Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nuôi dưỡng giống lợn rừng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.28 KB, 11 trang )



NUÔI DƯỠNG GIỐNG LỢN RỪNGVIỆT NAM
Tăng Xuân Lưu, Trần Thị Loan,
1
Võ Văn Sự,
1
Trịnh Phú Ngọc
Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
1
Viện Chăn Nuôi
Tóm tắt
Thuần dưỡng lợn rừng Việt Nam: Tỉ lệ nuôi sống đến 90 ngày từ rừng về giao động lớn:từ 10,71% đến
73,33%, 100 % số lợn bị bệnh tiêu chảy trong tháng thứ 1đến tháng thứ 2 , tỉ lệ nhiễm giun tròn cao 100 %, tỉ lệ
nhiễm giun đầu gai (Gnathostoma ) là 33,33 %, Bệnh viêm phổi 50 %, viêm ruột 33,33%, ký sinh trùng đường máu
100 %.
- Tăng trọng âm trong thời gian đầu, Số con đẻ ra/lứa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3: 4,75± 1,25 đến 6,5±1,17
con , trung bình là 5,6 ± 1,4 con/ lứa ; khối lương sơ sinh tăng từ lứa 1 0,39 ± 0.05 đến lứa 4: 0,44± 0,04 kg .Tỉ lệ
nuôi sống đến 24 giờ là 81,80 %, Khối lượng lúc 21 ngày tuổi 1,95 ± 0,41kg và 5,26 ± 0,73 kg ở 60 ngày tuổi, Khối
lượng khi phối giống lần đầu 37,5 ± 3,34 kg , lứa 4 là 52,6 ± 8,52 kg . bệnh phân trắng :78,20%, tiêu chảy 12,11%,
viêm phổi 7,37% và chấn thương 3,68%.
Lợn nhanh thích nghi trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện bán hoang dã.
1. Đặt vấn đề
Lợn rừng có tên khoa học: Common wild Pig (Susscrofa), tên la tinh là: Linnaeus tên địa
phương là: lợn lòi, kun bíu. Lợn rừng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Lợn rừng chính là tổ
tiên của các giống lợn nhà, có 21 loại phụ sống trên phạm vi rất rộng bao gồm nhiều khu vực ở
châu Âu,và bắc châu Á, cũng như miền nam và miền Bắc châu phi. Ở Việt Nam lợn rừng đều có
ở hầu hết các vùng rừng núi trên cả nước, đặc biệt là vùng rừng núi phía Bắc và dọc dãy núi
trường sơn. Việc “thuần dưỡng” chúng để trở thành vật nuôi là hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam. Ở
Thái Lan và Trung Quốc là 2 nước gần Việt Nam họ cũng đã thuần dưỡng và lai với lợn bản địa
để trở thành vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi đã được 13-19 năm nay. Ở Mỹ, Úc, Pháp họ cũng


có hệ thông nuôi dưỡng để trở thành vật nuôi đặc sản từ lâu với công nghệ cao. Ở Việt Nam,
trong những năm gần đây cũng đã bắt đầu nuôi giống lợn này và nguồn gốc bằng nhiều con
đường khác như: nhập khẩu chính nghạch hoặc tiểu nghạch từ Thái Lan, Trung Quốc
Từ việc “thuần dưỡng” từ rừng Việt Nam hầu như chưa có nơi nào thành công để nuôi
sinh sản và chỉ có một số nơi chỉ thành công ở mức độ rất khiêm tốn nhưng chủ yếu là lợn đực.
Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể để có những đánh giá về lợn rừng Việt Nam này, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nuôi dưỡng giống lợn rừng Việt Nam” với mục tiêu: nắm
được một số đặc điểm sinh học, mức độ thành công của lợn khi đưa từ rừng về nuôi và thuần
dưỡng chúng trong điều kiện nuôi bán hoang dã hiện nay, nhằm tạo ra Giống lợn Rừng thuần
dưỡng để phát triển ra sản xuất tạo ra vật nuôi có giá trị kinh tế.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu


Lơn rừng Việt Nam được nuôi trong nông hộ có nguồn gốc xuất sứ từ Rừng Việt Nam
thông qua thương lái có nguồn gốc từ rừng, bao gồm: Lợn đực và cái có độ tuổi ước tính tương
đương từ 4-10 tháng tuổi và khối lượng là 7-30 kg.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Các nông hộ có nuôi dưỡng lợn rừng Việt Nam từ Miền Bắc, Miền trung và Miền Nam.
- Cơ sở Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.
2.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2010.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nắm bắt được xuất sứ, nguồn gốc của lợn được đưa về thuần dưỡng
- Đặc tính thích nghi với các nguồn, các dạng thức ăn khi nuôi tại nhà trong thời gian mới
nhập chuồng và thời gian tập chuyển dần thức ăn sang hướng chủ động trong nuôi
- Diễn biến tình hình bệnh tật trong quá trình thuần dưỡng
- Khả năng sinh sản: Tuổi động hớn lần đầu, tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần
đầu, thời gian động dục , chu kỳ động dục, thời gian mang thai, thời gian động dục lại sau khi đẻ,
2.5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra trực tiếp từ người chăn nuôi (đối với số nông hộ điều tra)
- Trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng từ những lợn được mua về nuôi tại trại thực nghiệm Ba
Vì: Lợn được nuôi từng cá thể trên lồng, hoặc theo từng ô chuồng và tiếp xúc hàng ngày để làm
quen và cân đo lấy số liệu
- Quan sát theo dõi hàng ngày: Dùng thiết bị ống nhòm để quan sát từ xa các hoạt động
về tập tính của chúng khi được nuôi trong những ô diễn tích khác nhau.
- Theo dõi ghi chép số liệu hàng ngày các diễn biến :
+ Đối với lợn trong thời gian 3 tháng đầu : theo dõi thức ăn ưa thích, cách lựa chọn thức
ăn của chúng ăn, thời gian ngủ và diễn biến tăng trưởng và diễn biến bệnh (Bệnh do tổn thương
khi đem từ rừng về, bệnh mới phát sinh trong thời gian nuôi) của chúng
+ Đối với lợn đã được nuôi dưỡng từ tháng thứ 4 trở đi: Lợn được thả theo từng diễn tích
ô chuồng có sân chơi đất hoặc trên nền bê tông cho ăn và uống trên máng riêng:
Theo dõi một số chỉ tiêu: Tập tính sinh học như đi lại, ăn , ngủ, phản ứng tự vệ, diễn biến
tăng trưởng, hoạt động sinh sản. Khi lợn đã vào thời kỳ sinh sản; theo dõi sinh trưởng của lợn
con sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa, 6 tháng và khối lượng khi phối giống lần đầu, sau khi phối
giống 5-7 ngày của lứa tiếp theo bằng cân Nhơn Hòa và cân điện tử (Xác định khối lượng sơ
sinh/ổ/cá thể )
- Ghi chép các thông tin về diễn biến hàng ngày đối với lợn được nuôi tại trại Ba Vì còn
các trại khác thì thông qua điều tra thông tin, phỏng vấn trực tiếp.
- Đối với lợn phát sinh bệnh được sử dụng các loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc
của thú y để điều trị như lợn nhà.


- Đối với những con chết trong thời kỳ nuôi được mổ khám bệnh tích để xác định nguyên
nhân bệnh.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả điều tra về nuôi dưỡng và tình hình nhiễm bệnh
Qua quá trình điều tra trên các cơ sở có “thuần dưỡng” lợn rừng trên phạm vi rộng đặc
trưng cho các vùng miền chúng tôi thu được kết quả qua bảng 1 như sau:
Bảng 1. Tỉ lệ nuôi sống đến 90 ngày từ rừng về

Chủ hộ và Địa điểm nuôi
Số con ban đầu
mua từ Rừng
về
Số con nuôi sống
đến 90 ngày tại
trại
Tỉ lệ nuôi
sống đến 90
ngày (%)
Tỉ lệ nuôi
sống:
Đực/cái
Vườn Quốc gia Cúc
Phương
6
0
0,0
0,0
Trại thực nghiệm Đại học
Lâm Nghiệp Hà Nội
18
0
0,0
0,0
Trại anh Thuận ở Thị trấn
xuân Mai
28
0
0,0

