Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiến độ CPH DNNN ở Việt Namtừ năm 1992 đến năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.12 KB, 25 trang )

Tiến độ CPH DNNN ở Việt Namtừ năm 1992 đến năm 2004
2.1 Tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2004
Tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2004 được chia
thành 4 giai đoạn dựa theo các văn bản luật hướng dẫn CPH
- Giai đoạn 1 (6/1992 - 4/1996) : CPH theo Quyết định 143/HĐBT
- Giai đoạn 2 (5/1996 - 6/1998) : CPH theo Nghị định 28/CP
- Giai đoạn 3 (7/1998 - 6/2002) : CPH theo Nghị định 44/CP
- Giai đoạn 4 (7/2002 - 12/2004) : CPH theo Nghị định 64/CP
Kết quả CPH trong từng giai đoạn phụ thuộc rất lớn vào các quy định
trong văn bản luật hướng dẫn CPH của giai đoạn đó. Vì vậy, trước khi xem xét
kết quả CPH của từng giai đoạn, chúng ta hãy điểm lại một số điểm khác biệt
quan trọng giữa văn bản luật hướng dẫn CPH.
Bảng 1: Một số điểm khác biệt quan trọng
giữa các văn bản luật hướng dẫn CPH
Quyết định
143/HĐBT
Nghị định 28/CP Nghị định 44/CP Nghị định 64/CP
1. Điều
kiện CPH
1. Kinh doanh có
lãi, có hướng
phát triển
2. Doanh nghiệp
tự nguyện CPH
3. Công nhân
viên chức có khả
năng mua CP
1. Có quy mô nhỏ
và vừa (trừ những
DN được CPH theo
hình thức giữ


nguyên giá trị
hiện có của DN,
phát hành CP thu
hút thêm vốn)
2. Không thuộc
diện những DN
mà NN cần giữ
100% vốn
3. Có phương án
kinh doanh hiệu
quả.
Các DN mà NN
không cần tiếp tục
giữ 100% vốn
Các DN và đơn vị
phụ thuộc của DN
mà NN không cần
tiếp tục giữ 100%
vốn
2. Hình
thức
CPH
1. Giữ nguyên
vốn NN, phát
hành CP thu hút
thêm vốn
1. Giữ nguyên vốn
NN, phát hành CP
thu hút thêm vốn
2. Bán một phần

1. Giữ nguyên vốn
NN, phát hành CP
thu hút thêm vốn
2. Bán một phần
1. Giữ nguyên vốn
NN, phát hành CP
thu hút thêm vốn
2. Bán một phần
2. Bán một phần
vốn NN
3. Tách một bộ
phận DN đủ điều
kiện để CPH
vốn NN
3. Tách một bộ
phận của DN đủ
điều kiện để CPH
vốn NN
3. Tách một bộ
phận của DN đủ
điều kiện để CPH
4. Bán toàn bộ vốn
NN
vốn NN
3. Bán toàn bộ vốn
NN
* Hình thức 2, 3 có
thể được kết hợp
với việc phát hành
CP thu hút thêm

vốn
3. Đối
tượng
được mua
CP
Công nhân viên
chức trong DN
CPH, DNNN khác
và các tầng lớp
nhân dân khác
Các tổ chức kinh
tế có tư cách pháp
nhân, các tổ chức
xã hội được pháp
luật công nhận,
công dân Việt
Nam từ 18 tuổi
trở lên.
* Việc thí điểm
bán CP cho các tổ
chức, cá nhân
nước ngoài được
thực hiện theo quy
định riêng của
Thủ tướng Chính
Phủ.
Các tổ chức kinh
tế, xã hội Việt Nam,
công dân Việt
Nam, người Việt

