KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
BỘ MÔN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG LAO ĐỘNG
Tìm Hiểu
Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực
Lao Động Trẻ Em Ở Việt Nam Hiện Nay
I.
Cơ Sở Lý Luận Về Trách Nhiệm Xã Hội Trong Lao Động Của DN Trong Lĩnh Vực
Lao Động Trẻ Em
1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm Trách nhiệm xã hội
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp
cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ
mơi trường, bình đẳng giới, an tồn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công
bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng
sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của
xã hội
1.2 Khái niệm Trẻ em
Tại Điều 1 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã xác định rõ “Trong
phạm vi của cơng ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
pháp luật áp dụng với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
1.3 Khái niệm Lao động trẻ em
Công ước số 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế xác lập những mức tuổi
lao động tối thiểu, bao gồm tuổi tối thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với các
công việc nguy hại; tuổi tối thiểu áp dụng với những công việc nhẹ nhàng, cụ
thể như sau:
Quy định về sử dụng lao động chưa thành niên:
Người lao động dưới 18 tuổi được coi là lao động
chưa thành niên, sử dụng lao động này các doanh
nghiệp cần lưu ý:
- Điều 163 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định thời
giờ làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi: Không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; được
làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm những chỉ
trong một số công việc
Thời giờ làm việc của lao động dưới 15 tuổi: không
quá 4 giờ làm việc/ngày và 20 giờ/ tuần và không
được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
1.4 Khái niệm Trách nhiệm xã hội trong lao động của doanh nghiệp trong lĩnh
vực lao động trẻ em
- Trách nhiệm xã hội trong lao động
của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao
động trẻ em là cam kết của doanh
nghiệp thông qua việc tuân thủ chuẩn
mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng
trẻ em, an tồn lao động cho trẻ,
quyền lợi lao động, được trả lương
công bằng, đào tạo và phát triển lao
động trẻ em, … theo cách có lợi cho
cả doanh nghiệp cũng như phát triển
chung của xã hội.
2. Nội dung của lao động trẻ em
2.1 Các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em
Theo Quy ước 182 của ILO về cấm và hành động tức thì để xố bỏ
lao động trẻ em cụm từ thuật ngữ “những hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất” bao gồm:
a) Tất cả những hình thức nơ lệ hay những tập tục giống
như nô lệ, như buôn bán trẻ em, giam cầm thế nợ, lao động khổ sai,
lao động cưỡng ép hay bắt buộc để sử dụng trong các cuộc xung đột
có vũ trang;
b) Việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em cho mục đích mại
dâm, cho việc sản xuất sách báo hay các chương trình khiêu dâm;
c) Việc sử dụng mua bán hay chào mời trẻ em
cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho
việc sản xuất và buôn lậu ma tuý như đã được
định nghĩa trong các hiệp ước quốc tế liên
quan.
d) Những công việc có khả năng làm hại đến
sức khoẻ, sự an toàn hay đạo đức của trẻ em,
do bản chất của cơng việc hay do hồn cảnh,
điều kiện tiến hành cơng việc.
2.2 Lao động trẻ em trong điều kiện độc hại nguy
hiểm
a) Cơng việc khiến trẻ em lâm vào tình trạng dễ bị lạm
dụng về mặt thể chất tâm lý hay tình dục
b) Cơng việc dưới mặt đất, dưới nước, ở các độ cao
nguy hiểm hay trong các khoảng không gian bị tù
hãm.
c) Cơng việc với các loại máy móc thiết bị và dụng cụ
nguy hiểm hoặc cơng việc địi hỏi phải dùng sức để xử
lý hoặc vận chuyển những khối hàng nặng;
d) Cơng việc trong mơi trường có hại cho sức
khoẻ ví dụ như có thể khiến trẻ em phải tiếp xúc
với các chất những tác nhân hay những chu trình
độc hại hoặc với tiếng ồn, nhiệt độ hay độ rung
làm tổn hại đến sức khoẻ của trẻ em;
e) Công việc trong những hồn cảnh đặc biệt khó
khăn ví dụ làm việc trong nhiều giờ liền hay công
việc vào ban đêm hay công việc khiến trẻ em bị
giam hãm vô lý tại địa điểm của người sử dụng
lao động.
3. Nội dung của TNXH trong lao động của DN trong lĩnh vực LĐTE
3.1 Trẻ em hoạt động kinh tế
- Trẻ em tham gia họat động kinh tế bao gồm trẻ em nhóm 5 – 17 tuổi tham gia vào
các hoạt động sản xuất – kinh doanh - dịch vụ, không phân biệt sản xuất để tiêu
dùng hay để bán, được trả lương hay không trả lương, thỉnh thoảng hay thường
xuyên làm việc, công việc hợp pháp hay không hợp pháp có thời gian làm việc ít
nhất một giờ đồng hồ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu.
- Trẻ em làm công việc nội trợ của hộ gia đình và/hoặc cơng việc vặt ở nhà trường
khơng thuộc nhóm trẻ em tham gia hoạt động kinh tế.
