Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá và chi phí do hút thuốc trong 1 tháng ở nam giới 18 60 tuổi tại quận ninh kiều cần thơ, năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HÀ THỊ HỒNG VÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ VÀ CHI PHÍ
DO HÚT THUỐC LÁ TRONG 1 THÁNG Ở NAM GIỚI 18-60
TUỔI TẠI QUẬN NINH KIỀU CẦN THƠ, NĂM 2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

CẦN THƠ, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

HÀ THỊ HỒNG VÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ VÀ CHI PHÍ DO
HÚT THUỐC LÁ TRONG 1 THÁNG Ở NAM GIỚI 18-60 TUỔI
TẠI QUẬN NINH KIỀU CẦN THƠ, NĂM 2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn khoa học
ThS TRƯƠNG BÁ NHẪN

CẦN THƠ, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào
trước đây.

Người thực hiện đề tài

HÀ THỊ HỒNG VÂN


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn nghiên cứu “Tình hình hút thuốc lá và chi phí do hút
thuốc lá trong 1 tháng ở nam giới 18-60 tuổi tại quận Ninh Kiều Cần Thơ năm
2017” tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người.
Trước hết, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, hội đồng khoa học, các phòng ban và
bộ môn trường Đại học Y dược Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi trong
q trình học tập và hoàn thành đề tài.
Cảm ơn trạm y tế các phường Hưng Lợi, Xuân Khánh, An Khánh, An Bình đã
cho phép và tạo điều kiện cho tơi thu thập số liệu trong nghiên cứu này.
Đặc biệt cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học ThS. Trương Bá Nhẫn đã hướng dẫn,
giúp đỡ tơi trong q trình làm luận văn.

Cám ơn bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và động viên tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, với điều kiện kiến thức cịn hạn chế nên khó tránh những sai sót trong
nghiên cứu, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài

HÀ THỊ HỒNG VÂN


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1.

Tình hình sử dụng thuốc lá ............................................................................3

1.1.1.

Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới .................................................3

1.1.2.

Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam .................................................4

1.2.


Ảnh hưởng của thuốc lá .................................................................................4

1.2.1.

Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe .....................................................4

1.2.2.

Ảnh hưởng của thuốc lá tới kinh tế xã hội..............................................9

1.3.

Các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá ...............................................11

1.3.1.

Các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trên thế giới....................11

1.3.2.

Các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam ..................12

1.4.

Các nghiên cứu tình hình hút thuốc lá và yếu tố liên quan .........................14

1.5.

Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ....................................................................16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................17
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................17

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................17

2.1.2.

Tiêu chuẩn chọn vào: ............................................................................17

2.1.3.

Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................17

2.1.4.

Thời gian nghiên cứu ............................................................................17

2.1.5.

Địa điểm nghiên cứu .............................................................................17

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................17

2.2.1.


Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................17

2.2.2.

Cỡ mẫu nghiên cứu ...............................................................................17

2.2.3.

Phương pháp chọn mẫu ........................................................................18

2.3.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................18


2.3.1.

Các biến số nghiên cứu .........................................................................18

2.3.2.

Thu thập số liệu.....................................................................................24

2.3.3.

Xử lý và phân tích số liệu .....................................................................25

2.4.


Sai số và biện pháp khắc phục sai số ...........................................................25

2.5.

Vấn đề y đức trong nghiên cứu ...................................................................26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27
3.1.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................27

3.2.

Thực trạng hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ......................................30

3.3.

Chi phí do hút thuốc lá trong 1 tháng của đối tượng nghiên cứu ................43

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................44
4.1.

Đặc điểm thông tin chung của đối tượng ....................................................44

4.3.

Mối liên quan giữa hút thuốc lá và các yếu tố khác ....................................52

4.4.


