Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khảo sát đáp ứng miễn dịch tạo thành khi chủng ngừa vaccine h5n1 ở vịt VGV super m nuôi tại trại vịt giống VIGOVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.55 KB, 11 trang )



KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TẠO THÀNH KHI CHỦNG NGỪA VACCINE
H
5
N
1
Ở VỊT VGV SUPER-M NUÔI TẠI TRẠI VỊT GIỐNG VIGOVA
Nguyễn Ngọc Huân, Hoàng Văn Hải,
1
Hồ Văn Hoàng
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao TBKT Chăn nuôi Tp. HCM
Công ty Thuốc thú y TW (Navetco)
Tóm tắt
Đã sử dụng vaccine cúm gia cầm vô hoạt subtype H5N1 chủng RE-1 chứa virus cúm gia cầm
A/Harbine/Re-1/2003 (H5N1) trong chất bổ trợ là nhũ dầu do Công ty Phát triển Công nghệ Sinh học HARBINE
WEIKE để tiêm theo 2 cách (dưới da cổ và cơ ngực), ở các liều khác nhau (1,0; 1,3 và 1,5ml/con) và khảo sát kháng
thể tạo thành ở vịt giống VGV Super-M nuôi tại Trại vịt giống Vigova từ tháng 4/2008 đến tháng 6/2010, kết quả
cho thấy (i) Tiêm dưới da cổ cho hàm lượng kháng thể cao hơn so với tiêm cơ ngực, (ii) Liều tiêm nên là 1,3 hoặc
1,5ml/con, (iii) Vaccine sử dụng có tác dụng bảo hộ tốt đối với cúm gia cầm, (iv) Lịch tiêm các mũi 1; 2 và 3 là lúc
14; 28 và trước 150 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại sau mỗi 4 tháng cho kết quả bảo hộ tốt đối với cúm gia cầm.
1. Đặt vấn đề
Trong số các bệnh ở vịt, cúm gia cầm là bệnh quan trọng gây nhiều thiệt hại cho người
chăn nuôi. Cúm gia cầm do chủng virus độc lực cao (High Pathogenicity Avian Influenza-HPAI)
gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan mạnh không chỉ ở vịt mà cả gà và các loài gia cầm khác.
Thiệt hại do cúm gia cầm gây ra là rất lớn. Chỉ riêng số vịt chết và tiêu hủy trong đợt dịch thứ 2 (từ
tháng 4/2004 đến tháng 2/2005) là 531.103 con
[2]
. Vịt được quy là vật chứa tiềm tàng mầm bệnh cúm
gia cầm.
FAO cho rằng, cần thiết áp dụng biện pháp tổng hợp để phòng chống cúm ở gia cầm, trong


đó có tiêu hủy ổ dịch, thực hiện an toàn sinh học, vệ sinh sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên,
thật khó loại trừ chúng. Vì vậy, FAO khuyến cáo sử dụng vaccine như là một biện pháp cần thiết
[4]
.
Ở nước ta, trong số nhiều biện pháp phòng cúm gia cầm ở vịt, sử dụng vaccine là bắt buộc
[1]
.Vaccine
sử dụng tiêm chủng là vaccine cúm gia cầm vô hoạt subtype H5N1 chủng RE-1 chứa virus cúm
gia cầm A/Harbine/Re-1/2003 (H5N1) trong chất bổ trợ là nhũ dầu do Công ty Phát triển Công
nghệ Sinh học HARBINE WEIKE (Trung Quốc sản xuất) và Navetco phân phối
[3]
.
Nhiều nghiên cứu ở nước ta về sử dụng vaccine H5N1 cho vịt: Vũ Thị Mỹ Hạnh và Tô
Long Thành (2008) nghiên cứu kiểm nghiệm vaccine H5N1 của Trung Quốc trong giai đoạn
2006-2007
[8]
; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Ctv (2008) nghiên cứu đáp ứng miễn dịch ở vịt nuôi
tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên khi tiêm vaccine H5N1 của Trung Quốc
[6]
; Nguyễn Thị
Liên Hương và Nguyễn Thị Nga nghiên cứu hàm lượng kháng thể và độ dài miễn dịch ở vịt
Super-M nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương khi tiêm vaccine H5N1
[5]
.
Theo hướng dẫn của Nhà phân phối (dịch từ Hướng dẫn của Nhà sản xuất)
[3]
, lịch chủng
ngừa cho vịt như sau:
Lần chủng thứ
Lúc (tuần tuổi)

