Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá tác động của các yếu tố rào cản thương mại đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nhóm quốc gia asean 6 bằng mô hình trọng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 95 trang )

O
TR

N

M

V
T

OT O
N

P

MN

------------------------------

N UYỄN T Ị T ÙY VY

N
T

T
ƠN

N
M

ỦA



YẾU T

ẾN K M N

XUẤT K ẨU

T ỦY SẢN ỦA N ÓM QU
ẰN



LU N V N T

ÌN

A ASEAN-6

TR N

S KN

R O ẢN

TẾ

LỰ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn: “Đánh giá tác động của các yếu tố rào cản
thương mại đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nhóm quốc gia ASEAN-6 bằng
mô hình trọng lực” này là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam
đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Nguyễn Thị Thùy Vy

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của TS.
Phạm Đình Long, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời
gian định hướng và góp ý cho Tôi trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận
văn này.
Xin cảm ơn Quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,
những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian Tôi theo
học tại Trường.

Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên Tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017

ii


TÓM TẮT
Xuất khẩu thủy hải sản được xác định là ngành mũi nhọn, tạo động lực cho
việc phát triển các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần thủy sản, góp
phần thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên
cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất
khẩu thủy hải sản nói riêng. Nhưng hiện nay vấn đề này vẫn còn tranh cãi bởi chưa
đưa được tất cả các nhân tố vào phân tích cũng như chưa đánh giá được sự tương
tác của các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu thủy hải sản của các
quốc gia nhóm ASEAN-6.
Nghiên cứu với dữ liệu xuất khẩu thủy hải sản được tổng hợp từ bộ dữ liệu
Ngân hàng Thế giới của các quốc gia trong nhóm ASEAN-6 bao gồm Việt Nam,
Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore, Thái Lan đến 28 nước Châu Âu, Hoa
Kỳ và Nhật Bản trong giai đoạn 2000-2014. Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực
hấp dẫn tìm hiểu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố GDP, dân số, khoảng cách
địa lý, độ mở nền kinh tế, tần số áp dụng các rào cản vệ sinh dịch tễ, Hiệp định
thương mại tự do, thành viên WTO đến kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản ASEAN6. Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích các nhân tố tác động lên dòng chảy
thương mại ngành thủy hải sản. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố trên đã có
tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu Thủy hải sản của các nước ASEAN-6. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các rào cản phi thuế quan có tác động hết sức
tiêu cực đến sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là rào cản về vệ sinh an toàn dịch tễ. Vì

vậy, các quốc gia trong nhóm ASEAN-6 cần đầu tư công nghệ thiết bị để đáp ứng
các tiêu chuẩn rất nghiêm nghặt đối với mặt hàng thủy hải sản đáp nhập khẩu vào
thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH - ĐỒ THỊ ..................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ xi
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1 Lý do nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
1.4 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.6 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3
1.7 Kết cấu luận văn ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.............. 5
2.1 Lý thuyết về mô hình trọng lực ...................................................................... 5
2.2 Cơ sở lý thuyết về thương mại ngành thủy sản .............................................. 6
2.3 Những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy hải sản .......... 12
2.4 Tính mới của đề tài: ........................................................................................ 21
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 22
3.1 Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 22

3.1.1 Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy hải sản.............. 22
3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy hải sản .......................................... 23
3.1.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................................... 28
3.1.4 Mô tả các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................. 31
3.2 Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................. 36
3.2.1 Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 36

iv


3.2.2 Cách lấy dữ liệu ........................................................................................... 36
3.2.3 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................. 36
3.3 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 38
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 39
3.4.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả ....................................................... 39
3.4.2 Phương pháp phân tích hồi quy ................................................................... 39
3.4.3 Xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi ............................................... 40
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ........................................................ 42
4.1 Giới thiệu sơ lược về các quốc gia ASEAN-6 .................................................... 42
4.2 Kết quả hồi quy ................................................................................................... 53
4.2.1 Phân tích biểu đồ phân tán .......................................................................... 53
4.2.2 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình(Expijt) ........................................... 54
4.2.3 Phân tích tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến .................................... 56
4.2.4 Kết quả hồi quy ban đầu .............................................................................. 57
4.2.5 Lựa chọn mô hình. ....................................................................................... 59
4.2.6 Kiểm định khuyết tật có khả năng xảy ra trong FEM ................................. 62
4.3 Tổng hợp kết quả kỳ vọng .................................................................................. 65
4.4 Phân tích kết quả nghiên cứu .............................................................................. 65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 69
5.1 Kết luận từ câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 70