Chi phí cho hút thuốc lá...............................................................................55

KẾT LUẬN ...............................................................................................................57
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................588
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và hôn nhân .........................29
Bảng 3. 2 Phân bố đối tượng theo thu nhập gia đình và cá nhân .............................29
Bảng 3. 3 Thực trạng hút thuốc lá của đối tượng ......................................................30
Bảng 3. 4 Lý do các đối tượng không hút thuốc .......................................................31
Bảng 3. 5 Tuổi bắt đầu hút, số điếu mỗi ngày ..........................................................31
Bảng 3. 6 Cách hút và nhả khói của đối tượng .........................................................33
Bảng 3. 7 Kiến thức về tác hại thuốc lá của đối tượng .............................................33
Bảng 3. 8 Kiến thức về các bệnh do thuốc lá gây ra .................................................34
Bảng 3. 9 Tiếp cận thông tin tác hại thuốc lá của đối tượng.....................................34
Bảng 3. 10 Bỏ thuốc lá và dự định bỏ thuốc của đối tượng ......................................35
Bảng 3. 11 Thái độ đối với thuốc lá của đối tượng ...................................................36
Bảng 3. 12 Lý do bỏ thuốc, lý do hút lại, số lần bỏ thuốc ........................................37
Bảng 3. 13 Mức độ lệ thuộc nicotine ........................................................................38
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và tuổi .................................................38
Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa hút thuốc lá và hôn nhân .........................................39
Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa hút thuốc lá và nghề nghiệp ....................................39
Bảng 3. 17 Mối liên quan giữa hút thuốc lá và trình độ học vấn ..............................40
Bảng 3. 18 Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin và thuốc lá ..................................41
Bảng 3. 19 Mối liên quan giữa hút thuốc lá và địa dư ..............................................41
Bảng 3. 20 Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thu nhập cá nhân .............................42

Bảng 3. 21 Mối liên quan giữa hút thuốc lá và thái độ với chính sách cấm hút thuốc
nơi cơng cộng ............................................................................................................42
Bảng 3. 22 Chi phí do thuốc lá trong 1 tháng của đối tượng ....................................43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ...............................................27
Biểu đồ 3. 2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp .................................28
Biểu đồ 3. 3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ...........................28
Biểu đồ 3. 5 Nơi hút thuốc của đối tượng .................................................................32
Biểu đồ 3. 6 Thời điểm hút thuốc của đối tượng ......................................................32
Biểu đồ 3. 7 Nguồn tiếp cận thông tin của đối tượng ...............................................35


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BPTNMT:

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

ĐTĐ:

đái tháo đường

ĐTNC:

đối tượng nghiên cứu

HTL:


hút thuốc lá

PCTHTL:

phịng chống tác hại thuốc lá

TIẾNG ANH
FCTC:

Framework Convention on Tobacco Control.

GATS:

Global Adult Tobacco Survey.

WHO:

World Health Organization


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, hút thuốc lá đang là hành vi sức khỏe được toàn xã hội quan tâm.
Bởi lẽ, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người hút thuốc mà còn ảnh
hưởng đến cộng đồng, những người xung quanh. Hút thuốc lá được xem như là
nguyên nhân của nhiều bệnh tật, tử vong và gây ra ảnh hưởng to lớn đến sự phát
triển kinh tế và xã hội.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2015 trên thế giới có hơn 1,1 tỉ
người hút thuốc lá và con số này sẽ tăng lên 1,6 tỷ người vào năm 2025 [32]. Mỗi

năm sử dụng thuốc lá gây tử vong trên 5 triệu người. Con số tử vong sẽ tăng trên 8
triệu người mỗi năm vào năm 2030, trong đó 80% tử vong do thuốc lá xảy ra ở các
nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phịng chống tác hại thuốc lá có hiệu quả
khơng được thực hiện thì trong thế kỷ này, thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người [42]. Từ
một báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2009 cho thấy, những người hút thuốc
mất trung bình khoảng 15 năm cuộc sống so với những người không hút thuốc. Một
số người hút thuốc chết ở khoảng tuổi trung niên và mất 20 năm cuộc sống, trong
khi một số khác mất khoảng 10 năm cuộc sống. Hút thuốc lá không chỉ đơn thuần
làm giảm tuổi thọ và tử vong mà nó cịn là ngun nhân của hơn 90% các trường
hợp ung thư phổi, 75% trường hợp phỗi tắc nghẽn mãn tính và 25% trường hợp
thiếu máu cục bộ cơ tim. Ngồi ra, cịn có hơn 25 bệnh khác trong đó có những
bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, … đã được ghi nhận là do hút thuốc lá gây
ra [36].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới. Điều
tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2015 cho thấy
tỷ lệ hút thuốc lá tính chung ở Việt Nam là 22,5%, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là
45,3%, ở nữ giới là 1,1% [5]. Mỗi năm sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người.
Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì những bệnh do hút thuốc
gây nên. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 người một năm vào năm 2030 [34].


