Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

bộ câu hỏi và trả lời dầy đủ cho kỳ thi môn luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.84 KB, 46 trang )

Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG
MỤC I
Luật môi trường
Điều 1. Khái niệm chung về luật môi trường
1. Khái niệm môi trường: là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy
2. Các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường. Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi
trường thể hiện ở các khía cạnh sau:
a. Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong
phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận.
b. Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh tế ở đó như
thế nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên nhiên, dẫu đó là
quốc gia giàu hay nghèo.
c. Sự xuất hiện của các định chế pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất
toàn cầu của vấn đề môi trường nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được đánh dấu bởi bằng
sự ra đời hàng loạt của các tổ chức quốc tế và các điều uớc quốc tế về môi trường.
d. Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát triển kinh tế
và xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiên về bảo vệ môi trường là một trong những điều khoản của
các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
Điều 2. Môi trường và phát triển bền vững:
1. Khái niệm phát triển bền vững:
a. Theo tuyên bố Rio 1992: là cách thức thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng ko làm
a.hưởngđến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thể hệ tương lai. Là một tiến trình đòi hỏi sự tiến
triển của cả 3 lĩnh vực: KT, XH, MT: KT( đem lại lợi ích k.tế), XH( Ko xâm hại lợi ích công
cộng, bình ổn xã hội), MT( phát triển trên cơ sở duy trì và cải thiện MT)
b. Theo Đ3 luật BVMT: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững.


a. Phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi trường. Thực
chất của việc phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triền với việc duy trì môi trường hay nói
cách khác là yếu tố cơ bản của việc phát triển bền vững là quyền phát triển và sự cần thiết phải
chăm sóc môi trường. Có thể khẳng định đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và
bảo vệ môi trường.
b. Phát triển bền vững có thể hiểu dưới góc độ môi trường. Trên thế giới, phát triển bền vững có
thế được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, hoạch định chính sách và cũng có
cách hiểu chỉ thuần túy dưới góc độ môi trường.
3. Ở Việt Nam, có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là: “phát triển đáp ứng được nhu
cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường” (khoản 4 luật bảo vệ môi trường năm 2005) .
4. Tóm lại: Tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận song về cơ bản các tiêu chí của phát triển bền
vững được đưa ra tương đối thống nhất. Đó là: sự phát trường kinh tế, sự bảo vệ môi trường và sự
thỏa mãn các yêu cầu cuộc sống của con người
1
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
Điều 3. Những đòi hỏi của phát triển bền vững trên các mặt tài chính, định chế, phát luật.
1.Quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách.
a. Quyết định chính sách là bước quan trọng trong phát triển bền vững. Khả năng kết hợp giữa
phát triển và bảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn vào việc ban hành các chính sách đúng đắn.
b. Gắn liền với việc ra chính sách là vị trí và thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách và
quyết định. Việc xác định đúng vị trí, tạo ra được sự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các hệ
cơ quan quyền lực nhà nước cũng là yếu tố định chế quan trọng của việc phát triển bền vững.
2. Ban hành pháp luật và thực thi pháp luật.Pháp luật là công cụ quan trọng để đảm bảo phát triển
bền vững. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con
người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3. Giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo
cho các quan hệ xã hội phát triển ổn định và các lợi ích hợp pháp được bảo vệ thỏa đáng. Phát

triển bền vững sẽ gặp khó khăn nếu như các quan hệ kinh tế xã hội không được điều tiết thích
hợp thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc giải quyết tranh chấp với tư cách là yếu tố định
chế của phát triển bền vững.
4. Hợp tác quốc tế. Tính toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu của môi trường đòi hỏi phải có nhiều
hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững. Thực tế cho thấy các công ước quốc
tế đa phương, các định ước tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền
vững toàn cầu.
MỤC II
Bảo vệ môi trường và vai trò của pháp luật.
Điều 4. Khái niệm bảo vệ môi trường.
Theo quy định tại điều 3 khoản 3 Luật bảo vệ môi trường thì bảo vệ môi trường là hoạt động giữ
cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế, tác động sống đối với môi trường, ứng
phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác
và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Điều 5. Các biện pháp bảo vệ môi trường
1. Biện pháp tổ chức chính trị: Là việc bảo vệ môi trường thông qua hoạt động của các Đảng
phái, các tổ chức chính trị. Các đảng phải, các tổ chức này đưa ra cương lĩnh chủ trương bảo vệ
môi trường và lãnh đạo cộng đồng thực hiện qua đó vừa nhằm mục đích bảo vệ môi trường vừa
nhằm mục đích củng cố uy tín địa vị chính trị của tổ chức.
2. Vấn đề bảo vệ môi trường bằng biện pháp tổ chức chính trị ở Việt Nam:
a. Đảng cộng sản đưa ra chủ trương đường lối về bảo vệ môi trường và lãnh đạo nhà nước thực
hiện.
b. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
c. Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về môi trường. Cách thức thực hiện này khác với các nước
khác là nhà nước không thành lập đảng phái về môi trường mà chủ trương đường lối của Đảng
đưa ra được thể chế hóa về pháp luật
3. Ý nghĩa của biện pháp này trong việc bảo vệ môi trường bao gồm:
a. Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị,
đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt động của mình.
b. Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách

pháp luật.
2
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
4. Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu quả thực tiễn là không
cao. Bp BVMT được đưa ra còn phụ thuộc vào tôn chỉ mục đích của Đảng.

Điều 6. Biện pháp kinh tế.
1. Là việc sử dụng nguồn lực kinh tế để bảo vệ môi trường với 2 hình thức cơ bản là sử dụng
nguồn tài chính tập trung và sử dụng phương pháp kích thích lợi ích kinh tế.
2. Sử dụng nguồn tài chính tập trung là sử dụng ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường
quốc gia…cho việc bảo vệ môi trường
3. Kích thích lợi ích kinh tế để bảo vệ môi trường gồm các biện pháp:
a. Hộ trợ tài chính cho những dự án bảo vệ môi trường tích cực.
b. Ưu đãi về đất đai
c. Miễn phải giảm thuế đối với các dự án bảo vệ môi trường tích cực. Áp dụng thuế suất cao
đối với các dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
d. Áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hướng xấu lâu dài đến môi trường
đ. Ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩm
e. Áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc đối với một số hoạt động ảnh hưởng xấu đối với môi
trường.
3.Ý nghĩa: Sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể
thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường cho cộng động. Biện pháp kinh tế rất phong phú
và đa dạng và thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ đó góp phần khuyến khích và
nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Về cơ bản các biện pháp
kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác.
Điều 7. Nhóm biện pháp kinh tế - tài chính ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng, bao
gồm các công cụ cơ bản sau: 1/ Quy định đặt cọc – hoàn trả, ký quỹ bảo vệ môi trường; 2/ Quỹ
môi trường; 3/ Phí bảo vệ môi trường; 4/ Thuế. Trong đó, việc sử dụng công cụ thuế để bảo vệ
môi trường là cách thức có nhiều ưu điểm để bảo vệ môi trường và tăng thu cho ngân sách nhà

nước, cụ thể:
1. Thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ, nên có tác dụng kích thích và
điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các
nguồn năng lượng “sạch” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc có thể dẫn
tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm mới giảm thiểu tác hại đến môi
trường.
2. Xét trên khía cạnh kinh tế, thuế đánh vào các nguồn thu nhập từ lao động, vốn và tiết kiệm
thường gây các ảnh hưởng tiêu cực hơn cho xã hội so với thuế bảo vệ môi trường. Tăng thuế
đánh vào thu nhập (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp) thường là một trong những nguyên
nhân làm giảm động lực làm việc, giảm tiết kiệm, đầu tư. Nhưng thuế bảo vệ môi trường không
gây gây tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế, hơn nữa về lâu dài còn góp phần làm tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này có nghĩa là nguồn thu từ
thuế bảo vệ môi trường có thể được sử dụng để thay thế nguồn thu từ các loại thuế khác đối với
thu nhập từ lao động và vốn. Việc chuyển đổi đối tượng của các loại thuế: từ việc đánh vào
“những cái tốt” của nền kinh tế (như lao động và vốn) sang “những cái xấu” (như ô nhiễm môi
trường) sẽ phát huy được khía cạnh sinh thái học của thuế.
3. Vì vậy, trong quá trình cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế của nhiều nước trên thế giới, nội
dung về bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng để đưa vào quy định trong các sắc thuế.
Đặc biệt, hiện nay tại các nước phát triển đang thực hiện cuộc cải cách “thuế xanh”.
4. Ở nước ta, việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lý và
mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các
công cụ thuế, phí để bảo vệ môi trường mới đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các
3
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
khoản phí bảo vệ môi trường đang trong quá trình ban hành và triển khai thực hiện. Hiện nay,
trong hệ thống thuế của nước ta chưa có riêng một loại thuế bảo vệ môi trường mà mới chỉ có các
quy định ưu đãi, miễn giảm trong một số sắc thuế hiện hành nhằm bảo vệ môi trường, như: thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt,
Điều 8. Biện pháp khoa học công nghệ