5.2 Khuyến nghị một số chính sách .......................................................................... 70
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................................ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 73
Phụ lục 1 - Thống kê mô tả số liệu ................................................................................... 78
Phụ lục 2: Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................... 78
Phụ lục 3: Kiểm tra tính tự tương quan của các biến ................................................... 79
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy ước lượng OLS ................................................................... 79
Phụ lục 5: Kết quả hồi quy ước lượng tác động cố định (FEM) ............................... 80
Phụ lục 6: Kết quả hồi quy ước lượng tác động cố định (REM) .............................. 80

v


Phụ lục 7: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa FEM và REM ................................ 81
Phụ lục 8 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình FEM ............... 81
Phụ lục 9: Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình hiệu ứng tác
động cố định. (FEM) ....................................................................................................................... 82
Phụ lục 10- Kết quả hồi quy ước lượng tác động cố định (FEM) tùy chọn
robust ................................................................................................................................................... 82
Phụ lục 11- Kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FEM (Robust)................. 83

vi


DANH MỤC HÌNH -ĐỒ THỊ
Hình 4.1 Luồng thương mại thuỷ sản trên phạm vi toàn cầu. ...................................... 42
Hình 4.2 EU dẫn đầu các nước nhập khẩu thuỷ sản, 2000 – 2013 ............................... 43
Biểu đồ 4.1 Tổng hợp số liệu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2000-2014 ........... 44
Biểu đồ 4.2 GDP bình quân đầu người của Thái Lan giai đoạn 2000-2014 ................. 47
Biểu đồ 4.3 GDP bình quân đầu người của Indonesia giai đoạn 2000-2014 ................ 48

Biểu đồ 4.4 Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia giai đoạn 2000-2014 ........................ 50
Biểu đồ 4.5 GDP bình quân đầu người của Philippine giai đoạn 2006-2016. .............. 51
Biểu đồ 4.6 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ASEAN-6 2000-2014 .............................. 52
Biểu đồ 4.7 GDP bình quân đầu người ASEAN-6 2000-2014 ..................................... 52
Biểu đồ 4.8 Tương quan giữa EXPijt và LnINFit ........................................................ 59
Biểu đồ 4.9 Tương quan giữa EXPijt và LnGDPit ....................................................... 59
Biểu đồ 4.10 Tương quan giữa EXPijt và LnEdis_ijt ................................................. 59
Biểu đồ 4.11 Tương quan giữa EXPijt và LnPOP_j ..................................................... 59
Biểu đồ 4.12 Tương quan giữa EXPijt và LnTRADECOSTijt .................................. 60
Biểu đồ 4.13 Tương quan giữa EXPijt và OPEN_jt ..................................................... 60
Biểu đồ 4.14 Quy mô nền kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN-6 ............................. 55
Biểu đồ 4.15 Quy mô dân số các quốc gia khu vực ASEAN-6 .................................... 56

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Sự cân bằng giá các yếu tố sản xuất .............................................................. 9
Bảng 2.2 Quá trình phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế .................... 11
Bảng 2.3: Tóm tắt các mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập .................... 19
Bảng 3.1 Mô hình trọng lực trong xuất nhập khẩu thủy hải sản ................................... 22
Bảng 3.2 .Tổng hợp các giả thuyết về xu hướng tác động của các biến trong mô
hình trọng lực đề xuất.................................................................................................... 34
Bảng 3.3 Danh sách các quốc gia thuộc đối tượng nghiên cứu .................................... 37
Bảng 3.4 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 38
Bảng 4.1 Tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu của Singapore từ 2000-2014 ................ 45
Bảng 4.2 Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giai đoạn 2000-2014............................. 46
Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu của Indonesia giai đoạn 2000-2014............................ 49
Bảng 4.4 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình trọng lực thủy sản ................... 61
Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .............. 57

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy FEM, REM .......................................................................... 61
Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ............................................. 622
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra hiện tượng tự tương quan ................................................... 63
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy FEM robust ......................................................................... 63

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AFTA
ASEAN

Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt
Hiệp định thương mại tự do ASEAN

ASEAN Free trade Area
Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asian Nations

