

1


tượng này xảy ra rất phổ biến. Những tháng đầu năm 2020, nhiều công ty xin gia hạn
thời gian công bố báo cáo tài chính như: Cơng ty cổ phần Hồng Anh Gia Lai, Cơng ty
cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE,… Nhiều
doanh nghiệp bị xử phạt nhưng vẫn vi phạm như Công ty cổ phần Nông nghiệp và
thực phẩm Hà Nội Kinh Bắc, Công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ,
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai,… “Những năm qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN) đã xử phạt nhiều cá nhân về hành vi báo cáo thông tin không đúng thời
hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một
công ty đại chúng, hay báo cáo không đúng thời hạn khi thay đổi số cổ phiếu vượt quá
các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu lưu hành, hay báo cáo không đúng thời hạn về kết
quả thực hiện giao dịch...”2
Vi phạm thao túng giá, giao dịch có tính chất nội gián
“Năm 2017, UBCKNN xử phạt 5 trường hợp về thao túng giá chứng khoán; Năm
2018, con số này tăng lên 9 trường hợp với số tiền phạt lên tới 5,1 tỷ đồng, chiếm hơn
25% trong tổng số tiền phạt cả năm, trong đó có 8 trường hợp cùng bị phạt 550 triệu
đồng và khơng có biện pháp khắc phục hậu quả và chỉ có duy nhất một trường hợp yêu
cầu nộp thêm số lợi bất hợp pháp thu được. Năm 2019, UBCKNN xử phạt nhiều
trường hợp thao túng giá chứng khoán (7 trường hợp trong 9 tháng đầu năm) và các

trường hợp đều không phát hiện số thu bất hợp pháp”3.
“Đặc biệt, trong đó có hai vụ bị xử phạt ở mức rất cao hơn 1 tỉ đồng. Đầu tiên đó
chính là vụ thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng Long (HNX:
DST). Ngày 11/9/2020, UBCKNN đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đối với ơng Hồng Đức Thuận. Theo đó, ơng Thuận phải nộp lại số lợi
bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường đối với cổ phiếu của
DST với số tiền hơn 3.3 tỷ đồng. Vụ thao túng đáng nói thứ hai thuộc về cổ phiếu CTF
của CTCP City Auto (HOSE: CTF). Ngày 29/6/2020, UBCKNN đã phạt tiền 1,2 tỉ
đồng đối với CTCP Tập đồn Tân Thành Đơ và phạt tiền 550 triệu đồng đối với ơng
Ngơ Văn Cường vì đã sử dụng 22 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu
2 Xem thêm Trần Thị Thu Hương, Khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khốn, />3 Xem thêm Trần Thị Thu Hương, Khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng, Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khoán, khoan-322252.html

2


giả tạo, thao túng cổ phiếu CTF. Tổng số tiền xử phạt đối với tổ chức và cá nhân trên
là 1,75 tỉ đồng”.4
Gần đây nhất, một vụ việc nổi cộm, ảnh hưởng rất đáng kể đến thị trường là
trường hợp Chủ tịch Trịnh Văn Quyết của Tập đoàn FLC bị bắt, khởi tố hình sự vì
hành vi thao túng giá thị trường chứng khốn. Trước đó, Ủy ban Chứng khốn Nhà
nước đã ban hành quyết định xử phạt ông Quyết phạt tiền 1,5 tỉ đồng và bị đình chỉ
hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng do bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không
báo cáo.5
Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 29.12.2020, Ủy ban Chứng khốn
Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành tổng cộng 216 quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán, giảm 68 vụ so với năm
2019. Số tiền thu được từ xử phạt năm 2020 ước tính xấp xỉ 19,6 tỉ đồng, giảm khoảng
30% so với năm trước. Năm 2020 trên thị trường chứng khoán ghi nhận tổng cộng 6

vụ thao túng giá cổ phiếu, trong đó khơng có vụ nào bị khởi tố hình sự.
Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khốn nhưng khơng thiếu căn cứ để xác định hoặc có áp dụng hình thức xử
phạt nhưng cịn nhẹ.
.
II.

