Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu thực vật tường an giai đoạn 2011 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.21 KB, 113 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH Bán hàng
CCDV Cung cấp dịch vụ
CPLV Chi phí lãi vay
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế
NNH Nợ ngắn hạn
NPT Nợ phải trả
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu của các khoản mục tài sản trong tổng tài sản
Bảng 2: Biến động của các khoản mục tài sản
Bảng 3: Cơ cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn
Bảng 4: Cơ cấu các khoản mục trong tài sản dài hạn
Bảng 5: Cơ cấu các khoản mục thuộc nguồn vốn trong tổng nguồn vốn
Bảng 6: Biến động của các khoản mục thuộc nguồn vốn
Bảng 7: Cơ cấu các bộ phận trong nợ phải trả
Bảng 8: Cơ cấu các khoản mục trong nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 9: Biến động các khoản mục trong báo cáo kết của kinh doanh
Bảng 10: Biến động doanh thu của Công ty


Bảng 11: Biến động chi phí của Công ty
Bảng 12: Biến động tình hình lưu chuyển tiền tệ trong Công ty
Bảng 13: Phân tích tính thanh khoản của TS và khả năng thanh toán NNH
Bảng 14: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung
Bảng 15: Phân tích V và K
Bảng 16: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Bảng 17: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng khoản phải thu
Bảng 18: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng khoản phải trả
Bảng 19: Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản dài hạn
Bảng 20: Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Bảng 21: Phân tích khả năng sinh lời
Bảng 22: Phân tích chỉ số giá thị trường
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biến động tài sản
Biểu đồ 2: Biến động tài sản ngắn hạn
Biểu đồ 3: So sánh tài sản cố định và tài sản dài hạn
Biểu đồ 4: Biến động nguồn vốn của công ty
Biểu đồ 5: So sánh nợ ngắn hạn và nợ phải trả
Biểu đồ 6: So sánh doanh thu thuần về BH và CCDV với tổng doanh thu
Biểu đồ 7: So sánh giá vốn hàng bán và tổng chi phí
Biểu đồ 8: Lợi nhuận ròng biên
Biểu đồ 9: Tỷ suất sinh lời của tài sản
Biểu đồ 10: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 11: Lợi nhuận mỗi cổ phiếu
Biểu đồ 12: Chỉ số giá cả trên lợi nhuận
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có cơ hội được
phát triển bình đẳng. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động đều muốn
có hiệu quả và thu về nhiều lợi nhuận nhất. Để làm được điều đó cần, doanh

nghiệp cần phải có chỗ đứng trên thị trường, có khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác. Hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải có tình hình tài
chính vững mạnh. Do đó, quản trị doanh nghiệp rất được chú trọng hiện nay, là
một bộ phận quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Quản trị tốt sẽ giúp đưa ra
những quyết định đúng đắn, phát huy những lợi thế và khắc phục điểm yếu
kém, từ đó đưa doanh nghiệp phát triển.
Phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết,
giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài
chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh
doanh, cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử
dụng thông tin khác nhau, như: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu
tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và
tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người
lao động,…. Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những
nhu cầu về các loại thông tin khác nhau. Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng
thông tin có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng của “bức tranh tài
chính” của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính cung cấp những thông tin
hữu ích không chỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin
kinh tế-tài chính chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh
nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một công việc có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có
ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý
khác có liên quan đến doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính của doanh
nghiệp sẽ giúp cho quản trị doanh nghiệp khắc phục được những thiếu sót, phát
huy những mặt tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp
trong tương lai. Trên cơ sở đó, quản trị doanh nghiệp đề ra được những giải
pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính
của doanh nghiệp nên bằng những kiến thức đã tiếp thu được tại trường và
những hiểu biết của mình, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại
Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An giai đoạn 2011 - 2013” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty dầu thực vật Tường An thông qua
các báo cáo tài chính, từ đó tìm ra nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của Công ty, trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống thống tin kế toán đã được trình bày trên các báo cáo tài chính của
Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An, bao gồm:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An năm
2012-2013 bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập số liệu của các báo cáo, các tài liệu có liên quan đến Công ty cổ
phần dầu thực vật Tường An
 Sử dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính để phân tích tình
hình tài chính của Công ty, gồm 2 phương pháp chính:
• Phương pháp chung nhằm phân tích khái quát tình hình tài chính Công
ty, gồm các phương pháp: ngang, dọc, hệ số, tỷ suất, phân tích xu hướng.
• Phương pháp đặc thù nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình
tài chính của Công ty, gồm các phương pháp: so sánh, loại trừ, liên hệ cân đối