EU

European Union

Liên minh Châu Âu


FEM

Fixed Effect Model

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định

FTA

Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do

FMOLS

Fully Modified OLS

Fully Modified OLS

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

Hazard Analysis and Critical

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm

Control Points


soát điểm tới hạn

OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

NTM

Non-Tariff Measure

Đo lường phi thuế quan

REM

Random Effect Model

HACCP

SPS

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu
nhiên

Sanitary and phytosanitary

Vệ sinh dịch tễ


measures

VIF

Variance Inflation Factor

Nhân tố lạm phát phương sai

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

WITS

World Integrated Trade

Tích hợp giải pháp thương mại thế giới

Solution

ix


Tiếng việt
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh


ATTP

An toàn thực phẩm

CMH

Chuyên môn hóa

ĐNA

Đông Nam Á

KN

Kim ngạch

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

NK
TMQT
XK
UNCTAD

Nhập khẩu

Thương mại quốc tế
Xuất khẩu
Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển

x


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã đóng góp đáng kể cho nền kinh
tế ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á tạo nên trụ cột vững chắc quan trọng của
nền kinh tế khu vực này. Trong đó Philippines, Inđônêxia, Việt Nam và Thái Lan là
những nước góp phần đáng kể nhất trong việc phát triển nghề cá thế giới theo
hướng sản xuất thủy sản nuôi quy mô lớn. Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm tăng
mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, thì các nước có nghề cá đang phát triển lại
có cơ hội lớn để bù đắp phần thiếu nguồn cung ở những thị trường khổng lồ như
Mỹ, EU. Lượng thủy hải sản được tiêu thụ mạnh và không ngừng tăng nhanh qua
các năm. Năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu thủy hải sản vào thị trường Hoa Kỳ
lên đến 15,498,425,775 USD, không kể sản lượng nuôi trồng trong nước. Năm
2016, kim ngạch nhập khẩu thủy hải sản vào Hoa Kỳ tăng lên 16,380,167,977 USD.
Thị trường EU luôn là điểm đến tiềm năng của thị trường xuất khẩu thế giới nói
chung và Châu Á nói riêng, cụ thể năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu thủy hải
sản vào thị trường EU-28 lên đến 21,935,424,330USD, năm 2015 kim ngạch nhập
khẩu thủy sản vào thị trường này có giảm đi, nhưng vẫn còn rất cao với mức
19,751,364,080 USD.
Thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản luôn là những thị trường có sức tiêu thụ
mạnh, là thị trường trọng điểm cho các Doanh nghiệp trong khu vực hướng tới. Tuy
nhiên, bên cạnh thuận lợi về nhu cầu tiêu thụ, về chính sách thương mại mở cửa thì
các thị trường này luôn hàm chứa nhiều thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu

về sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Tuân thủ các quy định
về rào cản trong đó có rào cản vệ sinh dịch tễ, rào cản về chi phí thương mại là điều
kiện tiên quyết cho thành công của các quốc gia khi xuất khẩu thủy sản vào thị
trường khó tính này. Xuất phát từ thực tiễn và mong muốn nghiên cứu sâu hơn về
các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản của nhóm quốc gia ASEAN,
1


tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động của các yếu tố rào cản
thương mại đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nhóm quốc gia ASEAN-6 bằng
mô hình trọng lực”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm bổ sung vào các nghiên cứu trước đây tiến hành thực
hiện các mục tiêu:
- Tìm ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nhóm hàng
thủy hải sản của ASEAN-6 đến các quốc gia trong cộng đồng EU-28, Hoa Kỳ và
Nhật Bản;
- Đưa ra các khuyến nghị đẩy mạnh tác động tích cực, cũng như hạn chế các
tác động tiêu cực từ các nhân tố ảnh hưởng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn hướng đến là tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến sản lượng xuất khẩu Thủy hải sản của Nhóm Quốc gia ASEAN-6.
Về không gian nghiên cứu
Các quốc gia ASEAN-6 đã xuất khẩu sang hầu hết các châu lục trên thế giới
và gia nhập các tổ chức Kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu không bao gồm tất cả các
quốc gia đã tham gia trao đổi thương mại với nhóm quốc gia này do hạn chế dữ liệu
trong thời gian kiểm tra. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu sẽ có ảnh hưởng đến
thương mại quốc tế ngành thủy sản của nhóm ASEAN-6 bao gồm 6 quốc gia Việt
Nam, Inđônêsia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan; lý do các quốc gia này

đều nằm ở khu vực Đông Nam Á, đều có tiềm năng và tiếp giáp biển cùng điều kiện
tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Các quốc gia nhập khẩu là EU-28,
Hoa Kỳ, Nhật Bản. Nghiên cứu thiết kế nên được hình ảnh gần nhất hiện thực nhất
các để đánh giá các tác động của rào cản thương mại đến kim ngạch xuất khẩu
ngành thủy sản của các quốc gia trên.
Về thời gian
Số liệu được cung cấp bởi các quốc gia giới hạn trong giai đoạn 2000-2014
do Ngân hàng Thế giới công bố.