Nam ở nước ngoài,
người nước ngoài
ở Việt Nam
* Việc bán CP cho
các tổ chức, cá
nhân nước ngoài
được thực hiện
theo quy định
riêng của Thủ
tướng Chính Phủ.
Các cá nhân, tổ
chức kinh tế, xã
hội trong và ngoài
nước
4.Quyền
mua CP
lần đầu
của DN
CPH
Mỗi cổ đông
không được mua
quá 2% tổng số
CP của DN
Mỗi pháp nhân
được mua không
quá 10%, mỗi cá
nhân được mua
không quá 5%
tổng số CP của DN
(1)Với DN mà NN

giữ CP chi phối, CP
đặc biệt, mỗi pháp
nhân được mua
không quá10%,
mỗi cá nhân được
mua không quá
5% tổng số CP của
DN; (2)Với DN mà
NN không nắm CP
chi phối, CP đặc
biệt, mỗi pháp
nhân được mua
không quá 20%,
mỗi cá nhân được
mua không quá
10% tổng số CP
của DN; (3)Với DN
mà NN không
tham gia CP,
NN không hạn chế
số lượng CP mỗi
pháp nhân, cá
nhân được mua
Các nhà đầu tư
được mua CP lần
đầu với số lượng
không hạn chế
nhưng phải đảm
bảo CP chi phối
của NN tại các DN

NN giữ CP chi phối
* trong một số
ngành nghề (do
Thủ tường Chính
Phủ quy định), các
nhà đầu tư nước
ngoài được mua
số lượng CP có
tổng giá trị không
quá 30% vốn điều
lệ của các DN.
Và sau đây là kết quả CPH trong từng giai đoạn
2.1.1 Giai đoạn 1 (từ 6/1992 đến 4/1996)
Tháng 6/1992, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
Phủ) đã ban hành Quyết định số 143/HĐBT về thí điểm chuyển một số DNNN
thành CTCP. Theo Quyết định này, có 7 doanh nghiệp được chọn để thí điểm
CPH là : Nhà máy xà phòng Việt Nam (thuộc Bộ công nghiệp); Nhà máy diêm
Thống Nhất (thuộc Bộ công nghiệp); Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Hà Nội
(thuộc Bộ công nghiệp); Xí nghiệp chế biến gỗ Long Bình (thuộc Bộ nông
nghiệp); Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng (thuộc Bộ thương mại); Xí nghiệp
sản xuất bao bì Hà Nội (thuộc thành phố Hà Nội); Xí nghiệp dệt may Legamex
(thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, hơn 30 DNNN khác cũng đã đăng ký
với Bộ tài chính để thí điểm CPH. 190 doanh nghiệp trong số này đã được phê
duyệt thí điểm CPH dưới sự chỉ đạo của các bộ. Nhưng sau đó, 7 doanh nghiệp
đã được chọn để thí điểm CPH dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bộ trưởng đều xin
rút khỏi danh sách CPH. Các doanh nghiệp dự kiến thực hiện CPH dưới chỉ đạo
của các bộ cũng xin rút khỏi danh sách CPH hoặc phải ngừng triển khai CPH do
thiếu một số điều kiện. Ví dụ, Công ty giày dép và hàng may mặc Legamex tiến
hành CPH từ tháng 7/1994, đã phát hành 100.000 cổ phần đợt 1, mỗi cổ phần
có mệnh giá 100.000 đồng, nhưng sau đó UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho

ngừng triển khai CPH ở công ty do công ty thiếu một số điều kiện luật định.
Sau sự việc này, Chính Phủ rút kinh nghiệm, chọn những doanh nghiệp tự
nguyện và đủ điều kiện để CPH. Kết quả đã có 5 DNNN được chuyển thành
CTCP, trong đó có 2 doanh nghiệp thuộc bộ, 2 doanh nghiệp thuộc địa phương
và 1 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty. Các doanh nghiệp này có quy mô vừa và
nhỏ (vốn dưới 10 tỷ đồng); kinh doanh hiệu quả; không thuộc diện Nhà nước
cần nắm giữ 100% vốn; tập thể cán bộ công nhân viên nhất trí với việc thí
điểm CPH. Những thông tin cụ thể về 5 doanh nghiệp được trình bày trong
bảng 2 dưới đây
Bảng 2: 5 DNNN được CPH đầu tiên
STT Tên doanh nghiệp
Cơ quan chủ
quản trước
đây
Ngày
chuyển
sang
CTCP
Vốn điều
lệ
(tr.đồng)
Tỷ lệ vốn
NN
(%)
1
Công ty đại lý liên
hiệp vận chuyển
Bộ GTVT 1/7/1993 6.200 18
2 Công ty cơ điện lạnh
Sở công

