Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu chương trình sử dụng vaccine newcastle và gumboro cho gà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.71 KB, 12 trang )



NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VACCINE NEWCASTLE VÀ GUMBORO
CHO GÀ TÂY
Nguyễn Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Phạm Thị Minh Thu,
Khuất Thị Tuyên, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Quê, Lƣu Thị Thuỷ
Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương
Tóm tắt
Kháng thể thụ động Newcastle ở gà Tây con 1 ngày tuổi do mẹ truyền là 5,9 log2 đạt 100% số mẫu sau đó
giảm nhanh đến 9 ngày tuổi còn 70% mẫu có kháng thể và 2,9 log2. Sau khi tiêm vaccine ND Emultion lần 2 hàm
lượng kháng thể đạt cao ở 30 ngày sau khi tiêm: 7,15log2 và giảm dần đến thời điểm sau khi tiêm 180 ngày vẫn còn
đạt 5,35log2. Sau khi công cường độc bệnh Newcastle cho thấy gà Tây có thể bảo hộ virus Newcastle cường độc sau
khi sử dụng vaccin. Kháng thể thụ động gumboro ở 1 ngày tuổi đạt 100% số mẫu dương tính đến 9 ngày tuổi số mẫu
dương tính chỉ còn 5/10 mẫu đạt 50%, vì vậy, chúng tôi sử dụng vaccine vào lúc 10 ngày tuổi và sau 1 tuần sử dụng
nhắc lại lần 2, tại thời điểm 17, 24, 31, 35 ngày tuổi số mẫu có kháng thể chủ động là 100%. Sau khi công cường
độc bệnh Gumboro gà Tây không chết nhưng lại có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh và có biến đổi về bệnh
tích đại thể cũng như vi thể. Chương trình sử dụng vaccine Newcastle và Gumboro như sau: 7 và 21 ngày tuổi sử
dụng ND-IB, 50 và 180 ngày tuổi sử dụng vaccine ND- Emultion; 10 và 17 ngày tuổi sử dụng vaccine Gumboro.
1. Đặt vấn đề
Gà Tây HuBa được nhập về Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương năm 2008 từ
Viện nghiên cứu gia súc nhỏ Godollo - Hungari, đó là giống có chất lượng thịt thơm ngon. Hiện
nay gà Tây đang được nuôi tại một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang Hưng
Yên kết quả bước đầu cho thấy gà Tây thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi cũng như thời tiết
khí hậu ở nước ta.
Gà tây có sức chống chịu bệnh cao cũng nhưng nhiều loại gia cầm khác thường mắc các
bệnh đặc biệt là các bệnh Newcastle, Gumboro là bệnh do virus gây nên, thường xuyên có mặt ở
khắp mọi nơi trên thế giới gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia cầm. Để phòng chống bệnh này
ngoài công tác vệ sinh an toàn sinh học thì phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp tích cực và
hiệu quả nhất. Với điều kiện tại Việt Nam thì sức đề kháng của gà tây đối với các bệnh này như
thế nào? Việc sử dụng vaccine như thế nào cho tỷ lệ bảo hộ cao nhất? để trả lời câu hỏi trên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình vaccine Newcastle và


Gumboro cho gà tây”.
2. Vật liệu và phƣơng pháp
2.1. Vật liệu
- Vaccine ND - IB: là vaccine sống nhược độc đông khô phòng bệnh Newcastle và viêm
phế quản truyền nhiễm
- Vaccine ND Emulsion: là vaccine nhũ dầu vô hoạt phòng bệnh Newcasle
- Vaccine Gumboro là vaccine sống nhược độc đông khô phòng bệnh Gumboro
- Gà Tây nuôi từ 1 ngày tuổi đến giai đoạn sinh sản
Thời gian nghiên cứu: 2008-2009