và phương pháp Dupont.
6. Kết cấu chuyên đề
Bài gồm có 3 phần chính:
 Phần 1: Đặt vấn đề
 Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
 Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Trong đó, phần 2 là trọng tâm chuyên đề, gồm 2 chương:
 Chương 1: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty dầu thực vật Tường
An
 Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của
Công ty
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN
1.1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Quá trình xây dựng và phát triển dầu Tường An có thể chia thành 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn đầu năm 1977 - 1984: Tiếp quản và sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch
Ngày 20/11/1977, Bộ lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP-TC
chuyển Xí Nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty thành Xí Nghiệp công
nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam, sản lượng sản
xuất hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch.
2. Giai đoạn 1985 - 1990 được chuyển giao quyền chủ động sản xuất kinh
doanh, xây dựng hoàn chỉnh nhà máy và đầu tư mở rộng công suất
Tháng 07/1984 nhà nước xóa bỏ bao cấp, giao quyền chủ động sản xuất kinh
doanh cho các đơn vị. Nhà máy dầu Tường An là đơn vị thành viên của Liên
hiệp các xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn này, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Tường An là
các sản phẩm truyền thống như Shortening, Margarine, Xà bông bánh. Đây là

thời kỳ vàng son nhất của sản phẩm Shortening, thiết bị hoạt động hết công suất
nhưng không đủ cung cấp cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền. Dầu xuất khẩu,
chủ yếu là dầu dừa lọc sấy chiếm tỷ lệ cao trên tổng sản lượng (32%). Việc
nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng luôn là vấn đề được
quan tâm thường xuyên vì vậy sản phẩm Tường An trong giai đoạn này đã bắt
đầu được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường.
3. Giai đoạn 1991 - tháng 10/2004: Đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất
thiết bị, xây dựng mạng lưới phân phối và chuẩn bị hội nhập
a) Định hướng và phát triển sản phẩm chủ lực:
Đầu thập niên 90 là thời kỳ đất nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, hàng
hóa xuất nhập khẩu dễ dàng và đa dạng. Một số sản phẩm dầu ngoại nhập bắt
đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, các cơ sở ép địa phương được hình thành
với quy mô nhỏ và trung bình, các sản phẩm dầu ăn bước vào giai đoạn cạnh
tranh mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế thị trường.
Với bối cảnh trên, năm 1991 các sản phẩm dầu đặc của Tường An bị cạnh tranh
quyết liệt từ sản phẩm Shortening ngoại nhập. Trước tình hình đó, Tường An đã
xác định lại phương án sản phẩm: vẫn duy trì mặt hàng Magarine và Shortening
truyền thống để cung cấp cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm
chất lượng cao mà hàng ngoại nhập không thay thế được, mặt khác đầu tư cải
tiến mẫu mã bao bì kết hợp tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng thay đỗi
thói quen sử dụng mỡ động vật để đẩy mạnh sản xuất dầu lỏng tinh luyện, mở
rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Dầu Cooking Tường An được đưa ra thị
trường từ tháng 10/1991, Tường An là đơn vị đi đầu trong sản xuất dầu
Cooking cho người tiêu dùng và cũng là đơn vị đầu tiên vận động tuyên truyền
người dân dùng dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày để
phòng ngừa bệnh tim mạch. Sản lượng tiêu thụ dầu Cooking tăng lên nhanh
chóng những năm sau đó (năm 1992 đạt 215% so với năm 1991, năm 1993 đạt
172% so với năm 1992), được người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành sản
phẩm chủ lực của Tường An từ đó đến nay.
b) Đầu tư phát triển:

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Tường An đã liên tục đổi
mới trang thiết bị cũng như công nghệ sản xuất, thiết lập dây chuyền sản xuất
khép kín từ khâu khai thác dầu thô đến khâu đóng gói bao bì thành phẩm.
Các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng của Tường An nhằm đổi mới công nghệ,
nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành để phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu:
- Năm 1994 đầu tư máy thổi chai PET của Nhật, đây là dây chuyền thực sự
phát huy hiệu quả, Tường An là một trong những đơn vị sản xuất đầu tiên ở
Việt Nam có dây chuyền thổi chai PET và chai PET đã được người tiêu dùng
đánh giá cao và góp phần đưa sản xuất dầu chai các loại phát triển.
- Năm 1997 lắp đặt dây chuyền chuyền chiết dầu chai tự động của CHLB
Đức công suất 5000 chai 1 lit/giờ. Đây là dây chuyền chiết rót chai tự động đầu
tiên ở Việt Nam, giúp Tường An tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao
động để phục vụ kịp thời nhu cầu tăng nhanh của thị trường.
- Năm 1998 mặt bằng được mở rộng thêm 5700m
2
nâng tổng diện tích Tường
An lên 22000m
2
, xây trạm biến thế điện 1000KVA, lắp đặt thêm 4300 m
3
bồn
chứa.
- Năm 2000 lắp đặt dây chuyền thiết bị tinh luyện dầu tự động công suất 150
tấn/ngày công nghệ Châu Âu, góp phần nâng tổng công suất Tường An lên 240
tấn/ngày.
- Năm 2002 thiết bị hoạt động hết công suất, Tường An đã mua lại Công ty
dầu thực vật Nghệ An công suất 30 tấn/ngày thành phân xưởng sản xuất của
Tường An. Phân xưởng này sau đó đã được đầu tư cải tạo nâng công suất lên 60

tấn/ngày, là Nhà máy dầu Vinh của Tường An hiện nay.
- Năm 2004 bắt đầu dự án xây dựng Nhà máy dầu Phú Mỹ công suất 600
tấn/ngày tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng giá trị đầu
tư hơn 330 tỷ đồng.
4. Giai đoạn tháng 10/2004 đến nay: Thời kỳ chuyển giao và hội nhập
Từ ngày 01/10/2004, việc chuyển đổi mô hình tổ chức, vả hoạt động từ doanh
nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng đối
với Tường An. Quy mô hoạt động được nâng lên, Tường An đã liên tục đổi mới
và nâng tầm hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển. Đó là việc sắp
xếp lại bộ máy tổ chức, bổ sung nhân lực cho các vị trí còn yếu và thiếu; nâng
cấp và mở rộng hệ thống phân phối, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp;
đồng thời triển khai chương trình phần mềm vi tính mới nối mạng toàn Công ty
nhằm cung cấp số liệu kịp thời cho công tác quản trị, giúp định hướng hoạt
động sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa tài chính, hạn chế những rủi ro và đặc
biệt là tạo các nguồn lực để tham giá niêm yết trên thị trường chứng khoán vào
đầu năm 2007.
Năm 2005, Tường An lắp đặt thêm hai dây chuyền chiết dầu chai tự động công
nghệ tiên tiến của Châu Âu, nâng tổng công suất chiết dầu chai tự động của
Tường An lên 22500 lit/giờ, tăng gấp 4,5 lần so với trước đây.
Bên cạnh đó, dự án Nhà máy dầu Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà
Rịa Vũng Tàu tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành vào cuối năm
2006. Đây là bước chuẩn bị tích cực của Tường An trong tiến trình tham gia hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới.
5. Các thành tích đạt được:
Kể từ khi thành lập đến nay, gần 30 năm xây dựng và phát triển, Tường An
luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
25%/năm.
Với những thành tích đạt được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, Tường
An được trao tặng rất nhiều huân chương, cờ luân lưu, bằng khen của Chính
phủ, của Bộ Công nghiệp và UBND Tp.Hồ Chí Minh:

- Cờ thi đua của Chính phủ năm 1998, 2001, 2005
- Cờ thi đua của Bộ công nghiệp từ năm 1987 - 1989, từ năm 1991 - 1997
và năm 2003
- Cờ thi đua của UBND Tp.HCM năm 1986, 1990, 2004, 2005
- Huân chương lao động hạng 3 (năm 1990), hạng 2 (năm 1996) và hạng
nhất (năm 2000)
 Các danh hiệu đạt được trên thị trường:
Trên thị trường nhiều năm qua, hình ảnh con voi đỏ gắn liền với chữ Tường An
đã là biểu tượng quen thuộc và trở thành thương hiệu dầu ăn hàng đầu Việt
Nam luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn nhiều danh hiệu cao quý:
Hàng Việt Nam Chất lượng cao từ năm 1997 đến năm 2006.
Topfive ngành hàng thực phẩm.
Top 100 thương hiệu mạnh (do bạn đọc báo Sài gòn tiếp thị bình chọn).
Topten Hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất từ năm 1994 đến năm
1999 (do bạn đọc báo Đại Đoàn kết bình chọn).
Giải thưởng "Hàng Việt Nam Chất lượng - Uy Tín" do Báo Đại Đoàn Kết lần
đầu tổ chức dành cho các đơn vị từ 5 năm liền topten.
Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004 do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt
Nam bình chọn.
Thương hiệu mạnh năm 2004, 2005 do Thời báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn.
Thương hiệu Việt yêu thích do bạn đọc báo Sài Gòn Doanh Nhân bình chọn
năm 2004.
Thương hiệu hàng đầu Việt Nam tại Festival thương hiệu Việt năm 2004.
Các sản phẩm Tường An còn nhận được rất nhiều huy chương vàng tại các kỳ
hội chợ triễn lãm trong nước và quốc tế.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.1.2.1. Chức năng
Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động
thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa.
Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói.

Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục
vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật.
Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng.
Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm, nước
xốt (không sản xuất tại trụ sở).
Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn
liền).
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
Kinh doanh khu vui chơi giải trí (không hoạt động tại trụ sở).
Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức giao lưu, gặp mặt).
Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê).
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất,
thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể được cho các Cổ đông, nâng cao
giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập
cho người lao động trong Công ty, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách
cho nhà nước.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất – chế biến.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm
chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa. Sản xuất,
mua bán các loại bao bì đóng gói. Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc,
thiết bị, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật. cho
thuê mặt bằng, nhà xưởng. sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến
thực phẩm, nước chấm, nước sốt (không sản xuất tại trụ sở). Sản xuất, mua bán
các loại sản phẩm mì ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn liền). Đại lý mua
bán, ký gửi hàng hóa. Kinh doanh khu vui chơi giải trí (không hoạt động tại trụ
sở). Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức giao lưu, gặp mặt). Kinh doanh nhà ở

(xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê).
Nhân viên: Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Công ty có 799 nhân viên đang làm
việc (tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 là 760 nhân viên).
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO HỆ THỐNG
Trụ sở chính
Địa chỉ : 48/5 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại : (84.8) 38 153 950 – 83 153 972 – 83 153 941 - 83151102
Fax : (84.8) 38153649 – 38 157 095
Email :
Website : www.tuongan.com.vn
Các đơn vị trực thuộc:
TT ĐƠN VỊ ĐỊA CHỈ
1 Nhà máy dầu Tường An
48/5 Phan Huy Ích, P.15, Q.Tân Bình,
TP.HCM.
ĐT: (08) 8153 972 Fax: (08) 8153
649
2 Nhà máy dầu Phú Mỹ
Khu CN Phú Mỹ 1, Huyện Tân Thành, Tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu.
3 Nhà máy dầu Vinh
135 Nguyễn Viết Xuân, P.Hưng Dũng,
TP.Vinh, Nghệ An.
ĐT: (038) 833 898 Fax: (038) 835
CHI
NHÁNH
MIỀN
BẮC TẠI
HƯNG

YÊN
VPĐD
MIỀN
TÂY
NHÀ
MÁY
DẦU PHÚ
MỸ
VPĐD
TẠI TP.
ĐÀ
NẴNG
NHÀ
MÁY
DẦU
VINH
NHÀ
MÁY
DẦU
TƯỜNG
AN
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN
VPĐD
TẠI HÀ
NỘI
353
4 Chi nhánh Miền Bắc tại
Hưng Yên
Thôn Nghĩa Trai, Xã Tân Quang, Huyện Văn
Lâm, Tỉnh Hưng Yên.