2

Ngồi ra, các chi phí liên quan đến thuốc lá đã được thống kê qua một số báo
cáo như sau: Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tại các nước phát triển chi phí
chăm sóc sức khỏe do thuốc lá gây ra chiếm 6-15% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe
hàng năm [18]. Ở Bangladesh thay vì mua thuốc lá, nếu dùng số tiền đó để mua
thức ăn thì khoảng 10,5 triệu người sẽ tránh được suy dinh dưỡng [30].
Tại Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lá đến kinh
tế xã hội. Ước tính đóng góp của ngành cơng nghiệp thuốc lá cho ngân sách nước ta

chỉ chiếm 1/3 số tiền mà người dân dùng để hút thuốc lá [24]. Trong một nghiên
cứu khác của tác giả Nguyễn Thạc Minh, Hồng Văn Kính và cộng sự đã cho thấy
chi phí bỏ ra để sử dụng thuốc lá một năm tại Việt Nam lên đến 8.213 tỷ đồng [20].
Thấy được ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe và sự phát triển kinh tế xã hội,
Nhà nước ta cũng đã triển khai những chính sách, chương trình phịng chống tác hại
thuốc lá. Tuy nhiên, có thể thấy tỉ lệ hút thuốc lá ở nước ta hiện nay vẫn còn rất cao
và hút thuốc lá vẫn là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Do đó, tơi quyết định thực
hiện đề tài: “ Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá và chi phí do hút thuốc lá trong
1 tháng ở nam giới 18-60 tuổi tại quận Ninh Kiều Cần Thơ năm 2017” dưới sự
hỗ trợ của Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đề tài được
thực hiện với hai mục tiêu chính:
1. Xác định thực trạng hút thuốc lá ở nam giới 18-60 tuổi tại quận Ninh Kiều
Cần Thơ, năm 2017.
2. Xác định chi phí do hút thuốc lá ở nam giới 18-60 tuổi tại quận Ninh Kiều
Cần Thơ, năm 2017.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Tình hình sử dụng thuốc lá

1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới
Thế giới hiện nay có khoảng 1,1 tỷ người sử dụng thuốc lá và con số này đang
tăng lên 1,6 tỷ vào năm 2025 theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) [32]. Hút thuốc lá (HTL) được xem như một đại dịch toàn cầu của thế kỷ

21. Ước tính nếu tình trạng HTL tồn cầu khơng được kiểm sốt thì đến năm 2025
hút thuốc lá sẽ chịu trách nhiệm cho 7 triệu người trong số 10 triệu tử vong hàng
năm ở các nước đang phát triển [33]. Nếu tính chung tồn thế giới, với tình trạng
HTL như hiện nay sẽ có 500 triệu người chết vì thuốc lá và trong thế kỷ này số
người chết vì thuốc lá sẽ đạt ngưỡng 1 tỷ người [42]. Trong năm 2014, đã có hơn
5.800 tỷ điếu thuốc lá được tiêu thụ trên toàn cầu. Trong khi nhu cầu về sử dụng
thuốc lá ở các nước phát triển giảm thì sản xuất và tiêu thụ thuốc lá đang trở nên tập
trung ở các nước đang phát triển [25].
Đối tượng được xem là người sử dụng thuốc lá chủ yếu hiện nay vẫn là nam giới.
Hiện có gần 1 tỷ nam giới hút thuốc trong tổng số 1,1 tỷ người hút thuốc trên toàn
thế giới. Theo nghiên cứu của WHO, Trung Quốc là một trong ba quốc gia có số
người hút thuốc lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia sản xuất thuốc lá lớn nhất thế
giới. Bệnh tật liên quan đến thuốc lá có thể giết chết 30% nam giới ở lứa tuổi trung
niên ở Trung Quốc vào năm 2030. Chi phí cho việc chữa bệnh liên quan đến hút
thuốc lá ước tính khoảng 5 tỷ đơ la mỗi năm. Theo báo cáo của Bộ Y tế Trung
Quốc, ước tính quốc gia này có khoảng 350 triệu người hút thuốc, với gần một triệu
người chết từ các căn bệnh liên quan tới hút thuốc lá hàng năm [9].
Các báo cáo khác tại Mỹ lại cho thấy hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến các bệnh tật và tử vong tại nước này. Ước tính cho thấy có ít nhất 480.000
người Mỹ chết mỗi năm vì HTL và tiếp xúc với khói thuốc lá. Trong số những
người từ 35 tuổi trở lên tử vong liên quan thuốc lá, có 163.700 trường hợp tử vong