Kiến nghị hồn thiện pháp luật về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán
và thị trường chứng khoán

Mặc dù, khung pháp lý về chứng khoán và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khốn được ban hành, sửa đổi, bổ sung thường xuyên nhưng trong bối cảnh
hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Thứ nhất, mức xử phạt hành chính cịn nhẹ, chưa đủ sức răn đe
Mặc dù quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khốn mới được ban
hành năm 2019, tuy nhiên, có thể thấy mức xử phạt theo quy định này còn nhẹ, chưa
đủ sức răn đe người phạm tội. Ví dụ, một trường hợp điển hình là Vợ phó tổng giám
4 Mạnh tay xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Gia Miêu, />5 Xem thêm bài viết Ông Trịnh Văn Quyết bị phạt 1,5 tỉ đồng và đình chỉ giao dịch 5 tháng, Lê Thanh –
Bông Mai, />
3


đốc TPBank bán nhiều cổ phiếu TPB nhưng không báo cáo giao dịch với cơ quan quản
lý. Cụ thể, “bà Nguyễn Thị Hảo là người có liên quan (vợ) ơng Nguyễn Việt Anh - Phó
Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã CK: TPB) đã không báo
cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM về việc dự
kiến giao dịch mua và bán 30.510 cổ phiếu TPB từ ngày 28/2/2019 đến ngày 2/4/2019.
Vùng giá bà Hảo mua cổ phiếu TPB dao động khoảng từ 20.500-21.150 đồng/cổ
phiếu. Trong khi đó, vùng giá bà này bán ra nằm tại khoảng 22.600 đồng/cổ
phiếu.Theo tìm hiểu của phóng viên, từ ngày 28/2/2019 đến ngày 25/3/2019, bà Hảo

đã mua 30.510 cổ phiếu. Tuy nhiên, dù sở hữu cổ phiếu chưa được bao lâu, bà này sau
đó đã bán ra trong thời gian từ 19/3/2019 đến ngày 2/4/2019. Như vậy, bà Nguyễn Thị
Hảo có thể đã thu lời khoảng 6,85-10%, tức khoảng gần 65 triệu đồng. Tuy nhiên, theo
quyết định xử phạt hành chính, bà Nguyễn Thị Hảo bị phạt tiền 30.000.000 đồng vì đã
có hành vi vi phạm hành chính khơng báo cáo về việc dự kiến giao dịch”. 6Như vậy,
sau khi trừ đi số tiền phạt, bà Hảo vẫn thu lời được từ hoạt động mua bán cổ phiếu
TPB.
Qua ví dụ trên có thể thấy, chỉ từ việc mua bán hơn 30.000 cổ phiếu, dù sai quy
định, bị xử phạt hành chính nhưng cá nhân thực hiện hành vi vẫn thu về lợi nhuận.
Điều đó cho thấy, trong những trường hợp tương tự, với những người có vốn đầu tư
lớn, nắm giữ lượng cổ phiếu lớn hơn họ có thể kiếm lời rất lớn từ hành vi vi phạm của
mình. Do đó, trong thời gian tới, nhà làm luật cần có những nghiên cứu về mức xử
phạt để hình thức xử phạt hành chính đạt hiệu quả hơn.
Thứ hai, nâng cao thẩm quyền quyền lực của Ủy ban chứng khoán nhà nước
Theo Điều 9 Luật chứng khoán 2019, “Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ
quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính
quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức thực thi pháp
luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân cấp, ủy quyền của Bộ
trưởng Bộ Tài chính”.
Theo ơng Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính
Việt Nam (VAFI), “Các nước trên thế giới đều có mơ hình ủy ban chứng khốn, mà
6 Vợ Phó Tổng Giám đốc TPBank bị phát hiện “qua mặt” Ủy ban Chứng khoán,
pho-tong-giam-doc-tpbank-bi-phat-hien-qua-mat-uy-ban-chung-khoan175264.html

