ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THÚY MAI
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN + 3
ĐẾN THƢƠNG MẠI ĐỒ GỖ VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THÚY MAI
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN + 3
ĐẾN THƢƠNG MẠI ĐỒ GỖ VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
TS. Nguyễn Anh Thu
PGS.TS Hà Văn Hội
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn thạc sĩ này là công trình
nghiên cứu của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Anh Thu – Trƣờng
ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội. Các số liệu, bảng biểu đƣợc sử dụng để
nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn đều đƣợc lấy từ các
nguồn chính thống nhƣ đã ghi chú và liệu kê trong các tài liệu tham khảo. Bên
cạnh đó, đề tài có sử dụng các khái niệm, nhận xét, đánh giá của các tác giả,
các cơ quan, tổ chức khác và đều đƣợc ghi rõ trong nội dung cũng nhƣ ở phần
tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tới TS. Nguyễn
Anh Thu – giảng viên hƣớng dẫn trực tiếp luận văn của tôi. Cảm ơn sự hƣớng
dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm, những góp ý và gợi mở quý báu của cô từ khi
tôi bắt đầu thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế,
trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT-ĐHQGHN),
Phòng Đào tạo của trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN, các thầy cô trực tiếp tham gia
giảng dạy chƣơng trình cao học về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc
tế, khóa K21, năm học 2012-2015, các cán bộ của Khoa và của Phòng tham
gia quản lý và hỗ trợ khóa học.
Xin đƣợc cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các thành viên của lớp Cao
học K21- ĐHKT, ĐHQGHN và những ngƣời bạn của tôi, những ngƣời đã
luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục bảng................................................................................................. iv
Danh mục hình ................................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế ................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đê đánh giá tác động
của hội nhập kinh tế ................................................................................. 10
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến ngành đồ gỗ của Việt Nam ............ 17
1.1.4. Nhận xét tình hình nghiên cứu ....................................................... 18
1.2. Cơ sở lý thuyết về hội nhập kinh tế ...................................................... 19
1.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế ........................................................ 19
1.2.2. Các hình thức hội nhập kinh tế ...................................................... 20
1.2.3. Tác động của hội nhập kinh tế ....................................................... 21
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 25
2.1. Mô hình trọng lực ................................................................................. 25
2.2. Số liệu ................................................................................................... 33
CHƢƠNG 3. HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN+3 VÀ THƢƠNG MẠI
NGÀNH ĐỒ GỖ VIỆT NAM ........................................................................ 34
3.1. Hội nhập khu vực ASEAN+3 ............................................................... 34
3.1.1. Khu vực thương mại tự do ASEAN ................................................. 34
3.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc ......................... 40
3.1.3. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc ......................... 42
3.1.4. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) 46
3.2. Thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam ......................................................... 47
3.2.1. Năng lực ngành đồ gỗ của Việt Nam ............................................. 49
3.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu ngành đồ gỗ của Việt Nam ................... 57
3.3. Một số hạn chế trong xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam ................. 62
CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 64
4.1. Kết quả của mô hình trọng lực ............................................................. 64
4.2. Một số hạn chế của mô hình ................................................................. 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
1
ACFTA
2
AEC
3
AFTA
4
AJCEP
5
AKFTA
6
ASEAN
7
ASEAN+3
8
ASEAN-6
9
CGE
10
CLMV
11
EHP
12
EL
Nguyên nghĩa
ASEAN-China Free Trade Agreement
(Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc)
ASEAN Economic Community
(Cộng đồng Kinh tế ASEAN)
ASEAN Free Trade Area
(Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)
ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership
(Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản)
ASEAN-Korea Free Trade Agreement
(Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc)
Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)
ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
6 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Singapore,
Phillipines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei
Computable General Equilibrium
(Mô hình cân bằng tổng thể khả tính)
4 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Campuchia,
Lào, Myanmar và Việt Nam
Early Harvest Program
(Chƣơng trình Thu hoạch sớm)
Exclusion list
(Danh mục loại trừ)
i
13
EU
14
FDI
15
FE
16
FTA
17
GDP
18
GEL
19
HSL
20
IL
21
MERCUSUR
22
MFN
23
NAFTA
24
NT
25
OLS
European Union
(Cộng động chung châu Âu)
Foreign Direct Investment
(Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài)
Fix effects
(Các tác động cố định)
Free Trade Agreement
(Hiệp định Thƣơng mại Tự do)
Gross Domestic Products
(Tổng sản phẩm quốc nội)
General Exclusion List
(Danh mục hàng loại trừ tổng quát)
Highly Sensitive List
(Danh mục hàng nhạy cảm cao)
Inclusion List
(Danh mục bao gồm)
Mercado Común del Sur
(Khối thị trƣờng chung Nam Mỹ)
Most Favoured Nation
(Nguyên tắc tối huệ quốc)
North America Free Trade Agreement
Hiệp định Thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ
Normal Track
(Danh mục hàng thông thƣờng)
Ordinary Least Square
(Bình phƣơng tối thiểu)
ii
26
RCA
27
RE
28
SL
Revealed Comparative advantage)
Lợi thế so sánh hiện hữu
Random Effects
(Các tác động ngẫu nhiên)
Sensitive List
(Danh mục hàng nhạy cảm)
Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement
29
VJEPA
(Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật
Bản)
30
WB
31
WTO
World Bank
(Ngân hàng thế giới)
World Trade Organization
(Tổ chức thƣơng mại thế giới)
iii
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
1.
