Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

THIẾT KẾ ĐỒ ÁN CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.19 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
PGS.TS.Trần Thị Hường (chủ biên)
ThS. Vũ Hoàng Điệp; PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh; ThS. Nguyễn Trung Kiên
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG
Hà Nội 2009
1
Lời nói đầu
Để kip thời phục vụ cho công tác đào tạo hướng dẫn sinh viên, cán bộ thiết
kế chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị, PGS.TS. Trần Thị Hường (chủ trì) cùng
cán bộ giảng dạy bộ môn Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội đã biên soạn tài liệu này. Sách giới thiệu những nội dung cơ bản của
công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng, đặc biệt hướng dẫn kỹ nội dung đánh
giá đất đai xây dựng. Thiết kế quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng theo giai
đoạn quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết trong đồ án quy hoạch xây dựng đô
thị.
Đây là tài liệu hướng dẫn đồ án thiết kế chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng cho
sinh viên, đồng thời còn làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ thiết kế và
những người quan tâm đến lĩnh vực này. Sách gồm 4 chương được phân công biên
soạn:
- PGS.TS. Trần Thị Hường (chủ biên), chương 1 (1.1; 1.4; 1.5), chương 2.
- PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh biên soạn mục 1.2; 1.3 (chương1)
- ThS. Vũ Hoàng Điệp biên soạn chương mở đầu.
- ThS. Nguyễn Trung Kiên biên soạn chương 3 (các ví dụ).
Trong quá trình biên soạn tài liệu, nhóm tác giả đã nhận được những ý kiến
đóng góp của các chuyên gia, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Tuy nhiên,
sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý
kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về bộ môn Chuẩn bị kỹ
thuật đất xây dựng, khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường Đô thị, Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội.


Nhóm tác giả.
2
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Chương mở đầu 5
1. Nội dung cơ bản của công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng 5
2. Các giai đoạn thiết kế CBKT 6
3. Mục tiêu chung của đồ án CBKT 7
4. Các yêu cầu đối với đồ án môn học CBKT 8
5. Nội dung của đồ án CBKT 8
Chương I - Đồ án CBKT1–Quy hoạch chung CBKT tỷ lệ 1/5000-1/10000 9
I.1. Nhiệm vụ của đồ án 9
I.1.1. Mục tiêu của đồ án CBKT1 9
I.1.2. Nhiệm vụ của đồ án CBKT1 9
I.1.3. Yêu cầu thuyết minh, bản vẽ 10
I.2. Đánh giá đất đai và lựa chọn đất xây dựng đô thị 12
I.2.1. Tài liệu cơ sở cần có để thiết kế 12
I.2.2. Trình tự, nội dung và phương pháp đánh giá đất XD 14
I.2.3. Thể hiện bản đồ đánh giá đất XD 21
I.2.4. Lựa chọn đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên 21
I.3. Nghiên cứu các biện pháp CBKT khu đất xây dựng 22
I.3.1. Phân tích đánh giá tổng hợp những khó khăn về ĐKTN khu vực 22
I.3.2. Đề xuất các biện pháp CBKT cho khu đất xây dựng 22
I.4. Thiết kế QHC chiều cao nền khu đất xây dựng 25
I.4.1. Tài liệu cơ sở cần có để thiết kế 25
I.4.2. Trình tự, nội dung và phương pháp thiết kế QHCC 26
I.4.3. Xác định cao độ xây dựng 33
I.4.4. Lập bản đồ QHCT chiều cao nền khu đất XD 43
I.4.5. Ước tính khối lượng đất điều phối đất và khái toán kinh phí 46
I.5. Đánh giá phương án thiết kế và kiến nghị 47

3
Chương II - Đồ án CBKT2 - QHCT chiều cao nền khu đất XD 48
II.1. Nhiệm vụ đồ án CBKT2 48
II.1.1. Mục tiêu của đồ án CBKT2 48
II.1.2. Nhiệm vụ của đồ án CBKT2 48
II.1.3. Yêu cầu thuyết minh, bản vẽ 49
II.2.Thiết kế quy hoạch chi tiết chiều cao nền khu đất xây dựng 50
A. Quy hoạch chi tiết chiều cao nền khu đất xây dựng (tỷ lệ 1/2000) 50
II.2.1. Tài liệu bản đồ cần có để thiết kế 50
II.2.2. Trình tự, nội dung và phương pháp thiết kế quy hoạch
chiều cao nền khu đất xây dựng (tỷ lệ 1/2000) 50
B. Quy hoạch chi tiết chiều cao nền khu đất xây dựng (tỷ lệ 1/500) 54
II.2.1. Tài liệu bản đồ cần có để thiết kế 54
II.2.2. Trình tự, nội dung và phương pháp thiết kế quy hoạch
chiều cao nền khu đất xây dựng (tỷ lệ 1/500) 55
II.2.3. Thiết kế quy hoạch chi tiết chiều cao nền khu đất xây dựng 59
II.2.4. Tính toán khối lượng đất, điều phối đất 87
II.2.5. Dự toán kinh phí thi công nền 96
II.3. Thiết kế chi tiết các công trình kỹ thuật (tường chắn, mái taluy) 98
II.3.1. Thiết kế mái taluy 98
II.3.2. Thiết kế tường chắn 99
II.4. Đánh giá phương án thiết kế và kiến nghị 101
Chương III – Ví dụ minh hoạ 102
Tài liệu tham khảo 118
Phụ lục 119
4
Chương Mở đầu
1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG
Trong thực tế, khi xây dựng đô thị rất khó tìm được một địa điểm có sẵn
hoàn hảo về điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện khác đáp ứng ngay yêu cầu