Địa điểm nghiên cứu: Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình
- Phân tích mẫu huyết thanh và công cường độc tại Trung tâm chẩn đoán thú y Trung
ương.
- Virus để công cường độc là giống Newcastle VN91, Virus Gumboro 52/70 của Trung
tâm chẩn đoán thú y trung ương
2.2. Phƣơng pháp
2.2.1. Nghiên cứu chương trình sử dụng vaccine Newcastle cho gà Tây
Sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu Haemaglutination Inhibition (HI) để
xác định hiệu giá kháng thể thụ động và chủ động Newcastle
Số lượng gà tây thí nghiệm:
- Lô 1: 30 con để theo dõi diễn biến hiệu giá kháng thể thụ động
- - Lô 2: 30 con thí nghiệm sử dụng vaccine
- và 10 con đối chứng không tiêm vaccine
2 lô này đều xuất phát chung từ 1 đàn bố mẹ, xuống chuồng cùng lứa tuổi và cùng 1 điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau
Bố trí thí nghiệm:
- Theo dõi diễn biến hiệu giá kháng thể thụ động Newcastle
Lấy máu ở các thời điểm: 1, 3, 5, 7, 9 ngày tuổi, số lượng mẫu: 10 mẫu/1 lần lấy mẫu
Khi nào hàm lượng kháng thể giảm xuống dưới 3log2 (3log2 là ngưỡng bảo hộ với bệnh

Newcastle) thì sử dụng vaccine.
- Theo dõi diễn biến hiệu giá kháng thể Newcastle sau khi sử dụng vaccine
Lấy mẫu ở các thời điểm: 7, 14, 21, 28 ngày sau khi sử dụng ND-IB và sau khi sử dụng
vaccine nhũ dầu 14, 21, 30 và cứ sau 1 tháng lấy mẫu kiểm tra 1 lần
Số lượng mẫu: 20 mẫu/1 lần lấy mẫu
- Khi hàm lượng kháng thể giảm dưới 3log2 thì sẽ sử dụng vaccine nhắc lại hoặc tiêm
ND-Emultion (theo hướng dẫn của Mary Young và cộng sự, 2002)
- Công cường độc sau khi tiêm ND-Imulsion lần 1 được 30 ngày: số lượng công cường
độc là 5 con sử dụng vaccine và 5 con đối chứng.
- Kiểm tra hàm lượng kháng thể Newcastle của lô đối chứng trước khi công cường độc,
đảm bảo không có kháng thể Newcastle
- Dựa vào biến đổi hàm lượng kháng thể để xây dựng chương trình phòng bệnh
2.2.2. Nghiên cứu chương trình sử dụng vaccine Gumboro cho gà tây
Số lượng gà tây thí nghiệm:
- Lô 1: 30 con để theo dõi diễn biến hiệu giá kháng thể thụ động
- Lô 2: 30 con thí nghiệm sử dụng vaccine
- và 10 con đối chứng không tiêm vaccine
2 lô này đều xuất phát chung từ 1 đàn bố mẹ, xuống chuồng cùng lứa tuổi và cùng 1 điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau


- Xác định sự có mặt của kháng thể Gumboro bằng phản ứng kết tủa khuyếch tán trên
thạch (AGP)
+ Theo dõi sự có mặt kháng thể thụ động Gumboro
Sử dụng huyết thanh để làm phản ứng AGP, lấy mẫu lúc gà được 1, 3, 5, 7 ngày tuổi. 10 mẫu /1
lần lấy mẫu
+ Theo dõi sự có mặt của kháng thể sau khi sử dụng vaccine Gumboro
Sau khi sử dụng vaccine được 7, 14, 21 ngày lấy máu kiểm tra AGP
- Công cường độc khi gà được 35 ngày tuổi, số lượng công cường độc là 5 con sử dụng
vaccine và 5 con không sử dụng vaccine (đối chứng)

+ Trước khi công cường độc kiểm tra AGP và xác định hàm lượng kháng thể Gumboro ở
lô sử dụng vaccine và lô không sử dụng vaccine.
+ Xác định biến đổi vi thể của túi Fabricius trước và sau khi công cường độc ở lô thí
nghiệm và lô đối chứng
- Dựa vào kết quả kiểm tra AGP để xây dựng chương trình phòng bệnh bằng vaccine
Gumboro
3. Kết quả
Đối với virus gây bệnh Newcastle và Gumboro, khi vào cơ thể gà sẽ kích thích sinh ra
đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể( Timms and D.J.Alexander, 1997.
Vladimir Jurajda,2000), tuy nhiên các tác giả cũng đã chỉ ra rằng đáp ứng miễn dịch dịch thể là
chủ yếu.
3.1. Nghiên cứu chƣơng trình sử dụng vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà Tây
- Hiệu giá kháng thể thụ động Newcastle của gà Tây
Bảng 1. Diễn biến hiệu giá kháng thể thụ động Newcastle của gà Tây
Ngày
tuổi
Số
lượng
mẫu
Hiệu giá kháng thể (log2)
GMT
(
X
mx
)
GMT ≥ 3 log
2

