Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giá trị giống ước tính về sản lượng sữa của đàn bò đực giống holstein friesian sử dụng tại mộc châu và tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.67 KB, 9 trang )



GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ SẢN LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ ĐỰC GIỐNG
HOLSTEIN FRIESIAN SỬ DỤNG TẠI MỘC CHÂU VÀ TUYÊN QUANG
Phạm Văn Giới, Trần Trung Thông, Trần Trọng Thêm và Nguyễn Văn Đức
Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu này là để ước tính giá trị giống của đàn bò đực đã và đang sử dụng phối giống cho đàn
bò cái Holstein Friesian (HF) thuần nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang. 907 bò đực HF và hơn 5000 bò cái con gái
của chúng được sử dụng và thu thập số liệu trong nghiên cứu này. Số liệu được thu thập, tập hợp từ năm 2000 đến
2009 ở cả hai khu vực. SAS (1999) được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng ổn định của 3 tính trạng sản
lượng sữa lứa 1 (SLS1), sản lượng sữa lứa 2 (SLS2) và sản lượng sữa lứa 3 (SLS3). Sử dụng mô hình con vật 1 tính
trạng để ước tính phương sai di truyền và môi trường, VCE5 được ứng dụng để ước tính phương sai di truyền và
môi trường của mỗi tính trạng, PEST (2003) được sử dụng để ước tính giá trị giống của các con vật với mô hình con
vật 1 tính trạng. Phương sai di truyền và môi trường lấy từ kết quả chạy VCE5.
Kết quả cho biết rằng SLS1, SLS2 và SLS3 trong nghiên cứu này đạt 4440.81±12.43, 4810.30±17.16 và
4990.57±23.90kg. Giá trị giống trung bình của ba tính trạng của đàn bò đực HF sử dụng phối giống tại Mộc Châu và
tuyên Quang có giá trị rất thấp từ -0,27kg ở SLS1 đến 1,96kg ở SLS2 và 0,89kg ở SLS3. Cần phải chọn lọc và xếp
cấp các con đực này khi sử dụng để phối giống tiếp theo. Nhóm đực giống có giá trị giống từ 200kg trở lên ở cả 3
tính trạng tương ứng là 339,10±11,30; 341,90±14,60 và 298,80±13,20 kg. Bò đực giống HF có nguồn gốc từ Châu
Âu, Mỹ và Úc có tiềm năng di truyền đáp ứng được để sử dụng tại Việt Nam. 11 bò đực có giá trị giống cao ở cả 3
tính trạng, trong đó 6 con có phẩm chất tốt nên được sử dụng để phát triển đàn hạt nhân năng suất cao tại Mộc Châu,
Tuyên Quang và một số vùng khác.
1. Đặt vấn đề
Trong mô hình chọn và nhân giống đại gia súc nói chung và bò sữa nói riêng, việc chọn
tạo và sử dụng đực giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại trong chương trình
giống. Để đàn con có năng suất sữa cao, cần chọn tạo được những đực giống đạt tiêu chuẩn,
mang tiềm năng di truyền về sữa tốt và khả năng truyền đạt cao tiềm năng năng suất sữa cho đời
sau. Chính vì vậy, cần phải quan tâm đến việc chọn tạo và sử dụng các cá thể đực giống tốt để
nhân giống thành công trong công tác giống. Mộc Châu và Tuyên Quang là hai cơ sở chăn nuôi
bò sữa Holstein Friesian (HF) thuần điển hình hiện nay ở Việt Nam, quy mô lớn, cơ sở hạ tầng


