Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong thơ nôm hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 36 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM NHA TRANG
KHOA XĂ HỘI - TỔ VẢN

Giảng viên hướng d ẫ n : ThS. Trần Thị Thanh Huyền
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Hoài Duy
Lởp
: sư Phạm Ngữ Văn
Khóa
: 38

TRƯỜNG DẠ! HỌC KHÁNH HỊA

THƯ VIỆN
OlhcL Q ívang, tháng, 4 năm , 2 0 1 4


MỤC LỤC
Trang
A. PHÀN MỞ ĐÀU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................... ...........................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................... ............. ...... 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................... ............................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứ u .................................................................................. 2
7. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
8. Cấu trúc đề tà i...................................................................................................3
B. NỘI DUNG CHÍNH......................................... ............................................................. 5
CHƯƠNG 1: HỊ XN HƯƠNG -


cuộc

ĐỜI VÀ s ự NGHIỆP

SÁNG TÁ C ....................................................................................................................5
1.1 Cuộc đời......................................................................................................... 5
1.2. Sự nghiệp sáng tá c ...................................................

6

1.3 Vị trí của Hồ Xn Hương trong thơ nơm đường luật nói riêng và nền
văn học nước nhà nói chung.......................................................................................... 7
CHƯƠNG HAI: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ
NƠM HỒ XN HƯƠNG.......................................................................................... 11
2.1. Hình tượng người phụ nữ thể hiện trên phương diện nội dung....................11
2.1.1 Vẻ đẹp ngoại hình..............................................................................11
2.1.2 Vẻ đẹp phẩm chất............................................................................... 14
2.1.3 Số phận cay đắng tủi nhục..................................................................17
2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương từ phương diện
hình thưc nghệ thuật...................................................................................................... 22
2.2.1 Nghệ thuật được miêu tả trực tiếp.....................................................22
2.2.2 Nghệ thuật miêu tả gián tiếp.............................. ............................... 25

c. KẾT LUẬN ................................................................................32
TÀÍLIỆU THAM KHẢO.................................

33


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của cơ giáo Trần Thị Thanh Huyền. Bên cạnh đó, tơi cũng
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam trung đại, cùng các
thầy cô khoa Ngữ Văn trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những bạn bè lớp Sư phạn Ngữ Văn
K38 đã giúp đỡ tơi trong quả trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tuy nhiên, do trình độ của người thực hiện đề tài cịn những hạn chế nhất định
nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp ý và chỉ
bảo của các thầy cô và các bạn.
Nha Trang, ngày 20 thảng 4 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Hoài Duy


A. PHÀN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hô Xuân Hương là nhà thơ nỗi tiếng của dân tộc ta. Nhưna cuộc đời và thơ văn
của bà còn nhiêu điêu chưa sáng tỏ, từ trước đến nay những người sưu tầm nehiôn cứu
giảng dạy về thơ Hồ Xuân Hương vẫn không ngớt tranh luận về nhiều điều rất cơ bản
về cuộc đời và thơ văn của bà.
Tản Đà cho rằng thơ bà thỉ trung hữu quỷ (trong thơ có quỷ), Xn Diệu thì gọi
bà Bà Chúa thơ Nơm nhìn chung các nhà nghiên cựu đều cùng gặp nhaú ờ cùng một
quan diêm là thơ Hơ Xn Hương có một phong cách riêng khác thường và tài hoa. Hồ
Xuân Hương là nhà thơ giàu giá trị nhân văn, một chất giọng lạ và giàu sắc thái sáng
tạo, đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một tài năng và đọc đáo, một hiện tượng lạ
trong nên văn học Việt Nam, một con người độc đáo cả vê tính cách lẫn thơ văn, mà
cả về sự độc đáo thì từ trước đến nay chưa có nhà thơ nào sánh bằng. Điều làm nên sự
độc đáo, nổi tiếng của bà Chúa thơ Nơm chính là người phụ nữ trong thơ bà, một hình
tượng rất đẹp, rất độc đáo, rất Xn Hương. Có thể nói ngồi văn học dân gian Hồ

Xn Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng
nói của người phụ nữ những tiếng than, những tiếng thét, những tiếng căm hờn, châm
biếm sâu cay.
Cùng với thời gian thơ Hồ Xuân Hương đã được bạn đọc từ lớn đến nhỏ, trai gái
từ bậc hiền nhân quân từ đến những con người chân đất từ trong nước và ngồi nước
đón nhận một cách say mê. Vì vậy việc khẳng định lại giá trị thơ nơm Hồ Xn Hương
là một việc làm mang tính tất yếu và khách quan, và cũng là mong muốn và khát vọng
của nhiều người yêu thích thơ văn của bà, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà việc
nhìn nhận vả đánh giá có nhiều phát triển mạnh mẽ, khi tiếng tăm và tài năng của bà
vang tận nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt trong sách giáo khoa môn Ngữ Văn ở
trường THPT, THCS, một số bài thơ của bà có nội dung trữ tình về vẽ đẹp của người
phụ nữ đã được tuyển chọn giảng dạy, đó là cơ hội tốt để ta xem xét lại giá trị của thơ
nôm Hồ Xuân Hương . Do vậy, tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương là con đường trở về với
cội nguồn văn học dân tộc, tiếp nối con đường mà các nhà khoa học nhân văn nước
nhà đã đi.
Trên cơ sở tiếp thu những cơng trình của các nhà nghiên cứu, phe binh va cac tạp
tài liệu có liên quan chúng tôi quyêt định lựa chọn đê tài Hình tượng ngươi phụ nư


trong thơ nơm Hơ Xn Hương và mong muốn góp thêm một tiếng nói nhỏ bé của
mình bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp thơ ca của Bà Chúa
Thơ Nôm đông thời đê tài này cũng là một tài liệu bổ ích cho chúng tơi. trong công tác
giảng dạy về thơ nôm của Hồ Xuân Hương sau này đạt hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu về tác giả và bước đầu nghiên cứu hình tượng người phụ
nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, đề tài chúng tôi cố gắng đi sâu tìm hiểu thơ và đời của
Hồ Xuân Hương để phục vụ tốt hơn cho học tập và giảng dạy sau này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu xung quanh hình tượng người phụ nữ trong thơ
Nơm Hồ Xuân Hương.

