Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả sau cắt amiđan mạn tính bằng dao điện lưỡng cực tại bệnh viện tai mũi họng cần thơ năm 2017 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

TRẦN DIỆP PHONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU CẮT AMIĐAN MẠN TÍNH
BẰNG DAO ĐIỆN LƢỠNG CỰC TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2017-2018

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

CẦN THƠ – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

TRẦN DIỆP PHONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU CẮT AMIĐAN MẠN TÍNH
BẰNG DAO ĐIỆN LƢỠNG CỰC TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2017-2018


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
BS.CKII. DƢƠNG HỮU NGHỊ

CẦN THƠ – 2018


LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa này, trước hết tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Thầy BS.CKII Dương Hữu Nghị đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng chân thành biết ơn và gởi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Y, Phịng Cơng tác sinh viên,
Phịng Đào tạo đại học Trường Đại học Y dược Cần Thơ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.
Quý Thầy cô trong Bộ môn Tai Mũi Họng đã đóng góp cho tơi những ý
kiến q báu và Thư viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ đã hỗ trợ tơi
nhiều tài liệu có giá trị giúp tơi hồn thành tốt luận văn.
Ban Giám đốc, Phịng Kế hoạch tổng hợp, các Bác sĩ điều trị, Bác sĩ
nội trú, Điều dưỡng Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian thu thập số liệu nghiên cứu tại Bệnh viện.
Tôi cũng cảm ơn các bạn cũng khóa ln bên cạnh ủng hộ, động viên
tơi hồn thành tốt luận văn, cám ơn bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân đã
tham gia nghiên cứu và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ngƣời thực hiện đề tài

TRẦN DIỆP PHONG



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Ngƣời thực hiện đề tài

TRẦN DIỆP PHONG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CÁM ƠN
LƠI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Sơ lược giải phẫu học của amiđan khẩu cái................................................. 3
1.2. Miễn dịch học của amiđan ........................................................................... 5
1.3. Vi khuẩn học amiđan ................................................................................... 6
1.4. Sơ lược về viêm amiđan mạn tính ............................................................... 6
1.5. Điều trị viêm amiđan bằng phẫu thuật ....................................................... 10
1.6. Sơ lược các phương pháp cắt amiđan ........................................................ 13
1.7. Một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của viêm amiđan mạn tính và
đánh giá kết quả sau cắt amiđan bằng phương dao điện lưỡng cực ................. 15
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 18

2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 18
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 18
2.5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 22
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 27
2.7. Vấn đề y đức trong nghiên cứu .................................................................. 27


Chƣơng 3 - KẾT QUẢ ....................................................................................... 28
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 28
3.2 Đặc điểm lâm sàng của viêm amiđan mạn tính .......................................... 30
3.3 Đánh giá kết quả sau phẫu thuật cắt amiđan mạn tính bằng dao điện
lưỡng cực........................................................................................................... 36
Chƣơng 4 - BÀN LUẬN ..................................................................................... 43
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 43
4.2 Đặc điểm lâm sàng của viêm amiđan mạn tính .......................................... 44
4.3 Đánh giá kết quả sau phẫu thuật cắt amiđan mạn tính bằng dao điện
lưỡng cực........................................................................................................... 49
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 56
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APTT

Activated partial thromhoplastin time


BCG

Bacllus Calmette Guérin

BMI

Index (Chỉ số khối cơ thể)

BV

Bệnh viện

GOT

Glutamat Oxaloacetat Transaminase

GPT

Glutamat Pyruvat Transaminase

PT

Prothrombin Time (Thời gian Prothrombin)

TMH

Tai Mũi Họng

VA


vegetation adenoide Sùi vòm (hạnh nhân vòm)

