Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 99 trang )

Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương
mại thế giới ( WTO), đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nền kinh tế của đất nước.
Để hội nhập sâu rộng và phát triển nền kinh tế mạnh mẽ và bền vững, Đảng và nhà
nước ta đặc biệt quan tâm thị trường tiêu dùng trong nước. Xác định được tầm
quan trọng của thị trường nội địa, ngày 7 tháng 8 năm 2009, thường trực Ban Bí
thư, đồng chí Trương Tấn Sang đã kí , ban hành văn bản số 246 – TB/TW thông
báo kết luận của bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam”. Tuy nhiên việc tiến hành có đạt được kết quả hay không
còn tùy thuộc vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp, vào sự quan tâm của Đảng, nhà
nước và vào cả chính những người tiêu dùng. Thực tế, trên thế giới đã có nhiều
nước áp dụng mô hình kinh tế này và đã thu được những kết quả như mong đợi.
Cụ thể đó là đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Việc học tập và áp dụng
mô hình này vào tình hình kinh tế Việt Nam là phù hợp.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một
chủ trương lớn của Bộ chính trị nên các tiêu chí có liên quan cần phải được thống
nhất rõ ràng khi bắt tay thực hiện để tăng khả năng thành công. Việc nghiên cứu
tập trung vào một mặt hàng nhất định góp phần làm rõ quan điểm, thái độ của
người tiêu dùng về mặt hàng đó là cần thiết. Cụ thể như qua việc khảo sát thị
trường trong thời gian vừa qua nổi lên những vụ việc liên quan đến sữa. Trong
năm 2008, vụ sữa bột Trung Quốc có chứa chất Melamine ảnh hưởng lớn đến tâm
lý của những người có con nhỏ đang dùng sữa bột. Điều đó có ảnh hưởng đến tâm
lý người tiêu dùng trên phạm vi rộng những nước có nhập khẩu sữa bột của Trung
Quốc, trong đó có Việt Nam. Cũng theo khảo sát, giá sữa ngoại trên thị trường
Việt Nam có giá cao nhất trên thế giới, khiến người tiêu dùng trong nước chịu
nhiều thiệt thòi. Như vậy, quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm. Hơn nữa, ngày
nay do cuộc sống người dân không ngừng tăng lên, sữa và các sản phẩm từ sữa
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
càng trở nên gần gũi và dần trở thành thức uống dinh dưỡng không thể thiếu trong


cuộc sống. Nhìn vào thực tế ta thấy, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản
xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại) thì hiện nay thị
trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng sữa nội địa và rất nhiều doanh nghiệp
phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Tổng lượng
tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo
những năm tiếp theo, mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục
tăng gấp đôi vào năm 2020.
Nhu cầu sử dụng sữa bột cho trẻ nhỏ càng trở lên cần thiết khi trẻ em là đối
tượng có nhu cầu dinh dưỡng cao cho sự tăng trưởng và phát triển về mọi mặt. Tuy
nhiên, theo báo cáo của Viện Dinh Duỡng Quốc Gia, kết quả nghiên cứu điều tra
dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh, thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2 đến
5 tuổi cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 19,62%, tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi là 29,05%. Các kết quả nghiên cứu về vi chất dinh dưỡng trong
nghiên cứu này cho thấy tình trạng thiếu vi chất còn phổ biến ở trẻ em Việt Nam,
thể hiện qua tỷ lệ thiếu máu, thiếu vitamin A tiền lâm sàng (retinol huyết thanh
thấp), thiếu kẽm… Bên cạnh đó vấn đề biếng ăn của trẻ em trong các nghiên cứu
từ năm 2004 đến nay cũng cho thấy khá cao, căn cứ tỷ lệ bà mẹ mang con đến
phòng khám (45,9-57,7%). Trẻ em là tương lai của đất nước, để đảm bảo trẻ tăng
trưởng và phát triển tốt, sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho trẻ em là nguồn dinh
dưỡng không thể thiếu. Vì vậy, sữa đã trở thành một sản phẩm đặc thù dành cho
trẻ em. Việc tìm hiểu thực trạng, quan điểm, thái độ của các bà mẹ trong việc sử
dụng các sản phẩm sữa cho con cái họ là điều cần thiết. Đề tài “Quan điểm, thái
độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em ” nhằm tìm
hiểu quan điểm, thái độ của phụ nữ về chất lượng, giá cả, chủng loại, thương hiệu,
chế độ tiếp thị và chăm sóc khách hàng của sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho
trẻ em của Việt Nam và một số hãng sữa ngoại, từ đó nhằm đưa ra những khuyến
nghị , giải pháp cho ngành sản xuất sữa bột dành cho trẻ em của Việt Nam nhằm
cạnh tranh hiệu quả với các hãng sữa ngoại trong thị trường nội địa.
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Ngày 7 tháng 8 năm 2009, thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã ký
ban hành văn bản số 264-TB/TW thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức
cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Mục đích cuộc
vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn
dân tộc, xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều
hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Từ cuộc vận động của bộ chính trị, vấn đề sử dụng hàng nội địa
được đề cập đến nhiều và đã trở thành các hoạt động cụ thể.
Thông qua việc điểm luận tài liệu, tác giả thấy rằng đã có một số công trình
nghiên cứu, các bài báo đăng trên các tạp chí và các website đề cập đến vấn đề
hàng nội địa và các vấn đề liên quan đến hàng nội địa – hàng Việt Nam, về việc
người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
“ Điều tra, khảo sát thị trường trong nước năm 2009” là một trong những
nhiệm vụ của Chương trình "Xúc tiến thị trường thương mại nội địa năm 2009”
do Bộ Công Thương giao cho Viện Nghiên cứu Thương mại tổ chức và triển khai
với các mặt hàng lương thực - thực phẩm, dệt may – da giầy và đồ gia dụng. Mục
đích bước đầu của cuộc khảo sát nhằm cung cấp thông tin để các doanh nghiệp xây
dựng kế hoạch sản xuất, chiến lược kinh doanh, marketing và mạng lưới bán hàng
của mình trong thời gian tới. Nội dung thứ nhất của cuộc điều tra xoay quanh tâm
lý, nhận thức, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đối với hàng sản xuất trong
nước của Việt Nam. Nội dung thứ hai của cuộc điều tra là mạng lưới phân phối: về
số lượng, quy mô, loại hình, phân bố, xu hướng phát triển của các cơ sở kinh
doanh. Nội dung thứ ba là điều tra thương nhân: về năng lực kinh doanh, nhu cầu
nâng cao kiến thức quản lý, kỹ năng kinh doanh của thương nhân trong các khẩu
phân phối: bán buôn, bán lẻ. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng người dân trong
nước khá coi trọng mặt hàng nội địa có thương hiệu và họ có nhu cầu sử dụng
những mặt hàng nội địa có chất lượng và đảm bảo giá thành. Tuy nhiên, một bộ
phận người vẫn chưa có niềm tin vào hàng nội bởi nhiều lý do về chất lượng, hàng
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
hóa không đủ tiêu chuẩn…Về phía doanh nghiệp và những nhà sản xuất có nhu