quy hoạch xây dựng đô thị. Vì vậy người ta phải tiến hành những biện pháp kỹ
thuật cần thiết để cải tạo điều kiện tự nhiên của khu đất nhằm thoả mãn yêu cầu
quy hoạch xây dựng đô thị. Những biện pháp kỹ thuật về sử dụng và cải tạo điều
kiện tự nhiên của khu đất vào mục đích quy hoạch xây dựng đô thị được gọi là
chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong
công tác quy hoạch đô thị. Nó được tiến hành trước khi xây dựng công trình.
Nội dung cơ bản của công tác CBKT khu đất xây dựng đô thị là:
- Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng (theo điều kiện tự nhiên)
- Quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng.
- Thoát nước mặt.
- Hạ nước ngầm.
- Bảo vệ khu đất xây dựng khỏi bị ngập lụt.
- Gia cố, hoàn thiện dải bờ sông, bờ hồ và các mái dốc, tường chắn
- Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đặc biệt khác, bao gồm phòng chống
trượt, mương xói, hốc ngầm, dòng bùn đá; giảm nhẹ các tác động của thiên tai lũ
quét, bão, động đất
Tuỳ theo tính chất và những đặc trưng riêng của khu đất mà các biện pháp
chuẩn bị kỹ thuật có thể chia 2 nhóm như sau:
* Những biện pháp CBKT chung bao gồm đánh giá đất và thoát nước mặt.
Trên tất cả mọi khu đất với các chức năng khác nhau, điều kiện tự nhiên khác
nhau, đều bắt buộc phải tiến hành đánh giá đất đai, quy hoạch chiều cao nền khu
đất xây dựng và thoát nước mặt.
5
* Những biện pháp CBKT riêng biệt bao gồm tất cả những biện pháp CBKT
còn lại. Tuỳ theo mức độ phức tạp khác nhau của từng khu đất mà tiến hành những
biện pháp kỹ thuật khác nhau. Tuy vậy, công tác CBKT không thể xen là riêng lẻ,
tách biệt mà phải nghiên cứu toàn diện, triệt để (vì các biện pháp đó có liên quan
và phụ thuộc lẫn nhau).
2. CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ CBKT

Thực hiện đồ án CBKT khu đất xây dựng là một trong những nội dung quy
hoạch hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị, là một bộ phận trong toàn bộ nội dung quy
hoạch xây dựng. Nó được tiến hành nghiên cứu đồng thời ở tất cả các giai đoạn
quy hoạch xây dựng (quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị
và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị).
- Giai đoạn quy hoạch xây dựng vùng: Nhiệm vụ CBKT được thực hiện
trên bản đồ tỷ lệ 1/25000 ~ 1/250000 với các nội dung chủ yếu là: đánh giá đất đai
xây dựng, lập sơ đồ tổng hợp các biện pháp CBKT bảo vệ khu đất phòng tránh các
điều kiện tự nhiên bất lợi (lũ lụt, úng ngập, xói lở, trượt, lún sụt, bùn đá ). Cụ thể
trong giai đoạn này phải thực hiện:
* Đánh giá đất xây dựng.
* Phân tích, đánh giá và xác định rõ các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng
của thiên tai và đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu tác hại của thiên tai;
* Xác định cao độ xây dựng cho các đô thị trong vùng, hệ thống đê chính;
* Xác định giải pháp thoát nước mưa mang tính chất vùng cho hệ thống
sông suối chính, các lưu vực thoát nước chính, các công trình tiêu thủy đầu mối.
- Giai đoạn quy hoạch chung xây dựng đô thị: Nhiệm vụ CBKT được
thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/5.000 ~ 1/25.000, riêng đối với các đô thị loại V có
thể thực hiện ở bản đồ tỷ lệ 1/2000 với các nội dung và yêu cầu sau:
* Đánh giá, xác định được các loại đất theo điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít
thuận lợi, không thuận lợi, cấm xây dựng hoặc hạn chế xây dựng;
* Xác định cốt (cao độ) xây dựng khống chế của từng khu vực, toàn đô thị
và các trục giao thông chính đô thị, dự kiến giải pháp quy hoạch chiều cao nền xây
dựng (theo hướng dốc, theo cấp nền – khi địa hình dốc lớn) và chỉ rõ khu vực cần
6
tôn (đắp) hoặc hạ (đào) hoặc giữ nguyên không san lấp nền; dự báo khối lượng đất
san nền; dự kiến nguồn đất đắp và khu vực đổ đất dư thừa;
* Xác định rõ các lưu vực và hệ thống cống thoát nước mưa chính, các hồ
điều hoà dự kiến xây dựng, các công trình đầu mối trong hệ thống thoát nước mưa;
* Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ, lũ

quét, bão, sóng thần, triều cường )
- Giai đoạn quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: Nhiệm vụ CBKT được
thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/500 ~ 1/2000 với các nội dung và yêu cầu sau:
Đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000
* Quy hoạch chiều cao: phải bảo đảm khớp nối cao độ giữa các khu vực có
liên quan (đường, nền công trình) và đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và xây dựng đô thị chỉ rõ cao độ tại các điểm giao cắt đường và tại các
điểm đặc biệt; quy hoạch chiều cao nền các bộ phận chức năng (độ dốc, hướng dốc
và cao độ của đường, hè, nền công trình xây dựng); xác định vị trí đào đắp đất với
các thông số (về khối lượng, độ cao thi công trung bình, diện tích đào - đắp).
* Hệ thống thoát nước mưa: Thiết kế mạng lưới đường cống với đầy đủ các
thông số kỹ thuật (kích thước và độ dốc, vận tốc, hướng thoát, cao độ điểm đầu và
điểm cuối của các đoạn cống, miệng xả); làm rõ các thông số kỹ thuật và vị trí của
các hồ điều hoà dự kiến và các trạm bơm đầu mối hoặc cục bộ (giữ lại hoặc xây
dựng mới với công suất bao nhiêu);
* Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác: xác định rõ các vị trí cần kè, ổn định
nền và các tuyến đê chống lũ.
Đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
*Quy hoạch chiều cao: như quy định đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000
và tuỳ theo địa hình nghiên cứu phải thể hiện giải pháp quy hoạch chiều cao nền
bằng “đường đồng mức thiết kế”; vị trí, mặt cắt các mái dốc (ta luy), tường chắn.
* Hệ thống thoát nước mưa: Ngoài những yêu cầu như đối với quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/2000, phải xác định rõ vị trí các ga thu nước, giếng kỹ thuật, cửa xả,
3. MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỒ ÁN MÔN HỌC CBKT
7
Đồ án CBKT nhằm các mục tiêu:
- Giúp sinh viên hệ thống toàn bộ kiến thức phần lý thuyết của môn học để
vận dụng nghiên cứu, thiết kế CBKT khu đất xây đựng (1 thành phố,1 thị xã, thị
trấn, 1 khu công nghiệp hoặc 1 điểm dân cư) với những số liệu thực tế về điều kiện
tự nhiên, hiện trạng và các dữ liệu về quy hoạch không gian và sử dụng đất.

