TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LỢN 14 VÚ THỊ XÃ
MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trịnh Phú Ngọc, Võ Văn Sự, Trịnh Phú Cử, Phạm Hải Ninh,
1
Lê Văn Ngạn
Bộ môn Động vật quí hiếm và ĐDSH;
1
Phòng kinh tế Huyện Mường Lay - Điện Biên
Tóm tắt
Tại Thị xã Mường Lay, Số hộ thu nhập từ chăn nuôi chiếm 16,00%. Số hộ thu nhập từ trồng rừng chiếm
15,13 %. Số hộ thu nhập từ trồng cây lương thực chiếm tỷ lệ 43,60%. Số hộ thu nhập từ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ
31,55%.
Kết quả điều tra trung gian chúng tôi nhận thấy thực tế nguồn thu nhập kinh tế chính của bà con đồng bào
dân tộc vùng thị xã Mường Lay vẫn là chăn nuôi và trồng cây lương thực, kết hợp với dịch vụ phi nông nghiệp.
Trong tương lai phải tăng cường khâu dịch vụ để thúc đẩy phát triền sản xuất và sản xuất phải gắn với thị trường
tiêu thụ.
Cả 4 địa bàn điều tra đều có nuôi và mua bán cả 3 giống lợn là : Lợn 14 vú. lợn lai các loại và lợn trắng
công nghiệp. Riêng giống lợn 14 vú, đối với lợn giống cũng như lợn thịt đều tiêu thụ tại chỗ 100%. Đối với các
giống lợn bản địa,lợn lai thì con giống tiêu thụ 100% tại chỗ, còn đối với lợn thịt có 70% tiêu thụ tại chỗ, còn 30%
xuất bán đi nơi khác. Đối với lợn trắng công nghiệp, về con giống 100% phải mua từ nơi khác về, còn lợn thịt chỉ có
20% tiêu thụ được tại chỗ, còn 80% phải xuất bán về thành phố Điên Biên
1. Đặt vấn đề
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực như: Thái lan, Malaysia,
Inđônesia, Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản đã và đang nghiên cứu phát triển chăn nuôi các
giống lợn bản địa theo hướng sinh thái hữu cơ và vệ sinh thực phẩm nhằm thúc đẩy kinh tế các
vùng đồng bào dân tộc, tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cao có sức cạnh tranh, phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng trung du miền
núi. Thực tế họ đã thành công, trong mấy năm gần đây Thái Lan và Malaysia đã xuất một số
lượng lớn lợn rừng giống vào miền Nam nước ta. Ở khu vực miền trung một số doanh nghiệp đã
nhập ếch, ba ba… giống từ Thái Lan về nuôi cho thu nhập kinh tế cao. Nghề chăn nuôi động vật
bản địa tại Thái lan đã và đang phát triển mạnh, thu lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp và nông
dân đã trở thành tỷ phú từ nuôi lợn bản địa, lợn rừng và các giống vật nuôi bản có giá trị kinh tế
cao.
Để góp phần ngăn chặn, hạn chế thực trang này và tăng cường công tác nghiên cứu bảo tồn, bảo
vệ và phát triển, khai thác bền vững có hiệu quả nguồn gen bản địa quí hiếm có giá trị kinh tế
cao. Bộ khoa học và công nghệ có chương trình xây dưng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH
&CN phuc vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi từ năm 1998 đến nay. Bộ nông
nghiệp &PTNT có đề án ứng dụng KHCN trong phát triển các cây, con đặc sản; các sản phẩm
chủ yếu cho vùng trung du, miền núi Bắc bộ đến 2015.
Giống Lợn 14 vú Điện Biên: Năm 2007 - 2008, sau khi điều tra phát hiện, giống lợn này
đã được đưa vào danh mục các nguồn gen cần được bảo tồn của nhà nước thuộc đề án “Bảo tồn
và khai thác nguồn gen vật nuôi Vịêt nam”. Cũng từ đó Lợn đen bản địa 14 vú Mường lay được
Sở NN và PTNT Điện biên quan tâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mường Lay trước kia
nay là phòng kinh tế thị xã Mường Lay đã phối hợp với Viện chăn nuôi thực hiện việc bảo tồn
loại lợn này.