Bảng 2.1
2.
Bảng 3.1
3.
Bảng 3.2
4.
Bảng 3.3
5.
Bảng 3.4
6.
Bảng 3.5
FTA ASEAN – Trung Quốc
41
7.
Bảng 3.6
FTA ASEAN – Hàn Quốc
43
8.
Bảng 3.7
9.
Bảng 3.8
10. Bảng 3.9
11. Bảng 3.10
12. Bảng 3.11
Mô tả các biến số trong mô hình hồi quy
Trang
Tổng kết tình hình cắt giảm thuế trong
CEPT/ASEAN
Tiến độ cắt giảm thuế quan trong AFTA của
các nƣớc ASEAN, 2010
Các ngoại lệ FTA ASEAN
Thuế suất trung bình của ASEAN trong
CEPT/AFTA
Thuế suất trung bình của Hàn Quốc trong
AKFTA
Thuế suất trung bình của Việt Nam trong
AKFTA
Tỷ trọng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam năm 2014
Diện tích trồng rừng của Việt Nam qua các
năm
Diễn biến diện tích rừng trồng tập trung và
sản lƣợng gỗ khai thác,2009-201
iv
29
35
37
38
39
45
45
48
54
54
13. Bảng 3.12
14. Bảng 3.13
15. Bảng 3.14
16. Bảng 3.15
17. Bảng 3.16
18. Bảng 3.17
19. Bảng 4.1
20. Bảng 4.2
Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa
Thị trƣờng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
vào Việt Nam năm 2013
Các thị trƣờng cung cấp và loại gỗ
nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam
Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và
Trung Quốc, 2001-2013
Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn
Quốc, 2001-2013
Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và
Nhật Bản, 2001-2013
Kết quả ƣớc tính mô hình xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam
Kết quả ƣớc tính mô hình nhập khẩu đồ gỗ
của Việt Nam
v
56
56
57
60
61
62
64
66
DANH MỤC HÌNH
STT
Hình
1
Hình 3.1
2
Hình 3.2
3
Hình 3.3
4
Hình 3.4
5
Hình 3.5
6
Hình 3.6
Nội dung
Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong
ngành gỗ Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
(2006-2014)
Phân bố doanh nghiệp ngành chế biến gỗ
theo sản phẩm chủ yếu (năm 2008)
Tổng cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ và
nguồn cung
Các thị truờng xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam
năm 2009 và 2013
Xuất khẩu đồ gỗ sang các nƣớc đối tác chính
của Việt Nam, 2013-2014
vi
Trang
49
50
52
53
58
59
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại đang ngày càng trở nên phổ biến và
trở thành một xu thế tất yếu, điển hình là sự ra đời và phát triển của Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới (WTO) với số lƣợng thành viên đã lên tới 161 nƣớc1.
Bên cạnh đó, các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng (khu vực)
cũng đƣợc thực hiện nhằm thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại hơn nữa giữa một
nhóm nhỏ các quốc gia nhất định.