VAS

Visual analog scale (Thang điểm đau dành cho người
lớn)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi ............................................................... 28
Bảng 3.2: Đặc điểm triệu chứng cơ năng hiện tại ........................................ 30
Bảng 3.3: Đặc điểm triệu chứng cơ năng của các đợt viêm amiđan cấp ...... 31
Bảng 3.4: Phương pháp điều trị các đợt viêm cấp ........................................ 32
Bảng 3.5: Bảng các bệnh lí kèm theo............................................................ 33
Bảng 3.6: Các thói quen thường gặp liên quan đến viêm amiđan mạn ........ 33
Bảng 3.7: Tiền sử gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến viêm amiđan ... 34
Bảng 3.8: Đặc điểm độ to của amiđan ......................................................... 34
Bảng 3.9: Tình trạng bề mặt amiđan ............................................................. 35
Bảng 3.10: Tình trạng trụ trước của amiđan ................................................. 35
Bảng 3.11: Các thể lâm sàng của viêm amiđan mạn tính ............................. 35
Bảng 3.12: Thời gian hố amiđan lên giả mạc sau mổ ................................... 37
Bảng 3.13: Mức độ lên giả mạc của hố amiđan ............................................ 37
Bảng 3.14: Thời gian bong giả mạc .............................................................. 37
Bảng 3.15: Mức độ lên mô hạt của hố amiđan ............................................. 38
Bảng 3.16: Kết quả triệu chứng thực thể ...................................................... 38
Bảng 3.17: Sự cải thiện triệu chứng nuốt đau sau 3 tháng ........................... 39
Bảng 3.18: Sự cải thiện triệu chứng nuốt vướng sau 3 tháng ....................... 39
Bảng 3.19: Sự cải thiện triệu chứng sốt vặt sau 3 tháng ............................... 40
Bảng 3.20: Sự cải thiện triệu chứng ho khan sau 3 tháng............................. 40

Bảng 3.21: Sự cải thiện triệu chứng hôi miệng sau 3 tháng ......................... 41
Bảng 3.22: Sự cải thiện triệu chứng nghẹt mũi sau 3 tháng ......................... 41


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Giải phẫu khoang miệng ................................................................ 4
Hình 1.2: Vịng bạch huyết họng Waldeyer ................................................... 5
Hình 2.1: Thước đo thang điểm đau VAS ................................................... 25
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố theo giới tính ................................................ 28
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bố theo nghề nghiệp .......................................... 29
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ phân bố theo nơi cư ngụ ............................................ 29
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân bố theo lí do nhập viện ...................................... 30
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân bố theo thời gian mắc bệnh ............................... 31
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ tần suất viêm amiđan cấp tái phát trong 1 năm ......... 32
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ mức độ đau sau phẫu thuật ........................................ 36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Họng là cửa ngõ của cơ thể, là ngã tư của đường ăn và đường thở. Đồng
thời, họng chính là nơi cơ thể tiếp xúc đầu tiên với nhiều yếu tố gây bệnh như
vi khuẩn, siêu vi trùng, dị vật, các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể theo thức
ăn, nước uống và khí thở [1]. Hơn nữa, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm thấp,
cịn nhiều tồn tại về ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm nên các
bệnh về họng rất hay gặp, trong đó viêm amiđan là khá phổ biến.
Bệnh viêm amiđan đã được nghiên cứu từ rất lâu. Theo tài liệu của Tổ
chức y tế Thế giới, tỉ lệ viêm amiđan trong cộng đồng rất cao, vùng Đông
Nam Á chiếm tỉ lệ từ 25 - 30 %. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi trong đó thường gặp
nhất là lứa tuổi từ 3-7 tuổi. Ở Châu Á, Châu Mỹ tỉ lệ bệnh thay đổi từ 27%