4

do ung thư gây ra, 160.600 do bệnh tim mạch và chuyển hóa, và 113.100 tử vong do
bệnh phổi [40]. Trong vịng 10 năm, tỉ lệ HTL trung bình ở người trưởng thành
nước này đã giảm từ 20,9% năm 2005 xuống cịn 15,1% năm 2015. Điều này có
nghĩa là hiện có khoảng 36,5 triệu người Mỹ đang hút thuốc. Hơn 16 triệu người
sống với các bệnh liên quan đến HTL [28].

1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam
Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc
nhiều nhất thế giới [3]. Theo kết quả từ Khảo sát toàn cầu về hút thuốc lá ở người
trưởng thành năm 2015 tại Việt Nam (GATS), tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào nói
chung ở người trưởng thành là 22,5%, ở nam giới là 45,3%, nữ giới là 1,1% [5].
Trong đó có 19,2% hút thuốc mỗi này. Độ tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc theo
báo cáo này là 18,8 tuổi.
Cuộc khảo sát trên cũng ghi nhận kết quả về tỷ lệ người phơi nhiễm với khói
thuốc thụ động ở nơi làm việc là 36,8% (tương đương 5,9 triệu người), phơi nhiễm
khói thuốc tại gia đình là 53,5% (tương đương 28,5 triệu người). Khoảng 29%
người hút thuốc đã bỏ được thuốc lá. Trong khi 5,2% người được điều tra cho biết
họ đang có ý kế hoạch từ bỏ thuốc là trong tháng tới và 53,6% người đang hút thuốc
có ý định bỏ thuốc trong tương lai, cịn 39% người hút thuốc đã có nổ lực từ bỏ
thuốc lá trong vòng 12 tháng qua [5]. Cũng trong cuộc điều tra này, nhóm nghiên
cứu đã cho kết quả về giá thành trung bình của một gói thuốc 20 điếu tại Việt Nam
là 11.819 đồng, chi phí trung bình cho HTL một năm là 2,7 triệu đồng và có 64,5%
người trưởng thành ủng hộ việc tăng giá sản phẩm thuốc lá để giảm tỷ lệ HTL [5].
1.2.

Ảnh hưởng của thuốc lá

1.2.1. Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe
1.2.1.1.

Các thành phần độc chất trong thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7000 chất. Trong đó, có 70 chất đã được xác
nhận là nguyên nhân gây ung thư [26]. Một khi các chất hóa học trong thuốc lá xâm
nhập vào cơ thể, cơ thể chúng ta phải chiến đấu để chữa lành các tổn thương mỗi
lần hút thuốc gây ra. Theo thời gian, các tổn thương do hút thuốc dần dần sẽ trở