0,0
Anh Sơn ở Yên Bài- Hà
Nội
8
3
37,5
1/3
(33,33%)
Trường Trung học Quảng
Trị
5
0
0,0
0,0
Trại ông Nguyên Nha
Trang, Khánh Hòa
28
3
10,71
2/3
(66,67%)
Anh Bảy Dũng - Bình
Phước
5
1
20,0
1/1
(100%)
Lê Văn Chín - Cần Duộc,
Long An(2005-2009)

19
5
26,32
1/5 (20%)
Anh Thuận ở Long An*
23
23
100,0
3/23
(13,04%)
Anh Tuấn ở long An*
8
5
62,5
1/4
(25,0 %)
( *Anh Thuận và anh Tuấn ở Long An mua số lợn đã được nuôi mạnh khỏe từ các hộ khác về )

Qua thực tế và kết quả bảng 1 cho thấy: Tỉ lê nuôi sống đến 90 ngày từ rừng về nhà là rất
thấp biến động từ 0,0 đến 26,32%, : tỉ lệ thất bại 100% chiếm 40,0% hộ (4/10 hộ). Trừ 2 hộ Anh
Thuận và anh Tuấn ở Long An có tỉ lệ nuôi sống cao là 62,5 – 100,0-%; hai hộ này là có nguồn
gốc từ lợn đã được thuần dưỡng từ vùng khác về). Tỉ lệ đạt cao nhất là trại Yên Bài đạt 37,5%.
Như vậy việc thuần dưỡng để thành công trong giai đoạn đầu của các nông hộ có sự khác biệt
nhau rất lớn. Theo chúng tôi việc thuần dưỡng là rất khó khăn nhưng không phải là không thuần
dưỡng được, mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, kiến thức cũng như cách tiếp cận, chăm


sóc nuôi dưỡng nó thế nào ở các trại mà thôi. Kết quả điều tra của chúng tôi về lợn rừng thuần
Việt Nam là hoàn toàn mới, so với kết quả nghiên cứu trước đây là hoàn toàn trên lợn rừng nhập
nội của các tác giả :Nguyễn Lân Hùng và cs (2006); Đỗ Kim Tuyên (2006) “Một số đặc điểm

của lợn rừng thuần nhập từ Thái lan về Việt Nam”, còn các tác giả như Kvisnakeo và cs (2005)
cũng không nói về quá trình thuần dường từ rừng về. Trên Lợn rừng-việt báo.vn/lơn rừng và
www.khuyến noongvn.gov.vn lợn rừng cũng không có tài liệu đề cập về lợn rừng thuần từ rừng
về mà chỉ nêu con lợn rừng nhập từ Thái Lan hoặc con lai mà thôi.
3.1.2. Tình hình cảm nhiễm bệnh trong quá trình nuôi dưỡng tại các cơ sở.
Qua quá trình điều tra và theo dõi tại các cơ sở chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 2. Kết quả điều tra khả năng cảm nhiễm bệnh tật trong thời kỳ từ rừng về đến 90 ngày
Tên bệnh
Tổng số
con (n)
Số con mắc
(n)
Tỉ lệ mắc
bệnh (%)
Số ngày và phương
thức điều trị
Tỉ lệ chết
(%)
Tổn thương do
đánh bắt và vận
chuyển
132
132
100,0
5-7 ngày, bôi xanh
metylen và kháng
sinh ngoài da
0,0
Tiêu chảy
132

132
100,0
3-15 ngày: Cho uống
lá, quả chát, kháng
sinh thông thường
73,48%
(97/132)
Viêm phổi
132
19
14,39
3-5 ngày
21,1
(4/19)