Vị trí tiêm
Liều vaccine (ml)/vịt
1
2 đến 5
Cổ hoặc bắp
0.5
2
Sau lần 1: 4-5 tuần
1


3
Trước khi đẻ (khoảng 20-
22 tuần tuổi)
1
Các lần khác
Tái chủng sau mỗi 6 tháng
1

Tuy nhiên, sau này, Cục thú y hướng dẫn tiêm nhắc lại sau mỗi 4 tháng.
Do tiêm dưới da cổ thường để lại khối u khó tan, nên Trại vịt giống Vigova áp dụng
phương pháp tiêm cơ ngực. Thực tế, đáp ứng kháng thể hình thành ở các đàn vịt Super-M mà
chúng tôi cùng Trung tâm Thú y vùng VI theo dõi trước đây là không đều và tỷ lệ bảo hộ chưa
cao. Có ý kiến cho rằng khối lượng vịt Super-M là lớn so với các giống vịt địa phương có thể
ảnh hưởng đến kết quả miễn dịch; hoặc do liều vaccine, vị trí tiêm chưa hợp lý.
Xuất phát từ vấn đề trên, đồng thời được hỗ trợ bởi đề tài “Nghiên cứu chọn lọc một số
dòng vịt có giá trị kinh tế cao” do PGS-TS Hoàng Văn Tiệu chủ trì, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Khảo sát đáp ứng miễn dịch tạo thành khi chủng ngừa vaccine H5N1 ở vịt VGV
Super-M nuôi tại Trại vịt giống Vigova”.
Mục đích là khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch hình thành khi chủng ngừa vaccine

H5N1; mục tiêu là đề xuất lịch tiêm chủng hiệu quả, nhằm giữ cho đàn vịt giống an toàn với
virus cúm gia cầm A.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Hàm lượng kháng thể hình thành qua cách tiêm dưới da và tiêm bắp
- Hàm lượng kháng thể hình thành ở các liều tiêm vaccine
- Kết quả công cường độc
- Hàm lượng kháng thể thụ động ở vịt con
- Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 1
- Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 2
- Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 3
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu sử dụng nghiên cứu
- Vaccine H5N1: vaccine cúm gia cầm vô hoạt subtype H5N1 chủng RE-1 chứa virus
cúm gia cầm A/Harbine/Re-1/2003 (H5N1) trong chất bổ trợ là nhũ dầu do Công ty Phát triển
Công nghệ Sinh học HARBINE WEIKE (Trung Quốc sản xuất)
- Vịt VGV Super-M ông bà (vịt con (từ 0-8 tuần tuổi), vịt hậu bị (từ 8-22 tuần tuổi), vịt
đẻ (từ 24 đến 60 tuần tuổi)
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Trại Vịt giống Vigova (xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) và Công ty
Navetco (số 29 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận I, TP Hồ Chí Minh)
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4/2008 đến tháng 6/2010


2.2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Lấy mẫu (mỗi lô lấy 10-15 mẫu) máu cánh vịt xét nghiệm, gửi mẫu (theo phương pháp
thường quy);
- Phương pháp HA-HI, 04 HAU kháng nguyên H5N1, hồng cầu gà 0,5% (theo phương
pháp thường quy, tiến hành tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú Y Tp Hồ
Chí Minh);