4


nói đến ủy ban tức là mơ hình có sự lãnh đạo tập thể. Các lãnh đạo ủy ban là chủ tịch,
tổng thư ký, hoặc là có từ 1-2 ủy viên thường trực, các ủy viên chuyên trách. Những
chức danh này có thể đến từ các đơn vị khác nhau trong cơ quan nhà nước. Như vậy sẽ

có sự phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Trong Ủy ban có lãnh đạo độc lập như chủ tịch,
tổng thư ký, ủy viên thường trực. Tuy nhiên, mơ hình Ủy ban Chứng khốn Nhà nước
của Việt Nam hiện nay là mơ hình một thủ trưởng, nên các quyết định về nhân sự,
thanh tra kiểm tra, giám sát, cấp phép do một người quyết định, vì vậy khó khách
quan”.7 Hay như Luật sư Trịnh Văn Quyết từ lâu đã nêu ý kiến: “Ở rất nhiều nước,
việc quản lý, giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện bởi một cơ quan độc lập
trong bộ máy nhà nước, với thẩm quyền tương đối rộng. Chẳng hạn, ở Mỹ, theo Luật
Chứng khoán 1933-1934, Ủy ban Chứng khốn (SEC) là một cơ quan độc lập thuộc
chính phủ. Chủ tịch SEC do Tổng thống bổ nhiệm, với sự chấp thuận của Thượng
viện. Ngân sách hoạt động hàng năm của cơ quan này do Quốc hội phê duyệt. Ở Anh,
Cơ quan Quản lý các dịch vụ tài chính (FSA) là một tổ chức phi chính phủ, được thành
lập theo Luật Các thị trường và dịch vụ tài chính năm 2000. Ban điều hành FSA do Bộ
Tài chính bổ nhiệm và chị trách nhiệm trước Quốc hội. Cơ quan này hồn tồn độc lập
với chính phủ về tổ chức và kinh phí hoạt động. Tại Trung Quốc, Thái Lan, cơ quan
quản lý thị trường chứng khoán cũng đều là cơ quan thuộc chính phủ, có thẩm quyền
tương đương với một bộ và người đứng đầu là thành viên Chính phủ. Trong khi đó ở
Việt Nam, theo quy định hiện hành thì UBCK trực thuộc Bộ Tài chính, tương đương
với cấp vụ. Chủ tịch UBCK do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Từ quy
định đó cho thấy vai trị, vị thế và tính độc lập trong tổ chức, hoạt động của UBCK
khơng cao. Từ đó dẫn đến quyền lực thực tế của UBCK tại Việt Nam cũng bị hạn chế
hơn so với một số nước”8
Trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu, đánh giá để có những quy định
phù hợp về Ủy ban chứng khoán nhà nước để cơ quan này đủ quyền lực để thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán.

7 Cần giải pháp căn cơ hạn chế thao túng thị trường chứng khoán, />8 Cần trao đủ quyền lực cho UB chứng khoán Nhà nước,
trao-du-quyen-luc-cho-ub-chung-khoan-nha-nuoc

5



KẾT LUẬN
Chứng khoán là một thuật ngữ rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Pháp luật cũng đã
có những quy định đề điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực chứng khốn, đặc biệt là
xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn thơng qua
Luật chứng khoản 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung. Trong
thời gian qua, nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán đã xảy ra, nhiều hành vi đã bị xử lý, góp phần xử lý người có hành vi vi phạm,
tuy nhiên, cũng có những hành vi chưa đủ căn cứ để xử phạt hoặc việc xử phạt không
đạt hiệu quả cao. Điều này đã đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu, đánh giá để có những
quy định phù hợp hơn với thực tế cuộc sống, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt
động chứng khoán, đồng thời làm trong sạch thị trường chứng khoán để chứng khoán
xứng đáng là một kênh đầu tư đúng nghĩa.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật chứng khoán 2014
Nghị định 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn
Trần Thị Thu Hương, Khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng, Xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khốn, />Mạnh

tay

xử




vi

phạm

trong

lĩnh

vực

chứng

khốn,

Gia

Miêu,

/>Ơng Trịnh Văn Quyết bị phạt 1,5 tỉ đồng và đình chỉ giao dịch 5 tháng, Lê Thanh –
Bơng Mai, />Vợ Phó Tổng Giám đốc TPBank bị phát hiện “qua mặt” Ủy ban Chứng khoán,
/>Cần giải pháp căn cơ hạn chế thao túng thị trường chứng khoán, />cần trao đủ quyền lực cho UB chứng khoán Nhà nước, />
7



×