Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU THÔNG QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
THƠNG QUA MƠ HÌNH TRỌNG LỰC

Họ và tên sinh viên

: Vũ Thị Kim Dung

Mã sinh viên

: 1711110145

Lớp

: Anh 6 – Khối 2 – KT

Khóa

: 56

Người hướng dẫn khoa học : ThS. Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 02 năm 2021



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .5
1.1. Giới thiệu về thị trường cà phê Liên minh Châu Âu ...............................5
1.1.1.

Thị trường cà phê Liên minh Châu Âu ...............................................5

1.1.2.

Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường EU .................10

1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam
sang thị trường EU ..............................................................................................13
1.2.1.

Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam ....13

1.2.2.

Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU ........................14

1.2.3.

Quan hệ thương mại Việt Nam – EU ................................................15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ...................17

2.1. Mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế .........................................17
2.1.1.

Giới thiệu về mơ hình trọng lực ........................................................17

2.1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo mơ hình trọng lực...........18

2.2. Các nghiên cứu liên quan về những yếu tố tác động đến xuất khẩu
thông qua mơ hình trọng lực ..............................................................................19
2.2.1.

Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................22

2.2.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................30
3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................30
3.1.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................30

3.1.2.

Giải thích về sự lựa chọn các biến độc lập ........................................30

3.1.3.


Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................33

3.2. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................37
3.2.1.

Cách thức chọn mẫu ..........................................................................37

3.2.2.

Nguồn dữ liệu và phương pháp đo lường ..........................................37

3.2.3.

Làm sạch dữ liệu ...............................................................................39

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................39
3.3.1.

Phần mềm trợ giúp ............................................................................39

3.3.2.

Các kỹ thuật phân tích dữ liệu ...........................................................39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................42
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................42


ii

4.1.1.

Mô tả thống kê số liệu .......................................................................42

4.1.2.

Ma trận tương quan giữa các biến .....................................................43

4.2. Kết quả lựa chọn loại mô hình ước lượng ...............................................44
4.2.1.

Kiểm định F-test ................................................................................44

4.2.2.

Kiểm định Breusch – Pagan Lagrange (LM) ....................................45

4.2.3.

Kiểm định Hausman ..........................................................................46

4.3. Kết quả kiểm định khuyết tật mơ hình ....................................................48
4.3.1.

Kiểm định đa cộng tuyến...................................................................48

4.3.2.

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi .............................48


4.3.3.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................49

4.4. Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật ...........................................49
4.5. Kiểm định giả thuyết .................................................................................50
4.5.1.

Ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy ............................................50

4.5.2.

Sự phù hợp của mơ hình ....................................................................51

4.6. Suy diễn thống kê .......................................................................................52
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................53
4.7.1.

Tổng sản phẩm quốc nội gộp của Việt Nam và nước nhập khẩu ......54

4.7.2.

Khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu ..................54

4.7.3.

Khoảng cách công nghệ giữa Việt Nam và nước nhập khẩu ............54

4.7.4.


Diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam ..........................................55

4.7.5.

Lượng cà phê nhập khẩu bình quân đầu người .................................55

4.7.6.

Khoảng cách địa lý ............................................................................55

CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................57
5.1. Đề xuất về tăng quy mô nền kinh tế .........................................................57
5.2. Đề xuất về quy hoạch diện tích đất trồng cà phê ....................................58
5.3. Đề xuất về nâng cao trình độ phát triển kinh tế .....................................59
5.4. Đề xuất về đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu ...............................61
5.5. Đề xuất về nâng cao trình độ cơng nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và chế
biến cà phê ...........................................................................................................62
5.6. Một số đề xuất khác ...................................................................................63
5.6.1.

Giải pháp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu .....................63

5.6.2.

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê ................................64

KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................a
PHỤ LỤC ................................................................................................................... f



iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Comprehensive and Progressive

Hiệp định Hợp tác toàn diện và

Trans-Pacific Partnership

tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EVFTA

EU – Viet Nam Free Tade

Hiệp định thương mại tự do EU

Agreement


– Việt Nam

FEM

Fixed Effects Model

Mơ hình tác động cố định

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

Gross National Income

Tổng thu nhập quốc dân

GSP

The Generalized System of

Hệ thống Ưu đãi Thuế quan

Preferences

phổ cập


Harmonized System

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã

CPTPP

HS

hóa hàng hóa
ICO

International Coffee Organization

Tổ chức Cà phê Quốc tế

ISO

International Organization for

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc

Standardization

tế

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương tối


OLS

thiểu nhỏ nhất
Pooled OLS

Pooled Ordinary Least Squares

Phương pháp hồi quy tuyến
tính gộp

RCA

Revealed Comparative Advantage

Lợi thế so sánh biểu hiện

REM

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UN

United Nations International Trade


Cơ sở Thống kê dữ liệu thương

Comtrade

Statistics Database

mại tiêu dùng Liên Hợp Quốc

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Liên minh châu Âu giai đoạn
2014 – 2019 .................................................................................................................8
Bảng 1.2: Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 .......................13
Bảng 1.3: Số liệu thương mại giữa Việt Nam – EU trong giai đoạn 2014 – 2019 ...15
Bảng 2.1: Một số yếu tố thường được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan ......20
Bảng 3.1: Kỳ vọng dấu của các biến .........................................................................36
Bảng 3.2: Nguồn dữ liệu sử dụng của các biến trong mơ hình .................................38
Bảng 4.1: Mô tả thống kê số liệu ..............................................................................42
Bảng 4.2: Mơ tả thống kê số liệu sau khi logarit hóa................................................43
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các biến ...............................................................43
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mơ hình FEM và kết quả kiểm định F-test ....................45
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan Lagrange ........................................46
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman ....................................................................47