2


1.4 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập cho các quốc gia thuộc khối ASEAN-6 từ
năm 2000-2014 xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Cách
chọn mẫu là lấy tất cả số liệu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nhóm quốc gia
ASEAN vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản do tổ chức World intergrated trade
solution thống kê.
Các dữ liệu về chỉ số lạm phát, GDP, Chi phí thương mại của tất cả các nước
được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Số liệu về khoảng cách địa
lý giữa các nước được lấy từ CEPII, số liệu về rào cản vệ sinh dịch tễ được tập hợp
từ Tổ chức tích hợp các giải pháp thương mại thế giới (WITS) và được tác giả tính
toán lại.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản, tác
giả sử dụng phương pháp chính là phân tích định lượng từ dữ liệu bảng.
Mô hình chính được sử dụng trong nghiên cứu: Mô hình trọng lực hấp dẫn.
Thực hiện kiểm định mô hình theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM
để lựa chọn giữa RE, FE hoặc Pooled OLS.
1.6 Ý nghĩa của đề tài

Các bước nghiên cứu mô hình được thực hiện tuần tự cho thấy mối liên hệ
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình.
Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các nhân tố đến
đến dòng chảy thương mại ngành thủy sản giữa các nước Đông Nam Á với các đối
tác quốc gia trong khu vực EU-28, Hoa Kỳ, Nhật Bản; và xem xét tiềm năng cho sự
phát triển thương mại ngành thủy hải sản của nhóm quốc gia trên và các nước trong
nghiên cứu. Mô hình trọng lực hấp dẫn đã được ước tính với dữ liệu từ 28 quốc gia
trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014.
Nghiên cứu này sẽ cung cấp một kết quả thú vị và có thể giúp các nhà hoạch
định chính sách để có được cái nhìn rõ hơn về các rào cản trong thương mại. Kết
quả nghiên cứu của luận văn cho thấy ý nghĩa của việc vận dụng các kiến thức về
kinh tế quốc tế, kinh tế học để phân tích tác động của các yếu tố lên tăng trưởng
xuất khẩu thủy sản của các quốc gia ASEAN.
3


1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu gồm có năm chương và được trình bày cụ thể như sau
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm các vấn đề được nghiên cứu, câu
hỏi, mục tiêu, đối tượng cần nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, dữ liệu nghiên cứu, tóm tắt kết quả nghiên cứu và những đóng góp từ kết quả
nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Chương này, luận văn trình bày các khái niệm về thủy sản, nuôi trồng thủy sản,
xuất khẩu thủy sản.
Đồng thời trình bày tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu của đề tài để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Trên nền tảng lý thuyết trình bày ở chương 2 và các nghiên cứu thực nghiệm có

liên quan, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu, cách thức đo lường các biến trong mô hình, các kỹ
thuật phân tích số liệu cũng được trình bày trong chương này.
Chương 4: Kết quả phân tích hồi quy tác động của các nhân tố đến xuất
khẩu thủy sản
Chương trình sẽ trình bày thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu,
phân tích các kết quả nghiên cứu đạt được để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết được đưa ra.
Chương 5: Kết luận về kết quả nghiên cứu, khuyến nghị một số giải pháp từ
kết quả nghiên cứu và những hạn chế của đề tài. Đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo
Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị nhằm hạn chế
các rào cản đến xuất khẩu thủy sản của các nước Đông Nam Á.
Luận văn cũng chỉ ra các giới hạn trong nghiên cứu này và đề xuất gợi ý cho
hướng nghiên cứu tiếp theo.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương này trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết về xuất khẩu thủy sản, các
nhân tố tác động đến xuất khẩu thủy sản và lý thuyết về thương mại quốc tế. Sau đó,
luận văn sẽ tiến hành phân tích và nhận xét các kết quả nghiên cứu thực nghiệm có
trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu để có cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu ở
chương 3.
2.1 Lý thuyết về mô hình trọng lực
Mô hình trọng lực từ lâu đã là một trong những mô hình thực nghiệm thành
công nhất trong kinh tế. Kết hợp các nền tảng lý thuyết về trọng lực vào thực tế gần
đây đã dẫn đến một ước lượng phong phú hơn và chính xác hơn, giải thích các quan

