Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu về tuổi đẻ lần đầu, khối lượng, sản lượng và chất lượng sữa của đàn bò sữa lai HF trong đàn giống hạt nhân tại ba vì và vùng ven

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.85 KB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TUỔI ĐẺ LẦN ĐẦU,KHỐI
LƯỢNG, SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA LAI
HOLSTEIN FRIESIAN (HF) TRONG ĐÀN GIỐNG HẠT NHÂN TẠI BA VÌ
VÀ VÙNG VEN
Tăng Xuân Lưu, Trần Thị Loan ,
1
Trần Đức Tĩnh,
2
Nguyễn Văn Đức
2
Phạm Văn Giới, Phùng Quang Trường
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng Cỏ Ba Vì;
1
Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì;
2
Viện Chăn Nuôi
TÓM TẮT


Đàn bò lai hướng sữa hạt nhân, đàn nhân giống và đàn sản xuất tại Ba Vì và
vùng ven:
TĐLĐ 31,10±2,58 tháng; SLS toàn đàn 4.169,57±14,97 kg/chu kỳ; đàn hạt nhân là
5.633,97 kg; đàn nhân giống 4.421,25 kg; đàn sản xuất 3.673,50 kg; KL cơ thể trung bình
của tháp giống là 410,79±0,76kg. SLS qua các năm được tăng lên từ 3.969,23 kg/chu kì
năm 2006 lên 4.394,13 kg/chu kì năm 2010. SLS tăng lên từ lứa 1(3.402,2 kg/chu kì) lên ứa
4 (4.353,2 kg/chu kì), lứa 5 trở đi chỉ đạt 4.332,4 kg/chu kì.
SLS của nhóm 3/4HF 4149,7kg/chu kỳ, đàn 7/8HF 4.190,5 kg/chu kì. SLS 3 chu kì
đầu của đàn mẹ là 4.081,1 và đàn con là 4.100,7 kg/chu kì. Hệ số di truyền về các tính trạng:
TĐLĐ 0,37±0,09, SLS 0,33±0,10 và TLMS 0,34±0,08 ; Mối tương quan di truyền giữa các
tính trạng đều thấp: TĐLĐ và SLS là 0,08±0,07; TĐLĐ và TLMS là 0,06±0,04. Hệ số tương
quan di truyền giữa tính trạng SLS và TLMS rất chặt chẽ, nhưng ngược chiều nhau -


0,92±0,08.
1.
Đặt vấn đề
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của cộng đồng, đặc
biệt các sản phẩm về sữa ngày càng cao. Do vậy, phát triển ngành chăn nuôi bò sữa là yêu
cầu cấp bách, đồng thời là mục tiêu trọng tâm trước mắt và lâu dài của ngành chăn nuôi nước
ta. Hiện nay cả nước có 128.000 con bò sữa, bò lai HF chiếm trên 85% có độ lai từ 50-
93,75% (Holstein Friesian-HF). Tuy nhiên trong những năm qua, bò lai hướng sữa chưa phát
huy hết tiềm năng để đáp ứng được nhu cầu sản xuất sữa và đặc biệt chưa mang lại lợi ích kinh
tế tối ưu cho người chăn nuôi.
Để nâng cao chất lượng đàn giống bò sữa HF lai nuôi tại Ba Vì và vùng ven, một
trong những giải pháp tích cực là đánh giá: tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ), khối lượng cơ thể(KL),
năng xuất sữa (NSS), chất lượng sữa (tỉ lệ mỡ sữa -TLMS, Protein- Pr, vật chất khô - VCK),
xác định hệ số di truyền, tương quan di truyền giữa các tính trạng đó và đánh giá đàn con
sinh ra từ đàn mẹ hạt nhân giúp cho việc xác định phương thức chọn lọc hữu hiệu nhất đó là
việc làm cấp thiết đối với sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Với lý do đó,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu "Xác định tuổi đẻ lần đầu, khối lượng, sản lượng và chất
lượng sữa của đàn bò sữa Holstein Friesian lai trong tháp giống hạt nhân tại Ba Vì và vùng
ven"
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định được giá trị kiểu hình của 3 tính trạng: TĐLĐ, KL, SLS, chất lượng sữa, hệ
số di truyền và tương quan di truyền giữa chúng để phục vụ mục tiêu: lai tạo đàn bò lai
hướng sữa phù hợp với điều kiện sinh thái thành giống bò sữa Việt Nam với đặc điểm: dễ
nuôi, sinh sản tốt, sản lượng sữa thích hợp và chất lượng sữa tốt
2. Vật liệu, địa điểm và phương pháp
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Bò lai hướng sữa 3/4HF và 7/8HF, sinh ra từ 1995 đến 2007
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Ba Vì và vùng ven.
2.3. Phương pháp thu thập, chỉnh lý và xử lý số liệu