ĐT: (84.0320) 3 791 701
4 Văn phòng đại diện tại
Hà Nội
Ô 32, Lô 10, Khu Di dân Đền Lừ 1, Phường
Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội.
ĐT: (84.04) 39 843 404
Fax: (84.04) 39 843 403
5 Văn phòng đại diện tại
TP Đà Nẵng
08 Mai Hắc Đế, Phường An Hải Tây, Quận
Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
ĐT: (84.0511) 3 944 678
Fax: (84.0511) 3 944 676
6 Văn phòng đại diện Miền
Tây
40B 24 Khu Dân cư 91B Khu vực VI, Phường
An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
ĐT: (84.0710) 3 831 818
Fax: (84.0710) 3 731 647
1.1.3.2. Bộ máy quản lý tại Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty gồm có 4 bộ phận chính:
 Đại hội đồng cổ đông: có thẩm quyền cao nhất ở Công ty.
 Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu cử, gồm 5 thành viên.
 Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu cử, gồm 3 thành viên.
 Ban giám đốc: gồm 1 tổng giám đốc điều hành và 2 phó tổng giám đốc.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH
DOANH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẦU TƯ
GIÁM
ĐỐC
VPĐD
TẠI HÀ
NỘI
GIÁM
ĐỐC
KINH
DOANH
TRƯỞNG
VPĐD
MIỀN
TÂY
GIÁM
ĐỐC TÀI
CHÍNH-
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
GIÁM
ĐỐC KẾ
HOẠCH

THUẬT
GIÁM
ĐỐC
NM

DẦU
VINH
GIÁM
ĐỐC
CN MB
TẠI
HƯNG
YÊN
TRƯỞNG
VPĐD TP.
ĐÀ
NẴNG
GIÁM
ĐỐC
NHÂN
SỰ
GIÁM
ĐỐC
NM
DẦU
PHÚ
MỸ
BAN KIỂM SOÁT
1.1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty
a. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ
Các chứng từ kế toán được sử dụng tại Công ty được lập theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC: chứng từ được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp
lập và ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số
129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác
có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong quyết định này.

b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty áp dụng các tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán trong
doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
c. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán
Công ty kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
Sổ kế toán của Công ty được lập theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC, gồm 2 loại
sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp: sổ nhật ký, sổ cái.
- Sổ kế toán chi tiết: sổ, thẻ kế toán chi tiết.
d. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc
giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn, bổ sung hiện hành
khác về kế toán tại Việt Nam, gồm 4 báo cáo chính:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: được lập theo phương pháp gián tiếp Mẫu số
B 03 - DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 03 – DN
e. Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán
f. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng
 Cơ sở lập Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên
quan đến luồng tiền)
Các đơn vị trực thuộc hình thành bộ máy kế toán riêng nhưng hạch toán phụ
thuộc. Các đơn vị trực thuộc hạch toán dưới hình thức báo sổ và tâp hợp dưới
hình thức báo sổ và tập hợp chứng từ phát sinh về văn phòng công ty để hạch
toán và lưu giữ chứng từ.
 Tiền và tương đương tiền

Tiền và tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn.
 Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được. giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước
tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
 Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy
kế.
TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời
gian sử dụng ước tính.
 Tài sản thuê hoạt động
Chi phí thuê hoạt động được phản ánh vào chi phí theo phương pháp đường
thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh
toán tiền thuê.
 Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy
kế. TSCĐ vô hình của Công ty bao gồm:
• Quyền sử dụng đất
• Phần mềm máy tính
 Chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Trường hợp chi phí đi vay
liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cần
có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích
định trước hoặc bán thì chi phí đi vay này được vốn hóa.
 Đầu tư tài chính

Các khoản đầu tư vào chứng khoán được ghi nhận theo giá gốc.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhấp doanh nghiệp bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế
thu nhập hoãn lại.
 Các giao dịch bằng ngoại tệ
Các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát
sinh giao dịch. Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được quy
đổi theo tỷ giá tại ngày kết thúc năm tài chính.
Tỷ giá sử dụng để quy đổi tại thời điểm ngày: 31/12/2012 : 20812 VNĐ/USD
31/12/2013 : 21065
VNĐ/USD
 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và thu nhập
Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm: được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi
ích gắn liền với việc sở hữu cũng như quyền quản lý hàng hóa, thành phẩm đó
được chuyển giao cho người mua, và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn
đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng
hàng bán bị trả lại.
Tiền lãi: được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
Cổ tức và lợi nhuận: được chia ghi nhận khi Công ty được quyền nhận cổ tức
hoặc lợi nhuận từ việc góp vốn. Riêng cổ tức nhận bằng cổ phiếu không ghi
nhận vào thu nhập mà chỉ theo dõi số lượng tăng thêm.
 Nợ phải trả tài chính
Nợ phải trả tài chính của Công ty gồm các khoản phải trả người bán, vay và nợ,
các khoản phải trả khác.
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, các khoản nợ phải trả tài chính được ghi nhận
ban đầu theo giá trị gốc trừ các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến nợ phải
trả tài chính đó.
 Bù trừ các công cụ tài chính
Các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính chỉ được bù trừ với nhau và trình
bày giá trị thuần trên Bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi Công ty:

• Có quyền hợp pháp để bù trừ giá trị đã được ghi nhận; và
• Có dự định thanh toán trên cơ sở thuần hoặc ghi nhận tài sản và thanh toán nợ
phải trả cùng một thời điểm.
1.2. Phân tích tình hình chính của Công ty
1.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Bảng 1: Cơ cấu của các khoản mục tài sản trong tổng tài sản
CHỈ TIÊU
2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 763,557,920,870 74.36 764,646,028,043 76.32 1,011,887,870,612 82.77
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
103,697,565,833 10.10 200,552,722,363 20.02 406,466,089,611 33.25
1. Tiền 50,697,565,833 4.94 79,252,722,363 7.91 74,666,089,611 6.11
2. Các khoản tương đương tiền 53,000,000,000 5.16 121,300,000,000 12.11 331,800,000,000 27.14
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 66,772,175,566 6.50 97,997,691,591 9.78 104,466,811,297 8.54
1. Phải thu khách hàng 55,778,379,433 5.43 96,501,964,246 9.63 98,526,145,641 8.06
2. Trả trước cho người bán 473,748,000 0.05 500,248,000 0.05 1,478,547,828 0.12
5. Các khoản phải thu khác 10,520,048,133 1.02 995,479,345 0.10 4,462,117,828 0.36
IV. Hàng tồn kho 573,917,640,748 55.89 459,728,420,211 45.89 479,769,402,418 39.24
V. Tài sản ngắn hạn khác 19,170,538,723 1.87 6,367,193,878 0.64 21,185,567,286 1.73
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 453,150,008 0.04 565,466,219 0.06 543,240,794 0.04
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 10,437,237,110 1.02 5,771,021,405 0.58 20,627,620,238 1.69
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà
nước
8,250,151,605 0.80
5. Tài sản ngắn hạn khác 30,000,000 0.00 30,706,254 0.00 14,706,254 0.00
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 263,247,924,883 25.64 237,225,104,832 23.68 210,700,709,156 17.23
II. Tài sản cố định 260,918,580,915 25.41 234,438,581,321 23.40 208,033,006,102 17.02

1. Tài sản cố định hữu hình 217,495,228,587 21.18 209,176,752,535 20.88 179,850,208,042 14.71
3. Tài sản cố định vô hình 26,427,525,203 2.57 25,148,192,423 2.51 21,073,165,157 1.72
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 16,995,827,125 1.66 113,636,363 0.01 7,109,632,903 0.58
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
1,248,000,000 0.12 1,824,000,000 0.18 1,824,000,000 0.15
V. Tài sản dài hạn khác 1,081,343,968 0.11 962,523,511 0.10 843,703,054 0.07
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,026,805,845,753 100.00 1,001,871,132,875 100.00 1,222,588,579,768 100.00
Bảng 2: Biến động của các khoản mục tài sản
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012/2011
+/-
%
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 763,557,920,870 764,646,028,043 1,011,887,870,612 1,088,107,173 0.14 247,241,842,569
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 103,697,565,833 200,552,722,363 406,466,089,611 96,855,156,530 93.40 205,913,367,248
1. Tiền 50,697,565,833 79,252,722,363 74,666,089,611 28,555,156,530 56.32
2. Các khoản tương đương tiền 53,000,000,000 121,300,000,000 331,800,000,000 68,300,000,000 128.87 210,500,000,000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 66,772,175,566 97,997,691,591 104,466,811,297 31,225,516,025 46.76
1. Phải thu khách hàng 55,778,379,433 96,501,964,246 98,526,145,641 40,723,584,813 73.01
2. Trả trước cho người bán 473,748,000 500,248,000 1,478,547,828 26,500,000 5.59
5. Các khoản phải thu khác 10,520,048,133 995,479,345 4,462,117,828 -9,524,568,788 -90.54
IV. Hàng tồn kho 573,917,640,748 459,728,420,211 479,769,402,418 -114,189,220,537 -19.90
V. Tài sản ngắn hạn khác 19,170,538,723 6,367,193,878 21,185,567,286 -12,803,344,845 -66.79
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 453,150,008 565,466,219 543,240,794 112,316,211 24.79
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 10,437,237,110 5,771,021,405 20,627,620,238 -4,666,215,705 -44.71
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà
nước 8,250,151,605 -8,250,151,605 -100.00
5. Tài sản ngắn hạn khác 30,000,000 30,706,254 14,706,254 706,254 2.35
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 263,247,924,883 237,225,104,832 210,700,709,156 -26,022,820,051 -9.89 -26,524,395,676
II. Tài sản cố định 260,918,580,915 234,438,581,321 208,033,006,102 -26,479,999,594 -10.15 -26,405,575,219