nghiệp tp Hồ
Chí Minh
1/10/1994 1.600 30
3
Nhà máy giày Hiệp
An
Bộ công
nghiệp
nhẹ
1/10/1994 3.784 30
4
Xí nghiệp thức ăn
chăn nuôi
Bộ No&PTNT 1/7/1995 3.540 30
5
Xí nghiệp chế biến
hàng xuất khẩu
UBND tỉnh
Long An
1/7/1995 7.912 30
(Nguồn : Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW)
Cũng trong giai đoạn này, một số DNNN đã được Bộ tài chính định giá
để CPH như : Xí nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thuyền Bình Định (thuộc tỉnh
Bình Định); Công ty ong mật (thuộc Sở nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh);
Xí nghiệp sản xuất đồ may mặc (thuộc Sở thương nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh). Tính đến đầu năm 1996, cả nước mới chỉ có 2/6 tỉnh, thành phố, 3/7 bộ
có DNNN được CPH. Đó là tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông
vận tải, Bộ Công nghiệp, và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong 5
năm chỉ có 5 DNNN được CPH. Như vậy, trung bình mỗi năm chỉ 1 doanh
nghiệp được CPH. Tốc độ CPH như vậy là quá chậm so với yêu cầu đổi mới

DNNN. Lý do : đây là giai đoạn đầu tiên của tiến trình CPH, Đảng và Nhà nước
hết sức thận trọng, chỉ chủ trương thí điểm CPH một số ít DNNN. Nghị quyết
Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 khoá VII (11/1991) có nêu “ chuyển một số doanh
nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần, phải làm thí điểm, chỉ
đạo chặt chẽ, kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thực hiện ”. Do
đó, trong các văn bản luật về CPH, đối tượng CPH rất hẹp, hình thức CPH
không đa dạng, tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa của một cổ đông quá thấp (2%),
thiếu điều khoản về ưu đãi cho DN CPH và người lao động…
2.1.2 Giai đoạn 2 (từ 5/1996 đến 6/1998)
Trong giai đoạn này, số DNNN được CPH là 118 doanh nghiệp. Trung
bình 1 năm có 59 DNNN được CPH. Như vậy, tiến độ CPH trong giai đoạn này
nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước. Lý do chủ đạo là : Đảng và Nhà nước
đã bắt đầu mở rộng diện CPH sau khi đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ
giai đoạn trước. Do đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 28/CP với những
điều khoản bổ sung về ưu đãi dành cho DN CPH và người lao động, mở rộng
diện CPH, tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của cổ đông ngoài doanh nghiệp, đa
dạng hoá hình thức CPH. Tuy nhiên, tiến độ CPH như trên vẫn rất chậm so với
yêu cầu của Đảng và Nhà nước. CPH vẫn là một vấn đề mới mẻ với các DNNN,
cơ quan quản lý Nhà nước và người dân.
2.1.3 Giai đoạn 3 (từ 7/1998 đến 6/2002)
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã bắt đầu gia nhập vào các tổ chức kinh
tế lớn trong khu vực và thế giới. Năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên của
tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đây là một tổ chức
rất lớn, bao gồm 21 nước thành viên, chiếm 25% diện tích và 40% dân số của
thế giới. Do vậy, các DNNN Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất
khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng cũng phải chịu áp lực cạnh tranh
rất lớn. Vấn đề CPH DNNN càng trở nên cấp bách do tính cạnh tranh của các
DNNN ở Việt Nam còn yếu. Do vậy, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng
khoá VIII (tháng 12/1997) đã nêu rõ “ Phân định loại doanh nghiệp công ích và
doanh nghiệp kinh doanh, xác định loại doanh nghiệp Nhà nước cần giữ 100%