Thu thập số liệu: Số liệu trên sổ, trong máy tính của 4.273 bò cái lai 3/4HF1/4LS và
7/8HF1/8LS nuôi ở các cơ sở về tuổi đẻ lứa đầu(TĐLĐ), sản lượng sữa( SLS), khối lượng cơ
thể( KL) và tỉ lệ mỡ sữa(TLMS)
Số liệu về SLS của những chu kỳ sữa nhỏ hơn 180 ngày không được sử dụng và chu
kỳ sữa lớn hơn 305 ngày thì chỉ tính đến 305 ngày ( theo phương pháp Siego,1992)
Trên cơ sở có đánh giá chế độ chăm sóc nuôi dưỡng qua các thời điểm.
Sử dụng phương pháp phân chia tầng tháp trong nghiên cứu
Chỉnh lý và xử lý bộ số liệu: Dùng chương trình EXCELL và MINITAB để loại bỏ
những cá thể và số liệu không tuân thủ theo phân bố chuẩn.
Sử dụng mô hình toán sinh học:
Y
hijklmn
= µ + G
h
+L1 + ε
εε
ε
hịjklmn

Trong đó: Y
hijklmn
là năng suất của tính trạng nghiên cứu;
µ là giá trị trung bình của quần thể;
G
h
là ảnh hưởng của nhóm di truyền (tổ hợp lai) thứ h; h = 2 (3/4 HF; 7/8HF)
L
l
là ảnh hưởng của chu kỳ sữa thứ l;( L
j

là lứa sữa: j = 5 (1, 2, , 5+);
ε
hịjklmn


sai số ngẫu nhiên

Giá trị kiểu hình và sai số chuẩn các tính trạng được xác định theo chương trình
PROC GML (SAS, 1993). Hệ số di truyền và tương quan di truyền (h
2
, r
2
) được xử lý theo
chương trình MTDFREML (Meyer, 1993).
So sánh mức độ tin cậy giữa các số trung bình: Sự sai khác giữa các giá trị trung bình
được so sánh bằng LSD (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, 2002).
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Tuổi đẻ và khối lượng cơ thể bò đẻ lứa đầu
3.1.1. Tuổi đẻ lần đầu
Bảng 1. Tuổi đẻ lần đầu và khối lượng cơ thể đàn bò trong tháp giống
Chỉ tiêu Tầng tháp n(con) LSM SE Min Max
TĐLĐ
(tháng)
HN 312 29,86
c
6,52 24,54 40,35
NG 1.442 31,55
a
4,54 23,33 46,38
SX 1.027 30,84

b
5,57 24,78 45,37
Toàn tháp 2.781 31,10 2,58 23,05 46,30
KL
(kg)
HN 376 426,99
a
2,50 274,0 620,0
NG 1.849 413,09
b
1,13 39,8 602,0
SX 2.048 405,73
c
1,07 278,0 608,0
Toàn tháp 4.273 410,79 0,76 39,8 620,0
(HN: hạt nhân; NG: nhân giống; SX: sản xuất)

Tuổi đẻ lần đầu (TĐLĐ) là một trong những tính trạng quan trọng nhất về chỉ tiêu
sinh sản đối với bò sữa vì bò sữa đẻ muộn, đời hữu ích ngắn, dẫn tới thời gian khai thác sữa
ngắn và tổng SLS thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Bò sữa nhiệt đới nói chung có TĐLĐ
cao, biến động trong phạm vi 30-44 tháng tuổi vì chúng đều xuất phát từ Bos indicus. Ngoài
ra, yếu tố môi trường và điều kiện chăn nuôi không tốt cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng
lớn đến sự đẻ muộn của bò lai ở vùng nhiệt đới (Rao, 1984).
Kết quả về TĐLĐ của bò lai hướng sữa tại Ba Vì và vùng ven (bảng 1) trung bình là
31,10±2,58 tháng. Kết quả này thấp hơn so với giá trị nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn
Thưởng và Nguyễn Văn Đức, (1991) là 41,0 tháng, xác định được trên đàn bê lai hướng sữa
nuôi tại Ba Vì; Nguyễn Văn Đức và Taneja (1984) trên đàn bò F
1
(HFxHariana) của Ấn Độ là
37,3 tháng; của Phạm Văn Giới và Nguyễn Văn Đức (2007) là 33,04 tháng. Song, kết quả này