Qua bảng trên cho thấy tất cả các lợn được đánh bắt từ rừng về dù cho bẫy được cả đàn
theo phương pháp sập hầm hay bẫy treo đi chăng nữa thì trong quá trình vận chuyển lợn bị cọ xát
cũng đều bị tổn thương phần ngoài như sớt sát hoặc vết rách da với tỉ lệ 100%. Điều này phản
ánh tính hoảng hốt “stress” rất lớn trong quá trình vây bắt. Trong quá trình điều trị cho thấy với
tổn thương ngoài dù kín hay hở với thời gian 5-7 ngày vết thường đều liền, điều đó chứng tỏ sức
đề kháng của lợn là rất tốt.
Đối với bệnh tiêu chảy, tỉ lệ mắc là 100% đây là chỉ số tuyệt đối cho tất cả lợn được đưa
từ rừng về: khi đưa từ rừng về do thay đổi môi trường nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và
điều kiện thức ăn hoàn toàn khác với môi trường tự nhiên nên tỉ lệ tiêu chảy chiếm tuyệt đối.
Trong quá trình điều tra và theo dõi trực tiếp cho thấy tỉ lệ lợn bị tiêu chảy thường xuất hiện từ
ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 sau khi đưa về chuồng nuôi, tỉ lệ tiêu chảy trong tuần đầu hầu như ít
thấy. Điều này cho thấy không hoàn toàn là do thức ăn mà do ảnh hưởng lớn bởi những biến
động và suy giảm sức khỏe do Stress cũng như lượng thức ăn ăn vào không cung cấp đủ năng
lượng cho duy trì và chống đỡ với môi trường mới. Khi sức khỏe suy giảm thì sự tấn công của
bệnh chuyển vùng bắt đầu xuất hiện làm cho bệnh tiêu chảy xuất hiện. Qua kết quả điều tra cho

thấy những con nào điều trị khỏi đi ỉa chảy thì sau một thời gian thì sức khỏe bình phục và tồn tại
còn thường chết trong thời gian đi ỉa chảy trong vòng 7-10 ngày.


Đối với bệnh viêm phổi: tỉ lệ mắc bệnh 14,39% điều này thường xẩy ra do: đối với lợn
được vận chuyển bằng phương tiện ô tô có máy lạnh hoặc trong quá trình vận chuyển các nhà lái
buôn thường cho lợn nằm trong môi trường có đá lạnh để lợn nằm yên hoặc lợn dễ chịu, tránh sự
phát hiện của cơ quan chức năng. Đối với loại bệnh này do không phát hiện sớm hoặc do lợn quá
hung dữ nên việc phát hiện và điều trị không kịp thời nên bệnh đã chuyển sang thể viêm phổi
sâu, hoặc viêm tràn phế nang, viêm phổi mãn tính.
Đối với những con bị chết trong quá trình thuần dưỡng chúng tôi tiến hành mổ khám
bệnh tích, còn những con khác thì lấy tiêu bản, mẫu xét nghiệm chuẩn đoán và thu được kết quả
như sau:
Bảng 3. Kết quả mổ khám bệnh tích những con bị chết trong thời kỳ nuôi dưỡng
Tên bệnh
n
(con)
Số con
mắc
Tỉ lệ
(%)
Địa điểm nuôi
Ghi chú
Nhiễm giun
tròn
12
12
100
Nha trang và
Ba Vì

Thú y Viện Paster Nha Trang
và TTNC bò Ba Vì
Nhiễm giun
đầu gai
12
4
33,33
Nha Trang và
Ba Vì
Thú y Viện Paster Nha Trang
Viêm phổi
12
6
50,0
Nha Trang và
Ba Vì
Nha Trang – Ba Vì
Viêm ruột
12
4
33,33
TT Ba Vì
Vận chuyển lạnh
Suy kiệt sức
khỏe do tiêu
chảy
12
8
66,67
Nha Trang và

Ba Vì

Ký sinh trùng
đường máu
12
12
100,0
Nha Trang, Ba

Thú y Viện Paster Nha Trang
và phòng TN- TTNC Bò Ba Vì

Trên cơ sở mẫu thu thập từ những con mổ khám và lấy phân xét nghiêm thấy: 100 % số
lợn bị nhiễm giun tròn đường ruột. Có 4 con mổ khám tại trang trại Ông Nguyên Nha trang do
Tổ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật viện Paster Nha trang thực hiện đã xác định được một loại giun
tròn đầu gai (Gnathostoma) đã làm thủng ruột lợn chui ra xoang bụng, đây là loại giun thường
vùng núi cao mới có, như vậy trong điều kiện sống hoang dã trong tự nhiên lợn bị mắc loại giun
tròn và giun đầu gai là hoàn toàn hợp lý.
Đối với bệnh do viêm phổi và viêm ruột dạng bệnh tích là : Phổi viêm toàn thể dạng cấp
tính và mãn tính chuyển sang thể viêm dính và ruột chuyển sang viêm hoại tử, theo chúng tôi thì
bệnh này là do trong quá trình vận chuyển lợn bị “ướp đá” nên đã dẫn đến viêm và do trong quá
trình chuyển điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nên đã mắc các bệnh này.
Số lợn chết chủ yếu do suy kiệt sức khỏe từ tiêu chảy cũng như các bệnh ghép khác.
Qua quá trình lấy máu xét nghiệm và theo dõi các triệu chứng trên đàn lợn chúng tôi thấy
100% số lợn đưa từ rừng về bị phát bệnh ký sinh trùng đường máu với triệu chứng đặc trưng là:
Lợn bị tiêu chảy phân nhớt có màu nâu đen, nhiều gỉ mắt, mắt trũng, niêm mạc mắt ,niêm mạc