vốn, loại doanh nghiệp Nhà nước cần nắm tỷ lệ cổ phần chi phối, loại doanh
nghiệp Nhà nước chỉ cần giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp ” và “ Đối với các doanh
nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, cần lập kế hoạch cổ phần hoá
để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả ”. Sau đó, Chính Phủ đã
ban hành Nghị định 44/CP với nhiều điểm mới giúp tiến độ CPH được đẩy
nhanh, tiêu biểu là sự thay đổi trong quy định về diện CPH. Lần đầu tiên Nhà
nước quy định tất cả các DNNN không thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ
100% được phép tiến hành CPH, do đó diện CPH được mở rộng hơn trước rất
nhiều; hình thức CPH được quy định đa dạng hơn; ưu đãi dành cho DN CPH và
người lao động nhiều hơn, đặc biệt Nghị định đã chú ý tới người lao động
nghèo trong DNNN dựa trên tinh thần của Thông báo số 63/TB-TW ngày
4/9/1997 của Bộ chính trị. Cơ chế chính sách về cơ bản là thuận lợi cho việc
CPH DNNN và việc CPH DNNN cũng đã trở nên quen thuộc với các DNNN, cơ
quản lý nhà nước và người dân. Kết quả, số DNNN được chuyển thành CTCP
trong giai đoạn này là là 834 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm CPH 280
doanh nghiệp. Như vậy tiến độ CPH đã nhanh hơn nhiều lần so với giai đoạn
trước. Nhiều Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty đã tích cực thực hiện CPH,
điển hình là Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh; Nam Định; Thanh Hoá; Bộ Xây
dựng; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các Tổng công ty : Hàng hải; Cà
phê; Than; Xi-măng; Dệt may.
Tuy nhiên vẫn chưa năm nào việc CPH DNNN đạt chỉ tiêu kế hoạch. Từ
năm 1999, Chính Phủ đã giao chỉ tiêu CPH cho từng bộ, ngành, địa phương,
tổng công ty. Năm 1999, kế hoạch CPH trong cả nước là 505 doanh nghiệp,
nhưng thực tế chỉ có 247 doanh nghiệp được CPH, đạt 49% kế hoạch. Năm
2000, kế hoạch CPH trong cả nước là 508 doanh nghiệp, nhưng thực tế chỉ có
218 doanh nghiệp được CPH, đạt 38,6% kế hoạch. Những bộ, ngành, địa
phương, tổng công ty có tốc độ CPH chậm là : Bộ Công nghiệp; Bộ Thuỷ sản;
tỉnh Cần Thơ; Khánh Hoà; Quảng Ninh; Vĩnh Phúc; Tổng công ty Hoá chất;
Tổng công ty Thép. Những Tổng công ty 90 không CPH được DNNN nào là :
TCT Dầu khí, TCT Hàng không, TCT Thuốc lá, TCT Giấy, TCT Công nghiệp tàu