cao hơn kết quả trên đàn bê lai hướng sữa nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Quốc Đạt
và cộng sự, 1999) là 26,88 tháng; 28,41 tháng trên đàn bò lai hướng sữa cố định (Vũ Văn Nội
và cộng sự, 2007); 27,97 tháng (899,3 ngày) của Phạm Văn Giới và cộng sự (2006) và 30,7
tháng của Ngô Đình Hà và cộng sự (2009).
Phân tích theo nhóm giống cho thấy, TĐLĐ ở nhóm 75%HF và 87,5% HF là 29,92 và
29,24 tháng. Sự sai khác về giá trị trung bình của TĐLĐ giữa các nhóm giống có ý nghĩa
thống kê rõ rệ (P<0,05).
Phân tích theo các đàn trong tháp giống cho thấy TĐLĐ ở đàn hạt nhân 29,86 tháng;
đàn nhân giống 31,55 tháng và đàn sản xuất là 30,84 tháng. Sự sai khác về TĐLĐ của các
đàn trong tháp giống là rõ rệt với (P<0,05)
3.1.2. Khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu
Khối lượng cơ thể (KL) trung bình của đàn bò trong tháp giống là 410,79±0,76kg. KL
biểu thị sự sai khác rõ rệt giữa các tầng của tháp giống: cao nhất là tầng hạt nhân đạt 426,99
kg, tiếp đến là tầng nhân giống, đạt 413,09kg và thấp nhất là tầng sản xuất, đạt 405,73 kg.
Như vậy, KL này phù hợp với SLS của chúng. Kết quả này cao hơn so với công bố của
Nguyễn Văn Đức (2005).
3.2. Sản lượng và chất lượng sữa của đàn bò HF lai trong tháp giống Ba Vì-vùng ven
3.2.1. Sản lượng và chất lượng sữa của đàn bò HF lai theo các năm
Năng suất và chất lượng sữa của tháp giống hạt nhân Ba Vì-vùng ven theo các năm
được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Năng suất, chất lượng sữa, khối lượng của đàn bò trong tháp giống hạt nhân lai
HF qua các năm (2006-2010)
Chỉ tiêu Năm n(con) LSM SE Min Max
SLS
(kg/305 ngày)

2006 1173 3.969,23
đ
28,07 1.277 7.598
2007 1000 4.146,98

d
30,40 1.783 7.648
2008 700 4.281,08
b
36,33 2.003 8.595
2009 700 4.203,70
c
36,33 1.984 8.350
2010 700 4.394,13
a
36,33 2.123 8.863


2006 1173 3,92 0,02 2,03 6,45
2007 1000 3,93 0,02 2,03 6,45
Mỡ sữa
(%)
2008 700 3,94 0,03 2,03 6,45
2009 700 3,94 0,03 2,03 6,45
2010 700 3,94 0,03 2,03 9,73


Protein sữa
(%)
2006 1173 3,35 0,01 2,73 10,44
2007 1000 3,32 0,01 2,73 10,44
2008 700 3,32 0,02 2,73 10,44
2009 700 3,31 0,02 2,73 10,44
2010 700 3,32 0,02 2,52 10,44



Vật chất khô
(%)
2006 1173 11,96 0,04 6,38 17,90
2007 1000 11,92 0,04 6,38 17,90
2008 700 12,07 0,05 6,38 17,90
2009 700 12,07 0,05 6,38 17,90
2010 700 12,06 0,05 6,38 17,90

SLS chu kì 305 ngày trung bình qua các năm trong đàn bò sữa HF lai được theo dõi
tăng lên rõ rệt: tăng từ 3.969,23 kg/chu kì năm 2006 lên 4.146,98 kg/chu kì năm 2007, tăng
lên 4.281,08; không tăng lên năm 2009 (4.203,70 kg/chu kì) và tăng lên 4.394,13 kg/chu kì
năm 2010. Mức tăng hàng năm rõ rệt, ngoại trừ năm 2009. Đặc biệt, trong năm 2010, SLS
đàn bò tăng lên rất cao: 4.394,13 kg/chu kì và có những cá thể đạt tới 8.863 kg/chu kì. Kết
quả này cao hơn so với công bố của Phạm Văn Giới và cộng sự (2007) trên đàn bò HF lai
của cả nước.
Mức tăng về SLS của đàn bò HF lai nuôi ở Ba Vì-vùng ven hàng năm được thể hiện
cụ thể ở bảng 2. Rõ ràng, các yếu tố chọn lọc và cải thiện môi trường đã làm tăng SLS của
đàn bò lên 424,90 kg/chu kì trong vòng 5 năm (2006-2010). Mức tăng này đạt được 10,71%,
Đánh giá chất lượng sữa của đàn bò lai HF từ năm 2006 đến 2010 với ba chỉ tiêu về
tỉ lệ mỡ sữa, Protein và vật chất khô cho thấy: Tỷ lệ mỡ sữa (3,92-3,94%), protein sữa (3,31-
3,35%) và vật chất khô (11,92-12,07%) giữa các năm sự sai khác trong tháp giống không rõ .
Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả công bố của Phạm Văn Giới và cộng sự
(2007) trên đàn bò HF lai của cả nước.
3.2.2. Sản lượng và chất lượng sữa của đàn bò trong tháp giống theo các lứa
Bảng 3. Sản lượng, chất lượng sữa, khối lượng của đàn bò trong tháp giống hạt nhân theo
lứa đẻ
Chỉ tiêu Lứa đẻ n(kỳ) LSM SE Min Max
SLS
(kg/305 ngày)


