Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

nghiên cứu hoạt động khai thác thuỷ sản biển và đa dạng sinh kế của các hộ ngư dân xã phú thuận – huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.77 KB, 40 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng hoá sinh kế là đa dạng các hoạt động tạo thu nhập mà các hộ
gia đình xây dựng nên nhằm duy trì sự sống và phát triển kinh tế. Đa dạng
hoá sinh kế có thể nói là một chiến lược có vai trò hết sức quan trọng đối với
sinh kế của người dân. Nó không chỉ tạo thêm cơ hội về việc làm, tăng thu
nhập và nâng cao đời sống của người dân, mà còn giải quyết được vấn đề dư
thừa lao động nông thôn hiện nay, giảm đáng kể các tệ nạn xã hội…Đa dạng
hoá sinh kế còn có ý nghĩa trong việc tận dụng tối đa nguồn lực của địa
phương [2].
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa
Thiên Huế, là một huyện có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
với bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm
Sam, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong
hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước,
là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là thế
mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt cảng
biển Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có
tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng [6]
Với nguồn lợi sẵn có như thế người dân nơi đây đã biết tận dụng khai
thác một cách triệt để, nâng cao kinh tế và đời sống của mình. Số lượng tàu
thuyền ra khơi ngày càng nhiều lên. Hiệu quả khai thác ngày càng tăng mạnh,
biến chuyển qua nhiều năm. Năm 2009, sản lượng khai thác thuỷ sản của
huyện đạt 16,611 tấn, tăng 5,13% so với năm 2008. Năm 2009, khai thác
thuỷ sản biển đạt 16,6 tấn vượt 600 tấn so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, cùng
với những nguồn lợi đạt được còn tồn tại một số vấn đề bất cập đe doạ đến
sinh kế của các ngư dân đáng để chúng ta phải quan tâm. Cùng với việc tăng
tàu thuyền ra khơi thì việc tranh chấp nguồn lợi ngày càng gay gắt, việc sử
dụng các hình thức khai thác mang tính hủy diệt như xung điện hay phát triển
1


nghề Lừ với nhiều kích cở khác nhau một cách ồ ạt, gây ô nhiễm môi trường
sống của các loài thuỷ sản đã làm suy giảm và cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản [6].
Là một xã ven biển. Hầu hết người dân trong xã đều sống dựa vào nguồn lợi
sẵn có này và khai thác thuỷ sản biển có thể được xem là ngành nghề tạo thu
nhập chính của họ. Nhưng khi xu hướng tiêu cực trên ngày càng biểu hiện rõ
rệt đe doạ đến sinh kế thì việc đa dạng hoá sinh kế là một giải pháp hợp lý
trong việc đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ ngư dân. Nghiên cứu đa dạng
hoá sinh kế của các ngư hộ tại xã phú thuận có ý nghĩa quan trọng trong việc
định ra các giải pháp để nâng cao năng suất các hoạt động sinh kế, tăng thu
nhập, đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ ngư dân sống dựa vào nguồn lợi
thuỷ sản biển.
Với lý do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hoạt động
khai thác thuỷ sản biển và đa dạng sinh kế của các hộ ngư dân xã Phú
Thuận – huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và đánh giá vai trò sinh kế của hoạt động khai thác thuỷ sản biển
của các hộ ngư dân xã Phú Thuận.
- Tìm hiểu đa dạng hoá sinh kế của cộng đồng ngư dân sống dựa vào khai
thác thuỷ sản biển.
- Tìm hiểu các hình thức hợp tác và vai trò tổ chức cộng đồng trong hoạt
động khai thác thuỷ sản biển.
- Tìm hiểu nhận thức của ngư dân về quản lý thuỷ sản biển và ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đối với sinh kế ngư dân.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh kế cộng đồng ngư dân ven biển
2.1.1 Cơ sở tài nguyên tại các vùng ven biển
- Các cửa sông:
Dọc theo bờ biển nước ta có tới 50 cửa sông đổ ra biển. Vùng cửa sông là

nơi có các hoạt động kinh tế phát triển mạnh mẽ như đánh bắt và chế biến hải
sản, thương mại hàng hóa, giao thông, đô thị hóa. Tuy nhiên, hiện nay phát
triển các vùng này chưa thực sự bền vững do thiếu quy hoạch hợp lý, có quá
nhiều cảng ở gần nhau (kể cả cảng cá và cảng thương mại). Mức độ ô nhiễm
môi trường tại các vùng này cũng khá lớn do tác động của ô nhiễm nguồn
nước trên thượng nguồn và rác thải của các hoạt động sản xuất và dịch vụ
[10].
- Tài nguyên đất đai:
Đất đai tại các khu vực ven biển thường dùng cho các hoạt động canh tác,
nuôi trồng thủy sản, phát triển đô thị và công nghiệp. Có hai nguồn tài nguyên
đất đặc biệt cần được chú trọng trong sự phát triển vùng ven biển đó là: các
đụn cát và các khu vực đất ngập mặn thấp, chủ yếu là các vùng đất ngập
nước.
Diện tích các vùng đất cát ven biển khoảng 100.000 ha. Đây chủ yếu là
vùng bãi ngang, có tiềm năng phát triển du lịch có các bãi cát đẹp, nước biển
sạch và dân cư thưa. Các xã vùng bãi ngang chủ yếu còn là các xã nghèo, vì
điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn, trong khi đó các ngành sản xuất và
dịch vụ chưa phát triển.
Các vùng đầm lầy và đất ngập nước chủ yếu ở những khu vực có độ cao
thấp dọc theo các phá nước và dưới ảnh hưởng thủy triều dọc theo bờ biển,
cửa sông. Các khu vực đầm lầy chịu ảnh hưởng thủy triều cũng chiếm diện
tích lớn (khoảng 1000.000 ha và chủ yếu tập trung ở các khu vực cửa sông và
xung quanh một số hòn đảo [10].
3
- Tiềm năng du lịch:
Dọc miền ven biển có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều di sản lịch sử văn hóa ở
các khu vực ven biển, khoảng 950 di sản có giá trị lịch sử văn hóa. Mật độ
trung bình các địa điểm di sản ở Việt Nam là 2,2 đơn vị/100km
2
, trong đó, các