và công nghệ chăn nuôi áp dụng hiện đại. Hàng năm, lượng tinh dịch của các bò đực giống ứng
dụng phối tinh cho đàn bò cái ở đây khá phong phú về chủng loại, đa dạng về nguồn gốc, song
chất lượng chưa thực sự được kiểm soát. Với yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đàn bò HF
thuần hiện tại hai cơ sở này để xây dựng thành vùng chăn nuôi bò HF thuần đạt tiêu chuẩn cao
và hướng tới mô hình vệ tinh bò sữa HF thuần tại Việt Nam trong giai đoạn trước mắt và trong
tương lai gần, cần đánh giá giá trị di truyền về sản lượng sữa của các đực giống đang sử dụng để
chọn lọc một số cá thể có tiềm năng tốt và loại thải các đực giống có chất lượng thấp khỏi danh
sách ứng dụng tinh dịch của chúng tại hai cơ sở trên là hết sức cần thiết. Hơn nữa, việc sử dụng
năng suất sữa ba lứa sữa đầu cần được quan tâm, đồng thời làm căn cứ cho việc chọn lọc được
các đực giống có tiềm năng di truyền tốt thông qua tính trạng này.


Để có cơ sở giúp cho việc chọn lọc chính xác các đực giống có tiềm năng di truyền tốt
đang sử dụng để có kế hoạch nhân giống thích hợp nhằm cải thiện năng suất sữa đàn con của
chúng ở tính trạng SLS các lứa 1, lứa 2 và lứa 3 tại hai khu vực chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu
và Tuyên Quang chúng tôi tiến hành đề tài: “Giá trị giống ước tính về sản lượng sữa của đàn bò
đực giống Holstein Friesian sử dụng tại Mộc Châu và Tuyên Quang” nhằm 3 mục tiêu:
- Ước tính được GTG của tính trạng SLS lứa 1, lứa 2 và lứa 3 của đàn bò con gái của các
đực giống đã và đang sử dụng phối giống cho đàn bò cái HF tại Mộc Châu và Tuyên Quang.
- Tìm chọn được một số con đực tốt để sử dụng cho kế hoạch phối giống để nâng cao
năng suất sữa của đàn con.
- Xác định được nguồn đực giống tốt nhất để phục vụ định hướng nhập và sử dụng nguồn
gen của chúng.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
Tổng số 907 bò đực đã và đang sử dụng phối giống tại Mộc Châu và Tuyên Quang có
hơn 5000 bò cái con gái được thu số liệu về sản lượng sữa 3 lứa đầu đã sinh bê từ năm 2000 đến
2008.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu số liệu: thu thập và tập hợp các số liệu của các bò cái tại hai cơ sở Mộc Châu và

Tuyên Quang theo mẫu: Số hiệu, ngày sinh, bố, mẹ, ngày đẻ các lứa 1, 2 và 3, năng suất sữa 305
ngày các lứa 1, 2 và 3. Tổng số có 4894 bò cái là con gái của 907 bò đực giống có số liệu đủ điều
kiện để đưa vào ước tính giá trị giống.
- Thời gian thu số liệu: Các lứa đẻ từ năm 2000 đến 2008 và số liệu thu đến 2009.
- Chuẩn bị số liệu: xắp xếp, loại bỏ số liệu bất hợp lý, mã hóa số liệu theo quy định cho
phù hợp với các phần mềm VCE và PEST (2003).
- Phân tích số liệu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tham số thống kê cơ bản dùng
chương trình SAS.1999. Xác định các tham số di truyền, phương sai di truyền và môi trường của
các tính trạng SLS lứa 1, lứa 2 và lứa 3 dùng chương trình VCE5 và dùng mô hình con vật 1 tính
trạng để ước tính. Ước tính giá trị giống của các tính trạng SLS các lứa 1, lứa 2 và lứa 3 của các
con vật dùng chương trình PEST.2003, dùng mô hình con vật 1 tính trạng để ước tính. Mô hình
sử dụng để ước tính có dạng như sau:
Y = Xb+Zu+e
Trong đó:
- Y là Véc tơ giá trị quan sát của các tính trạng (SLS1, SLS2 và SLS3) của các bò cái thu số liệu:
- X là Ma trận tần xuất của các ảnh hưởng ổn định.
- b là Véc tơ của các yếu tố ảnh hưởng ổn định: (KV: là ảnh hưởng ổn định của khu vực chăn nuôi
thứ i: (i=2, Mộc Châu và Tuyên Quang); NB: là ảnh hưởng ổn định của nguồn bố gia súc thứ j: (j=3,
Châu Âu-Mỹ, Châu Úc và Châu Á).; NM: là ảnh hưởng ổn định của nguồn mẹ gia súc thứ k: (k=2, Việt
Nam và Nhập Khẩu); NGS: là ảnh hưởng ổn định của nguồn gia súc thứ l: (l=2, Việt Nam, Nhập Khẩu);