1.Là việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật trong việc bảo vệ môi trường.
2.Là biện pháp quan trọng không thế thiếu trong việc bảo vệ môi trường do môi trường được
tạo bởi nhiều yếu tố phức tạp cùng với đó là trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nên các vấn đề
như xử lý rác thải, bảo vệ tầng Ozon cần sử dụng biện pháp khoa học công nghệ.
Điều 9. Biện pháp giáo dục.
1. Là biện pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường.
2.Các hình thức:
a. Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thức của các trường
phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học.
b. Sử dụng rộng rãi các phương tiện giáo dục truyền thông để giáo dục cộng đồng.
c. Tổ chức các hoạt động cụ thể như: ngày môi trường thế giới, tuần lễ xanh, phong trào thành
phố xanh, sạch, đẹp.
d. Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội
3. Đánh giá:
a. Ưu: biện pháp gốc rễ của mọi ván đề, xuất phát từ con người và vì con người. Phù hợp với đk
VN, rẻ, dễ thực hiện.
b. Nhược: thời gian dài, kết quả ko thể thấy ngay đc.
Điều 10. Biện pháp pháp lý.
1.Đó là việc, thể chế hóa vấn đề môi trường bằng pháp luật.
2. Bao gồm:
a. Quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố
môi trường.
b. Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện
đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường.
c. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.
d. Ban hành các tieu chuẩn môi trường.
đ. Giải quyết các tranh chấp liên quan đén việc bảo vệ môi trường.
MỤC III
Luật bảo vệ môi trường.
Điều 11. Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các qui phạm pháp luật,

các nguyên tăc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai
thác, sử dụng, tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các
phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con
người
2. Luật môi trường khác các luật khác ở mục đích điều chỉnh là bảo vệ môi trường.
3. Luật môi trường đan xen với luật hành chính, dân sự…chứ không độc lập tuyệt đối.
Điều 12. Di sản văn hoá phi vật thể ko là đối tượng bảo vệ của luật môi trường vi theo luật
bvmt 2005 môi trường có nghĩa hẹp hơn bao gồm yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo. Yếu
4
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
tố vật chất nhân tạo khác điều kiện xã hội. Xã hội bao gồm cả các yếu tố tinh thần như nhã nhạc
cung đình còn yếu tố vật chất nhận tạo chỉ bao gồm các công trình vật chất.
Điều 13. Phân định luật môi trường là luật bảo vệ môi trường:
1. Hình thức:
a. LMT là một lĩnh vực pháp luật chứa đựng những quy phạm để giải quyết những vấn đề cụ thể.
b. LBVMT là một đạo luật do quốc hội ban hành theo trình tự luật định.
2. Nội dung:
a. Lmt điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc quản lí, khai thác môi trường và trong việc
bảo vệ môi trường.
b. Lbvmt điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ môi trường.
3. Phạm vi:
a. Lmt có phạm vi rộng hơn.
b. Lbvmt có thể xem là một văn bản nguồn chính yêu của Lmt.
3. Nguồn của Lmt bao gồm nhiều văn bản, Lbvmt là một trong những nguồn của Lmt.

Điều 4. Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường: Nguyên tắc đảm bảo quyền con người
được sống trong môi trường trong lành.
1. Cơ sở, xuất phát từ tầm quan trọng của quyền con người được sống trong một môi trường trong
lãnh và xuất phát từ thực trạng môi trường hiện nay, Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến

nay, quyền sống của con người mặc dù được đảm bảo hơn về mặt pháp lý hơn bằng các thể chế
dân chủ song lại bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Trong điều kiên đó
cuộc sống của con người phải gắn chặt với môi trường.
2. Nguyên tắc này đươc ghi nhận trong tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio- De Janeiro. Và chi
phối việc xây dựng chính sách pháp luật của các quốc gia. Việt Nam là quốc gia ký 2 tuyêt bố
này có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc pháp lý và
thực tế nó đã là một nguyên tắc của luật môi trường Việt Nam. Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc
này là mọi qui phạm pháp luật môi trường, mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc
đảm bảo điều kiện sống của con người trong đó có điều kiện môi trường làm ưu tiên số một.
3. Hệ quả pháp lí: nhà nước phải ghi nhận và tạo điều kiện cần thiết để người dân được đảm bảo
điều kiện được sống trong môi trường trong lành.
Điều 15 . Nguyên tắc tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường.
1. Cơ sở của nguyên tắc xuất phát từ môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất
khác nhau vì vậy trong việc bảo vệ môi trường cần có sự thống nhất và điều này được coi là một
nguyên tắc của luật môi trường
2. Thể hiện:
a. Các chính sách và các qui định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc
toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Các quy phạm cụ thể phải nhằm giải quyết 3
mục tiêu chính: Đảm bảo chất lg MT- Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm TNTN, hạn chế tới
mức tối đa việc s.dụng tntn ko thể tái tạo đc - Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ
sạch, Cn ít chất thải để giải quyết tận gốc v.đề ô nhiễm MT.
b. Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điều chỉnh thống nhất trong tổ chức và hoạt
động của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Trong đó thẩm quyền chung: CP, UBND các cấp.
Thẩm quyền chuyên môn: Bộ TNMT và các bộ chuyên ngành, sở TNMT, phòng TNMT, cán bộ
TNMT.
5
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
c. Các tiêu chuẩn môi trường, các qui trình đánh giá tác động môi trường cũng như thẩm định báo

cáo đánh giá tác động môi trường với tư cách là những công cụ quan trọng của quản lý môi
trường cần được xây dựng và áp dụng thống nhất trong phạp vi cả nước,
d. Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân.
Điều 16. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững.
1. Phát triển bền vững được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp
luật quốc tế về môi trường. Pháp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên tắc
này.
2. Nguyên tắc này có những đòi hỏi sau đây:
a. Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược
hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, vùng và từng vùng.
b. Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được lãng phí và tham nhũng
các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
c. Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình
đó đảm bảo để cho các quyết định, chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững.
d. Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư.
Điều 17. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa.
1. Luật môi trường coi việc phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban
hành và áp dụng các quy định của pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện hành vi có
khả năng gây nguy hạnh cho môi trường. Bản chất chính của biện pháp này là việc kích thích các
lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích với là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao
ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở, lí do ra đời của nguyên tắc này xuất phát từ hiệu quả của phòng ngừa so với khắc
phụ, chi phí của việc khắc phục lớn hơn rất nhiều so với hiệu quả của phòng người so với phòng
ngừa, thậm chí nhiều t/h không thể khắc phục được.
3. Thể hiện:
a. khoản 3 điều 35 LBVMT quy định tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có trách nhiệm Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt
động của mình.
b. Điểm c khoản 1 điều 44 Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại
ra môi trường xung quanh; khi khai thác khoáng sản