Thực hiện phát triển bền vững và khai thác có hiệu quả giống lợn bản địa đặc sản chúng tôi
tiến đã hành “ Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn 14 vú tại Mường Lay Tỉnh Điện
Biên „đây là một nội dung của đề tài mà bộ môn Động vật quí hiếm và Đa dạng sinh học trúng
thầu, thuộc chương trình sinh kế vùng cao cho đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa, vùng
miền núi của Việt Nam, nguồn vôn ADB của quốc tế tài trợ. Việc tiến hành điều tra nghiên cứu
trên, nhằm phụ vụ cho đề tài“ Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn đặc sản (Lợn Lững và lợn 14
vú) với qui mô trang trại đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm tại Tỉnh Điện Biên và Tỉnh Phú
Thọ
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống lợn bản địa 14 vú Mương Lay - Tỉnh Điên Biên
Một số giống lợn khác nuôi tại Thị xã Mường Lay và khu vực liền kề
Một số dụng cụ chuyên dùng và phương tiện cần thiết khác.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Thị xã Mường Lay và khu vực giáp gianh thị xã Mương Lay - Tỉnh Điện Biên.
Một số địa phương khu lân cận
Bộ môn Động vật quí hiếm và Đa dạng sinh học - Viện chăn nuôi.
Phòng kinh tế thị xã Mường Lay - Tỉnh Điện Biên.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Khảo sát thực địa, nghiên cứu điều tra từ tháng 09/2008 – 12 /2009
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Sự phân bố dân cư, cơ cấu thành phần dân tộc, trình độ văn hoá, tập quán của đồng bào
thị xã mường Lay.
- Tình hình sản xuất và nguồn thu nhập kinh tế và hướng phát triển sản xuất của nông
dân, đồng bào dân tộc thị xã Mường Lay.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm lợn 14 vú tại thị xã mường Lay và một số khu vực lân cận
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe doạ trong quá trình sản xuất của địa phương
2.5. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
- Điều tra hồi cứu (Điều tra thu thập thông tin của 3 năm gần nhất)
- Điều tra trực tiếp (Điều tra, trao đổi và thu thập thông tin từ người chăn nuôi)
- Điều tra trung gian (Thu thập thông tin, số liệu thống kê từ cơ quan quản lý)
- Thành lập tổ, nhóm và phân công trách nhiệm, địa bàn điều tra.
-Tổ chức tập huấn cho các điều tra viên về phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu nhận và
ghi chép thông tin vào bộ mẫu phiếu điều tra.
- Thu thập phiếu sau khi điều tra, tổng hợp và phân loại thông tin theo chuyên đề
- Phân tích, sử lý số liệu điều tra.
- Áp dụng SWOT ( Strength, Weakness, Opportunity, Threat) để phân tích đánh giá
tình hình chung, tìm ra điểm mạnh và cơ hội để phát huy, tìm ra điểm yếu nguy cơ và mối đe doạ
tiềm ẩn để hạn chế và phòng ngừa có hiệu quả trong quá trình thực hiện đề tài cũng như sau khi
đề tài kết thúc.
- Số liệu điều tra được xử lý thống kê ANOVA- GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản
13.0.
3. Kết quả và thảo luận
Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn 14 vú tại Thị xã Mường Lay Tỉnh
Điện Biên được trình bày ở các bảng sau:
Bảng 1. Phân bố dân cư, cơ cấu dân tộc và trình độ văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào
thị xã Mường Lay
Địa bàn/Số
phiếu điều tra
Phân bố dân cư
trong vùng
Cơ cấu, thành phần
dân tộc (%)
Trình độ văn hoá
Phong tục tập
quán
8 bản phường
NaLay/64
phiếu
85% ở rừng núi,
10% ở ven sông
suối và 5% ven
Thị xã
90% dân tộc Thái,
3% dân tộc kinh 4%
dân tộc Mông
3% dân tộc Hoa
81% cấp1 -cấp2
7% cấp3
3,5% CĐ, ĐH
Mê tín, sống du
canh du cư, tự túc
tự cấp
17 bản của xã
LayNưa/119
phiếu điều tra
90% ở rừng núi,
10% ở ven sông
suối và quốc lộ
55% dân tộc Thái,
32% dân tộc Mông
7% dân tộc Kinh
11% dân tộc Dao
80% cấp1 -cấp2
8% cấp3
2,5% CĐ, ĐH
Mê tín, sống du
canh du cư, tự túc
tự cấp
14 tổ của
phường Sông
đà/ 112 phiếu
điều tra
80% ở rừng núi,
10% ở ven sông
suối và 10% ven
Thị xã
65% dân tộc Thái,
20% dân tộc kinh
10% dân tộc Hoa
5% dân tộc Mông
82% cấp1 -cấp2
6% cấp3
1,5% CĐ, ĐH
Mê tín, sống du
canh du cư, tự túc
tự cấp
Một số xã bản
vùng kế cận
Mường Lay/
225 phiếu điều
tra
90% ở rừng núi,
10% ở ven sông
suối và huyện lộ
65% dân tộc Thái
15 % người kinh
13% dân tộc Mông
7% dân tộc Hoa
85% cấp1 -cấp2
10 % cấp3
3,5% CĐ, ĐH
Mê tín, sống du
canh du cư, tự túc
tự cấp
Tại 4 Khu vực
điều tra/520
phiếu
*85% sống trong
rừng núi,
*15% sống ở ven
sông suối và đường
giao thông
*Gồm 4 dân tộc
cùng chung sống
*85% người dtộc
*15% người Kinh
82% cấp1
cấp2
7,7% cấp3
3,3% CĐ, ĐH
*Mê tín,
*Sống du canh du
cư, *Tự túc tự cấp
là chính
Kết quả bảng 1 với 520 phiếu điều tra tại 4 vùng, miền khác nhau tại thị xã Mường Lay
và khu vực kế cận chúng tôi nhận thấy:
+ Địa bàn điều tra thứ nhất, tại phường NaLay:
- Về phân bố dân cư có 85% đồng bào sinh sống trong rừng núi vùng sâu xa, 10% đồng
bào sống ở ven các sông suối và chỉ có 5% đồng bào sinh sống ven thị xã.