4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hình tượng của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương trong thơ Nôm Đường luật, không khảo sát trên thơ chữ Hán của Hồ Xuân
Hương.
Tập thơ mà chúng tôi khảo sát là Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình của Tuấn
Thành và Anh Vũ tuyển chọn NXBVH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương và làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của mảng đề tài này trong thơ Hồ
Xuân Hương
6. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này tôi đã vận dụng những thao tác và phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê những bài thơ nôm của Hồ Xuân Hương viết về
hình tượng người phụ nữ
- Phương pháp phân tích - tổng họp những tài liệu liên quan đến Hồ Xn Hương
của các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác đê làm rõ vân đê
- Phương pháp so sánh đối chiếu với các bài thơ cùng giai đoạn viết về phụ nữ
7. Lịch sử vấn đề
Hồ Xuân Hương với một tài thơ độc đáo đã trở thành một trung tâm nghiên cứu,
nhưng cho đến nay đề tài về Hô Xuân Hương vân là một vân đê mang tính thời sự văn


học nóng bỏng, là đề tài khơng bao giờ nhàm chán.
Qua các cơng trình nghiên cửu về thơ bà từ trước đến nay chúng ta thấy việc
đánh giá vê thơ Hồ Xuân Hương diễn ra phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau, thậm
chí đơi lập nhau. Trương Tửu tức nhà phê bình Nguyễn Bách Khoa với quan điểm duy
vật sử quan mà gọi thơ bà là thiên tài hiếu dâm. Sau Trương Tửu thuộc phái khoa học
căn cứ thuyết phân tâm học của Freud viết trong quyển Hồ Xuân Hương tác phẩm thân
thế và tài năng cho rằng nữ sĩ người mang tư tưởng hiếu dâm mà cho đó là bị dục

vọng dồn ép khủng hoảng sinh lý tình dục mà ra (Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lãng
Vân, NXB Hội nhà văn 2008)
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu đầu những năm 20 cuối thế kỷ 20 phê bình thơ Hồ
Xuân Hương thật tinh quái những câu thơ hay đọc lên ghê người [1/262] bàn về hình
tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xn Hương đã có nhiều cơng trình nghiên cứu như
cuốn: Văn Học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX của tác giả
Nguyễn Lộc NXBGD 2001, hay cuốn Hồ Xuân Hương tác gia và tác phẩm NXBGD
2007, Hồ Xuân Hương Bà Chúa Thơ Nơm tái bản có bổ sung, NXB phổ thơng in 1961
(nộp lưu chiếu 11/1961). Tính tư tưởng trong 3 bài thơ Hồ Xuân Hương viết từ năm
1972 đến năm 1979 NXBVHHN 1987, Hồ Xuân Hương thơ và đời của Lữ Huy
Nguyên.
Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập về cuộc đời cũng như sự nghiệp của
Hồ Xuân Hương cũng như các giá trị nghệ thuật thơ của bà. Tuy nhiên chưa có một
cơng trình nào cụ thể vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương một
cách hệ thống và toàn diện. Đề tài của chúng tôi kế thừa những thành tựu, gợi ý của
người đi trước mong sao có thể góp phần nhỏ bé trong việc khẳng định giá trị tuyệt vời
của thơ Hồ Xuân Hương.
8. Cấu trúc đề tài

/
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: Hồ Xuân Hương - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1. 1 Cuộc đời
1. 2 Sự nghiệp sáng tác
1. 3 Vị trí của Hồ Xuân Hương trong thơ Nơm Đường luật nói riêng và nền
văn học dân tộc nói chung


Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong thơ nơm truyền tụng Hồ Xuân Hương

2. 1 Hình tượng người phụ nữ thể hiện trên phương diện nội dung
2. 1. 1 Vẻ đẹp ngoại hình
2. 1. 2 Vẻ đẹp phẩm chất
2. 1. 3 Số phận cay đắng tuổi nhục
2. 2 Hình tượng người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương
qua phương diện hình thức nghệ thuật
2. 2. 1 Nghệ thuật miêu tả trực tiếp
2 .2 .2 Nghệ thuật miêu tả ẩn dụ
Kết luận


B. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: HỊ XN HƯƠNG - c u ộ c ĐỜI VÀ s ự NGHIỆP
SÁNG TÁC
1.1 Cuộc đòi
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Nhưng xét về
tiểu sử của bà thì đến nay vẫn cịn nhiều tranh cãi. Cho đến bây giờ, người ta vẫn
khơng biết đích xác nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh và mất vào năm nào. Trước nhiều giả
thuyết khác nhau, các nhà nghiên cứu về bà nói chung đều đồng ý với ý kiến bà xuất
thân trong gia đình nhà họ Hồ, tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
giữa miền Bắc Việt Nam. Bà còn là bạn của Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ (17681839). Như vậy Hồ Xuân Hương sống cuối thế kỉ Í8 đầu 19.
Đến năm 1957 trên tạp chí Văn học, Hồ Tuấn Niêm căn cứ vào sáu bộ gia phả
của các chi họ Hồ ở Nghệ An thì Hồ Xuân Hương là cùng họ và bằng vai với Quang
Trung Nguyễn Huệ.Với việc công bố tài liệu này, gốc gác Hồ Xuân Hương xem ra
sáng tỏ hơn. Rồi đến năm 1963 thì trên tạp chí văn học số 4 - 1963. Trần Thanh Mại
phát hiện một tập thơ chữ Hán với nhan đề Lưu Hương Ký mà tên tác giả cũng là Hồ
Xuân Hương. Tập thơ này còn cho biết Hồ Xn Hương cịn là bạn tình của tác giả
Truyện Kiều. Nhưng sách này cho hay rằng Hồ Xuân Hương là em ruột của Hoàng
Giáp tức Hồ Sĩ Đống (1739- 1785) tức con gái Hồ Sĩ Danh vấn đề thành rắc rối. Càng
rắc rối thêm là năm 1974 một tài liệu mới được công bố nêu thêm một nghi vấn về lai

