Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

khả năng cho thịt của một số tổ hợp dòng vịt chuyên thịt sm nuôi tại trại vịt giống vigova

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.96 KB, 8 trang )



  CHO       DÒNG  CHUYÊN  SM NUÔI
    VIGOVA

1

Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao TBKT Chăn Nuôi Tp. Hồ Chớ Minh
1
Viện Chăn Nuôi
Tóm tt
Nghiên cứu được tiến hành tại trại vịt giống VIGOVA nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của
một số vịt thương phẩm là các tổ hợp dòng chuyên thịt mới, trong đó có sử dụng dòng trống cao sản V12 mới tạo ra,
bao gồm tổ hợp thương phẩm 2 dòng (V12V7) và tổ hợp 4 dòng (V12517).
Thí nghiệm bố trí theo phân lô so sánh. Thí nghiệm 1 (năm 2009) bao gồm 5 lô là các dòng trống V12, V2,
dòng mái V7, thương phẩm V12V7 và V2V7 (thương phẩm hiện tại, làm đối chứng cho V12V7). Tổng số vịt con 1
ngày tuổi của mỗi lô thí nghiệm 60 con (30 trống, 30 mái), lặp lại 3 lần. Thí nghiệm 2 có 7 lô là các dòng trống V12,
V2, V5, các dòng mái V1, V7, thương phẩm V12517 và V2517 (thương phẩm hiện tại, làm đối chứng cho V12517).
Tổng số vịt con 1 ngày tuổi của mỗi lô thí nghiệm 60 con (30 trống, 30 mái), lặp lại 2 lần. Mổ khảo sát lúc 7 tuần
tuổi, mỗi công thức 3 trống và 3 mái. Vịt nuôi trên chuồng nền, có sân chơi và được thả bơi ao với thời lượng khống
chế 1-2 giờ mỗi ngày. Dinh dưỡng thức ăn: Giai đoạn 0-3 tuần tuổi 20% protein thô, 2850 kcal/kg năng lượng trao
đổi; giai đoạn 4 - 7 tuần tuổi16,5% protêin thô, năng lượng trao đổi 2750 kcal/kg. Chế độ ăn tự do.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Tỷ lệ nuôi sống của các tổ hợp thương phẩm 2 và 4 dòng đều đạt cao, trên 94%. Khối lượng cơ thể 7 tuần
tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt đùi+ức của vịt thương phẩm chéo 2
dòng V12V7 lần lượt là 3126,3 gam, 2,63 kg, 69,32% và 34,66% và của vịt thương phẩm chéo 4 dòng V12517 lần
lượt là 3173,2 gam, 2,59 kg, 70,31% và 35,60%.
Khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt đùi+ức của vịt thương phẩm mới
tạo ra đều cao hơn so với vịt thương phẩm hiện tại V2V7 và V2517.
Như vậy, năng suất thịt của vịt thương phẩm mới, nhất là công thức chéo 4 dòng, là cao và có triển vọng
chuyển giao ra sản xuất đại trà.


1. t vn 
Trong những năm qua, bằng phương pháp chọn lọc định hướng, trại vịt giống VIGOVA
đã chọn tạo được một số dòng vịt chuyên thịt cao sản. Từ các dòng V2, V5 (dòng trống), V1 và
V7 (dòng mái), đã sản xuất ra vịt thương phẩm lai 4 dòng có năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế tương đối cao cung cấp chủ yếu cho các tỉnh phía Nam.
Từ năm 2005 đến 2010, tại trại vịt giống VIGOVA đã tiến hành chọn tạo ra dòng vịt cao
sản chuyên thịt mới là V12 dùng làm dòng trống trong các tổ hợp thương phẩm.
Để khảo sát đánh giá khả năng cho thịt của một số tổ hợp dòng mới tạo ra, đồng thời qua
đó kiểm tra khả năng phối hợp dòng của dòng V12, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả
năng cho thịt của một số tổ hợp dòng vịt chuyên thịt SM nuôi tại trại vịt giống VIGOVA”. Đây
là đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn lọc một số dòng vịt có giá trị kinh tế cao”
do PGS.TS Hoàng Văn Tiệu làm chủ nhiệm.
Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của tổ hợp thương phẩm
2 dòng (V12V7) và tổ hợp 4 dòng (V12517 mới tạo ra trước khi chuyển giao ra sản xuất đại trà.