- Giúp sinh viên nắm vững trình tự, nội dung, phương pháp thực hiện Đồ án
CBKT, rèn luyện khả năng nghiên cứu, thiết kế và thể hiện ý đồ thiết kế CBKT.
4. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỒ ÁN MÔN HỌC CBKT
a. Các yêu cầu chung
- Hoàn thành đúng tiến độ thời gian và các yêu cầu của nội dung đồ án.
- Áp dụng các phương pháp tính toán, tiêu chuẩn quy phạm thiết kế hiện
hành và thể hiện đồ án đạt chất lượng tốt nhất về nội dung và hình thức.
b. Yêu cầu cụ thể đối với thuyết minh và bản vẽ
Yêu cầu thuyết minh và bản vẽ của mỗi đồ án (CBKT 1 và CBKT 2) được
nêu ở mục I.1.3 (Chương 1) và mục II.1.3 (chương 2) trong cuốn sách này.
5. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN MÔN HỌC CBKT
Trong chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị (105), môn học
CBKT có 2 đồ án: đồ án CBKT 1 và CBKT 2.
- Đồ án CBKT1 (30 tiết) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật trong quy hoạch
chung xây dựng đô thị với một số nội dung:
* Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng đô thị theo điều kiện tự nhiên (tỷ
lệ 1/5000 ~ 1/10000).
* Nghiên cứu định hướng các biện pháp CBKT cho khu đất xây dựng.
* Quy hoạch chung chiều cao nền khu đất xây dựng (tỷ lệ 1/5000~1/10000).
- Đồ án CBKT2 (30 tiết) với nội dung: Quy hoạch chi tiết chiều cao nền
khu đất xây dựng (tỷ lệ 1/500~1/2000).
Riêng nội dung thoát nước mưa đô thị sẽ trình bày trong cuốn sách “Hướng
dẫn thiết kế đồ án thoát nước đô thị” cũng do bộ môn biên soạn.
8
Chương I
QUY HOẠCH CHUNG CBKT KHU ĐẤT XÂY DỰNG
TỶ LỆ 1/5000 – 1/10000 (ĐỒ ÁN CBKT1)
I.1. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN CBKT1.
I.1.1. Mục tiêu của đồ án CBKT1.
Đồ án CBKT1 nhằm mục tiêu:

- Giúp sinh viên hệ thống toàn bộ kiến thức lý thuyết của môn học để vận
dụng nghiên cứu, thiết kế CBKT khu đất xây dựng ở giai đoạn quy hoạch chung
xây dựng đô thị.
- Giúp sinh viên nắm vững nội dung, trình tự, phương pháp thực hiện đồ án
CBKT ở giai đoạn quy hoạch chung xây dựng đô thị, đồng thời rèn luyện kỹ năng
nghiên cứu, thiết kế và thể hiện ý đồ thiết kế CBKT.
I.1.2. Nhiệm vụ của đồ án CBKT1.
Đồ án CBKT1 gồm các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá đất đai và lựa chọn đất xây dựng đô thị (theo điều kiện tự nhiên).
- Nghiên cứu (định hướng) các biện pháp CBKT khu đất xây dựng đô thị.
- Thiết kế quy hoạch chung chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị.
Theo Khoản 1, điều 17, Nghị định của Chính phủ về quy hoạch xây dựng
(số 08/2005/NĐ-CP) thì quy hoạch chung xây dựng đô thị được thực hiện trên bản
đồ tỷ lệ 1/5000 ÷ 1/25000. Cụ thể:
* Đối với đô thị loại đặc biệt, loại I: 1/25000 ÷ 1/10000
* Đối với đô thị loại II và loại III: 1/10000.
* Đối với đô thị loại IV: 1/10000 ÷ 1/5000.
Riêng đối với đô thị loại V thực hiện ở tỷ lệ 1/2000. Tuy nhiên, trong phạm
vi đồ án môn học, bộ môn yêu cầu sinh viên thực hiện đồ án CBKT1 (QHC) ở tỷ lệ
1/5000 ~ 1/10000.
9
I.1.3. Yêu cầu đối với thuyết minh và bản vẽ:
a. Yêu cầu đối với thuyết minh
Mở đầu: *Nêu sự cần thiết phải thiết kế CBKT cho khu đất xây dựng (thành
phố, thị xã/thị trấn, khu công nghiệp, khu dân cư);
* Nhiệm vụ và căn cứ thiết kế CBKT khu đất xây dựng.
Chương 1 - Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu.
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Điều kiện khí hậu – khí tượng

1.1.3. Điều kiện địa hình
1.1.4. Điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và điều kiện địa chấn
1.1.5. Điều kiện thuỷ văn, hải văn.
1.2. Đặc điểm hiện trạng
1.2.1. Giới thiệu chung về hiện trạng đô thị
1.2.2. Tính chất, quy mô dân số và diện tích
1.2.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội (tóm tắt)
1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất, công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật.
Chương 2. Quy hoạch xây dựng đô thị
2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy mô dân số
2.2. Định hướng phát triển không gian đô thị và quy hoạch sử dụng đất.
2.3. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
2.4. Quy hoạch xây dựng đợt đầu.
Chương 3. Công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng
3.1. Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng
10
3.1.1. Đánh giá đất xây dựng (theo từng yếu tố tự nhiên: khí hậu; địa hình;
địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, địa chấn; thuỷ văn, hải văn).
3.1.2. Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng (theo mức độ thuận lợi
của điều kiện tự nhiên).
3.1.3. Những kiến nghị với quy hoạch phát triển không gian và phân khu
chức năng (cho phù hợp với từng loại đất).
3.2. Nghiên cứu các biện pháp CBKT cho khu đất xây dựng
3.2.1. Phân tích, đánh giá tổng hợp những khó khăn về điều kiện tự nhiên
của đất đai trong khu vực thiết kế.
3.2.2. Đề xuất các biện pháp CBKT cho khu đất xây dựng (định hướng).
3.3. Tính toán thuỷ văn lựa chọn cao độ nền xây dựng tối thiểu
3.3.1. Tính toán thuỷ văn (cần có tài liệu thống kê về mực nước tính toán và
vẽ đường tần suất)
3.3.2. Xác định cao độ nền xây dựng tối thiểu (đảm bảo khả năng thoát nước