cầu hướng vào thị trường trong nước, nhưng do cơ sở hạ tầng và hệ thống phân
phối chưa đáp ứng được. Cuộc khảo sát cũng chỉ đi tìm hiểu về thực trạng, hành vi
và nhu cầu sử dụng các mặt hàng gia dụng như may mặc, thực phẩm của người dân
và hệ thống phân phối hàng của các doanh nghiệp mà chưa đi sâu tìm hiểu rõ lý do
và giải thích vì sao người tiêu dùng có những hành vi như vậy.
Theo Khảo sát về người tiêu dùng của Tập đoàn Grey Group (Mỹ) đã công
bố kết quả nghiên cứu 3 năm đối với người tiêu dùng tại 16 quốc gia châu Á, trong
đó có Việt Nam vào năm 2008. Một thông tin đáng chú ý từ nghiên cứu này là
77% người Việt Nam ưa chuộng thương hiệu nước ngoài và những người Việt
Nam được phỏng vấn đều mong muốn có những thương hiệu từ trong nước và khu
vực ngày càng lớn mạnh. Trong khi đó với các nước châu Á khác, con số trung
bình là 40%. Từ nghiên cứu này cho ta thấy thực trạng trong tâm lý sử dụng hàng
hóa ở người dân vẫn còn tâm lý “sính ngoại” rất lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ
dừng lại ở khảo sát về thực trạng việc lựa chọn các hãng sản phẩm hàng nội địa
hay hàng ngoại mà chưa đi sâu vào tìm hiểu quan điểm, thái độ cũng như các tác
động đến hành vi sử dụng các sản phẩm hàng nội địa hay hàng ngoại của một mặt
hàng cụ thể nào, chỉ là chung chung về hành vi ưu chuộng hàng ngoại của người
dân Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.
Nếu khảo sát của Tập đoàn Grey Group có kết quả như trên, thì cuộc khảo
sát về “Thái độ của người tiêu dùng đối với hàng Việt” do Công ty Tư vấn và
Nghiên cứu FTA Việt Nam thực hiện trong tháng 10 năm 2009 tại 4 thành phố
chính là Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP.HCM lại đưa ra kết quả khác. Kết quả
cho thấy, 71% trong số 400 người tiêu dùng tham gia khảo sát tin vào nhãn hiệu
hàng Việt Nam chất lượng cao. Họ cho biết chọn hàng nội địa vì giá cả phải chăng
và chất lượng chấp nhận được. Giữa các vùng miền, mục tiêu lựa chọn hàng
Việt cũng có sự khác biệt nhất định. Nếu số đông người tiêu dùng TP.HCM quan
tâm đến giá (47% người chọn mua hàng Việt vì giá), thì yêu cầu cao nhất của
người tiêu dùng Đà Nẵng là chất lượng, rồi mới đến giá. Cuộc khảo sát đã tìm hiểu
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
thái độ của người tiêu dùng với hàng Việt và đưa ra các tiêu chí lựa chọn hàng hóa

giữa các vùng, miền là khác nhau. Tuy nhiên như vậy thì vẫn chung chung vì
chúng ta còn tìm hiểu các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng như về
chất lượng, giá cả, mẫu mã. Bên cạnh đó, hạn chế của nghiên cứu là khảo sát người
dân ở những thành phố lớn với những nhãn hiệu hàng Việt Nam đã được khẳng
định chất lượng mà chưa nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng ở khu vực nông
thôn, khu vực chiếm tới gần 70 % dân số của cả nước.
Vào năm 2010, Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung
ương tiến hành điều tra về kết quả một năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho thấy: Có đến 59% người tiêu dùng tự
xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam ; 38% người tiêu dùng
khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt
Nam; 36% người tiêu dùng trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc xuất
xứ ở nước ngoài, nay đã dừng mua (hoặc ít mua hơn), thay bằng mua hàng Việt
Nam. Nhiều nhóm hàng hoá sản xuất trong nước được người Việt Nam ưa chuộng
hơn so với những năm trước đây như: sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép sản
xuất trong nước có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng; thực phẩm, rau quả là
58%; các sản phẩm đồ gia dụng là 49%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất là 38%; đồ
chơi, dụng cụ học tập dành cho cho trẻ em là 34%; văn phòng phẩm là 33%; các
sản phẩm điện tử, điện lạnh là 26%; thuốc men, dược phẩm, dụng cụ y tế là 26%;
ô tô, xe máy là 18%; hoá mỹ phẩm là 10%. Nhìn vào kết quả của những cuộc điều
tra ta thấy các mặt hàng được xét trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng
chưa đề cập đến mặt hàng cụ thể mà chỉ chung cho tất cả các hàng nội địạ.
Muốn phát triển và mở rộng hệ thống hàng nội địa, trước hết cần có hệ
thống phân phối bán lẻ mà ở đó, hàng nội chiếm được bày bán nhiều hơn so với
hàng ngoại. Bài báo “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam: Phải là quốc sách”
của tác giả Đặng Loan đăng trên trang Hanoimoi.com.vn, ngày 19 tháng 2 năm
2011 đề cập đến việc tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động người Việt dùng
hàng Việt, trong đó có đề cập đến hệ thống phân phối hàng nội ở các siêu thị. Tỷ lệ
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
hàng Việt tiêu thụ trong hệ thống Co.opMart, Co.opFood và cửa hàng Co.op tăng