Trong xu thế đó, Việt Nam cũng rất tích cực tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực. Năm 1995, Việt Nam tham gia Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN, (AFTA). Năm 2004, hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN-Trung
Quốc (ACFTA) đƣợc ký kết. Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN-Hàn Quốc
(AKFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)
lần lƣợt đƣợc ký kết vào các năm 2006 và 2008. Năm 2009, Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực. Mới đây, ngày
05/05/2015, Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA)
chính thức đƣợc ký kết. Các hiệp định này đều giành những ƣu đãi đáng kể
đối với việc dỡ bỏ các rào cản đối với sản phẩm đồ gỗ, một ngành mà Việt
Nam có thế mạnh trong xuất khẩu.
Ngành đồ gỗ chiếm vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế
xã hội của Việt Nam. Việt Nam hiện là nƣớc xuất khẩu gỗ lớn thứ sáu trên thế
giới, với giá trị xuất khẩu tăng bình quân 27,15% trong thời kỳ 2001- 2010 và
năm 2014 đạt đƣợc con số 6,23 tỷ USD (Bộ Công thƣơng, 2015). Nếu nhƣ
năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ lần đầu tiên vƣợt mốc
1
truy cập ngày 20/05/2015
1
1 tỷ USD, thì đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã chạm mức
6,23 tỷ USD (riêng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD). Năm 2014,
các thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật
Bản, EU, Hàn Quốc, Australia… Riêng hai thị trƣờng Hoa Kỳ và Nhật Bản
kim ngạch xuất khẩu đã chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam (trong đó, thị trƣờng Hoa Kỳ đạt 2,235 tỷ USD,
Nhật Bản là 952 triệu USD)2
Trƣớc xu hƣớng hội nhập vùng mạnh mẽ nêu trên, đề tài sẽ tập trung
phân tích các tác động của hội nhập vùng tới thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam.
Trên cơ sở đó có thể đƣa ra một số gợi ý cho Việt Nam để tận dụng hơn nữa
những lợi ích tiềm năng mà hội nhập vùng mang lại, trong bối cảnh Việt Nam
đang hƣớng đến phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ bền vững.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài nhằm đánh giá tác động của hội nhập kinh tế
vùng gần đây của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thƣơng
mại tự do và hiệp định đối tác kinh tế với các nƣớc trong khu vực châu Á
(ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) đối với thƣơng mại đồ gỗ của
Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời câu hỏi: Việc tham gia vào các hiệp định thƣơng
mại tự do ASEAN+3 có tác động thế nào tới ngành đồ gỗ của Việt Nam?
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đó, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng kết các nội dung về tự do hóa thƣơng mại và hợp tác trong
ngành đồ gỗ trong ASEAN và các Hiệp định kinh tế - thƣơng mại của Việt
2
GSO (2015)
2
Nam với các nƣớc đối tác gồm Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA)
và Nhật Bản (AJCEP).
- Đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam
trong thời gian gần đây, trong đó có các FTAs đã ký kết, bao gồm AFTA,
ACFTA, AKFTA, AJCEP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung phân tích tác động của việc tham gia các hiệp định
thƣơng mại tự do, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp
định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thƣơng
mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn
diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
- Đề tài sử dụng số liệu thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam trong giai đoạn
từ 2001-2013, khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập khu vực và thế giới; cũng
nhƣ do sự sẵn có của số liệu nghiên cứu.
- Đề tài tập trung đánh giá tác động của việc hội nhập vùng đối với
thƣơng mại trong ngành đồ gỗ của Việt Nam. Các mặt hàng đồ gỗ xem xét
trong đề tài bao gồm gỗ và các sản phẩm từ gỗ thuộc Chƣơng 44 (Gỗ và các
mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ), và các sản phẩm có mã HS 940330 (Đồ nội
thất bằng gỗ đƣợc sử dụng trong văn phòng), 940340 (Đồ nội thất bằng gỗ
đƣợc sử dụng trong nhà bếp), 940350 (Đồ nội thất bằng gỗ đƣợc sử dụng
trong phòng ngủ), 940360 (Đồ nội thất bằng gỗ khác)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mô hình trọng lực là một phƣơng pháp kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng để
phân tích trong thƣơng mại quốc tế. Mô hình này lần đầu tiên đƣợc Tinbergen
(1962) sử dụng để so sánh quy mô của dòng thƣơng mại giữa các nƣớc với
các lực hấp dẫn giữa hai nƣớc nhƣ trong vật lý học. Mô hình đã đƣợc nhiều
nhà nghiên cứu phát triển và ứng dụng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại.