2
3

4
5
6
7
8
Số
mẫu
Tỷ lệ
(%)
1
10


1
2
3
2
2
5,8+0,22
10
100
3
10

1
1
3
3
2


5,4+0,32
10
100
5
10
2
1
3
2
1
1

4,2+0,26
8
80
7
10
3
2
2
2
1


3,9+0,26
7
70
9
10
4

3
3




2,9+0,18
6
60
(GMT - Geomotric Mean Titers)

Theo quy luật hình thành kháng thể thụ động thì kháng thể này chỉ tồn tại một thời gian
ngắn rồi bị triệt tiêu. Theo Meulemans, G. (1982) thì: Thời gian tồn tại của kháng thể thụ động


kéo dài đến ngày tuổi thứ 28 ở gà con. Bằng thực nghiệm cho biết kháng thể thụ động ở gà con
chỉ tồn tại đến ngày tuổi thứ 15 (Rao, A.S, 1987) còn Saeed (1988) cho biết: Lượng kháng thể
thụ động ở gà con chỉ tồn tại đến ngày tuổi 24 hoặc 25.
Gà con mới nở thì sự có mặt của kháng thể thụ động đó giúp nó đề kháng với bệnh trong tuần
tuổi đầu (Alexander, D.J, 1991). Nhưng kháng thể thụ động này chỉ tồn tại trong một thời gian
ngắn rồi triệt tiêu. Vì vậy, để đảm bảo trạng thái miễn dịch liên tục cho đàn gà phải sử dụng
vaccine tạo miễn dịch chủ động.
Hiệu giá kháng thể thụ động đạt khá cao lúc 1 ngày tuổi: 5,8 log2 với tỷ lệ bảo hộ đạt
100%, lúc gà 3 ngày tuổi giảm còn 5,4 log2 nhưng tỷ lệ bảo hộ vẫn đạt 100%. Khi gà được 5 và
7 ngày tuổi hiệu giá kháng thể trung bình vẫn đạt >3log2 nhưng tỷ lệ bảo hộ chỉ đạt 80% - 70%,
gà được 9 ngày tuổi hiệu giá kháng thể giảm hẳn và chỉ đạt 2,9 log2 và tỷ lệ bảo hộ đạt thấp còn
60%.
So với giống gà khác như Hybro, Plymouth thì hàm lượng kháng thể thụ động Newcastle
lúc 1 ngày tuổi đạt 3,7 log2 (Trần Thị Lan Hương, 1999). Theo Hà Bằng Mưu, 2000 thì hàm
lượng kháng thể thụ động Newcastle lúc 1 ngày tuổi gà Kabir là 6,38log2-6,66log2. Ở gà Sao

(guinefow) hàm lượng kháng thể thụ động lúc 1 ngày tuổi đạt 7,6log2, đến 9 ngày tuổi vẫn còn
đạt 2,9 log2 ( Nguyễn Thị Nga và cs, 2006)
Căn cứ vào hiệu giá kháng thể thụ động chúng tôi sử dụng vaccine ND-IB lần 1 vào lúc gà 7
ngày tuổi. Các giống gà lông màu khác thường sử dụng vaccine ND-IB vào lúc gà được 5 ngày
tuổi (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2007).
- Hiệu giá kháng thể sau khi sử dụng vaccine ND-IB
Bảng 2. Hiệu giá kháng thể Newcastle sau khi sử dụng vaccine ND-IB
Ngày
sau khi
sử dụng
vaccine
Số mẫu
kiểm
tra
Hiệu giá HI (log
2
)

GMT
(
X
mx
)
GMT ≥ 3 log
2

2
3
4
5

6
7
Số
mẫu
Tỷ lệ
(%)
ND-IB lần 1
7
20
4
10
4
2


3,20+0,77
16
80
14
20
2
8
6
4


3,60+0,58
18
90
21

20
7
8
4
1


2,95+0,79
13
65
ND-IB lần 2
7
20
2
11
5
1
1

3,40+0,95
18
90
14
20
1
8
7
2
2


3,80+0,72
19
95
21
20

5
10
4
1

4,05+0,84
20
100
28
20
2
6
8
1
2
1
3,90+0,66
18
90



Vaccine ND - IB là vaccine nhược độc, virus Newcastle thuộc nhóm Lentogen là chủng có
độc lực thấp thường để chế các loại vaccine sử dụng cho gà con như Lasota, B1, F, ND-IB…độ dài