- Về cơ cấu thành phần dân tộc có 4 dân tộc người cùng chung sống, trong đó 90% là
người dân tộc Thái, 3% người dân tộc kinh, 3% người dân tộc Hoa và 4% người dân tộc Mông.
- Về trình độ văn hoá của người trong vùng không cao, có 81,0% học cấp 1và cấp 2, 7%
học cấp 3, và 3,5% có trình độ cao đẳng và đại học.
- Về phong tục tập quán của người dân trong vùng còn nặng nề về mê tín, cúng bái, cầu
khấn trời đất và sống du canh du cư, tự túc tự cấp là chính.
+ Địa bàn điều tra thứ nhất, tại xã LayNưa:
- Về phân bố dân cư có 90% đồng bào sinh sống trong rừng núi vùng sâu xa, 10% đồng
bào sinh sống ở ven các sông suối và đường giao thông.
- Về cơ cấu thành phần dân tộc có 4 dân tộc người cùng chung sống, trong đó 55,0% là
người dân tộc Thái, 32,0% người dân tộc Mông, 7,0% người dân tộc Kinh và 11,0% người dân
tộc Dao.
- Về trình độ văn hoá của người trong vùng, có 80,0% học cấp 1và cấp 2, có 8,0% học
cấp 3, và 2,5% có trình độ cao đẳng và đại học.
- Về phong tục tập quán của người dân trong vùng còn nặng nề về mê tín, cúng bái, cầu
khấn trời đất và sống du canh du cư, tự túc tự cấp là chính.
+ Địa bàn điều tra thứ ba, tại phường Sông Đà:
- Về phân bố dân cư có 80,0% đồng bào sinh sống trong rừng núi vùng sâu xa, 10% đồng
bào sống ở ven các sông suối và 10,0% đồng bào sinh sống ven thị xã.
- Về cơ cấu thành phần dân tộc có 4 dân tộc người cùng chung sống, trong đó 65,0% là
người dân tộc Thái, 20,0% người dân tộc kinh, 10,0% người dân tộc Hoa và 5,0% người dân tộc
Mông.
- Về trình độ văn hoá của người trong vùng không cao, có 82,0% học cấp 1và cấp 2,
6,0% học cấp 3, và 1,5% có trình độ cao đẳng và đại học.
- Về phong tục tập quán của người dân trong vùng còn nặng nề về mê tín, cúng bái, cầu
khấn trời đất và sống du canh du cư, tự túc tự cấp là chính.
+ Địa bàn điều tra thứ tư, là khu vực liền kề thị xã Mường Lay.
- Về phân bố dân cư: đồng bào sinh sống trong rừng núi vùng sâu xa chiếm 90,0%, 10%
đồng bào sống ở ven huyện lộ và các sông suối.
- Về cơ cấu thành phần dân tộc có 4 dân tộc người cùng chung sống, trong đó 65,0% là
người dân tộc Thái, 20,0% người dân tộc kinh, 10,0% người dân tộc Hoa và 5,0% người dân tộc
Mông.
- Về trình độ văn hoá của người trong vùng không cao, có 82,0% học cấp 1và cấp 2,
6,0% học cấp 3, và 1,5% có trình độ cao đẳng và đại học.