khu vực ven biển tỉnh Thái Bình và Hải Phòng là 20 đơn vị và ở Nam Định,
Ninh Bình là 8 đơn vị. Mặc dù di lịch ven biển đã được chú trọng và nhận
nhiều đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, đặc biệt là những vấn đề
liên quan đến tính nhạy cảm sinh thái của một số dự án đầu tư phát triển.[5]
- Tài nguyên biển:
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên ở miền biển và ở khu vực ven biển như cá,
hệ thống sinh thái, rặng san hô, tài nguyên khoáng sản. Ở biển và vùng ven
biển nước ta có khoảng 2000 loài cá, trong đó có xấp xỉ 130 loài cá có giá trị
kinh tế cao. Ngành công nghiệp đánh bắt cá ven bờ đóng góp đáng kể cho
kinh tế địa phương và đem lại thu nhập cho phần lớn các hộ đánh bắt cá quy
mô nhỏ dọc miền ven biển và những người có đời sống phụ thuộc chủ yếu
vào đánh bắt cá (làm đá, chế biến và buôn bán hải sản nhỏ…).[5]
2.1.2 Hoạt động sinh kế của các ngư dân vùng ven biển
Thông thường các cộng đồng ngư dân ven biển thường có nghề cá là nghề
chủ đạo, Ở Việt Nam, tại các làng cá bãi ngang, hoạt động đánh cá của ngư
dân thường có quy mô nhỏ. Trong 411 làng cá ở Trung Bộ chẳng hạn, có tới
244 làng cá bãi ngang với những người ngư phủ nghèo khó và các con thuyền
bé nhỏ. Tính điển hình có nhiều làng cá bãi ngang nhất là Thừa Thiên Huế,
trong số 42 làng cá của tỉnh này có tới 30 làng cá bãi ngang và đầm phá. [5]
Các cộng đồng dân cư làm nghề cá bãi ngang thường phải kêt hợp với các
hoạt động khác như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, làm muối, làm nông
nghiệp mới đủ sống. Ở một số vùng vẫn còn tồn tại những gia đình đánh cá
nghèo khổ, cả gia đình sống trên những chiếc thuyền nhỏ bé ọp ẹp. Đó là
những người ngư dân thủy cư.
Khác với nghề cá bãi ngang, nghề cá ở các tụ điểm hình thành ở các
cửa lạch sâu, bến bãi tốt, gần ngư trường đã tạo nên những sự phát triển tự
nhiên truyền thống của nghề cá biển với sự tập trung nhiều tàu thuyền lớn, số
đông ngư dân và tiếp cận thuận tiện với nguồn cung cấp điện, nước, đường xá
4
giao thông, chợ búa. Việc giao lưu buôn bán phát đạt và ngoài nghề cá còn

phát triển mạnh các nghề thương mại, dịch vụ, đang hình thành dần các thị tứ,
thị trấn. Hoạt động kinh tế của các tụ điểm dân cư ven biển nghề cá ngày nay
mang tính hỗn hợp, tổng hợp và đa dạng. Sản xuất nghề cá chuyên nghiệp
thường gắn với các hoạt động dịch vụ nghề cá như đóng và sữa chữa tàu
thuyền, sản xuất và cung cấp nước đá, các loại hình chế biến và thương mại
thủy sản và vật tư phục vụ cho sản xuất thủy sản như cung cấp dầu nhớt, lưới
sợi, phụ tùng máy, dịch vụ đời sống như nhà hàng, quán cà phê giải khát, các
hiệu vàng, hiệu may, làm đầu, hàng bách hóa…
Do các tụ điểm nghề cá thường nằm trên các cửa sông, cửa lạch nơi các
tàu thuyền đánh cá lớn hơn có thể ra vào được nên ở những nơi này theo mùa
vụ trở thành nơi tụ hội các tàu thuyền nơi khác di chuyển đến đánh bắt các
ngư trường gần đó. Họ mang sản phẩm của họ vào đây bán, mua các vật tư và
vật phẩm tiêu dùng làm cho các hoạt động kinh tế kinh doanh và xã hội càng
trở nên sầm uất. Phần lớn các cửa lạch lớn có nghề cá phát triển, nơi tập trung
dân cư đều là những nơi dân cư tụ hội buôn bán sầm uất, nghề nghiệp năng
động, dân cư có thu nhập cao.
Tuy có đến 2/3 làng cá ở Việt Nam có kết hợp nghề khai thác cá với
nghề khác nhưng trong thực tế điều tra ngay ở các làng cá này sự kết hợp giữa
các loại hình sinh kế chỉ mang tính hình thức vì lao động đánh cá dù có ít hơn
lao động làm các nghề khác ở các làng ven biển họ cũng là nguồn đảm bảo
sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình làm nghề cá. Ở một số gia đình, vợ hoặc
con những người đánh cá hoặc người già cả có làm thêm nông nghiệp, chăn
nuôi, làm muối… Tuy nhiên, cũng có những vùng ven biển lại xem nghề cá là
nghề phụ của họ, chỉ hoạt động vào những tháng nông nhàn, hoặc một vài lao
động đi đánh cá, còn đại bộ phận thời gian họ canh tác ruộng đất.
Các cộng đồng ven biển hiện nay đang chuyển đổi từng ngày, đang hòa dần
vào các cộng đồng dân cư hiện đại và ngay trong các gia đình của họ, trong
các cộng đồng của họ nghề nghiệp cũng được mở rộng, hòa quyện với nhau
trong những thể thức phân công lao động mới đa dạng tạo cho họ nhiều khả
năng lao động để làm giàu. Nghề nông, nghề nuôi trồng thủy sản, chế biến

thủy sản, làm công nghiệp và dịch vụ đang cùng nhau phát triển trong các
5
vùng ven biển để các vùng này tận dụng hết các lợi thế của mình phát triển
cách tổng hợp, cùng cả nước tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước [3].
2.1.3 Những yếu tố tác động đến sinh kế của người dân
- Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm thời tiết khí hậu và các nguồn tài nguyên, yếu tố
thời tiết khí hậu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống
của con người. Nếu các yếu tố khí hậu thời tiết thuận lợi thì con người thu
được nhiều thành công trong sản xuất, chẳng hạn như trong nuôi trồng, khai
thác thuỷ sản nếu khí hậu của vùng ôn hoà, không xẩy ra lũ lụt, hạn hán, triều
cường hoặc các điều kiện bất lợi của thời tiết thì các ngành đó sẽ phát triển.
Nếu các yếu tố khí hậu thời tiết biến đổi lớn thì gây ra nhiều khó khăn, thiệt
hại cho người dân như mất mùa, các hoạt động sản xuất không thực hiện được
và ảnh hưởng đến thu nhập cũng như cuộc sống của họ. Đối với mỗi vùng có
điều kiện tự nhiên, địa hình khác nhau thì sự ảnh hưởng của các yếu tố khí
hậu là khác nhau [4]. Các yếu tố thời tiết thường tác động đến hoạt động khai
thác thuỷ sản và các hoạt động sinh kế khác của người dân bao gồm:
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến đời sống vẩn
xuất của người dân. Ở Thừa Thiên Huế nhiệt độ thường cao vào mùa hè từ
tháng 5 đến tháng 7 dương lịch, vào những thời điểm này nhiệt độ có thể lên
đến 40 - 41
0
C và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người
dân. Nhiệt độ cao có thể dẫn đến thiếu nước trầm trọng trong snả xuất và sinh
hoạt, vào mùa này một số ao nuôi trồng thuỷ sản thường khô cạn không thể
nuôi trồng được, mặt khác thời tiết quá nắng nóng cũng phần nào hạn chế sức
lao động của nguời dân, cản trở rất nhiều đến vấn đề đa dạng sinh kế. Theo