Bảng 4.7: Mơ hình hồi quy ngẫu nhiên (REM) chạy bằng phần mềm STATA .......47
Bảng 4.8: Kết quả nhân tử phóng đại phương sai thực hiện bởi phầm mềm STATA
...................................................................................................................................48
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Wooldridge được thực hiện bằng phầm mềm STATA
...................................................................................................................................49
Bảng 4.10: Mơ hình hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật bằng phần mềm STATA
...................................................................................................................................50
Bảng 4.11: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết .....................................................52
Bảng 4.12: Suy diễn thống kê ...................................................................................53

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Khối lượng nhập khẩu mặt hàng cà phê của Liên minh châu Âu giai
đoạn 2014 – 2019 ........................................................................................................6
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê của Liên minh châu Âu giai
đoạn 2014 – 2019 ........................................................................................................7
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê vào Liên minh châu
Âu giai đoạn 2014 – 2019 ...........................................................................................9

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình trọng lực các nhân tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế
...................................................................................................................................17


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng tham gia nhiều
hiệp định thương mại tự do nhằm tăng cường sự hợp tác thương mại với các quốc gia
không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà nhiều khu vực khác trên thế giới như Hiệp

định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – Hồng Kông (AHKFTA), Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh
châu Âu (EVFTA), v.v. Nhờ vậy, tình hình thương mại của Việt Nam đã có nhiều
thuận lợi và bước tiến rõ rệt. Theo số liệu của Cơ sở Thống kê dữ liệu thương mại
tiêu dùng Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam đạt 264,6 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2018; trong đó, xuất khẩu cà phê
đóng góp 2,22 tỷ USD. Từ nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn giữ vị trí là quốc gia
xuất khẩu nhiều cà phê thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil. Theo số liệu thống
kê của Tổng cục Hải quan 2020, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
đạo, chiếm 12% trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đứng vị trí thứ
4 sau mặt hàng rau quả, hạt điều và gạo. Các thị trường xuất khẩu truyền thống của
cà phê Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là một số quốc gia
như Đức, Tây Ban Nha, Bỉ và I-ta-li-a đạt giá trị cao và có mức tăng trưởng khá ổn
định qua các năm.
Thị trường EU là thị trường phát triển và là một trong những thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong những năm qua, kim ngạch thương mại giữa Việt
Nam và EU có xu hướng khơng ngừng gia tăng; trong đó, cà phê là một trong những
mặt hàng có tiềm năng lớn khi xuất khẩu sang thị trường này. Hơn nữa, nhu cầu nhập
khẩu cà phê của EU là rất lớn do điều kiện tự nhiên như khí hậu và thổ nhưỡng tại
khu vực này khơng đáp ứng tốt cho việc canh tác cà phê. Hiện nay, các quốc gia EU
đang nhập khẩu ròng về cà phê từ các quốc gia có lợi thế đối với mặt hàng này như
Brazil, Việt Nam, Colombia, v.v. Nhìn chung, thị trường EU là thị trường khó tính,
đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và bao gói, nhãn
mác cho hàng hóa nhập khẩu.


2
Tuy nhiên, so với các quốc gia cùng xuất khẩu cà phê khác, Việt Nam có những
lợi thế nhất định khi xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU. Đặc biệt, Hiệp định

Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực
bắt đầu từ ngày 01/08/2020 là điều kiện vô cùng thuận lợi để Việt Nam tận dụng, đẩy
mạnh hơn nữa xuất khẩu cà phê sang EU, vì mặt hàng cà phê hạt được hưởng ưu đãi
thuế quan vô cùng lớn. Từ mặt hàng bị áp thuế, giờ đây, cà phê hạt đã được miễn thuế
nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, cơ hội ln đi kèm thách thức; việc xóa bỏ thuế quan
đồng nghĩa với việc các hàng rào phi thuế quan sẽ ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi
các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần có những giải pháp để khơng bỏ lỡ cơ hội mà
EVFTA mang lại.
Muốn có những giải pháp toàn diện và hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường EU, cần xác định rõ các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà
phê sang thị trường này và mức độ tác động của các yếu tố đó để tập trung vào việc
khắc phục, thay đổi cho phù hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng tới việc kiểm chứng các yếu tố tác động đến
xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU bằng việc sử dụng mơ hình trọng
lực trong thương mại quốc tế. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Giới thiệu chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU và một số
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thơng qua mơ hình trọng lực được sử dụng
trong thương mại quốc tế.
2. Đánh giá, lựa chọn mô hình kinh tế lượng dùng cho nghiên cứu và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.
3. Kiểm chứng tác động của các yếu tố đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU và sự phù hợp của các yếu tố được lựa chọn.
4. Trên cơ sở kết quả phân tích kinh tế lượng, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang thị trường EU thông qua mơ hình trọng lực.