tự chảy, tránh ngập úng - ngập lụt cho khu đất).
3.4. Quy hoạch chung chiều cao nền khu đất xây dựng (QHCC)
3.4.1. Các nguyên tắc thiết kế
3.4.2. Các giải pháp và các phương án thiết kế
3.4.3. Các phương pháp thiết kế
3.4.4. Các công thức tính toán đã sử dụng trong thiết kế
3.5. Ước tính khối lượng đất và dự kiến điều phối đất
3.5.1. Nguyên tắc tính toán
3.5.2. Các công thức tính toán
3.5.3. Ứơc tính và thống kê khối lượng công tác đất
3.5.4. Dự kiến điều phối đất (nêu phương án giải quyết đất thừa - thiếu).
3.5.5. Ước tính kinh phí.
11
Quy cách thể hiện thuyết minh
- Thuyết minh được đóng theo khổ A4, đánh máy 1 ÷ 2 mặt, phông chữ
VnTime cỡ 14, dãn dòng 1,5 line.
- Bìa giấy thường, đóng bóng kính và trang tiếp theo có nội dung hình thức
như mẫu quy định của bộ môn.
b. Yêu cầu đối với bản vẽ
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000~1/250.000
- Các bản đồ hiện trạng phục vụ cho thiết kế, tỷ lệ 1/5.000~1/10.000
- Bản đồ đánh giá đất đai xây dựng, tỷ lệ 1/5.000~1/10.000
- Bản đồ định hướng phát triển không gian, tỷ lệ 1/5.000~1/10.000
- Bản đồ quy hoạch chung chiều cao nền xây dựng, tỷ lệ 1/5.000~1/10.000
(có cả tính khối lượng đất)
I.2. ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI VÀ LỰA CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.2.1. Tài liệu, bản đồ cần có để đánh giá
a. Tài liệu
Các yếu tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc đánh giá và lựa chọn đất

đai xây dựng được thể hiện (mô tả) trên các tài liệu như bản đồ, sơ đồ, bản thống
kê và các văn bản liên quan. Các tài liệu đó chính là điều kiện địa hình, khí hậu,
thuỷ văn, địa chấn, địa chất công trình và địa chất thuỷ văn. Các thông tin này chia
làm 2 loại: thông tin không gian (bản đồ) và thông tin thuộc tính (thống kê mô tả).
- Tài liệu khí hậu – khí tượng.
+ Mưa: tài liệu đo mưa hàng năm, đo mưa từng trận mưa, biểu đồ mưa.
+ Nắng: Tài liệu về số ngày nắng, lượng bức xạ, biểu đồ nắng.
+ Gió: Biểu đồ gió (hoa gió)
+ Nhiệt độ, độ ẩm, độ dốc hơi, độ hút ẩm bão hoà.
12
- Tài liệu thuỷ văn - hải văn gồm: tài liệu về sông, ngòi, kênh – mương, hồ
(thuỷ văn); thuỷ triều, sóng, mực nước dâng (hải văn).
- Tài liệu địa hình: độ cao, hướng dốc của nền đất được biểu diễn bằng
đường đồng mức hoặc cao độ hoặc kết hợp cao độ với đường đồng mức tự nhiên.
- Tài liệu địa chất công trình: Các tài liệu mô tả tính chất cơ lý, thế nằm của
các lớp đất thông qua mặt cắt các hố khoan thăm dò, cường độ chịu tải của đất (R)
- Tài liệu về tai biến thiên nhiên như: bão, trượt lở đất, mương xói, kastơ,
dòng lũ bùn đá, lũ quét…
- Tài liệu về địa chấn: động đất, núi lửa…
Ngoài các điều kiện tự nhiên, cần có tài liệu hiện trạng sử dụng đất và hiện
trạng các công trình xây dựng.
b. Bản đồ
Để đánh giá đất đai xây dựng, người ta thường dùng các loại bản đồ sau:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000 hay 1/10000
Trên bản đồ này mô tả bề mặt địa hình, hệ thuỷ văn và hiện trạng các công
trình xây dựng. Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của địa hình mà bản đồ thể hiện
địa hình bằng cách ghi cao độ hay đường đồng mức. Thông thường trên bản đồ tỷ
lệ 1/5000 hay 1/10000 đường đồng mức có khoảng chênh cao từ 1,0m đến 5,0m
(đối với vùng đồi , núi); các khu vực khác phải có cao độ tự nhiên.
- Bản đồ địa chất công trình cùng tỷ lệ với bản đồ địa hình. Trên bản đồ có

thể hiện ranh giới địa chất, sự phân bố các loại đất đá, các loại khoáng sản và các
hiện tượng đặc biệt của địa chất.
- Bản đồ địa chất thuỷ văn có cùng tỷ lệ với bản đồ địa hình. Trên bản đồ có
mô tả sự phân bố và các đặc trưng cơ bản của nước ngầm.
- Bản đồ chuyên đề biểu diễn các yếu tố tự nhiên khác như bản đồ khí hậu,
khí tượng (giờ nắng, lượng bức xạ, gió, mưa… ), các bản đồ chuyên đề thuỷ văn,
các bản đồ khí tượng thuỷ văn biển, các bản đồ tai biến thiên nhiên…
13
Ngoài các bản đồ trên, cần có bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng
các công trình xây dựng.
I.2.2. Trình tự, nội dung, phương pháp đánh giá đất đai xây dựng
1.2.2.1. Trình tự đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên
- Đánh giá đất đai xây dựng (theo điều kiện tự nhiên) gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đồ án
Bước 2: Phân tích điều kiện tự nhiên, đặc biệt cần phân tích kỹ điều kiện địa
hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn, khí hậu của khu vực dự kiến
xây dựng đô thị và vùng phụ cận.
Bước 3: Đánh giá đất đai theo từng yếu tố (điều kiện) tự nhiên.
Bước 4: Lập bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng
Kết quả đánh giá tổng hợp đất đai là căn cứ quan trọng để tiến hành lựa chọn
đất xây dựng và thiết kế quy hoạch không gian kiến trúc đô thị, cũng như quy
hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Trong 4 bước đã nêu: bước 1 thu thập tài liệu, số liệu bản đồ liên quan là cần
thiết không thể thiếu được đã đề cập ở mục 1.2.1; bước phân tích điều kiện tự
nhiên của khu vực xây dựng có thể được lồng ghép trong bước 3 đánh giá đất đai
theo từng yếu tố của điều kiện tự nhiên. Do vậy, sẽ trình bày kỹ bước 3 và 4.
a. Đánh giá đất theo từng điều kiện tự nhiên
Trước khi tiến hành đánh giá đất đai xây dựng, cần xác định các khu đất cấm
không được xây dựng. Các đất này được đánh dấu (khoanh lại) trên bản đồ. Trong
quá trình đánh giá đất đai không xem xét, phân tích và đánh giá những khu đất này.