1 727 3.402,2
đ

35,1 1572,0 7889,3
2 977 4.171,9
d

30,2 1277,0 7385,1
3 1132 4.263,9
c

28,1 2207,2 7564,0
4 732 4.353,2
a

34,9 1909,9 8336,7
5+ 705 4.332,4
b

35,6 2193,7 8863,3


Mỡ sữa (%)
1 727 3,88 0,03 2,03 8,08
2 977 3,89 0,02 2,25 6,30
3 1132 4,01 0,02 2,03 9,73
4 732 3,93 0,03 2,65 6,00
5+ 705 3,93 0,03 2,15 6,10


Protein sữa(%)
1 727 3,34 0,01 2,52 4,17
2 977 3,39 0,01 2,73 4,80
3 1132 3,39 0,01 2,12 3,93
4 732 3,37 0,01 2,42 4,18
5+ 705 3,35 0,02 2,20 10,44


Vật chất khô(%)

1 727 12,02 0,05 6,38 15,85
2 977 11,88 0,04 7,30 17,80
3 1132 12,20 0,04 8,21 17,90
4 732 11,94 0,05 8,60 15,23
5+ 705 12,01 0,05 8,40 17,17
SLS trung bình qua các lứa trong đàn bò sữa HF lai được theo dõi tăng lên rõ rệt qua
các năm: tăng từ lứa 1 (3.402,2 kg/chu kì) lên 4.171,9 kg/chu kì ở lứa 2, lên tiếp 4.263,9
kg/chu kì ở lứa 3 và tăng lên 4.353,2 kg/chu kì ở lứa sữa 4. Song, ở lứa sữa 5 trở đi chỉ đạt
4.332,4 kg/chu kì. Sự sai khác về SLS chu kì của các lứa là rõ rệt. Kết quả này cao hơn so
với công bố của Nguyễn Văn Đức (2005); cao hơn so với công bố của Phạm Văn Giới và
cộng sự (2007) trên đàn bò HF lai của cả nước .
Khi phân tích về chất lượng sữa theo từng lứa sữa của đàn bò lai HF trong tháp giống
tại Ba Vì-vùng ven cho thấy: Tỷ lệ mỡ sữa (3,88-3,93%), protein sữa (3,34-3,34%) và vật
chất khô (11,88-12,20%) giữa các lứa trong tháp giống không biểu thị sự sai khác rõ. Kết quả
này cao hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đức (2005), nhưng tương đương với kết quả
nghiên cứu của Phạm Văn Giới và cộng sự (2007) trên đàn bò HF lai.
3.2.3. Sản lượng và chất lượng sữa của đàn bò trong tháp giống theo nhóm giống
Bảng 4. Năng suất, chất lượng sữa, khối lượng của đàn bò trong tháp giống hạt nhân theo
hai nhóm giống
Chỉ tiêu Nhóm giống n(con) LSM SE Min Max

SLS F2 2053 4.190,5 21,6 3277,0

8863,3
(kg/305 ngày)
F3 2220 4.149,7 20,8 3759,9

8637,6
Mỡ sữa(%)
F2 2053 3,93 0,02 2,03 9,73
F3 2220 3,93 0,02 2,03 6,45
Protein sữa(%)
F2 2053 3,35 0,01 2,52 10,44
F3 2220 3,33 0,01 2,73 10,44
Vật chất khô(%)
F2 2053 11,97 0,03 6,38 17,90
F3 2220 11,94 0,03 6,38 17,90

Xét theo nhóm giống, SLS chu kì 305 ngày tương đối cao, ở nhóm 87,5%HF là
4.149,7 kg/chu kì và nhóm 75%HF là 4.190,5 kg/chu kì. Sự sai khác của giá trị trung bình về
SLS giữa các nhóm bò lai không có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P>0,05. Kết quả này cao hơn so
với công bố của Nguyễn Văn Đức (2005), nhưng tương đương so với công bố của Phạm Văn
Giới và cộng sự (2007) trên đàn bò lai HF .
Sự sai khác của giá trị trung bình về TLMS, Protein và vật chất khô giữa các nhóm
3/4HF1/4LS và 7/8HF không có sự khác nhau rõ rệt: 3,93%; 3,35% và 3,33%; 11,97 và
11,94%, tương ứng. Kết quả này tương đương với công bố của Phạm Văn Giới và cộng sự
(2006) trên đàn bò lai HF .
3.2.4. Sản lượng và chất lượng sữa đàn bò trong tháp giống theo tầng và nhóm giống
Bảng 5. Các chỉ tiêu về sản lượng sữa, chất lượng sữa,của đàn bò ở các nhóm giống và các
tầng trong nhóm giống
Chỉ tiêu Tầng tháp Giống n(kỳ) LSM SE Min Max

SLS
(kg/305 ngày)