58% so cùng kỳ, trong khi hàng ngoại nhập chỉ tăng 22%. Trước đó, khi mới thành
lập vào năm 1995, tỷ lệ này chỉ là 20%. Đến năm 2008, tỷ lệ hàng Việt mới nâng
lên được khoảng 40% và tăng vọt lên 90% từ năm 2009 đến nay. Năm 2010, lượng
tiêu thụ hàng Việt trong hệ thống Co.opMart tăng 58%, trong khi hàng ngoại chỉ
tăng 22%. Tại hệ thống BigC, hàng Việt cũng chiếm hơn 90%. Ít hơn hai hệ thống
siêu thị trên, nhưng tỷ lệ hàng Việt trong các siêu thị Maximax, CitiMart cũng tăng
lên rất nhiều. Như vậy, cuộc vận động bước đầu đã đem lại những kết quả nhất
định.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu công phu về dư luận, thái độ của công
chúng với hàng Việt thì đây cũng là chủ đề được quan tâm nhiều của báo chí. Bài
báo “Sức lan tỏa của hàng Việt ngày càng sâu rộng” của tác giả Thanh Hương
đăng trên trang Baocongthuong.com.vn, ngày 18 tháng 2 năm 2011, thông qua
phỏng vấn Thứ trưởng Bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết : Với sự hỗ trợ
của Bộ Công Thương, Trung tâm BSA đã tổ chức được 43 đợt đưa hàng Việt về
nông thôn. Trong năm 2010, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã tổ chức được
109 đợt bán hàng về nông thôn của các doanh nghiệp. Bộ Công Thương đã hỗ trợ
tổ chức 24 đợt bán hàng cho công nhân tại các khu công nghiệp trên cả 3 miền.
Các Sở Công Thương đã phối hợp tổ chức 78 chương trình khuyến mại với 2.052
lượt doanh nghiệp tham gia; tiếp nhận và theo dõi hơn 200 đợt bán hàng khuyến
mại, với hơn 16.253 lượt doanh nghiệp tham gia; tổ chức 151 hội chợ, triển lãm,
thu hút 12.279 doanh nghiệp tham gia.
Cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã thu được những kết
quả bước đầu. Tuy nhiên, nếu chỉ là vận động chung chung thì hiệu quả sẽ không
cao bằng các ngành sản suất cụ thể có chiến lược vận động người tiêu dùng sử
dụng sản phẩm của mình. Một trong những ngành đi tiên phong trong cuộc vận
động này là ngành sản xuất sữa. Sữa là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường Việt
Nam. Thêm vào đó, thị trường sữa trong nước luôn biến động thất thường bởi giá
cả. Tiếp nối cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, ngành sữa có cuộc
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
vận động Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt là chương trình được Hội Tiêu

chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) phát động ngày 18/8/2009 tại
Tp.HCM. Bài báo cùng tên "Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt" đăng trên
Dantri.com, ngày 18 tháng 8 năm 2009 của tác giả P.V có viết: mục đích chương
trình là vận động người tiêu dùng lựa chọn, mua và sử dụng sữa nội có chất lượng
tốt do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Sữa là mặt hàng được Vinastas chọn
làm tiên phong trong hưởng ứng cuộc vận động bởi sữa nội có chất lượng tốt và
giá rẻ. Phó chủ tịch Vinastas Hồ Tất Thắng cho biết, sở dĩ Vinastas chọn mặt hàng
sữa làm tiên phong hưởng ứng cuộc vận động dùng hàng Việt bởi sữa nội có chất
lượng tốt và giá rẻ nhưng vẫn bị “lép vế” trước sữa ngoại, đặc biệt là sữa cho trẻ
em. Thị trường sữa bột dành cho trẻ em tại Việt Nam hiện nay khá đa dạng và
phong phú khiến các bà mẹ khó có sự lựa chọn các loại sữa thích hợp với con của
họ và hợp với túi tiền của gia đình. Có quá nhiều quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại
của các hãng sữa khác nhau tác động vào tâm lý của các bà mẹ trong việc lựa chọn
các sản phẩm sữa. Tuy nhiên chưa có một khảo sát cụ thể nào tìm hiểu về quan
điểm, thái độ, của các bà mẹ khi lựa chọn các sản phẩm sữa cho con mình.
Để so sánh chất lượng các loại sữa nội và ngoại tiêu biểu trên thị trường,
Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã khảo sát và công bố kết
quả chỉ tiêu an toàn, chất lượng dinh dưỡng một số sản phẩm sữa ngoại bán tại
Tp.HCM năm 2010. Theo đó, giá bán lẻ của sữa nhập khẩu cao hơn 46% so với giá
sữa sản xuất trong nước. Giá bán lẻ trung bình của sữa nước ngoài là 32.100
đồng/lít, giá sữa nước sản xuất tại Việt Nam 22.000 đồng/lít. Kết quả thử nghiệm
trên 9 mẫu sữa sản xuất tại Việt Nam và 7 mẫu sữa nhập khẩu cho thấy, các chỉ
tiêu về an toàn vi sinh vật, kim loại nặng và hàm lượng dinh dưỡng của sữa nội và
sữa ngoại tương đương nhau đều đạt mức quy định của Bộ Y tế. Về giá sữa bột
nguyên hộp nhập khẩu của một số hãng tại nước ta với các nhãn sữa cùng loại
được bày bán tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực - do Cục Quản lý cạnh
tranh (Bộ Công Thương) tiến hành mới đây - cho thấy: so với một số nước trong
khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, giá sữa nhập khẩu của Việt Nam nhìn
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
chung cao hơn từ 20-60%. Cá biệt có trường hợp còn cao hơn từ 100-150%. Trong