- Về phong tục tập quán của người dân trong vùng còn nặng nề về mê tín, cúng bái, cầu
khấn trời đất và sống du canh du cư, tự túc tự cấp là chính.
Qua kết quả điều tra tại 4 địa bàn ở bảng 1 chúng tôi nhận thấy:
- Sự phân bố dân cư trong vùng không đồng đều, đa số đồng bào dân tộc (85,0%) sinh
sống rãi rác trong các vùng rừng núi sâu xa, chỉ có 15,0% đồng bào sinh sống ven các sông suối
và đường giao thông.
- Có 5 thành phần dân tộc cùng chung sống trên địa bàn, nhưng cơ cấu dân tộc không
đồng đều nhau, trong đó người các dân tộc thiểu số chiếm 85,0% và họ sinh sống theo quần thể
tập trung thành bản làng tách biệt và thường phân theo dòng họ riêng, còn người kinh chiếm
15,0% và sinh sống rãi rác khắp nơi, nhưng họ thường cư trú tại các vị trí thuận lợi về giao thông
buôn bán.
- Trình độ văn hoá của người dân tộc chủ yếu học hết cấp 1 và cấp 2 (82,0%), còn trình
độ cấp 3 (7,7%) và cao đẳng, đại học (3,3%) chủ yếu tập trung vào người kinh
- Phong tục còn nhiều mê tín chủ yếu tập chùng ở người các đồng bào dân tộc thiểu số,
tương tự, về tập quán đốt phá rừng làm nương rẫy, sống du canh du cư và theo lối tự túc tự cấp
cũng tập trung ở đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn điều tra.
Bảng 2. Tình hình chăn và nguồn thu nhập kinh tế từ của bà con nông dân, đồng bào dân tộc tại
Mường Lay Tỉnh Điện Biên (điều tra trung gian)
Địa bàn điều
tra
Tổng số
hộ
Hộ nuôi
lợn
(%)
Số hộ
nuôi lợn
14 vú
(%)
Hộ thu
nhập từ
chăn
nuôi
(%)
Hộ thu
nhập từ
cây rừng
(%)
Hộ thu
nhập từ
trồng cây
LT
(%)
Thu nhập
từ dịch
vụ (%)
Ghi
ch ú
Xã Lay Nưa,
Thị xã Mường
Lay
1009
602
(60,%)
1175/587
(50,0%)
252
(25,0%)
152
(15,0%)
553
(54,8%)
101
(10,0%)
Số liệu
bình
quân của
3 năm
(2007 -
2009)
Phường
NaLay, Thị xã
Mường Lay
1542
205
(13,3%)
189/209
(52,1%)
120
(7,8%)
70
(4,54%)
710
(46,04%)
642
( 41,6%)
Phường sông
đà, Thị xã
Mường Lay
380
95
(25,0%)
315/94
(30,0%)
57
15,0%)
45
(12,0%)
114
(30,0%)
164
(43,0%)
Tổng cộng:
2931
33,1%
44,03%
16,0%
15,13%
43,6%
31,5%
Qua kết quả điều tra trung gian với 2931 hộ của 3 pường xã tại Mường Lay Tỉnh Điện
Biên tại bảng trên chúng tôi nhận thấy:
+ Xã Lay Nưa có 1009 hộ nuôi lợn chiếm tỷ lệ cao nhất 60,0%, và số hộ nuôi lợn 14 vú
là 50,0%. Nguồn thu nhập từ nuôi lợn là 25,0%.Thu nhập từ trồng rừng là 15,0% và thu nhập từ
cây lương thực 54,81%. trong khi đó thu nhập từ dịch vụ (phi nông nghiệp) chỉ chiếm 10,01%.
Như vậy nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc xã Lay Nưa chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp (Chăn nuôi và cây lương thực chiếm tỷ lệ cao dịch vị phi nông nghiệp).
+ Phường NaLay có 1542 hộ được điều tra, trong đó hộ nuôi lợn là: 205 chiếm tỷ lệ:
13,3%, số hộ nuôi lợn 14 vú chiếm 52,10%. Hô có thu nhập từ chăn nuôi chỉ chiếm 7,8%, thu
nhập từ trồng rừng chiếm 4,54%, thu nhập từ trồng cây lượng 46,0%, trong khi đó thu nhập từ
dịch vụ chiếm tới 41, 63%.