hệ không gian được mô tả bằng trọng lực. Thông qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm
về thương mại quốc tế và các đo lường tác động trong rào cản phi thuế quan, Đỗ
Thái Trí (2007), Nguyễn Xuân Bắc (2010), Nguyễn Văn Hồng (2012), James
Cassing cùng các tác giả (2010), Shujiro Urata và Misa Okabe (2007), Tang Yihong
và Wang Weiwei (2004) đều sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu, tiếp cận và
đưa ra những đánh giá tích cực về tính thuyết phục của mô hình. Cho đến nay đây là
mô hình được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế, là một công cụ
hữu hiệu trong việc giải thích khối lượng và chiều hướng thương mại song phương
giữa các nước.
Mô hình trọng lực nghiên cứu dự đoán về dòng thương mại song phương phụ
thuộc vào quy mô nền kinh tế và khoảng cách giữa các nước. Cụ thể là cường độ
thương mại giữa 2 nước có quan hệ thuận với quy mô và quan hệ nghịch với
khoảng cách của 2 nước. Phương trình chuẩn là:
Fij = G*(MiMj)/Dij
Trong đó Fij là luồng thương mại giữa nước i và j, M là biến số đo khối
lượng (kích cỡ), D là “khoảng cách” giữa các nước (không chỉ là khoảng cách vật lý
như chi phí vận chuyển, hoặc sự khác biệt về ngôn ngữ tạo “khoảng cách” giữa 2
quốc gia) và G là một hằng số. Trong nghiên cứu kinh tế, mô hình trọng lực thường
5


được đưa về dạng Log để giảm bớt biên độ biến động. Các biến thường được đưa
vào mô hình áp dụng cho nghiên cứu về dòng thương mại như sau:
Ln(trade flows) = a0 + a1lnX1 + a2lnX2 + …+ eijt
Các biến chính của mô hình: GDP của từng quốc gia, dân số, khoảng cách
giữa 2 thủ đô hoặc giữa 2 thành phố là trung tâm kinh tế của quốc gia đó, các sự
kiện như ký kết các hiệp định thương mại hoặc ban hành các rào cản thương mại
giữa các nước được đưa vào mô hình bằng biến giả.
2.2 Cơ sở lý thuyết về thương mại ngành thủy sản
 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản

Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ hải sản là các hoạt động canh
tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh...
Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong.
Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ
thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Phát triển nuôi
trồng thủy sản có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát
triển theo chiều sâu. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản
lượng thuỷ sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản
xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì
nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất
thấp. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ
sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ
sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy phát triển
nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên
một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động.
 Lý thuyết lợi thế so sánh, 1815
Thực tiễn cho thấy, các quốc gia trên thế giới tham gia vào hoạt động thương
mại quốc tế vì hai lý do chính, xét trên phương diện nào thì mỗi lý do đều nói lên
lợi ích mang lại từ ngoại thương. Thứ nhất, các nước hoạt động thương mại vì họ

6


khác nhau. Mỗi quốc gia đều có thể hưởng lợi từ sự khác biệt thông qua đạt được
thỏa thuận sao cho mỗi nước sẽ chuyên sản xuất và xuất khẩu những gì họ tương
đối giỏi hơn các nước khác. Lý do thứ hai, các quốc gia hoạt động thương mại để
đạt được lợi thế theo quy mô trong sản xuất. Nghĩa là, nếu mỗi nước sản xuất một
tập hợp hàng hóa có hạn, họ sẽ sản xuất từng loại hàng hóa trên quy mô lớn hơn và
qua đó sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với khi họ cố gắng sản xuất đủ mọi thứ. Mô

thức trao đổi thương mại quốc tế phản ánh sự tương tác của cả hai động cơ này.
Ví dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là ví dụ về trao đổi bông/rượu
giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu là Bồ Đào Nha không thể sản xuất vải trong những
điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều thời gian và lao
động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang và họ dùng
phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, trong khi nước này không thể sản xuất
rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha. Ông đã chứng minh
rằng sau khi có thương mại mỗi nước chỉ tập trung sản xuất hoàng hóa mà mình có
lợi thuế so sánh, tổng sản lượng của cả hai nước đều tăng hơn trước so với trước khi
có thương mại.
Lý thuyết này được phát triển dựa trên quan điểm lợi thế tuyệt đối của Adam
Smith. Theo đó, Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn
hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong
sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao
động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản
xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm
khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi
thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi
nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước
buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Lý thuyết
của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết:
- Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác
định;