thuỷ, TCT Cao su, TCT Lương thực miền Nam. Đến hết năm 2001, vẫn còn 6/13
Bộ; 21/26 tỉnh chưa có DNNN nào được CPH. Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới
tình trạng trên là sự níu kéo của các giám đốc DNNN và cơ quan chủ quản của
doanh nghiệp.
2.1.4 Giai đoạn 4 (từ 7/2002 đến 12/2004)
Trong giai đoạn này, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế
thế giới. Ngày 13/7/2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương
Việt - Mỹ. Đây là một hiệp định thương mại có tính toàn diện, theo đó Việt Nam
sẽ hợp tác với Mỹ trong các lĩnh vực : thương mại hàng hoá (trade in goods);
thương mại dịch vụ (trade in service); quyền sở hữu trí tuệ (intellectual
property rights); phát triển quan hệ đầu tư (development of investment
relation); tạo thuận lợi cho kinh doanh doanh (bussiness facilitation). Việt Nam
cam kết sẽ mở cửa hầu hết các lĩnh vực cho các nhà đầu tư và xuất nhập khẩu
của Mỹ theo một lộ trình từ 3 đến 5 năm. Việt Nam cũng đã tham gia Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khởi đầu là Thoả thuận ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT). Theo đó, từ năm 2003, Việt Nam phải giảm thuế nhập
khẩu hầu hết các nhóm hàng từ 20-40% xuống còn 10-15%. Đến năm 2006,
Việt Nam phải giảm thuế hàng nhập khẩu xuống còn 0-5%. Việt Nam cũng
đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tiền thân là GATT,
một tổ chức có liên quan chát chẽ tới Liên hợp quốc, được thành lập từ tháng
1/1948 với mục đích là giảm bớt hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với
hoạt động thương mại quốc tế. WTO là một hiệp ước thương mại đa phương
với những nguyên tắc cơ bản : (1) Các nước thành viên giành cho nhau quy chế
tối huệ quốc (Most Favored Nation _ MFN); (2) Các nước thành viên không
được bảo hộ nền công nghiệp trong nước bằng các biện pháp như trợ cấp xuất
khẩu; đặt hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp khác. Tham gia vào WTO, các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và nước
ngoài. Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO. Những hàng hoá xuất
khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam như hàng may mặc, giày da, nông sản …
cũng là những hàng hoá có tính cạnh tranh cao của Trung Quốc. Do đó, các

doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNN phải được nâng cao hiệu quả
hoạt động để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Đảng
đã chủ trương phải đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN. Nghị quyết Hội nghị TW
ba, khoá IX (năm 2001) coi việc đẩy mạnh CPH những doanh nghiệp mà Nhà
nước không cần thiết giữ 100% vốn là khâu quan trọng để tạo bước chuyển
biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả của DNNN. Nghị quyết Hội nghị TW
chín, khoá IX đã khẳng định “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao
hiệu quả khu vực doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước ”. Do đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 64/CP với nhiều
điều khoản hợp lý hơn, có tác dụng thúc đẩy CPH. Kết quả số DNNN được CPH
trong gia đoạn này là 1.285 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm có 643 DNNN
được CPH. Tiến độ CPH tiếp tục được đẩy nhanh hơn trước. Một số bộ CPH
nhanh là : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao
thông vận tải.
Tuy nhiên, vẫn chưa có năm nào việc CPH đạt chỉ tiêu kế hoạch. Năm
2003, kế hoạch của Chính Phủ là CPH 1.600 DNNN, kết quả chỉ có 554 doanh
nghiệp được CPH, đạt 60% kế hoạch. Năm 2004 việc CPH diễn ra nhanh nhất
nhưng cũng chỉ đạt 68% chỉ tiêu kế hoạch. Một số tỉnh, tổng công ty CPH
chậm như : Kiên Giang, Lai Châu, Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Công
nghiệp tàu thuỷ. Về thời gian trung bình để CPH 1 DNNN, theo ông Hồ Xuân
Hùng, phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương,
trong 3 năm 2002 đến 2004, thời gian bình quân để CPH một DNNN là 15
tháng (tính từ thời điểm thành lập ban đổi mới tại doanh nghiệp cho đến khi
DN CPH có đăng ký kinh doanh), trong đó 30% - 50% thời gian được giành cho
việc định giá. Công ty Ernst & Young cũng đã tiến hành khảo sát 492 DNNN
được CPH trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004 (chiếm 87% tổng số
DNNN đã hoàn thành CPH trong giai đoạn này), kết quả như sau : để hoàn
thành CPH một DNNN cần 411 ngày, trong đó, thời gian từ khi thành lập ban
đổi mới doanh nghiệp đến khi bắt đầu định giá là 137 ngày, thời gian bắt đầu
định giá đến khi phê duyệt giá trị doanh nghiệp là 122 ngày, thời gian để hoàn