3
Mặt hàng cà phê được nghiên cứu trong đề tài là các hàng hóa thuộc nhóm 0901
theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa (HS) năm 2017: Cà phê, rang hoặc
chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay
thế cà phê có chứa cà phê theo bất kỳ tỷ lệ nào.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập được của các quốc gia
trong khoảng thời gian 13 năm, từ 2007 đến 2019. Tương ứng với mốc thời gian ngày
11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với 26 quốc gia thuộc liên
minh châu Âu. Trước 31/01/2020, liên minh châu Âu gồm 28 nước, dù sự kiện Brexit
2016 đã khiến Anh rời khỏi liên minh châu Âu nhưng trong quá trình đàm phán từ
2017 – 2019, Anh vẫn được xem là thành viên EU và các chính sách đối ngoại, chính
sách thương mại vẫn như trước. Bên cạnh đó, nghiên cứu khơng xem xét đến hai
thành viên của EU là Croatia và Luxembourg vì Croatia mới gia nhập EU vào năm
2013 và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hai quốc gia này trong giai
đoạn 2007 – 2019 không đáng kể.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện để trả lời cho câu hỏi:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang thị trường EU?
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mục đích phân tích các
yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu định lượng
là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ website của các tổ chức uy tín trên thế giới.
Số mẫu: 298
Phần mềm: STATA phiên bản 14.0

Các kỹ thuật phân tích: kiểm định F-test lựa chọn giữa mơ hình hiệu ứng cố
định (FEM) và phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ nhất (OLS), kiểm định
Breusch – Lagrange (LM) để lựa chọn giữa mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và


4
phương pháp ước lượng OLS; kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình hiệu
ứng cố định (FEM) và mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM); kiểm định Collin kiểm
tra hiện tượng đa cộng tuyến; kiểm định LM kiểm tra hiện tượng phương sai sai số
thay đổi; kiểm định Wooldridge kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các sai số
ngẫu nhiên; phương pháp sai số chuẩn mạnh theo nhóm (Robust and Clustered
Standard Error) để khắc phục các khuyết tật của mơ hình.
6. Kết cấu đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, ngồi mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh
mục bảng biểu, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được
thực hiện bao gồm 5 chương, nội dung chính của các chương được mô tả như sau:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan
Chương 2: Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Khuyến nghị và đề xuất


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Giới thiệu về thị trường cà phê Liên minh Châu Âu
1.1.1. Thị trường cà phê Liên minh Châu Âu
1.1.1.1. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng
riêng. Do đó, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về

hàng hố. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa
các thị trường quốc gia trong EU nhưng các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây
Âu và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hố. Thêm vào
đó, trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia thành viên khá đồng đều nên
người dân thuộc khối EU có nhiều đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng.
Là liên minh các nước có nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng châu Âu thuộc nhóm
những người tiêu dùng khó tính. Hàng hố được nhập khẩu vào thị trường này phải
đảm bảo đầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao. Người tiêu
dùng châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu
nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng
sản phẩm và có uy tín lâu đời nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ
rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng.
Đối với mặt hàng cà phê, người tiêu dùng châu Âu có yêu cầu cao về chất lượng
cà phê, và quan tâm đặc biệt đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như các vấn
đề về nhãn mác sản phẩm hay bảo vệ mơi trường. Nói cách khác, điều mà thị trường
này cần là thương hiệu gắn với chất lượng chứ không phải giá cả. Hơn nữa, để thay
đổi thói quen và tư duy tiêu dùng của họ là một việc hết sức khó khăn (The Guardian
News, 2011).
1.1.1.2. Khối lượng nhập khẩu
Số liệu được trích dẫn trong khoảng thời gian 2014 – 2019 để phục vụ cho các
mục thuộc chương 1 là số liệu thu thập cho EU-28 vẫn tính Vương quốc Anh vì Anh
chính thức rời Liên minh châu Âu ngày 31/01/2020. Trước đó, trong gần 3 năm đàm
phán và chuẩn bị cho việc Anh chính thức rời EU, các chính sách xuất nhập khẩu
hàng hóa của Anh về cơ bản vẫn như khi còn là thành viên của EU.


6
Biểu đồ 1.1: Khối lượng nhập khẩu mặt hàng cà phê của Liên minh châu Âu
giai đoạn 2014 – 2019
(Đơn vị tính: tấn)

3200000
3150673
3150000
3100000

3073660
3042532

3050000
3000000
2950000
2900000

Khối lượng nhập khẩu

2917800
2886597

2874799

2850000
2800000
2750000
2700000
2014

2015

2016


2017

2018

2019

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê của UN Comtrade, 2020)
Liên minh châu Âu là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất trên thế
giới. Mặc dù khối lượng nhập khẩu có biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng
trưởng qua các năm. Khối lượng cà phê nhập khẩu của EU năm 2015 giảm nhẹ so với
năm 2014 nhưng nhanh chóng hồi phục trong năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng 5,8%.
Sang năm 2017, khối lượng cà phê nhập khẩu vào EU chứng kiến sự sụt giảm đáng
kể 4,3% do nguồn cung cà phê khan hiếm và giá cà phê thế giới bị đẩy lên cao. Tuy
nhiên, khối lượng cà phê các loại nhập khẩu của EU đã tăng ổn định trở lại trong hai
năm 2018 và 2019, đạt 3073660 tấn và 3150673 tấn với tỷ lệ tăng so với năm trước
lần lượt là 5,3% và 2,5%.
1.1.1.3. Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê các loại tại EU có xu hướng tăng giảm
khơng ổn định trong giai đoạn 2014 – 2019, và có xu hướng ngược với sự biến động
của khối lượng cà phê nhập khẩu, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng bởi giá cà
phê trên thế giới. Trong giai đoạn 2014 – 2016, tuy khối lượng cà phê nhập khẩu vào
EU có xu hướng tăng, nhưng giá cà phê trên thế giới giảm đáng kể khiến cho kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng này giảm tương ứng 10,3%. Tuy nhiên, đến năm 2017,