âm hộ trắng nhợt, máu loãng, máu màu đen khó đông, khi lấy máu phết kính soi tiêu bản trên
kính hiển vi đã tìm thấy ký sinh trùng đường máu, khi điều trị bằng thuốc đặc hiệu thì cho kết

quả cao.
3.2. Kết quả nuôi thuần dưỡng tại Ba Vì
3.2.1. Kết quả nuôi sống đến 90 ngày sau thời gian nuôi dưỡng

Số con ban đầu mua
từ Rừng về
Số con nuôi sống đến
90 ngày tại trại
Tỉ lệ nuôi sống đến
90 ngày(%)
Tỉ lệ nuôi sống:
Đực/cái
15
11
73,33
3/11
(27,27%)

Từ kết quả trên cho thấy: kết quả nuôi dưỡng tại Ba Vì cao hơn các nới khác: tỉ lệ nuôi
sống đến 90 ngày đạt 73,33% so với từ 0,0 đến 26,32% ở các nơi trong quá trình điều tra (bảng
1). Kết quả thành công tại Ba Vì cao là do: Lợn được chăm sóc và theo dõi tỉ mỉ và điều trị bài
bản và kịp thời như: lấy máu, phân xét nghiệm, cặp nhiệt độ theo dõi diễn biến của bệnh cũng
như tìm thuốc điều trị kịp thời .
3.2.2. Khả năng thích nghi của đàn lợn nuôi tại Ba Vì
Số lợn được mua từ các nhà cung cấp về nuôi thích nghi cho đến khi lợn ăn được những
thức ăn hoàn toàn chủ động được trong thời gian 180 ngày. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 4. Khả năng tăng trưởng từ lúc nhập chuồng đến 180 ngày nuôi
Tháng /Chỉ tiêu
0
1

2
3
4
5
6
N(con)
15
15
15
15
15
12
12
X ± mx (kg)
15,7 ±
1,57
14,54±
1,45
13,90 ±
1,03
14,14±
1,26
14,36 ±
1,19
14,36±
1,21
14,82±
1,32
Min (kg)
7,5

6,8
5,6
5,6
0
0
0
Max (kg)
28,0
27,3
25,5
25,6
26,9
27,7
29,2



Quy kết quả theo dõi chúng tôi nhận thấy: lợn rừng trong thời gian nuôi thích nghi giai
đoạn đầu đến 6 tháng có tăng trọng âm, sau đó mới có khả năng hồi phục cơ thể và tăng trưởng
trở lại khi mà lợn thích nghi với điều kiện sống. Thời gian giảm nhanh khối lượng so với lúc
nhập chuồng vào tháng thứ 2(- 1,8 kg/con/tháng) và sau đó mới có hiện tượng phục hồi và tăng
trưởng dần từ tháng thứ 3 so với tháng tứ 2 và sang tháng tứ 7 mới trở lại khối lượng ban đầu.
Qua theo dõi thì thấy con đực có tốc độ giảm nhanh ở tháng thứ 2 và đến tháng thứ 4 khả năng
hồi phục cơ thể nhanh hơn con cái . Như vậy trong tháng đầu tiên lợn chưa thích ứng với thức ăn
cũng như khả năng kích động bới những biến cố môi trường và điều kiện nuôi đã làm cho lợn bị
Stress nặng nên gây nên chứng tiêu chảy mạnh trong thời gian đầu nên tháng thứ 2 là tháng sụt
khối lượng cao nhất.
Khả năng hồi phục khối lượng cơ thể nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào lượng thu
nhận thức ăn hàng ngày nhiều hay ít . Vì vậy, chúng tôi đã khảo sát khả năng thích ứng thức ăn
hàng ngày của lợn như sau:

3.4. Khả năng lựa chọn thức ăn trong giai đoạn đầu
Bảng 5. Kết quả theo dõi khả năng lựa chọn thức ăn của lợn rừng trong giai đoạn đầu
Các loại thức ăn
Tuần đầu
Tuần tiếp theo
n (con)
Số con
tiếp nhận
Tỉ lệ (%)
n (con)
Số con
tiếp nhận
Tỉ lệ (%)
Chuối xanh,
15
15
100,0
15
11
73,3
Chuối chín
15
15
100,0
15
15
100,0
Măng
15
6

40,0
15
0
0,0
Sắn
15
15
100,0
15
15
100,0
Khoai
15
15
100,0
15
8
53,3
Ngô bắp
15
15
100,0
15
11
73,3
Ngô hạt
15
15
100,0
15

15
100,0
Rau: lang, muống, bèo tây
15
15
100,0
15
12
80,0


Mía
15
15
100,0
15
15
100,0
Các loại gốc có độ ngọt
khác(cỏ voi, thân ngô
cây )
15
15
100,0
15
15
100,0
ốc sên, ốc , cua,
15
3

20,0
15
0
0
Thức ăn tập làm quen (
Cơm, cám các loại hỗn
hợp, đậu tương rang )
15
0
0,0
15
3
20

Nhìn chung trong quá trình tập thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng theo ý muốn của
chúng ta trong thời gian đầu nhìn chung lợn lựa chọn những thức ăn gần giống như loại mà
chúng đã được sự dụng trong vùng chúng sinh sống (Vùng nào có thức ăn gì thì quen với thức ăn
nấy và có tính bản năng). Trong quá trình tập cho chúng làm quen với thức ăn hiện có thì bằng
cách cho lẫn hoặc cho dính vào vào với thức ăn quen thuộc của chúng và với lượng tăng dần.
Nhìn chung, chúng thích nghi dần theo thời gian và có khả năng tiếp nhận nhiều loại thức ăn
trong một khoảng thời gian.
3.5. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của lợn rừng trong quá trình
thuần dưỡng:
3.5.1. Tỉ lệ nuôi sống đến 24 giờ sau sinh
Đây là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng thích nghi cũng như mức độ thuần dưỡng thích
nghi của lợn rừng trong quá trình nuôi. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả như
sau:
Bảng 6. Tỉ lệ nuôi sống đến 24 giờ sau khi sinh
Chỉ tiêu
N (Con)

Số con dị
tật
Số con chết yểu,
chết ngạt, cuấn ổ
Số con mẹ
ăn
Số con sơ sinh
99,0
2
6
9
Số con sống đến 24 giờ
81
2
0
0
Tỉ lệ sống (%)
81,80
2,0
6,1
9,1

Trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy có 9,1% số con bị lợn mẹ ăn thịt con sau khi sinh,
đây là một hiện tượng khá lạ đối với lợn rừng Việt khí đẻ lần 1, số con chết yểu là 6,1%. Qua hai
chỉ tiêu này chúng tôi cho rằng do ảnh hưởng cửa strees trong quá trình “thuần dưỡng” chúng .
3.5.2. Khối lượng sơ sinh và số con sinh ra/ lứa:
Bảng 7. Khối lượng sơ sinh và số con sinh ra/lứa
Chỉ tiêu
n (ổ)
Con/lứa

Trọng lượng sơ
sinh : X ± mx (kg)
Max (kg)
Min (kg)
Lứa 1
8
4,75± 1,25
0,39 ± 0.05
0,52
0,32


Lứa 2
6
5,83 ± 0, 1,17
0,42±0.058
0.49
0,33
Lứa 3
4
6,5±1,17
0,44± 0,04
0,5
0,38
Trung bình
6
5,6 ± 1,4
0,417 ± 0,03
0,52
0,32