miễn thường ngắn hơn các loại vaccine nhũ dầu (Vladimir Jurajda, 2003). Do vậy sau khi sử dụng
vaccine ND-IB lần 1 hiệu giá kháng thể chỉ đạt 3,2 - 3,6 log2 và tỷ lệ bảo hộ đạt 80-90%. Sau khi sử
dụng vaccine ND-IB lần 2 hiệu giá kháng thể có tăng hơn so với lần 1 nhưng sau 14 ngày sử dụng
mới chỉ đạt 3,8 log2 với 95% số mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ. Hiệu giá kháng thể cao nhất sau
khi sử dụng vaccine ND-IB lần 2 ( 4,05 log2 và 100 số mẫu >3lg2) sau đó giảm còn 3,9 log2 với
90% kháng thể bảo hộ.
Căn cứ vào diễn biến hàm lượng kháng thể sau khi sử dụng vaccine IB-ND lần 1 lúc 7 ngày
và lần 2 lúc 21 ngày, chúng tôi sử dụng vaccine ND Emultion vào lúc gà 50 ngày tuổi


Bảng 3. Hàm lượng kháng thể Newcastle sau khi sử dụng vaccine nhũ dầu ND Emultion
Ngày
sau
khi sử
dụng
vaccin
Số mẫu
kiểm
tra
Hiệu giá HI (log
2
)
GMT
(
X
mx
)
GMT ≥ 3 log
2


2
3
4
5
6
7
8
9
Số
mẫu
Tỷ lệ
(%)
Sau khi sử dụng vaccine ND Emultion lần 1

14
20

2
8
6
4



4,60+0,58
20
100
30
20



1
2
7
5
5

6,55+0,55
20
100
60
20



3
8
7
2

6,40+0,66
20
100
90
20

1
4
5
5

5


5,45+0,39
20
100
120
20

6
2
7
5



4,55+0,48
20
100
Sau khi sử dụng vaccine ND Emultion lần 2
14
20


5
11
1
2
2


5,55+0,91
20
100
30
20


1
1
4
4
8
2
7,15+0,64
20
100
60
20



5
2
5
5
3
6,95+0,34
20
100
90

20


1
4
7
4
4

6,30+0,47
20
100
120
20


2
5
6
3
4

6,10+0,35
20
100
150
20


2

8
6
4


5,60+0,58
20
100
180
20


3
8
8
1


5,35+0,8
20
100
210
20

2
8
8
2




4,50+0,77
20
100
240
20
2
5
7
5
1



3,90+0,55
18
90
270
20
5
7
6
2




3,30+0,58
16
80

300
20
7
8
5





2,90+0,34
13
65

Sau khi sử dụng vaccine nhũ dầu lần 1 được 14 ngày hàm lượng kháng thể đạt 4,6log2 và
đạt cao nhất ở 30 ngày sau khi tiêm vaccine (6,55log2), 120 ngày sau khi tiêm vaccine hàm
lượng kháng thể giảm xuống còn 4,55 log2 và đạt 100% số mẫu đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ,
đây cũng là thời điểm gà chuẩn bị vào đẻ vì thế chúng tôi tiêm vaccine lần 2 ND Emultion vào
lúc gà được 180 ngày tuổi.


Diễn biến hàm lượng kháng thể sau khi sử dụng vaccin
0
1
2
3
4
5
6
7

8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Thời gian sau khi tiêm vaccin (tháng)
Hàm lượng HI(log2)
Lần 1
lần 2

Sau khi tiêm vaccine ND Emultion lần 2 hàm lượng kháng thể đạt cao ở 30 ngày sau khi
tiêm: 7,15log2 và giảm dần đến thời điểm sau khi tiêm 180 ngày vẫn còn đạt 5,35log2 vì vậy
chúng tôi tiến hành kiểm tra hàm lượng kháng thể tới khi gà giảm thấp dưới mức 3 log2 thấy
khi gà tiêm vaccine ND Emultion lần 2: 300 ngày hàm lượng kháng thể đạt 2,9 log2 như vậy cần
tiêm vaccine ND Emultion lần 3 sau khi tiêm lần 2 được 270 ngày (450 ngày tuổi).
* Kết quả thực hiện công cường độc sau khi sử dụng vaccine Newcastle
Tiến hành công cường độc bằng phưương pháp tiêm dưới da với 10
4
LD50 liều lượng
0,5ml cho mỗi gà.
Bảng 4. Triệu chứng của gà Tây sau khi công cường độc
Ngày sau khi
công cường độc
Biểu hiện triệu chứng
Số gà chết
Đối chứng
(lô tiêm vc)
1
Chưa biểu hiện
0
Bình thường
2
Chưa biểu hiện