1. Tài sản cố định hữu hình 217,495,228,587 209,176,752,535 179,850,208,042 -8,318,476,052 -3.82 -29,326,544,493
3. Tài sản cố định vô hình 26,427,525,203 25,148,192,423 21,073,165,157 -1,279,332,780 -4.84
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 16,995,827,125 113,636,363 7,109,632,903 -16,882,190,762 -99.33
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 1,248,000,000 1,824,000,000 1,824,000,000 576,000,000 46.15
V. Tài sản dài hạn khác 1,081,343,968 962,523,511 843,703,054 -118,820,457 -10.99
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,026,805,845,753 1,001,871,132,875 1,222,588,579,768 -24,934,712,860 -2.43 220,717,446,893
Biểu đồ 1: Biến động tài sản
 Nhận xét:
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Năm 2011
chiếm 763,557,920,870 đồng trong tổng số 1,026,805,845,753 đồng, chiếm
74.36% trong cơ cấu tổng tài sản. Năm 2012, tài sản ngắn hạn của Công ty tăng lên
là 764,646,028,043 đồng tương ứng với tỷ trọng là 76.32%, tăng so với năm 2011
là 1,088,107,173 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 0.14%. Năm 2013, tài sản ngắn
hạn tăng mạnh, tổng giá trị tài sản ngắn hạn là 1,011,887,870,612 đồng, chiếm
76.32% trong cơ cấu tổng tài sản. So với năm 2012, tài sản ngắn hạn tăng
247,241,842,569 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 32.33%.
Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản của Công ty. Năm 2011
chiếm 263,247,924,883 đồng, chiếm 25.64% trong cơ cấu tổng tài sản. Năm 2012,
tài sản dài hạn giảm còn 237,225,104,832 đồng, tương ứng với tỷ trọng là 23.68%,
giảm so với năm 2011 là 26,022,820,051 đồng tương ứng với tốc độ giảm 9.89%.
Năm 2013, tài sản dài hạn của Công ty tiếp tục giảm, tổng giá trị tài sản dài hạn là
210,700,709,156 đồng, chiếm 17.23% trong cơ cấu tổng tài sản, giảm so với năm
2012 là 26,524,395,676 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 11.18%.
Do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất – chế biến nên tỷ trọng tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn như vậy là chưa hợp lý, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá
cao trong cơ cấu tổng tài sản. Nhìn chung qua 3 năm, tài sản ngắn hạn có xu hướng
tăng còn tài sản dài hạn có xu hướng giảm xuống. Tài sản ngắn hạn tăng thì tính
thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tốt lên,
tuy nhiên tài sản dài hạn lại giảm xuống là dấu hiệu không tốt, tài sản dài hạn là đại

diện cho sức sản xuất của Công ty, tài sản dài hạn giảm thì sức sản xuất của Công
ty giảm, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành giảm theo, doanh
thu giảm sút, lợi nhuận thấp làm giảm sức hút với các nhà đầu tư. Do đó Công ty
nên điều chỉnh cơ cấu tài sản cho phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản, khả năng
thanh toán nợ và sức sản xuất của Công ty.
1.2.1.1. Phân tích tài sản ngắn hạn

×