Hạt nhân
F2 201 5.641,3 32,4 5201,4 8863,3
F3 175 5.628,1 34,7 5203,0 8637,6
Nhân giống
F2 859 4.447,3 15,7 3700,1 5298,3
F3 990 4.406,0 14,6 3708,5 5246,0
Sản xuất
F2 993 3.679,8 14,6 1277,0 3969,1
F3 1055 3.659,9 14,1 1759,9 3995,5
Mỡ sữa
(%)
Hạt nhân
F2 201 3,93 0,06 2,50 5,92
F3 175 3,93 0,06 2,50 5,93
Nhân giống
F2 859 3,94 0,03 2,09 9,73
F3 990 3,93 0,02 2,03 6,45
Sản xuất
F2 993 3,94 0,02 2,03 8,08
F3 1055 3,93 0,02 2,03 6,08
Protein sữa Hạt nhân F2 201 3,34 0,03 2,38 3,42
(%) F3 175 3,34 0,03 2,20 3,63
Nhân giống
F2 859 3,35 0,01 2,73 5,17
F3 990 3,33 0,01 2,73 5,27
Sản xuất
F2 993 3,34 0,01 2,52 10,44

F3 1055 3,34 0,01 2,20 10,44
Vật chất khô
(%)
Hạt nhân
F2 201 11,89 0,09 8,75 14,43
F3 175 11,92 0,09 8,75 15,40
Nhân giống
F2 859 11,96 0,04 7,30 17,90
F3 990 11,92 0,04 7,30 17,80
Sản xuất
F2 993 12,04 0,04 6,38 17,90
F3 1055 12,00 0,04 6,38 17,90
Xét theo nhóm giống, SLS chu kì 305 ngày trong 3 tầng hạt nhân, nhân giống và sản
xuất tương đối cao, ở nhóm 75%HF cao hơn nhóm 87,5%HF . Song, sự sai khác của giá trị
trung bình về SLS giữa các nhóm bò lai trong mỗi tầng hầu như không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
Tương tự, sự sai khác của giá trị trung bình về TLMS, Protein và vật chất khô giữa
các nhóm 3/4HF và 7/8HF trong mỗi tầng hầu như không có sự khác nhau rõ rệt. Kết quả
này tương đương so với công bố của Phạm Văn Giới và cộng sự (2007) trên đàn bò HF lai
của cả nước.
3.3. Sản lượng sữa 3 lứa đầu của đàn mẹ và con trong tháp giống hạt nhân lai HF
Bảng 6. Sản lượng sữa 3 lứa đẻ của đàn con sinh ra từ các bò mẹ trong tầng
hạt nhân
Đàn Lứa đẻ n(con) LSM SE Min Max
SLS của tháp
giống
1 727 3.674,2 30,9 1572 7889
2 977 4.171,9 27,3 2277 7385
3 1.132 4.263,8 29,0 2207 7564
TB 3 lứa 2.836 4.081,1

SLS con của
mẹ hạt nhân
1 110 3.806,7 35,1 3248 5789
2 86 4.208,8 41,5 3315 6845
3 76 4.403,8 51,4 3178 6482
TB 3 lứa 272 4.100,7

SLS chu kì trung bình qua 3 lứa đầu của đàn con sinh ra từ các bò mẹ của tháp giống
hạt nhân lai HF tại Ba Vì-vùng ven được theo dõi tăng lên rõ : tăng từ lứa sữa 1 là 3.806,7
kg/chu kì so với bò mẹ 3.674,2 kg/chu kì lên 4.208,8 kg/chu kì so với bò mẹ 4.171,9 kg/chu
kì ở lứa sữa 2, 4.403,8 kg/chu kì so với bò mẹ là 4.263,8 kg/chu kì ở lứa sữa 3. Sự sai khác
về SLS chu kì của các lứa cũng như giữa đàn con và mẹ từ đàn hạt nhân so với mẹ chúng
trong tháp giống là rõ rệt. Kết quả này cao hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đức (2005)
trên cùng nhóm bò HF lai.
Sự chênh lệch cao nhất ở lứa 1 về SLS đàn con cao hơn 132,5kg sữa so với đàn mẹ,
chiếm 3,61% và thấp nhất là ở lứa 2, đạt 36,9kg, chiếm 0,88% cao hơn so với mẹ chúng
(Bảng 7). Như vậy, chỉ tiêu SLS 3 chu kì đầu của đàn mẹ là 4.081,1 và đàn con là 4.100,7
kg/chu kì là hoàn toàn phù hợp
Bảng 7. Mức chênh lệch Sản lượng sữa giữa đàn con sinh ra từ các bò mẹ hạt nhân và tháp
giống hạt nhân
Lứa
đẻ
SLS đàn bò mẹ hạt
nhân (kg/chu kì)
SLS đàn con sinh ra từ
bò mẹ hạt nhân (kg/chu kì)
Mức chênh lệch

(kg/chu kì)
Tỷ lệ chênh

lệch (%)
1 3.674,2 3.806,7 132,50 3,61
2 4.171,9 4.208,8 36,90 0,88
3 4.263,8 4.403,8 139,90 3,28