người dân thì khi nhiệt độ cao làm cho thời gian lao động của hộ giảm mất 1
đến 2 giờ đồng hồ so với những thời điểm bình thường và điều này gây ảnh
hưởng không nhỏ đến thu nhập của một số hoạt động sinh kế.
Về mùa đông, nhiệt độ giảm xuống cũng gây ảnh hưỏng rất lớn đến đời
sống và sản xuất, nhiệt độ thấp làm giảm quá trình sinh trưởng và phát triển
của động vật thuỷ sản, chính vì vậy việc thu lãi nuôi trồng thuỷ sản trong mùa
6
này thường không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Do đặc điểm của mùa đông
ngày ngắn đêm dài vì vậy thời gian lao động cũng giảm từ 2 – 3 giờ đồng hồ
so với các mùa khác, chính vì vậy thu nhập từ các hoạt động sinh kế cũng
giảm đi rất nhiều.
- Mưa:
Mưa cũng là yêú tố mà theo người dân có ảnh hưởng đền hoạt động sinh kế
và đời sống của họ. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11âm lịch
và gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại cho hộ, ảnh hưởng đến đa dạng sinh kế của
người dân như thợ nề, phị hồ, buôn bán phải ngừng lại.
- Lũ lụt:
Là một trong yếu tố tác động rất lớn đến đời sống chung của cộng đồng ven
phá. Trung bình mỗi năm người dân phải hứng chịu khoảng 5 – 7 trận lụt, bão
lớn nhỏ. Ở khu vực này hàng năm xẩy ra nhiều trận lũ tiểu mãn, ảnh hưởng
nhiều đến hiệu quả kinh tế của người dân
Tóm lại, các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sinh kế và
đời sống sinh hoạt của người dân. Nó vừa có tác động tích cực nhưng cũng
gây ra những khó khăn cho hoạt động sinh kế hộ.
2.2 Chủ trương chính sách quản lý TS và PT thủy sản
Nhu cầu tăng cường quá trình QLTHĐB ở các tỉnh ven bờ biển của
Việt Nam xuất hiện do những lý do hết sức thực tiển. Trước hết, nó gắn liền
với việc sử dụng tài nguyên nguồn lợi, với việc phòng ngừa, giảm thiểu tác
hại của thiên tai, với việc bảo vệ các quá trình và chức năng sinh thái của đới
bờ và tăng cuờng cơ chế quản lý đa ngành, đa mục tiêu với sự tham gia rộng

rãi của cộng đồng dân cư. Có thể nói, có 4 nguyên nhân cấp bách, có tính phổ
biến hiện nay ở Việt Nam, bắt buộc chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa quá
trình QLTHĐB.
Sự mong muốn , khát vọng phát triển kinh tế biển, thực hiện chính sách
“xóa đói giảm nghèo” và đẩy mạnh những chính sách tăng cao lợi nhuận kinh
tế từ việc sử dụng khai thác biển và ven bờ như nghề cá, du lịch, hàng hải và
cảng; mong ước sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi ở biển và ven bờ mà trước
đây chưa được khai thác mạnh mẽ như vận tải đường biển, dầu mỏ, khoáng
sản ở ngoài khơi hoặc nuôi biển ờ quy mô nhỏ… Điều đó được thấy rõ qua
7
chiến lược khai thác vịnh Vân Phong (Khánh Hoà), phát triển khu công
nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, đẩy mạnh khai thác dầu khí ở
thềm lục địa phía nam Việt Nam. Việt Nam đang phấn đấu để các nguồn lợi
từ biển có thể đóng góp trên 50% GDP hàng năm.
Nhằm hạn chế, khắc phục những bất cập trong hệ thống quản lý hành
chính trì trệ, lạc hậu, đơn ngành, để giảm bớt các mâu thuẩn đang gia tăng gay
gắt trong quá trình phát triển. Hiện nay, Việt Nam đang gặp một số khó khăn
trong việc xử lý hài hòa các mâu thuẫn khác nhau đang xẩy ra trong xã hội,
trong đới ven bờ. Ở Việt Nam, vùng biển hiện đang được tổ chức quản lý theo
các ngành chức năng, theo lãnh thổ và quản lý tổng hợp. Hiện có 13 đơn vị,
bộ ngành liên quan đến việc quản lý biển. Quản lý biển theo chuyên ngành,
theo truyền thống đã gặp rất nhiều khó khăn trong sự hợp tác, nhiệm vụ
chồng chéo, cấu trúc hệ thống quản lý chưa hòan chỉnh, phân tán, lãng phí về
tài chính, nhân lực, khó khăn thu hút cộng đồng tham gia và hiệu quả không
cao.
Cuối cùng là do chính sách hội nhập bắt buộc Việt Nam cũng phải chia
sẻ, gánh vác trách nhiệm trước những vấn đề sống còn và cùng giải quyết
những thách thức của nhân loại trên toàn cầu. Thực hiện cam kết với các
chương trình phát triển quốc tế, Việt Nam đã tiến hành một loạt các hành
động cụ thể như chuẩn bị các kế hoạch sử dụng biển và vùng ven biển, đánh

giá tác động môi trường và triển khai các chương trình giám sát, lập kế hoạch
phòng ngừa những tai biến thiên nhiên và tai biến do con người gây ra. Bảo
tồn và phục hồi các hệ sinh thái quan trọng. Đề xuất những chính sách chỉ đạo
quốc gia để duy trì đa dạng sinh học và năng suất của các loài và các hệ sinh
thái biển ở Biển Đông. Việt Nam cũng đã chú trọng đưa những kiến thức sinh
thái và sự hiểu biết về các hệ thống giá trị xã hội và văn hóa truyền thống vào
quản lý đới bờ và đưa các cộng đồng địa phương cùng tham gia vào quá trình
quản lý. Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành gần 50 văn bản khung pháp
lý bảo vệ môi trường biển và phòng chống ô nhiễm biển [1].
Để giải quyết các vấn đề trên ngày 3/12/2003, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 257/2003/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ
8
sở hạ tầng thiết yếu và phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo.
Thực hiện Quyết định nêu trên, ngày 14/5/2004, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đã có Quyết định số 683/2004/QĐ-LĐTBXH về ban hành tiêu
chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đồng thời hướng
dẫn địa phương rà soát, đề xuất xã phù hợp với tiêu chí đã nêu để xem xét,
tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở thực hiện chính
sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang
ven biển và hải đảo giai đoạn 2006- 2010.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đánh giá kết quả thực
hiện Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn ven biển, hải
đảo 2006 - 2010, đề xuất tiêu chí mới, hướng dẫn địa phương rà soát, đề xuất
để thực hiện giai đoạn 2011 - 2015
2.3 Hoạt động khai thác thủy sản biển ở Việt Nam
2.3.1 Tổng quan về nguồn lợi thủy sản Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái
Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km
2