7


-

Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia;


-

Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài; Mô hình của
Ricardo dựa trên học thuyết về
giá trị lao động;

-

Công nghệ của hai quốc gia
như nhau;

-

Chi phí sản xuất là cố định;

-

Sử dụng hết lao động (lao động
được thuê mướn toàn bộ); Nền
kinh tế cạnh tranh hoàn hảo;

-

Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế;

-

Chi phí vận chuyển bằng không;


-

Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá.

-

Và chính những giả định này là hạn chế của mô hình này. Ví dụ giả định

rằng các nhân số sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo nảy sinh hạn chế nếu trên
thực tế không được như vậy. Những người sản xuất rượu vang của Anh có thể
không dễ dàng tìm được việc làm (chuyển sang sản xuất bông) khi nước Anh không
sản xuất rượu vang nữa sẽ thất nghiệp. Nền kinh tế vì vậy sẽ không toàn dụng nhân
công làm cho sản lượng giảm sút. Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có
thể được tổng quát hóa cho bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hóa, nhiều loại
đầu vào, tỷ lệ các nhân tổ sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng…và
là nền tàng của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại lập
luận để bảo vệ thuế quan cũng nhưng các rào cản thương mại khác.
o Thuyết Tỷ lệ các yếu tố: Mô hình Heckscher-Ohlin, 1919:
Nếu nguồn lực là yếu tố sản xuất duy nhất, như theo giả định của mô hình
Ricardo, thì lợi thế so sánh chỉ có thể phát sinh do sự khác biệt quốc tế về năng suất
lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, khi ngoại thương được giải thích một phần bởi
sự khác biệt năng suất lao động, ngoại thương còn phản ánh sự khác biệt nguồn lực

8


của các nước. Mô hình Hechsher-Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn lực (lao
động, vốn, đất đai) là nguồn gốc cuả ngoại thương.
Mô hình H-O cho thấy lợi thế so sánh chịu sự ảnh hưởng của sự tương tác
giữa nguồn lực các nước hay nói rõ hơn là sự dồi dào yếu tố sản xuất tương đối và

công nghệ sản xuất. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so
sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có theo thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để
các nước đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động
và hợp tác TMQT, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này.
Định lý Heckscher-Ohlin: Đất nước dồi dào một yếu tố sản xuất sẽ xuất khẩu
hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất đó.
Bảng 2.1 Sự cân bằng giá các yếu tố sản xuất
Lý thuyết


Không như mô hình Ricardo,

Thực tế
• Trong thế giới thực, giá các yếu tố
không bằng nhau giữa các nước.

mô hình Heckscher-Ohlin dự báo rằng
giá yếu tố sản xuất sẽ được cân bằng

• Mô hình giả định rằng các nước giao

giữa các quốc gia có thương mại với

thương sản xuất sản phẩm giống nhau,

nhau.

nhưng các nước có thể sản xuất sản




Thương mại tự do cân bằng giá

phẩm khác nhau nếu tỷ lệ các yếu tố

sản phẩm tương đối. Do có sự liên kết
giữa giá sản phẩm và giá yếu tố, giá

khác nhau một cách căn bản.
• Mô hình cũng giả định rằng các nước

các yếu tố cũng sẽ được cân bằng.


giao thương có cùng công nghệ nhưng

Thương mại làm tăng nhu cầu

sự khác nhau về công nghệ có thể ảnh

đối với sản phẩm được sản xuất bằng

hưởng đến năng suất của các yếu tố và

các yếu tố sản xuất tương đối dồi dào,

do đó tiền lương/chi phí trả cho các yếu

một cách gián tiếp tăng nhu cầu đối


tố này cũng khác nhau.

với các yếu tố này, làm tăng giá các

• Và, tồn tại các rào cản thương mại.

yếu tố sản xuất này.

9


o Mô hình ngoại thương tiêu chuẩn
Mô hình ngoại thương tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên bốn mối quan hệ cơ
bản: Mối quan hệ giữa đường giới hạn khả năng sản xuất và đường cung tương đối;
Mối quan hệ giữa giá tương đối và cầu tương đối;
Việc xác định trạng thái cân bằng thế giới bằng đường cung thế giới tương
đối và đường cầu thế giới tương đối;
Ảnh hưởng của tỷ số giá ngoại thương –giá hàng xuất khẩu chia cho giá hàng
nhập khẩu của một nước đối với phúc lợi của đất nước.