5

thành bệnh. Các báo cáo mới chỉ ra rằng các chất hóa học trong thuốc lá có thể đi
đến bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Các hóa chất được hít vào phổi sau đó đi vào
máu và theo máu di chuyển đến mọi cơ quan trong cơ thể. Hút thuốc càng lâu, các
tổn hại do thuốc lá gây nên càng nặng nề. Các loại độc chất trong thuốc lá có thể
chia làm bốn nhóm chính:
Nicotine: là một ancaloit tìm thấy trong các cây họ Cà. Nicotine chiếm 0,3-5%
cây thuốc lá khô [2]. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc
hít vào phổi. Người hút trung bình đưa vào cơ thề 1-2mg nicotine mỗi điếu thuốc
hút [4]. Nó là một chất độc thần kinh rất mạnh đối với côn trùng và từng được sử
dụng như thuốc trừ sâu. Với liều lương nhỏ hơn (trung bình một điếu thuốc chứa
khoảng 1mg nicotine), chất này hoạt động như là chất kích thích đối với các động
vật có vú và là nhân tố chính chịu trách nhiệm cho việc lệ thuộc vào thuốc lá [2]. Lệ
thuộc thuốc lá bao gồm cả sự lệ thuộc về thể chất lẫn tinh thần. Thuốc lá có tác
động được thiết kế để gây nghiện. Nếu bạn nghĩ rằng các loại thuốc lá có đầu lọc ít
gây nghiện hơn thì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi ngày có 4000 thanh thiếu niên
HTL lần đầu và 1000 trong số đó lệ thuộc vào thuốc lá, trở thành người HTL hàng
ngày [26].
Cacbon Monoxide: là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng gây kích ứng nên
rất nguy hiểm vì hầu như người ta khơng cảm nhận được sự hiện diện của CO trong
khơng khí. CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần
so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành COHb do đó
máu khơng thể chun chở oxy đến tế bào. Khi có từ 10% tới 30% COHb trong
máu, con người sẽ gặp các triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, mỏi mệt và choáng
váng. Khi mức độ COHb đạt tới 50-60%, con người có thể bị ngất, co giật và có thể
dẫn đến hơn mê và chết. Với những người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì
hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển

dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến làm giảm lượng oxy chuyển
đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa
động mạch [2].


6

Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích
dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc
của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy
và làm mất các tế bào có lơng chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhầy và giảm
hiệu quả thanh lọc của thảm nhầy- lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể
hồi phục được khi ngừng hút thuốc [2]. Có 3 kiểu khói thuốc:
-

Dịng khói chính (MS): Là dịng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng

khí đi qua gốc của điếu thuốc. Kích thước phân tử rắn trong MS dao động trong
khoảng 0.1-1 micromet.
-

Dịng khói phụ (SS): Là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy tỏa ra vào

khơng khí, nó khơng bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80%
điếu thuốc cháy là bỏ đi. SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn MS, vì SS
thường bị tạp nhiễm hơn MS. Kích thước các phân tử rắn trong dịng khói này từ
0.01-1 micromet.
-

Dịng khói thuốc mơi trường (ETS): Là hỗn hợp của dịng khói phụ và khói


thở ra của dịng khói chính cũng như các tạp chất nhiễm khuếch tán qua giấy quấn
thuốc lá và đầu điếu thuốc của các lần hút.
Các chất gây ung thư: nghiên cứu cho thấy trong khói thuốc lá có chứa hơn
7000 chất. Trong đó, có 70 chất đã được xác nhận là nguyên nhân gây ung thư [26].
Các chất gây ung thư trong khói thuốc lá bao gồm nhiều chất có cấu trúc hóa học
khác nhau, bao gồm: hydrocarbon thơm đa vịng (PAHs), N-nitrosamines, amin
thơm, aldehyde, hydrocacbon hữu cơ dễ bay hơi và kim loại. Ngoài các chất gây
ung thư đã được kể trên, người ta cũng ghi nhận được một số chất khác trong thuốc
lá có khả năng gây ung thư. Chúng bao gồm các PAHs đã được alkyl hóa, các chất
oxy hóa, các gốc tự do, và các chất ức chế. Các bằng chứng đáng kể cho thấy trong
các bệnh ung thư ở người do hút thuốc lá, PAHs, N-nitrosamines, amin thơm, và
một số chất hữu cơ dễ bay hơi có vai trị chính [27].


7

1.2.1.2.

Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe

Thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của nhiều bệnh tật cũng như tử
vong trên toàn thế giới. Theo WHO, phần lớn những người HTL đều không hiểu rõ
tận tường về những mối nguy cơ sức khỏe mà thuốc lá có thể gây ra. Họ chỉ hiểu
chung chung HTL nguy hại. Họ không biết rằng HTL cũng gây bệnh tim mạch, đột
quỵ và nhiều căn bệnh khác, bao gồm nhiều dạng ung thư khác [14].
Hút thuốc lá và các bệnh tim mạch: Trong số các bệnh tim mạch, người hút
thuốc có nguy cơ mắc cao nhất là các bệnh tăng huyết áp, suy yếu mạch vành, đau
thắt ngực, loạn nhịp [11].
Trong vài phút đầu sau khi hút thuốc cơ thể bắt đầu có phản ứng, nhịp tim tăng,