7
khi khối lượng cà phê giảm đáng kể nhưng một lần nữa, giá cà phê trên thế giới tăng
mạnh đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng 5,6% so với năm 2016. Sau đó, kim ngạch
nhập khẩu cà phê vào EU tiếp tục giảm trong hai năm 2018 và 2019 với mức giảm
tương đối lần lượt là 6,6% và 6,3% so với năm trước, bất chấp việc khối lượng cà phê

nhập khẩu tăng trong giai đoạn 2017 – 2019.
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê của
Liên minh châu Âu giai đoạn 2014 – 2019
(Đơn vị tính: triệu USD)
12000
10437
9827

10000

9366

9888
9235
8650

8000

6000

4000

2000

0
2014

2015

2016


2017

2018

2019

Kim ngạch nhập khẩu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê của UN Comtrade, 2020)
1.1.1.4. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu
Mặt hàng cà phê hạt nhập khẩu tại EU bao gồm 5 loại, được phân chia theo Hệ
thống mã HS năm 2017, trong đó quy định:
090111: Cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein;
090112: Cà phê chưa rang, đã khử chất cafein;
090121: Cà phê rang, chưa khử chất cafein;
090122: Cà phê rang, đã khử chất cafein;
090190: Loại khác.


8
Bảng 1.1: Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Liên minh châu Âu
giai đoạn 2014 – 2019
(Đơn vị tính: tấn, %)
Mã HS
090111

090112

090121


090122

090190
Tổng
cộng

Cơ cấu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Khối lượng 2833202 2811862 2972927 2843446 2990717 3048195
Tỷ trọng

98,15

97,81

97,71


97,45

97,30

96,75

Khối lượng

4886

10431

11409

13190

14609

14092

Tỷ trọng

0,17

0,36

0,37

0,45


0,48

0,45

Khối lượng

43877

47647

53510

56272

62656

80453

Tỷ trọng

1,52

1,66

1,76

1,93

2,04


2,55

Khối lượng

4325

4637

4527

4774

5477

7740

Tỷ trọng

0,15

0,16

0,15

0,16

0,18

0,25


Khối lượng

307

223

159

118

199

191

Tỷ trọng

0,01

0,01

0,01

0,004

0,01

0,01

Khối lượng 2886597 2874799 3042532 2917800 3073660 3150673
Tỷ trọng


100

100

100

100

100

100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê của UN Comtrade, 2020)
Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu tại EU giai đoạn 2014 – 2019
thay đổi không đáng kể, chủ yếu là nhập cà phê dưới dạng thô, chưa qua chế biến
hoặc chỉ qua chế biến đơn giản. Sản phẩm đầu ra đến với người tiêu dùng thường
thông qua các nhà máy rang xay, các cửa hàng bán lẻ, hoặc các siêu thị. Các loại cà
phê chưa khử chất cafein chiếm hơn 98% tỷ trọng nhập khẩu của EU trong giai đoạn
này. Cụ thể, loại cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein chiếm hơn 96% và loại cà
phê rang, chưa khử chất cafein chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể từ 1,52% đến 2,55%
trong tỷ trọng nhập khẩu cà phê của EU trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2019.
Trong khi đó, loại cà phê chưa rang, đã khử chất cafein chỉ chiếm trung bình 0,4% tỷ
trọng nhập khẩu của EU. Mặt khác, loại cà phê rang, đã khử chất cafein và các dạng
khác của cà phê cũng chỉ đóng góp dưới 0,2% tỷ trọng nhập khẩu đối với từng loại
mặt hàng trong giai đoạn 2014 – 2019.
Ngoại trừ khối lượng nhập khẩu loại cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine
có xu hướng giảm dần qua các năm, các loại cà phê còn lại có xu hướng tăng đều qua



9
các năm; tuy nhiên, không làm thay đổi cơ cấu chung trong giai đoạn 2014 – 2019.
1.1.1.5. Nguồn cung cà phê trên thị trường EU
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê vào
Liên minh châu Âu giai đoạn 2014 – 2019
(Đơn vị tính: %)

Ethiopia
3.1%

Indonesia
2.8%

Uganda
3.2%

Các quốc
gia khác
11.7%

Brazil
26.6%

Ấn Độ
3.5%
Peru
4.3%
Thụy Sỹ
16.8%


Honduras
6.7%
Colombia
6.8%

Việt Nam
14.7%

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu thống kê của UN Comtrade, 2020)
Do điều kiện tự nhiên không phù hợp với việc trồng trọt, mặt hàng cà phê phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở EU chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ các nước sản xuất và
xuất khẩu như Brazil, Việt Nam, Colombia, Honduras, v.v và các nước nhập khẩu để
tái xuất như Thụy Sỹ. Trong đó, Brazil đứng đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu
cà phê sang EU do vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và chiếm 26,6%.
Hơn nữa, liên minh châu Âu có chính sách giảm rào cản, thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh doanh giữa các nước thành viên để tăng sức cạnh tranh chung của toàn khối. Ba
nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới (Brazil, Việt Nam, Colombia) cũng có mặt
trong danh sách 5 đối tác xuất khẩu cà phê lớn nhất của EU, theo đó, kim ngạch nhập
khẩu từ Việt Nam chiếm 14,7% tỷ trọng. Nếu theo đuổi chính sách đầu tư và phát
triển ngành cà phê hợp lý, Việt Nam hoàn tồn có khả năng cạnh tranh với Brazil và
Thụy Sỹ để vươn lên trở thành đối tác xuất khẩu cà phê số một của EU.


