Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.11 KB, 10 trang )

Những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong
giai đoạn hiện nay?
* Đối với trẻ mầm non
Giáo viên phải biết yêu thương, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt
trẻ. Nếu khơng có tình u thương đối với trẻ thì khơng thể trở thành giáo
viên mầm non được. Vì chỉ có u thương trẻ như con, như em của mình thì
giáo viên mầm non mới có thể chăm sóc giáo dục trẻ được đúng như vai trị
của "người mẹ hiền thứ hai". Trẻ càng nhỏ thì càng phải dành nhiều tình yêu
thương, sự quan tâm hơn nữa. Khi có lịng u thương trẻ sẽ giúp giáo viên dễ
dàng vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.
- Trong giao tiếp ứng xử với trẻ cần phải đối xử công bằng với tất cả
trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ.
Không phân biệt hai kỳ thị và giới tính, sắc tộc, tơn giáo hay địa vị kinh
tế xã hội cũng như hoàn cảnh kinh tế - xã hội gia đình của trẻ. Mỗi trẻ là một
cá nhân duy nhất và có những giá trị những nét độc đáo và năng lực riêng từ
đó có cách tiếp cận phù hợp để giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh về cả thể
chất lẫn tinh thần. Ln cởi mở và vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện
ra những sự khác biệt giữa trẻ này với trẻ khác và giúp đỡ trẻ trong những
tình huống cụ thể một cách thỏa đáng.
- Giáo viên phải luôn thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của
trẻ cũng như hiểu được trạng thái tâm lý và diễn biến tình cảm, nhận ra những
thay đổi dù nhỏ nhất ở trẻ, từ đó tìm hiểu ngun nhân và xử lý một cách hợp
lý nhất. Mặt khác, cần giúp trẻ thể hiện tình cảm, thái độ của mình với mọi
người xung quanh một cách phù hợp.


- Giáo viên cần tạo được niềm tin yêu ở trẻ, gần gũi với trẻ, có thái độ
chăm sóc, giáo dục trẻ một cách nghiêm túc, đam mê và có tính kỉ luật cao.
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non cũng cần có khả năng gây ảnh hưởng tốt đến
sự phát triển của trẻ, có kỹ năng giao tiếp tốt với mọi người xung quanh và
biết thể hiện tình cảm, sự yêu thương của mình với trẻ, giúp trẻ tin tưởng,


mạnh dạn, tự tin hơn và sẵn lòng chia sẻ cùng cơ mọi tâm thư, tình cảm cũng
như hiểu biết của mình.
* Đối với nghề nghiệp
- Đã làm nghề giáo viên mầm non thì cần phải có lịng u nghề. Sản
phẩm lao động của nghề chính là trẻ mầm non, chất lượng "sản phẩm" này
phụ thuộc rất lớn vào đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non hay nói
cách khác, giá trị của "sản phẩm" này chính là thước đo, là thang đánh giá đạo
đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
- Hơn hẳn các nghề khác, giáo viên mầm non đòi hỏi phải thật sự kiên
nhẫn, phải biết chờ đợi, biết lắng nghe, khơng nổi nóng, khơng làm trẻ hoảng
sợ.
- Giáo viên phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, ln đảm bảo
chất lượng chăm sóc, giáo dục và phát triển các kỹ năng của trẻ, đáp ứng nhu
cầu không ngừng thay đổi của xã hội.
- Giáo viên phải biết được những giới hạn hành vi trong nghề nghiệp và
phải có được bản lĩnh chính trị của mình. Trước áp lực cơng việc, áp lực của
nền kinh tế thị trường, bản lĩnh chính trị của một bộ phận giáo viên mầm non
cần được rèn luyện và nâng cao để giúp giáo viên mầm non dám nghĩ, dám
làm, tận tụy chăm sóc giáo dục trẻ tránh được các cám dỗ, tư lợi.