đến 28% [1]. Theo một số tác giả, tỉ lệ viêm amiđan ở nước ta chiếm khoảng
30% [1] và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, năng suất
lao động đồng thời việc điều trị cũng tốn kém nhiều. Theo thống kê năm 1997
của bệnh viện Nhi Đồng I Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng bệnh nhân đến
khám tại khoa Tai Mũi Họng là 42 539 trong đó có 1205 bệnh nhi bị viêm
amiđan đã được cắt amiđan [1]. Theo báo cáo tổng kết tình hình khám chữa
bệnh tai, mũi, họng tại các cơ sở y tế có khám chuyên khoa Tai Mũi Họng
Thành phố Cần Thơ năm 2010 thì các bệnh về viêm amiđan - họng chiếm
29,68%. Số lượng bệnh nhân được cắt amiđan là 940 trên tổng số 2755 chiếm
tỉ lệ 34,12% [28].
Những vấn đề liên quan đến điều trị và phẫu thuật amiđan luôn luôn là
mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với bác sĩ Tai Mũi Họng mà cả các bác
sĩ Nhi khoa và bác sĩ Gia đình. Những hiểu biết mới trong 20 năm gần đây về
vai trò của amiđan và vegetation adenoide (VA) cùng với vòng bạch huyết
Waydeyer trong đáp ứng miễn dịch đã làm sáng tỏ những quan điểm mới về


2

vai trò miễn dịch của amiđan và vegetation adenoide cũng như đã thống nhất
được những chỉ định cụ thể về cắt amiđan.
Trong giai đoạn phát triển của y học hiện nay, phương pháp điều trị
bằng phẫu thuật cắt bỏ amiđan được xem là phương pháp có hiệu quả triệt để,
ít tốn kém. Tuy nhiên sau phẫu thuật những triệu chứng của bệnh nhân có
được cải thiện triệt để hay khơng thì đến nay đã có nhiều nghiên cứu nhưng
chỉ khảo sát một số triệu chứng như: hội chứng ngừng thở lúc ngủ….và còn
nhiều bàn cải về vấn đề này.
Cắt amiđan là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên
khoa Tai Mũi Họng [15], [33]. Những năm gần đây, có nhiều kỹ thuật và
dụng cụ khác nhau đã được cải tiến và áp dụng nhằm hoàn thiện phẫu thuật

này. Tất cả các kỹ thuật mổ đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà các tác giả nghiên cứu quan tâm là thời
gian phẫu thuật ngắn nhất, ít chảy máu, ít đau sau mổ và rút ngắn thời gian
bình phục để trở lại sinh hoạt bình thường.
Từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả sau cắt amiđan mạn tính bằng
dao điện lƣỡng cực tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 20172018”. Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng viêm amiđan mạn tính có chỉ định cắt
tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2017-2018.

2.

Đánh giá kết quả sau cắt amiđan bằng dao điện lưỡng cực tại
bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2017-2018.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc giải phẫu học của amiđan khẩu cái
Amiđan mà chúng ta nhắc tới trong nghiên cứu này thật ra chính là
amiđan khẩu cái (Amygdale palatine) hay còn gọi là hạnh nhân khẩu cái
(tonsilla palatina). Đó là hai khối tổ chức bạch huyết lớn nhất của vịng bạch
huyết Waldeyer. Amiđan có hình bầu dục, nằm trong một hố giữa trụ trước
(cung khẩu cái lưỡi) và trụ sau (cung khẩu cái hầu) gọi là hố hạnh nhân. Kích
thước amiđan thay đổi theo từng người. Khi mới sinh chiều cao amiđan
khoảng 3,5mm, chiều dài trước sau khoảng 5mm, nặng 0,75g. Khi phát triển