, là một trong 6 biển lớn nhất
của thế giới, có vị trí quan trọng của cả khu vực và thế giới.
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng nội thủy và lãnh hải Biển việt nam có
tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của
nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng
11.000 loài sinh vật đã được phát hiện như cá, mực, rùa, san hô, rong biển…
Riêng cá có khoảng hơn 2000 loài, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế
cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Tuy nguồn lợi hải sản Việt Nam đa loài nhưng lại phân bố theo mùa rõ ràng,
sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt và lợ chủ
yếu là cá, có khoảng hơn 700 loài.
Cơ sở tài nguyên nói trên đã cung cấp cho vùng biển đặc quyền kinh tế
của nước ta trữ lượng hải sản dao động trong khoảng 3,2 – 4,2 triệu tấn/năm
với khả năng khai thác bền vững 1,4 – 1,8 triệu tấn. Chúng tập trung trong 15
bãi cá lớn, trong đó 12 bải cá phân bố ở vùng ven bờ, và 3 bãi cá ở ngoài
9
khơi. Đặc trưng nổi bật nhất ở vùng biển nước ta là quanh năm đều có cá đẻ,
nhưng thường tập trung vào từng thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 7, cá biển nước
ta thường phân đàn nhưng không lớn. Đàn cá kích thước nhỏ chiếm 5 x 20cm
chiếm 84%, còn đàn cá lớn cỡ 20 x 500m chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá.
Ngoài ra, còn có các loài cá đại dương di cư vào vùng biển nước ta theo mùa
do “yếu tố đại dương” chiếm 50% diện tích biển Đông [9] [10].
2.3.2 Trữ lượng và khả năng khai thác thủy sản
Vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta trữ lượng hải sản dao động
trong khoảng 3,2 – 4,2 triệu tấn/năm với khả năng khai thác bền vững 1,4 –
1,8 triệu tấn, không kể trữ lượng cá đại dương di cư và sinh vật đáy vùng
triều. Trong đó, cá nổi nhỏ có trưc lượng 1,74 triệu tấn, cá đáy 2,14 triệu tấn,
cá nổi đại dương 0,3 triệu tấn. Nhưng khả năng khai thác đạt 0,69 triệu tấn,
0,86 triệu tấn, 0,12 triệu tấn. Chúng tập trung trong 15 bãi cá lớn, trong đó 12
bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở ngoài khơi.

Xét theo nhóm cá có sự khác nhau theo vùng địa lý. Nhóm cá nổi nhỏ tập
trung nhiều ở khu vực biển miền Trung (chiếm 82,5%) và Vịnh Bắc Bộ
(57,3%) [10]
2.3.3 Hiện trạng khai thác thủy sản
- Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác thủy sản:
Theo thống kê từ năm 1990 – 2007 số lượng tàu thuyền lắp máy đánh bắt
hải sản và công suất tàu thuyền ngày càng tăng theo tỷ lệ thuận với thời gian.
Tổng số tàu đánh bắt có lắp máy ở nước ta tăng gấp 1,3 lần, với tốc độ tăng
bình quân 1,53%/năm. Nhưng tổng công suất tàu đánh bắt tăng gấp 6,4 lần và
đạt tốc độ tăng 10,87%/năm [9]
Như vậy, tốc độ tăng công suất tàu thuyền cao hơn gấp 10 lần so với tốc độ
tăng số lượng tàu. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nguồn lợi hải sản gần bờ
giảm nhanh, từ sau khi chính phủ ban hành quyết định 393/ttg ngày 25/5/1997
về việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi đóng tàu khai thác hải sản xa bờ, đã tạo
thành phong trào trong ngư dân đóng tàu công suất lớn ra khai thác xa bờ. Do
đó, người dân có chiều hướng đóng thuyền có công suất lớn nhằm vươn ra
ngư trường ngoài khơi, nhiều gia đình đã thực hiện việc cải hoán tàu thuyền
10
khai thác, từ thuyền có công suất thấp sang thuyền có công suất lớn hơn, khả
năng ra khơi xa hơn.
Trong tổng số tàu thuyền khai thác ở nước ta, tỷ lệ số tàu thuyền khai thác
xa bờ chiếm tỷ lệ không cao nhưng có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Tổng số lượng tàu khai thác xa bờ của nước ta trong năm 2000 có 9.766
chiếc, chiếm 12%, đến năm 2007 đạt tới 21.130 chiếc, chiếm 22% tổng số tàu
thuyền của cả nước, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng tàu khai
thác xa bờ lên 10,13%/năm [10]
- Sản lượng và năng suất khai thác:
Trong thập kỷ vừa qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản đã tăng lên
không ngừng và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên
thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản chỉ

khoảng 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 200 triệu đô la. Đến năm 2003, sản
lượng thuỷ sản đã tăng gấp khoảng 2,5 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp
10 lần so với năm 1990.
Năm 2010, thủy sản Việt đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận: Kết
thúc năm 2010, sản lượng khai thác thủy sản tháng 12/2010 ước đạt 255,8
ngàn tấn, đưa sản lượng khai thác cả năm 2010 lên 2.450,8 ngàn tấn, bằng
107,6% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102,1% so với kế hoạch đề ra.
2.3.4 Một số nguy cơ và thách thức của khai thác hải sản tại Việt Nam
Việt nam có bờ biển dài 3260 km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế
hơn 1 triệu km
2
, đây là các điều kiện tiềm năng để phát triển khai thác hải sản.
Tuy nhiên, khai thác hải sản tại Việt nam đang đối mặt với một số nguy cơ và
thách thức sau đây:
Đầu tiên, đó là sự gia tăng quá nhanh và không có kiểm soát của khai
thác hải sản trong những năm gần đây. Cho đến năm 1990, khai thác hải sản
chỉ đóng một vai trò khiêm tốn với khoảng 260.000 ngư dân đánh bắt cá mưu
sinh và phục vụ cho tiêu thu nội địa, nhưng cho đến nay khai thác hải sản đã
trở thành một trong những lính vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Có
khoảng 560.000 ngư dân trong tổng số 3.4 triệu nhân công trong ngành thuỷ
sản (chiếm khoảng 10% tổng số lao động trong cả nước). Cuờng lực khai thác
11
thuỷ sản tăng nhanh trong khi ngư trường khai thác chưa được mở rộng, làm
mất cân đối giữa cường lực khai thác hải sản và nguồn lợi.
Thứ hai, nghề cá Việt nam có đặc điểm là quy mô nhỏ, đa nghề và sử
dụng các các ngư cụ truyền thống do vậy rất khó khăn trong việc kiểm soát
cường lực khai thác trên các vùng biển. Theo thống kê trong vùng biển Việt
Nam đã xác định được khảng 2000 loài cá, trong đó có 130 loài cá có giá trị
kinh tế. Số lượng tàu thuyền đánh cá có công suất nhỏ hơn 84 HP chiếm hơn
90% tổng số tàu thuyền đánh cá trong cả nước.