- Nguồn thu nhập chính của phường NaLay là nuôi lợn 14 vú 52,1%, tiếp đến là thu nhập
từ trồng cây lương thực 46,0% và thư nhập từ dịch vụ là 41,6%. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy
phường Sông đà có nguồn thu nhập kinh tế tương đối đồng đều cả về sản xuất và dịch vụ, mức
sống của đồng bào ở phường này tương đối cao so với các địa bàn khác
+ Phường sông đà qua điều tra 380 hộ, có 95 hộ chăn nuôi chiếm 25,00%, số hộ nuôi lợn
14 vú chiếm 30,0%. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm 15,0%, thu nhập từ trồng rừng 12,l0%, thu
nhập từ trồng cây lương thực chiếm 30,0% và thu nhập từ dịch vụ buôn bán chiếm tỷ lệ: 43,0%.
- Như vậy nguồn thu nhập kinh tế chính của phương Sông đà là phi nông nghiệp 43,0%,
tiếp đến là thu nhập từ chăn nuôi lợn 14 vú và từ trồng cây lương thực 30,0%.
+ Tổng hợp kết quả điều tra tại 3 địa bàn bảng 2 trên cho thấy:
- Tổng cộng 2931 hộ được điều tra, có 902 hộ nuôi lợn chiếm tỷ lệ: 33,10%. Số hộ nuôi
lợn 14 vú chiếm tỷ lệ: 44,00%.(1484 con)
- Số hộ thu nhập từ chăn nuôi chiếm 16,00%.
- Số hộ thu nhập từ trồng rừng chiếm tỷ lệ 15,13 %.
- Số hộ thu nhập từ trồng cây lương thực chiếm tỷ lệ 43,60%.
- Số hộ thu nhập từ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 31,55%.
Từ kết quả điều tra trung gian tại bảng 2 chúng tôi nhận thấy thực tế nguồn thu nhập kinh
tế chính của bà con đồng bào dân tộc vùng thị xã Mường Lay vẫn là chăn nuôi và trồng cây
lương thực, kết hợp với dịch vụ phi nông nghiệp. Trong tương lai phải tăng cường khâu dịch vụ
để thúc đẩy phát triền sản xuất và sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ.
Bảng 3. Tình hình chăn nuôi và hướng phát triển sản xuất của đồng bào tại Mường Lay
Tỉnh Điện Biên (Điều tra trực tiếp)
Địa bản/Số
phiếu điều
tra
Tình hình chăn nuôi
Tình hình trồng trọt
Khả năng phát
triển sản xuất
Lợn
CN
Lợn
Lai
Lợn 14
vú
Thức ăn chăn
nuôi
Trồng cây
lương thực
Trồng
rừng
8 bản
phường
NaLay/64
phiếu
7,5%
35,0%
42,0%
-Phế phụ phẩm
nông nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh có tại chỗ
55,0%
54.0%
-Chăn nuôi gia
súc (chủ yếu lợn
nội)
- Thuỷ sản (nuôi
cá)
17 bản của
xã
layNưa/119
phiếu điều
tra
6,5%
45,0%
39,0%
-Phế phụ phẩm
nông nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại
chỗ
47,0%
46,0%
-Chăn nuôi gia
súc (chủ yếu lợn
nội)
- Nuôi cá, thuỷ
sản
14 tổ của
8,5%
33,0%
40,0%
-Phế phụ phẩm
45,0%
44,0%
-Chăn nuôi gia
phường
Sông đà/ 112
phiếu điều
tra
nông nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại
chỗ
súc (Chủ yếu lợn
nội)
- Nuôi cá, thuỷ
sản
Một số xã
bản vùng kế
cận Mường
Lay/ 225
phiếu điều
tra
8,5%
35,0%
47,0%
-Phế phụ phẩm
nông nghiệp.
- Cây thức ăn thô
xanh sẳn có tại
chỗ
65,0%
34,0%
-Chăn nuôi gia
súc (Chủ yếu lợn
nội)
-Thuỷ sản (nuôi
cá)
4 Khu vực
điều tra/520
phiếu
7,7%
37,0%
42,0%
-Phế phụ phẩm
-Cây thô xanh
53,0%
44,5%
- Chăn nuôi lợn
- Thuỷ sản
Kết quả bảng 3 cho thấy:
- Ở cả 4 địa bàn điều tra, tỷ lệ nuôi cùng một giống lợn là tương đương nhau: Đối với lợn
công nghiệp, tỷ lệ nuôi thấp nhất là ở địa bàn thứ 2 (Xã LayNưa) 6,5%, địa bàn thứ 3 và 4
(Phường Sông Đà và xung quang thị xã) tỷ lệ nuôi cao hơn, nhưng cũng chỉ có 8,5%. Đối với
Lợn lai các loại, Tại địa bàn điều tra cố 3 tỷ lệ nuôi là 33,0% là thấp nhất và cao nhất là ở địa bàn
điều tra thứ 2 (Xã LayNưa) cũng chỉ chiếm tỷ lệ 45,0%. Đối với lợn 14 vú, tại địa bàn thứ 2 có tỷ
lệ nuôi thấp nhất là 39,0%, địa bàn thứ 4 có tỷ lệ nuôi lợn 14 vú cao nhất là 47,0%
- Tại 4 địa bàn điều tra người dân đều chăn nuôi lợn 3 giống lợn, đó là lợn công nghiệp,
các loại lợn lai và lợn 14 vú, tuy nhiên tỷ lệ nuôi các giống lợn ở 4 địa bàn điều tra không hoàn
toàn giống nhau mà có sự khác nhau.