lịch của tài nữ này. Trên tạp chí văn học số 3 - 1974 có đăng bản dịch Hồ Xuân đàm
thoại của Tam Nguyên, Trần Bích San (1840- 1878) một danh nhân Nam Định. Bài
này cho biết vào năm Tự Đức 22 một nhóm văn nhân họp ban cuối năm. Một người
đến chậm cáo lỗi vì phải dự đám. tang củ tài nữ Nghệ An, hiệu là. cổ Nguyệt Đường,
nàng ở Từ Sơn mộ mai táng trên núi Nguyệt Hằng.Như vậy có một Hồ Xuân Hương
mất vào năm 1870, mộ bên núi Nguyệt Hằng tức núi Chè nay thuộc huyện Tiên Sơn,
Bắc Ninh. Vậy ai là Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm? vấn đề này đang treo ở đây
thì đến năm 1985 ơng Hồng Xn Hãn trên tạp chí Khoa Học Xã Hội in ở Pháp với
nhiều thư dịch, tư liệu mới tìm ra đã chứng minh rằng Hồ Xuân Hương bà chúa thơ
Nôm và Hồ Xuân Hương bạn tình của Nguyễn Du cùng với Hồ Xuân Hương có phần
mộ ở Hà Nội chỉ là một người. Và ơng Hồng cịn cho biết thêm khoảng 1818 Hồ
Xn Hương đang làm vợ lẽ của viên quan Tham Hiệp Tran ơ Yen Quang (nay thuọc


Quang Ninh) ten Trân Phúc Hiên. Năm 1819 Phúc Hiên bị triều đình khép án tư hình.
Như vạy tiêu sử của Hơ Xn Hương cịn phải nghiên cứu thêm. Nhưne có một vấn đề
có thê khăng định răng bậc tài nữ này đã cất tiếng đòi nữ quyền, bàng thơ ca rất sắc
sảo và một sô bài đã lây cảnh và con người Hà Nội; chùa Quán Sứ, Núi Khán Sử, mấy
ông đô ở phường Tiên Thị. Hô Xuân Hương là con của Hồ Diễn Phi nhưng lại là con
của một người thiếp. Như thế ta thấy nàng không hề có một địa vị may mắn nào. Cái
cảnh vợ bé, vợ lớn xưa nay chắc ai cũng có thể hình dung nó kinh khủng đến mức nào,
khi cha mất đi Hồ Xuân Hương sổng những ngày tháng đen tối, tủi nhục nhất. Cái đen
tối ấy đã theo đuổi nàng mãi. Sinh ra làm con một người thiếp, sống cuộc đời vợ lẽ, cả
cuộc đời nàng không lấy một ngày hạnh phúc, chưa bao giờ thấy nàng cười, nàng cười
vả chăng là cí cười mỉa mai chua xót cho thân phận của mình.Như thế đời nàng vui sao
được, bởi vậy bảo nàng không hận đời sao được.
Cuộc đời của Hồ Xuân Hương là cuộc đời lênh đênh, trôi nôi đúng như bài thơ bà
đã viết bảy nỗi ba chìm với mtớc non - Bảnh trôi nước . Nhưng cuộc đời bà dã nổi bật
lên với những thi ca, những giai thoại cuộc đời đã từng gợi cho người đọc những cảm
giác vui vui, độc đáo trước chưa ai hơn sau chư ai kịp. Vì thế thiên hạ có lúc đồn nữ sĩ

là cữu vĩ hồ ly (con hồ ly chín đi) ở Hồ Tây đầu thai lên làm người dùng thi văn mà
quấy phá trần gian. Như Nguyễn Sĩ Tế nói cuộc đời của bà trong quyển Hồ Xuân
Hương in năm 1956 Hồ Xuân Hương là một cuộc đời nổi trôi được phơi bày trên
trang giấy bằng một giọng hồn nhiên tinh nghịch .
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Từ những thập niên 50 - 60 - 70 thi phẩm của Hồ Xuân Hương đã dược phổ biến
và in lại. Các tác phẩm của bà bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những
bài thơ Nôm truyền tụng gôm 28 bài. Năm 1962 ông Trần Văn Giáp đã công bô năm
bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo văn nghệ viết về Vịnh Hạ Long. Đến
năm 1983 giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho năm bài này gồm (Độ Hoa
Phong Hải Ốc Trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương) Hồ Xuân
Hương đang trên Khoa Học Xã Hội tại Pari năm 1984. Lưu Hương Ký là tập thơ chữ
Hán có nội dung tình u, đất nước, gia đình, nó khơng ihể hiện rõ cá tính mạnh mẽ
của Hồ Xuân Hương, cho nên việc nghiên cửu giá trị thơ của Hồ Xuân Hương chủ yếu
thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.