- Phương pháp tiêm vaccine (Tiêm dưới da cổ, tiêm cơ ngực)
- Công cường độc: Tại Công ty thuốc thú y Navetco
- Phân lô bố trí thí nghiệm:
Đối với nội dung thứ 1
Chia vịt thành 2 lô: Một lô thử nghiệm chích vaccine dưới da cổ, một lô chích ngực. Liều
tiêm vaccine là 1,3ml. Sau khi tiêm mũi thứ 2 được 14; 30 và 60 ngày, tiến hành lấy mẫu huyết
thanh để kiểm tra hàm lượng kháng thể tạo thành.
Đối với nội dung 2
Sử dụng liều tiêm lần thứ nhất là 0,5ml cho vịt con 14 ngày tuổi, sau đó ở các các lần
tiêm thứ 2, thứ 3 sử dụng 3 liều khác nhau (mỗi lô áp dụng 1 liều vaccine, tổng cộng 3 lô vịt) là
1,0 ; 1,3 và 1,5 ml vaccine để xác định liều tiêm phù hợp. Sau khi tiêm mũi thứ 2, tiến hành lấy
mẫu huyết thanh để kiểm tra hàm lượng kháng thể tạo thành tại các ngày (tính từ ngày tiêm mũi
thứ 2) 14; 30; 60; 90 và 120
Đối với nội dung 3
Để công cường độc chọn các vịt đã chích vaccine mũi 2 được 30 ngày và kiểm tra hàm
lượng kháng thể trước khi cường độc. Sau đó chọn 4 nhóm vịt có hàm lượng kháng thể tương
ứng (log2) là 3; 4; 5; và 6 và nhóm đối chứng không tiêm vaccine có hàm lượng kháng thể là 0.
Sau khi công cường độc, theo dõi vịt chết trong vòng 1 tuần. Thí nghiệm thực hiện tại Trung tâm
Nghiên cứu Thú y thuộc Công ty Thuốc Thú y TW (Công ty Navetco) số 29 Nguyễn Đình
Chiểu, phường Đa Kao, quận I, TP Hồ Chí Minh.
2.2.5. Các chỉ tiêu theo dõi
- Hàm lượng kháng thể trong các bảng kết quả là log2 của độ pha loãng huyết thanh (là
X±SD).
- Tỷ lệ bảo hộ: là tỷ lệ phần trăm (%) số vịt có hàm lượng kháng thể (log) ≥4 so tổng số
vịt tiêm.
- Hệ số biến dị (CV): là tỷ lệ SD chia cho số quân bình, tính bằng % (CV=[SD:X]*100).
2.2.6. Xử lý thống kê
Sử dụng phần mềm MS Office 2003.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hàm lượng kháng thể hình thành qua cách tiêm dưới da và tiêm bắp



So sánh hàm lượng kháng thể tạo thành qua 2 cách tiêm vaccine khác nhau là dưới da cổ
và cơ ngực, kết quả như bảng 1.


Bảng 1. Hàm lượng kháng thể hình thành qua cách tiêm dưới da và tiêm bắp
Thời điểm lấy máu
kiểm tra sau khi
tiêm mũi thứ 2
Chỉ số
Vị trí tiêm
P
Dưới da cổ
(n=15)
Cơ ngực
(n=15)
14 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
5,8
a
±1,03
2,4
b
±3,10
0,001
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
40


30 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
5,86
a
±0,92
2,4
b
±2,97
0,001
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
40

60 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
4,87
a
±1,55
2,33
b
±2,81
0,001
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
40

Các số trong cùng hàng ngang mang chữ cái khác nhau thì sai khác ở mức thống kê.

Rõ ràng, tiêm bắp ngực sự hình thành kháng thể không đều: Chỉ có 40% vịt có mức bảo
hộ cho phép, độ đồng đều rất thấp biểu hiện qua hệ số biến dị CV rất lớn.

Từ thực tế của Trại vịt giống Vigova thời gian trước đây cho thấy, các kết quả kiểm tra hàm
lượng kháng thể do Trung tâm Thú y vùng VI thực hiện đều rất thấp và không đồng đều: Tỷ lệ
bảo hộ chỉ dao động 38 đến 47%.
Như vậy, phương pháp tiêm vaccine H5N1 dưới da cổ cho kết quả tạo miễn dịch tốt hơn
(P<0,001) so với tiêm cơ ngực.
3.2. Hàm lượng kháng thể hình thành ở các liều tiêm vaccine
Trừ liều tiêm mũi thứ nhất là 0,5ml, đã sử dụng các liều tiêm khác nhau (1,0; 1,3; và
1,5ml) cho các lần tiêm tiếp theo. Kết quả hàm lượng kháng thể tạo thành như bảng 2.
Bảng 2. Hàm lượng kháng thể hình thành ở các liều tiêm vaccine khác nhau
Thời điểm
lấy máu sau
mũi thứ 2
Chỉ số
Liều vaccine (ml/vịt)
P
1,0
(n=10)
1,3
(n=10)
1,5
(n=10)
14 ngày
Hàm lượng kháng thể
(log2) (X±SD)
5,60
(b)
±1,38

6,10
(a)