thành các công việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án, bán
cổ phiếu, họp Đại hội đồng cổ đông, đăng ký kinh doanh là 150 ngày. Như vậy,
thời gian trung bình để CPH 1 DNNN ở Việt Nam quá dài so với yêu cầu về tiến
độ CPH và so với tốc độ CPH ở các nước khác. Từ 8/2004 đến hết năm 2006,
chúng ta phải CPH hơn 1.400 DNNN. Nhưng với tốc độ này thì nhiệm vụ rất
khó hoàn thành.
Tổng kết việc thực hiện CPH DNNN từ năm 1992 đến năm 2004
Số DNNN được CPH từ năm 1992 đến năm 2004 và cơ cấu các DN CPH
tính đến ngày 31/12/2004 được thể hiện trong bảng 3 và bảng 4 dưới đây
Bảng 3 Kết quả CPH DNNN 1992 - 2004

Năm Số DNNN được CPH Số cộng dồn
Năm 1992-1998 123 123
Năm 1999 247 370
Năm 2000 218 588
Năm 2001 205 793
Năm 2002 164 957
Năm 2003 532 1.489
Năm 2004 753 2.242
(Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW)
Bảng 4 Cơ cấu các DN CPH tính đến 12/2004
STT Các DNNN được CPH đến 12/2004 Tỷ trọng
1 Các DNNN thuộc tỉnh 74%
2 Các DNNN trực thuộc Bộ 12%
3 Các DNNN thuộc Tổng công ty 90 8%
4 Các DNNN thuộc Tổng công ty 91 6%.
(Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW)
Hiệu quả của các DNNN sau khi được CPH tăng nhanh rõ rệt. Theo số
liệu điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, trong 435 DN CPH,
92,72% hoạt động hiệu quả hơn, 4,85% hoạt động không thay đổi và 2,43%

doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn so với trước khi được CPH. Tuy
nhiên hầu hết các doanh nghiệp được CPH đều có quy mô vừa và nhỏ, công
nghệ lạc hậu, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chỉ có 10% số DN CPH
có vốn hơn 10 tỷ đồng. Rất ít doanh nghiệp có vốn lớn, sản xuất kinh doanh có
hiệu quả như Vina Milk với 1.500 tỷ đồng vốn Nhà nước, Mía đường Lam Sơn
92 tỷ đồng, Đường La Ngà 82 tỷ đồng. Số cổ phần được bán cho cổ đông ngoài
doanh nghiệp còn thấp (được thể hiện qua bảng 5). Do đó, tính đến ngày
31/12/2004, số vốn Nhà nước được CPH mới chỉ chiếm 8% tổng số vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp.
Bảng 5 Cơ cấu sở hữu ở các DN CPH tính đến 12/2004
Nhà nước 45,6%
Cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp 39,3%
Cổ đông ngoài doanh nghiệp 15,1%
(Nguồn : Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW)
Tiến độ CPH DNNN ở một số Bộ, ngành, địa phương cụ thể :
Ở Hà Nội, từ năm 1998 đến năm 2004, mới chỉ có 14 DNNN của thành
phố được CPH. Như vậy trung bình hàng năm, Hà Nội chỉ CPH được từ 2 cho
đến 3 doanh nghiệp. Với tốc độ này, phải mất 10 năm Hà Nội mới hoàn thành
kế hoạch CPH trên 30 doanh nghiệp tính đến năm 2005
Thành phố Hồ Chí Minh CPH được 180 DNNN kể từ khi chương trình
CPH DNNN được triển khai. Bốn DN CPH có vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng là :
khách sạn Bông Sen, khách sạn Quê Hương, công ty Savico, công ty vận tải biển
Sài Gòn. Riêng năm 2004, thành phố CPH được 45 DNNN. Theo Ban chỉ đạo đổi

×