3.4. Hệ số di truyền và tương quan di truyền về tuổi đẻ lần đầu, SLS và tỷ lệ mỡ sữa
Trong cơ thể gia súc, hầu hết các tính trạng sinh trưởng phát triển, sinh sản, sản xuất
đều thuộc nhóm tính trạng số lượng. Các tính trạng này được điều khiển bởi nhiều gen và
mỗi gen chỉ gây một áp lực nhất định đối với mỗi tính trạng. Vì vậy, việc xác định hệ số di
truyền và mối tương quan di truyền giữa các tính trạng giúp hiểu rõ bản chất của từng tính
trạng và mức độ ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường là rất quan trọng trong chọn
lọc . Hệ số di truyền của các tính trạng TĐLĐ, SLS và TLMS của 3 lứa đầu ở bò lai hướng
sữa và tương quan di truyền giữa chúng được trình bày chi tiết tại Bảng 8.
Bảng 8. Hệ số di truyền (Đường chéo) và hệ số tương quan di truyền các tính trạng tuổi đẻ
lần đầu, SLS và tỷ lệ mỡ sữa của bò lai HF
Tính trạng Tuổi đẻ lần đầuu Sản lượng sữa Tỷ lệ mỡ sữa
Tuổi đẻ lần đầu
0,37±0,09 0,08±0,07 0,06±0,04
Sản lượng sữa
0,33±0,10 -0,92±0,08
Tỷ lệ mỡ sữa
0,34±0,08
Ghi chú: Các trị số in đậm là hệ số di truyền và còn lại là hệ số tương quan di truyền
3.4.1. Hệ số di truyền về tuổi đẻ lần đầu
Hệ số di truyền về TĐLĐ của đàn bò lai HF là 0,37±0,09. Kết quả này thấp hơn giá
trị 0,38 của bò Lang trắng đen ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc (Ding và Takeo, 2001);
nhưng, cao hơn giá trị 0,27-0,31 tìm được của Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức
(1991) trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì và Phù Đổng; 0,31 của Nguyễn Văn Đức
(2002a) trên đàn bò lai hướng sữa của cả nước; 0,30 của Phạm Văn Giới và cộng sự (2007).
Kết quả này cho thấy, tính trạng TĐLĐ, có hệ số di truyền đạt trung bình cao và mức độ biến

động của sai số chuẩn lớn, nên chọn lọc có thể mang lại hiệu quả.
3.4.2. Hệ số di truyền về sản lượng sữa
Hệ số di truyền về SLS của bò lai HF là 0,33±0,10. Kết quả này cao hơn kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1992) trên đàn bò lai của bò lai hướng sữa
nuôi tại Ba Vì và Phù Đổng với giá trị 0,27-0,31, 0,30 (2002a), 0,32 (2006) của Nguyễn Văn
Đức, Phạm Văn Giới và cộng sự (2007) trên đàn bò lai HF; sở dĩ giá trị hệ số di truyền lớn
hơn các kết quả khác đã nghiên cứu trước đây ở nước ta là: Địa bàn nghiên cứu, số lượng
mẫu rộng hơn. Đối chiếu với một số nghiên cứu trên thế giới nh Singh và Gurnani (2004)
trên bò Karan Fries (62,5%HF) tại Ấn Độ là 0,41±0,13 ở chu kỳ sữa đầu, nhưng cao hơn so
với giá trị 0,14 tìm được của Ding và Takeo (2001) trên đàn bò Lang trắng đen ở Hắc Long
Giang, Trung Quốc.
Đối với tính trạng SLS của đàn bò lai HF nuôi tại Ba Vì và Vùng ven, do mức độ biến động
lớn của sai số chuẩn của hệ số di truyền và hệ số di truyền tương đối cao, chọn lọc có thể
mang lại hiệu quả cao.
3.4.3. Hệ số di truyền về tỷ lệ mỡ sữa
Hệ số di truyền về TLMS của bò lai HF nuôi tại Ba Vì và vùng ven là 0,34±0,08. Kết
quả này cao hơn kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức
(1991) trên đàn bò lai hướng sữa cùng nuôi tại Ba Vì và Phù Đổng, tương đương với 0,34
của Nguyễn Văn Đức (2002a) trên đàn bò lai hướng sữa của cả nước; 0,34 của Phạm Văn
Giới và cộngsự (2007). Nhưng, kết quả này thấp hơn so với kết quả 0,35 của Nguyễn Văn
Đức và cộng sự (2006) được nghiên cứu trên đàn bò HF, chứng tỏ đối với TLMS, áp dụng
chọn lọc có thể mang lại hiệu quả cao.
Tính trạng TĐLĐ, SLS và TLMS có liên quan với nhau, song mối tương quan đó ở
mức độ nào và biểu thị theo chiều hướng nào? đòi hỏi các nhà di truyền học phải xác định và
làm rõ nhằm giúp cho các nhà chọn giống có cơ sở khoa học để công tác chọn lọc giống thu
được hiệu quả cao khi chọn đúng tính trạng cần chọn lọc sẽ cải thiện được các tính trạng
khác mà không phải chọn lọc riêng lẻ.
3.4.4. Hệ số tương quan di truyền giữa tuổi đẻ lần đầu với SLS và tỷ lệ mỡ sữa
Mối tương quan di truyền giữa TĐLĐ và SLS của bò lai HF tại Ba Vì- vùng ven không
chặt chẽ (0,08±0,07), chứng tỏ bò đẻ sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng đến SLS. Kết quả này