10
1.1.2. Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường EU
1.1.2.1. Hàng rào thuế quan
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng
hóa có nguồn gốc từ nước ngồi trong quá trình nhập khẩu. Tại thị trường EU, thuế
suất thuế nhập khẩu phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu.
Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau được tính cho 3 nhóm nước:

- Nhóm thứ 1: áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối
huệ quốc (MFN);
- Nhóm thứ 2: thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước
đang phát triển được hưởng đơn thuần ưu đãi từ Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP) của EU;
- Nhóm thứ 3: là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một
số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệp
định song phương.
Trước đây, Việt Nam nằm trong nhóm nước được hưởng thuế quan ưu đãi từ
EU, và nhóm hàng nơng sản, trong đó có mặt hàng cà phê, cũng thuộc nhóm hàng
được hưởng ưu đãi GSP. Tuy nhiên, nhờ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày
01/08/2020, Việt Nam trở thành nước được hưởng thuế quan đặc biệt. Các hàng hóa
xuất khẩu từ Việt Nam đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc được giảm thuế. Trong
đó, tồn bộ các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang giảm thuế từ 7 - 11% xuống
0%, các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0%. Như vậy, mặt hàng cà
phê là một trong những mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA.
1.1.2.2. Hàng rào phi thuế quan
Quy định về tiêu chuẩn chất lượng
Hiện nay, các quốc gia thuộc liên minh châu Âu đang áp dụng hệ thống quản lý
ISO cho hầu hết các mặt hàng nhập khẩu. Hệ thống quản lý chất lượng này được Tổ
chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) xây dựng nhằm giúp cho các quốc gia nâng cao
việc quản lý chất lượng sản phẩm vả đảm bảo duy trì sự đồng nhất về chất lượng sản
phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trên thế giới. Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu vào
EU cần đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9000:2015 hiện hành.
Ngoài ra, EU hiện nay cũng áp dụng tiêu chuẩn ISO 10470:2004 cho mặt hàng


11
cà phê chưa rang. Theo ISO 10470:2004, chất lượng cà phê được quyết định dựa trên
khối lượng hạt lỗi có trong cà phê gồm hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ. Theo đó, quy chuẩn

TCVN 4193:2014 của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các hệ thống tiêu
chuẩn đã nêu. Hơn nữa, vấn đề môi trường cũng là một trong những tiêu chuẩn đặt ra
cho các nhà xuất khẩu cà phê vào thị trường EU khi yêu cầu về cà phê có Chứng nhận
ngày càng trở nên phổ biến như: Organic (Chứng nhận cà phê được trồng hữu cơ,
thân thiện với môi trường), 4C hay UTZ Certified (Bộ nguyên tắc sản xuất và chế
biến cà phê theo phương pháp bền vững). Các tiêu chuẩn này tuy không bắt buộc
nhưng sẽ trở thành ưu thế của các nhà xuất khẩu cà phê trên thế giới (International
Trade Centre, 2011).
Quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm
Là thị trường khó tính, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đặc biệt chú trọng
đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và lợi ích cho người tiêu
dùng của quốc gia mình. Theo đó, các nhà nhập khẩu EU quy định chặt chẽ về việc
nhập khẩu hàng hóa tuân thủ nghiêm ngặt quy định SPS về Biện pháp kiểm dịch động
thực vật của WTO áp dụng cho các quốc gia thành viên. Hàng hóa nhập khẩu vào EU
phải được chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn HACCP – hệ thống quản lý vấn đề an tồn
thực phẩm thơng qua hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm sốt các mối nguy
trọng yếu trong q trình sản xuất và chế biến thực phẩm – để đảm bảo chất lượng
sản phẩm được quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất theo quy định EC 852/2004.
Ngồi ra, các loại mặt hàng trên thị trường EU còn chịu sự ràng buộc của các nguyên
tắc chung và yêu cầu của luật thực phẩm theo quy định EC 178/2002, quy định EC
1881/2006 và các văn bản khác quy định mức dư lượng hóa chất tối đa cho phép trong
thực phẩm.
Năm 2005, Ủy ban châu Âu đã ban hành văn bản EC No.123/2005 quy định về
ngưỡng Ochratoxin A (OTA) tối đa trong cà phê, áp dụng cho các quốc gia thành
viên của Liên minh châu Âu kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2005. Từ trước đến nay,
Ochratoxin A được biết như một loại nấm mốc có khả năng gây ung thư cho con
người; theo đó, hàm lượng Ochratoxin A tối đa được phép có trong cà phê nhân rang
là 5 phần tỷ (International Coffee Organization, 2005).