Các khu đất không được xây dựng là khu đất quân sự, khu đất bảo tồn bảo tàng (di
tích lịch sử văn hoá), khu mỏ, khu đất cách ly…
Mỗi yếu tố tự nhiên đều có ảnh hưởng đến xây dựng đô thị. Để đánh giá
mức độ ảnh hưởng đến xây dựng của các yếu tố tự nhiên thì chia thành 3 mức độ
khác nhau: đất thuận lợi cho xây dựng (I), đất ít thuận lợi cho xây dựng (II) và đất
không thuận lợi cho xây dựng (III). Ngoài ra, cần chỉ rõ những khu vực không
được phép xây dựng và khu vực hạn chế xây dựng.
14
Thông thường đánh giá đất đai theo 6 yếu tố tự nhiên (theo TCVN 4449-
1987) là: độ dốc địa hình, cường độ chịu nén của đất, thuỷ văn, mực nước ngầm,
(địa chất thuỷ văn) hiện tượng địa chất đặc biệt và khí hậu.
Đối với mỗi loại công trình xây dựng (theo tính chất xây dựng), các yếu tố
tự nhiên lại ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Bởi vì trên thực tế có khu đất thuận
lợi cho việc xây dựng công trình này nhưng ít thuận lợi cho công trình khác, thậm
chí nó lại thuận lợi cho việc xây dựng cho một công trình nào đó.
Ví dụ như khu đất có độ dốc i = 0,1 đến 0,3 là không thuận lợi cho việc xây
dựng công trình công nghiệp nhưng lại là ít thuận lợi cho việc xây dựng nhà ở và
công trình công cộng. Hoặc là có vùng đất rất bằng phẳng, độ dốc < 0,004 là ít
thuận lợi cho việc xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công nghiệp nhưng lại
là thuận lợi cho việc trồng cây xanh đô thị.
Vì vậy ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến xây dựng đô thị phụ thuộc vào
mức độ thuận lợi cho yêu cầu và tính chất xây dựng. Sau đây là các chỉ tiêu đánh
giá đất đai dựa trên TCVN 4449-1987:
- Đánh giá đất đai xây dựng theo độ dốc địa hình
+ Khu đất thuận lợi cho xây dựng khi độ dốc từ i = 0,004 đến 0,1 đối với
việc xây dựng nhà ở và công trình công cộng; và độ dốc từ 0,004 đến 0,03 đối với
việc xây dựng khu công nghiệp.
+ Khu đất ít thuận lợi cho xây dựng khi độ dốc i < 0,004 và từ 0,1 đến 0,2
(0,3 vùng núi) đối với việc xây dựng nhà ở và công trình công cộng; khi độ dốc i <
0,004 và từ 0,03 đến 0,1 (vùng núi) đối với việc xây dựng khu công nghiệp.

+ Khu đất không thuận lợi cho xây dựng khi độ dốc i > 0,2 (vùng núi i >
0,3) đối với việc xây dựng nhà ở và công trình công cộng; khi độ dốc i > 0,1 đối
với việc xây dựng khu công nghiệp.
- Đánh giá đất đai xây dựng theo cường độ chịu nén của đất (R)
+ Khu đất thuận lợi cho xây dựng khi cường độ chịu nén của đất R ≥ 1,5
KG/cm
2
đối với việc xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công nghiệp.
15
+ Khu đất ít thuận lợi cho xây dựng khi cường độ chịu nén của đất từ 1,0
đến 1,5 KG/cm
2
đối với việc xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp.
+ Khu đất không thuận lợi cho xây dựng khi cường độ chịu nén nhỏ hơn 1,0
KG/cm
2
đối với việc xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công nghiệp.
- Đánh giá đất đai xây dựng theo yếu tố nước ngầm (địa chất thuỷ văn)
+ Khu đất thuận lợi cho xây dựng khi độ sâu mực nước ngầm cách mặt đất
trên 1,5m nước ngầm không ăn mòn bê tong đối với việc xây dựng công trình nhà
ở, công trình công cộng và công nghiệp.
+ Khu đất ít thuận lợi cho xây dựng khi độ sâu mực nước ngầm cách mặt đất
0,5m đến 1,5m, khi nước ngầm ăn mòn bê tông đối với việc xây dựng công trình
nhà ở, công trình công cộng và công nghiệp.
+ Khu đất không thuận lợi cho xây dựng khi độ sâu mực nước ngầm cách
mặt đất ≤ 0,5m, khi đất sình lầy, khi nước ngầm ăn mòn bê tông đối với việc xây
dựng công trình nhà ở, công trình công cộng và công nghiệp.
- Đánh giá đất đai xây dựng theo yếu tố thuỷ văn (nguy cơ ngập lụt)
+ Khu đất thuận lợi cho xây dựng khi có lũ với tần suất 1% (100 năm xảy ra
một lần) mà khu đất không bị ngập lụt.

+ Khu đất ít thuận lợi cho xây dựng khi có lũ với tần suất 4% mà khu đất
không bị ngập lụt; khi có lũ tần suất 1% không bị ngập quá 1m.
+ Khu đất không thuận lợi cho xây dựng khi có lũ với tần suất 1% bị ngập
lụt trên 1,0m; khi có lũ với tần suất 4% bị ngập lụt trên 0,5m.
- Đánh giá đất đai xây dựng theo yếu tố địa chất đặc biệt
+ Khu đất thuận lợi cho xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp
khi không có hiện tượng sụt lở, khe vực và hang động (castơ) .
+ Khu đất ít thuận lợi cho xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công
nghiệp khi có hiện tượng sụt lở, khe vực nhưng có khả năng xử lý đơn giản.
+ Khu đất không thuận lợi cho xây dựng nhà ở, công trình công cộng và
công nghiệp có hiện tượng sụt lở, hình thành khe vực, hang động, xử lý phức tạp.
16
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên
(TCVN4449:1987)
Yếu tố của
điều kiện
Tính chất
xây dựng
Phân loại mức đô thuận lợi
Loại I
(thuận lợi)
Loại II
(ít thuận lợi)
Loại III
(Không thuận lợi)
Độ dốc
địa hình
a. Xây nhà ở
và công trình
công cộng