nhịp tim có thể tăng 30%. Để đáp ứng lại kích thích này, mạch máu bắt đầu co bóp
lại buộc tim hoạt động nhiều hơn làm tăng huyết áp [11]. Hút thuốc làm tăng nguy
cơ tăng huyết áp lên 2-3 lần. Đáng ngạc nhiên hơn, nguy cơ tăng huyết áp ở những
người hút thuốc sẽ giảm nhanh chóng trong vịng 2-3 năm sau khi bỏ thuốc lá.
Ngồi ra, HTL cịn làm giảm tác dụng của một số loại thuốc hạ áp [37].
Hút thuốc lá là nguy cơ tiềm tàng hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các
mảng xơ vữa làm cản trở và hẹp lịng mạch làm giảm lượng máu lưu thơng trong
lịng mạch có thể dẫn đến tăng huyết áp. Động mạch chủ bị yếu đi do những mảng
xơ vữa tạo thành những chổ phình, những người HTL có nguy cơ bị phình mạch
cao gấp 8 lần so với người khơng HTL [11].
Người hút thuốc lâu năm mắc đau thắt ngực và đau tim ở mức độ nhiều hơn
người không hút thuốc. Người hút thuốc không chỉ phải chịu các cơn đau tim hơn
người khơng hút thuốc mà họ cịn phải chịu đựng các cơn đau tim xảy ra sớm và lặp
lại nhiều lần trong cuộc đời. Theo ước tính HTL làm tăng nguy cơ tái phát bệnh đau
tim trong một năm từ 6,3%-12,5% nhiều hơn so với người không hút thuốc. Hút
thuốc lá cịn tác động đến cơ thể thơng qua làm tăng các chất hóa học trong cơ thể
như adrenalin, catecholamine. Chính sự tác động này có thể gây loạn nhịp tim [11].


8

Hút thuốc lá và các bệnh hô hấp:
Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp
nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hơ hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao
hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm khơng hút
thuốc, tỷ lệ chết do lao hơ hấp ở nhóm HTL cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm
và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần [18].
Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hơ hấp mãn tính
bao gồm viêm phổi, làm tổn thương quá trình sinh học ảnh hưởng đến phế quản và
phế nang phổi, làm hạn chế phát triển chức năng phổi ở trẻ em, vị thành niên và

chứng giảm chức năng phổi người lớn [18].
Hút thuốc lá được biết như là nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
(BPTNMT). Đây là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Nghiên
cứu cho thấy 15% những người HTL sẽ có triệu chứng lâm sàng của BPTNMT và
80%-90% người mắc BPTNMT tính là người nghiện thuốc lá. Người hút thuốc có tỉ
lệ tử vong do BPTNMT cao gấp 10 lần so với người khơng hút thuốc [18].
Ngồi ra, hút thuốc lá cũng được xem như là yếu tố làm trầm trọng của bệnh hen.
Ở người hút thuốc lá bệnh hen sẽ bị nặng hơn. Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong vì
bệnh hen trong số người đang hoặc đã từng hút thuốc là gấp đôi so với người không
hút thuốc: 3,7 trên 100.000 so với 8,3 trên 100.000 [10].
Hút thuốc lá và ung thư:
Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư
được tiến hành, các nghiên cứu này cho kết quả khoảng một phần ba trong số những
người chết vì ung thư có liên quan đến thuốc lá. Khoảng 90% người chết vì ung thư
phổi có liên quan đến thuốc lá. Ngồi ra , thuốc lá cịn gây ung thư ở nhiều bộ phận
khác của cơ thể như: họng, thanh quản, thực quản, tuyến tụy, tử cung, cổ tử cung,
thận, bàng quang, ruột, trực tràng [2].
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi cao gấp 10 lần so với những người
không HTL. Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm HTL, số lượng thuốc lá
tiêu thụ hàng ngày cũng như tuổi bắt đầu hút thuốc. Những người không HTL mà


9

kết hơn với người HTL, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết
hôn với người không HTL [13].
Hút thuốc lá và các vấn đề sức khỏe khác:


Hút thuốc lá và đái tháo đường (ĐTĐ): Hút thuốc lá được xem như là


nguyên nhân của ĐTĐ tuýp 2. Những người HTL có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn
những người không hút thuốc 30-40%. Những người đã bị ĐTĐ hút thuốc lá có
nguy cơ mất kiểm sốt bệnh tật cao hơn những người ĐTĐ không hút thuốc lá
cũng như khó khăn hơn trong việc sử dụng insulin điều trị. Càng HTL nguy cơ mắc
ĐTĐ tuýp 2 càng cao. Bất kể đối với loại ĐTĐ nào thì việc HTL cũng làm việc
kiểm sốt bệnh trở nên khó khăn hơn [29].