12
Về dung mơi chiết xuất, dung mơi có thể được sử dụng để khử caffeine. Có
những hạn chế về giới hạn dư lượng tối đa đối với các dung môi chiết xuất như metyl
axetat (20 mg/kg trong cà phê), dichloromethane (2 mg/kg trong cà phê rang) và
ethylmethylketone (20 mg/kg trong cà phê). Những quy định hạn chế về dung môi
chiết xuất được quy định cụ thể trong Chỉ thị 2009/32/EC của liên minh châu Âu.
(CBI, 2019).
Quy định về bao gói và nhãn mác
Muốn xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp phải ghi nhãn tuân thủ theo yêu cầu
khắt khe của thị trường này. Việc ghi nhãn cần đáp ứng được các nguyên tắc chung
là đầy đủ thông tin để người tiêu dùng có thể lựa chọn cũng như có thể truy xuất
nguồn gốc khi lơ hàng đó có sự sai phạm. Theo đó, tất cả hàng hóa nhập khẩu phải
có nhãn mác gắn với mặt hàng tương ứng và phải ghi rõ nguồn gốc, cân nặng, kích
thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng. Trong trường hợp nhãn mác khơng thể gắn hoặc đóng dấu trực tiếp trên
sản phẩm thì thơng tin hàng hóa phải được thể hiện rõ trên phiếu đóng gói đi kèm
hoặc ghi trên tờ giấy riêng để giải thích thơng tin về hàng hóa. Nhãn phải được viết
bằng tiếng Anh và phải bao gồm những thông tin sau để đảm bảo truy xuất nguồn
gốc của từng lô hàng: tên sản phẩm, mã nhận dạng của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO),
nước xuất xứ, phân loại, trọng lượng tịnh tính bằng kg; đối với cà phê được chứng
nhận: tên và mã của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận. Riêng đối với mặt hàng cà
phê đã qua chế biến như cà phê rang xay, cà phê hịa tan, hay cà phê đóng lon, nhãn
mác gắn với hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành
phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian và cách sử dụng, địa chỉ của nước sản
xuất hoặc nơi sản xuất, cùng với các điều kiện bảo quản sản phẩm, mã số và mã vạch
để nhận dạng lô hàng. Các quy định về bao gói và nhãn mác chủ yếu được quy định
trong các văn bản sau: Directive 94/62/EC on packaging and packaging watse,
Directive 2000/13/EC on the Labeling, Presentation and Advertising of Foodstuffs,
90/496/EEC Directive on Nutrition Labeling of Foodstuffs (CBI, 2019).
Quy định về chứng từ nhập khẩu

Thủ tục và hồ sơ nhập khẩu mặt hàng cà phê vào thị trường EU nhìn chung
giống như các quy định của liên minh châu Âu về nhập khẩu hàng hóa nói chung. Bộ


13
hồ sơ xuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hóa và chứng từ thương mại,
chi tiết như sau:
+ Hoá đơn thương mại;
+ Vận đơn đường biển hoặc đường hàng khơng;
+ Phiếu đóng gói;
+ Tờ khai thuế;
+ Các chứng từ bảo hiểm;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ, các chứng từ và
giấy chứng nhận khác (nếu có).
Do những yêu cầu khắt khe về chất lượng và bao gói, nhãn mác hàng hóa nhập
khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ và Phiếu đóng gói hàng hóa nhập khẩu là yêu cầu bắt
buộc khi xuất khẩu hàng hóa sang EU và phải chi tiết, phù hợp với yêu cầu của các
nhà nhập khẩu. Trong một số trường hợp, các nước EU còn yêu cầu xuất trình Giấy
chứng nhận vệ sinh dịch tễ hoặc các giấy chứng nhận về chất lượng khi tiến hành
thông quan.
1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang
thị trường EU
1.2.1. Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Theo lý thuyết về “Lợi thế so sánh” của Ricardo, quốc gia có lợi thế so sánh,
tức là sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn so với các quốc gia khác về mặt hàng
nào thì nên chun mơn hóa để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đó. Lợi thế so sánh
này được thể hiện qua chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA). Hiện nay, cà phê được
xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có chỉ số RCA
cao. Do đó, Việt Nam cần tập trung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.
Bảng 1.2: Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

RCA

13,12

8,06

9,09

7,87

7,62

5,55

(Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu tổng hợp từ UN Comtrade, 2020)
Mặc dù chỉ số RCA của cà phê Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn

2014 – 2019, nguyên nhân là do giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam không cao trong
khi kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của Việt Nam tăng liên tục với tốc độ


14
nhanh, nhưng cà phê vẫn được xem là mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam.
Đặc biệt, nếu so sánh với mặt hàng dệt may trong giai đoạn 2014 – 2019 có chỉ số
RCA dao động trong khoảng từ 3 đến 4 (Vũ Diệp Anh, 2020), có thể thấy ngành cà
phê có lợi thế hơn nhiều so với ngành hàng dệt may – cũng là một ngành hàng quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Hơn nữa, Việt Nam có lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp để
trồng nhiều loại nơng sản, trong đó có cà phê. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền
rõ rệt. Khu vực phía Nam và khu vực Tây Ngun thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
thích hợp với cà phê Robusta trong khi miền khí hậu phía Bắc có mùa đơng lạnh và
có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Về đất đai, Việt Nam có đất đỏ bazan
thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng
Tây Ngun và Đơng Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha. Như vậy điều kiện khí
hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt
Nam một hương vị rất riêng, độc đáo. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước
khác khơng có được.
Nguồn nhân lực dồi dào cũng được xem là một trong những lợi thế của Việt
Nam từ trước đến nay. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam khoảng 55,8 triệu người, chiếm 58%
trong tổng số 96,21 triệu dân. Trong đó, 49,1 triệu người trong độ tuổi lao động và
cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm thủy sản chiếm 34,7%. Bên cạnh đó, chi phí
sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất
khẩu khác. Chính nguồn lao động trẻ, dồi dào và giá rẻ này đã tạo điều kiện thuận lợi
để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường
thế giới.
Từ những lợi thế đã phân tích, tiềm năng cho cà phê Việt Nam là rất lớn để tiến

đến chiếm lĩnh thị trường quốc tế, và đóng góp tích cực cho q trình hội nhập của
Việt Nam với thế giới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2.2. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
Như đã phân tích ở trên, cà phê là ngành hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt
Nam, đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê sau Brazil, và đứng đầu thế giới về mặt
hàng cà phê Robusta. Năm 2019, xuất khẩu cà phê đóng góp 2,22 tỷ USD vào kim