Qua bảng trên chúng tôi thấy: Số con đẻ ra / lứa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3 và khối lượng
sơ sinh cũng tăng dần từ lứa 2 trở lên, về mặt thống kê không có sự sai khác nhau giữa các lứa (
p˃ 0,05): như vậy quá trình thích nghi cũng như khả năng tăng khối lượng của cơ thể mẹ quả các
lứa đẻ đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng khối lượng của lợn con trong giai đoạn sơ sinh. Khối
lượng sơ sinh nhỏ hơn lợn rừng Thái Lan (0,49±0,01 kg) , Chỉ tiêu về số con đẻ ra trên lứa lứa 1,
lứa 2, lứa 3 có thấp hơn kết quả nghiên cứu trước đây cùng tác giả năm 2008 (Số con sinh ra/lứa
ở lợn Thái:lứa 1: 5,5 con, lứa 2 :7,5 con trên lứa (Tăng Xuân Lưu và cs, 2008.) . Khối lương sơ
sinh có nhỏ hơn các nghiên cứu của Đặng Tịnh (Báo nông nghiệp số 57 ra ngày 20/3/2007) khối
lượng sơ sinh biến động từ 0,5-,09kg/con đối với lợn Thái Lan.
3.5.3. Khối lượng từ sơ sinh đến 21 ngày và thời gian cai sữa ở 60 ngày tuổi
Thời gian từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong quá trình
chăn nuôi lợn vì giai đoạn này lợn hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của con mẹ và khả
năng miễn dịch của con mẹ chuyền sang cho con. Chỉ tiêu này còn đánh giá khả năng thích nghi
của bản thân con mẹ sau khi thuần dưỡng và sinh sản được trong điều kiện sống mới. Thời gian
sau 21 ngày tuổi đến cai sữa : đây là giai đoạn được đánh giá khả năng lựa chọn thức ăn trong
quá trình tập ăn theo mẹ đến tự lập hoàn toàn sau cai sữa. Kết quả theo dõi được nưu sau:
Bảng 8. Khối lượng lúc 21 ngày tuổi và 60 ngày cai sữa
Chỉ tiêu
n (Con)
X ± mx (kg)
Max (kg)
Min (kg)
Khối lượng 21 ngày tuổi
65
1,95 ± 0,41
2,55
1,20
Khối lượng lúc 60 ngày tuổi
48

5,26 ± 0,73
6,2
3,0
Tốc độ sinh trưởng của lợn tăng nhanh trong thời gian 30 ngày đầu và sang ngày thứ 31
trở đi (tháng thứ 2) tốc độ tăng chậm. Vì đối với lợn rừng Việt khả năng tiết sữa kém nên khả
năng cạn sữa nhanh thông qua quan sát từ bầu vú mẹ và khả năng tăng trọng của lợn con cũng
như độ xù lông và khả năng tập ăn của chúng. Thường lợn bắt đầu tập ăn theo mẹ từ ngày thứ 20
trở đi. Kết quả của chúng tôi nhỏ hơn kết quả công bố của Đỗ Kim Tuyên và Lân Dũng đối với
lợn Thái Lan.
3.5.4. Khối lượng khi phối giống lần đầu đến lần phối giống 4:
Khối lượng cơ thể đến phối giống lần đầu và qua các lần phối giống tiếp theo:
Bảng 9. Khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu và đến kỳ phối tiếp theo sau đẻ lứa 1
Chỉ tiêu
n (con)
X ± mx (kg)
Max (kg)
Min (kg)
Phối giống lần 1
6
37,5 ± 3,34
45,0
30,0
Phối giống lần 2
6
41,6 ± 8,33
51,0
37,0