Điều. Phân biệt nguyên tắc phòng ngừa với nguyên tắc thậ trọng:
1. Nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc phái sinh của nguyên tắc phòng ngừa.
2. Giống nhau. Thận trọng và phòng ngừa đều có thể áp dụng đối với những rủi ro con người
đã lường trước được, đưa ra được các biện pháp hạn chế.
3. Khác nhau:
a. Rủi ro trong nguyên tắc phòng ngừa đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn.
b. Rủi ro trong nguyên tắc thận trọng chưa được chứng minh về khoa học và thực tiễn, chỉ mới
xảy ra vài lần, chỉ áp dụng trong những lĩnh vực quan trọng chính yếu.
CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
MỤC I
KHÁI NIỆM
6
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
Điều 18. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (K6 Đ3 LBVMT).
1. là sự thay đổi các thành phần môi trường: theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm đi, sự thay đổi
này mang tính chất định tính.
2. là sự thay đổi ko phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, vi phạm quy chuẩn môi
trường (là các quy định xác định ranh giới tối đa cho phép), là yếu tố mang tính chất định lượng.
3. gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
4. khái niệm này dùng để xác định, đánh giá một hành vi có phải là hành vi gây ô nhiễm môi
trường ko. Song hành vi gây ô nhiễm và thực trạng môi trường ô nhiễm ko có mqh nhân quả và
mqh hữu cơ với nhau do trong môi trường còn có hiện tượng tích tụ, cộng dồn, phát tán nên có
thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường mà ko có môi trường bị ô nhiễm, hay có môi trường bị ô
nhiễm song ko có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Điều 19. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: chủ yếu là do chất gây ô nhiễm (là chất, hoặc
yếu tố vật lý khi xuất hiện trong MT thì làm cho môi trường bị ô nhiễm) . Chất gây ô nhiễm là
chất thải, nhưng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu phế phẩm…

phân thành các loại:
1.chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm ko tích lũy
(tiếng ồn)
2. chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiễng ồn) , trong phạm vi vùng (mưa axit) và trên
phạm vi toàn cầu (chất cfc) ,
3. chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất
gây ô nhiễm ko xác định được nguồn
4. chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô
nhiêm do phát thải ko liên tục
5. Các mức độ ô nhiễm: mức độ ô nhiễm môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể
thương được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất liệu môi trường của các chất gây ô
nhiễm có trong thành phần môi trường đó (Đ92)
Điều 20. Suy thoái môi trường
1. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật (khoản 7 Điều 3).
2. Các dấu hiệu:
a.có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trương đó, hoặc là sự
thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi vè chất lượng của các thành phần môi trường và
ngược lại
b. Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đới sống của con nguwoif và sinh vật
c. Nguyên nhân: chủ yếu là do hành vi khai thác qua mức các yếu tố môi trường làm hủy hoại
môi trường, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các
nguồn tài nguyên sinh vật…
d. Các mức độ: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Phân biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái.
1. Nguyên nhân:
a. Môi trường bị ô nhiễm thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô
nhiễm, chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường. Thường bắt nguồn từ
hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi
trường

7
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
b. Môi trường bị suy thoái trường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thnàh
phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Thường bắt nguồn từ hành vi lấy
đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài
nguyên.
2. Cấp độ thể hiện
a. Môi trường bị ô nhiễm: thể hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô
nhiễm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong một khoảng thời gian ngắn, gây nên
những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiên
b. Môi trường bị suy thoái: thể hiện mức độ "mãn tính" cao hơn so với ô nhiễm môi trường. Suy
thoái môi trường là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần các giá trị sinh thái của các
thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng, do đó thường gây nên những
ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên.
3. Các biện pháp phòng ngừa
a. Môi trường bị ô nhiễm: ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô
nhiễm
b. Môi trường bị suy thoái: ngăn chặn hành vi khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi
trường.
4. Biện pháp khắc phục
a. Môi trường bị ô nhiễm: biện pháp chính là làm sạch môi trường.
b. Môi trường bị suy thoái: khôi phục chất lượng và số lượng các thành phần môi trường
điều 22. Sự cố môi trường
1. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng
(K8 Đ3 LBVMT)
2. Nguyên nhân:
a.do yếu tố thiên nhiên: cháy rừng do sét đánh, đất NN bị ngập mặn do sóng thần gây ra…
b. Do con người gây ra

2. Các loại sự cố môi trường
a. bão, lũ lụt hạn hán….
b. hỏa hoạn, cháy rừng. .
c. sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản…
d. sự cố trong lò phản ứng hạt nhân…
3. Các loại sự cố môi trường: Sự cố xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất
nông nghiệp bị ngập mặn di sóng thần gây ra thường mang tính chất nghiêm trọng và ko dẫn
đến trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân nào. Sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn
đến những trách nhiệm pháp lý nhất định.
Điều 23. Quy chuẩn môi trường gồm 2 loại: Quy chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh
quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng
thành phần môi trường, gồm gtrị tối thiểu của các thông số môi trường đảm bảo sự sống và phát
triển bình thường của con người, sinh vật và gtrị tối đa cho phép của các thông số môi trường có
hại để ko gây ảnh hưởng xấu đến sự sống Quy chuẩn về chất thải quy định cụ thể giá trị tối đa
các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm ko gây hại cho con người và sinh vật.(cụ thể Đ10)
MỤC II
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
8
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
Điều 24. KSONMT là tổng hợp các hoạt động của nhà nước, của các tổ chức cá nhân nhằm loại
trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục,
xử lý hậu quả do ONHMT gây nên
Điều 25. Đặc điểm:
1. CHủ thể:
a. Cq NN: t/h h.động quản lý.
b. Tổ chức cá nhân:
2.Mục đích:
a. Phòng ngừa ô nhiễm suy thoái MT, sự cố.
b. Khắc phục ô nhiếm, suy thoái, sự cố MT

điều 26. Các hình thức pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường
1.Quy hoạch, kế hoạch hóa việc bảo vê MT
a. Là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức KH để xây dựng các chính sách và biện pháp
trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vê môi trường nhằm định hướng các hoạt động pháo triển
tỏng khu vức đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
b. Ndung: Đ29, 28, 50, NN luật hóa 4 ND cụ thể có liên quan đén quy hoạch môi trường . Phải
coi các yêu cấu bảo vệ môi trường là một nôi dung không thể thiếu của chiến lược quy hoạch kế
hoạch phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân
2. Ban hành và áp dụng hệ thống quy chuẩn môi trường
a. khái niệm: Khoản 5 Điều 3 lbvmt
b. Căn cứ xác định tiêu chuẩn MT:
- Căn cứ sự tác động lên sức khỏe con người: Bất cứ a/h nào của MT đều tác động lên sk con
người  XD tiêu chuẩn Mt phải dựa trên sức khỏe con người. Có 5 cấp độ: trong sạch lý tưởng.
Cơ thể thỏa mái. Gây bệnh mãn tính. Gây bệnh cấp tính. Nguy hiểm chết người. VN đang ở cấp
độ 3 và mục tiêu hướng tới cấp độ 2.
- Căn cứ tính khả thi của quy chuẩn MT:
- Căn cứ sự tác động lên sinh thái và vật liệu.
c. Ngoài 3 căn cứ trên còn phải xây dựng trên các nguyên tắc cụ thể, xây dựng trên nguyên tắc:
- đáp ứng được mục tiêu BVMT, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
- Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ công
nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cấu của hội nhập kinh tế quốc tế: DD38, 39
- Phù hợp với đắc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ
d. phân loại: Đ 10 lbvmt
e. Thẩm quyền và trình tự ban hành:
- Thẩm quyền: Bộ TNMT.
- Trình tự: + Tham khảo.
+ Điều tra tình hình KTXH.
+ XD quy chuẩn soạn thảo.
+ Lấy ý kiến.
+ Ban hành.