2. Vt liu và phng pháp

- Đối tượng nghiên cứu: Các dòng vịt V12 (dòng mới), V2, V5 (các dòng trống), V1, V7
(các dòng mái).
- Địa điểm nghiên cứu: Trại vịt VIGOVA, xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- Thời gian thực hiện: Thí nghiệm 1 (khảo sát tổ hợp lai 2 dòng) năm 2009 và thí nghiệm
2 (khảo sát tổ hợp lai 4 dòng) năm 2010.

2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1
Khảo sát các dòng và thương phẩm chéo 2 dòng V12V7, đối chứng là V2V7 hiện tại).
Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Loại
vịt

Lô thí nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Dòng
V12
V2
V7
V2
V7
V12
V7
V12
V2
V7
V2
V7
V12

V7
V12
V2
V7
V2
V7
V12
V7
Trống
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
Mái
20
20
20
20
20

20
20
20
20
20
20
20
20
20
20

Thí nghiệm 2
Khảo sát các dòng và thương phẩm chéo 4 dòng V12517 (đối chứng là V2517 hiện tại).
Thí nghiệm lặp lại 2 lần.
Loại
vịt
Lô thí nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
Dòng
V12
V2
V5
V1
V7
V25
17
V12
517
V12
V2
V5
V1
V7
V25
17
V12
517
Trống
30
30
30
30
30
30
30
30
30

30
30
30
30
30
Mái
30
30
30
30
30
30
30
30
30
30
30
30
30
30

Sơ đồ tổ hợp dòng tạo vịt thương phẩm
- Tổ hợp 2 dòng:
Trống V12 x Mái V7 Trống V2 x Mái V7


V12V7 
- Tổ hợp 4 dòng:
Trống V12 x Mái V5 Trống V1 x Mái V7





Trống x Mái


V12517
Trống V2 x Mái V5 Trống V1 x Mái V7


Trống x Mái



Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn
- Giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi: Protêin thô 20%; năng lượng trao đổi 2850 kcal/kg
- Giai đoạn 4 - 7 tuần tuổi: Protêin thô 16,5%; năng lượng trao đổi 2750 kcal/kg
Phương pháp nuôi dưỡng
Vịt nuôi trên chuồng nền, có sân chơi và được thả bơi ao với thời lượng khống chế 1-2
giờ mỗi ngày. Vịt được nuôi ăn tự do để khai thác tối đa khả năng sinh trưởng.
2.2.2. Nội dung và phương pháp theo dõi, tính toán
- Tỷ lệ nuôi sống: Theo dõi giai đoạn 0-3, 0-5, 0-7 tuần tuổi;
- Khối lượng cơ thể vịt: Vịt được cân vào buổi sáng lúc khô lông khi chưa cho ăn, cân vịt
vào các thời điểm sơ sinh, 3, 5, 7 tuần tuổi;
- Tiêu tốn thức ăn vịt nuôi khảo sát tính chung trống mái giai đoạn 0-3 và 0-5 và 0-7 tuần
tuổi.
- Mổ khảo sát theo phương pháp nghiên cứu thông thường trên gia cầm. Mỗi dòng/công
thức 6 con (3 trống và 3 mái).
2.2.4. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học. Sử dụng phần mềm

Excel và Minitab13. Sai khác về khối lượng cơ thể vịt được kiểm định T-test bằng phân tích
phương sai ANOVA.
3. Kt qu và tho lun

. Tỷ lệ nuôi sống của các dòng và tổ hợp 2 dòng
(n của mỗi loại vịt lúc bắt đầu nuôi là 60 con)
Giai đoạn
tuổi
Loại vịt
V12
V2
V7
V2V7
V12V7


0-3
95,8
98,3
99,2
98,3
98,3
0-5
95,0
97,5
97,5
97,5
98,3
0-7
95,0

97,5
96,7
97,5
98,3

. Tỷ lệ nuôi sống của các dòng và tổ hợp 4 dòng
(n của mỗi loại vịt lúc bắt đầu nuôi là 60 con)
Giai đoạn
tuổi
Loại vịt
V12
V2
V5
V1
V7
V2517
V12517
0-3
95,0
97,5
97,5
97,5
99,2
98,3
98,3
0-5
95,0
97,5
96,7
96,7