MD: là ảnh hưởng ổn định của mùa vụ đẻ thứ m: (m=2, Đông-Xuân và Hè-Thu); ND: là ảnh hưởng ổn
định của năm đẻ thứ n: (n=9: 2000-2008) và hệ số hồi quy bậc 1 của tuổi sinh bê (chỉ có ở SLS1)).
- Z là Ma trận tần xuất do ảnh hưởng ngẫu nghiên của con vật gây ra (ma trận của hệ phả).
- u là Véc tơ ảnh hưởng ngẫu nhiên của con vật (Giá trị giống).
- e là Véc tơ ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên
Sử dụng phương sai di truyền và môi trường để ước tính giá trị giống của các con vật lấy
từ xử lý chương trình VCE5 và kết quả đó ở Bảng 1.
Bảng 1. Phương sai giá trị di truyền và môi trường sử dụng để ước tính giá trị giống


SLS1
SLS2
SLS3
V
A

214584
268194
228664
V
E

294446
407801
677699

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Sản lượng sữa 3 lứa đầu của đàn bò con gái
Kết quả thể hiện ở Bảng 2 cho biết đàn bò cái được thu số liệu để ước tính giá trị giống
cho các đực giống đang sử dụng có sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày lứa 1 (SLS1) đạt trung bình
4440,81kg/con, tăng lên ở lứa 2 đạt 4810,30kg/con và tăng tiếp ở lứa 3 đạt 4990,57kg/con. Kết
quả trong nghiên cứu này cao hơn so với SLS của 3 lứa đầu của đàn HF trong nghiên cứu của
Phạm Văn Giới (2008) (SLS1: 4420,26 kg, SLS2: 4799,08 kg, SLS3: 4981,66kg). Sự sai khác
này có thể do khác nhau về thời gian nên yếu tố môi trường bị thay đổi. Kết quả này thấp hơn kết
quả của Nguyễn Hữu Lương và cs. (2009) (SLS1: 4867kg, SLS2: 5032kg, SLS3: 5377kg)
nghiên cứu trên đàn bò HF nuôi ở Mộc Châu.
Bảng 2. Năng suất sữa 3 lứa đầu của đàn bò con gái có đủ số liệu
Chỉ tiêu
n

Xtb
SE
SLS1
3909
4440,81
12,43
SLS2
2716
4810,30
17,16
SLS3
1978
4990,57
23,90
3.2. Giá trị giống chung của cả đàn đực giống ở cả 3 tính trạng
Kết quả thể hiện ở Bảng 3 cho biết trong tổng số các đực giống đã và đang sử dụng tại
hai cơ sở trên có đầy đủ số liệu để ước tính giá trị giống về các tính trạng SLS1, SLS2 và SLS3
cho thấy giá trị giống ước tính (GTG) trung bình của chúng đạt -0,27 kg, 1,96 kg và 0,89 kg,
tương ứng. Ngoài ra, kết quả cũng cho biết GTG của các đực giống này biến động rất lớn, từ -
882,89kg đến 817,73kg đối với tính rạng SLS1; từ -962,25kg đến 979,36kg đối với tính trạng
SLS2 và -755,94 kg đến 676,50 kg đối với tính trạng SLS3. Mức biến động này cũng tương tự
như đàn bò HF của Iran từ -265kg đến +1287kg (Mashhadi và cs., 2008); trên đàn đực HF của
Tunisia từ -295,79kg đến +554,58kg (Hammami và cs., 2008). Kết quả này cho biết cần phải