Hút thuốc lá và các vấn đề sinh sản: những người nam hút thuốc có nguy cơ

bị liệt dương cao gấp 2 lần những người không hút thuốc. Tỉ lệ sinh đẻ ở phụ nữ hút
thuốc cũng thấp hơn 30% so với phụ nữ khơng hút thuốc. Cịn đối với phụ nữ mang
thai, đã có nghiên cứu của Hội Sản phụ khoa Mỹ cho rằng những sản phụ hút
1bao/ngày làm tăng nguy cơ đẻ non 20% so với thai phụ không hút thuốc. Hút
thuốc cũng làm tăng nguy cơ thai chết lưu và trẻ sơ sinh nhẹ cân [2].
1.2.2. Ảnh hưởng của thuốc lá tới kinh tế xã hội
Mặc dù ngành cơng nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách quốc gia,
nhưng phần đóng góp này khơng đủ bù đắp những tổn thất kinh tế do sử dụng thuốc
lá gây ra đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho
chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm với tổn phí do
giảm năng suất lao động, do hỏa hoạn, do mất thu nhập và những tổn hại cho mơi
trường khác. Chỉ tính riêng ở Mỹ năm 1999, ước tính chi phí cho thuốc lá chiếm 6%
tổng chi phí chăm sóc sức khỏe. Mỗi năm, thiệt hại cháy rừng do thuốc lá gây ra là
rất lớn, năm 1987 có 300 người chết liên quan đến cháy do thuốc lá, 5000 người trở
thành người vô gia cư, 1,3 triệu hecta rừng bị thiêu rụi. Ngồi ra, mỗi năm có đến 1
triệu trận hỏa hoạn bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ em sử dụng bật lửa thuốc lá [35].
Theo ước tính trong tổng số các vụ hỏa hoạn gây chết người trên thế giới thì
nguyên nhân do hút thuốc chiếm 10%, giết chết 300.000 người và gây thiệt hại 27



10

tỷ USD. Thống kê ở Mỹ năm 2001, mỗi năm những người hút thuốc lá mất 6,16
ngày nghỉ phép vì bệnh trong khi những người không hút thuốc lá chỉ mất 3,86
ngày. Chi phí mất mát hằng năm ở Úc (1994) do nghỉ làm liên quan đến thuốc lá là
16,5 triệu đơ, trong khi chi phí liên quan do rượu chỉ có 5,5 triệu đơ. [35].
Tại Việt Nam, năm 2007, người dân đã chi 14.000 tỷ đồng cho việc mua thuốc
lá. Ngồi tổn thất do chi phí mua thuốc lá, chi phí chăm sóc y tế cho ba bệnh ung
thư phổi, COPD, tim do thiếu máu cục bộ do thuốc lá gây ra đã lên tới 2.304 tỷ
đồng/năm. Các tổn thất tại Việt Nam chưa tính đến chi phí chăm sóc y tế cho 22
bệnh cịn lại liên quan thuốc lá (chi phí này tại Thái Lan là 414 triệu USD/năm); chi
phí giảm hoặc mất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm liên quan đến
thuốc lá (tại Mỹ chi phí này là 167 tỷ USD/năm, Úc: 23 tỷ USD/năm); chi phí nghỉ
giữa giờ để hút thuốc, tổn thất do cháy nổ liên quan đến thuốc lá (Úc: 63 triệu
AUD/năm, Canada: 81.5 triệu CAD/năm); chi phí vệ sinh môi trường tăng [8].
Trong một nghiên cứu của WHO năm 2011 tìm thấy mối liên hệ nghịch giữa
mức thu nhập và tình trạng sử dụng thuốc lá. Kết quả nghiên cứu này cho thấy ở
những nước có thu nhập thấp, trung bình chi tiêu cho thuốc lá chiếm 10,7% chi tiêu
gia đình. Ở các nước đang phát triển, nhiều người nghèo sử dụng thu nhập của họ
để mua thuốc lá hút thay vì mua thực phẩm, chăm sóc y tế, giáo dục. Ở Ấn Độ, một
nghiên cứu ước lượng rằng việc tiêu thụ thuốc lá làm hao mòn kinh tế khoảng 15
triệu người, trong khi đó những người vơ gia cư ở Ấn Độ thường chi cho thuốc lá
nhiều hơn thực phẩm. Ở Cambodia, nghiên cứu tìm thấy vịng tròn liên quan giữa
hút thuốc lá và giáo dục. Giáo dục thấp làm tăng tình trạng hút thuốc lá, việc tăng
hút thuốc lá lại làm giảm bớt tiền chi cho giáo dục [25]. Ở các quốc gia đang phải
đối mặt với gánh nặng bệnh tật cao, hút thuốc lá làm tăng chi phí y tế dành để chữa
trị các bệnh tật do thuốc lá gây nên, đồng thời cũng dẫn tới tình trạng giảm thu nhập
do năng suất lao động giảm vì trạng bệnh tật có liên quan đến thuốc lá.
Ngồi ra, tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tác động của hút thuốc