97,5
98,3
98,3
0-7
94,2
97,5
96,7
95,8
97,5
98,3
98,3

Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-7 tuần tuổi của các dòng và tổ hợp dòng đều cao (94,2 - 98,3
%), tương đương với kết quả gần đây của một số tác giả khác trên giống vịt chuyên thịt SM.
Dương Xuân Tuyển và cs (2009) cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-7 tuần tuổi vịt V2 và V7
nuôi tại Trại giống VIGOVA đạt 94,49-98,23 %. Kết quả của Phùng Đức Tiến và cs (2009) tỷ lệ
nuôi sống 56 ngày tuổi trên vịt ông bà Super Heavy tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình đạt
96,34-99,00 %. Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) cũng cho thấy vịt Super M
3
Super Heavy có tỷ
lệ nuôi sống giai đoạn 56 ngày tuổi là 96,01- 99,28 %.
Dòng vịt V12 có tỷ lệ nuôi sống đạt 94,2 – 95,0 % thấp hơn so với các dòng vịt khác, sự
khác biệt này có thể là do trong ghép phối có cận thân anh chị em trong quá trình chọn lọc tạo
dòng làm giảm sức sống của vịt. Trái lại, tổ hợp dòng (thường có ưu thế lai) đã làm tăng sức
sống của vịt thương phẩm.

. Khối lượng cơ thể của các dòng và tổ hợp thương phẩm 2 dòng
Tuần
tuổi
Tham số

thống kê
Loại vịt
V12
V2
V7
V2V7
V12V7
SS
n (con)
M (g)
SE (g)
120
59,5
a
0,34
120
58,2
b
0,36
120
55,5
c
0,30
120
55,7
c
0,33
120
56.2
c

0,32
3
n (con)
M (g)
SE (g)
115
1112,9
a
6,74
118
1094,2
abc
7,04
119
1067,3
c
7,12
118
1081,7
bc
7,78
118
1098,4
ab
7,13
5
n (con)
M (g)
SE (g)
116

2171,3
a
13,0
117
2118,5
b
13,8
117
2010,6
c
13,0
118
2099,6
b
13,2
118
2138,8
ab
12,7


7
n (con)
M (g)
SE (g)
114
3209,4
a
21,6
117

3124,4
b
20,4
117
2913,6
c
18,3
118
3059,8
b
19,4
118
3126,3
b
20,0
Hàng ngang, những con số có mang 1 chữ cái giống nhau thì không sai khác thống kê, P > 0,05.

Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy khối lượng dòng V12 (sau 4 thế hệ chọn lọc) nuôi 7 tuần
tuổi đạt cao nhất là 3209,4 gam, thấp nhất là ở dòng mái V7 2913,6 gam. Hai dòng trống V12 và
V2 có sự khác biệt về khối lượng từ tuần tuổi 5 (P < 0,05), mức chênh lệch ở 7 tuần tuổi là 85
gam (2,72 %). Tổ hợp thương phẩm 2 dòng V12V7 cũng có khối lượng lớn hơn tổ hợp V2V7 là
66,5 gam nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cả hai tổ hợp thương phẩm đều có ưu thế
lai, mức chênh lệch khối lượng của V2V7và V12V7 so với trung bình bố mẹ tương ứng là 40,8
gam (1,35%) và 64,8 gam (2,17%).
Khối lượng cơ thể của các dòng và tổ hợp thương phẩm 4 dòng
Tuần
tuổi
Tham số
thống kê
Dòng vịt

V12
V2
V5
V1
V7
V2517
V12517
SS
n (con)
M (g)
SE (g)
120
59,7
a
0,33
120
58,1
b
0,35
120
58,4
ab
0,36
120
56,6
c
0,33
120
56,0
c

0,31
120
56,4
c
0,35
120
56,5
c
0,36
3
n (con)
M (g)
SE (g)
114
1128,4
a
6,57
117
1092,3
bc
6,63
117
1078,4
cd
6,71
117
1061,0
de
6,81
119

1048,4
e
6,60
118
1072,5
cde
6,74
118
1108,2
ab
7,11
5
n (con)
M (g)
SE (g)
114
2197,9
a
13,57
117
2114,3
bc
13,71
116
2070,7
cde

12,14
116
2044,8

de
14,05
117
2019,7
e
13,26
117
2092,2
bcd
13,13
117
2146,2
ab
13,53
7
n (con)
M (g)
SE (g)
113
3245,9
a
21,66
117
3116,4
bc
20,20
116
3013,0
de
18,95