0 Liên Xô đã xuât bản một tập thơ Hô Xuân Hương dịch ra tiếng Nga do
N.Liculin Có thể nói sự nghiệp của Hồ Xuân Hương là ngọn Hải Đăng (như lời tựa đề
thứ hai của tuyển tập Hồ Xuân Hương bằng tiếng Pháp). Nói tóm lại, tuy đế lại cho
nên Văn Học Việt Nam không nhiều tác phẩm, chủ yếu là mảng thơ nôm truyền tụng,
nhưng thơ bà đã góp phần làm rạng danh cho thơ nơm đường luật nói riêng và nền văn
học nói chung.
1.3 Vị trí của Hồ Xn Hương trong thơ nơm đường luật nói riêng và nền
văn học nước nhà nói chung
Văn học viết dân tộc (cụ thể là Văn học từ TK X) ghi nhận sự xuất hiện trước tiên
của văn học chữ Hán. Đến nửa sau thế kỷ 13, xuất hiện dòng văn học chữ Nôm, khẳng
định bước phát triển nhảy vọt của tiến trình văn học dân tộc, đồng thời thể hiện tinh
thần tự lực tự cường của văn học nước nhà. Từ đây văn học chữ Nôm song hành cùng
với văn học chữ Hán. Nội dung thơ Nôm ở giai đoạn này nói lên chí làm trai của người

qn tử vì dân vì nước vì cơng danh, cịn nội dung thơ Hồ Xuân Hương thì viết về
người phụ nữ, người phụ nữ bình dân và yêu đời.
Từ thế kỉ XV đến XVII là giai đoạn phát triển của thơ Nôm đường luật, bởi sự
xuất hiện của hai tập thơ lớn là Quốc âm thỉ tập của Nguyễn Trãi ở nửa đầu thế kỷ và
Hồng Quốc Ấm thỉ tập ở nửa cuối thế kỷ. Người có cơng đầu tiên trong một cố gắng
để xây dựng một lối thơ Việt Nam chính là Nguyễn Trãi. Với Quốc Ấm thỉ tập lịch sử
Việt Nam có một thể thơ mới thể thơ đường luật. Để sáng tạo một thể thơ mới trên cơ
sở vận dụng của thể thơ có sẵn của Trung Quốc, Nguyễn Trãi thể hiện mạnh mẽ xu
hướng phá cách trong sáng tác thơ đường luật nơm cho riêng mình. Đó là hiện tương
xuất hiện câu sáu chữ vốn không phải là đường luật đích thực càng khơng phải là
đường thi, mà lại phổ biến trong Quốc Âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Đây
là bước phát triển theo thể thơ nơm đường luật theo hướng xã hội hóa. Nội dung của
các tác phẩm là kế thừa và phát triển thêm ở giai đoạn trước chủ yếu nói về lịng trung
quân ái quốc và lễ giáo phong kiến và giai đoạn này đề tài viết về phụ nữ và cái tục là
điều cấm kị. Bước sang giai đoạn thế kỷ XVIII và XIX thơ nơm đường luật có bước
khởi sắc. Sự phát triển của văn học có những cú hích, cú hích đầu tiên là Quốc Âm thi
tập và lần thứ hai là cú hích Hồ Xuân Hương, bà đã kế thừa và phát triển thơ nôm sang
một đỉnh cao mới.


Thứ nhất, thơ nôm đường luật đã thêm và mở rộng các đề tài chủ đề khuôn sáo
ước lệ của thơ nôm đường luật Hán, nhằm hạn chế sự đơn điệu, lặp lại tìm đến những
cách tả cũng tinh tê qua trí tưởng tượng dồi dào. Hệ thống đề tài thơ nôm đường luật
xuất hiện tư duy nghệ thuật mới, mở ra những trường mỹ cảm độc đáo. Hiện tượng thơ
Hô Xuân Hương tạo nên sự giao thoa giữa văn học viết và văn học dân gian. Thơ bà
thuộc dòng văn học viết nhưng biểu hiện của một hiện tượng văn học dân gian từ vấn
đề tác giả đến tác phẩm.Với Hồ Xuân Hương, luật thơ nôm tiếp tục xu hướng dân tộc
hóa đồng thời chuyển nhanh lên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể
loại. Xu hướng dân chủ hóa thể thơ đường luật là xu hướng mạnh mẽ nhất ở hiện
tượng Hồ Xuân Hương trong văn học trung đại Việt Nam.Thơ Xuân Hương là hiện

tượng duy nhất khơng viết dưới bất kì dưới một ảnh hưởng của học thuyết tơn giáo,
học thuyết chính trị nào từ phía tư tưởng chính thống.Thơ bà là sự giải tỏa khỏi giáo
điều phong kiến, là sự đoạn tuyệt khá triệt để với tinh thần đẳng cấp của nho giáo. Với
Xn Hương đường luật nơm khơng cịn địa vị cấp trên trong hệ thống thể loại văn học
trung đại. Đến thơ Hồ Xuân Hương đường luật đã thực hiện.một cuộc cách tân đầy ý
nghĩa cuộc sống đời thường, nguyên sơ chất phát, dân giả trở thành đối tượng thẫm
mỹ, cái bản năng tự nhiên trần tục vốn xa lạ với phong cách ừang trọng, cao quý của
Đường luật hẳn trở nên thích dụng với phong cách trữ tình trào phúng của thơ Hồ
Xuân Hương. Xu hướng dân chủ hóa thể loại là xu hướng chủ đạo trong thơ nôm Hồ
Xuân Hương. Xu hướng này mạnh mẽ đến mức đôi khi ta cảm giác là tác giả khơng lo
tìm kiếm tính dân tộc ở một vài yếu tố hình thức.Nếu Nguyễn Trãi là người đầu tiên
thể hiện mạnh mẽ tinh thần phá cách thì Hồ Xuân Hương là biểu hiện đầu tiên ý muốn
trở về với hình thức kết cấu vốn có của đường luật. Cũng là nghịch lý chăng hiện
tượng thơ cho là nổi loạn lại chịu trong một thể thơ hồn chỉnh lại khơng chịu phá
cách như nhiều người trước đã làm.Lý giải hiện tượng này thật không đơn giản.
Thứ hai, xu hướng dân tộc hóa ở thơ Hồ Xn Hương khơng thành vấn đề lớn,
chiếm vị trí số một như Nguyễn Trãi. Đóng góp lớn nhất của Hồ Xuân Hương đối với
sự phát triển của đường luật Nôm không phải xu hướng dân tộc mà là xu hướng dân
chủ hóa. Đến thơ Hồ Xuân Hương ý thức dân tộc đã phát triển tới giai đoạn mới toàn
diện sâu sắc hơn, bước vào thê kỹ XVIII khi triêu dinh phong kien đang mat dan vai
trò đại diện dân tộc, khi ngọn cờ dân tộc đang phất cao trong các cuộc khởi nghĩa nơng
dân thì ý thức dân tộc sâu sắc và tồn diện. Thơ Hồ Xn Hương thì đường luật nôm