Điều 27. Những nét tương đồng và khác biệt giữa tiêu chuẩn MT quốc gia và tiêu chuẩn MT
quốc tế:
1. Đều là công cụ hướng dẫn để quản lý, BVMT
2. Có sự khác nhau:
9
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
a. Về phạm vi áp dụng, thì tiêu chuẩn Mt quốc gia áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quôc gia. Còn
ISO thì áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, ko phụ thuộc có cam kết t/h hay ko.
b. Về tính bắt buộc, tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc thực hiện còn iso ko bb, áp dụng tự nguyện.
c. về chủ thể ban hành tiêu chuẩn quốc gia là bộ TNMT ban hành và qđịnh lộ trình AD, chủ thể
ban hành iso là tổ chức quốc tế ISO.
d. Về hình thức thể hiện của tiêu chuẩn quốc gia là các thông số, còn của iso là các quy phạm
hướng dẫn về BVMT
e. Về nội dung, của tiêu chuẩn quốc gia là các quy định về đảm bảo chất lg Mt, và của iso là các
hướng dẫn quản lý MT tại DN, nhãn sinh thái
g. Về trách nhiệm pháp lý trong tiêu chuẩn quốc gia phải chịu TN: HC, DS. HS, còn tiêu chuẩn
iso ko phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu vi phạm thu hồi chứng chỉ
câu 28. Thông tin về Mt:
1. Xác lập thông tin: đc t/h dưới rất nhìu hình thức:
a. Báo cáo hiện trạng MT cấp tỉnh: Do UBND tỉnh lập định kỳ 5n/lần ( D99)
b. Báo cáo tình hình tác động MT ngành, lĩnh vực: do các bộ chuyên ngành lập, 5n/1 lần. (d100)
c. Báo cáo môi trường quốc gia: (d101): Tổng hợp thông tin về môi trường trong phạm vi cả nước
bằng cách tổng hợp 2 báo cáo trên. Do bộ TNMT lập 5n/lần. Luật 93 qđ lập hàng năm. QĐ 5 năm
hợp lý hơn vì thay đôi do những yếu tố về MT là những yếu tố động nhưng sự thay đổi trg mỗi
năm là ko đáng kể mà việc lập báo cáo mất rất nhiều thời gian, chi phí tốn kém, nên nếu lập hàng
năm sẽ gây lãng phí. Tuy nhiên quy định 5 năm 1 lần có t/h xảy ra sự cố về Mt đối với 1 thành
phần MT, do đó luật BVMT 05 còn qđịnh báo cáo MT hàng năm về 1 chuyên đề đánh giá về 1
yếu tố MT cần thiết.  qđ hợp lý.
2. Cung cấp thông tin và công khai thông tin:

a. Luật chỉ XĐ việc cung cấp thông tin có nhiều hình thức, cơ quan nhà nước chỉ một hình thức
phù hợp nhất để người cần thông tin dễ dàng lấy chứ ko quy định phải ad hình thức nào.
b. Luật quy định các loại thông tin bắt buộc phải công khai hoặc không công khai tại đ 104
3. Trao đổi thông tin:
a. Đối thoại về mt luật 93 ko quy định, luật 05 quy định tại điều 105. Đây là điểm tiến bộ của luật
môi trường 05, bào đảm sự dân chủ trong BVMT ở Việt Nam.
Câu 29. quản lý chất thải:
1. khái niệm chất thải: Khoản 10 Điều 3
2. Tiêu chí XĐ chất thải:
a. Là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí. Chưa đủ vì còn dạng khc như bức xạ ion hóa (phóng xạ),
dạng sóng âm (tiếng ồn).
b. Bị loại bỏ, có 2 cách loại bỏ: chủ động và bị động.
c. Nguồn gốc: Từ sx, sh, tiêu dùng, hoạt động khác.
3. Chú ý:
a. là trên cây rụng ko là chất thải vì LMT ko điều chỉnh TN chỉ đ/c qhxh trg q.trình BVMT.
b. Chất thải khác chất gây ô nhiễm: Nếu xét theo nội dung thì chất gây ô nhiễm có nội dung hẹp
hơn chất thải, chất thải có thể là chất gây ôn nhiễm hoặc là chất ko gây ô nhiểm. Còn nếu xết theo
nguồn gốc thì chất gây ô nhiễm rộng hơn, ví dụ chất gây ô nhiễm hình thành ko chỉ từ hoạt động
của con người mà còn cả hoạt động tự nhiên.
Câu 30. Chất thải nguy hại:
1. Khái niệm K11dd3;
2. Tiêu chí XĐ:
10
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thơng Tin Pháp Luật DHL
a. Là chất thải.
b. Mang đặc tính nguy hại.
câu 31. Phế liệu:
1- Kn: khoản 13 d3
2- Tiêu chí xđ:

a. Là vật chất, chủ yếu ở dạng rắn.
b. Bị thải bỏ từ các hoạt động sx tiêu dùng,
c. Đc thu hồi để làm ngun liệu sx.
3. Pháp luật Việt nam cấm xuất nhập khẩu chất thải và phế liệu  Sai do luật chỉ cấm chất
thải
4. Các hộ gia đình đều tham gia vào xử lý chất thải nguy hại  Sai
5. Các doanh nghiệp phải thu hồi xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng  Sai do Điều 67 về
thu hồi xử lý các sản phẩm bò thải bỏ chỉ qui đònh 1 số loại sản phẩm nhất đònh.
Câu 32. quản lý chất thải: bao gồm các hoạt động thu gom lưu dữ, vận chuyển, tái chế, tái sử
dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm taanj dụng khả năng cá ích của chất thải và
hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với mơi trường do chất thải gây ra
Câu 33. Quản lý các loại chất thải:
1. Chất thải thơng thường:
a. Quản lý chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng (Đ117). Nhập khẩu phế liệu Đ43.
b. Quản lý chất thải thơng thường phải tiêu hủy hoặc chơn lấp
2. Quản lý chất thải rắn: Đ 78, 79
3. Quản lý nước thải: Đ 81, 82
4. Quản lý và kiểm sốt bụi, khí thải Đ 83 ; khoản 1, 4 Đ 84; Đ 85
5. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước: Đ 69, Khoản 2, 3 Đ 79
6. Chất thải nguy hại: Đ 70. 71. 72. 73, 74, 75
Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước: Bộ tnmt, bộ xây dựng, bộ cơng nghiệp, bộ Y tế, bộ quốc
phòng, bộ cơng an, UBND cấp tỉnh.
d. xử lý các tổ chức, cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, dich vụ gây ơ nhiễm mơi trường
K1, 2, 3, 7 Điều 49
e. Khăc phục ơ nhiễm, phục hồi mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường Đ90, 93
11
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
CHƯƠNG III
PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

MỤC I
ĐA DẠNG SINH HỌC
Câu 34. ĐDSH có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn
bao gồm các sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh
thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ
sinh thái”
Câu 35. ĐDSH bao gồm: đa dạng về gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái.
1.Đa dạng gen: là toàn bộ các gen chứa trong all cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật. Các
nhiễm sắc thể, gen và AND chính là những dạng vật chất di truyền, tạo ra những tính chất đặc
trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ đó tạo ra sự đa dạng về nguồn gen
2.Đa dạng loài: là toàn bộ sự khác nhau trong một nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các
loài trong tự nhiên. Thể hiện trong số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật tồn tại trên trái
đất
3.Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau.
HST là một hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển trong một môi trường nhất định,
quan hệ tương tác với nhau và môi trường đó.
Câu 36. Hiện trạng ĐDSH và bảo vệ DDSH:
1. Tình trạng suy thoái đa dạng sinh học và tác động của nó
DDSH bị suy thoái một cách nghiêm trọng, xảy ra với một tốc độ khủng khiếp trên thế giới, cả ở
các nước phát triển như Mỹ, Nhật, đến các nước chậm phát triển như ở châu Phi, châu Á, Mỹ La
tinh…
2. hiện trạng DDSH ở Việt Nam
a. Sự phong phú về DDSH ở VN:
VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với diện tích trải dài từ 8 30’ vĩ độ bác đến 23 vĩ độ
nam. Vị trí địa lý khí hậu cộng với một số lượng lớn sông hồ đã tạo nên một sự DDSH hết sức
phong phú kể cả nguồn gen, giống loài và hệ sinh thái. Một số hệ sinh thái tiêu biểu như: hệ sinh
thái rừng, hst rừng ngập mặn, hst san hô, hệ sinh thái đầm…
Về đa dạng loài của VN: gồm nhiều loài và động vật quý hiếm
b. Vai trò của tài nguyên DDSH đối với VN
Là một nước nông nghiệp với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, VN phải phụ thuộc rất lớn vào