115
2948,6
eg
18,86
117
2929,2
g
19,41
117
3085,5
cd
20,56
117
3173,2
ab
20,46
Hàng ngang, những con số có mang 1 chữ cái giống nhau thì không sai khác thống kê, P > 0,05

Kết quả cho thấy dòng V12 (sau 5 thế hệ chọn lọc) cũng có khối lượng cơ thể đạt cao
nhất, 3245,9 gam. Mức chênh lệch với dòng trống V2 và V5 tương ứng là 129,5 gam (4,16%) và
232,9 gam (7,73%). Hai dòng mái V1 và V7 có khối lượng cơ thể thấp nhất, tương ứng đạt
2948,6 gam và 2929,2 gam.
Tổ hợp thương phẩm 4 dòng mới V12517 có khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi cao hơn so với
tổ hợp V2517 (là tổ hợp đang được VIGOVA cung cấp ra thị trường) 87,7 gam (2,84%) (P<0,
05). Điều này cho thấy khi chéo dòng trống V12 và mái V5 để tạo ra vịt bố làm tăng tốc độ sinh
trưởng con thương phẩm hơn so với cặp lai trống V2 x mái V5.


Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi tổ hợp 4 dòng V12517 cao hơn tổ hợp hai dòng V12V7
trong thí nghiệm 1. So sánh với một số tổ hợp thương phẩm 2 dòng khác thì vịt thương phẩm

V12517 cũng có khối lượng cao hơn. Dương Xuân Tuyển và cs (2001) cho biết vịt thương phẩm
V5V6 nuôi 8 tuần đạt 3120,5 - 3211,6 gam, còn thương phẩm CV Super-M là 3087,0 gam.

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của các dòng và tổ hợp 2 dòng
Giai đoạn
tuổi
Loại vịt
V12
V2
V7
V2V7
V12V7
0-3
1,72
1,73
1,84
1,77
1,75
0-5
2,22
2,24
2,37
2,29
2,26
0-7
2,58
2,60
2,76
2,66
2,63

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của các dòng và tổ hợp 4 dòng
Giai đoạn
tuổi
Loại vịt
V12
V2
V5
V1
V7
V2517
V12517
0-3
1,72
1,74
1,78
1,82
1,85
1,76
1,73
0-5
2,21
2,24
2,29
2,34
2,37
2,26
2,23
0-7
2,57
2,60

2,66
2,72
2,76
2,63
2,59

Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh quy luật là vịt có tốc độ sinh trưởng nhanh, khối
lượng cơ thể 7 tuần tuổi cao thì có tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể thấp. Dòng V12
có tiêu tốn thức ăn thấp nhất, 2,57-2,58 kg, hai dòng mái V1 và V7 có mức tiêu tốn thức ăn cao
nhất.
Việc sử dụng vịt trống dòng V12 mới tạo ra trong các tổ hợp thương phẩm đã cải thiện
đáng kể chi phí thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể, so sánh cặp tổ hợp V12V7 với V2V7,
V12517 với V2517 cho thấy cả hai tổ hợp thương phẩm mới V12V7 và V12517 đều có hệ số
tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể thấp hơn so với những tổ hợp thương phẩm hiện tại
V2V7 và V2517.

Năng suất thịt xẻ của các dòng và tổ hợp dòng

Chỉ tiêu
Dòng vịt
V12
V2
V5
V1
V7
V2V7
V12V7
V2517
V12517
n (con)

6
6
6
6
6
6
6
6
6
KL (g)
3265,7
3113,3
3024,8
2963,2
2947,0
3046,2
3122,4
3080,6
3175,5


KL thịt xẻ
(g)
2294,2
2181,5
2120,1
1991,9
1987,2
2096,1
2164,4

2160,4
2232,7
Tỷ lệ thịt
xẻ (%)
70,25
70,07
70,09
67,22
67,43
68,81
69,32
70,13
70,31
KL thịt đùi
(g)
372,6
356,0
333,3
293,2
291,3
328,5
342,4
343,3
373,5
Tỷ lệ thịt
đùi(%)
16,24
16,32
15,72
14,72