0
Bình thường
3
Bỏ ăn, ủ rì, sã cánh rải rác ỉa phân xanh,
trắng, một số con có hiện tượng thần kinh
như đầu lắc lư, hoặc chúi đầu xuống đất
0
Bình thường
4
Gà ủ rũ toàn đàn, có biểu hiện thần kinh
2
Bình thường
8
Gà có biểu hiện thần kinh, ỉa chảy
1
Bình thường

Như vậy gà thí nghiệm có biểu hiện lâm sàng về tiêu hoá và thần kinh là chủ yếu còn các
triệu chứng về hô hấp thì không biểu hiện rõ. Trong lô không tiêm vaccine đến ngày 15 vẫn còn
2 con còn sống nhưng ăn ít, gầy còm trọng lượng giảm từ 3,6 kg chỉ còn 1,6kg.
Lô tiêm vaccine gà đều khỏe mạnh bình thường
Bảng 5. Bệnh tích của gà Tây sau khi công cường độc


Cơ quan mổ khám
Lô đối chứng
Lô thí nghiệm
Xoang mũi
Khô, không có dịch nhầy
Khô, không có dịch nhầy

Khí quản
Xung huyết nhẹ
Bình thường
Phổi
Bình thường
Bình thường
Dạ dày cơ
Xuất huyết
Bình thường
Dạ dày tuyến
Xuất huyết
Bình thường
Ruột
Niêm mạc viêm dày, ruột, manh
tràng xuất huyết nặng.
Bình thường
Hậu môn
Xuất huyết
Bình thường
Gan, lách, thận
1 số con gan, lách hơi sưng có
điểm xuất huyết, thận chứa nhiều
ure trắng
Bình thường
Não
Xuất huyết, sung huyết ở tiểu não
Bình thường
Màng tim, tim
Viêm dày đục, xuất huyết



Như vậy ở lô không sử dụng vaccine gà có bệnh tích đặc trưng của bệnh Newcastle như
viêm xuất huyết bộ phận tiêu hóa, xuất huyết não, màng tim viêm dày và đó có số lượng chết
3/5 con, còn lô sử dụng vaccine thì đàn gà vẫn khỏe mạnh bình thường
Dựa vào kết quả diễn biến hàm lượng kháng thể sau khi sử dụng vaccine và công cường
độc bệnh Newcastle chúng tôi đưa ra lịch phòng bệnh Newcastle như sau:
Ngày tuổi
Vaccine
Cách sử d ụng
Ghi chú
7
ND-IB lần 1
Nhỏ mắt mũi

21
ND-IB lần 2
Nhỏ mắt mũi

50
ND Emultion lần 1
Tiêm dưới da cổ, cánh

180
ND Emultion lần 2
Tiêm dưới da cổ, cánh

450
ND Emultion lần 3
Tiêm dưới da cổ, cánh



3.2. Kết quả xây dựng chƣơng trình phòng bệnh Gumboro cho gà Tây
Bảng 6. Kết quả phản ứng AGP
Ngày tuổi
Số mẫu kiểm tra
Kháng thể thụ động
(AGP) số mẫu (+)
Kháng thể chủ động
(AGP) số mẫu (+)
1
10
10

3
10
9

5
10
7



7
10
6

9
10
5


17
20

20
24
20

20
31
20

20
45
20

20

Như vậy kháng thể thụ động Gumboro ở 1 ngày tuổi đạt 100% số mẫu dương tính đến 7
ngày tuổi số mẫu dương tính chỉ còn 6/10 nhưng đến 9 ngày tuổi số mẫu dương tính chỉ còn 5/10
mẫu đạt 50% vì vậy, chúng tôi sử dụng vaccine vào lúc 10 ngày tuổi và sau 1 tuần sử dụng nhắc
lại lần 2, tại thời điểm 17, 24, 31, 45 ngày tuổi số mẫu dương tính là 100%
Khi gà được 35 ngày tuổi, đó là lứa tuổi gà bình thường rất mẫn cảm với bệnh Gumboro
chúng tôi tiến hành công cường độc. Sau 10 ngày theo dõi chúng tôi thu được kết quả như sau:


Bảng 7. Kết quả công cường độc bệnh Gumboro
Chỉ tiêu theo
dõi
Gà Thí nghiệm

(sử dụng vaccine)
Gà đối chứng
(không sử dụng vaccine)
Triệu chứng
lâm sàng
Ăn uống khoẻ mạnh bình thường
Ăn uống ít, uống nhiều nước, nhiều
phân loãng trắng
Mổ khám
bệnh tích
Xuất huyết nhẹ ở cơ đùi
Túi Fabricius hơi teo.
Các cơ quan khác bình thường
Cơ đùi và cơ ngực có xuất huyết,
xung huyết nhẹ.
Túi Fabricius hơi sưng
Dạ dày tuyến có xuất huyết, lách
thoái hóa, xuất huyết
Thận xuất huyết
Bệnh tích vi
thể
Các cấu trúc túi Fabricius còn nguyên
vẹn, tế bào lympho dầy đặc, các nang
lympho dính liền và có hình đa giác
Biểu hiện xuất huyết nhẹ ở tuyến tụy,
dạ dày tuyến, thận
Túi Fabricius xuất huyết nặng, cấu
trúc nang lympho không còn hình đa
giác
Dạ dày tuyến xuất huyết nặng, bong

tróc niêm mạc
Tụy lách thận xuất huyết
Kết quả
Gà không chết
Gà không chết

Sau khi công cường độc cả hai lô gà đều không có con chết nhưng với lô không tiêm
vaccine có bệnh tích điển hình của bệnh Gumboro, đặc biệt đối với gà không tiêm vaccine, các
cơ quan sản sinh kháng thể như túi Fabricius, lách, thận đều bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng
suy giảm miễn dịch do vậy chúng tôi đưa ra lịch sử dụng vaccine như sau: 10 ngày tuổi sử dụng
lần 1 và 17 ngày tuổi sử dụng nhắc lại lần 2.
Ngày tuổi
Lo ại vaccine
Cách sử dụng
Ghi chú
10
Gum D78 lần 1
Nhỏ mắt mũi

17
Gum D78 lần 1
Nhỏ mắt mũi


3.3. Kết quả áp dụng quy trình vào sản xuất
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng các mô hình nuôi gà Tây ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng
Yên và áp dụng quy trình vaccine phòng bệnh trên cho kết quả rất tốt qua 2 năm 2009 - 2010 với
cả mô hình sinh sản và nuôi thịt.
Bảng 8. Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn ở một số mô hình
Địa điểm

Nuôi thương phẩm
Nuôi sinh sản
Đầu kỳ
(con)
Tỷ lệ nuôi
sống (%)
Đầu kỳ
(con)
Tỷ lệ nuôi
sống (%)
Hà Nội
Ông Thân -Thạch Thất
200
98,0
30
96,67
Hải
Ông Trí - Chí Linh
500
98,0




Dương
Bà Lan- Bình Giang
100
97,0



Ông Dũng- Bình Giang
50
98,0


Hưng
Yên
Ông Hợi - Ân Thi
500
98,4


Ông Mỹ - Ân Thi
400
98,0
200
97,5
Ông Xốp - Ân Thi
1000
98,5
300
97,67
Ông Bạc -Ân Thi
100
97,0


Bà Bình - Yên Mỹ
200
98,5

100
98,0
Các mô hình nuôi thịt và sinh sản đều cho tỷ lệ nuôi sống cao từ 97,0 - 98,5% và không
có đàn nào có biểu hiện bệnh Gumbro, Newcastle
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
4.1.1. Nghiên cứu chương trình sử dụng vaccine Newcastle cho gà Tây
- Kháng thể thụ động ở gà Tây con đạt khá cao: ở 1- 3 ngày tuổi đạt 5,8 - 5,3 log
2
sau đó
giảm nhanh xuống 3,9 log
2
ở 7 ngày và 9 ngày tuổi còn 2,9 log2 với khả năng bảo hộ từ 1-3
ngày tuổi đạt 100%, 7-9 ngày đạt 70-60%
- Theo dõi diễn biến hiệu giá kháng thể Newcastle sau khi sử dụng vaccine
Sau khi vaccin ND- IB lần 1 7-14 ngày cho thấy gà Tây con hiệu giá kháng thể đạt 3,2 -
3,6 log2 và tỷ lệ bảo hộ đạt 80-90%. Sau khi sử dụng vaccine ND-IB lần 2 hiệu giá kháng thể có tăng
lên ở 21 ngày đạt 4,05 log2 và bảo hộ 100%, sau 28 ngày giảm còn 3,9 log2 với mức bảo hộ 90%.
Khi tiêm vaccine ND Emultion lần 1- lần 2 hàm lượng kháng thể đạt cao 7,15log
2
giảm dần đến
thời điểm sau khi tiêm 270 ngày vẫn còn đạt 3,3log2
- Sau khi công cường độc bệnh Newcastle, lô gà Tây dùng vaccin đạt 100% bảo hộ, lô gà
Tây không dùng vaccin chết 60%. Chứng tỏ gà Tây có thể bảo hộ virus Newcastle cường độc sau
khi sử dụng vaccin phòng bệnh Newcastle.
Chương trình sử dụng vaccine Newcastle cho gà Tây như sau:
Ngày tuổi
Vaccine
Cách sử dụng
Ghi chú