đầy đủ, amiđan có chiều cao khoảng 20mm, chiều dài trước sau khoảng
12mm, rộng 15mm, có 2 cực trên và dưới, hai bờ trước và sau, hai mặt trong
và ngoài. Mặt trong phủ một lớp niêm mạc có 10 đến 30 lõm hạnh nhân, đáy
có nhiều hốc. Mặt ngồi dính vào thành bên hầu bởi một bao xơ liên tục nối
niêm mạc nền hầu và tiếp xúc với cơ khít hầu trên. Bao amiđan là một thành
phần đặc biệt của cân màn hầu, bao phủ bề mặt amiđan và lan vào trong, hình
thành vách dẫn đường mạch máu và thần kinh. Còn amiđan được tách dễ dàng
ra khỏi thành bên họng và khỏi mô liên kết lỏng lẻo [7],[12],[17].
Động mạch cấp máu cho amiđan khẩu cái gồm các nhánh động mạch
xuất phát từ động mạch cảnh ngoài, đi vào cực trên hoặc cực dưới amiđan. Có
3 nhánh động mạch đi vào ở cực dưới: nhánh động mạch amiđan của động
mạch lưỡi trước, nhánh động mạch khẩu cái lên đi vào mặt sau và cuối cùng
là nhánh động mạch amiđan của động mạch mặt. Ở cực trên có 2 nhánh:
nhánh động mạch họng lên đi vào từ mặt sau và nhánh động mạch khẩu cái
thứ yếu đi vào từ mặt trước. Nhánh động mạch amiđan của động mạch mặt là
nhánh to nhất [10],[17].


4

Tĩnh mạch dẫn máu qua amiđan vào bao. Đám rối dẫn lưu vào tĩnh mạch
lưỡi và tĩnh mạch hầu, sau đó đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. Bạch mạch nhận
bạch huyết từ amiđan về nhóm hạch cổ sâu trên và đặc biệt đến nhóm hạch
cảnh nhị thân nằm ngay dưới bụng sau của cơ nhị thân. Thần kinh chi phối
cho vùng amiđan gồm nhánh amiđan của dây thần kinh thiệt hầu, dây thần
kinh khẩu cái nhỏ thuộc dây thần kinh hàm và thần kinh giao cảm tự hạch
giao cảm cổ trên [7].

Hình 1.1. Giải phẫu khoang miệng
(Atlas giải phẫu ngƣời, Frank H. Netter) [4]



5

1.2. Miễn dịch học của amiđan
Trước đây có thời kỳ người ta coi amiđan là khối thịt dư, là ổ viêm
nhiễm nên đã cắt bỏ hàng loạt gây tiêu phí và làm giảm sức đề kháng của
trẻ.Từ thập niên 40 của thế kỷ XX, nhờ có những hiểu biết mới về chức năng
miễn dịch của amiđan, người ta đã có cái nhìn tích cực và tồn diện hơn về
chúng. Tại bề mặt của họng có một bộ phận lympho tiếp xúc trước tiên với
các chất lạ theo khơng khí thở hay theo thức ăn xâm nhập vào cơ thể, đó là
amiđan - cơ quan lympho họng, các khối mô lympho của vịng Waldeyer,
trong đó amiđan khẩu cái nằm ở trung tâm vùng chiến lược này [6].

Bao xung quanh
vòi Eustachi

V.A
Amiđan
vòi

Amiđan
khẩu cái

Amiđan
vòi

Amiđan
lưỡi


Amiđan
khẩu cái

Nằm ở mỗi bên
của họng

Nằm dưới niêm mạc
ở 1/3 sau lưỡi

Hình 1.2: Vịng bạch huyết họng Waldeyer
(Vai trị miễn dịch và phấu thuật căt amiđan, Nguyến Hữu Khôi [6]
Amiđan chứa nhiều tế bào lympho B thực hiện chức năng miễn dịch.
Phần lớn các chất dơ bẩn được amiđan thải ra ngoài, chỉ các chất gây bệnh


6

mới được các tế bào lympho B bắt đưa vào trong tổ chức amiđan để thành lập
kháng thể chủ yếu là IgA. Do đó, amiđan khẩu cái có vai trị là chìa khố
trong sự đáp ứng miễn dịch đầu tiên chống lại các kháng nguyên xâm nhập
vào cơ thể thông qua đường mũi và đường miệng.
Miễn dịch ở amiđan của con người hoạt động mạnh nhất từ 4 đến 10
tuổi. Amiđan hầu như không phát triển kể từ tuổi dậy thì, sau đó nhỏ dần và
teo nhỏ theo tuổi tác. Sự viêm nhiễm amiđan nhiều lần dẫn đến chức năng
miễn dịch của amiđan bị hạn chế. Vì vậy, amiđan chỉ nên được lấy bỏ đi khi
bệnh cảnh lâm sàng được xác định rõ ràng, nhất là ở trẻ em [6],[17].
1.3. Vi khuẩn học amiđan
Khi mới sinh ra, amiđan hoàn toàn vô trùng, nhưng khi thở vào lần đầu
tiên vi khuẩn và nấm theo khơng khí bám vào amiđan. Trong bệnh lý viêm
amiđan, các tác nhân vi sinh vật gây bệnh thường gặp là liên cầu bêta tan

huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu, H. Influenzae ...[6],[11].
1.4. Sơ lƣợc về viêm amiđan mạn tính
Bệnh lý viêm amiđan có thể phân ra thành 4 nhóm: viêm amiđan cấp,
viêm amiđan cấp tái đi tái lại, viêm amiđan mạn tính và bệnh lý tắc nghẽn
đường thở do amiđan. Trong giới hạn của nghiên cứu này chúng tơi chỉ trình
bày về viêm amiđan mạn tính [1], [7].
1.4.1. Định nghĩa
Viêm amiđan mạn tính là tình trạng viêm thường xuyên, tái đi tái lại
ngiều lần của amiđan khẩu cái. Có thể biểu hiện bằng những đợt viêm amiđan
cấp tái hồi thường từ 4 đến 5 đợt/năm, giữa các đợt hồn tồn khơng có triệu
chứng lâm sàng hoặc có thể biểu hiện bằng tình trạng viêm mạn kéo dài liên
tục nhiều tuần (≥ 4 tuần) [7].


7

1.4.2. Nguyên nhân
Viêm amiđan cấp không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ bị tái phát
nhiều lần và trở thành viêm amiđan mạn tính. Bệnh gây quá phát thể tích
amiđan do viêm kéo dài hoặc viêm tái hồi gây q sản nhu mơ hoặc bị xơ hóa
do thối hóa và tắc nghẽn các hốc [2], [7].
Vi sinh vật gây viêm amiđan mạn thường gặp là liên cầu bêta tan huyết
nhóm A, tụ cầu, phế cầu… [2], [12].
1.4.3. Triệu chứng toàn thân
Triệu chứng toàn thân thường nghèo nàn, các triệu chứng có thể gặp là
bệnh nhân ngầy ngật, sốt về chiều, toàn trạng gầy yếu xanh xao, trẻ em chậm
lớn. Đơi khi khơng có triệu chứng gì ngồi tái phát hoặc hồi viêm thì có triệu
chứng giống như viêm amiđan cấp [2], [7].
1.4.4. Triệu chứng cơ năng
Đau họng tái đi tái lại nhiều lần.

Cảm giác vướng ở cổ họng, nuốt vướng.
Thở khò khè, đêm ngáy to trong những thể amiđan quá phát.
Cảm giác ngứa rát cổ họng nhất là khi phải nói nhiều.
Ho khan từng cơn nhất là vào buổi sáng lúc ngủ dậy.
Hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amiđan (gồm những tế
bào biểu mô chết, những lympho bào, những hạt acid béo và 1 số vi khuẩn).
Giọng nói hơi khàn nhẹ [1], [2].
1.4.5. Triệu chứng thực thể
Tùy theo từng thể bệnh có những đặc điểm lâm sàng khác nhau [7]:
- Thể viêm amiđan quá phát: Amiđan to như hạt hạnh nhân ở hai bên
thành họng, vượt quá 2 trụ, có khi gần chạm vào đường giữa, ở thành sau