chọn lọc các đực giống tốt sử dụng cho phối giống để cải thiện, nâng cao SLS1, SLS2 và SLS3
trên đàn bò đời sau vì các đực giống này có giá trị trung bình quá thấp, hơn nữa mức độ phân ly
của chúng rất mạnh, vì vậy chọn lọc dễ đem đến hiệu quả cao.
Bảng 3. Giá trị giống các tính trạng SLS1, SLS2 và SLS3 của đàn đực giống sử sử dụng phối
giống tại Mộc Châu và Tuyên Quang

Tham số
N (Đực)
GTGtb
SE
Min
Max
SLS1
907
-0,27
7,28
-882,89
817,73
Độ tin cậy SLS1
907
0,44
0,01
0,17
0,96
SLS2
693
1,96
8,56
-962,25
979,36
Độ tin cậy SLS2
693
0,41
0,01
0,16
0,95

SLS3
584
0,89
6,71
-755,94
676,50
Độ tin cậy SLS3
584
0,33
0,01
0,12
0,90

3.3. Giá trị giống của các đực giống có nguồn gốc khác nhau
Kết quả thể hiện ở Bảng 4 và Sơ đồ 1 cho biết ở cả ba tính trạng SLS1, SLS2 và SLS3,
các đực giống có nguồn gốc châu Âu-Mỹ có trung bình giá trị giống đạt cao nhất sau đó đến
nhóm đực có nguồn gốc châu Úc và thấp nhất là nhóm đực ở châu Á. Ví dụ: ở SLS1 giá trị giống
trung bình của nhóm đực có nguồn gốc châu Âu-Mỹ đạt trung bình là 2,36kg, cao hơn nhóm đực
châu Úc là -1,18 kg và thấp nhất ở nhóm đực châu Á đạt -15,70 kg. Mặt khác, kết quả còn cho
biết giá trị giống của nhóm đực châu Âu-Mỹ luôn có giá trị dương, biến động từ +2,36 kg ở
SLS1 đến +4,62 kg ở SLS2 và +6,89 ở SLS3; nhóm đực có nguồn gốc châu Á ở cả 3 tính trạng
đều có giá trị âm từ -15,70kg ở SLS1 đến -72,70 kg ở SLS2 và thấp nhất ở SLS2 có giá trị là -
82,80kg. Kết quả này cho biết các đực giống có nguồn gốc châu Âu-Mỹ có tiềm năng năng suất
tốt, nên chọn lọc các cá thể xuất sắc trong số các nhóm này để lập kế hoạch ghép phối, các đực
giống có nguồn gốc châu Úc và Á có tiềm năng kém hơn. Ngoài ra kết quả cũng chỉ ra rằng khi
nhập khẩu đực giống nên xem xét đến các đực giống có nguồn gốc châu Âu-Mỹ hoặc châu Úc,
nên hạn chế nhập khẩu và sử dụng các đực giống có nguồn gốc châu Á, vì tiềm năng năng suất
kém hơn các nguồn khác.
Bảng 4. Giá trị giống của các đực giống theo nguồn gốc của chúng
Chỉ tiêu

Nguồn đực
n
GTGtb
SE
Min
Max
SLS1
Châu Á
9
-15,70
73,50
-479,70
207,60
Châu Âu-Mỹ
269
2,36
14,50
-882,90
674,30
Châu Úc
629
-1,18
8,42
-840,67
817,73
SLS2
Châu Á
4
-82,80
127,00

