VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP
I. Khái niệm tri thức ?
-Tri thức là gì?
Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới
hiện thực,làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính ,những qui luật của thế
giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống kí hiệu
khác
Tri thức thông thường được hiểu là sự hiểu biết của con người về sự vật
hiện tượng của tự nhiên hoặc xã hội.nhờ có tri thức nên con ngưòi biết lao
động khác hẳn với các động vật khác.Mỗi sản phẩm của lao động sản xuất
đều là kết quả vật hoá của tri thức.xét về nguồn gốc phát sinh và phương thức
hoạt động tri thức là một hiện tượng xã hội.
Có 3 nguồn để tiếp nhận tri thức.Một là tiếp thu các tri thức của tổ tiên
truyền lại từ sách vở ,từ các nguồn truyền bá tri thức các nơi khác…Hai là từ
các thực nghiệm khoa học có được các dữ liệu,thông tin rồi dùng tư duy nhân
thức xử lí chúng để đạt được những tri thức mới.Ba là suy luận lí thuyết từ
các tri thức đã có thể đạt được những tri thức sáng tạo.ngày nay nhờ có mạng
Internet,mạng viễn thông toàn cầu,những tri thức mới được tiếp nhận một
cách phong phú và nhanh chóng với khối lượng kiến thức cực lớn so với
trước đây.Tri thức có thể phân thành: tri thức thường nghiệm, tri thức nghệ
thuật và tri thức khoa học.
II. Tri thức khoa học, tri thức công nghệ và mối quan hệ giữu chúng.
1. Tri thức khoa học?
-Tri thức khoa học là sự phản ánh trình độ của con người đi sâu vào nhận
thế giới hiện thực. Tri thức khoa học bao gồm : tri thức kinh nghiệm và tri
1
thức lí luận. Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình độ thấp còn tri thức lí luận
là trình độ cao của tri thức khoa học.Giữa 2 trình độ này các tri thức khoa học
có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển
phản ánh ngày càng gần đúng hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang
vận động không ngừng.
Tri thức kinh nghiệm thu nhận được thông qua quan sát những thí
nghiệm. Nó nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến
đấu tranh xã hội hoặc từ thí nghiệm khoa học. Xét một cách toàn diện và đầy
đủ hơn tri thức kinh nghiệm được chia làm 2 loại:
+Một là tri thức kinh nghiệm thông thường còn gọi là tri thức tiền khoa
học, tri thức thường nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thông thường chủ yếu thu
nhận từ những qua sát hang ngày trong cuộc sống. Loại tri thức này phản ánh
trực tiếp vẻ bề ngoài và mang đậm màu sắc cảm tính nhưng không đồng nhất
với nó
+Hai là tri thức kinh nghiệm khoa học được thu nhận từ những thí
nghiệm khoa học, từ sự khái quát các thực nghiệm khoa học trong sự phát
triển của xã hội
Hai loại tri thức này có sự xâm nhập và bổ sung lẫn nhau,giả định
chuyển hoá lẫn nhau, làm phong phú thêm quá trình nhận thức
Nói tóm lại tri thức kinh nghiệm là sự phản ánh các hiện tượng đơn
nhất,cái cụ thể , tiếp bề ngoài của sự vật
Tri thức lí luận là một trình độ cao hơn về chất so với tri thức kinh
nghiệm tri thức lí luận được khái quát từ tri thức kinh nghiệm.Nó tồn tại trong
hệ thống các khái niệm ,phạm trù,qui luật,giả thiết,học thuyết nào đó.Lí luận
hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó không xuất hiện một cách trực tiếp, tự
phát và không phải mọi lí luận đều xuất phát từ kinh nghiệm.Tri thức lí luận ở
vào trình độ cao nhất của tri thức khoa học, là sản phẩm của tư duy bậc
2
cao.Cố nhiên nó phải là kết quả của quá trình nghiên cứu,học tập bền bỉ có hệ
thống của con người
Tri thức lí luận và tri thức kinh nghiệm là 2 trình độ khác nhau nhưng
chúng có mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau để nắm
bắt chuẩn xác hơn bản chất của sự vật.Thực ra nhận thức kinh nghiệm và
nhận thức lí luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lí
tính.Tuy nhiên trên thực tế ranh giới giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lí
luận đôi khi chỉ là tương đối vì không có kết quả nào của nhận thức lại không
phải là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng của hai quá trình nhận thức
cảm tính và nhận thức lí tính.Tri thức kinh nghiệm chính là cơ sở dữ liệu để
khái quát hình thành nên nhận thức lí luận.Tri thức lí luận nâng tri thức kinh
nghiệm nên trình độ cao hơn về chất, từ chỗ cái cụ thể , đơn chất trở thành cái
có tính khái quát phổ biến.