8

họng niêm mạc bóng, đỏ nhẹ, trụ trước đỏ, trong các hốc nhất là ở cục trên có
khi có ít mủ trắng vàng, theo hình thái có thể chia làm 3 loại:
+Amiđan có cuống
+Amiđan treo xuống
+Amiđan ẩn
- Thể viêm amiđan xơ teo: thường gặp ở người lớn, amiđan nhỏ nhưng
mặt không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt những xơ trắng biểu hiện
của tình trạng viêm nhiễm nhiều lần. Trụ trước màu đỏ sẫm, trụ sau dầy.
Những amiđan này giảm thể tích, thường rắn, mất vẻ mềm mại bình thường,
ấn vào amiđan có thể thấy phịi mủ hơi ở các hốc hoặc những cụm casesum
trắng ngà và thối [11].
- Viêm amiđan hốc mủ: Viêm amiđan cấp tái diễn nhiều lần (viêm cấp
tái hồi) đưa đến tình trạng các hốc amiđan trở thành ổ nhiễm khuẩn mạn tính.
Trên bề mặt amiđan có những ổ vi áp xe thực sự, trong các hốc amiđan có
chứa các chất giống bã đậu. Trong viêm amiđan mạn, amiđan có thể to hoặc

khơng to, nhưng đây không phải là yếu tố quan trọng trong quyết định cắt
amiđan [11].
1.4.6. Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm amiđan mạn tính khơng những dựa vào số lần viêm của
nó mà cịn căn cứ vào những rối loạn tồn thân và chức năng amiđan làm cơ
sở cho chẩn đoán xác định.
Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác về amiđan như: giang
mai họng thể quá phát, bệnh lao amiđan, u lympho amiđan, ung thư amiđan.
Ngoài ra thầy thuốc cần quan tâm đến viêm amiđan mạn tính khi bệnh
nhân có đau họng kèm với nuốt khó kéo dài hơn 4 tuần [1],[2],[7].


9

1.4.7. Biến chứng
Các biến chứng của viêm amiđan mạn tính có thể gặp là:
- Viêm thanh - khí - phế quản.
- Viêm tấy quanh amiđan: ở trẻ em biến chứng này ít gặp hơn người lớn.
- Áp xe amiđan: biến chứng ít xảy ra.
- Thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận: các biến chứng này do liên cầu
khuẩn tiêu huyết bêta nhóm A gây ra.
- Rối loạn tiêu hố: do nuốt mủ và chất bã đậu từ amiđan rơi vào đường
tiêu hoá làm trẻ bị rối loạn tiêu hoá (thường tiêu chảy) [19], [21], [28].
1.4.8. Điều trị
 Điều trị nội khoa
Trong những năm gần đây việc điều trị viêm amiđan đã có sự thay đổi,
người ta khơng tập trung chủ yếu cho việc cắt amiđan vì nó cịn phục vụ chức
năng miễn dịch quan trọng trong cơ thể. Những em bé bị viêm amiđan chưa
đáng chỉ định điều trị phẫu thuật thì điều trị bằng thuốc như kháng sinh,
kháng viêm. Trong các trường hợp bị viêm, nên quệt amiđan tìm vi khuẩn và

làm kháng sinh đồ để sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ [11], [21].
Vi khuẩn trong viêm amiđan mạn thường là liên cầu, phế cầu, tụ cầu, H.
Influenzae...nên kháng sinh bêta - lactam như Amoxicillin, Amoxicillin kết
hợp acid clavulanate, Cephalosporine thế hệ 1, 2 đường uống vẫn là những
thuốc lựa chọn ban đầu. Ngồi ra, có thể sử dụng giảm đau, hạ sốt, thuốc
chống ho điều trị các triệu chứng kèm theo. Trong trường hợp điều trị khơng
đúng cách và chuyển thành viêm mạn tính, bệnh tái phát đợt cấp nhiều lần
gây ảnh hưởng cuộc sống bệnh nhân, nên nghĩ đến phẫu thuật [21].
 Điều trị phẫu thuật
Hiện nay, có nhiều kĩ thuật mới được đưa vào trong phẫu thuật cắt
amiđan nhằm hạn chế chảy máu trong phẫu thuật, rút ngắn thời gian phẫu