±1,43

6,10
(a)
±0,54

0,48
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
100
100

30 ngày
Hàm lượng kháng thể
(log2) (X±SD)
5,50
(b)
±1,61

6,10
(a)
±1,56

6,10
(a)
±1,88

0,55
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100

100
100

60 ngày
Hàm lượng kháng thể
(log2) (X±SD)
4,45
(b)
±0,49

5,20
(a)
±0,32

5,50
(a)
±0,67

0,14
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
100
100

90 ngày
Hàm lượng kháng thể
(log2) (X±SD)
4,10
(a)
±1,07


4,60
(a)
±0,49

4,70
(a)
±0,90

0,16
Tỷ lệ (%) bảo hộ
90
100
100



Các số trong cùng hàng ngang mang chữ cái khác nhau thì sai khác ở mức thống kê.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Công ty Phát triển Công nghệ Sinh học HARBINE
WEIKE (Trung Quốc), liều vaccine tiêm mũi 1 cho vịt con 14 ngày tuổi là 0,5 ml và các lần tiêm
tiếp theo là 1ml.
Kết quả bảng 1 cho thấy, hàm lượng kháng thể hình thành khi tiêm liều 1ml (tại các ngày
14; 30; 60 và 90 sau khi tiêm mũi thứ 2 tương ứng là 5,60; 5,50; 4,45 và 4,10) thấp hơn so với
tiêm liều 1,3 (các số tương ứng là 6,10; 6,10; 5,20; 4,60 và 4,10) hoặc 1,5ml (các số tương ứng là
6,10; 6,10 ; 5,50 và 4,70). Tuy nhiên, sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P tương ứng là
0,48; 0,55; 0,14 và 0,16).
Mặt khác, khi tiêm liều 1ml/con, thì sau khi tiêm 3 tháng, tỷ lệ bảo hộ còn 90%.
Kết quả hàm lượng kháng thể ở liều tiêm 1ml/con thấp hơn so với liều 1,3 và 1,5ml/con
cũng tương tự như của các tác giả Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn Thị Nga (2008) đã công

bố và có thể được giải thích là do vịt VGV Super-M có trọng lượng cơ thể tương đối lớn (3,2-
3,6kg/vịt, nếu so với các giống vịt nhẹ cân khác chỉ 1,1 kg ở vịt Triết Giang, hoặc 1,6-1,8 kg/vịt
Tàu Rằn). Trong bản hướng dẫn, nhà sản xuất (Công ty Harbine Weike, Trung Quốc) và nhà
phân phối (Navetco) chỉ định liều tiêm chung cho tất cả các giống vịt, không phân biệt vịt hướng
thịt (trong đó có Siêu thịt) với vịt hướng trứng.
Theo quy định của Cục Thú y, ngưỡng được coi là có khả năng bảo hộ là ≥4. Do vậy,
liều tiêm đề xuất là 1,3 hoặc 1,5ml cho các mũi thứ 2 trở đi.
Trong các nội dung tiếp theo, chúng tôi sử dụng liều tiêm cho vịt con lúc 14 ngày tuổi là
0,5ml và các liều sau đó là 1,3ml
3.3. Kết quả công cường độc
Để khảo sát khả năng bảo hộ của vaccine cúm gia cầm H5N1 do Trung Quốc sản xuất, đã
tiến hành công cường độc như nói ở phần Phương pháp nghiên cứu. Kết quả như bảng 3.
Bảng 3. Kết quả công cường độc
Nhóm vịt có hàm lượng kháng thể (log2)
Số cường độc
Số vịt sống
Tỷ lệ (%)
3
3
1
33,33
4
3
3
100
5
3
3
100
6

3
3
100
0 (Không tiêm vaccine)
3
0
0

Như vậy, tất cả vịt thuộc nhóm có hàm lượng kháng thể log2≥4 đều sống sót sau khi thử
công cường độc. Nhóm vịt có hàm lượng kháng thể log2 là 3, chỉ có 1 con sống sót qua 1 tuần
theo dõi. Tất cả vịt đối chứng (không tiêm vaccine) đều chết trong vòng 1 tuần theo dõi, với bệnh
tích điển hình của bệnh cúm gia cầm là xuất huyết tràn lan ở nội tạng (nhất là ở nội và ngoại mạc