3
Một trong những ƣu điểm của mô hình là có thể kiểm soát đƣợc tác động của
các biến khác ngoài FTA đến dòng thƣơng mại, do đó có thể tách biệt riêng
ảnh hƣởng của FTA (Plummer và các cộng sự (2010)). Bên cạnh FTA, mô
hình còn đƣa vào các biến khác có ảnh hƣởng đến thƣơng mại nhƣ quy mô
nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, khoảng cách thu nhập, khoảng
cách giữa các nƣớc, tỷ giá hối đoái, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa… Ngày nay,
mô hình trọng lực đƣợc sử dụng rất nhiều trong phân tích tác động của việc
thực hiện FTA nói chung, nhất là đánh giá tác động tạo lập thƣơng mại và
chuyển dịch thƣơng mại (Lin và Michael (2010)).
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc chia thành 5 chƣơng, với nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận: Chƣơng này sẽ trình bày
những nghiên cứu đánh giá tác động của các FTA đến thƣơng mại nói chung,
đến thƣơng mại ngành cụ thể; cũng nhƣ những nghiên cứu về ngành đồ gỗ của
Việt Nam. Chƣơng 1 cũng sẽ hệ thống hóa những lý thuyết về hội nhập kinh tế
và những tác động của FTA tới nền kinh tế.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. : Trên cơ sở lý thuyết ở Chƣơng
1, chƣơng này trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài, quá
trình xây dựng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các FTA ASEAN+3
cũng nhƣ các yếu tố riêng rẽ khác tới dòng thƣơng mại chung cũng nhƣ thƣơng
mại đồ gỗ của Việt Nam.
Chƣơng 3. Hội nhập khu vực ASEAN+3 và thƣơng mại ngành đồ gỗ
Việt Nam. Chƣơng này sẽ đƣa ra những phân tích chi tiết về tiến trình hội nhập
khu vực của ASEAN và Việt Nam với tƣ cách là thành viên của ASEAN, bao
gồm những cam kết cắt giảm thuế quan chung cùng những ƣu đãi thuế quan đối
với các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam. Chƣơng 3 cũng sẽ nêu lên thực trạng của
thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4
Chƣơng 4. Kết quả của mô hình: Trên cơ sở mô hình trọng lực cho xuất
khẩu và nhập khẩu đồ gỗ đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2, chƣơng này trình bày
chi tiết kết quả ƣớc lƣợng của mô hình trọng lực. Từ đó đƣa ra những kết luận về
tác động của các yếu tố riêng rẽ, đặc biệt là FTA ASEAN+3 tới thƣơng mại đồ
gỗ Việt Nam. Trên cơ sở đó đƣa ra một số khuyến nghị và đề xuất nhằm thúc
đẩy thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN+3
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế
Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của các Hiệp định thƣơng
mại tự do FTA trƣớc khi ký kết và sau khi hiệp định có hiệu lực đối với các
nƣớc liên quan, sử dụng các phƣơng pháp khác nhau. Mô hình cân bằng tổng
thể (CGE) và mô hình thƣơng mại toàn cầu (GTAP) là hai phƣơng pháp
thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá những tác động đó. Ngoài ra, mô
hình SMART còn đƣợc sử dụng trong nhiều bài nghiên cứu đánh giá tác động
tiềm năng của các FTA. Một số nghiên cứu tiêu biểu đánh giá tác động của
hội nhập kinh tế có thể đƣợc kể tên dƣới đây :
Albert (2012) sử dụng mô hình SMART để đánh giá tác động của các
FTA giữa ba liên kết kinh tế khu vực ở châu Phi (bao gồm cộng đồng Đông
Phi - EAC, thị trƣờng chung của các nƣớc ở Đông và Nam Phi – COMESA,
cộng đồng Phát triển Nam Phi - SADC) đối với phúc lợi và an ninh lƣơng
thực của các nƣớc trong khu vực. Các kết quả ƣớc lƣợng cho thấy giá trị
thƣơng mại tạo lập ƣớc tính gần 2 tỷ đô la Mỹ, và giá trị thƣơng mại chuyển
hƣớng là khoảng 454 triệu đô la Mỹ. Đối với an ninh lƣơng thực, sản lƣợng
ngô của các nƣớc sẽ tăng lên trong khi sản lƣợng gạo và lúa mì giảm sút.