- Nguồn thức ăn chăn nuôi chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và cây thức ăn
thô xanh sẳn có tại chỗ, có thể coi đây là nguồn thức ăn rẻ tiền dễ kiếm, dễ sử dụng, phù hợp với
điều kiện kinh tế của bà con đồng bào dân tộc, đồng thời là nguồn thức ăn thích hợp dùng để
phát triển chăn nuôi lợn 14 vú và các loại lợn lai bản địa, chúng tôi cho rằng đây chính là thế
mạnh là lợi thế cho việc chăn nuôi đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa khi mà kinh
tế còn nghèo không có tiền nuôi lợn công nghiệp. và thực tế số người nuôi lợn công nghiệp chủ
yếu là người kinh, có kinh tế khá và có các nhà hàng, khách sạn, quán ăn.
- Về tình hình sản xuất trồng trọt chủ yếu là trồng cây lương thực chiếm tỷ lệ 53,0% và
trồng rừng chiếm tỷ lệ 44,5% (Tính trung bình cho cả khu vực thị xã Mường Lay)
- Đối với khả năng phát triển sản xuất, trong tương lai khu vực thị xã Mường Lay chủ yếu
là phát triển chăn nuôi lợn (chăn nuôi lợn 14 vú và các giống lợn lai bản địa) và nuôi trồng thuỷ
sản (nuôi cá là chính), vì sau khi công trình thuỷ điện hoàn thành, toàn bộ vùng thung lũng của
thị xã sẽ ngập chìm trong nước, người dân hết đất sản xuất nông nghiệp, họ chỉ còn cách duy trì
nghề nuôi lợn và phát triển nuôi cá ở vùng hồ bị ngập nước mà thôi.
Bảng 4. Thị trường tiêu thụ lợn 14 vú so với một số giống lợn khác tại Thị xã Mường Lay - Tỉnh
Điện Biên và một số khu vực xung quanh
Địa bàn Điều tra
Lợn 14 vú và các loại lợn khác
Lợn 14 vú
Lợn bản địa, lợn lai
Lợn công nghiệp
Giống
Thịt
Giống
Thịt
Giống
Thịt
8 bản phường,
chợ, quầy thịt tại
xã NaLay/64
phiếu
100%
Mua, bán
tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
70% Mua
bán tại chỗ
30% xuất
đi
90%
mua về
20% Mua bán
Tại chỗ
80% xuất đi
17 bản, chợ,
quầy bán thịt của
xã layNưa/119
phiếu điều tra
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
70% Mua
bán tại chỗ
30% xuất
đi
90%
mua về
20% Mua bán
Tại chỗ
80% xuất đi
14 Thôn bản, chợ
của phường Sông
đà/ 112 phiếu
điều tra
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
70% Mua b
án tại chỗ
30% xuất
đi
90%
mua về
20% Mua bán
Tại chỗ
80% xuất đi
Một số xã bản và
chợ vùng kế cận
Mường Lay/ 225
phiếu điều tra
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
70% Mua b
án tại chỗ
30% xuất
đi
90%
mua về
20% Mua bán
Tại chỗ
80% xuất đi
Tổng cộng tại 4
Khu vực điều
tra/520 phiếu
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
100% Mua,
bán tại chỗ
70% Mua
bán tại chỗ
30% xuất
đi
90%
mua về
20% Mua bán
Tại chỗ
80% xuất đi
Khả năng tiêu thụ
Giá thành/1kg lợn hơi (1000 đ ồng)
Lợn 14 vú
Các giống
lợn lai
Lợn trắng
công nghiệp
Lợn 14 vú
Các giống lợn
lai
Lợn trắng công
nghiệp
100% tiêu
thụ ngay tại
ch ỗ
85% tiêu th
ụ ngay tại
chỗ
15% xuất đi
nơi khác
10% tiêu thụ
tại chỗ
90% xuất đi
nơi khá
20 -25
30 -35
25 -27
Giá bán/1kg lợn hơi (1000đồng)
Lợn 14 vú
Lợn móng cái,
lai
Lợn trắng công
nghiệp
Rất dễ
Dễ
Khó
80 - 110
70 - 100
28 - 30
Kết quả điều tra tại bảng 4 cho thấy:
+ Cả 4 địa bàn điều tra đều nuôi và mua bán cả 3 giống lợn là : Lợn 14 vú. lợn lai các loại