khi đó, thuế nhập khẩu với sữa bột nguyên liệu và sữa bột nguyên hộp vào Việt
Nam không quá 10%, thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu vào Thái Lan (0 -
40%).
Như vậy, qua các số liệu công bố trên ho thấy người tiêu dùng sữa ở Việt
Nam phải mua sữa ngoại với giá quá cao so với các nước trên thế giới, trong khi
sữa nội có chất lượng tương đương thì giá thành rẻ hơn. Có nhiều cách lý giải cho
hiện tượng này, trong đó phải kể đến chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại của
các hãng sữa ngoại. Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường TNS trong 5
tháng đầu năm 2009 các hãng sữa đã chi 152 tỷ đồng để quảng cáo sữa tăng 36%
so với cùng kỳ năm 2008 (112 tỷ đồng). Đứng đầu các hãng sữa chi mạnh cho
quảng cáo là Dutch Lady: 44 tỷ đồng, Dumex: 25 tỷ đồng; Mead Johnson: 25 tỷ
đồng. Số tiền quảng cáo này là một trong những yếu tố đẩy giá sữa ngoại tại Việt
Nam lên cao. Giá sữa ở Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới.
Thực hiện Chủ trương của Đảng qua kết luận của Bộ Chính Trị về Cuộc vận
động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên cả nước, kể từ tháng
9/2009 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu và Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp -
BSA và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao TPHCM đã tổ chức
các hoạt động sau :
- Truyền hình trực tiếp vận động chủ trương người Việt dùng hàng Việt.
- Giao lưu trực tiếp vận động người tiêu dùng thông qua các buổi tọa đàm,
hội thảo, diễn đàn giữa lãnh đạo nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu
dùng.
- Tổ chức các sự kiện bán hàng, phiên chợ ở cả đô thị, nông thôn, và khu
công nghiệp.
- Thành lập câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt, vận động sáng tác ca khúc về
hàng Việt. Sau một năm thực hiện, cuộc vận động đã thu được nhiều kết
quả khả quan.
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
- Riêng khu vực Đông Nam Bộ, tổng doanh thu hàng nội đạt 38,319 tỷ
đồng, 823.696 lượt người đến tham quan và mua sắm, 43 lớp huấn luyện

kỹ năng bán hàng cho hơn 2.767 tiểu thương tại địa phương. Có
1680 lượt doanh nghiệp, 188 doanh nghiệp đã tham gia chương trình và
Gần 50 cơ quan truyền thông cùng đồng hành.
Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã thu được những
thành công nhất định và còn được tiếp tục phát huy để những kết quả bước đầu
được nhân rộng nhiều lần hơn nữa. Đảng và nhà nước có những ưu ái nhất định
cho những đơn vị, doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty phân phối sản phẩm của mình
ở thị trường nông thôn.
Theo Thông tư số 207/2009/TT-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần
Văn Hiếu ký ban hành ngày 28/10/2009, các hoạt động tổ chức hội chợ hàng nông
sản, làng nghề phía Nam và phía Bắc sẽ được hỗ trợ 70% chi phí cấu thành gian
hàng trên cơ sở giá đấu thầu. Đối với hoạt động đưa hàng Việt về bán tại nông
thôn, các khu công nghiệp và đô thị: Hỗ trợ 70% chi phí vận chuyển, quầy hàng và
nhân công phục vụ. Chi cho các hoạt động truyền thông tạo nhận thức chung cho
cộng đồng hướng về hàng Việt: Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện bài viết và phát
hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Với ngành sữa, có nhiều hội thảo diễn ra nhằm thu hút người tiêu dùng sử
dụng sữa nội. Bên cạnh đó, các hãng sữa nội trong đó có hãng sữa Vinamilk đã
hợp tác với châu Âu nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng sữa bột cho trẻ em Việt
Nam. Như vậy, ngành sữa Việt Nam rất cố gắng nâng cao chất lượng nhằm đáp
ứng được nhu cầu về chất lượng và dinh dưỡng các loại sữa dành cho trẻ em.
Qua tổng quan tài liệu nghiên cứu cho thấy vấn đề liên quan hàng nội còn ít
công trình nghiên cứu, chủ yếu là các bài báo bài viết trên phần nào đã nêu lên
được thực trạng và sự tác động trực tiếp của nhà nước, doanh nghiệp với việc
khuyến khích người dân sử dụng hàng trong nước. Các nghiên cứu hay bài viết về
chủ đề này chủ yếu hay đề cập đến thực trạng, và thái độ người tiêu dùng với hàng
Việt so sánh với hàng ngoại mà chưa đi sâu tìm hiểu kĩ các vấn đề liên quan đến
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
nhận thức, quan điểm của người dân đến một mặt hàng là sữa Việt Nam. Tác giả
với hướng tiếp cận nghiên cứu của mình một mặt tiếp thu những kinh nghiệm của

các tác giả đi trước, mặt khác sẽ có sự nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu hơn về
quan điểm, thái độ của người dân về mặt hàng cụ thể, đó là sản phẩm sữa nội dành
cho trẻ em, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm hướng tới nâng cao tỷ lệ
người sử dụng sữa nội nhiều hơn.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ
sữa nội dành cho trẻ em, và so sánh quan điểm, thái độ của công chúng đối với
sữa nội và sữa ngoại, từ đó đưa ra các kiến nghị để người dân tin dùng sữa và các
sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu : quan điểm, thái độ, hàng
hóa, hàng nội địa, thương hiệu, sữa nội, trẻ em.
- Đo lường thực trạng sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho trẻ em ở các
hộ gia đình thông qua việc hỏi phụ nữ đã có con trong độ tuổi từ 6 tháng đến 10
tuổi.
- Tìm hiểu quan điểm, thái độ của phụ nữ có con nhỏ về sữa nội và so sánh thái độ
của họ với sữa ngoại trên một số tiêu chí: thương hiệu, chất lượng, giá cả, chủng
loại, chế độ tiếp thị và khuyến mại.
- Đo lường các yếu tố tác động đến quan điểm, thái độ của phụ nữ về thương hiệu,
chất lượng, giá cả, chủng loại, thương hiệu, chế độ tiếp thị và khuyến mại của các
hãng sữa nội dành cho trẻ em.
- Đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị để người dân tin dùng sản phẩm sữa và các
sản phầm từ sữa nội dành cho trẻ em.
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sản phẩm sữa Việt Nam dành cho trẻ em.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ có con nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi ở xã Hợp Tiến và thị trấn

Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian : Địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Xã Hợp Tiến
- Thị trấn Nam Sách
Thời gian nghiên cứu : từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Phần lớn phụ nữ có con nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi trong địa bàn nghiên cứu
đều sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ.
- Phụ nữ có đông con và có con càng lớn tuổi thì càng có xu hướng ủng hộ sữa nội,
đặc biệt là về giá cả.
- Thái độ và nhận thức của phụ nữ đối với sữa nội hiện nay khá tích cực, tuy nhiên
vẫn còn một bộ phận phụ nữ có thu nhập khá, điều kiện kinh tế gia đình tốt vẫn có
xu hướng ủng hộ sữa ngoại hơn sữa nội.
- Sự chủ động tìm hiểu thông tin về sữa trên các PTTTĐC có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ.
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
6. KHUNG LÝ THUYẾT
Thao tác hóa các biến số.
Biến số độc lập
* Đặc điểm nhận khẩu học người trả lời :
- Nơi ở
Quan
điểm, thái
độ của
phụ nữ về
sữa và
các sản
phẩm từ
sữa nội

nội dành
cho trẻ
Chính sách của Đảng, nhà nước
khuyến khích dùng hàng nội địa
Đặc điểm
nhân khẩu
học
Sự đa dạng
về chủng loại
Thương hiệu
Chương trình thu hút người tiêu
dùng sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp
Đặc điểm
kinh tế, xã
hội
Mức độ tiếp
cận các thông
tin về sữa
trên PTTT
Tiếp thị,
khuyến mại
Chất lượng
Giá cả
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
- Tuổi
- Tôn giáo
- Dân tộc
- Tình trạng hôn nhân
- Số con

- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
* Đặc điểm kinh tế của người trả lời :
- Điều kiện nhà ở
- Các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình
- Thu nhập của cá nhân và của gia đình
- Chi tiêu
* Đặc điểm xã hội của người trả lời :
- Nơi ở
- Mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng
* Mức độ tiếp cận các thông tin về sữa trên các phương tiện truyền thông đại
chúng.
Biến số phụ thuộc
Quan điểm, thái độ của phụ nữ có con từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi về sữa nội.
Tuy nhiên nghiên cứu này, tác giả sẽ khảo sát quan điểm, thái độ của phụ nữ về
sữa và các sản phẩm từ sữa trên một số khía cạnh : chất lượng, giá cả, thương hiệu,
chủng loại, chế độ tiếp thị và khuyến mại của các hãng sữa nội.
Biến số can thiệp
- Những chính sách khuyến khích sử dụng hàng nội địa của Đảng, nhà nước
- Các chương trình thu hút người tiêu dùng hàng nội địa của nhà sản xuất,
doanh nghiệp.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
7.1 Phương pháp luận
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
Phương pháp luận chung nhất mà đề tài sử dụng đó là phương pháp luận
Macxit làm kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là phép biện chứng
tự nhiên khi xem xét về quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ
sữa không tách rời với các điều kiện của gia đình, bản thân, bạn bè và xã hội.
Sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là phép biện

chứng xã hội: ứng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, quan
điểm, thái độ của con người cũng thay đổi theo. Vì vậy khi tìm hiểu về quan điểm,
thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho trẻ em trong thời kỳ
hiện nay, gắn liền việc Việt Nam chính thức tham gia vào tổ chức thương mại thế
giới WTO, và chủ chương vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và “
Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt” của Bộ chính trị.
Đề tài còn sử dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết hành động xã hội, lý
thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết văn hóa tiêu dùng.
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát bằng bảng hỏi anket
với cỡ mẫu là 300 phụ nữ có con từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi được chọn ngẫu
nhiên, trong đó tại địa bàn xã Hợp Tiến là 150 mẫu và thị trấn Nam Sách là 150
mẫu. Tuy nghiên cứu không có tính suy rộng cho tổng thể nhưng kết quả của
nghiên cứu có ý nghĩa nhất định trong địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu áp dụng
phương pháp chọn mẫu nhiên hệ thống phân chùm với hai địa bàn.
Các bước lấy mẫu được tiến hành cụ thể như sau :
- Lập danh sách mẫu, với thị trấn Nam Sách, danh sách mẫu được lấy từ
trung tâm y tế dự phòng thị trấn Nam Sách. Với xã Hợp Tiến, danh sách được lấy
từ trạm y tế xã. Do ở các cơ sở này có lưu trữ danh sách theo dõi tình trạng sức
khỏe của trẻ em về chiều cao, cân nặng, tiêm phòng , trong đó có họ tên của các
bà mẹ và con họ.
Thị trấn Nam Nam Sách, số phụ nữ có con dưới 10 tuổi là 1037. Vậy N = 1037.
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
Lập danh sách mẫu, đánh số thứ tự từ 1 đến 1037.
Tính bước nhảy k = N / n = 1037 / 150 = 6.9133, làm tròn k = 7. Chọn ngẫu nhiên
theo bước nhảy k, người đầu tiên là người ở vị trí số 7. Tiếp tục chọn các mẫu tiếp
theo với k =7 để lấy ra 150 mẫu.
Xã Hợp Tiến, số phụ nữ có con dưới 10 tuổi là 753. Tương tự các bước như
trên, lập danh sách mẫu từ 1 đến 753, tức N =753, vậy k = 753 / 150 = 5.02, làm