Thứ ba, hầu hết các hoạt động khai thác hải sản diễn ra ở khu vực ven
bờ và cường lực khai thác (bao gồm cả số lượng tàu thuyền cũng như tổng
công suất) đang không ngừng tăng lên. Hình 1 cho thấy số lượng tàu thuyền
máy đã tăng gần gấp đôi với tổng công suất tăng gần gấp ba, tàu thuyền thủ
công giảm một nửa trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2002.
(Nguồn: Dữ liệu từ Bộ Thuỷ sản)
Biểu đồ 1: Tỷ lệ gia tăng số lượng và tàu thuyền khu vực ven bờ
giai đoạn 1990 - 2002
12
Thứ tư, do có thu nhập thấp từ nông nghiệp, nhiều nông dân đã tham
gia khai thác hải sản và xem đây là phương kế sinh nhai cuối cùng dẫn đến số
lượng người tham gia khai thác ở khu vực ven bờ tăng lên làm cho sản lượng
khai thác trên một đơn vị cường lực giảm và nguồn lợi ngày càng cạn kiệt.
Cuối cùng, vấn đề khai thác quá mức ở khu vực ven biển đã ngày càng
trở nên rõ ràng, chẳng hạn, ở khu vực Vịnh Bắc bộ sản lượng khai thác thực
tế đã vượt quá sản lượng bền vững tối đa (MSY) từ năm 1994. Nghề cá ven
bờ đã được ngư dân và Chính phủ nhìn nhận là đang trong tình trạng khai thác
quá mức, Chính phủ đã và đang cố gắng giảm cường lực khai thác ở khu vực
ven bờ. Tuy nhiên, kết quả của các nỗ lực này chưa đạt được như mong muốn
do chưa có sự phối hợp và phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp chính
quyền, thiếu các thông tin khoa học căn bản cần thiết và sự hạn chế của các
nguồn vốn đầu tư .
2.3.5 Tình hình phát triển ngành khai thác thuỷ sản ở thừa thiên huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở miền Trung Việt Nam, có
tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông, nơi có thể coi là điểm giữa của
bản đồ Việt Nam hình chữ S. Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản
ở 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Hệ thống đầm phá
nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70km, diện tích 22.000 ha là vùng
đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng nuôi trồng và đánh
bắt nhiều loại thuỷ hải sản đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo

cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp
kinh tế biển và được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
- Về sản lượng:
Vài năm trở lại đây, được sự hổ trợ của nhà nước, tạo điều kiện cho vay vốn
ưu đãi nên nhiều ngư dân có điều kiện đầu tư cải hoán, nâng công suất tàu
thuyền nên thời gian bám biển dài ngày hơn. Trang thiết bị cũng được chú
trọng đầu tư hổ trợ cho việc khai thác nên việc khai thác diễn ra thuận lợi,
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân, sau mỗi chuyến biển từ 20 - 23
ngày, trừ mọi chi phí cho lãi ròng từ 70 - 90 triệu đồng
- Về ngư cụ:
13
Với tiềm năng thủy sản phong phú, từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ,
hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở
thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, hướng
vào các đối tượng khai thác có giá trị cao hơn. Để thực hiện tốt mục tiêu đó.
Các ngư cụ khai thác dần được cải tiến và đầu tư quy mô lớn hơn như lưới
kéo, lưới rê, lưới vây ánh sáng.
Số lượng tàu khai thác biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế những năm
qua không ngừng tăng lên, nhất là từ sau năm 1997 khi có Chủ trương phát
triển khai thác xa bờ, tỷ trọng tàu thuyền công suất lớn trên 90 CV tăng đáng
kể, từ 1.000 chiếc năm 2006 nay tăng lên 1.800 chiếc. với công suất từ 90CV
trở lên.
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống hoạt động khai thác thủy hải sản của
các hộ ngư dân thôn An Dương – xã Phú Thuận
Vùng nghiên cứu: thôn An Dương – xã Phú Thuận, một xã ven biển của
huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 3/1/2010 – 20/5/2011
3.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự đa dạng hoá sinh kế của các cộng đồng
trong điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội hiện tại. Cụ thể các nội dung
nghiên cứu như sau:
- Tìm hiểu và đánh giá vai trò sinh kế của hoạt động khai thác thuỷ sản biển
- Tìm hiểu các hình thức hợp tác và vai trò của tổ chức cộng đồng trong
hoạt động khai thác thuỷ sản biển
-Tìm hiểu các hoạt động sinh kế và đánh giá đa dạng hoá sinh kế của cộng
đồng ngư dân sống dựa vào khai thác thuỷ sản biển
+ Thực trạng đa dạng sinh kế
+ Đánh giá đa dạng hoá sinh kế
- Tìm hiểu nhận thức của ngư dân về quản lý thuỷ sản biển và ảnh hưởng
của biển đổi khí hậu đến sinh kế ngư dân
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn điểm:
Xã được chọn là một xã ven biển Thuận An, đó là xã Phú Thuận – Phú
Vang – TT Huế, đảm bảo các chỉ tiêu:
- Có nghề khai thác thuỷ sản phát triển
- Thuận lợi cho việc điều tra thu thập thông tin dữ liệu
15
- Chọn mẫu:
Chọn các hộ đang sinh sống và tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản
biển tại thôn An Dương – Phú Thuận – Phú Vang – TT Huế.
Phương pháp chọn: thu thập danh sách các hộ KTTS trong thôn, cộng
đồng ngư dân thôn An Dương được chia làm 3 liên đoàn. Chọn ngẫu nhiên
mỗi liên đoàn 20 hộ.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập các sách báo, tài liệu nghiên cứu, các báo cáo khoa học, tạp chí
và các thông tin tài liệu trên internet có liên quan đến đề tài và vùng nghiên
cứu. Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong phần tổng quan tài liệu
- Thu thập các dữ liệu thứ cấp gồm các báo cáo, tài liệu lưu trữ, số liệu
thống kê và các báo cáo tổng kết tình hình hoạt động khai thác thuỷ sản của
xã qua các năm 2008, 2009,2010.
- Các văn bản chủ trương, chính sách của chính quyền các cấp liên quan
đến nội dung nghiên cứu
3.3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
- Quan sát thực tế
- Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc
- Phỏng vấn sâu những người am hiểu và những người cung cấp thông tin
chính: các cán bộ cấp xã, huyện ( 4 nguời cung cấp thông tin chính ở cấp thôn
xã)
3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin
- Đối với thông tin định tính: các thông tin thu được từ phỏng vấn hộ và
người am hiểu cùng với một số thông tin trong bảng hỏi bán cấu trúc sẽ được
đưa ra phân tích, đánh giá.
- Đối với các thông tin định lượng: Số liệu sau khi đã thu thập được xử lý
bằng phần mềm Excel.
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng Nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội xã Phú Thuận
Phú Thuận là một xã ven biển của huyện Phú Vang, phía bắc giáp với
Thuận An, phía nam giáp với xã Phú Hải. Là xã ven biển có nền kinh tế phát
triển với nhiều hoạt động sinh kế đa dạng. Trong năm qua nền kinh tế tiếp tục
duy trì tăng trưởng mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Năm 2010,
ước tính giá trị các ngành kinh tế đạt 177 tỷ 540 triệu đồng (tăng 25 tỷ 186