và lợn trắng công nghiệp. Riêng giống lợn 14 vú, đối với lợn giống cũng như lợn thịt đều tiêu thụ
tại chỗ 100%. Đối với các giống lợn bản địa,lợn lai thì con giống tiêu thụ 100% tại chỗ, còn đối
với lợn thịt có 70% tiêu thụ tại chôx còn 30% xuất bán đi nơi khác. Còn đơi với lợn trắng công
nghiệp, về con giống 100% phải mua từ nơi khác về, còn lợn thịt chỉ có 20% tiêu thụ được tại
chỗ, còn 80% phải xuất bán về thành phố Điên Biên
+ Về Khả nằn tiêu thụ và thị trường của các giống lợn nói trên, kết quả điều tra cho thấy:
- Lợn 14 vú (cả con giống và lợn thịt) đều tiêu thụ ngay tại chỗ 100%, và hiện nay nhu
cầu thị trường đang có nhu cầu nhiều.
- Lợn lai các loại (cả con giống và lợn thịt) 85% tiêu thụ tại chỗ còn 15% xuất bán cho
vùng lân cận.
- Đối với lợn trắng công nghiệp (cả con giống và lợn thịt) chỉ có 10% tiêu thụ được ngay
tại chỗ, còn 90% phải xuất bán về thành phố Điện Biên.
+ Đối với giá thành sản phẩm các loại lợn là tương đương nhau, chênh lệch không nhiều,
Từ 20.000đ – 35.000đ/1kg lợn hơi. Nhưng giá bán giữa các giống lợn có sự chênh lệch nhau rất
nhiều, cụ thể kết quả bảng 3 cho thấy giá 1kg hơi của lợn 14 vú (80.000đ–110.000đ) gấp 3–4 lần
giá 1kg hơi của lợn công nghiệp (28.000đ – 30.000đ) và tương tự giá 1 kg hơi lợn lai các loại
(70.000đ–10.000đ) gấp 2-3 lần lợn công nghiệp (28.000đ–30.000đ). Điều này cho chúng ta thấy
rằng phát triền chăn nuôi lợn 14 vú và các giống lợn lai ở vùng Mường Lay Điên Biên và các
vùng có điều kiện khí hậu tương tự như Mường Lay Tỉnh Điên Biên là thích hợp và phù hợp với
khả năng điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc, đồng thời chứng minh chương trình phát triển
kinh tế chăn nuôi của bộ khoa học và công nghệ, cũng như đề án của Bộ NN&PTNT về phát
triển các cây, con đặc sản có giá trị kinh tế cao cho vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn
2011–2015.
Từ các kết quả điều tra và các nguồn thông tin thu thập được, chúng tôi đã áp dụng
SWOT phân tích kết quả khảo sát điều tra tại địa bàn triển khai đề tài và có nhận xét đánh giá sau
+ Thế mạnh (Strength)
- Được chính quyền địa phương ủng hộ, tạo điều kiện và người dân nhiệt tình hưởng ứng
tham gia đề tài.
- Nguồn thức ăn thô xanh dùng cho chăn nuôi sẵn có tại chỗ dồi dào, công lao động phổ
thông nhiều, giá rẻ có thể tận dụng để phát triển chăn nuôi.
- Giá thành/1 kg hơi của lợn 14 vú tương đương với giá thành/1kg hơi của lợn công
nghiệp nhưng giá bán cao hơn gấp 3 – 4 so với lợn nuôi công nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ rộng khắp, nhu cầu của người tiêu dung ngày càng tăng cao, đặc biệt
là các đô thị nhà hang khách sạn
- Đầu tư cho chăn nuôi lợn 14 vú thấp, thu lợi nhuận cao, chuồng trại đơn giản, mọi
người có thể nuôi lợn và khi áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì nuôi lợn này không gây ô
nhiễm môi trường
* Điểm yếu (Weakness)
- Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các vùng đồng
bào dân tộc ít người là rất khó khăn và có nhiều hạn chế.