tài nguyên thiên nhiên nói chung và DDSH nói riêng:
Các cộng đồng dân cư VN sử dụng tới 2.300 loài thực vật để làm lương thực, thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu…tài nguyen rừng là bộ phân k thể thiếu trong sx và
tiêu dùng của nc ta, đặc biệt là gỗ.
3. Suy thoái DDSH ở VN
Bắt nguồn từ: sự giảm sút S rừng, từ sự hủy hoại các hst khác như đất ngập nước, và từ suy giảm
hệ sinh thái biển. Tốc độ suy giảm DDSH ở nc ta là đáng báo động.
Hậu quả: +) Sự suy thoái của hst sẽ đặt các giống loài trước nguy cơ bị tuyệt chủng
+) Sự thay đổi hay mất di cảu các giống loài sẽ tác động xấu đến mt sống, các hệ sinh thái
4. Nguyên nhân của sut thoái DDSH
- Những nguyên nhân phổ biến toàn cầu của DDSH: gồm 6 nguyên nhân phổ biến
12
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
a. Sự gia tăng dân số diễn ra không bình thường trên thế giới, sự gia tăng dấn số với nhu cầu tiêu
thụ các hệ sinh vật ngày càng tăng. Gia tăng dân số cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải,
tăng nguy cơ ô nhiễm dẫn đến sự suy giảm các giống loài.
b. Tác động của thương mại nông sản, lâm sản và hải sản. Điều này đồng nghĩa với việc một số
giống loài có thẻ bị hy sinh để nhường chỗ cho một số giống loài có thẻ phcuj vụ cho nhu cầu
phát triển thương mại của cộng đồng.Ví dụ: giống lúa mới cho năng suất cao hơn giống lúa trước
c. Việc hoăch định các chính sách kinh tế không thấy hết giá trị của môi trường và tài nguyên
môi trường
d. Sự bất bình đẳng trong việc sở hữu, quản lý và phân phối nguồn lợi từ việc sử dụng bảo tồn
các nguồn sinh vật: trên thực tế nguồn lợi của DDSH thuộc về các nước phát triển chứ không
phải các nước đg phât triển.
e. Tình trạng kiến thức và sử dụng kiến thức: là nguyên nhân phổ biến của các nước nghèo, kém
phát triển
5. Nguyên nhân đặc trưng của suy thoái DDSH ở VN
Bên cạnh những nguyên nhân trên, suy thoái đa dạng sinh học còn có những nguyên nhân đặc thù
sau:

a. hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại cho môi trường ở việt nam. Thiêu hủy hành trăm ha
rừng bằng bom nâpn và chất độc màu da cam do Mỹ tiến hành để lại di chứng nặng nề cho các hệ
ST nc ta.
b. Tình trạng ô nhiễm nhanh chóng do sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến mà không
có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn từ đầu
c. VN là quốc gia có nhiều dân tộc ít người mà nhiều nhóm trong số dó có tập quá du canh du cư.
Việc di chuyển từ nơi đang sống sâng nơi # kéo theo sự mất đi của một S rừng nhất định
d. Nhu cầu thưởng thức các món ăn, đồ uống chế biến từ động thực vật rừng hoang dã đang phát
triển mạng ở nước ta.
e. sự thoái hóa nguồn gen do nhu cầu
g. Sự xân nhập của các loài lạ vào moi trường sinh thái VN. Loài lạ đc hiểu là loài tồn tại bên
ngoài môi trườngcacs loài bản địa, tuy nhiên sự xuất hiện cảu laoif lạ nếu không đc kiểm soát
chặt chẽ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến DDSH
MỤC II
PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
Câu 37. Những cấu thành chủ yếu của pháp luật về DDSH:
1. Pháp luật về bảo tồn dd nguồn gen:
a.Quy Chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật là văb bản ply đầu tiên
về bảo tồn nguồn gen sau khi VN gia nhập công ươc DDSH.
b. Pháp lệnh 15/2005/PL- UBTVQH về giống cây trồng, giống vật nuôi
2. Pháp luật về bảo tồn đa dạng loài và xác định kiểm sót loài lạ vào môi trường
a.Đa dạng loài: bảo vệ loài và đa dạng nguồn gen gắn liền với nhau, không có đa dạng laoif thì
không thể có đa dạng nguồn gen và ngược lại.
b.Các quy định về kiểm soát loài lạ: trong thực tiễn nước ta loài lạ chủ yếu là loại vi trùng lạ gây
dịch bệnh
Pháp lệnh kiểm dịch về bảo vệ thực vật, nghị định 97 hướng dẫn thi hành pháp lệnh
Vấn đề loài lạ và kiển soát loài lạ được quy định khác đầy đủ trong pháp lênh giống cây trồng và
giống vật nuôi. Theo đó, đối với Vnam, các giống cây trồng và giống vật nuôi mới đều được coi
là loài lạ.
3. PL về bảo vệ đa dạng hst

13
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
HST được định nghĩa là: “một hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một
môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và môi trường đó”
Câu 38. Những nội dung cơ bản của PL về bảo tồn DDSH ở VN Là hệ thống các QPPL xác
định một số hành vi, một số hoạt động mà các chủ thể cần phải tiến hành trong l/v bảo tồn DDSH
1.Quản lý nhà nước với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học
Hiện hành chưa có vbpl quy đinh cơ quan chuyên trách về bảo tồn DDSH. Hiện tại, thuộc về Bộ
TN&MT với hệ thống các cơ quan trực thuộc và cơ quan chuyên ngành đc tổ chức tại các tỉnh
thành phố trong cả nước
2.quyền và nghĩa vụ: LBVMT
Câu 39. Quy định về động thực vật rừng quý hiếm:
1. Động thực vật rừng hoang dã quý hiếm giữ những loại có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế
và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng Vì thế, Điều 30
KBVMT K3 quy định Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được
bảo vệ theo các quy định sau đây:
a) Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng;
b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh
doanh, sử dụng;
c) Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng
loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
2. Theo Điều 1, Nghị định Của Hội đồng Bộ Trưởng Số 18-HĐBT Ngày 17-1-1992, động thực
vật rừng quý hiếm được sắp xếp thành hai nhóm theo tính chất và mức độ quý, hiếm của chúng
(có danh mục kèm theo):
Nhóm I: Gồm những loại thực vật (IA) và những loại động vật (IB) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về
khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng.
Nhóm II: Gồm những loại thực vật (IIA) và những loài động vật (IIB) có giá trị kinh tế cao đang
bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ diệt chủng.
Câu 40. Pháp luật quy định chặt chẽ việc khai thác sử dụng động thực vật rừng hoang dã quý

hiếm:
1. Nhà nước nghiêm cấm việc khai thác sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm thuộc
nhóm I. Hạn chế việc sử dụng, khai thác thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm thuộc nhóm II
(Đ 3 NĐ 18).
2. Mọi tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò,
nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có thực vật rừng, động vật
rừng quý, hiếm đã được khoanh giữ, bảo vệ, phải chấp hành nội quy bảo vệ của khu rừng đó.
Nghiêm cấm chặt phá, săn bắt hoặc làm hại môi trường sống của thực vật rừng, động vật rừng
quý, hiếm. (Đ 7)
3. Việc khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được quy định như sau ( D8):
a. Đối với nhóm I, nghiêm cấm khai thác, sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt cần sử dụng cây,
con vật sống, sản phẩm của cây, con vật và hạt giống phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc yêu cầu
về quan hệ và hợp tác quốc tế, phải được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
b. Đối với nhóm II, hạn chế khai thác, sử dụng cụ thể là:
Cây lấy gỗ: chỉ được phép khai thác với mức độ hạn chế về chủng loại, số lượng, khu vực và
được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và Bộ trưởng Bộ Lâm
nghiệp cấp giấy phép; khi khai thác phải chấp hành đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ
Lâm nghiệp.
14
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
Những loại gỗ này chỉ được sử dụng để xây dựng các công trình đặc biệt của Nhà nước, chế biến
hàng mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cấm xuất khẩu
gỗ tròn và gỗ sơ chế.
Các loại cây mọc tự nhiên khác: Việc khai thác phải theo kế hoạch hàng năm và được cơ quan
quản lý Nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh cho phép. Khi khai thác phải chấp hành đúng quy trình,
quy phạm kỹ thuật của Bộ Lâm nghiệp và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của chủ rừng.
Đối với động vật rừng sống hoang dã: chỉ được bẫy bắt trong trường hợp thật cần thiết như tạo
giống gây nuôi, phục vụ nghiên cứu khoa học; trao đổi quốc tế về giống hoặc phục vụ những yêu