ATPC (2011) sử dụng mô hình SMART nghiên cứu tác động của hiệp
định đối tác kinh tế EU và châu Phi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những
nhƣợng bộ thƣơng mại giữa hai khu vực có thể khiến Châu Phi phải trả giá
đắt, bởi đi kèm theo đó là những nguy cơ về điều chỉnh chi phí đi kèm với quá
trình giảm công nghiệp hóa (de-industrialization); và những lợi ích thƣơng
mại mà EU có đƣợc lại phần lớn do tác động chuyển dịch thƣơng mại với các
nƣớc khác trên thế giới và trong nội bộ các nƣớc châu Âu.
6
Chandrima và Biswajit (2011) đánh giá tác động của FTA giữa Ấn Độ
và ASEAN, sử dụng mô hình CGE và mô hình SMART. Với các kịch bản
đƣa ra, kết quả ƣớc lƣợng cho thấy thƣơng mại giữa Ấn Độ và các nƣớc
ASEAN tăng lên đáng kể, trong đó nƣớc đƣợc lợi lớn nhất là Ấn Độ,
Singapore và Philippines. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy tác động chuyển
hƣớng thƣơng mại, với việc giảm tỷ trọng thƣơng mại của các nƣớc khác ở
khu vực này.
Hiro Lee và Michael G. Plummer (2011) đánh giá tác động của việc
hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với phúc lợi kinh tế, thƣơng mại
và sản lƣợng ngành của các nƣớc ASEAN, sử dụng mô hình CGE. Theo đó,
nếu các rào cản thƣơng mại và vận chuyển giảm 10%, phúc lợi của các nƣớc
ASEAN sẽ tăng đáng kể, với Singapore là 37% và gấp 6 lần đối với các nƣớc
ASEAN khác. Các nƣớc CLMV sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc cải thiện cơ sở hạ
tầng. Thƣơng mại trong nội khối có thể tăng đến 54%, thƣơng mại thế giới
tăng 0,4%, tác động tạo lập thƣơng mại lớn hơn chuyển hƣớng thƣơng mại.
Tác động đối với sản lƣợng của 20 ngành trong ASEAN.
Ando (2010) đánh giá tác động tiềm năng của các FTAs giữa ASEAN
+3, CEPEA (Hiệp định thƣơng mại tự do của ASEAN và Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand). Tác giả chỉ ra rằng việc
tạo thuận lợi thƣơng mại và trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển
làm tăng phúc lợi của các nƣớc trong khu vực, và tự do hóa thƣơng mại nông
nghiệp có tác động tích cực tới các nƣớc thành viên.
Plummer và Chia (2009) ƣớc lƣợng tác động của việc hình thành Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sử dụng mô hình CGE. Nghiên cứu chỉ ra rằng
việc hình thành một thị trƣờng thống nhất ở Đông Nam Á sẽ mang lại những
lợi ích to lớn cho các nƣớc tham gia, bao gồm cả Campuchia, Lào và Việt
Nam. Phúc lợi kinh tế mà Việt Nam, Campuchia, Lào thu đƣợc lần lƣợt là
7
2,8% ; 6,3% và 3,6%. Ngoài ra, nếu mở rộng AEC với một hiệp định thƣơng
mại với các nƣớc láng giềng, tổng phúc lợi của ASEAN có thể tăng lên 2/3,
và tăng 1/3 nếu mở rộng thêm với Mỹ và EU.Trong kịch bản này, Việt Nam
sẽ là nƣớc đƣợc lợi nhiều nhất.
Oktaviani R.và các cộng sự (2008) sử dụng mô hình GTAP đánh giá
tác động của tự do hóa nông nghiệp đến nền kinh tế của các nƣớc ASEAN-6
và phân phối thu nhập ở Indonesia. Các kịch bản đƣợc đƣa ra: (1) xóa bỏ hoàn
toàn thuế quan đối với hàng hóa nông nghiệp; (2) xóa bỏ thuế quan đối với
hàng nông nghiệp không nằm trong danh mục loại trừ; (3) tự do hóa thƣơng
mại trong ASEAN và tăng cƣờng tạo thuận lợi thƣơng mại. Trong cả 3 kịch
bản, phúc lợi của các nƣớc ASEAN đều tăng, trong đó Malaysia là nƣớc đƣợc
hƣởng lợi nhiều nhất.
Kenichi K. (2003) sử dụng mô hình CGE để đánh giá tác động của các
hiệp định thƣơng mại tự do của Nhật Bản ở châu Á tới thƣơng mại toàn cầu.