7
ND-IB lần 1
Nhỏ mắt mũi

21
ND-IB lần 2
Nhỏ mắt mũi

50
ND Emultion lần 1
Tiêm dưới da cổ, cánh

180
ND Emultion lần 2
Tiêm dưới da cổ, cánh
Trước khi vào đẻ pha 1
450
ND Emultion lần 3
Tiêm dưới da cổ, cánh
Trước khi vào đẻ pha 2

4.1.2. Nghiên cứu chương trình sử dụng vaccine Gumboro cho gà tây
- Kháng thể thụ động Gumboro: ở 1 ngày tuổi 10/10 mẫu đạt 100% số mẫu dương tính; 7
ngày tuổi là 6/10 và 9 ngày là 5/10 mẫu đạt 50%
Sau khi sử dụng vaccin Gumbro tại thời điểm 17, 24, 31, 45 ngày tuổi chúng tôi tiến hành
lấy mẫu kiểm tra kết quả 20/20 số mẫu dương tính đạt 100%.


Sau khi công cường độc bệnh Gumboro gà Tây không chết nhưng lại có biểu hiện triệu
chứng lâm sàng của bệnh và có biến đổi về bệnh tích đại thể cũng như vi thể

Chương trình sử dụng vaccine Gumboro cho gà Tây như sau:
Ngày tuổi
Vaccine
Cách sử dụng
Ghi chú
10
Gum D78 lần 1
Nhỏ mắt mũi

17
Gum D78 lần 2
Nhỏ mắt mũi


4.2. Đề nghị
Kính đề nghị quy trình sử dụng vaccine Newcastle và Gumboro cho gà Tây là tiến bộ kỹ
thuật, cho phép áp dụng vào sản xuất.
Tài liệu tham khảo
1. Alexander, D.J. Newcastle disease and other Paramyxovirus. Disease of poultry. Iowa State University.
1991
2. Trần Thị Lan Hương. Xác định đáp ứng miễn dịch của gà Hybro, Plymouth, sau khi sử dụng vaccin hệ I
lúc 45 ngày tuổi và ảnh hưởng của Salmonella đến quá trình đáp ứng miễn dịch trên- luận án thạc sĩ , 1999
3. Mary Young, Robyn Alders, Sally Grimes, Peter Spradbrow, Paula Dias, Amýlcar da Sliva and Quintino
Lobo . Controling Newcastle Disease in Village Chickens- A laboratory Manual, 2002
4. Hà Bằng Mưu. Một số kết quả nghiên cứu sự đáp ứng miễn dịch của gà Kabir khi thử nghiệm phòng bệnh
3 lần kết hợp các chế phẩm vaccin chống bệnh Gumboro và Newcastle của hãng Merial, Hội thảo khoa
học Merial, 2000
5. Nguyễn Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Cao Đình Tuấn, Nguyễn Hồng Dung, Dương Thị Oanh, Phạm Minh
Hường, Nguyễn Thị Nhung. Xõy dựng quy trỡnh phũng bệnh Newcastle và Gumboro bằng vaccine cho gà
Sao. Tạp chớ KHKT chăn nuụi, số 10 năm 2006

6. Timms and D.J.Alexander. Cell-mediated immune response of chickens to Newcastle disease vaccines,
1997.
7. Phùng Đức Tiến, Phạm Thị Minh Thu, Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Nga.
Nghiên cứu sản xuất thịt gà an toàn chất lượng cao Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, 2007.


×