triệu đồng so với năm 2009) với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,5% ; cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Ngư nghiệp – Tiểu thủ công
nghiệp, đã đẩy mạnh tăng nhanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
- Lĩnh vực dịch vụ - thương mại: đạt giá trị 75,759 tỷ đồng, tăng 23,6% so
với năm 2009.
- Lĩnh vực Ngư – Nông – Lâm nghiệp: đạt giá trị 74,818 tỷ đồng, tăng
10,4% so với năm 2009.
- Lĩnh vực Tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề nông thôn: đạt giá trị 26 tỷ
862 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2009.
Cụ thể một số lĩnh vực như sau:
• Về KTTS biển :
Là một xã ven biển đầm phá nên sản xuất trên địa bàn chủ yếu là khai thác
thủy sản và đây chính là ngành nghề đem lại thu nhập chính cho người lao
động. Trong năm qua đã đẩy mạnh vận động ngư dân từ lưới cụ, trang thiết bị
hiện đại, cải hoán tàu thuyền mở rộng ngư trường khai thác, bám biển dài
ngày, ứng dụng khoa học kỷ thuật hộ trợ sản xuất, năm 2010 sản lượng khai
thác đạt 8003 tấn, ước tổng giá trị: 72 tỷ 27 triệu đồng, tăng 12 tỷ 282 triệu
đồng so với năm 2009, đạt 100,03% kế hoạch. Trong đó: khai thác biển đạt
7.900 tấn, đầm phá 103 tấn. Đến cuối năm 2010 trên địa bàn Xã có 56 tàu
đánh bắt xa bờ (giảm 3 chiếc so với năm 2009), 08 chiếc gọ, 59 ghe máy, 92
17
xuồng nang với tổng công suất 6.166 CV, có 120 thuyền có động cơ khai thác
đầm phá với công suất 2,119 CV.
• Về NTTS đầm phá:
Nuôi trồng thủy sản có xu hướng thu hẹp do quy hoạch đất để thực hiện
các dự án định cư trên địa bàn Xã. Mặc dù vậy, UBND xã đã phối hợp với
phòng NN & PTNT huyện tổ chức hướng dẫn nông dân cải tạo ao hồ nuôi
xen ghép nhiều đối tượng, đảm bảo lịch thời vụ. Tổng sản lượng thu cá thịt
các loại đạt 13,8 tấn, cua đạt 6,09 tấn, ước đạt giá trị 2 tỷ 17 triệu đồng.
Phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiến hành đăng kiểm cho

tàu hàng khai thác trên biển và tổ chức tập huấn cho 33 ngư dân khai thác
đầm phá về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm phá. Tiến hành chi trả thủy
lợi phí năm 2009 cho 116 hộ với tổng số tiền 89.985.000 đồng và chuẩn bị chi
trả thủy lợi phí năm 2010 cho ngư dân.
• Về dịch vụ:
Xác định là một trong ngành nghề được ưu tiên phát triển trong cơ cấu
kinh tế nên cơ cấu ngành dịch vụ ở đây khá đa dạng. Là vùng biển nên các
dịch vụ như du lịch biển, hay các dịch vụ hậu cần nghề cá rất được chú trọng
đầu tư.
Ngay từ đầu năm Xã đã triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch,
thương mại, tích cực hưởng ứng và tham gia các chương trình lễ hội Thuận
An biển gọi, vận động một số cơ sỡ chế biến nước mắm tham gia chương
trình hôi chợ tại Thuận An. Chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá cả, cứu hộ,
cứu nạn, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự tại bải tắm, gắn với việc
nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ, qua đó đã thu hút rất đông du khách
về tham quan tắm biển so với những năm trước. Lập quy hoạch và đề nghị
Huyện quy hoạch phân lô trên các chợ trên địa bàn để đưa vào tổ chức hoạt
động có nề nếp.
Các dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá duy trì tốt như: các cơ sở sữa
chữa máy tàu, dịch vụ xăng dầu, gạo và các mặt hàng thiết yếu khác. Dịch vụ
vận tải duy trì tốt, dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, số máy
điện thoại bình quân đạt 29 máy/100 dân, có 9 cơ sở kinh doanh dịch vụ
internet và hơn 100 hộ có internet tại nhà, 100% trường tiểu học, THCS, trạm
18
y tế, cơ quan UBND xã và 01 trường mầm non đã sử dụng internet ( còn 01
trường mầm non chưa có )
Nhờ vậy, ngành dịch vụ trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá nhất là
dịch vụ thương mại đạt giá trị 68 tỷ 22 triệu đồng, dịch vụ du lịch đạt 3 tỷ 900
triệu đồng, các dịch vụ xây dựng, nông ngư nghiệp, bưu chính viễn thông,
dịch vụ giao thông vận tải đạt giá trị 3 tỷ 639 triệu đồng.

Các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn đang trong quá trình triển khai xây
dựng, trong đó: dự án do nhà đầu tư người Pháp đã hoàn thành một số hạng
mục công trình, riêng dự án của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công
nghệ Việt Nam đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết của UBND
Tỉnh với tổng diện tích 665.303m
2
, hiện nay đang triển khai thi công, nhưng
do còn vướng chưa giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ, đền bù giải phóng các hộ
có ao hồ để xây dựng khu định cư cho các hộ bị ảnh hưởng từ dự án nên việc
triển khai còn khó khăn.
• Về sản xuất Nông – Lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp: đã trồng 10.000 cây phân tấn tại các khu vực ven biển đầm
phá nhằm góp phần chống sạt lỡ ven biển, tăng cường công tác kiểm tra chặt
phá rừng, cháy rừng. Nhờ vậy, đã hạn chế thấp nhất tình trạng chặt phá rừng
trên địa bàn.
- Chăn nuôi: đã làm tốt công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm ở gia
súc, gia cầm, nhất là dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tai xanh ở
Lợn. Tăng cường công tác tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, đã tiêm
phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, dịch tả, tụ huyết trùng lợn, bệnh dại chó
với 1.280 liều. Nhờ vậy, đến nay xã chưa có dịch xẩy ra. Hiện trên địa bàn Xã
có 487 con Lợn, trâu bò 52 con, gia cầm 950 con, ước đạt giá trị 1 tỷ 774 triệu
đồng.
• Sản xuất tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề nông thôn:
Đạt giá trị 26 tỷ 862 triệu đồng, tăng 20,7% so với năm 2009. Sản xuât
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các cơ sở và các hộ cá thể chế
biến nước mắm. Vì thế, năm qua UBND xã đã tăng cường công tác vận động
các hộ chế biến, đặc biệt là các cơ sở đã có thương hiệu, tích cực quảng bá sản
phẩm, đăng ký nhãn mác hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời,
19
phối hợp với các phòng ban chức năng Huyện triển khai các dự án khuyến