tròn k = 5. Vậy người thứ nhất được lấy ở vị trí số 5, và tiếp tục lấy với k = 5, lấy
ra 150 người.
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu dựa trên các công trình
nghiên cứu, các báo cáo khoa học của tập thể và cá nhân, số liệu thống kê của Cục
chăn nuôi, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Các tài liệu, bài
báo liên quan đến cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và “ Người
Việt ưu tiên dùng sữa Việt” của bộ chính trị và các báo cáo của các tổ chức của
ngành sữa nhằm làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài. Đó cũng là tiền đề, cơ sở
cho nghiên cứu và giúp tác giả có định hướng đúng đắn khi tiến hành và phân tích
nghiên cứu của mình.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, mẫu được chọn có chủ đích, trong đó phỏng vấn sâu
16 đối tượng và chọn có chủ đích, gồm 4 đại diện doanh nghiệp sản xuất sữa trong
nước để làm rõ khái niệm sữa nội và tham khảo các chiến lược sản xuất, kinh
doanh, phân phối sữa và các sản phẩm từ sữa nội hiện nay. Phỏng vấn sâu 10 phụ
nữ, trong đó 4 phụ nữ có con nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi thường xuyên và thi
thoảng sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa cho trẻ. Trong 4 phụ nữ này, tác giả
lựa chọn những người có đặc điểm kinh tế gia đình, thu nhập, nghề nghiệp khác
nhau nhằm tìm hiểu, lý giải sâu hơn cho các kết quả phân tích trong nghiên cứu
định lượng. Tương tự với cách lựa chọn mẫu có đặc điểm như trên, phỏng vấn sâu
4 phụ nữ có con lớn hơn 2 tuổi và ở các độ tuổi khác nhau. Phỏng vấn sâu 2 phụ
nữ, trong đó 1 phụ nữ luôn luôn sử dụng các sản phẩm sữa ngoại và một phụ nữ
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
luôn luôn sử dụng các sản phẩm sữa nội nhằm tìm hiểu nguyên nhân, ưu và nhược
điểm của sữa nội so với sữa ngoại.
7.3 Phương pháp xử lý thông tin
- Xử lý thông tin định lượng bằng phần mềm SPSS 16.
- Xử lý thông tin định tính bằng phần mềm Nvivo 7.
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
8.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài “ Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội
dành cho trẻ”đi sâu phân tích quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản
phẩm từ sữa nội thông qua một số khía cạnh như chất lượng, giá cả, thương hiệu,
chủng loại, tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu được thiết lập trên nền tảng
lý luận nghiên cứu về dư luận xã hội, góp phần bổ sung nhận thức đối với bộ môn
dư luận xã hội.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt” bước đầu đi vào nhận
thức của đa số người dân Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào một nhóm
xã hội nhỏ có nhu cầu tiêu dùng sữa và các sản phẩm từ sữa cao là những phụ nữ
có con nhỏ, vì vậy đề tài mang tính tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về
hàng nội địa nói chung và với ngành sữa nội nói riêng. Đề tài cũng là kết quả của
quá trình áp dụng những kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội mà sinh viên
được học tập tại trường vào thực tiễn nghiên cứu một đề tài khoa học hoàn chỉnh.
Đề tài nghiên cứu với tư cách là khóa luận tốt nghiệp đặc biệt có ý nghĩa với bản
thân sinh viên thực hiện, đánh dấu thành quả của quá trình học tập, rèn luyện trong
suốt thời gian học tại trường.
9. Kết cấu khóa luận
Phần thứ nhất : PHẦN MỞ ĐẦU
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
Phần thứ hai : PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA
CHO TRẺ EM
CHƯƠNG III : QUAN ĐIỂM, THÁI ĐỘ VỀ SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA
VIỆT NAM
CHƯƠNG IV : NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN ĐIỂM, THÁI
ĐỘ CỦA PHỤ NỮ VỀ SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA NỘI
Phần thứ 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
1.1Thao tác hóa các khái niệm
1.1.1 Quan điểm
Trong từ điển tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn
Khang, Phan Xuân Thành, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ 6, năm
2009 có định nghĩa . Quan điểm 1 : Chỗ đứng để xem xét, nhìn nhận vấn đề. Có
quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng. Quan điểm 2: Là ý kiến, cách nhìn
nhận riêng, trình bày quan điểm của mình, mỗi người có một quan điểm, hay thống
nhất quan điểm với nhau.
1.1.2 Thái độ
Theo từ điển tiếng Việt, thái độ được hiểu theo hai cách :
Thứ nhất : thái độ là tổng thể nói chung biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử
chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc sự vật nào đó.
Thứ hai : thái độ là cách nghĩ, cách nhìn nhận, hành động theo một hướng nào đó
trước một vấn đề, một tình hình.
Theo tâm lý học, thái độ là nền tảng ứng xử của cá nhân, định hướng hành
động của con người theo một hướng nào đó trước một sự kiện. Thái độ của một
người trước một sự kiện xã hội thông qua sự tán thành hoặc phản đối, thông qua
hành vi tham gia hoặc không tham gia vào sự kiện đó. Thái độ của một người được
quy định bởi các yếu tố xã hội, phụ thuộc vào các khuôn mẫu xã hội. Trước một sự
kiện xã hội con người đối chiếu với một khuôn mẫu xã hội đã được lĩnh hội, nếu
nó đúng thì tán thành, và ngược lại nếu nó không đúng thì không tán thành.
- Thuật ngữ Thái độ ( Attitude ) có nghiều định nghĩa khác nhau. Theo
Shaver ( 1977 ) thì thái độ là “ một tâm thế ủng hộ hay phản đối đối với một nhóm
đối tượng nhất định”. Hay theo Fishbein và Ajzen ( 1975 ) thì đó là “ một vị trí
trong thang lưỡng cực về tình cảm hoặc đánh giá.”
- Một định nghĩa gần đây của Tourangcau và Rasinksi ( 1988 ) thì cho rằng
thái độ là “những mạng lưới của những niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn được
lưu giữ lâu dài trong trí nhớ của chúng ta và được kích hoạt khi chúng ta gặp đối

Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
tượng của đối tượng hoặc vấn đề liên quan”. Nói tóm lại, thái độ luôn bao gồm
những yếu tố sau :
+ Nó được quy nạp, kết tinh và khái quát hóa từ kinh nghiệm sống.
+ Nó mang tính tổng hợp. Một thái độ có thể tổng hợp nhiều hành vi khác nhau.
+ Nó sẵn có trong tâm trí chúng ta. Nó tiết kiệm thời gian tư duy và phản ứng của
chúng ta nhờ vào việc đưa ra những mô hình đã chương trình hóa.
+ Nó được coi là nguyên nhân ( Cause ) của hành vi khác nhau.
+ Nó có hai cực ( Bipolar ). Tuy nhiên, một cá nhân có thể tồn tại “ tâm trạng nước
đôi” (ambivalent), nhưng thực chất đó chỉ là một trạng thái trong đó cá nhân tồn tại
cả hai thái độ “ủng hộ” và “phản đối” chứ không phải là một thái độ mới.
Nhiều khi khái niệm thái độ và ý kiến được sử dụng như những thuật ngữ
đồng nghĩa. Nói cách khác, khi một chủ thể “có ý kiến rõ ràng cũng được coi là có
thái độ rõ ràng”. Hai khái niệm này có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không
nhất thiết trùng lặp.
Từ những khái niệm trên về thái độ, ta có thể khái quát nội dung chủ yếu của
thái độ như sau:
Thái độ được hình thành trong mối quan hệ xã hội, có thái độ của cá nhân
và có thái độ của cả nhóm.
Theo từ điển xã hội học, thái độ được hiểu là : Trong mọi xã hội con người
bao giờ cũng biểu hiện thái độ của mình, hữu thức hoặc vô thức, ngấm ngầm hay
công khai, là nền tảng ứng xử của cá nhân, một hành động tâm lý của cá nhân bao
hàm sự lý giải và biến đổi của các biến đổi của khuôn mẫu xã hội hoặc kinh
nghiệm cá nhân.
Thái độ là mọi hoạt động tâm lý cá nhân, là ý nghĩ tình cảm của cá nhân, nó
định hướng hành động của con người theo một hướng nào đó trước một tình hình.
Thái độ là một ý nghĩ, một tình cảm bên trong của một con người, nhưng lại thể
hiện ở một hành vi, hành động của con người. Thái độ còn được hiểu là sự kiện xã
hội, hiện tượng xã hội, đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Thái độ xuất phát chủ
yếu từ những thông tin nhận được về các đối tượng, các sự vật hiện tượng. Có thể