-371,00
220,00
Châu Âu-Mỹ
200
4,62
17,70
-962,30
788,70
Châu Úc
489
1,56
9,69
-921,93
979,36


SLS3
Châu Á
2
-72,70
74,80
-147,50
2,13
Châu Âu-Mỹ
193
6,89
12,40
-512,60
555,70
Châu Úc

389
-1,71
7,97
-755,94
676,50

Kết quả nghiên cứu này cũng có phần giống với tác giả Powell và cs. (1990, 1991) trên
các công trình nghiên cứu về đàn bò đực giống của Mỹ và Ecuador sử dụng phối giống trên đàn
bò cái ở Ecuador, các tác giả này cho biết nếu bò đực giống của Mỹ có giá trị giống trung bình
đạt +130 kg trong khi đó trung bình giá trị giống của bò đực giống của Ecuador đạt -268 kg; các
tác giả này cũng nghiên cứu trên đàn bò đực HF của Mỹ, Canada và Mexico tất cả các con đực
này đều được sinh ra trong năm 1976 hoặc 1977 phối giống trên đàn bò cái ở Mexico kết quả thể
hiện giá trị giống về sản lượng sữa trung bình của các con bò đực có nguồn gốc ở Mỹ đạt +314
kg, trung bình của các bò đực ở Canada đạt -624 kg và trung bình các con đực của Mexico đạt -
668 kg.

Sơ đồ 1: Giá trị giống của các nguồn đực khác nhau
-15.70
-82.80
-72.70
2.36
4.62
6.89
-1.18
1.56
-1.71
-90
-80
-70
-60

-50
-40
-30
-20
-10
0
10
20
SLS1 SLS2 SLS3
GTG (kg)
C.A
C.Au-My
C.Uc


3.4. Giá trị giống của các đực giống theo các nhóm chọn lọc
Kết quả thể hiện ở Bảng 5 cho biết với tính trạng SLS1 nếu chọn các con đực có giá trị
giống từ +200 kg trở lên thì sẽ chọn được 143 con và giá trị giống trung bình của chúng đạt
+339,10kg, và nếu dùng các con đực này để phối giống thì đời con của chúng dự kiến có năng
suất cao hơn trung bình toàn đàn khoảng 170 kg (nếu giá trị giống trung bình của nhóm cái phối
với các con đực này có giá trị giống bằng 0). Bên cạnh đó, nhóm không được chọn lọc có giá trị
giống rất thấp (-63,80 kg).
Với tính trạng SLS2 nếu chọn toàn bộ các đực giống có giá trị giống đạt từ 200 kg trở lên
sẽ chọn được 111 con và giá trị giống trung bình của chúng đạt +341,90 kg, nếu sử dụng chúng
để phối giống trên đàn cái kết quả sẽ có đời con sinh ra từ các con đực này có năng suất sữa lứa 2
cao hơn so với trung bình toàn đàn khoảng 171 kg (nếu đàn cái phối với chúng có giá trị giống
bằng 0).


Đối với tính trạng SLS3 nếu chọn toàn bộ các con đực có giá trị giống từ 200 kg trở lên sẽ

chọn được 57 con và giá trị giống trung bình của nhóm đó đạt 298,80 kg và nếu sử dụng các con
đực này để phối giống thì năng suất sữa lứa 3 của đàn con cũng sẽ cao hơn trung bình quần thể
khoảng 149,40 kg (Giả sử đàn cái được phối có GTG=0).
Kết quả nghiên cứu này cũng tương đương với công bố của tác giả Powell và cs. (1990,
1991) trên đàn bò đực giống HF của Mỹ và Ecuador được sử dụng phối giống trên đàn bò cái ở
Ecuador, các tác giả này cho biết nếu chọn 10% bò đực giống có giá trị giống cao nhất thì giá trị
giống của bò đực của Mỹ đạt được +760 kg còn bò đực của Ecuador chỉ đạt +576 kg.
Bảng 5. Giá trị giống của nhóm đực giống được chọn lọc có giá trị giống trên 200 kg sữa
Chỉ tiêu
Nhóm
n
Mean
SE
Min
Max
SLS1
Không chọn lọc
764
-63,80
6,06
-882,89
199,60