Từ 0,4 đến 10 %
Dưới 0,4 %
(vùng núi từ 10
đến 30 %)
Trên 20 % (vùng
núi trên 30%)
b. Xây dựng
công nghiệp
Từ 0,4 đến 3 %
Dưới 0,4 %
(vùng núi từ 0,4
đến 10 %)
Trên 10%
Cường độ
chịu nén
của đất (R)
Xây dựng
nhà ở, công
cộng và công
nghiệp
R ≥ 1,5 KG/cm2
R = 1 đến 1,5
KG/cm2
R < 1 KG/c m
Địa chất
thủy văn
Xây dựng
nhà ở công
cộng và công
nghiệp

Mực nước ngầm
cách mặt đất trên
1,5m. Nước ngầm
không ăn mòn bê
tông
Mực nước ngầm
cách mặt đất từ
0,5 đến 1,5 m.N-
ước ngầm ăn
mòn bê tông
Mực nước ngầm
sát mặt đất đến
cách mặt đến 0,5
m,đất sình
lầy,nước ăn mòn
bê tông
Thuỷ văn
Xây dựng
nhà ở công
cộng và công
nghiệp
Với lũ có tần suất
1% không bị ngập
lụt
Với lũ có tần suất
4% không bị
ngập lụt.Với lũ
có tần suất 1%
không ngập quá
1m

Với lũ tần suất
1% ngập trên
1m.Với lũ có tần
suất 4 % ngập
trên 0,5 m
Địa chất
Xây dựng
nhà ở công
cộng và công
nghiệp
Khu đất không có
hiện tượng sụt lở,
khe vực hang
động đất (castơ)
Khu đất không có
hiện tượng sụt lở
nhưng có khả
năng xử lý đơn
giản
Có hiện tượng sụt
lở hình thành khe
vực hang động,
xử lý phức tạp
Khí hậu
Xây dựng
nhà ở công
cộng và công
nghiệp
Chế độ nhiệt ẩm,
mưa, nắng,

gió,không bị ảnh
hưởng lớn đến
sản xuất và sức
khoẻ
Chế độ nhiệt ẩm,
mưa, nắng, gió
ảnh hưởng lớn
đến sản xuất và
sức khoẻ nhưng
không thường
xuyên
Chế độ nhiệt ẩm,
mưa, nắng, gió
ảnh hưởng lớn
gần như thường
xuyên hàng năm
đến sản xuất và
sức khoẻ
17
- Đánh giá đất đai xây dựng theo yếu tố khí hậu
+ Khu đất thuận lợi cho xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công
nghiệp khi chế độ nhiệt ẩm, mưa, nắng, gió không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
+ Khu đất ít thuận lợi cho xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công
trình công nghiệp khi chế độ nhiệt ẩm, mưa, nắng, gió ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
và sản xuất nhưng không thường xuyên.
+ Khu đất không thuận lợi cho xây dựng nhà ở, công trình công cộng và
công trình công nghiệp khi chế độ nhiệt ẩm, mưa, nắng, gió ảnh hưởng lớn và gần
như thường xuyên hang năm đến sản xuất và sức khoẻ.
Tiêu chuẩn đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên trong TCVN 4449:1987
được giới thiệu ở bảng 1.1.

b.Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng theo điều kiện tự nhiên
Sau khi tiến hành đánh giá đất xây dựng theo từng yếu tố điều kiện tự nhiên
như trên ta tiến hành đánh giá tổng hợp nó. Kết quả của việc đánh giá tổng hợp các
yếu tố là phải thể hiện được loại đất của mỗi mảnh đất. Lúc này ngoài khu vực
không được phép xây dựng ra, còn có 3 loại đất: thuận lợi, ít thuận lợi và không
thuận lợi cho xây dựng đô thị (xét ở khái cạnh điều kiện tự nhiên). Căn cứ vào các
vùng cụ thể ta lập bảng thống kê diện tích đất loại I, II và III. Dựa vào kết quá
đánh giá tổng hợp đó người ta tiến hành lựa chọn đất để xây dựng đô thị.
1.2.2.2. Nội dung đánh giá đất đai xây dựng
* Công tác chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị cần phân tích đánh giá
những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên chủ yếu như địa hình, thủy
văn (sông ngòi), nước ngầm địa chất… của khu vực.
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá đất đai xây dựng là phân loại mức độ
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến công tác xây dựng. Đó là: đất đai loại I
(thuận lợi cho xây dựng), đất đai loại II (ít thuận lợi cho xây dựng), đất đai loại III
(không thuận lợi cho xây dựng). Ngoài ra, cần xác định rõ đất cấm xây dựng hoặc
hạn chế xây dựng. Trong đó đặc biệt chú ý các vấn đề sau:
18
+ Cần phân tích đánh giá kỹ lưỡng mối quan hệ vùng về mặt chuẩn bị kỹ
thuật nói chung, về chống ngập lụt nói riêng cho khu đất xây dựng. Chú ý đánh giá
khả năng lũ, khả năng thoát lũ của vùng và của đô thị. Nếu đô thị chịu ảnh hưởng
của thuỷ triều thì cần phân tích, đánh giá tác động của thuỷ triều đến đô thị.
+ Trong quá trình nghiên cứu cần phải phân tích yếu tố địa hình. Cần phân
chia địa hình thành nhiều khu vực khác nhau. Mỗi khu vực địa hình có độ dốc
trung bình. Căn cứ vào độ dốc trung bình của địa hình tự nhiên để đánh giá xem
những nơi nào thuận lợi cho giao thông, thuận lợi cho thoát nước thì không phải
cải tạo địa hình hoặc cải tạo ít, những nơi nào khó khăn về giao thông, về thoát
nước thì cần nghiên cứu giải pháp cải tạo địa hình cho đáp ứng.
+ Hệ thống sông ngòi ao hồ có tác động lớn đến công tác chuẩn bị kỹ thuật
khu đất xây dựng, nhất là quy hoạch chiều cao và thoát nước cho khu đất xây