là thông tin trực tiếp phát ra từ đối tượng, cũng có thể là gián tiếp do người khác
cấp cho. Thái độ của một người trước một sự kiện xã hội thông qua sự tán thành
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
hoặc phản đối, thông qua hành vi tham gia hoặc không tham gia sự kiện đó. Thái
độ của một người bị quy định bởi các yếu tố xã hội.
Tóm lại, trong nghiên cứu này, tác giả không đi tìm hiểu quan điểm, thái độ
của những người được hiểu với tư cách là các cá nhân riêng lẻ. Bằng phương pháp
nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống phân cụm, nghiên cứu cố gắng tìm hiểu,
khái quát quan điểm, thái độ của các nhóm phụ nữ khác nhau trong xã hội nói
chung về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
1.1.3 Thương hiệu
Thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng chủng loại của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Theo tác giả Richard Moore, thương
hiệu là “ một từ, một kí hiệu, họa tiết, biểu tượng, logo hay khẩu hiệu để xác định
và phân biệt dịch vụ với các sản phẩm và dịch vụ khác”[ 20,tr.36].
Thương hiệu đáp ứng 3 mục đích quan trọng :
+ Xác định nguyên bản gốc của sản phẩm.
+ Cung cấp một sự đảm bảo chất lượng
+ Tạo ra sự trung hòa trong khách hàng ( được biết đến như là
danh tiếng ) [23,tr.56].
Như vậy thương hiệu có thể là logo, uy tín, từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp
các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc, nhằm phân biệt một sản
phẩm với sản phẩm khác nhằm bảo vệ những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
với sản phẩm.
1.1.4 Hàng hóa
Theo giáo trình kinh tế chính trị : Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể
thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đem trao đổi, mua, bán. Hàng hóa là
một phạm trù kinh tế có thể phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Sản phẩm mang hình thái hàng hóa khi nó trở thành đối tượng mua –
bán trên thị trường . [ 20,tr.39]

+ Theo từ điển Kinh tế - Kinh doanh Anh - Việt : “hàng hóa là những vật phẩm
được mua bán thông thường trên thị trường”. [ 22,tr.521].
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
1.1.5 Hàng nội địa :
Hiện nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể thế nào là hàng nội địa, tuy
nhiên chúng ta có thể tham khảo và hiểu về hàng nội địa như sau :
* Hàng Việt Nam: để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt ba tiêu chí sau: 1.
Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; 2. Có phần giá trị
gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam
quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Đối với các ngành hàng mà
vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia tăng thấp hơn,
như hàng điện tử, máy móc. Ngược lại, các sản phẩm như thực phẩm, hàng tiêu
dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; chủ sở hữu nhãn hiệu hàng
hóa phải là công dân Việt Nam.
Như vậy có thể hiểu sữa nội là những hãng sữa thỏa mãn 3 tiêu chí nêu trên.
Chúng ta có thể tham khảo các khái niệm liên quan :
* Hàng nội địa hóa: là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước nhưng
mang nhãn hiệu nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu đó là công dân nước ngoài hoặc
đó là hàng sản xuất bởi nhà máy trong nước và sở hữu nhãn hiện là công dân Việt
Nam nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng không đạt mức quy định của hàng Việt Nam. Như
vậy, với ô tô lắp ráp tại Việt Nam mang nhãn hiệu Ford, Toyota hoặc xe gắn máy
hiệu Honda, Yamaha dù sử dụng nhân công Việt Nam và một số phụ tùng trong
nước đều được xem là hàng nội địa hóa chứ chưa phải là hàng Việt Nam.
* Hàng nhập khẩu: là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa
khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài. Như vậy, dù nhà máy này do người Việt
Nam làm chủ, sử dụng nhân công Việt Nam, thậm chí có dùng một phần nguyên
liệu từ Việt Nam cũng đều phải xem là hàng nhập khẩu. Điều này phù hợp với quy
tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
1.6 Trẻ em :
Theo điều 1, công ước Quốc tế về quyền trẻ em được đại hội đồng Liên hợp

quốc thông qua ngày 20/11/1989: “ Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em có quy định
tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt
Nam thì quy định “ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả giới hạn nghiên cứu về quan điểm, thái độ của
những bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi đến10 tuổi.
1.2 Một số lý thuyết được sử dụng trong đề tài
1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội
Max Weber (1864-1920) là người có công đầu xây dựng xã hội học hiện đại
với tư cách là một khoa học có vị trí rõ ràng, độc lập. Một trong những khái niệm
quan trọng nhất của xã hội học Weber là khái niệm hành động xã hội. Quan niệm
của Weber cho thấy hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội và những hành vi và hoạt
động khác của con người. Hành động xã hội được Weber tổng quát định nghĩa là
hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có
tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong
đường lối, quá trình của nó. Weber phân biệt 4 loại hành động xã hội, đó là:
• Hành động duy lý – công cụ
• Hành động duy lý giá trị
• Hành động cảm tính (xúc cảm)
• Hành động theo truyền thống
Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội, thực chất là tập trung vào nghiên
cứu loại hành động duy lý – công cụ - một trong bốn loại hành động. Theo Weber,
đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người
ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li, tỉ mỉ, chính xác về mối quan
hệ giữa công cụ /phương tiện và mục đích /kết quả.
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc lựa chọn mua
loại sữa nào gắn với mức giá nhất định và có phù hợp với cơ thể trẻ hay không đều

Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
được tính toán, xem xét sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ và phù hợp với
điều kiện kinh tế của gia đình.
1.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ( Vận dụng nguyên tắc của kinh tế học) của
Colema – Nhà xã hội học Mỹ đưa ra những luận điểm như sau :
- Lý thuyết này đặt tiêu điểm vào cá nhân đó là những hành động có mục đích của
cá nhân hướng tới một mục tiêu nào đó mà mục tiêu này định hình bởi giá trị hay
các sở thích. Cá nhân sẽ lựa chọn những hành động nhằm tối đa hóa các lợi ích hay
thỏa mãn các nhu cầu của họ. Điều này lý giải những người phụ nữ sẽ lựa chọn
những sản phẩm sữa mà họ cho là tốt nhất cho con họ, bên cạnh đó, giá cả cũng
phải phù hợp với túi tiền của họ. Loại sữa nào đáp ứng hai tiêu chí đó họ sẽ lựa
chọn.
- Cách thức kết hợp của các hành động cá thể thể đưa tới hành vi của hệ thống. Sự
tối đa hóa của cá thể bao gồm sự cân bằng và sự kiểm soát nhiều cá thể khác.
Trong trường hợp hành vi tập thể, sự tối đa hóa của mỗi cá thể sẽ dẫn tới mất cân
bằng trong xã hội. Phần lớn các hãng sữa ngoại đầu tư rất nhiều cho hệ thống
quảng cáo, tiệp thị và khuyến mại. Các hãng sữa lớn thường quảng cáo trên truyền
hình, và tần xuất xuất hiện nhiều lần, vô hình chung đã tạo ra sự ngộ nhận với
người tiêu dùng rằng các sản phẩm sữa đó chắc chắn là tốt nhất. Điều này dẫn tới
hành vi nhiều người mua các loại sữa đó cho con họ sử dụng và dẫn đến sự mất
cân bằng thị trường sữa, giá các loại sữa ngoại cao hơn các loại sữa nội nhiều lần
dù dinh dưỡng, chất lượng như nhau nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn loại sữa
mà họ biết nhiều thông qua quảng cáo hoặc được t Mức độ tiếp cận các thông tin
về sữa iếp thị.
Các quyền kiểm soát hành động của bản thân một người và sự tiếp nhận một
phần các kiểm soát hành động của người khác, kết quả là từng người riêng lẻ đều
nắm quyền và thực hiện kiểm soát đó. Luận điểm này áp dụng trong đề tài nghiên
cứu nhằm giải thích lý do mua sữa của các bà mẹ thường được bạn bè, người thân
và cả chủ cửa hàng bán sữa giới thiệu các sản phẩm sữa mà được nhiều người sử
dụng và cho là tốt khi dùng cho trẻ.

Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
1.2.3 Lý thuyết văn hóa tiêu dùng.
Theo lý thuyêt văn hóa tiêu dùng thì sự tiêu dùng không chỉ đơn giản là
hành vi mua sắm, sử dụng, lựa chọn các loại hàng hóa mà văn hóa tiêu dùng được
nhìn nhận “là một hiện tượng văn hóa” ( Mile 1998:3 ) và theo M.Cracken (1990 :
XI) thì “nếu không có văn hóa hàng hóa, xã hội sẽ mất đi một phương tiện then
chốt để tái sản xuất và nhận biết văn hóa của họ”.
Lý thuyết này nhấn mạnh rằng hành động của mỗi cá nhân được coi là một
thông điệp và thông qua mỗi thông điệp ấy, cá nhân sẽ thể hiện lối sống của mình.
Theo đó, hành vi lựa chọn các hãng sữa ngoại sử dụng cho trẻ em của các bà mẹ
thể hiện tâm lý “sính ngoại”, dùng sữa ngoại vì nghĩ rằng hàng ngoại luôn tốt và
tâm lý “ tiền nào của ấy”, sữa ngoại đắt thì chất lượng tốt. Bên cạnh đó, việc chọn
dùng sữa ngoại của các bà mẹ còn thể hiện đẳng cấp tiêu dùng của gia đình mình.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ
SỮA CHO TRẺ EM.
2.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Nam Sách là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương và có lịch sử phát triển khá lâu
đời. Huyện gồm 18 xã và 1 thị trấn, với dân số 114.635 người, diện tích tự nhiên là
Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.
109 km2. Theo báo cáo tổng kết năm 2010 của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của huyện đạt 10,8% /năm. Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề, nông nghiệp đóng
góp 30,2% trong tổng thu nhập toàn huyện. Công nghiệp đóng góp 25,8%, buôn
bán, dịch vụ đóng góp 44% trong tổng thu nhập toàn huyện chia theo cơ cấu ngành
nghề. Thu nhập bình quân một người là 10.5 triệu đồng / năm. Huyện đã có khu
công nghiệp Nam Sách được Chính phủ phê duyệt với trên 63 ha và cụm công
nghiệp An Đồng đã được tỉnh phê duyệt trên 35 ha. Khu công nghiệp thu hút khá
đông lực lượng lao động tham gia sản xuất trong khu vực công nghiệp.
Thị trấn Nam Sách nằm ở trung tâm huyện và được hình thành từ rất sớm. Về
vị trí địa lý, phía Bắc giáp xã Nam Trung, xã Quốc Tuấn, phía Tây giáp xã Nam
Hồng và Hồng Phong, phía Nam giáp xã Đồng Lạc và phường An Châu thuộc

thành phố Hải Dương, phía Đông giáp quốc lộ 183 và Ái Quốc thuộc thành phố
Hải Dương. Thị trấn Nam Sách gồm 5 khu, có 3.123 hộ với 10.248 nhân khẩu.
Diện tích tự nhiên khoảng 4.5 km2. Cơ cấu nghề nghiệp, tỷ lệ làm nông nghiệp
giảm trong những năm gần đây, trong khi tỷ lệ làm công nghiệp, dịch vụ tăng lên.
Cụ thể, nông nghiệp có đóng góp rất nhỏ trong cơ cấu thu nhập của thị trấn,
khoảng 15.4 %, đóng góp của công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 80 %, còn lại là
cơ cấu nghành nghề khác.
Xã Hợp Tiến cách thị trấn Nam Sách 5km về phía Nam. Vị trí địa lý, phía Bắc
giáp xã Nam Hưng, phía Tây giáp xã Hiệp Cát, Nam Chính, phía Đông giáp xã
Thanh Quang và xã Quốc Tuấn. Theo báo cáo quý I của Đảng ủy xã, Toàn xã có
2184 hộ với 7623 nhân khẩu. Cơ cấu nông nghiệp đóng góp trên 50.2 %, công
nghiệp, dịch vụ buôn bán 25.8 %, còn lại là đóng góp của các ngành nghề nhỏ
khác. Trước kia Hợp Tiến là một xã thuần nông, tuy nhiên những năm đổi mới gần
đây, cơ cấu ngành nghề thay đổi nhiều. Tỷ lệ làm nông nghiệp giảm, tỷ lệ làm
công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhiều do phát triển khu công nghiệp ở huyện, thu hút
nhiều lao động ở xã. Cuộc sống người dân dần được cải thiện và nâng cao.
2.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.

×