3.2 Trẻ em không hoạt động kinh tế
Trẻ em không hoạt động kinh tế khơng phải là những người có việc làm và cũng
không phải là những người thất nghiệp trong tuần nghiên cứu.
3.3 Một số nội dung khác
- DN không được tham gia sử dụng trực tiếp hay gián tiếp lao động trẻ em
- DN phải văn bản hóa vấn đề này duy trì và thơng tin có hiệu quả bên liên
quan về chính sách và thủ tục cho việc khắc phục tình trạng lao động trẻ em
và có những hỗ trợ cần thiết để các em có thể tiếp tục đến trường đến khi đủ
15 tuổi.
- DN phải văn bản hóa duy trì và thơng tin có hiệu quả đến
NLĐ và các bên liên quan về chính sách và thủ tục để thúc
đẩy giáo dục trẻ em như quy định Công ước ILO 146, giáo
dục LĐ vị thành niên nằm trong diện giáo dục phổ cập của
địa phương hoặc đang đi học, gồm các phương pháp đảm
bảo khơng có trẻ em hoặc lao động vị thành niên thuộc đối
tượng trên được thuê mướn trong suốt thời gian lên lớp,
tổng thời gian học, làm việc, di chuyển ( thời gian di
chuyển đến nơi học, nơi làm việc và ngược lại) của các em
không vượt quá 10 giờ/ngày.
-DN không được sử dụng trẻ em hoặc LĐ vị thành niên vào
làm việc ở các nơi làm việc hoặc ngành nghề nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, khơng an tồn hoặc có hại cho sức
khỏe và sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc DN sử dụng lao động trẻ em trong lao
động
Về phía gia đình và bản thân trẻ em:
Do đói nghèo, thu nhập thấp.
Do tình trạng nhận thức kém của gia đình và bản thân trẻ em, cộng đồng về
Luật lao động.
Một số cha mẹ bắt con em mình đi làm sớm.
Trẻ em bỏ học đi làm sớm và muốn chứng tỏ bản thân.
Về phía nhà nước:
Chính sách pháp luật lao động trẻ em còn chưa
đồng bộ, sức răn đe chế tài của pháp luật đối với
những sai phạm còn nhiều sơ hở.
Việc thực hiện quản lý lao động trẻ em còn gặp
nhiều khó khăn : kinh phí hạn hẹp,khơng thể quan
tâm đến từng cơ sở,các gia đình khơng khai báo với
chính quyền địa phương,...
Đội ngũ cán bộ chuyên trách về chăm sóc bảo vệ trẻ
em ở địa phương cịn thiếu
Về phía NSDLĐ:
Chủ sử dụng lao động chuộng sử dụng lao động trẻ
em vì giá nhân cơng rẻ. dễ nghe lời.
5. Ý nghĩa của TNXH trong lao động của DN trong lĩnh vực LĐTE
Khi bước vào nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế thì việc sử
dụng lao động trẻ em đã khác biệt rất xa so với trước đây. Ngay trong nông
nghiệp, nông thôn cũng đã có sự biến đổi lớn. Từ khi hộ gia đình trở thành đơn
vị kinh tế tự chủ kinh doanh thì tất cả các hộ đều tận dụng cao độ sức lao động
của gia đình mình, trong đó có lao động trẻ em, cho dù xã hội còn dư thừa lao
động chính - lao động người lớn.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở
VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về lao động trẻ em tại Việt Nam
- Việt Nam có tới 1,75 triệu lao động trẻ em, gần 85% trong số đó sống ở
khu vực nông thôn và 65% làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp. Các em
thường làm việc gia đình khơng lương.
- Đây là số liệu về tình trạng lao động trẻ em tại Việt Nam do Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) mới cơng bố nhân Ngày Thế giới phịng chống lao động
trẻ em 12/6.
- Báo cáo mới nhất của ILO về Xu hướng Lao động trẻ em toàn cầu ước
tính trong năm 2012, khoảng 168 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 17 là lao động
trẻ em trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10,6% dân số trẻ em. Tỷ lệ này là
9,3%
tại
khu
vực
Châu
Á
–
Thái
Bình
Dương.
- Một trong những trở ngại đối với vấn đề lao động trẻ em ở khu vực nơng
thơn đó là có liên quan đến các quan niệm truyền thống.
Khi các bậc cha mẹ khơng thấy được lợi ích, cơ hội cho trẻ để học cao hơn,
họ thường có chung quan điểm là lao động có vẻ là cách sử dụng thời gian
của trẻ hiệu quả nhất.
-> Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về lao động trẻ em ở các vùng nông thôn
là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống
lao động trẻ em ở Việt Nam.
- Cần thiết phải giảm thiểu quá trình di cư từ nông thôn lên thành thị đối với
trẻ em bằng cách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, và cải thiện chất lượng
giáo dục ở khu vực nông thôn.