dựng. Khi phân tích điều kiện tự nhiên cần xem xét đến chế độ dòng chảy, chiều
cao mực nước và lưu lượng lớn nhất, nhỏ nhất. Cần xem xét cao độ đỉnh lũ có gây
ngập lụt cho khu đất hay không và nếu ngập thì phải xác định rõ khu vực bị ngập
lụt để có giải pháp quy hoạch chiều cao nền thích hợp. Đặc biệt khi phân tích hệ
thống thuỷ văn khu vực, cần vạch ra lưu vực chính của các con sông, nhánh sông,
kênh mương đồng thời đánh giá khả năng tiêu thoát nước của nó. Đây là cơ sở để
định hướng quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị. Nếu đô thị chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thuỷ triều thì cần phân tích, đánh giá những ảnh hưởng xấu của
thuỷ triều đối với đô thị, từ đó có những giải phảp chuẩn bị kỹ thuật thích hợp.
+ Nước ngầm có ảnh hưởng đến kỹ thuật xây dựng, vì vậy cần đánh giá ảnh
hưởng của nước ngầm ở khu vực xây dựng đô thị. Nếu vùng nào đó có mực nước
ngầm cao thì cần nghiên cứu hạ mực nước ngầm và cũng cần phải có giải pháp quy
hoạch chiều cao thích hợp. Chẳng hạn như vùng nào có mực nước ngầm cách mặt
đất ≤ 1,5m và lưu lượng nước ngầm lớn (khó dùng biện pháp hạ mực nước ngầm)
thì có thể chọn giải pháp quy hoạch chiều cao là tôn nền.
+ Yếu tố địa chất cũng tác động trực tiếp đến giải pháp thiết kế quy hoạch
chiều cao. Ví dụ những khu vực có đá lộ thiên thì cần phải có giải pháp quy hoạch
chiều cao khác với khu vực đất cát và các khu vực đất bùn hoặc các khu vực có địa
chất tốt thì nên đặt các công trình dân dụng cao tầng tại đó sẽ giảm được chi phí
19
đầu tư xây dựng. Vì vậy, trước khi thiết kế quy hoạch chung cần có sự phân tích
yếu tố địa chất.
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai xây dựng
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá đất đai xây dựng. Phương pháp
thường được áp dụng là phương pháp kết hợp phân tích và chồng xếp bản đồ. Nội
dung của phương pháp này là chồng ghép các bản đồ đánh giá đất đai của từng yếu
tố điều kiện tự nhiên để có bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng. Phương
pháp này có 5 bước:
1. Mỗi yếu tố tự nhiên được đánh giá bằng phương pháp phân tích trên 1 tờ
bản đồ. Trên tờ bản đồ sẽ có 3 loại vùng đất: thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận

lợi cho xây dựng. Các tờ bản đồ này được in trên giấy trong suốt.
2. Chồng tất cả các bản đồ đó lên nhau theo các điểm định vị (lưới ô vuông,
điểm khống chế trắc địa hoặc các địa vật rõ nét trên bản đồ). Hình ảnh tổng hợp sẽ
là các vùng I, II, III của các tờ bản đồ chồng lên nhau, các biên của các vùng này
chia bản đồ thành rất nhiều vùng khác nhau.
3. Chọn và khoanh các vùng có cùng ký hiệu của đất thuận lợi cho xây dựng
(vùng có ký hiệu là I).
4. Sau đó chọn và vẽ khoanh các vùng có ký hiệu của đất ít thuận lợi
(vùng có số II hoặc có cả số II và số I) là các vùng đất ít thuận lợi.
5. Vẽ khoanh các vùng còn lại (vùng số III) chính là vùng đất không thuận
lợi cho xây dựng. Trường hợp này có thể có một, một số hoặc tất cả các yếu tố đều
không thuận lợi.
Như vậy sau 5 bước làm như trên, chúng ta đã có bản đồ đánh giá tổng hợp
đất xây dựng. Ở phương pháp này đã ngầm định rằng các yếu tố tự nhiên có ảnh
hưởng ngang nhau (không ưu tiên yếu tố nào) đến việc xây dựng đô thị. Ưu điểm
của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, Nhược điểm là không nêu nổi bật
được những yếu tố có ảnh hưởng nhiều, yếu tố có ảnh hưởng ít và khó thực hiện
lựa chọn vùng khi có nhiều yếu tố đánh giá vì khi chồng nhiều lớp bản đồ sẽ tạo
hình ảnh mờ và rối. Để khắc phục nhược điểm này cần kết hợp với phương pháp
20
đánh giá có trọng số (tức là xét đến tầm quan trọng của từng yếu tố tự nhiên), đồng
thời sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để đánh giá đất đai.
Hình 1.1. Minh hoạ bản đồ đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên
I.2.3. Thể hiện bản đồ đánh giá đất đai xây dựng
Trên bản đồ tổng hợp đánh giá đất đai xây dựng, ta xác định được các vùng
đất loại I, II, III. Tuy nhiên, vùng đất loại II và loại III lại được thể hiện rõ hơn
rằng ít thuận lợi do yếu tố tự nhiên nào, không thuận lợi do yếu tố nào. Ngoài ra,
trên bản đồ đánh giá đất đai còn phải thể hiện đất cấm không được phép xây dựng
theo quy định.
Việc thể hiện các loại đất trên bản đồ được thể hiện theo quy định hiện hành,

như hình 1.1. Trên bản đồ có ranh giới các loại đất, ký hiệu các loại đất và bảng
tổng hợp diện tích các loại đất.
I.2.4. Lựa chọn đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên
Việc lựa chọn đất xây dựng cần dựa vào nhiều tiêu chí (điều kiện kinh tế -
xã hội – môi trường, và điều kiện tự nhiên). Thông thường, điều kiện kinh tế - xã
21
hội – môi trường có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn đất đai xây dựng. Tuy nhiên,
theo điều kiện tự nhiên cần chú ý:
+ Chọn đất xây dựng theo thứ tự ưu tiên: đất thuận lợi, ít thuận lợi và không
thuận lợi cho xây dựng.
+ Đối với khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp, có nhiều tai biến thiên
nhiên thì cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này khi chọn đất xây dựng.
+ Đối với khu vực khó khăn về quỹ đất hoặc cần tiết kiệm đất thì ngay cả
đất ít hoặc không thuận lợi, người ta vẫn chọn đất để xây dựng. Lúc này, kinh phí
xây dựng sẽ tăng do cần có biện pháp kỹ thuật phức tạp để khắc phục.
+ Đối với những khu vực không được phép xây dựng, chẳng hạn như đất
danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử, đất quốc phòng an ninh,… cần tránh
chọn đất xây dựng trong những khu vực đó.
I.3. NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I.3.1. Phân tích, đánh giá tổng hợp những khó khăn về điều kiện tự nhiên của
đất đai trong khu vực thiết kế
+ Trong quá trình nghiên cứu các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất
xây dựng ta phải tiến hành phân tích, đánh giá tổng hợp những khó khăn về điều
kiện tự nhiên tại khu vực thiết kế.
+ Đối với mỗi yếu tố tự nhiên ta xem xét, phân tích những khó khăn mà nó
gây ra cho khu vực thiết kế, từ đó đưa ra giải pháp khống chế hoàn toàn hoặc hạn
chế tác động xấu của nó đến công tác xây dựng.
I.3.2. Định hướng các biện pháp CBKT cho khu đất xây dựng
a. Quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng
Trên thực tế không có nơi nào địa hình hoàn toàn thuận lợi cho xây dựng đô