2. Tri thức công nghệ
- Tri thức công nghệ là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các
quy tắc, các kỹ năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu
cầu của con người. Công nghệ là hiện thân của văn minh xã hội và sự phát
triển của nhân loại.
Trong tất cả các nghành công nghệ thì công nghệ thông tin là nghành
được chú trọng nhất. ở các nước tư bản công nghệ thông tin được khai thác ở
mức rất cao trong mọi lĩnh vực kinh tế,xã hội,văn hoá…Đặc biệt trong các
lĩnh vực tài chính ngân hàng,thương mại việc áp dụng công nghệ này đem lại
nhiều hiệu quả và lợi nhuận kếch sù.Chủ nghĩa tư bản lợi dụng tính chất đặc
biệt của tiền tệ và hệ thống máy tính ngày càng tinh xảo đã tạo lập được một
hệ thống tài chính tiền tệ có vị trí độc lập,tách rời hệ thống sản xuất và các
nhà tư bản tài chính đã kiếm lời trên hệ thống này
3
3. Mối quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức công nghệ:
-Trong giai đoạn hiện nay khoa học và công nghệ luôn gắn bó chặt chẽ
với nhau.Khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết
quả trực tiếp của khoa học.Tri thức công nghệ là tri thức phát triển trên nền
tảng của các tri thức khoa học cơ bản được hình thành trong nửa đầu của thế
kỉ XX.Muốn có tri thức công nghệ một mặt phải có tri thức khoa học cơ bản.
Tuy mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hết sức gắn bó, nhưng giữa
chúng cũng có những khác biệt quan trọng:
Một là, nếu như các tri thức khoa học có thể được phổ biến không hạn
chế, thì công nghệ lại là một thứ hàng dùng để mua bán với các yếu tố sở hữu
và giá cả.
Hai là, trong khi các hoạt động khoa học thường được giá bằng các
thước đo trực cảm thì thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể
đối với việc giải quyếtcác mục tiêu kinh tế xã hội.
Ba là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phỉ có một khoảng thời
gian giải quyết dài với các yếu tố bất định khá lớn, ngược lại, đối với hoạt
động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn.
III. Vai trò của tri thức khoa học, công nghệ sinh học tới sự phát triển
của nghành nông nghiệp.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có
6,8 triệu ha trồng lúa. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,1
ha và đang có xu hướng giảm dần, do tăng số dân và quá trình đô thị hoá cũng
như do tình hình ô nhiễm môi trường làm cho đất có chiều hướng nghèo kiệt
đi. Nguồn nhân lực trẻ, khoẻ ở nông thôn là nguồn tài nguyên quý để phát
triển nông nghiệp, nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Theo số liệu thống
kê, có khoảng 6 triệu thanh niên thiếu việc làm. Nguy cơ thiếu dinh dưỡng,
thất học, thất nghiệp, tội phạm gia tăng trong nông thôn khá rõ. Trong bối
4
cảnh đó, việc nâng cao thu nhập của người nông dân, bảo đảm an ninh lương
thực, sức khoẻ và môi trường là vấn đề bức bách, không thể giải quyết bằng
các biện pháp thông thường, mà phải bằng con đường khoa học công nghệ,
trong đó có công nghệ sinh học.
Vậy công nghệ sinh học là gì? công nghệ sinh học là một tập hợp các
ngành khoa học và công nghệ (sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật
học, sinh hoá học và công nghệ học) nhằm tạo ra các quy trình công nghệ
khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế báo
động vật và thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống,
phát triển ,inh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Công nghệ sinh học bao gồm các loại công nghệ và kỹ thuật chủ yếu đó
là: Công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô- công nghệ
men(enzym) và kỹ thuật di truyền.
Cùng vơí các ngành công nghệ mũi nhọn khác như công nghệ thông tin,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học góp phần
khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo ra những tiền đề cần thiết cho
công nghệ sinh học trong thế kỷ XXI.
Theo tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
IX với mục tiêu chính là xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn lấy
an toàn sinh thái làm cơ sở cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn; nghiên cứu ứng dụng một cách có chọn lọc các thành tựu khoa học
công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học của thế giới, phục vụ thiết thực
có hiệu quả sự phát triển bền vững nông, lâm, ngư nghiệp, bảo quản, chế biến
nông sản cũng như bảo vệ môi trường trong nông nghiệp - nông thôn. Tạo
dựng mạng lưới từ nghiên cứu đến sản xuất những sản phẩm của công nghệ
sinh học có đủ năng lực, đáp ứng sự đòi hỏi của nền kinh tế quốc dân. Đồng
thời, xây dựng hệ thống giống đủ mạnh dựa trên cơ sở công nghệ sinh học
5