đã tiến tới sự ổn định về cấu trúc hình thức tác giả đã phá cách đường luật là mối quan
hệ giữa nội dung và hình thức vốn có của thế loại. Tác giả Hồ Xuân Hương đã đưa nội
dung không nghiêm chỉnh để tạo sự công phá mạnh mẽ để khắng định chức năng trào
phúng to lớn của đường luật.Đến với thơ Hồ Xuân Hương đường luật đã đạt đến đỉnh
cao. So trước nhìn sau mọi người đều thừa nhận rằng thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ
nhất vì hình thức đẹp hơn và đại chúng hơn cả . Thơ Hồ Xuân Hương dòng thơ đường

luật đã xuất hiện phong cách tác giả đây là bước phát triển vượt bậc, trước đây chúng
ta chỉ thấy phong cách thời đại và phong cách thể loại của thơ nôm đường luật,sự xuất
hiện phong cách thơ Hồ Xuân Hương chứng tỏ thơ nôm đường luật sẵn sàng bước vào
giai đoạn của van học hiện đại so với nhiều thể loại văn học khác.
Thơ nơm đường luật Hồ Xn hương khơng chỉ góp phàn tạo nên thành công rực
rỡ ở thế kỹ XVIII - XIX mà thơ bà còn mang đậm đà bản sắc dân tộc tốt ra từ đời
sống bình dân hằng ngày trên đất nước. Những cảnh thực cảnh núi non sông ta vứt hết
cả sách vở khuôn sáo lấy hai con mắt của mình mà nhìn cái đèo ba dội của xã hội rõ là
ba dội ba đèo đèo tùm lum hóc chẵng phái chiếu lệ như Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quang. Dễ ít nhà thơ nào để lai dấu ấn thơ trên nước ta như kiểu Hồ Xuân
Hương, Chợ trời, Quan khánh, Động hương tích.... Xuân Hương đã làm cho cái gốc
nho sĩ của mình lẫn vào giữa bình dân, Xn Hương là bánh trơi là con ốc là quả mít
... mà những thứ ấy là nguyên chất bình dân chứ khơng hia đội.
Với khoảng 28 bài thơ trong mảng thơ nôm truyền tụng tuy nhưng Xuân Hương
đã góp phần rất lớn trong mảng thơ nơm đường luật của dân tộc và khẳng định vị thế
thơ nôm đường luật trong nền văn học. Nếu như Truyện Kiều của Nguyễn Du được
dịch sang nhiều thư tiếng trên thế giới và được nhiều độc giả trong nước và quốc tế
biết đến thi thơ nôm đường luật của Hồ Xuân Hương cũng khơng kém gì Nguyễn Du,
những bài thơ nơm của bà được dịch sang nhiều thứ tiếng, ở Liên Xô đã xuất bản một
tập thơ Hồ Xuân Hương dịch ra tiếng Nga do N.Liculin NXB KHXH Maxcova năm
1968.Trong tuyển tập Việt Nam xuất bản ở Bungari đầu năm 1973 dày 500 trang
người chủ biên là thi sĩ Balaga-Đimitrôva đã dành lấy cho mình cái niềm vui khơng
nhường cho ai là dịch thơ Hồ Xuân Hương và chị Balaga Đimitrôva viết về Hồ Xuân
Hương là một trong những hiện tượng độc đáo nhất không chỉ ở Việt Nam mà tận cái
nguồn thơ mà tôi đã được biết của nền thơ thế giới qua tất cả thời đại. Đó là nữ sĩ với
cái tên Hương mùa xuân. Khi tôi truyên đạt cái độc đao trong thơ Viẹt nam thi bạn be


tôi đã dùng lại trước cái tên này với một sự ngạc nghiên cao độ... [5,trang20]Tóm lại
Hồ Xuân Hương đã làm cho đời sống sôi nỗi với hàng trăm bài viết.Tên tuổi của bà

đặt cạnh đại thi hào Nguyễn Du và Nguyễn Trãi qua đó chứng minh rằng thơ nữ sĩ Hồ
Xn Hương có vị trí đặt biệt trong thơ nơm đường luật nói riêng và văn học dân tộc
nói chung.
Tiểu kết chương 1
Nói tóm lại cuộc đời của Hồ Xuân Hương quả thật là cuộc đời bảy nỗi ba chìm
với nước non . Nhưng cuộc đời bà đã bật lên với những thi ca những giai thoại, từng
gợi cho người đọc những cảm giác độc đáo, trước chưa ai hơn và sau chưa ai kịp.
Chính vì thế mà Hồ Xuân Hương được Xuân Diệu tôn vinh bà là bài chúa thơ nôm .
Và tên tuổi của bà được đặt cạnh đại thi hào Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.Tất cả điều
đó đã khẳng định vị trí vơ cùng quan trọng của bà trong nền văn học dân tộc.


CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ NƠM HỊ XN HƯƠNG
Hình tượng ngưịi phu nữ thề hiên trên phương diên nơi dung
2.1.1 Vẻ đẹp ngoại hình
Theo quan điểm thẩm mỹ của người phương Đơng thì hình thể của con người
ln được giữ một cách kín đáo, cho nên các nhà văn trong xã hội phong kiến như
Nguyễn Du, Nguyễn Trãi ..., thường bị chi phối bởi quan niệm này. Khi đề cập đến
vấn đề thân thể của người tràn tục. Đặc biệt là thân thế của người phụ nữ vằ họ thường
xem đây là điều cấm kỵ nhất nên thường ít được đưa vào trong thơ văn. Nhưng đối với
Hồ Xn Hương thì khơng như vậy, bà nhất qn hơn. Bà không cần cái quan niệm
của xã hội phong kiến ấy. Sao lại coi thân thể của người phụ nữ là nguồn gốc của tội
lỗi là tai họa của con người, mà không phải là cái đẹp? Như câu tục ngữ mà Marx nói
Cái gì thuộc về cơ thể con người, đối với tơi đều cao q câu nói này rất phù hợp với
quan điểm của Hồ Xuân Hương. Bà sẵn sàng ca ngợi thân thể của người phụ nữ. Đối
với bà thân thể của người phụ nữ là niềm tự hào của con người giống như người ta tự
hào về tài năng của mình vậy.
Cùng thời với Hồ Xuân Hương, chúng ta thấy một số nhà thơ cũng ca ngợi vẻ
đẹp hình thể. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tả cơ thể Thúy Kiều:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du}
Nhưng ở đây vẻ đẹp của nàng Kiều còn mang tính ước lệ, chưa có một chi tiết
nào cụ thể, sinh động. Ở Xuân Hương thì khác, với bài thơ tiêu biểu Thiếu nữ ngủ
ngày nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp trinh nguyên của người thiếu nữ một cách cụ thể, sinh
động, trực tiếp như nó vốn có:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đơng,
Thiếu nữ nằm chơi q giấc nồng.
Lược trúc biếng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đơi gị Bồng Đảo sương cịn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,


(Thiếu nữ ngủ ngày)
Bài thơ là một bức tranh về vẻ đẹp trẻ trung mơn mởn của thân thể người con gái.
Bằng nét bút và ngôn từ nghệ thuật, Hồ Xuân Hương đã thành công trong nghệ thuật
điêu khắc. Theo Đỗ Lai Thúy thì Thiếu nữ ngủ ngày là một trong những hức tranh phụ
nữ khỏa thân đẹp nhất của Hồ Xuân Hương và của văn học Việt Nam [30, 283]. Hình
tượng người thiếu nữ được tác giả thể hiện bằng bút pháp miêu tả, mà cụ thể ở đây là
gợi tả. Trong bức tranh này, tác giả đã để sự khỏa thân ở trạng thái vơ tình mà khơng
phải là hớ hênh cố ý {Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm\), của sự nghịch dị phồn thực.
Người thiếu nữ ở đây chỉ nằm chơi mà hóa ra ngủ thật bởi do lỗi của thiên nhiên hây
hẩy giỏ nồm . Nhưng đây không phải là ngủ say, bởi ngủ say rất dễ trở nên thô kệch,
mà chỉ là chọt thiếp đi, q giấc :
Mùa hè hây hẩy gió nồm đơng,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc biếng cài trên mái tóc,

Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Nhà thơ tả lược để nói tóc, tả yếm để nói ngực của thiếu nữ.
Nương long ngày càng cao,
Má đào ngày càng thẳm.
(Tục ngữ)
Người phụ nữ trong bài thơ của Hồ Xuân Hương khơng mang chút gì u kiều,
đài các mà chỉ dân dã, chắc nịch. Mái tóc của người thiếu nữ ấy thơm mùi hoa bưởi
hay bồ kết dài mượt, buông xốa, cởi mở lược trúc biếng c à i. Cái yếm đào các dãi thắt
buộc thế nào mà trễ tận xuống dưới để lộ ra cái nương long da thịt trắng trong, đầy
đặn. Đó là cái đẹp quý giá, đáng hgắm nhìn thưởng thức. Ngồi ra, tác giả đã sử dụng
hình ảnh tượng trưng ước lệ để miêu tả vẻ đẹp cịn e âp, phong nhị của cơ gái chưa
chồng:
Đơi gị Bồng Đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thơng.
Thiếu nữ ngủ ngày có thể xem là một bức tranh khỏa thân nghệ thuật tuyệt vời.
Trước vẻ đẹp tuyệt trần ấy của tạo hóa thì bất cứ một người nào, dẫu là vơ tình bắt gặp
thơi cũng mê mẩn, ngẩn ngơ, chứ khơng riêng gì các bậc hiền nhân quân tử:


Quần tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở ở khơng xong.
Sự có mặt người qn tử ở đây với tư cách thưởng thức, đánh giá là để tôn thêm
cái đẹp, sức quyến rũ của bức tranh. Đây là một nét chấm phá cuối cùng để tạo nên sự
trọn vẹn ở một tuyệt tác đầy sức xuân, tình xuân. Bài thơ là cả một sự chiêm ngưỡng
vẻ đẹp của con người đầy chất nhân văn, giàu ý nghĩa nhân bản.
Còn ở bài thơ Đề tranh Tố Nữ Hồ Xuân Hương lại bất diệt hóa, vĩnh cửu hóa vẻ
đẹp ngoại hình của người phụ nữ:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cơ mình?
Chị cũng xỉnh mà em cũng xỉnh.
Đơi lứa như ỉn tờ giấy trắng,