Tác động của các FTAstới phúc lợi và chuyển dịch cơ cấu của các nền kinh tế
khác nhau là khác nhau. FTAs có tác động mạnh tới năng suất kinh tế của
Nhật Bản, nhƣng lại mang lại lợi ích lớn hơn từ các dòng vốn đổ vào nền kinh
tế đối với nhiều nƣớc ASEAN.
Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động của hội nhập kinh
tế tới thương mại của Việt Nam
Trần Công Thắng và các công sự (2011) nghiên cứu những thay đổi
trong thƣơng mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Bên cạnh việc xem xét các số liệu về
thƣơng mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhóm tác giả sử dụng
mô hình thƣơng mại toàn cầu (GTAP) phân tích những tác động của việc thực
hiện Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Kết quả
của mô hình chỉ ra sự gia tăng đáng kể của các mặt hàng xuất khẩu của Việt
8
Nam nhƣ rau quả, dầu và sản phẩm chế biến khác. Các mặt hàng lâm nghiệp,
gạo, thủy sản và nông sản khác cũng tăng lên nhƣng không cao nhƣ các mặt
hàng trên. Trong khi đó nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Trung Quốc có
sự tăng lên mạnh đối với rau quả, sản phẩm nông sản chế biến, nƣớc ngọt, lúa
giống, sản phẩm chăn nuôi, nông sản chế biến.
MUTRAP III (2010) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của các
hiệp định thƣơng mại tự do tới nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá
các tác động sau khi hình thành FTAs, sử dụng mô hình trọng lực; đánh giá
tác động tiềm năng của các FTAs này trong tƣơng lai, sử dụng mô hình cân
bằng tổng thể; và tác động sâu và tiềm năng tới một số ngành cụ thể trong nền
kinh tế, sử dụng mô hình cân bằng bộ phận. Các mô hình trọng lực đƣợc áp
dụng cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các nƣớc đối tác, với biến
giả về FTA đối với AFTA. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy các biến nhƣ quy mô
của nền kinh tế, khoảng cách địa lý, biến động của tỷ giá hối đoái và mức độ
dễ dàng khi thực hiện các hoạt động kinh doanh đều có ý nghĩa giải thích
quan trọng. Biến giả FTA có dấu dƣơng ở trong cả mô hình xuất khẩu và
nhập khẩu. Việc thành lập AFTA dẫn đến tăng trƣởng thƣơng mại không chỉ
trong khối ASEAN mà cả thƣơng mại của ASEAN với các nƣớc ở ngoài khối.
Từ Thúy Anh và Tô Minh Thu (2010) sử dụng mô hình Cân bằng Tổng thể
Động (dynamic general equilibrium model) đánh giá tác động của hội nhập kinh
tế ở khu vực Đông Á tới thay đổi phúc lợi, tổng sản phẩm, thƣơng mại và cơ cấu
sản xuất của Việt Nam. Nghiên cứu nhận thấy cơ cấu sản xuất của Việt Nam sẽ
thay đổi theo hƣớng tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp, giảm dần tỉ trọng
của ngành nông nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình đó, nông nghiệp của Việt Nam
cần phải đƣợc đặc biệt chú ý vì sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh cao.
Roland-Holst và các cộng sự (2002) sử dụng mô hình cân bằng động,
đa ngành và Bảng chào ban đầu (Initial Offer) để đánh giá tác động kinh tế
trong dài hạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
9
Nguyễn Chân và Trần Kim Dung (2001) sử dụng mô hình CGE để đánh
giá tác động của tự do hóa thƣơng mại của Việt Nam với vị thế là một nền kinh
tế mở, nhỏ/chập nhận giá. Sau khi chia 97 lĩnh vực trong bảng cân đối liên
ngành của Việt Nam (I/O: input/output) năm 1996 chia thành 33 khu vực sản
xuất (17 cho sản xuất trong nƣớc, và 16 cho xuất khẩu), các tác giả đã phân tích
tác động của thƣơng mại và các cải cách thuế quan đối với xuất khẩu
1.1.2. Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đê đánh giá tác động của
hội nhập kinh tế
Tác động của các FTA đến thƣơng mại đã đƣợc nghiên cứu bởi
Tinbergen (1962) lần đầu tiên và đã chỉ ra tác động tích cực đáng kể giữa
những nƣớc thành viên trong Khối thịnh vƣợng chung Anh. Để phân tích tác
động, các nhà nghiên cứu vào những năm 1970 và 1980 đã thêm vào các biến
giả mà hai nƣớc trong cùng một FTA sẽ nhận đƣợc cùng một giá trị thống
nhất. Đặc biệt là ở trong các nghiên cứu nhƣ EEC (European Economic
Community), EFTA (European Free Trade Association) và LAFTA (Latin
America Free Trade Agreement) (Aitken (1973) và Brada Mendez (1983). Từ
đó thì phƣơng pháp sử dụng biến giả đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều
nghiên cứu.