14,66
15,67
15,82
15,89
16,73
KL thịt ức
(g)
443,9
415,4
386,3
361,9
359,5
392,4
407,8
405,9
421,3
Tỷ lệ thịt
ức (%)
19,35
19,04
18,22
18,17
18,09
18,72
18,84
18,79
18,87
Tỷ lệ thịt
đùi+ức (%)
35,59

35,36
33,94
32,89
32,75
34,39
34,66
34,68
35,60

Các dòng trống và tổ hợp thương phẩm 4 dòng đều có tỷ lệ thịt xẻ cao, trên 70%. Tổ hợp
thượng phẩm mới V12517 có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất, đạt 70,31%. Khi tổ hợp 4 dòng để tạo con
thương phẩm cũng cải thiện năng suất thịt xẻ so với tổ hợp thương phẩm chỉ sử dụng 2 dòng.
Mức chênh lệch tỷ lệ thịt xẻ giữa tổ hợp 4 dòng và tổ hợp hai dòng từ 0,99-1,32 %.
Tỷ lệ thịt đùi+ức của dòng V12 và tổ hợp 4 dòng V12517 cũng cao hơn các dòng vịt
khác. Điều này cho thấy, sử dụng trống V12 có khối lượng cơ thể cao lai chéo với mái V5 để sản
xuất con bố trong tổ hợp thương phẩm 4 máu không những góp phần làm tăng tốc độ sinh
trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn, mà còn góp phần cải thiện tỷ lệ và chất lượng thịt xẻ.
4. Kt lun và  ngh

Tỷ lệ nuôi sống của dòng vịt V12 mới tạo ra và các tổ hợp thương phẩm 2 và 4 dòng đều
đạt cao, trên 94%. Vịt V12 có khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi cao nhất, sau 5 thế hệ chọn lọc đạt
3245,9 gam với tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể là 2,57 kg.
Các tổ hợp thương phẩm mới bao gồm V12V7 (tổ hợp 2 dòng) và V12517 (tổ hợp 4
dòng) đều có khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể, tỷ lệ
thịt xẻ và tỷ lệ thịt đùi+ức cao hơn so với vịt thương phẩm hiện tại V2V7 và V2517, có triển
vọng chuyển giao tốt cho sản xuất. Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt đùi+ức của vịt thương phẩm V12V7 lần lượt là 3126,3
gam, 2,63 kg, 69,32% và 34,66% và của vịt thương phẩm V12517 lần lượt là 3173,2 gam, 2,59
kg, 70,31% và 35,60%.


Công nhận 2 công thức thương phẩm mới là V12V7 (tổ hợp 2 dòng) và V12517 (tổ hợp 4
dòng) và đưa sản xuất thử.

Tài liu tham kho


1. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Xuân, Lê
Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng và Vũ Anh Bình (2009). Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông
bà Super Heavy nhập nội. Báo cáo khoa học 2008. Phần di truyền giống vật nuôi. Viện Chăn Nuôi, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hà Nội 7-8/10/2009. Trang 156-166.
2. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ trọng Hốt, Nguyễn Tùng Lâm, Võ Văn Sự, Doãn
Văn Xuân, Nghiêm Thuý Ngọc (2004). Nghiên cứu chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản SM tại Trung tâm
Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo Cáo Khoa học Chăn nuôi Thú y. Phần Chăn nuôi Gia cầm. Viện Chăn
Nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hà Nội 8-9/12/2004. Trang 129-138.
3. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Doãn Văn Xuân, Đặng thị Vui, Nguyễn Thị Thuý Nghĩa và Đồng
Thị Quyên (2009). Khả năng sản xuất của vịt CV Super M3, Super Heavy. Báo cáo khoa học 2008. Phần
di truyền giống vật nuôi. Viện Chăn Nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hà Nội 7-8/10/2009.
Trang 147 -156.
4. Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Văn Diện, Đinh Công Tiến, Nguyễn Ngọc Huân (2001).
Nghiên cứu tạo hai dòng vịt cao sản hướng thịt tại Việt Nam. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-
2000. TP Hồ Chí Minh 4/2001. Trang 150-159.
5. Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải và Hoàng Văn Tiệu (2009). Chọn lọc ổn định năng suất hai dòng vịt
cao sản hướng thịt (V2 và V7) tại trại vịt giống VIGOVA. Báo cáo khoa học 2008. Phần di truyền giống
vật nuôi. Viện Chăn Nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hà Nội 7-8/10/2009. Trang 179-187.

×