15
ngạch xuất khẩu của Việt Nam (UN Comtrade, 2020). Hơn nữa, ngành cà phê cịn
đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam khi giải quyết vấn đề việc
làm và tận dụng nguồn lao động dồi dào trong nước. Hiện nay, cà phê là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Thị trường EU được đánh giá là thị trường tiềm năng cho thương mại Việt Nam
nói chung, và cho xuất khẩu cà phê nói riêng. Như số liệu thể hiện ở Biểu đồ 1.3,
trong giai đoạn 2014 – 2019, Việt Nam đứng thứ 3 trong top 10 đối tác xuất khẩu cà
phê vào thị trường EU, và vẫn còn tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
1.2.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – EU
Bảng 1.3: Số liệu thương mại giữa Việt Nam – EU trong giai đoạn 2014 – 2019
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Năm
Kim ngạch
xuất khẩu
Kim ngạch
nhập khẩu
Xuất siêu

2014

2015


2016

2017

2018

2019

29411,3

30904,1

34007,1

38336,9

41885,5

41546,6

8126,8

10433,9

11063,5

12097,6

13892,3


14906,3

21284,5

20460,2

22933,6

26239,3

27992,2

26640,3

(Nguồn: Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI, 2020)
Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU có xu
hướng tăng trưởng và duy trì tình trạng xuất siêu từ Việt Nam sang EU. Kim ngạch
xuất khẩu tăng trưởng trong giai đoạn 2014 – 2018 với tỷ lệ thấp nhất là 5,1%. Năm
2017 chứng kiến sự tăng mạnh trong kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU với
tỷ lệ tăng trưởng 12,7% so với năm 2016. Sang năm 2019, kim ngạch xuất khẩu từ
Việt Nam sang EU giảm nhẹ 0,8% so với năm 2018. Trong khi đó, kim ngạch nhập
khẩu hàng hóa EU vào Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng qua các năm trong
giai đoạn 2014 – 2019 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ 6% đến 28,4%. Tổng kim
ngạch hai chiều cũng tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2014 – 2019.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may,
thủy hải sản, cà phê, đồ gỗ, v.v. Đây đều là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh
tranh. Các đối tác nhập khẩu chính tại thị trường EU của Việt Nam trong thời gian



16
qua vẫn là các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Tây
Ban Nha, Bỉ và Ba Lan (Trung tâm WTO và hội nhập, 2020).
Quan hệ thương mại Việt Nam – EU đang phát triển theo đà tích cực trong thời
gian qua. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng không ngừng và đã đạt
56452 triệu USD vào năm 2019 (theo số liệu ở bảng 1.3). Bên cạnh đó, EU được xem
là một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất của Việt Nam. Đặc biệt, Hiệp định
EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) đã được ký kết ngày
30/06/2019, trong đó EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 đã mở ra
một chương mới tươi sáng hơn trong quan hệ hợp tác song phương (Minh Duyên,
2020).
Cụ thể, chỉ trong mấy tháng đầu thực thi EVFTA, kết quả đã cho thấy những tín
hiệu đáng khích lệ. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8/2020
đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019; trong tháng 9/2020 đạt 3,1 tỷ
USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019 (Hoàng Anh, 2020).
Cam kết của hai bên về mở cửa thị trường mạnh mẽ trong hiệp định EVFTA
chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU, giúp mở rộng hơn nữa thị
trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới
gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng
xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông, lâm,
thủy sản, đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể.
Việc ký kết thành công hiệp định EVFTA đánh dấu một mốc mới trên chặng
đường gần 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và EU, tạo điều kiện rất tốt
để Việt Nam và từng nước thành viên có thể mở ra những cơ hội hợp tác mới trên cơ
sở lợi thế của từng nước, đưa hợp tác song phương giữa Việt Nam và từng nước thành
viên ngày càng đi vào thực chất, bền vững, mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực
cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân của cả hai bên.


17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
2.1. Mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế
2.1.1. Giới thiệu về mơ hình trọng lực
Mơ hình trọng lực (hay cịn gọi là mơ hình hấp dẫn thương mại – Gravity model)
là mơ hình lý thuyết phổ biến được nhiều nhà kinh tế sử dụng để đo lường và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau trong
nhiều năm qua (He và các cộng sự, 2013).
Mơ hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử
dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học
Timbergen (1962) và Poyhonen (1963) xây dựng dựa vào mơ hình lực hấp dẫn vật lý
của Newton (1687). Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton nói rằng lực hút của hai
vật thể phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng và khối lượng của mỗi vật. Dựa vào
đó, các nhân tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế được nghiên cứu và khảo
sát bởi Đào Ngọc Tiến (2009) như trình bày ở hình 2.1.
Hình 2.1: Mơ hình trọng lực các nhân tố ảnh hưởng đến luồng thương mại
quốc tế

(Nguồn: Đào Ngọc Tiến, 2009)
Mơ hình trọng lực được thể hiện dưới dạng hàm Cobb – Douglas như sau:


18
EXij = AYiβ1Yjβ2DISijβ3
Trong đó:
EXij: kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia i và j;
Yi: quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia i;
Yj: quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia j;
DISij: khoảng cách giữa hai quốc gia i và j;
β1, β2, β3: hệ số hồi quy riêng thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong
mơ hình;