A.A Hatab, E. Romstad, X Huo (2010) phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
tới xuất khẩu nông sản của Ai cập với 50 nƣớc đối tác chính trong giai đoạn
1994 – 2008, sử dụng mô hình trọng lực. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố có
tác động quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Ai Cập bao gồm GDP
của nƣớc nhập khẩu, nƣớc nhập khẩu sử dụng ngôn ngữ chung Ả Rập, sự
giảm giá đồng pound của Ai Cập và khoảng cách địa lý gần gũi. Tuy nhiên
các yếu tố nhƣ nƣớc nhập khẩu là thành viên của các liên kết khu vực với Ai
Cập hay GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc nhập khẩu lại không tác động
đáng kể đến xuất khẩu nông sản của Ai Cập.
10
Laetitia Gulhot (2010) đánh giá tác động của các FTA chính ở khu vực
Đông Á đã đánh giá tác động của 3 hiệp định thƣơng mại tự do: ASEAN
(AFTA) và ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA)
đến dòng thƣơng mại ở khu vực Đông Á. Mô hình trọng lực đƣợc tác giả sử
dụng bao gồm các biến số cơ bản nhƣ GDP, GDP bình quân đầu ngƣời,
khoảng cách phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý và các biến giả đại diện
cho các FTA chính ở khu vực Đông Á AFTA, AKFTA, ACFTA. Tác giả sử
dụng dữ liệu bảng (panel data) hồi quy mô hình trọng lực để đánh giá tác
động của những yếu tố riêng rẽ lên dòng thƣơng mại của 12 nền kinh tế (10
thành viên ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc) với 22 đối tác thƣơng mại chính
trong giai đoạn 1985 tới 2007. Mặc dù, xét về tổng quan AFTA có tác động
tích cực đối với thƣơng mại đa phƣơng trong khu vực. Các kết quả nghiên
cứu còn chỉ ra rằng AFTA có tác động tích cực thúc đẩy thƣơng mại nội
ngành trong khu vực, mang lại hiệu ứng tạo lập thƣơng mại lớn đối với xuất
khẩu và hiệu ứng chệch hƣớng thƣơng mại đối với nhập khẩu ngoài khu vực.
Ngoài ra, ACFTA và AKFTA chƣa thể hiện tác động tới dòng thƣơng mại ở
Đông Á do thời gian hiệu lực ngắn. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình trọng
lực hoàn chỉnh đánh giá tác động của các FTA đa phƣơng tới dòng thƣơng
mại trong khu vực, tuy nhiên, chƣa đánh giá đƣợc tác động đến dòng thƣơng
mại chung hay thƣơng mại ngành của một quốc gia thành viên của các FTA
đa phƣơng đó.
E. Erdem và S. Nazlioglu (2008) sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu
các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang Cộng đồng
chung châu Âu (EU) trong giai đoạn 1996-2004, sử dụng cách tiếp cận các tác
động ngẫu nhiên (random-effects model REM). Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy
xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang thị trƣờng này có quan hệ thuận
chiều với quy mô của nền kinh tế, dân số của nƣớc nhập khẩu, biến dân số
11
Thổ Nhĩ Kỳ sống ở nƣớc thành viên EU (biến giả bằng 1 nếu có hơn 100.000
ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ sống ở một nƣớc thành viên EU), nƣớc có chung kiểu khí
hậu Địa Trung Hải và nƣớc là thành viên của Liên minh thuế quan Thổ Nhĩ
Kỳ - EU. Tuy nhiên, lƣợng xuất khẩu có quan hệ tỷ lệ nghịch với diện tích đất
nông nghiệp và khoảng cách địa lý tới nƣớc nhập khẩu.