cầu cần thiết khác nhưng phải được Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp cho phép.
4- Việc khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm do tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn
nuôi trồng được quy định như sau (D9):
a) Đối với thực vật rừng, được khai thác sử dụng và tiêu thụ sản phẩm.
b) Đối với động vật rừng thuộc nhóm I, chỉ được sử dụng chúng với mục đích gây nuôi phát triển.
c) Đối với động vật rừng thuộc nhóm II, ngoài mục đích sử dụng gây nuôi làm giống, được sử
dụng động vật sống từ thế hệ hai trở đi.
Mọi trường hợp khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm quy định tại điều này,
chủ sở hữu phải báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp địa phương biết để kiểm tra
xác nhận.
5 - Trong trường hợp thú rừng phá hoại sản xuất hoặc đe doạ tính mạng con người thì được xua
đuổi. Việc áp dụng biện pháp phòng vệ chính đáng chỉ áp dụng khi xua đuổi không có hiệu quả
và uy hiếp trực tiếp đến tính mạng con người (D10).
6. Trách nhiệm của chủ rừng (D11):
a- Tổ chức khoanh giữ các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm.
b- Lập bản đồ, sổ sách theo dõi số lượng, trữ lượng và sự diễn biến của từng loại thực vật rừng,
động vật rừng quý, hiếm trên diện tích rừng được giao.
c- Xây dựng nội quy, lập bảng niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng và từng cây cá biệt;
d- Xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi này trên
diện tích rừng và đất trồng rừng được giao;
e. Kịp thời báo cáo với cơ quan chính quyền hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa
phương về diễn biến tình hình thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm trên diện tích rừng, đất
trồng rừng được giao.
7. Quyền của chủ rừng trong việc khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm trên
diện tích rừng, đất trồng rừng được giao cũng như việc đối phó khi thú rừng phá hoại sản xuất
hoặc đe doạ đến tính mạng con người được áp dụng theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 của Nghị
định này. Khi chủ rừng khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm quy định tại
Điều 9 của Nghị định này, được miễn thuế tài nguyên.
Câu 41. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
Tiếp cận nguồn gen bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thu thập, nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng

nguồn gen cho các mục đích khác nhau. Những lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải
được chia sẻ giữa chủ sỡ hữu là Nhà nước, người được trao quyền quản lý nguồn gen và người
thực hiện việc tiếp cận nguồn gen.
Câu 42. Vấn đề lưu giữ các tri thức bản địa đối với DDS
1. Tri thức bản địa là tài sản có giá trị văn hoá quý giá và giá trị thực tiễn cao của nhân loại, được
hiểu là những giá trị truyền thống lâu đời của một dân tộc. Trong khi trái đất đang bị hủy hoại bởi
con người và sự phát triển nhanh chóng của những công nghệ không thân thiện với môi trường
15
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
thì những người dân tộc với tri thức bản địa sẵn có của mình đã và đang bảo vệ một cách tích cực
môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú của trái đất. Trong Công ước Đa
dạng Sinh học, tri thức bản địa và người dân tộc được xem như là những nhân tố tích cực nhất
trong bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Một số chủ đề chính liên quan đến tri thức bản địa và đa dạng sinh học:
a. Cách canh tác trên đất dốc- du canh
Là quá trình canh tác đất theo kiểu quay vòng theo những chu kì nhất định và lâu nhất thường là
10 năm. Từ xa xưa hầu hết những người dân tộc ở tiểu vùng sông Mê Kông đều sử dụng cách
canh tác này. Họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chọn đất, quay vòng sử dụng v.v Để canh
tác trên nương họ có những tri thức riêng về loại hạt giống và cách làm thích hợp và những tri
thức này được truyền lại bằng những bài hát của dân tộc. Du canh trong nhiều năm qua đã bị xem
như là một trong những nguyên nhân phá rừng và những mặt tích cực của nó trong tái tạo rừng và
đa dạng sinh học vì vậy mà đã bị quên lãng.
b. Hạt giống và canh tác hữu cơ
Trong quá trinh phát triển xã hội, đặc biệt trong thời kì mà mục tiêu xóa đói giảm nghèo là trên
hết thì để nâng cao năng suất cây trồng việc dùng hóa chất như các loại phân hóa học, thuốc trừ
sâu và thậm chí các loại thuốc kích thích đang ở mức không thể kiềm chế được. Cũng vì vậy mà
các loại giống cây đã và đang bị mất hay đang bị biến đổi dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Việc bảo vệ hạt giống bao giờ cũng đi đôi với việc sử dụng phân hữu cơ. Trên thực tế có một mối
quan hệ chặt chẽ giữa các giống bản địa và văn hóa của người dân tộc với cách bảo vệ sự đa dạng

của các loại hạt giống và chính mối quan hệ này đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ sự đa
dạng sinh học cũng như văn hóa của nhân loại.
c. Thuốc dân tộc và các lang y
Tri thức bản địa của người dân tộc về việc dùng cây thuốc để chữa bệnh là mối liên quan gắn kết
người dân tộc với thiên nhiên và đa dạng sinh học. Cây cỏ sẽ mất đi giá trị tiềm tàng này nếu con
người đánh mất tri thức về sử dụng nó để chữa bệnh. Bất cứ một hộ gia đình nào người dân tộc
cũng biết cách sử dụng hàng chục loại cây thuốc để chữa bệnh thông thường. Có một thực tế là
mỗi một dân tộc có cách sử dụng khác nhau cho cùng một cây thuốc, do vậy việc trao đổi giữa
các lang y là rất quan trọng để tận dụng hết tính năng của cây thuốc. Tuy nhiên việc tiếp cận với
nguồn tài nguyên này cũng như là với rừng đang ngày càng hạn chế. Nhiều loại cây thuốc đang bị
khai thác theo kiểu tận diệt và cũng có những loại đang được trồng làm hàng hóa. Nhiều loại
thuốc tân dược đã và đang được điều chế từ các loại thảo dược và tri thức cũng như tài nguyên
của người dân tộc đang bị lợi dụng mà chính người dân tộc không được hưởng lợi từ những tri
thức của họ.
d. Giáo dục văn hóa và tri thức bản địa
Từ xưa đến nay việc truyền bá lại văn hóa và tri thức bản địa được người dân tộc thực hiện theo
kiểu cha truyền con nối. Tại một số quốc gia, với nhiều mục đích khác nhau, việc giáo dục văn
hóa và tri thức bản địa được nhà nước thực hiện như một dịch vụ công. Tuy nhiên việc giáo dục
này không những không truyền đạt được những tri thức cần thiết mà còn làm cho lớp trẻ coi
thường tri thức của dân tộc mình và từ đó mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên bị mất dần.
Tài nguyên thiên nhiên bị hủy hoại do áp dụng những cách canh tác mới không thân thiện với
môi trường. Cho đến cuối thế kỉ thứ 20 người dân tộc mới nhận thấy cần phải giáo dục riêng cho
con em mình về văn hóa và tri thức bản địa và phong trào này đang được phát triển mạnh mẽ ở
các nước tiểu vùng sông Mê Kông nói riêng, ở châu Á và thế giới nói chung.
Giáo dục văn hóa và tri thức bản địa được đề cập ở đây là giáo dục tại cộng đồng và nó có một số
đặc tính riêng như sau: đầu tiên là tiếp nối cách giáo dục truyền thống đó là vừa học vừa làm và
học dựa vào cộng đồng, đây là cách học hiệu quả nhất vì nó đề cao sự tham gia của người dạy và
người học, dễ kiểm soát quá trình học tập. Thứ hai, việc giáo dục này tập trung vào mối quan hệ
16
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589

Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
đất- người thông qua các tri thức bản địa. Thứ ba là nó cuốn hút người tham gia vì họ nói cùng
một ngôn ngữ. Và cuối cùng là nó thể hiện quyền và lợi ích cơ bản của người dân tộc đó là được
dạy và học tri thức dân tộc bằng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Việc giáo dục tri thức
dân tộc không hề đối nghịch với khoa học tiên tiến mà nó luôn tìm cách hòa nhập với tri thức văn
hóa đa dạng khác.
e. Nghệ thuật và nghề thủ công
Nghệ thuật và nghề thủ công của người dân tộc cũng là một trong những tri thức truyền thống cần
được lưu giữ, họ cần được chia sẻ thông tin và nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa ra thị trường
địa phương. Việc giữ gìn và lưu truyền tri thức truyền thống thông qua các bài hát, điệu múa và
nhạc cụ dân tộc cũng là những vấn đề được đề cập đến trong chuyên mục này.
g. Kiến trúc dân tộc
Kiến trúc của người dân tộc liên quan đến hai nhân tố đó là người xây dựng và các thầy
cúng/mo là những người hiểu biết về văn hóa kiến trúc, nguyên tắc xây dựng, các loại vật liệu
và kĩ thuật xây dựng.
17
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
CHƯƠNG IV
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
Câu 42. Lý do hình thành chế định ĐTM:
1. Cơ sở lý luận:
a. Các dự án đặc biệt là các chiến lược (CL) , quy hoạch (QH) , kế hoạch (KH) do có pvi tác động
rộng lớn nên nếu ko xem xét cụ thể thì tác động và diện ảnh hưởng rất lớn.
b. Khi đã phát sinh ảnh hưởng thì việc giải quyết những vấn đề phát sinh sẽ rất khó khăn, tốn kém
thời gian và chi phí khắc phục hậu quả của những Q'Đ sai lầm. Đối với dự án phát triển sẽ phải
đình chỉ, di chuyển hoặc thay đổi công nghệ. Đv các CL, QH, KH còn khó khăn hơn rất nhiều.
c. Mức độ ảnh hưởng của các CL, QH, KH khi triển khai có ý nghĩa khác với các dự án cụ thể,
tác động của nó là gián tiếp, chỉ khi các dự án cụ thể được triển khai mới ảnh hưởng đến môi
trường. Dự án cụ thể tác động trực tiếp.

2. Cơ sở thực tiễn:
a. Mặc dù chế định Đánh giá MT đã được quy định trong LBVMT 93 song các cơ quan có trách
nhiệm lập CL, QH, KH trên thực tế đã ko tiến hành, ko trình báo cáo mà chỉ trình hồ sơ để cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt, ko trình BTNMT phê duyệt. Đây là tình trạng phổ biến, đặc biệt
là các chiến lược ptriển ngành.
b. Thẩm quyền thẩm định các CL, QH, KH là Vụ thẩm định thuộc BTNMT, có quyền hành thấp
lại phải thẩm định các dự án chiến lược ptriển ngành nên ko hiệu quả.
Câu 43. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá MT
1- Đối với nhà nước:
a. Giúp NN trên cơ sở phương pháp phòng ngừa đã kiểm soát được quá trình ptriển của các dự án
từ khi chưa được triển khai.
b. Sau khi dự án hoàn thành giúp cơ quan có thẩm quyền xem xét hoạt động của các cơ sở có vi
phạm những gì họ đã cam kết ko.
2- Lợi ích xã hội: Đối với người dân, đánh giá MT giúp chất lượng MT được kiểm soát ngay từ
đầu, hạn chế tác động tiêu cực đến MT, giữ cho MT trong lành, đb chất lượng sống, MT sống.
3- Đv chủ dự án:
a. các dự án sau khi được xem xét tác động MT và tuân thủ pháp luật sẽ tránh được rủi ro và ko bị
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự, ng lao động tránh được nguy cơ mất việc
làm, giúp chủ đầu tư đbảo tính đầu tư an toàn.
b. Cùng với qtr đề ra giải pháp bvmt, các chủ dự án có thể thu được lợi ích như: hiệu suất sử dụng
nguyên, nhiên vật liệu cao hơn, lượng chất thải thấp hơn - > lợi ích KT. Đv dự án áp dụng giải
pháp sản xuất sạch sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.
Câu 44. Các giai đoạn của đánh giá MT
1. ĐTM:
a.Giai đoạn sàng lọc: Thực hiện việc xác định đối tượng phải tiến hành ĐTM. Các tiêu chí để lựa
chọn được quy định tại Khoản 1 Điều 18 LBVMT và Phụ lục 1 NĐ 80/2004/NĐ- CP, nghị định
21/2008/NĐ – CP sđ, bs NĐ80
b. Giai đoạn xác định phạm vi: Là quá trình xác định các vấn đề chính cần xem xét, phân tích,
đánh giá trong quá trình ĐTM. Công việc này có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình ĐTM
và ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của người có thẩm quyền và trong nhiều trường hợp

giúp ngăn chặn được sự lãng phí về thời gian và các nguồn lực.
18
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
c- Giai đoạn lập báo cáo ĐTM: Là việc phân tích khoa học về quy mô, tầm quan trọng và ý nghĩa
của các tác động được xác định. Giai đoạn này cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản theo quy
định của pháp luật.
d- Giai đoạn thẩm định báo cáo ĐTM: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lựa chọn một trong 2
hình thức: Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Hai cơ quan này chỉ đóng vai trò
tư vấn, còn cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa trên kết quả thẩm định, xem xét và phê duyệt báo cáo
ĐTM. Sau đó mới ban hành quyết định phê duyệt đối với báo cáo ĐTM hoặc trả lời bằng văn bản
cho chủ dự án rằng không phê duyệt, trong đó nêu rõ lý do không phê duyệt. Quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM là điều kiện bắt buộc phải có để được cấp giấy phép đầu tư và đưa dự án vào
hoạt động trên thực tế.
e- Giai đoạn sau thẩm định: Giai đoạn này được thực hiện bởi chủ dự án, cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường ở các cấp khác nhau, và các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm bảo đảm
thực hiện những nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM. Giai đoạn này ngày
càng có ý nghĩa quan trọng trên thực tế.
2. ĐMC: Tương tự ĐTM, chú ý:
a- Giai đoạn sàng lọc: Tiêu chí là Điều 14 LBVMT.
b- Giai đoạn thẩm định báo cáo ĐMC: Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo
cáo ĐMC phải tổ chức hội đồng thẩm định và có văn bản chính thức về kết quả thẩm định gửi cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt bản CL, QH, KH.
c- Luật ko quy định giai đoạn sau thẩm định.
Câu 45. Nội dung:
1. Đối tượng phải lập ĐTM là Các dự án cụ thể quy định tại k1 đ 18 lbvmt và NĐ 21, và ĐMC là
Các chủ dự án chiến lược quy định tại Đ 14 LBVMT.
2. Chủ thể phải lập ĐTM là chủ dự án (Trách nhiệm ĐTM ko loại trừ chủ thể nào xét trên phương
diện hình thức SH hay xét về cơ cấu tổ chức) còn chủ thể phải lập ĐMC là Cơ quan được giao
nhiệm vụ lập dự án (Trách nhiệm lập ĐMC chỉ do các cơ quan, tổ chức Nhà nước tiến hành). Căn