10


Bảng 2.2 Quá trình phát triển của các học thuyết về thương mại quốc tế
Nội dung

Học thuyết Adam

David Ricado


Heckscher-Ohlin

Smith
Thời gia ra Cuối thế kỷ XVIII

Đầu thế kỷ XX

Đầu thế kỷ XX

đời
Quan điểm về Ngoại thương có vai TMQT mang lại lợi ích TMQT là tự do hóa
thương

mại trò rất lớn đối với sự cho các bên tham gia, thương mại nhằm

quốc tế

phát triển kinh tế của hướng tới sự tự do hóa mang lại lợi ích cho
các nước.

thương mại và xóa bỏ các quốc gia
chính sách bảo hộ mậu
dịch.

Lợi ích của Dựa trên cơ sở khai Dựa trên cơ sở khai thác lợi Khai thác các lợi thế
TMQT

thác các lợi thế tuyệt thế so sánh của một quốc so sánh dựa trên các
đối của một quốc gia gia (bản chất là năng suất nguồn lực mà một

(tài nguyên, khí hậu, lao động)

quốc gia sẵn có nhƣ

đất đai,…)

đất đai, lao động và
vốn.

Ưu điểm

- Mô tả được hướng Giải thích được nguyên Giải thích được bản
CMH trong trao đổi nhân của TMQT giữa các chất của trao đổi
giữa các quốc gia

quốc gia là do (i) các quốc thương mại là sự
gia buôn bán với nhau vì trao đổi các yếu tố
họ khác nhau; (ii) các quốc dư thừa để lấy các
gia buôn bán với nhau để yếu tố khan hiếm. đạt được lợi thế nhờ quy Lý thuyết H-O còn
mô sản xuất; (iii) lợi ích gọi là lý thuyết so
của TMQT bắt nguồn từ sánh các nguồn lực
lợi thế so sánh.

11

vốn có


Hạn chế


Chưa giải thích được -Mới giải thích được lợi Lý thuyết H-O cho
hiện tượng trao đổi thế so sánh tồn tại là do sự thấy những khiếm
thương mại vẫn diễn ra khác nhau về năng suất lao khuyết về mặt lý
với những nước có lợi động giữa các quốc gia.

luận trước thực tiễn

thế hơn hẳn những - Chưa giải thích được vì phát triển phức tạp
nước khác ở mọi sản sao các nước khác nhau lại của

TMQT

ngày

phẩm hoặc những nước có chi phí cơ hội khác nhau nay.
không có lợi thế tuyệt lại có chi phí cơ hội khác
đối về tất cả sản phẩm.

nhau?
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp

2.3 Những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy hải sản
2.3.1 Khái niệm về rào cản trong thương mại quốc tế
Rào cản thương mại có thể hiểu là biện pháp hành hành động, chính sách gây
cản trở đối với thương mại quốc tế. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức
tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của
từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện
pháp hành chính hoặc biện pháp kỹ thuật để phân biệt đối xử, chống lại sự thâm
nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng hóa trong nước. Hàng rào thuế quan

giữa các quốc gia ngày càng được dỡ bỏ dần, thì ngày càng xuất hiện nhiều hình
thức rào cản thương mại mang tính kỹ thuật như các rào cản về vệ sinh, kỹ thuật,
bao bì, môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm…
Các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS): Những điều khoản này được
trình bày trong Hiệp định của WTO với tên gọi là Hiệp định về áp dụng các biện
pháp vệ sinh độngvật và vệ sinh thực vật- Hiệp định SPS. Hiệp định SPS điều chỉnh
đối với lĩnh vực mang tính sống còn của mỗi quốc gia, đó là an toàn, sức khỏe của
con người cũng như là của vật nuôi, cây trồng - nguồn thực phẩm hàng ngày của
con người. Theo SPS thì các biện pháp vệ sinh động thực vật bao gồm tất cả luật,