công. Nhờ vậy sản lượng nước mắm đã đạt 1.511 triệu lít, đạt trên 108% kế
hoạch năm 2010 ước đạt giá trị 22 tỷ 665 triệu đồng.
Các nghành nghề khác như: thợ nề, thợ mộc, sữa chữa xe môtô, may mặc,
nước đá cũng được duy trì, góp phần phục vụ đời sống nhân dân, giá trị các
ngành nghề đạt 4 tỷ 197 triệu đồng.
4.1.2 Đặc điểm dân cư, lao động vùng nghiên cứu
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của xã Phú Thuận năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT Toàn xã Thôn An Dương
Số hộ Hộ 1897 898
Số khẩu Người 8385 3821
Số Nam Người 4220 1895
Số nữ Người 4165 1926
Số người trong
độ tuổi LĐ
Người 3950 1742
Hộ nghèo Người/hộ 1535/307 834/162
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kinh tế- xã hội năm 2010)
Với tổng diện tích đất thổ cư là 39,05 ha, xã Phú Thuận được chia làm 2
thôn nhỏ là thôn Hòa Duân và An Dương. Sự phân bố dân cư ở hai thôn khá
đều nhau. Hiện nay trên địa bàn xã có tổng số hộ là 1897 hộ với 8385 nhân
khẩu trong đó chỉ tính riêng thôn An Dương có tới 898 hộ với 3821 nhân
khẩu, chiếm 47,3% tổng số dân toàn xã.
Tỷ lệ nam và nữ khá đồng đều trong thôn. Tổng số nữ là 1926 người
chiếm 50,4%, nam có 1895 người chiếm 49,6%. Toàn thôn An Dương có
tổng số 1975 lao động, trong đó có khoảng 600 lao động hoạt động trực tiếp
trong lĩnh vực ngư nghiệp, 100% lao động tham gia trong lĩnh vực này là nam
giới, phần đông đều đã có gia đình và là những người hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực này. Về vai trò của người phụ nữ tại thôn, theo điều tra có tới
80% chỉ ở nhà và nội trợ, nuôi dạy con cái. 20% buôn bán nhỏ lẻ các mặt
hàng như: hàng tạp hóa, trái cây và thủy sản, chế biến nước mắm, hàng tạp

hóa được kết hợp bán tại nhà, còn hàng trái cây và thủy sản được bán tại các
20
chợ địa phương. Ngoài ra có khoảng 35 lao động trong độ tuổi từ 16 đến 25 đi
làm ăn xa tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và một số ít tại Hà Nội
trong đó nam chiếm khoảng 20 người, còn lại là nữ.
Tỷ lệ hộ nghèo tại thôn là 162 hộ với 834 khẩu, chiếm tỷ lệ 8,92% (năm
2010). Hộ cận nghèo chiếm 143 hộ với 712 khẩu, chiếm tỷ lệ 7,87% tăng gần
gấp đôi hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ. Hiện tại những hộ này gặp nhiều vấn đề
khó khăn trong sinh kế, không có vốn đầu tư, vấn đề chất lượng lao động và
thu nhập không ổn định là một thách thức không nhỏ cho các hộ nghèo trong
thôn. Bước sang năm 2010, sự đột phá về giá cả leo thang, đặc biệt là giá
xăng dầu thì dường như khó khăn lại chồng chất, chi phí không đủ bù chi nên
phải chấp nhận ngừng hoạt động.
4.1.3 Đặc điểm nhân khẩu, lao động nhóm hộ khảo sát
Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu, lao động hộ khảo sát
Chỉ tiêu ĐVT Số liệu thu thập
Số khẩu bình quân/hộ Khẩu 4,8
Số lao động bình quân/hộ Lao động 2,75
Số lao động theo ngành nghề chính/hộ Lao động 1,2
Văn hóa chủ hộ Lớp 4,9
(Nguồn: phỏng vấn hộ 2011)
Qua bảng trên ta thấy rằng: số dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
50%, như vậy số người dưới và trên độ tuổi lao động sống dựa vào lao động
chính tương đối lớn. Số lao động ở độ tuổi 17 – 44 chiếm tỷ lệ cao nhất và
thấp dần ở độ tuổi 55 – 60.
Trình độ văn hóa là căn cứ để phản ánh tầm hiểu biết, trình độ kiến
thức cũng như khả năng tiếp thu khoa học kỷ thuật tiên tiến, phần lớn ảnh
hưởng đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ. Ở bảng trên cho thấy trình
độ văn hóa của các chủ hộ KTTS tại thôn là khá thấp. Tính trung bình văn hóa
chung của các chủ hộ, hầu hết chỉ học hết lớp 5.

4.1.4 Đặc điểm sinh kế hộ khảo sát
Là một xã vùng biển và đầm phá phần lớn người dân nơi đây sống bằng
ngư nghiệp. Một nghề truyền thống có từ lâu đời, được nối tiếp từ đời này
21
sang đời khác, qua bao nhiêu thế hệ và cho đến ngày nay nó thực sự được
xem là một ngành kinh tế mủi nhọn của Xã. Bên cạnh đó còn có một số ngành
nghề khác như thợ nề, chế biến nước mắm, buôn bán nhỏ. Những nghề này
cũng khá phát triển, đặc biệt là chế biến nước mắm, toàn xã có khoảng 120 cơ
sở chế biến nước mắm trong đó có 3 cơ sở đã có thương hiệu riêng, 15 cơ sở
có quy mô lớn và vừa. tuy nhiên những hộ này lại không tham gia hoạt động
đánh bắt. Những hộ tham gia KTTS chỉ chuyên vào KTTS, bởi đi biển dài
ngày nên không có thời gian đầu tư cho các ngành nghề khác. Các chủ khảo
sát phần lớn ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi. Vì thế con cái đang trong tuổi ăn
học, người vợ ở nhà nội trợ và trông nom con cái. Một lý do nữa đó là trong
thôn có đến 80% có thân nhân với người đi nước ngoài, do đó kinh tế gia đình
khá ổn định, người phụ nữ càng nhàn rỗi và ngày càng mất dần di vai trò của
mình trong hoạt động kiếm thu nhập cho gia đình. Như vậy, chúng ta thấy
rằng: cơ cấu nghành nghề chung của xã khá đa dạng, với mỗi ngành nghề đều
đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng co thu nhập và đời sống của
người dân, chính quyền địa phương cũng quan tâm, lãnh đạo và đôn đốc phát
triển nền kinh tế xã nhà và có bước tiến hơn so với nhũng năm trước. Tuy
nhiên, xét riêng về cơ cấu ngành nghề của các hộ khai thác lại có nhiều bất
cập.
Là nghề đem lại nguồn thu nhập chính, được đầu tư khá cao nhưng bên
cạnh đó các ngành nghề khác dường như chưa được chú trọng. Cơ cấu ngành
nghề của các hộ KTTS không thực sự đa dạng. nguồn thu chủ yếu của gia
đình chỉ tập trung ở hoạt động khai thác.
22
(Nguồn: theo số liệu điều tra, 2011)
Qua biểu đồ ta thấy cơ cấu ngành nghề của các hộ KTTS khá chênh