tim, ở phổi, khí quản, xuất huyết nhẹ ở dạ dày tuyến và ruột, một số con chảy nước mũi lẫn
máu); mỏ và chân nhăn nheo, tím tái.
Từ kết quả này, thấy rằng vaccine H5N1 có tác dụng bảo hộ vịt khỏi bệnh cúm gia cầm ở
những vịt có ngưỡng kháng thể log2≥4 phù hợp các tài liệu hiện nay
[8]
.
3.4. Hàm lượng kháng thể thụ động ở vịt con
Sau khi tiêm vaccine lần 3 được 2 tháng, từ đàn mẹ có kháng thể bình quân là 5,3 tiến
hành lấy trứng giống ấp nở. Kết quả biến động kháng thể mẹ truyền ở vịt con như bảng 4.

Bảng 4. Hàm lượng kháng thể thụ động ở vịt con
Ngày tuổi
n
Hàm lượng kháng thể
CV (%)
P

1
15
3,67
(a)
±0,81

22,08

0,001
7
15
1,80
(b)
±1,46
80,95
14
15
0,87
(c)
±0,41
47,25
21
15
0,07
(d)
±0,07
100
Các số trong cùng hàng dọc mang chữ cái khác nhau thì sai khác ở mức thống kê

Như vậy, kháng thể mẹ truyền theo trứng cho vịt con là tốt. Tuy nhiên, hàm lượng kháng

thể giảm rất nhanh, lúc 7 ngày tuổi còn 1,80 log2, đến lúc 21 ngày tuổi chỉ còn 1 mẫu có kháng
thể ở mức thấp (1 log2). Độ phân tán rất cao, chứng tỏ hàm lượng kháng thể không đồng đều.
Các kết quả này tương đương như nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn
Thị Nga (2008) trên vịt Super-M nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.
Để đáp ứng yêu cầu chăn thả sớm theo tập quán nuôi vịt, cần tổ chức tiêm phòng sớm
cho vịt con. Tuy nhiên, khi này vịt còn quá nhỏ, mặt khác, vaccine H5N1 đang dùng chất lượng
có thể chưa được như vaccine H5N2 của Hà Lan, việc tiêm sớm có thể gây ra những tác động
phụ ngoài mong muốn (để lại khối u ở vị trí tiêm, vịt bỏ ăn,…), cần được nghiên cứu thêm. Qua
theo dõi ở ngoài sản xuất, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng chế độ tiêm sớm ở những nơi công
tác an toàn sinh học không đảm bảo, hoặc những nơi bị ổ dịch đe doạ. Những cơ sơ chăn nuôi
đảm bảo an toàn sinh học và không có dịch bệnh vùng xung quanh vẫn áp dụng chế độ tiêm mũi
thứ nhất lúc 14 ngày tuổi như Cục Thú y khuyến cáo.
3.5. Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 1
Lúc 14 ngày tuổi, tiến hành tiêm vaccine H5N1 mũi thứ nhất. Vào các ngày 7; 14; 21 và
28 sao khi tiêm, tiến hành lấy mẫu máu kiểm tra hàm lượng kháng thể. Kết quả đáp ứng kháng
thể cúm gia cầm như bảng 5.
Bảng 5. Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 1
Sau khi tiêm lần
n
Hàm lượng kháng thể
CV (%)
P


1 tại ngày thứ
7
10
0,60
(a)
±0,27


44,44

0,001
14
10
1,70
(b)
±0,46
26,80
21
10
1,50
(b)
±0,50
33,33
28
10
0,80
(c)
±0,40
50,00
Các số trong cùng hàng dọc mang chữ cái khác nhau thì sai khác ở mức thống kê.

So với kết quả của Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Ctv (2008) tiến hành ở Trung tâm Nghiên
cứu Vịt Đại Xuyên
[6]
thì hiệu giá kháng thể khi tiêm mũi 1 của chúng tôi rất thấp. Tuy nhiên, so
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn Thị Nga (2008)
[5]