- Giáo viên phải ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó,
mỗi giáo viên cần có tinh thần đấu tranh tự đấu tranh để chống lại những ảnh
hưởng tiêu cực của đời sống kinh tế thị trường, chống lại những cám dỗ trong
cuộc sống để không đánh mất vị trí cao đẹp của mình.
* Đối với bản thân
- Giáo viên cần phải biết giữ gìn đạo đức, giữ gìn hình ảnh của mình
trong các hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Ln có ý thức
tơn trọng pháp luật, giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định quyết đấu tranh với
cái sai, cái chưa đúng, đảm bảo xây dựng một môi trường giới luật mầm non

trong sạch, lành mạnh, được trẻ tin yêu, phụ huynh tin tưởng và xã hội tôn
trọng.
- Giáo viên cần phải biết giữ gìn uy tín của bản thân đã được hình thành
qua chính cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng uy tín nói chung và uy
tín của người giáo viên mầm non nói riêng địi hỏi một q trình liên tục và
lâu dài. Đó là một q trình khổ luyện nên mỗi giáo viên phải cố gắng không
ngừng để đạt mục đích là hình thần và phát triển tiêu đề của nhân cách, đảm
bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của trẻ.
- Giáo viên phải biết trọng danh dự, coi trọng những vinh dự của bản
thân của nghề.
- Giáo viên cần phải tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng đạo
đức phong cách Hồ Chí Minh trong chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phải tự giác rèn luyện, hun đúc phẩm chất nghề nghiệp khoa học tập
lý luận và tổng kết thực tiễn cũng như qua việc ln chuyển các vị trí cơng
việc, lứa tuổi phụ trách cũng như nắm vững chủ trương, đường lối về vận


dụng sáng tạo và nâng cao năng lực chuyên môn. Khơng thể đánh giá giáo
viên mầm non có phẩm chất đạo đức tốt trong khi năng lực chun mơn trung
bình yếu hoặc kém.
- Cần mạnh dạn hơn, công khai hơn trong việc tự phê bình và phê bình
nhằm nâng cao kỷ cương và niềm tin. Mỗi giáo viên mầm non là những tấm
gương đạo đức tốt đẹp cần được noi theo.
- Giáo viên cần tạo dựng một tấm gương mẫu mực về tình cảm, thái độ,
hành vi đạo đức từ lời nói đến cử chỉ, điệu bộ, tác phong để chỉ noi theo. Đặc
biệt, cần Không ngừng tu dưỡng đạo đức, giữ gìn sự đồn kết, thân ái, có lối
sống trong sạch, giản dị để không chỉ thu hút được trẻ mà còn định hướng
giúp trẻ phát triển và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra một cách xuất sắc.
* Đối với phụ huynh
- Giáo viên phải luôn giữ thái độ đúng mực trong giao tiếp, ứng xử với

phụ huynh phải tạo lập niềm tin của phụ huynh bằng chính tình u với trẻ
cũng như sự đối xử cơng bằng với mọi trẻ, mọi phụ huynh.
- Mỗi giáo viên mầm non phải là một tuyên truyền viên kiến thức và kỹ
năng chăm sóc, giáo dục trẻ đến các bậc phụ huynh; hướng dẫn phụ huynh
phối kết hợp trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trường mầm non
cũng như tại gia đình để cùng thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Đối với đồng nghiệp và cấp trên
- Giáo viên mầm non phải giao tiếp và ứng xử đúng mực với đồng
nghiệp trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về rèn
luyện phẩm chất nghề nghiệp cũng như về chuyên môn, nghiệp vụ; có ý thức
xây dựng tập thể đồn kết, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ để cùng thực hiện


mục tiêu giáo dục trẻ; luôn chú ý phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ
và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cũng như các phương pháp biện pháp
chăm sóc, giáo dục trẻ tiên tiến với đồng nghiệp.
- Khi giao tiếp và ứng xử với cấp trên giáo viên cần biết lắng nghe theo
tinh thần cầu tiến. Luôn chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ được giao, biết giữ
gìn, bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên. Khi giáo viên mầm non tạo dựng
được mối quan hệ tốt với cấp trên, với đồng nghiệp sẽ tạo nên bầu không khí
vui vẻ, thân thiện, thêm độc lực để cống hiến và gắn bó với nghề.
- Ngồi ra, trong mọi hoạt động phối hợp với cấp trên và đồng nghiệp,
giáo viên phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, chỉ
đạo cũng như trong công tác tổ chức trong nhà trường, trong khối, lớp, khơng
độc đốn, chun quyền gây mất tinh thần đoàn kết.









×