12


nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các
quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và làm thủ
tục chấp thuận; xử lý kiểm dịch kể cả yêu cầu về vận chuyển động thực vật hay
nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; thủ tục lấy mẫu
và đánh giá nguy cơ; các yêu cầu đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp đến an
toàn thực phẩm. Các quy định về vệ sinh động thực vật của WTO rất chung chung
nên các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra các yêu cầu ở mức cao khiến
hàng hóa các nước đang phát triển khó khăn thâm nhập. Chính vì vậy, nó trở thành
rào cản trong thương mại quốc tế và đây là rào cản phổ biến nhất hiện nay với mức
độ tinh vi ngày càng cao.
Rào cản thuế quan là sử dụng công cụ thuế quan hay cụ thể hơn là một loại
thuế đánh vào một đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia.
Thuế quan là rào cản truyền thống và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Tuy
nhiên trong phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến các rào cản phi thuế quan cụ thể là
rào cản về vệ sinh dịch tễ.
Như vậy, khi các quốc gia ngày càng nâng cao vai trò của hội nhập kinh tế
quốc tế bên cạnh những thuận lợi về quy mô và nhu cầu thị trường thì các quốc gia

xuất khẩu gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với hệ thống rào cản nói chung và đặt
biệt là rào cản vệ sinh dịch tễ đối với ngành thủy sản nói riêng. Các quốc gia EU-28,
Hoa Kỳ, Nhật Bản đã xây dựng những rào cản hết sức chặt chẽ, tinh vi và đây là
vấn đề cấp bách mà các quốc gia xuất khẩu cần nghiên cứu để tránh các rủi ro có
thể phát sinh từ các mối nguy không thể dự đoán và kiểm soát được này.
2.3.2 Vai trò của rào cản thương mại đến thương mại quốc tế
Rào cản thương mại hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau và xuất phát
từ nhiều chủ thể khác nhau. Mục đích chính phủ ban hành chính sách rào cản là để
bảo hộ các ngành sản xuất trong nước hoặc để thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia. Đối với doanh nghiệp trong nước được Nhà nước
bảo hộ, tránh được sự cạnh tranh của nước ngoài. Đối với người tiêu dùng và người

13


lao động (trong ngành được bảo hộ) có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, bảo
vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ động thực vật hay bảo vệ môi trường…
2.3.3 Những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến xuất khẩu thủy sản
Trong nghiên cứu về đo lường tác động rào cản phi thuế quan thương mại ở
Mauritius của Jordan (2013) tập trung vào việc đo lường mức độ tác động của rào
cản phi thuế quan đối với thương mại tổng hợp thông qua mô hình trọng lực hấp
dẫn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận của thương mại quốc tế chủ yếu dựa
vào sự vắng mặt của các hạn chế thương mại giữa các quốc gia. Nghiên cứu của
Jordan đã phát triển mô hình thực nghiệm để đánh giá tác động của các biện pháp
phi thuế quan vào khối lượng thương mại ở Mauritius. Với 20 nước nhập khẩu
chính từ Mauritius, nghiên cứu đưa vào phân tích để xác định tác động của thuế
quan và các hàng rào phi thuế quan. Sử dụng chỉ số tự do thương mại là biến đại
diện cho các hạn chế thương mại, khối lượng của dòng chảy xuất khẩu Mauritius
thấp hơn nhiều do các rào cản thương mại của các đối tác nhập khẩu áp lên hàng
hóa nhập khẩu từ Mauritius.

Khác với mục tiêu nghiên cứu của nhóm tác giả Jordan (2013). Trong nghiên
cứu về các nhân tố tác động đến thương mại quốc tế ngành thủy sản của nhóm tác
giả Borello và Motova (2014) cho rằng do sản phẩm nghề cá và nuôi trồng thủy sản
chiếm thị phần cao trong thương mại quốc tế nên phân tích thương mại thủy sản là
rất quan trọng. Nghiên cứu n đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn để khám phá những
yếu tố ảnh hưởng đến các khâu thương mại gồm các yếu tố như dân số, thu nhập,
GDP, hiệp định thương mại và khoảng cách địa lý. Kết quả của mô hình chỉ ra
những đặc thù của thương mại thủy sản, đa dạng hóa tối đa các yếu tố thương mại
liên kết quyết định đến các đặc tính thương mại của sản phẩm thủy sản. Thương mại
thủy sản bị thu hút bởi một trong hai quốc gia có sở thích hải sản hoặc của các nước
có chi phí lao động thấp để chế biến tiếp, trong khi xuất khẩu thịt được ưa chuộng
bởi thu nhập đầu người của quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu đều cao. Mô hình
nhóm tác giả nghiên cứu như sau:

14


×