, kết quả của
chúng tôi tương tự: Đáp ứng kháng thể tạo thành, nhưng rất thấp, dưới ngưỡng bảo hộ. Vì vậy
cần tiến hành tiêm lần 2.
Trong thực tế, nhiều đàn vịt chỉ tiêm 1 mũi rồi cho chạy đồng. Do hàm lượng kháng thể
chưa đủ ngưỡng bảo hộ vì vậy rất dễ nhiễm virus cúm gia cầm, đặc biệt khi chăn thả tại những
vùng có mầm bệnh độc lực cao và mật độ virus lớn.
3.6. Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 2
Do hàm lượng kháng thể sau khi tiêm lần 1 rất thấp, đã tiến hành tiêm vaccine H5N1 lần
2 sau lần 1 là 14 ngày, (khác với hướng dẫn của nhà sản xuất). Kết quả khảo sát đáp ứng miễn
dịch hình thành sau khi tiêm lần 2 như bảng 6
Bảng 6. Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 2 (n=15)
Thời điểm lấy máu kiểm tra sau khi
tiêm mũi thứ 2 (ngày)
Chỉ số
Kết quả
(X±SD)
7
Hàm lượng kháng thể
2,40±0,54

CV (%)
22,62
Tỷ lệ (%) bảo hộ
0
30
Hàm lượng kháng thể
6,13±1,69
CV (%)
27,63
Tỷ lệ (%) bảo hộ

100
60
Hàm lượng kháng thể
5,27±1,21

CV (%)
22,96
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
90
Hàm lượng kháng thể
4,53±0,55

CV (%)
12,18
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
120
Hàm lượng kháng thể
4,13±1,27

CV (%)
30,64
Tỷ lệ (%) bảo hộ
80,00
150
Hàm lượng kháng thể
2,80±1,60




CV (%)
57,14
Tỷ lệ (%) bảo hộ
26,67

Kết quả Bảng 6 cho thấy, đáp ứng kháng thể hình thành sau khi tiêm lần 2 là rất tốt, tuy
độ đồng đều chưa cao (CV dao động từ 12,18% đến 57,14%). Kết quả này cũng tương tự như
Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn Thị Nga (2008)
[5]
đã công bố. Tuy nhiên, tại thời điểm 120
ngày, hàm lượng kháng thể bắt đầu giảm, hàm lượng kháng thể quân bình vẫn ở mức cho phép,
nhưng số vịt có mức kháng thể bảo hộ giảm còn 80%.
Vì vậy, trước khi vịt vào đẻ (tốt nhất là lúc 5-5,5 tháng) cần tiêm nhắc lại lần 3 để bảo hộ
cho vịt đẻ.
3.7. Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 3
Trước khi vịt vào đẻ khoảng 1 tháng (tức là vào lúc vịt 20-21 tuần tuổi), cần tiến hành
tiêm vaccine H5N1 lần 3. Trong báo cáo này, chúng tôi tiêm lần 3 lúc vịt 21 tuần tuổi.
Kết quả đáp ứng miễn dịch hình thành sau lần tiêm này như bảng 7.
Bảng 7. Hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine lần 3 (n=15)
Thời điểm lấy máu kiểm
tra sau mũi thứ 2
Chỉ số

Kết quả
(X±SD)
30 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
5,00±0,44
CV (%)

8,80
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
60 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
4,70±0,68

CV (%)
14,46
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
90 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
4,50±0,84

CV (%)
18,67
Tỷ lệ (%) bảo hộ
100
120 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
4.10±0,40

CV (%)
9,75
Tỷ lệ (%) bảo hộ
53,33
150 ngày
Hàm lượng kháng thể (log2) (X±SD)
3,10±0,99


CV (%)
31,63
Tỷ lệ (%) bảo hộ
0

Kết quả bảng 7 cho thấy, hàm lượng kháng thể sau khi tiêm lần 3 là tốt có thể bảo hộ cho
vịt trong khoảng thời gian 4 tháng. Tuy nhiên, độ phân tán cao (từ 8,89% lúc 30 ngày sau khi
tiêm mũi 3 và 31.63% lúc 150 ngày sau khi tiêm mũi 3)