thấp hơn so với 0,27 của Nguyễn Văn Đức (2002a) trên đàn bò lai hướng sữa của cả nước;
0,09 của Phạm Văn Giới và cộng sự (2007) nghiên cứu trên đàn bò HF lai. Song, đối với bò sữa,
khi TĐLĐ thấp, đời hữu ích sẽ kéo dài, tổng SLS của cả đời hữu ích cao dẫn đến hiệu quả kinh
tế cao. Vì vậy, đối với bò sữa cần chọn những cá thể có TĐLĐ thấp.
Hệ số tương quan di truyền giữa TĐLĐ và TLMS của bò lai HF tại Ba Vì- vùng ven
không chặt chẽ : 0,06±0,04. Kết quả này thấp hơn so với 0,12 của Nguyễn Văn Đức (2002a)
trên đàn bò lai hướng sữa của cả nước; Như vậy, giống như đối với tính trạng SLS, bò đẻ lần
đầu sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng đến TLMS.
3.4.5. Hệ số tương quan di truyền giữa SLS và tỷ lệ mỡ sữa
Các kết luận của các nhà khoa học trên thế giới và tại Việt Nam đều cho thấy, SLS
của bò sữa biểu thị mối tương quan rất chặt chẽ, theo hướng ngược chiều nhau với TLMS.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hệ số tương quan di truyền giữa SLS và TLMS
là -0,92±0,08. Kết quả này cao hơn so với -0,91 của Nguyễn Văn Đức (2002b) trên đàn bò lai
hướng sữa của cả nước; -0,91 của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2006) được nghiên cứu trên
đàn bò HF, nhưng thấp hơn so với -0,93 của Phạm Văn Giới và cộng sự (2007) trên đàn bò
HF lai của cả nước.
Do mối tương quan âm khi phân tích giữa 2 tính trạng này nên khi chọn lọc cần áp
dụng theo phương pháp chọn lọc loại thải độc lập mới mang lại hiệu quả cao. Song kết quả
này tương đương với kết quả tìm được của Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức (1991)
trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội và Trung tâm nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
TĐLĐ, KL đẻ lần đầu, SLS và chất lượng sữa của bò lai HF tại Ba Vì và vùng ven
tương đối tốt: TĐLĐ trung bình là 31,10±2,58 tháng; SLS toàn đàn là 4.169,57±14,97 kg/chu
kỳ; đàn hạt nhân là 5.633,97 kg/chu kì; đàn nhân giống là 4.421,25 kg/chu kì và đàn sản
xuất là 3.673,50 kg/chu kì; SLS của nhóm 3/4HF cao hơn không đáng kể so với 7/8HF; KL
cơ thể trung bình của tháp giống là 410,79±0,76kg.
SLS qua các năm được tăng lên từ 3.969,23 kg/chu kì năm 2006 lên 4.146,98 kg/chu
kì năm 2007, 4.281,08 năm 2008,và 4.394,13 kg/chu kì năm 2010

SLS chu kì trung bình qua các lứa sữa tăng lên rõ rệt: lứa 1 3.402,2 kg/chu kì lên
4.171,9 kg/chu kì ở lứa sữa 2, 4.263,9 kg/chu kì ở lứa sữa 3, 4.353,2 kg/chu kì ở lứa sữa 4,
nhưng ở lứa sữa 5 trở đi chỉ đạt 4.332,4 kg/chu kì.
SLS ở nhóm 87,5%HF là 4.149,7 kg/chu kì và nhóm 75%HF là 4.190,5 kg/chu kì.
SLS 3 chu kì đầu của đàn mẹ là 4.081,1 và đàn con là 4.100,7 kg/chu kì.
Chất lượng sữa giữa các tầng, các nhóm và các năm không có sự khác nhau rõ rệt.
Hệ số di truyền về các tính trạng: TĐLĐ là 0,37±0,09, SLS là 0,33±0,10 và TLMS là
0,34±0,08 của bò lai HF ở mức trung bình cao.
Mối tương quan di truyền khá chặt chẽ giữa các tính trạng: TĐLĐ và SLS là
0,08±0,07; TĐLĐ và TLMS là 0,06±0,04. Hệ số tương quan di truyền giữa tính trạng SLS và
TLMS rất chặt chẽ, nhưng ngược chiều nhau là -0,92±0,08.
4.2. Đề nghị
Thường xuyên theo dõi năng suất của đàn bò sữa lai HF để chọn được những cá thể
tốt vào đàn hạt nhân nhằm xây dựng chương trình phối giống thích hợp tạo ra đàn bò sữa con
cháu có chất lượng ngày một tốt hơn, SLS ngày một cao hơn, hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Ding Ke-wei và Takeo Kayaba (2001). “Genetic parameters for milk, fat yield and age at
first calving of Chinese holsteins in Heilongjiang”. Journal of Northeast Agricultural
University. 8(2): 105-110.
2. Doan Duc Vu and Pham Ho Hai (2008). “An assessment of heat stress in dairy cows with
high Hostein Friesian blood (≥87,5%) in Viet Nam”. Asian-Australasian Association of
Animal Production Societies. P. 31.
3. Meyer K. (1993). DFREML. User notes, Version 2.1.
4. Ngodigha E.M., E. Etokeren and O. Mgbere (2009). “
Evaluation of Age at First Calving
and Number of Services per
Conception traits of Milk Yield of Holsteins Friesian x
Bunaji Crossbred Cows”. J. Anim Sci., 3(1): 6-9.
5. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức và Nguyễn Thanh Bình (1999). “Khả năng
sản xuất của đàn bò cái lai (HFxLS) hướng sữa trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở TP.