N. Malhotra và A. Stoyanov (2008) phân tích tác động của Hiệp định
Thƣơng mại tự do Canada-Chile tới thƣơng mại nông nghiệp của hai nƣớc
trong giai đoạn 1998-2005, sử dụng mô hình trọng lực. Bên cạnh các biến
truyền thống của mô hình, tác giả đƣa thêm biến về diện tích đất canh tác và
lƣợng phân bón cho sản xuất. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng Chile là
nƣớc đƣợc lợi nhiều hơn đối với xuất khẩu các sản phẩm nông sản, trong khi
lợi ích thu đƣợc của Canada từ các chƣơng trình cắt giảm thuế quan là không
đáng kể.
Nowark-Lehmann D.et all (2007) đánh giá tác động tiềm năng của hiệp
định thƣơng mại tự do giữa Chile và EU, mức độ cạnh tranh về giá, thu nhập
thực tế, khác biệt về thu nhập trung bình và chi phí vận chuyển đến xuất khẩu
một số ngành hàng của Chile sang EU trong giai đoạn 1988-2002. Theo đó,
FTA giữa Chile và EU sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu lƣơng thực thực phẩm
của Chile sang EU.
Vollrath và các cộng sự (2006) nhận thấy thu nhập bình quân đầu
ngƣời có tác động đến thƣơng mại đối với thực phẩm chế biến (manufactured
food) nhƣng không tác động đến (commodity food) khi sử dụng mô hình
trọng lực để phân tích thƣơng mại của các mặt hàng thực phẩm chế biến và
các mặt hàng nông sản phổ biến giữa 9 nƣớc trong giai đoạn 1996-2002. Và
điều này nhất quán với lý thuyết HO về thƣơng mại quốc tế: tỉ lệ đất đai/lao
động là một yếu tố quan trọng tác động đến thƣơng mại nông sản và EU,
NAFTA, MERCUSOR đều làm tăng thƣơng mại nội ngành về nông sản.
12
Jason và Dayton (2005) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác
động của hội nhập vùng tới thƣơng mại trong nông nghiệp của thế giới đã đƣa
thêm các biến giải thích cho thƣơng mại nông nghiệp bao gồm: tỉ giá hối đoái
thực, diện tích đất nông nghiệp, biến giả thể hiện nƣớc đối tác có chung
đƣờng biên giới, ngôn ngữ, là nƣớc không có biển (landlock). Mô hình ƣớc
lƣợng có đƣa thêm các biến giả về thời gian và biến tác động cố định (fixed
effects) đại diện cho các yếu tố riêng biệt của từng nƣớc có ảnh hƣởng tới
thƣơng mại mà không đƣợc đƣa vào trong mô hình (ví dụ nhƣ thay đổi về chế
độ chính trị, các cú sốc về kinh tế vĩ mô, và các yếu tố đặc trƣng khác). Các
số liệu đƣợc lấy cho 9 mặt hàng nông nghiệp trong thƣơng mại giữa 89 nƣớc
trong giai đoạn 1985-2002, và xem xét với 8 hiệp định thƣơng mại khu vực.
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, việc thực hiện NAFTA giúp tăng thƣơng mại
nông nghiệp của nội khối lên tới hơn 75%, và tác động chuyển hƣớng thƣơng
mại của NAFTA và CER rất hạn chế. EU-15 và các hiệp định thƣơng mại tự
do của châu Phi lại có những tác động chệch hƣớng thƣơng mại rõ rệt.
Những kết quả ƣớc lƣợng tác động của các FTA tới dòng thƣơng mại
không giống nhau mà có sự pha trộn đã đƣợc chứng minh trong các nghiên
cứu trong những năm của thập niên 1990. Các nghiên cứu nhƣ Frankel, Stein
and Wei (1995) and Frankel (1997) đã xem xét tác động của một số FTA
chính nhƣ EU, NAFTA, MECOSUR, AFTA, chỉ ra những tác động tích cực
trong trƣờng hợp MECOSUR và AFTA tuy nhiên ngƣợc lại đối với trƣờng
hợp EU và NAFTA. Solaga và Winters (2000) giải thích tác động tạo thƣơng
mại và tác động chệch hƣớng thƣơng mại của một số FTA đa phƣơng. Tác giả
đã chỉ ra tác động tạo thƣơng mại chỉ ở những nƣớc Mỹ Latinh và tác động
chuyển hƣớng thƣơng mại đối với trƣờng hợp EU và EFTA. Endoh (1999)
phân tích tác động tạo thƣơng mại và chệch hƣớng thƣơng mại của EEC,
13