lá đến kinh tế xã hội. Nghiên cứu của Trương Văn Hậu, Thái Dũng Nam và cộng
sự (2014) về “Hút thuốc lá và ảnh hưởng của nó đến chi tiêu và sức khỏe của


11

người dân tại quận Ninh Kiều Cần Thơ” cho kết quả chi phí cho hút thuốc 1
tháng của người đang hút thuốc chiếm 6,5% chi tiêu cả tháng, tương đương
khoảng 530.000 đồng, lớn hơn chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe (4,5%) [16].
Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Nguyễn Thạc Minh, Hồng Văn Kính
và các cộng sự nghiên cứu về “Gánh nặng tài chính của hút thuốc lá đối với hộ
gia đình” cho thấy năm 1988, sản lượng thuốc lá của sản xuất trong nước là 2,14 tỷ
bao, thuốc nhập lậu ước tính là 200 triệu bao. Như vậy tổng chi thuốc lá tại Việt
Nam là 5.834 tỷ đồng. Dựa trên kết quả khảo sát mức sống của người dân, ước tính
dựa vào chi trung bình của người hút thuốc và số lượng người hút thuốc tại Việt
Nam cho thấy tổng số tiền chi mua thuốc lá tại Việt Nam năm 1998 là 6.564 tỷ
đồng. Dựa vào Điều tra Y tế quốc gia, tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 38,8%, số
nam giới độ tuổi 15 trở lên là 31 triệu người, và chi thuốc lá trung bình của một
người hút thuốc là 682.800 đồng năm; uớc tính được số tiền chi tiêu cho thuốc lá là
8.213 tỷ đồng năm 2002 [20].
1.3.

Các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá

1.3.1. Các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trên thế giới
Framework Convention on Tobacco Control [41] (FCTC) hay cịn gọi là Cơng
ước Khung về Kiểm sốt thuốc lá được thơng qua vào tháng 5 năm 2003 sau 4 năm
đàm phán và có hiệu lực từ ngày 27 tháng 2 năm 2005. Đây là hiệp định đầu tiên
được thương lượng dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới. FCTC của WHO là
một hiệp ước dựa trên bằng chứng khẳng định quyền được hưởng sức khỏe cao nhất

của tất cả mọi người.
FCTC của WHO thể hiện một sự thay đổi mơ hình trong việc xây dựng một
chiến lược để giải quyết các chất gây nghiện. Trái ngược với các hiệp ước chống ma
túy trước đây, FCTC khẳng định tầm quan trọng của các chiến lược giảm nhu cầu
cũng như các vấn đề cung cấp. FCTC được phát triển như một câu trả lời cho sự lây
lan nhanh chóng của đại dịch thuốc lá tồn cầu.
Nội dung FCTC bao gồm 38 điều và cấu thảnh 11 phần như sau:



×