Phối giống lần 3

4
45,1± 7,58
53,0
42,0
Phối giống lần 4
4
52,6 ± 8,52
60,0
46,0

Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu của lợn rừng
Việt Nam là khá lớn 37,5 ± 3,34 kg ở lứa 1 và tăng dần tới lứa 4 là 52,6 ± 8,52 kg như vậy trong
quá trình sinh sản lợn vẫn sinh trưởng phát triển đến lứa 3 và 4 . Điều này cũng hoàn toàn phù
hợp với quy luật sinh trưởng chung của các giống lợn . Kết của chúng tôi nhỏ kết quả công bố
của lợn rừng Thái và lợn rừng lai của các tác giả: Nguyễn Lân Hùng và cs, 2008; Đỗ Kim
Tuyên, 2006; Phạm Sỹ Tiệp và Cộng sự , 2009.
3.5.5. Khả năng kháng bệnh của lợn mẹ và con trong quá trình nuôi dưỡng
Lợn mẹ từ rừng về được nuôi dưỡng đến khi phối giống có chửa là một trong những chỉ
tiêu đánh giá bản than thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng trong thời kỳ đầu. con sau khi sinh và
con của chúng sinh ra trong lứa 1 được coi là giai đoạn sau thuần dưỡng. Chỉ tiêu này nó phản
ánh sự thích nghi , thích ứng của bản than con mẹ và đời con của chúng có thích ứng với điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng được hay không ?. qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau đây:
Bảng 9. Khả năng nhiễm bệnh trong quá trình sinh đẻ và nuôi con
Tên bệnh
Tổng
(con)
Số con
nhiễm
bệnh
Tỉ lệ

%
nhiễm
Số con
khỏi sau
điều trị
% khỏi
bệnh sau
điều trị
Giai đoạn nhiễm
bệnh
Bệnh phân trắng
454
355
78,20
308,0
94,64
Sau đẻ 10 ngày
Tiêu chảy
380
46,0
12,11
46,0
100,0
Sau 30 ngày tuổi
Viêm phổi
380
28
7,37
26
92,85

Thời tiết thay đổi từ
nắng sang mưa, rét
Chấn thương
380
14
3,68
14
100,0
Thời kỳ cai sữa và
ghép đàn

Qua quá trình theo dõi chúng tôi thấy: tỉ lệ nhiễm bệnh phân trắng sau cai sữa rất cao
78,20% đặc biệt tỉ lệ nhiễm cao vào lứa đẻ 2 trở đi và những nơi có mật độ chăn nuôi đồng, khả
năng điều trị kéo dài 5-7 ngày và kéo dài ngày điều trị cho các lứa đẻ về sau.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Khả năng nuôi lợn rừng từ rừng về trong giai đoạn đầu là khá khó khăn, phải đòi hỏi có
một kiến thức nhất định thì mới nuôi được.
Trong thời gian nuôi ban đầu cần được theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời những diễn
biến của bệnh xẩy ra .
Lợn rừng thuần Việt Nam có khả năng sinh sản , sinh trưởng thấp hơn lợn rừng Thái Lan
4.2. Đề nghị


Cho sản xuất thử để hoàn thiện quy trình “thuần dưỡng”, chăm sóc nuôi dưỡng và khảo
sát một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản , sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của
lợn rừng cũng như hiệu quả kinh tế của chúng để phục vụ sản xuất
Tài liệu tham khảo
1. Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trịnh Phú Ngọc, Phan Hải Ninh. Kết quả bước đầu nuôi lợn Rừng Thái
Thuần tại Ba Vì và Bắc Giang , Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 9/2008 trang 172-184

2. Tăng Xuân Lưu ,Trần Thị Loan, Võ Văn Sự, Trịnh Phú Ngọc. Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn Rừng
Thái Lan nhập nội và lợn Rừng Việt Nam - Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2009
3. Đỗ Kim Tuyên, 2006. Một số đặc điểm của lợn rừng thuần nhập từ Thái lan về Việt Nam
4. Kvisna Keo Sua, Phia Krai Xeng Xrium, Thái Lan (2005). Quy trình kỹ thuật nhân giống và phát triển heo
rừng. Bản dịch của Lê Văn Hiển, Lê Tuấn Tú
5. Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Khắc Tích, Nguyễn Thái Bình, Đặng Ngọc Lý, Hồ Quang Sắc. Kỹ thuật nuôi
Lợn rừng (Heo Rừng), nhà Xuất bản Nông nghiệp 2006
6. Phậm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Tạ Thị Bích Duyên và CS, 2009. Phát triển đàn lợn Giống Móng Cái cao
sản tại huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi tháng 9/2008 trang 134-145
7. Lợn rừng-Việt báo.vn/lợn rừng (google)
8. Www.khuyên nông vn.gov…lơn rừng (google)
9. Đặng Tịnh (Báo Nông Nghiệp số 57 ra ngày 20/3/2007

×