GTG trên 200kg
143
339,10
11,30
200,40
817,70
Độ tin cậy SLS1

Không chọn lọc
764
0,43
0,01
0,00
0,96

GTG trên 200kg
143
0,49
0,01
0,28
0,92
SLS2
Không chọn lọc
582
-62,88
7,15
-962,25
199,06

GTG trên 200kg
111
341,90
14,60
202,60
979,40
Độ tin cậy SLS2
Không chọn lọc
582

39,37
0,01
0,00
0,95

GTG trên 200kg
111
0,47
0,02
0,20
0,94
SLS3
Không chọn lọc
527
-31,33
5,75
-755,94
199,62

GTG trên 200kg
57
298,80
13,20
200,50
676,50
Độ tin cậy SLS3
Không chọn lọc
527
0,32
0,01

0,00
0,90

GTG trên 200kg
57
0,40
0,03
0,21
0,90

Kết quả này cho biết để nâng cao nắng suất sữa các lứa 1, lứa 2 và lứa 3 thì có thể chọn
các con đực trong nhóm trên để xây dựng và lập kế hoạch phối giống thích hợp, cải tạo những
con cái có tiềm năng di truyền thấp, nâng cao chất lượng di truyền ở các cá thể có tiềm năng di
truyền ở mức trung bình trên đàn bò cái tại Mộc Châu và Tuyên Quang. Bên cạnh đó, cũng có
thể sử dụng chúng để chọn lọc ghép phối thích hợp nhằm tạo ra đàn đực giống, cái giống hạt
nhân sử dụng cho 2 khu vực trên và các khu vực khác nuôi bò HF thuần của nước ta.
3.5. Tuyển chọn các đực giống tốt dựa vào GTG của tính trạng SLS1, SLS2 và SLS3
Kết quả thể hiện ở Bảng 6 cho biết trong tổng số các đực giống được tính giá trị giống
của 3 tính trạng SLS1, SLS2 và SLS3 cho thấy nếu chọn các con đực có đồng thời giá trị giống
của cả 3 tính trạng đều đạt từ +200 kg sữa trở lên chỉ có 16 đực giống đáp ứng yêu cầu chọn lọc,
chiếm 1,76% trong tổng số 907 đực giống được đưa vào ước tính giá trị giống. Mặc dầu vậy,
trong tổng số 16 bò đực giống có giá trị giống tốt ở trên nhưng nếu truy tìm chúng để tiếp tục sử
dụng hiện nay chỉ có 11 đực giống có thể tìm và sử dụng được. Nếu tính trung bình giá trị giống
và độ tin cậy của ba tính trạng trên, ta có thể xếp cấp được các đực giống đó để thuận lợi cho


quyết định chọn lọc. Trong tổng số 11 đực giống đó có 6 con có chỉ số giá trị giống và mức tin
cậy cao (trên 50%) đó là 7069, 12372, 6381, 5541, 6589 và 12886, còn lại 5 đực giống mặc dầu
có chỉ số giá trị giống cao nhưng độ tin cậy thấp dưới 50% (Bảng 7). Thông thường để chọn lọc
đực giống đưa vào sử dụng, các đực giống ngoài việc có được chỉ số giá trị cao nhưng kết hợp