- Đất dành cho sản xuất nông nghiệp (Chăn nuôi, trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp do
công trình thuỷ điện phát triển, giao thông liên lạc khó khăn, nhất là vào mùa mưa bảo.
* Cơ hội (Opportunity)
Được đề tài hỗ trợ, có chủ trương chính sách ưu tiên của nhà nước, nhu cầu thị trường đối
với thịt lợn đặc sản bản địa ngày càng cao, tiêu thụ sản phẩm rộng rãi và dễ dàng, giá đắt hơn
các loại thịt lợn khác. Người dân nuôi lợn nhiệt tình hưởng ứng. Được chính quyền địa phương
quan tâm, ủng hộ và khuyến khích.
* Mối đe doạ (Threat)
Dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, thú dữ
4. KÕt luËn vµ ®Ò nghÞ
4.1. Kết luận
* Thế mạnh (Strength)
- Được chính quyền địa phương ủng hộ, tạo điều kiện và người dân nhiệt tình hưởng ứng
tham gia đề tài.
- Nguồn thức ăn thô xanh dùng cho chăn nuôi sẵn có tại chỗ dồi dào, công lao động phổ
thông nhiều, giá rẻ có thể tận dụng để phát triển chăn nuôi.
- Giá thành/1 kg hơi của lợn 14 vú tương đương với giá thành/1kg hơi của lợn công
nghiệp nhưng giá bán cao hơn gấp 3 – 4 so với lợn nuôi công nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ rộng khắp, nhu cầu của người tiêu dung ngày càng tăng cao, đặc biệt
là các đô thị nhà hang khách sạn
- Đầu tư cho chăn nuôi lợn 14 vú thấp, thu lợi nhuận cao, chuồng trại đơn giản, mọi
người có thể nuôi lợn và khi áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì nuôi lợn này không gây ô
nhiễm môi trường
* Điểm yếu (Weakness)
- Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các vùng đồng
bào dân tộc ít người là rất khó khăn và có nhiều hạn chế.
- Đất dành cho sản xuất nông nghiệp (Chăn nuôi, trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp do
công trình thuỷ điện phát triển, giao thông liên lạc khó khăn, nhất là vào mùa mưa bảo.
* Cơ hội (Opportunity)
Được đề tài hỗ trợ, có chủ trương chính sách ưu tiên của nhà nước, nhu cầu thị trường đối
với thịt lợn đặc sản bản địa ngày càng cao, tiêu thụ sản phẩm rộng rãi và dễ dàng, giá đắt hơn
các loại thịt lợn khác. Người dân nuôi lợn nhiệt tình hưởng ứng. Được chính quyền địa phương
quan tâm, ủng hộ và khuyến khích.
* Mối đe doạ (Threat)
Dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, thú dữ
4.2. Đề Nghị
- Tiếp tục nghiên cứu
- Ứng dụng kết quả vào sản xuất và chỉ đạo sản xuất cho những vùng có điều kiện tương
tự ở Mường Lay Tỉnh Điên Biên
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Văn Tiệu (2008). Kỹ thuật nuôi giử quỹ gen một số động vật quí hiếm – Nhà xuất bản nông nghiệp
– Hà Nội, 2008
2. Hoang Van Tieu, Le Viet Ly, Le Minh Sat and Vo Van Su (2008). Vietnam animal genetic resources
conservation and ultilization from 1990-2007. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Special volume
(2/2008).
3. Võ Văn Sự, Hoàng Thanh Hải, Phạm Hải Ninh (2008). Nghiên cứu thu thập đánh giá nguồn gen vật nuôi
có nguy cơ bị mất vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La và các vùng phụ cận. Báo cáo hội nghị khoa học Viện
Chăn Nuôi (2008).
4. Võ Văn Sự, Trịnh Phú Ngọc, Tăng Xuân Lưu, Phạm Hải Ninh (2008). Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và
phát triển một số động vật rừng có giá trị kinh tế: “Lợn rừng”. Báo cáo hội nghị khoa học Viện chăn nuôi
(2008).
5. Lê Hiền Hào, 1973.Thú kinh tế Miền Bắc Việt Nam, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1973.
6. University of Michigan Museum Zoology – Animal Diversity. (2006).
(Local boar)
7. Trịnh Phú Ngọc, 2005. Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn tại Hà Tây – Hà Nội. Đề tài
trọng điểm cấp Bộ, thuộc chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm 2005 – 2007.