Ngàn năm còn mãi cải xuân xanh.
Xỉếu mai chi dám tình trăng gió,
Bồ liễu thơi đành phận mỏng manh.
Cịn thú vui kia sao chẳng vẽ, •
Trách người thợ vẽ khéo vồ tình.
(Đề tranh Tổ Nữ)
Trong thơ Hồ Xuân Hương, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mạnh mẽ, lộng lẫy,
một vẻ đẹp phơi phới của những thiếu nữ hồng hồng mả phấn, của tuổi dậy thì mười
bảy hay mười tám . Đó là vẻ đẹp rất trần thế và hiện thực của con người. Đọc bài thơ
chúng ta thấy tác giả đã miêu tả vẻ đẹp hình thức của cơ gái bằng rất nhiều tính từ như:
xinh trắng xanh. Cùng với đó, tác giả cịn vận dụng một phần của thành ngữ giống
như in để đặc tả vẻ đẹp của Tố Nữ trong tranh. Ngoài ra, để nói lên cái đẹp và sự yếu
đuối mỏng manh dễ vỡ của vẻ đẹp hình thể thiếu nữ, nhà thơ đã sử dụng các điên cô:
Xiêu mai, Bồ liễu . Bằng việc dùng từ có tính chất hằng số nghìn năm, nữ sĩ họ Hồ đã
vĩnh cửu hóa cái đẹp của cơ gái, cái đẹp đó sẽ ton tại mai mai.
Như vậy Hồ Xuân Hương đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp ngoại hình của
người phụ nữ - một vẻ đẹp trong trắng trinh nguyên, tươi trẻ, bất diệt và rất đáng yêu.
Vẻ đẹp mà những người cùng thời với bà không dám mạnh dạng đề cập thẳng thừng
như bà, mặc dù bản thân họ đều thấy được nét đẹp của nó. Đó chính là sự phá cách của
HỒ Xuân Hương - phá cách trong việc miêu tả vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ.
2.1.2 Vẻ đẹp phẩm chất


Các tác phẩm viết về người phụ nữ trong giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII
- nửa đâu thê kỉ XIX luôn bày tỏ sự cảm thông, bênh vực, đặc biệt là ngợi ca của tác
giả. Họ không chỉ ca ngợi người phụ nữ ở vẻ đẹp ngoại hình mà cịn ngợi ca vẻ đẹp
tâm hơn với những phẩm chất như: đảm đang, chịu khó, thủy chung.... Người phụ nữ
trong thơ Hồ Xuân Hương không phải là người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay
cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh
trong cuộc sống. Ở họ bao giờ cũng toát lên những vẻ đẹp nhân phẩm cao quý. Nữ sĩ

Hồ Xuân Hương đề cao những người phụ nữ ấy vì bản thân họ ln ý thức được một
cách đầy đủ nhất về đức hạnh của mình, sẵn sàng bằng mọi giá để bảo vệ nó.
ơ thơ Nôm Hô Xuân Hương, vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ được thể hiện ở
nhiều phẩm chất đáng quý.
Trước hết đó là vẻ đẹp của tấm lịng thủy chung son sắt. Ta có thể thấy rõ qua
những sáng tác của bà. Ở bài thơ Bảnh trôi nước, bà đã mượn việc tả vật để bộc lộ nội
tâm con người, nói lên mối quan hệ giữa con người với hồn cảnh:
Thân em vừa trắng lại vừa trịn,
Bảy nối ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.
(Bánh trơi nước)
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ khơng có một thứ quyền nào cả, họ bị xã
hội coi thường, bị cuộc đời xô đẩy. Cuộc sống của họ bị phụ thuộc, họ không được tự
quyết định số phận của mình, khơng có khả năng tự bảo vệ mình, nên họ phải chẫp
nhận số phận bất hạnh, mặc cho người đời vần xoay. Tuy vậy, họ vẫn làm chủ được
mình, vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình đó là lịng son, là nhân cách làm
người, là sự son sắt thủy chung. Bài thơ khơng chỉ kín đáo thể hiện niềm tự hào về
phẩm chất thủy chung của người phụ nữ mà còn cho thấy bản lĩnh của người phụ nữ.
Một vẻ đẹp nội tâm khác ở người phụ nữ đó là sự đảm đang tháo vát, chịu thương
chịu khó. Cũng là đàn bà, Xuân Hương thấu hiểu cả sự đảm đang, chịu thương chịu
khó chăm lo gia đình. Trong bài Cái nợ chồng con, tấm lòng Xuân Hương thật rộng
lớn và yêu thương:
Hỡi chị em ơi có biết khơng?
Một bên con khóc một bên chồng.


Bố cu lổm ngổm bò trên bụng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hơng.
Tất cả những là thu với vén,

Hỡi chị em ơi có biết khơng?
(Cái nợ chồng con)
Bài thơ thê hiện tình cảm thân thương của người vợ dành cho chồng, của người
mẹ danh cho con, sự hi sinh chịu thương chịu khó, đảm đang của người phụ nữ trong
cuộc sơng gia đình. Vừa phải chăm lo con, vừa phải chiều chồng cho thấy tài đảm
đang cua ngươi phụ nữ, của người vợ, tât bật, vội vàng, vừa chăm lo con mọn vừa thu
vén việc nhà.
Trước đây tài năng của người phụ nữ khơng được nhìn nhận mà chỉ nhìn nhận ở
mức độ đức hạnh, công việc nội trợ hay lời nói. Thế những ở thơ Hồ Xn Hương thì
tài năng của họ được khẳng định, thậm chí tài năng ấy được cịn được đứng trên hàng
những kẻ có văn chương chữ nghĩa theo nòi cung kiểm. Trong bài Đề đền sầm Nghỉ
Đổng bà đã ngang nhiên tuyên bố trước một ngôi đền thờ viên tướng bại trận rằng: nếu
như bà là con trai thì sự nghiệp anh hùng thật đơn giản, và bà đã có thể làm được rất
nhiều việc có ích cho cuộc đời:
Ghé mẳt trơng ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo ỉ
Vỉ đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng hả bấy nhiêu.
(Đề đền Sầm Nghi Đổng)
Chỉ với bốn câu thơ, tác giả đã đạp đổ các thế lực thần quyền, quân quyền, nam
quyền vốn là trụ cột chống đỡ về mặt tinh thần của xã hội phong kiến. Vị thần uy nghi
bị mất thiêng khi để một người đàn bà ghé mắt trông ngang, giơ tay chỉ trỏ. Hồ Xuân
Hương muốn thách thức với tất cả và nói lên cá tính mạnh mẽ, bản ngã tuyệt vời mong
muốn làm được cái gì đó có ích cho cuộc đời.
Ở bài Mắng học trò dốt, Hồ Xuân Hương đã xưng là chị và gọi lũ học trò dốt là
lũ ngẫn ngơ, ong non, dê cỏn một cách đầy tự hào thể hiện tài năng và bản lĩnh của
người phụ nữ trước bọn học trị - những kẻ được coi là có văn chương chữ nghĩa:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẫn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ.



Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
(Mắng học trò dốt)
Trong bài thơ Mời trầu Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại thẳng thắn xưng
danh: Này của Xuân Hương mới quệt rồi . Cách xưng hơ này thật độc đáo và hiếm
thấy. Nó báo hiệu sự xuất hiện của con người cá nhân, cá thể. Xã hội phong kiến
không thừa nhận cái tôi cá nhân, việc tác giả xưng tên trong thơ đã đánh vào những
khn phép cứng nhắc của xã hơi đương thời. Có lẽ ở đây nhà thơ muốn thức tỉnh ý
thức cá nhân cho mỗi người phụ nữ lâu nay vốn an phận và khẳng định vị trí tài năng
của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Hay trong bài Vịnh cái quạt chúng ta nhận thấy rằng nếu không phải là người có
bản lĩnh thì Hồ Xn Hương khơng thể phất được lên đầu người quân tử cái quạt sinh
thực khí:
Mát mặt anh hùng khi gió tắt,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
(Vịnh cái quạt)
Vì là người có bản lĩnh nên Hồ Xuân Hương không chịu lép vế những hiền nhân
quân tử, nàng gọi chúng là lũ ngẫn ngơ, ong non ngứa nọc, dê cỏn buồn sừng thằng
ngọng, phường lịi tói, ...
Bằng nghệ thuật trào phúng, trong bài Phường lịi tói tác giả đã chê cười, phê
phán những anh chàng thi sĩ đã dốt lại hay khoe chữ, hễ đến thăm chùa là lại làm thơ
đề vịnh ngay trên vách. Qua bài thơ, tác giả nhằm khẳng định rằng: người phụ nữ
trong xã hội đó khơng hề kém gì đàn ơng mà cịn có những mặt hơn hẳn:
Dẳt díu đưa nhau đến cửa chiền,
Cũng địi học nói nói khơng nên.
Ai về nhắn bảo phương lịi tói,
Muốn sổng đém vơi qt trả đền.
(Phường lịi tói)
Ngay cả tầng lớp nhà sư, Hồ Xn Hương cũng đâm rất mạnh vào thói đạo đức

giả của tầng lớp này. Sư, vãi, tiểu dưới con mắt của nhà thớ chỉ là những kẻ lạc lồi,
khơng gốc tích, khơng người thừa nhận:
Chẳng phải ngô, chẳng phải ta,


Đầu thì trọc lốc, áo khơng tà.
(Sư hổ mang)
Tóm lại, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ được ngợi ca ở vẻ
đẹp hình thức mà cịn khẳng định, ca ngợi ở vẻ đẹp tâm hồn với những phẩm chất
đáng quý : như lòng thủy chung son sắt, sự đảm đang, chịu thương chịu khó ... .Có lẽ
trong văn học Việt Nam trung đại, Hồ Xuân Hương là nhà thơ viết về người phụ nữ
một cách đầy đủ nhất, thấm thìa nhất. Chính vì vậy ma bà được mệnh danh là nhà thơ
phụ nữ (Nguyễn Lộc).
2.1.3 Số phận cay đắng tủi nhục
Dưới chế độ quân quyền, mọi quyền lực đều tập trung ở người đàn ông, người
phụ nữ là nạn nhân của chế độ này. Cái đau khổ của họ bao giờ cũng có khía cạnh
chua xót, tái tê riêng của nó. Cuộc đời của người phụ nữ, phần lớn là những rủi ro tan
vỡ, là những hồi hộp lo âu, là những đau khổ và nước mắt, những khinh bỉ và dập
vùi... Quan niệm của đạo lý phong kiến nam tôn nữ ti, trai năm thê bảy thiếp gái chính
chuyên một chồng, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ, tại gia tịng phụ, xuất giá tịng
phu, phu tử tịng t ử ... được coi là chính thống trong xã hội Phương Đơng nói chung,
xã hội Việt Nam nói riêng. Những thành kiến, những quan niệm nghiêm ngặt đối với
người phụ nữ ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống, làm người phụ nữ phải biết thân biết
phận, nghĩa vụ của họ là phải biết tuyệt đối chấp nhận hoàn cảnh, chấp nhận duyên
phận, theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đ ó . Người phụ nữ khơng có quyền được biểu
lộ tình cảm, khát vọng u đương của mình, họ phải phục tùng, nén chịu, vì vậy họ rơi
vào bi kịch, đau khổ, thân phân họ đầy bất hạnh, hẩm hiu.
Đường đời Hồ Xuân Hương cũng long đong vất vả như bao phụ nữ khác đương
thời: Tình u trắc trở, làm lẽ, gố bụa... chính những gì Hồ Xuân Hương đã trải qua
làm cho bà cảm thấy lịng mình trĩu nặng một nỗi đau: đau cho mình và đau cho xã

hội đau cho nỗi đau riêng. Hồ Xuân Hương còn đau trong nỗi đau của giới mình. Và
bà đã phản ánh nỗi khổ đau đó của người phụ nữ một cách rất thực với một niềm cảm
thông sâu sắc.
Đối với người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến có lẽ khơng tội nào khổ nhục và
xấu hổ bằng chưa chồng mà có chửa. Rơi vào cảnh dở dang người phụ nữ bị tấn cơng
từ mọi phía, chẳng có đường nào mà thốt. Xã hội lên án, trừng phạt: gọt đâu bơi VƠI,
bắt đi bêu riễu khắp làng..., đó chính là những hủ tục đã tồn tại khá lâu trongJịjsơng

TRƯỜNG ĐAI HỌC KHANH



×