với nó phải có độ tin cậy cao thì việc sử dụng mới có kết quả tốt. So sánh với kết quả đánh giá
cùng thời gian với các kết quả đánh giá khác của các đực giống tại Úc và Mỹ, kết quả đánh giá
trong nghiên cứu này có phần phù hợp và cùng xu hướng về chỉ số giá trị của các đực giống ở
thứ tự xếp cấp 1, 2, 5, 6, 8 và 9, mặc dù có sai lệch một chút về giá trị. Theo kết quả 6 đực giống
được quyết định chọn lọc trong nghiên cứu này có phẩm chất tốt về tiềm năng năng suất sữa cả
ba lứa đầu và có thể sử dụng đem lại kết quả tốt. Cần sử dụng các con đực giống này để phối tinh
mở rộng trong sản xuất và để nâng cao năng suất sữa 3 lứa đầu trên đàn bò HF tại Mộc Châu và
Tuyên Quang, và có thể mở rộng ra một số khu vực chăn nuôi bò sữa khác.
Bảng 6. Các đực giống có GTG của SLS1, SLS2 và SLS3 đều đạt trên 200kg sữa
Số
hiệu
SLS1
Rti1
SLS2
Rti2
SLS3
Rti3
Nguồn
Tên đực giống
Herdbook ID
13920
213,97
0,64
643,47
0,63
544,14
0,54
CAN
-
-

14903
674,26
0,32
740,61
0,31
508,12
0,25
USA
-
-
5541
545,25
0,61
468,88
0,50
445,91
0,46
CAN
A Mark CJ Gilbrook
Grand
CAN393207
12372
521,05
0,84
625,89
0,68
390,46
0,61
AUS
Inglewood Maida Luke

AUS905286
14904
467,65
0,34
479,54
0,33
356,16
0,27
USA
-
-
6043
254,24
0,35
218,80
0,32
318,44
0,25
USA
SPEC-GEN
DIRECTION
USA2232338
14887
237,40
0,28
368,69
0,26
302,24
0,21
USA

-
-
6551
817,73
0,44
430,32
0,31
293,05
0,25
AUS
GLOMAR DIGGER
AUS1008992
7069
320,55
0,92
979,36
0,87
287,61
0,79
AUS
Elite Mountain Donor
IMP-ET
AUS668474
6589
595,37
0,82
253,26
0,70
275,03
0,61

AUS
All View Maizewood
AUS1089524
7220
566,48
0,61
323,09
0,42
267,59
0,34
AUS
Carenda Frasier
AUS1000114
6381
367,38
0,69
850,24
0,55
257,53
0,34
AUS
Wongalea Pledge
AUS808264
6513
323,28
0,56
260,64
0,50
251,57
0,34

AUS
Clinton Park Rudolph
Raven
AUS960287
14807
259,18
0,34
300,43
0,31
248,51
0,25
AUS
-
-
12886
396,39
0,69
281,03
0,59
219,70
0,46
AUS
Woodside Park Vortex-
ET
AUS929276
6196
353,86
0,34
314,51
0,31

209,91
0,25
NLD
Mascotte
NLD55158868
Bảng 7. So sánh kết quả đánh giá của Australia vào tháng 8 năm 2010 và kết quả đánh giá 3 lứa
đấu của đề tài


Số hiệu
Herd-book ID
GTGtb của 3 lứa
1
Xếp cấp
3
Kết quả đánh giá EBV 8/2010
1,2
7069
AUS668474
529 (86)
1
1041 (99)
6551
AUS1008992
514 (33)
2*
220 (85)
12372
AUS905286
512 (71)

3
-534 (48)
6381
AUS808264
492 (53)
4
-95 (73)
5541
CAN393207
487 (52)
5
271 (99)
7220
AUS1000114
386 (46)
6*
312 (88)
6589
AUS1089524
375 (71)
7

12886
AUS929276
299 (58)
8
266 (58)
6196
NLD55158868
293 (30)

9*
329 (64)
6513
AUS960287
278 (47)
10*
-360 (95)
6043
USA2232338
264 (31)
11*
PTA. -1433 (95)
Chí thích:
1
Giá trị giống (kg), trong ngoặc đơn là độ tin cậy của giá trị giống %.
2
Kết quả đánh giá của Úc
và Mỹ (PTA).
3
các cá thể có ký hiệu * là các cá thể không dự định được chọn lọc do độ tin cậy thấp dưới 50%.