10

thuật cũng như giảm đau và biến chứng sau phẫu thuật. Trên thế giới và trong
nước đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu so sánh việc ứng dụng các phương
pháp phẫu thuật kinh điển như phẫu tích bóc tách bằng thòng lọng, phương
pháp sluder, cho đến việc sử dụng phương pháp sử phương tiện kỹ thuật hiện
đại như dao điện đơn cực, lưỡng cực, coblator, cắt bằng laser hay bằng
phương pháp đông lạnh [10], [27].
1.5. Điều trị viêm amiđan bằng phẫu thuật
1.5.1. Chỉ định cắt amiđan
Theo các tác giả Nhan Trừng Sơn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Khôi [6] ,
[10], [20] những chỉ định cắt amiđan gồm:
*Chỉ định chính
- Viêm amiđan quá phát có hội chứng ngừng thở lúc ngủ (OSASObstructive Sleep Apnea Syndrome: trong 7 giờ ngủ đêm ngừng thở trên
30 lần, mối lần trên 10 giây)
- Viêm amiđan quá phát gây nghẽn đường hô hấp trên điều trị nội khoa
khơng giảm.

- Viêm amiđan có trên 5 đợt tái phát trên năm.
- Áp - xe quanh amiđan lần1, lần 2, cắt amiđan ngay sau 1 tháng.
- Amiđan quá phát một bên nghi ngờ ung thư.
- Viêm amiđan gây bất thường khớp cắn, tăng trưởng sọ mặt được chuyên
khoa Răng Hàm Mặt xác nhận.
*Chỉ định phụ
- Viêm amiđan do liên cầu tan huyết bêta nhóm A khơng đáp ứng với điều
trị với kháng sinh nhóm bêta lactam.
- Viêm amiđan có hơi thở có mùi hơi thường xun khơng đáp ứng với
điều trị nội khoa.
- Viêm amiđan mạn kéo dài không đáp ứng điều trị nội khoa.


11

1.5.2. Chống chỉ định cắt amiđan
Theo tác giả Nguyễn Hữu Khôi, Lê Văn Lợi [7], [10]
*Chống chỉ định tuyệt đối:
- Bệnh nhân có cơ địa chảy máu hoặc bệnh về máu hoặc có trình trạng
thiếu máu (Hemoglobin<=10g/dl, hematocrite<= 30%).
- Bệnh nhân có bệnh nội khoa chưa được kiểm sốt được hoặc có nguy cơ
cao khi gây mê: suy yếu, suy chức năng gan, đái tháo đường chưa kiểm
soát, rối loạn về tim, huyết áp chưa kiểm soát được.
*Chống chỉ định tƣơng đối:
- Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn cấp: đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hơ
hấp và nhiễm khuẩn tồn thân, viêm amiđan cấp.
- Không cắt amiđan ở trong vùng có dịch, trong đợt bùng phát dịch như
cúm, sởi, sốt xuất huyết Dengue.
- Nếu dùng vaccin phòng bại liệt phải hỗn 15 ngày mới cắt amiđan.
- Nếu tiêm BCG phịng bệnh lao phải hoãn 6 tháng mới cắt amiđan.

- Tạm hỗn ở phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
- Nên dè dặt chỉ định ở những người quá yếu, trẻ quá nhỏ (<4 tuổi) hoặc
người cao tuổi (trên 50 tuổi).
- Đặc biệt thận trọng chỉ định đối với ca sĩ, cần giải thích và báo trước khả
năng thay đổi giọng hát sau phẫu thuật.
1.5.3. Biến chứng khi cắt amiđan
Cắt amiđan tuy được coi là trung phẫu nhưng cũng có một số biến chứng
nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng thường gặp là: [7], [10]
- Biến chứng liên quan đến vô cảm (gây mê - gây tê): có thể đưa đến ngất
hoặc tử vong thường do banh miệng quá căng hoặc đẩy lưỡi tụt sâu
xuống họng, hoặc do co thắt, phù nề thanh quản, hoặc phản ứng phản vệ
do thuốc mê...



×