thị. Người ta thường phải tìm biện pháp sử dụng và cải tạo địa hình cho phù hợp
với ý đồ quy hoạch xây dựng đô thị. Tuy nhiên nếu quá trình này làm không tốt thì
việc cải tạo địa hình sẽ làm thay đổi môi trường sinh thái và làm cho tác hại của
việc cải tạo còn lớn hơn hiệu quả mà nó mang lại. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu địa
hình và quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đóng vai trò quan trọng trong
22
việc xây dựng đô thị bền vững, cũng như giảm thiểu khối lượng công tác đất, làm
giảm kinh phí đầu tư san lấp nền cho khu đất xây dựng. Trong định hướng các giải
pháp quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng cần chỉ rõ mức độ và biện pháp
can thiệp đối với từng khu vực và toàn đô thị (tôn nền, đào đất hay giữ nguyên địa
hình, có phân chia các cấp nền hay không? ). Ước tính khối lượng đất san lấp và
dự kiến hướng điều phối đất.
b. Tổ chức thoát nước mặt cho khu đất xây dựng
Việc tổ chức tốt dòng chảy nước mặt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
chống ngập úng cho khu đất, cũng như bảo đảm điều kiện vệ sinh cho khu vực.
c. Hạ mực nước ngầm cho khu đất
Trong trường hợp khu đất xây dựng có mực nước ngầm cao và tính chất ăn
mòn vật liệu như bê tông, gạch đá… của các công trình thì ta phải sử dụng biện
pháp hạ mực nước ngầm.
d. Bảo vệ khu đất khỏi ngập lụt
Các khu đất xây dựng bên sông, suối, các hồ lớn và ven biển thường bị đe
doạ bởi các trận lũ lụt, triều cường, vì vậy người ta phải phân tích, lựa chọn các
biện pháp để phòng chống lũ lụt cho khu đất. Biện pháp này có thể thực hiện ngay
tại khu đất nhưng cũng có thể thực hiện đồng thời cả ở khu vực ngoài khu đất. Các
biện pháp bảo vệ đô thị khỏi ngập lụt có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định đến
cao độ xây dựng của đô thị. Nói một cách khác, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy
hoạch chung chiều cao nền xây dựng đô thị.
e. Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đặc biệt khác
Trường hợp khu đất xây dựng có hiện tượng như mương xói, cát chảy, castơ,
lở đất, động đất, lũ quét… cần phải đưa ra các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đặc biệt

để phòng chống, giảm thiểu tác hại mà nó gây ra cho khu đất xây dựng.
Các biện pháp CBKT có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, do
vậy phải nghiên cứu một cách tổng hợp, toàn diện và trong mỗi giai đoạn thiết kế
đều phải xem xét giải quyết trong mối quan hệ ràng buộc, nhất quán theo sự chỉ
đạo của giai đoạn trước đó. Định hướng các biện pháp CBKT được minh họa trên
hình vẽ 1.2.
23
24
Hình 1.2. Định hướng các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật
I.4. THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHUNG CHIỀU CAO NỀN KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I.4.1. Tài liệu, bản đồ thiết kế
a.Bản đồ:
- Bản đồ liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000 ~ 1/25.000, trong đó nên có bản đồ liên
hệ vùng về lưu vực thoát nước.
- Bản đồ địa hình có hiện trạng của khu vực thiết kế, tỷ lệ 1/5.000 – 1/10.000
(hoặc 1/25.000 đối với những đô thị rất lớn, đô thị đặc biệt, loại I và ½.000 đối với
những đô thị nhỏ - loại V) với các cốt điểm hoặc đường đồng mức chênh nhau
1 ÷ 5m (có thể chênh nhau 0,5m khi địa hình dốc nhỏ) do cơ quan khảo sát cung
cấp. Bản đồ này phải chính xác, khớp với thực tế.
- Bản đồ quy hoạch kiến trúc (định hướng phát triển không gian, phân khu
chức năng, sử dụng đất) và bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông có cùng tỷ lệ
với bản đồ địa hình (tỷ lệ 1/5.000; 1/10.000, đặc biệt có thể dùng 1/25.000.
b.Tài liệu:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, gồm:
+ Tài liệu khí hậu – khí tượng: Các yếu tố mưa, nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm,
độ hút ẩm bão hoà……và các đặc trưng của các yếu tố đó.
+ Tài liệu về địa chất công trình: cấu trúc các lớp đất đá, tính chất và cường
độ chịu tải của đất đá (R kg/cm
2
), vị trí và mức độ hoạt động của các hiện tượng

địa chất như: trượt lở, mương xói, hốc ngầm, dòng bùn đá….
+ Tài liệu về địa chất thủy văn: chiều sâu, hướng dòng chảy và tính chất của
nước ngầm, hệ số thấm của đất đá.
+ Tài liệu thuỷ văn, hải văn gồm tài liệu về hệ thống sông, suối, ao, hồ, kênh
mương có liên quan đến khu vực thiết kế và các đặc trưng của chúng (chiều dài,
rộng, độ sâu, diện tích, dung tích, độ dốc, vận tốc dòng chảy, lưu lượng Q), chế độ
triều và ảnh hưởng của triều đến khu vực (cao độ đỉnh triều, biên độ triều), đặc biệt
cần có mực nước cao nhất ứng với các tần suất lũ. Nếu thiếu các số liệu quan trắc
phải điều tra thực tế.
25

×