4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Các đực giống sử dụng phối giống tại Mộc Châu và Tuyên Quang có giá trị giống về
sản lượng sữa 3 lứa đầu thấp, từ -0,27 kg (SLS1), +1,96 kg (SLS2) và +0,89 kg (SLS3). Cần
phải xếp cấp và chọn lọc các con bò đực HF đã và đang sử dụng phối giống tại Mộc Châu và
Tuyên Quang, để lập kế hoạch phối giống nhằm nâng cao năng suất sữa đàn bò HF tại hai khu
vực này
- Các đực giống có nguồn gốc châu Âu-Mỹ và Úc có tiềm năng di truyền về năng suất
sữa tốt, có thể tìm chọn và nhập khẩu một số đực giống có tiềm năng di truyền về năng suất sữa

tốt để tạo đàn bò sữa cao sản.
- 11 đực giống có giá trị giống tốt ở cả 3 tính trạng, 6 con đực giống đã chọn lọc ở trên có
phẩm chất tốt ở cả ba tính trạng SLS1, SLS2 và SLS3 cần sử dụng chúng trong phối giống để tạo
đàn hạt nhân có SLS cao và trong phối giống mở rộng để nâng cao năng suất sữa 3 lứa đầu tại
Mộc Châu, Tuyên Quang và một số khu vực khác.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu để chọn các đực giống có phẩm chất di truyền tốt về năng suất sữa,
và phù hợp với hiện trang chăn nuôi.
- Cần triển khai tính giá trị giống của các tính trạng kinh tế khác như tỷ lệ mỡ sữa, protein
sữa và vật chất khô.
- Sử dụng 6 đực giống trên trong nhân giống để nâng cao năng suất sữa 3 lứa đầu của đàn
bò cái đời sau.


- Phát triển phương pháp ước tính giá trị giống tổng hợp nhiều tính trạng trên bò sữa để
chọn được đàn bò sữa có hiệu quả kinh tế cao.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Giới (2008). Nghiên cứu đặc điểm di truyền và giá trị giống về sản lượng sữa của bò Holstein
Friesian nuôi ở Mộc Châu và Tuyên Quang, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.
2. Hammami. H., B. Rekik, H. Soyeurt, C. Bastin, J. Stoll, and N. Gengler (2008). Genotype × Environment
Interaction for Milk Yield in Holsteins Using Luxembourg and Tunisian Populations, Journal of Dairy
Science Vol. 91 No. 9, pp: 3661–3671.
3. Nguyễn Hữu Lương, Phạm Hải Nam, Trần Sơn Hà, Nguyễn Hùng Sơn và Nguyễn Văn Đức (2009). “Tuổi
đẻ, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và sản lượng sữa của bò Holstein Friesian (HF) nhập nội từ Cu Ba, Mỹ, Úc
nuôi tại Mộc Châu”. Báo cáo khoa học năm 2008 của Viện Chăn Nuôi, Phần Di truyền – Giống vật nuôi:
10/2009. Trang 9-14.
4. Mashhadi M.H., Kashan N.E.J., Nassiry M.R., Torshizi R.V. (2008). Prediction Breeding value and
Genetic Parameter in Iranian Holstein Bulls for Milk Production traits, Pakistan. Journal of biological
Science, Vol. 11(1): 108-112.
5. Powell R. L.,Wiggans R., Plowman R. D. (1990). “Evaluations of Holstein Bulls and Cows in Ecuador”,

Journal of Dairy Science Vol. 73 (11): 3330-3335.
6. Powell R. L.,Wiggans R., Plowman R. D. (1991). “Animal Model Evaluations for Mexican Holsteins”,
Journal of Dairy Science, Vol. 74 (4): 1420-1427.

×