Hồ Chí Minh”. BCKH Chăn nuôi Thú y (Huế 28-30/6/1999), Phần Chăn nuôi gia súc.
Trang: 82-98.
6. Nguyễn Văn Đức (2002a). "Hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa KLsơ sinh,
TĐLĐ, SLS và TLMS của bò lai hướng sữa Việt Nam". Tạp Chí Chăn Nuôi, Số 2: 4-5.
7. Nguyễn Văn Đức (2002b). “Đặc điểm di truyền và mối tương quan di truyền giữa khối
lượng sơ sinh, khối lượng lúc 24 tháng, tuổi đẻ lần đầu, SLS và mỡ sữa”. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 6: 503.
8. Nguyễn Văn Đức (2005). Báo cáo nghiệm thu Đề tài Độc lập cấp Nhà nước “Nghiên
cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa” (2003-2005).
9. Nguyen Van Duc and V.K. Taneja (1984). “Comparative performance of purebred and
crossbred grades in India”, Indian Journal of Animal Sciences 54 (11): 1023-1028.
10. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002). Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
11. Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm và Phạm Văn Giới (2006). "Hệ số di truyền và tương
quan di truyền giữa SLS và TLMS của bò HF ở Việt Nam". Tạp Chí Chăn Nuôi, 3: 15-17.
12. Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức (1991). “Đặc điểm di truyền một số tính trạng
bò lai hướng sữa Việt Nam”. Hội nghị KHKT Chăn nuôi-Thú Y, Bộ NN&CNTP, Hà
Nội, 11-12/4/91. Trang: 12-13.
13. Nguyễn Văn Thưởng, Nguyễn Văn Đức, Hoàng Thiên Hương, Lê Văn Ngọc và Nguyễn
Hữu Lương (2006). "Kết quả xếp cấp và khả năng cho sữa của bò lai hướng sữa F
1
,
3/4HF, 7/8HF nuôi ở Ba Vì, Hà Nội và vùng phụ cận”. Tạp Chí Chăn Nuôi, Số 1: 4-8.
14. Phạm Văn Giới và Nguyễn Văn Đức (2007). “Hệ số di truyền và tương quan di truyền
giữa tuổi đẻ lần đầu, SLS và tỷ lệ mỡ sữa của bò lai hướng sữa Việt Nam”. Báo cáo khoa
học năm 2006 tại Hà Nội, phần Di truyền - Giống vật nuôi, Trang 59-65.
15. Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm (2006). "Khả năng sản xuất sữa
của bò lai hướng sữa Việt Nam". TC Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 1: 34-39.
16. Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm (2007). “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số cố định đến SLS đàn bò HF lai hạt nhân và cấp 1 Việt Nam”. Tạp chí Khoa

học Công nghệ Chăn nuôi. Số 4: 21-27.
17. Rao, M.C. (1984). “Đặc điểm sinh học bò lai hướng sữa nhiệt đới”. Báo cáo Khoa học tại
Viện nghiên cứu bò sữa (NDRI), India.
18. SAS (1999). User’s Guide Manual, Version 8.0, 4th edition, SAS Institute Inc., NC. USA.
19. Singh, M.K. and M. Gurnani (2004). “Performance evaluation of Karan Fries and Karan
Swiss cattle under closed breeding system”. Asian-Aust.J.Anim.Sci. 17(1): 1-6.
20. Vũ Văn Nội, Trần Trọng Thêm, Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hùng
Sơn, Trần Sơn Hà, Ngô Đình Tân và Lê Thu Hà (2007). “Xác định khả năng sinh trưởng,
sinh sản, sản xuất sữa của bò lai hướng sữa 75%HF cố định ở thế hệ thứ nhất”. Tạp chí
Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 4: 28-35.

×