lệch nhau. Hộ chuyên KTTS chiếm phần đông (76,7%), trong khi đó hộ
KTTS + dịch vụ chiếm 20% và chỉ có 3,3% số hộ vừa KTTS vừa làm thợ nề.
Lao động chính của các hộ chuyên KTTS la chủ hộ (nam giới), họ thường đi
biển dài ngày va không làm thêm ngành nghề nào khác vì không có thời gian.
Đây thường là các chủ tàu. Còn người vợ chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc con
cái. Những hộ vừa đi tàu vừa làm thợ nề thường là những người đi tàu thuê
cho các chủ tàu, thời gian đi biển của họ không cố định lúc không đi biển
hoặc nhũng ngày tuần trăng tàu lên bờ họ đi làm thợ nề kiếm thêm thu nhập
Hộ KTTS và dịch vụ có sự khác biệt hơn, đó là có sự tham gia của người phụ
nữ. Những hộ này thường thì người chồng đi biển, người vợ kiếm thêm thu
nhập bằng các ngành nghề như buôn bán hoa quả, hay các hàng tạp hóa tại
nhà, một số hộ chế biến nước mắm và bán các loại cá mực tại chợ địa phương
chỉ lúc nào cá đánh bắt về tiêu thụ không hết hay một số loại cá không đạt
chât lượng của người thu mua thì lúc đó người vợ chở ra chợ để bán hoặc làm
chế biến nước mắm với số lượng cá nhiều.
23
4.2 Hoạt động Khai thác thủy sản biển
Bảng 3: Tình hình hoạt động KT xa bờ của xã Phú Thuận
Hoạt động
Năm
bắt đầu
Số hộ/
thôn
HT tổ
chức
T.gian/
chuyến
(ngày)
Số
chuyến/

năm
Khoảng từ
bờ (Hải
lý)
Khai thác
xa bờ
1996 600
Đi theo
đội tàu
20 – 22 9 120
(Nguồn: Điều tra hộ và phỏng vấn người am hiểu, 2011)
Cùng hòa nhịp với sự đổi mới của đất nước, và sự đẩy mạnh phát triển
nền kinh tế nước nhà, đặc biệt ngành khai thác thủy sản càng ngày càng được
chú trọng đầu tư, đổi mới. Năm 1996 Phú Thuận đã đưa hoạt động khai thác
biển của mình sang một trang mới, chuyển biến từ đánh bắt ven bờ bằng ghe,
thuyền và những ngư cụ thô sơ sang đánh bắt xa bờ với những phương tiện
hiện đại hơn. Qua các năm số lượng và chất lượng tàu thuyền không ngừng
tăng lên, đưa ngề cá chiếm vị trí chiến lược trong hoạt động sinh kế của người
dân nơi đây.
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng: KT xa bờ là hoạt động sinh kế
chiếm tỷ lệ lớn trong thôn với 68,8% tổng số hộ toàn thôn. Hiện nay trên địa
bàn thôn có hơn 60 tàu tham gia đánh bắt xa bờ (tăng 7 chiếc so với năm
2010) với công suất từ 90 – 150 CV Ngư trường hoạt động ngày càng được
mở rộng hơn. Trước đây, khi dùng ghe thuyền đánh bắt ngư dân chỉ hoạt động
trong khoảng tối đa 8 hải lý, bắt đầu ở những 1996 ngư dân tiến ra xa hơn,
trong khoảng 60 hải lý và cho đến nay, tỷ lệ thuận với chiều hướng tăng công
suất của tàu, ngư trường cũng được mỏ rộng đáng kể so với trước đây, đa số
các tàu thường ở ngư trường cách bờ trung bình từ 100 – 120 hải lý. Một phần
ít đánh bắt ở 90 hải lý nhưng cũng có một số tàu đi xa hơn ở 150 hải lý.
Theo khảo sát, hiện nay các hộ khai thác trên địa bàn chủ yếu sử adùng

vào đầu tháng 2 đến cuối tháng 8, và được gọi là vụ nam, dùng để đánh bắt
các đối tượng chính như cá nục (90%), và một số loại cá như cá bạc má, cá
chim (10%). Nghề lưới vây làm vào mùa hè, không có gió bão nên các
chuyến đi được diễn ra đều đặn, bình quân 8 chuyến/1 vụ/1 tàu.
24
Lưới vây được dùng để đánh bắt cá nục, cá chim. Còn lưới rê được dùng cho
vụ bắc, để đánh bắt các loại cá thu, ngừ…, vụ bắc nằm từ đầu tháng 9 đến
cuối tháng 12, đây là thời điểm xẩy ra nhiều trận bão, gió to, áp thấp nhiệt đới
nên thời tàu thuyền nằm bờ dài ngày nhiều hơn, ra khơi thất thường, không ổn
định.
Mỗi chuyến tàu xa bờ thường đi từ 20 đến 23 ngày, ngư trường đánh
bắt trung bình là 120 hải lý (1 hải lý = 1.8km). Tàu có từ 10 đến 12 người
gồm cả chủ tàu và đánh bắt thuê. Ở đây, chủ tàu là những người góp vốn với
nhau để đầu tư mua tàu và ngư cụ đánh bắt, thường là một nhóm 3 hoặc 5
người góp vốn với nhau, cũng có tàu có đến 8, 10 hay 12 người góp vốn với
nhau nhưng số đó chiếm rất ít, chỉ có 3 tàu (chiếm 5%). Hình thức góp vốn
này với mục đích là để hộ trợ vốn cho nhau, đầu tư một chiếc tàu trung bình
phải mất đền 350 triệu, là một con số quá lớn đối với một người, do đó trên
địa bàn thôn người dân thường chung vốn với nhau để làm ăn. Những người
không có vốn thì thì đi tàu thuê cho các chủ tàu.
4.3 Thay đổi sản lượng và thu nhập từ KTTS biển
Bảng 4: Chuyển dịch SL và TN của hộ KTTS xã Phú Thuận giai đoạn
2008 - 2010
Hoạt
động
Loài KT
chính
Sản lượng/
chuyến
2008

Sản lượng
tb/ chuyến
2010
TN/
chuyến
2008
TN tb/
chuyến
2010
KT xa
bờ
Cá Thu,
Ngừ, Chim
30 tấn 25 tấn 60 triệu 90 triệu
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
Nhìn vào bảng 4 chúng ta thấy rằng sản lượng và mức thu nhập của
ngư dân khác nhau. Năm 2008, sản lượng của ngư dân đánh bắt được đạt 38
tấn/chuyến. Năm 2010 đạt 25 tấn/chuyến. Mặc dù tàu thuyền ngày càng được
cải hoán, nâng công suất lên so với những năm trước nhung sản lượng vẫn có
chiều hướng giảm đi, giải thích cho điều này gần như toàn số hộ được phỏng
vấn trả lời do nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm. Mặc dù tàu thuyền được
25

×