Do thời gian khai thác vịt đẻ là trên 40 tuần đẻ (hơn 10 tháng), trong khi thời gian miễn
dịch có khả năng bảo hộ chỉ 4 tháng, vì vậy cần tiêm nhắc lại lần 4.
Thảo luận thêm: Qua các trình bày trên, tham khảo các nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thúy Nghĩa và Ctv (2008) [theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm mũi
1 thì 10% vịt không có kháng thể, 20% có nhưng dưới mức bảo hộ; trong số 70% số vịt có kháng
thể ở mức bảo hộ thì hàm lượng kháng thể cũng không đều: 20% log2=4; 20%log2=5;
13%log2=6 và 7; 3%log2=8], nhận thấy rằng, sự hình thành đáp ứng kháng thể ở vịt khi tiêm
vaccine H5N1 là không đồng đều biểu hiện qua hệ số biến dị (CV) tương đối lớn. Nguyên nhân
là do vaccine hay do vịt ? là vấn đề cần được trao đổi thêm.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Vaccine H5N1 chủng RE-1 chứa virus cúm gia cầm A/Harbine/Re-1/2003 (H5N1)
trong chất bổ trợ là nhũ dầu do Công ty Phát triển Công nghệ Sinh học HARBINE WEIKE có
khả năng bảo hộ cho đàn vịt VGV Super-M với liều tiêm 0,5ml/con ở vịt con và 1,3ml/con ở vịt
lớn.
- Tiêm dưới da cổ cho kết quả hình thành kháng thể cao hơn (P<0,001) so với phương
pháp tiêm cơ ngực.
- Lịch tiêm vaccine H5N1 ở vịt VGV Super-M các mũi 1; 2 và 3 vào lúc 14; 28 và trước
150 ngày tuổi.

- Thời gian miễn dịch có khả năng bảo hộ kéo dài là 4 tháng, do vậy, cần thực hiện tiêm
nhắc lại sau mỗi 4 tháng để duy trì hàm lượng kháng thể ở mức bảo hộ cần thiết.
4.2. Tồn tại
Một số vấn đề về tiêm trước 14 ngày tuổi cho vịt chăn thả để có thể đuổi đồng sớm (ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 15-21 ngày tuổi là bắt đầu cho chạy đồng), tác động phụ
của tiêm vaccine đến vịt con và vịt đẻ (để lại khối u rất khó tiêu, giảm tỷ lệ đẻ ) là những vấn đề
cần được nghiên cứu thấu đáo hơn và tìm biện pháp khắc phục nếu vẫn tiếp tục sử dụng loại
vaccine này.
4.3 Đề nghị
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu ở quy mô rộng hơn, cho đối tượng vịt lai, vịt hướng
trứng, vịt nuôi theo phương thức chạy đồng nhằm phục vụ cho công tác quản lý toàn bộ ngành
chăn nuôi vịt, trước hết là quản lý về thú y tiêm phòng cúm gia cầm ở vịt.
- Đề nghị áp dụng ở vịt siêu thịt (VGV Super-M) (a) lịch tiêm phòng các mũi 1; 2; 3 là
vào các ngày tuổi 14; 28 và trước 150. Sau đó tiêm nhắc lại sau mỗi 4 tháng; (b) Vị trí tiêm
vaccine là dưới da cổ; (c) Liều tiêm mũi thứ nhất là 0,5ml/con, các liều tiếp theo là 1,3ml/con.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp & PTNT. Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc
lực cao H5N1, Hà Nội, 2005


2. Bui Quang Anh. Country Report on Second FAO/OIE Regional Meeting on Avian Influenza Control in
Asia, Hochiminh City, Vietnam, 23 - 25 February 2005
3. Hướng dẫn sử dụng vaccine H5N1 (tài liệu của Cty Navetco), 2007
4. FAO Recommendations on the Prevention, Control and Eradication of Highly Pathogenic Avian Influenza
(HPAI) in Asia (proposed with the support of the OIE). Sep., 2004
5. Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn Thị Nga. Xác định hàm lượng kháng thể và độ dài miễn dịch sau khi
sử dụng vaccine cúm gia cầm và dịch tả vịt. Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi năm
2009.
6. Nghuyễn Thị Thúy Nghĩa và CTV. Đánh giá đáp ứng miễn dịch của vịt, ngan được tiêm vaccine H5N1 và
H5N9 tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi

năm 2009.
7. To Long Thanh. Mass vaccination in controlling H5N1-HPAI in Vietnam. Report on the Conference held
in Rome, Italy, 20-22
nd
March, 2007
8. V ũ Thị Mỹ Hạnh và Tô Long Thành (2008). Kiểm nghiệm vaccine cúm gia cầm H5N1 của Trung Quốc sử
dụng trong giai đoạn 2006-2007. T/c Khoa học kỹ thuật Thú y, số XV (4) - 2008


×