A: hằng số hấp dẫn.
Sau khi logarit cả hai vế, thu được mơ hình tuyến tính dùng cho phân tích kinh tế
lượng như sau:
ln(EXij) = K + β1ln(Yi) + β2ln(Yj) + β3ln(DISij)
Trong đó:
K: hằng số
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo mơ hình trọng lực
Với mơ hình trọng lực tổng qt ở trên, có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia bao gồm: quy mô nền kinh tế của nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu, khoảng cách giữa hai quốc gia.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm định và bổ sung vào mơ
hình những biến số khác phù hợp với điều kiện thực tế của từng quốc gia. Các yếu tố
khác được xem xét trong nghiên cứu về các yếu tố tác động đến dịng chảy thương
mại của các quốc gia có thể kể đến là GDP bình quân đầu người (Sevela, 2002; DTI
of South Africa, 2003). Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái cũng là một nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu (Đào Ngọc Tiến, 2013; Nguyen Viet
Tien, 2016). Một yếu tố thể hiện sự thay đổi về giá cả cũng được phát hiện ra khi
nghiên cứu các yếu tố bổ sung vào mơ hình trọng lực là tỷ lệ lạm phát (CIEM, 2016).
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã bổ sung thêm yếu tố sự tham gia vào các tổ chức
thương mại sẽ giúp các quốc gia có điều kiện mở rộng xuất khẩu của mình hơn (Đào
Ngọc Tiến, 2013; Nguyen Viet Tien, 2016). Bên cạnh đó, yếu tố số dân nước xuất
khẩu (Kristjánsdóttir, 2005; Đào Ngọc Tiến, 2013; CIEM, 2016) và đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào nước xuất khẩu (Trần Trung Hiếu, 2010; Nguyen Hai Tho, 2013)


19
cũng được bổ sung thêm vào mơ hình trọng lực như sự thể hiện của khả năng sản xuất
của quốc gia. Trong khi các hàng rào trong thương mại quốc tế là những yếu tố cản
trở xuất khẩu (Kang, 2014; Đào Ngọc Tiến, 2013) thì yếu tố quốc gia nhập khẩu có
ngơn ngữ sử dụng chung với nước xuất khẩu (Camacho, 2013; Zhang và Wang, 2015)

lại có tác động thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn.
Có thể hệ thống lại các nhân tố ảnh hưởng đến luồng xuất nhập khẩu chung của
quốc gia dựa trên nền tảng mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế thành ba
nhóm:
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung: GDP của quốc gia xuất khẩu, dân số
quốc gia xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nước xuất khẩu.
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: GDP của quốc gia nhập khẩu, dân số
quốc gia nhập khẩu.
- Nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy thương mại: tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền
hai quốc gia, tỷ lệ lạm phát hai quốc gia, sự mở cửa thương mại của các quốc gia,
hàng rào thuế quan và phi thuế quan, ngôn ngữ sử dụng của các quốc gia, khoảng
cách giữa hai quốc gia. Khoảng cách không chỉ giới hạn ở khoảng cách địa lý mà cịn
có thể là khoảng cách về kinh tế, khoảng cách văn hóa, khoảng cách cơng nghệ, v.v.
2.2. Các nghiên cứu liên quan về những yếu tố tác động đến xuất khẩu thơng
qua mơ hình trọng lực
Mơ hình trọng lực được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để
lượng hóa tác động thương mại của các mối liên kết giữa các khối kinh tế. Trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch thương mại giữa các quốc gia thông qua mơ hình
trọng lực. Để tiện cho việc theo dõi, tác giả đã tổng hợp một số yếu tố thường được
sử dụng trong các nghiên cứu liên quan ở bảng 2.1. Trong bảng 2.1, các ký hiệu (+),
(-) lần lượt đại diện cho tác động cùng chiều và ngược chiều của yếu tố được sử dụng.
Ký hiệu (x) biểu thị yếu tố được sử dụng được chứng minh là khơng có ảnh hưởng
trong nghiên cứu liên quan. Nội dung chi tiết của từng nghiên cứu sẽ được trình bày
cụ thể ở các phần 2.2.1 và 2.2.2 bên dưới.


20
Bảng 2.1: Một số yếu tố thường được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan
Nghiên


Nghiên cứu

Nghiên cứu về
Yếu tố

xuất khẩu nói
chung

về xuất

Nghiên cứu về

khẩu hàng

xuất khẩu một

hóa nói

mặt hàng, nhóm

chung sang

hàng cụ thể ra

một thị

thị trường thế

trường cụ


giới

thể

cứu xuất
khẩu một
nhóm
hàng cụ
thể sang
một thị
trường cụ
thể

GDP, GNI

Kristjánsdóttir

Erdem

Sevela (2002)

Trần Thị

nước xuất

(2005) (x),

(2008) (+)


(+), Oumer

Bạch Yến

khẩu

Mohammad (2010)

(2015) (+),

(2017) (+)

(+), Phan Anh Tú

Dlamini (2016)

(2013) (+), Đào

(+)

Ngọc Tiến (2013)
(x)
GDP, GNI

Kristjánsdóttir

Erdem

Oumer (2015) (+)


nước nhập

(2005) (+),

(2008) (+)

Dlamini (2016)

khẩu

Mohammad (2010)

(+)

(+), Elshehawy
(2014) (+), Phan
Anh Tú (2013) (+),
Đào Ngọc Tiến
(2013) (+)
GDP gộp,

Do Tri Thai

Trần Nhuận Kiên

Đỗ Thị

GDP bình

(2006) (+),


(2015) (+), Trần

Hòa Nhã

quân đầu

Vũ Bạch

Thanh Long

(2017) (+)

người gộp

Diệp (2018)

(2015) (+)

(+)


×