cứ để xác định trách nhiệm thực hiện ĐTM bao gồm: Mục đích, nội dung dự án; quy mô của dự
án; địa điểm thực hiện dự án. Chủ dự án có thể tự mình hoặc thuê dịch vụ tư vấn lập ĐTM.
3. Giai đoạn phải lập ĐTM Báo cáo ĐTM được lập đồng thời với Báo cáo nghiên cứu khả thi của
dự án còn Báo cáo ĐMC được lập đồng thời với quá trình lập dự án. Chú ý: Không phải sau khi
CL, QH, KH đã được xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới tiến hành ĐMC mà
cần phải thực hiện ngay trong thời gian đang tiến hành xây dựng CL, QH, KH và Báo cáo ĐMC
phải được trình đồng thời với văn bản CL, QH, KH đó.
4. Nội dung của ĐTM đc qđịnh tại điều 20 LBVMT, của ĐMC tại điều 16.
5. Mục đích lập ĐTM là Dự báo, đưa ra giải pháp làm giảm thiểu tác động xấu của MT khi thực
hiện các dự án phát triển. Còn mục đích laaoj ĐMC là Đảm bảo phát triển bền vững khi triển khai
các dự án chiến lược quy hoạch.
6. Hình thức thẩm định ĐTM là Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định còn hình
thức thẩm định của ĐMC là Hôi đồng thẩm định.
a. Nguyên tắc thẩm định: phải xem xét mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với
yêu cầu bvmt; phải xem xét, giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của từng đơn vị, tổ
chức, lợi ích của địa phương với lợi ích chung của xã hội; phải xem xét lợi ích trước mắt và lợi
ích lâu dài.
b. Hình thức thẩm định (Mục 5 bảng so sánh) Cụ thể xem Điều 17 (ĐMC) , Điều 21 (ĐTM)
c. Phân cấp tổ chức thẩm định: Khoản 7 Điều 17 (ĐMC) , Khoản 7 Điều 21 (ĐTM)
19
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
d. Phê duyệt báo cáo: Điều 22 (ĐTM) . Đv ĐMC, theo chức năng nhiệm vụ được giao, cơ quan
có trách nhiệm tổ chức tổ chức thẩm định Báo cáo ĐMC phải có văn bản chính thức về kết quả
thẩm định gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản CL, QH, KH.
7. Hình thức phê duyệt của ĐTM là quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
8. Kết quả thẩm định ĐTM là Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM là đk bắt buộc phải có để được
cấp giấy phép đầu tư và đưa dự án vào hoạt động trên thực tế. Trường hợp báo cáo ĐTM ko được
chấp thuận thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo rõ cho chủ dự án, chủ cơ sở. Trường hợp cơ
quan có thẩm quyền từ chối phê chuẩn báo cáo ĐTM thì các dự án sẽ ko được triển khai. - > điều

kiện bắt buộc còn Kết quả thẩm định Báo cáo ĐMC là một trong những căn cứ để phê duyệt dự
án.
Câu 46. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá MT. Pháp luật đưa ra các quy định
nhằm đbảo quyền được tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình đánh giá MT, từ khâu
lập báo cáo đến khâu kiểm tra, giám sát sau thẩm định:
1- Trong giao đoạn lập báo cáo ĐTM, một trong những nội dung cơ bản phải có trong báo cáo là
ý kiến của UBND cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến ko tán thành
việc đặt dự án tại địa phương hoặc ko tán thành đối với các giải pháp bvmt.
2- Trong quá trình thẩm định báo cáo, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền gửi yêu cầu,
kiến nghị về bảo vệ MT đến cơ quan tổ chức HĐTĐ và cơ quan phê duyệt dự án; HĐồng và cơ
quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận,
quyết định.
3- Nội dung của Quyết định phê duyệt ĐTM phải được báo cáo với UBND nơi thực hiện dự án,
các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ MT
phải được niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra,
giám sát.
4- Vai trò của cộng đồng địa phương cũng được thể chế hoá trong các văn bản quy định về dân
chủ cấp cơ sở.
Câu 47. Cam kết bảo vệ MT
1- Đối tượng phải có bản Cam kết BVMT: Điều 24 LBVMT
2- Nội dung: Điều 25
3- Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết MT: UBND cấp huyện (có thể uỷ quyền cho UBND
cấp xã) - > Điều 26
4- Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện: Điều 27
Câu 48. Sự khác biệt giữa quy định bảo vệ môi trường của cơ sở sx kinh doanh, dịch vụ (D37)
với khu sx kinh doanh dịch vụ tập trung (D36).
Câu 49. Phân biệt GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông là oto và
GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở sản xuất, k.doanh dịch vụ:
1. GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông là oto đc quy định tại khoản 3
điều 41. Còn GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở sản xuất kd đc quy định tại khoản 3 đ

66.
2. Đối tượng đc cấp của oto là chủ sở hữu oto, của cơ sở sx kinh doanh là Chủ cơ sở sx, kd dvu
đạt tiêu chuẩn MT.
3. CHủ thể cấp của oto là Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Còn chủ thể cấp của
cơ sở sxkd là Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
20
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
4. Mục đích của việc cấp cho oto là Đảm bảo điều kiện bắt buộc về lưu hành xe oto, kiểm soát và
giảm thiểu lượng khí thải độc hại thải vào không khí xung quanh từ các phương tiện giao thông,
thông qua đó ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm nguồn ko khí.
5. Mục đích của cấp GCN cho cơ sở sxkd là Ghi nhận việc thực hiện đúng pháp luật của một cơ
sở sx, kdoanh về xả thải môi trường. Ngăn chặn hậu quả về môi trường do sản xuất gây ra
6. Điều kiện cấp GCN cho oto là xe cơ giới đã được kiểm tra bảo đảm các tiêu chuẩn và quy định
hiện hành, đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ trong nước và đường bộ của các nước phù
hợp với Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Còn điều kiện cấp GCN cho cơ sở sxkd là Tổ chức cá nhân sx, kd dv thực hiện tốt việc quản lý
chất thải.

Câu 50.
1. Cơ quan có thẩm quyền có thể thuê dịch vụ lập và thẩm định bcáo ĐMC. Sai, K1 Đ15 lbvmt.
2. Chủ đầu tư có thể thuê dịch vụ lập bcáo ĐTM và mời dịch vụ tư vấn thẩm định bcáo này. Sai,
K7 Đ21 lbvmt.
3. HĐTĐ bcáo ĐTM là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bcáo ĐTM. Sai, K1 Đ22.
4. Kết quả thẩm định bcáo ĐTM và ĐMC đều được thể hiện dưới hình thức là "quyết định phê
duyệt bcáo". Sai, K2 Đ 10 NĐ 80/2006.
5. Chủ dự án được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền ktra, xác
nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM là yêu cầu của quyết định phê duyệt bcáo
ĐTM. Đúng, K1, Đ23 lbvmt.
6. Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bvmt thuộc về UBND cấp xã. Sai, K1, Đ26 lbvmt.

7. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên mà phải lập bản cam kết bvmt thì trách
nhiệm tổ chức đký bản cam kết thuộc UBND cấp tỉnh. Sai, K2 Đ17 NĐ 80 (sđbs) .
8. Mọi bcáo ĐTM của các dự án đầu tư phải có ý kiến của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án.
Đúng, K8 Đ20.
9. Bcáo ĐTM là 1 loại báo cáo MT quốc gia. Sai.
10. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là một yêu cầu pháp lý bắt buộc để dự án đầu tư được
triển khai trên thực tế. Sai, là quyết định phê duyệt bcáo ĐTM.
21
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
CHƯƠNG V
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MỤC I
Các loại giấy phép về tài nguyên thiên nhiên
Câu 51 giấy phép về tài nguyên thiên nhiên là chứng nhận pháp lý mà các cơ quan nhà nước cấp
cho các tổ chức, cá nhân.
Câu 52. Giấy phép tài nguyên nước:
1. Điều 24 luật tài nguyên nc quy định Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải
được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2- Gp tài nguyên nc là chứng thư pháp lý do có thẩ quyền cấp cho tổ chức, cá nhân trg đó xác
định rõ các quyền, nghĩa vụ liên quan nhằm buộc các chủ thể này khai thác, sử dụng hợp lý hiệu
quả tài nguyên nước.
3- Đối với hoạt động khai thác, thăm dò hoặc xả thải, tương ứng với mỗi loại có một loại giấy
phép riêng
4-Các loại:
a.GP thăm dò nguồn nước dưới đất cấp cho tổ chức, cá nhân, có hoạt động thăm dò nước ngầm
b. GP xả nước thải vào nguồn nước: cho phép xả thaỉ một lượng nước thải nhất định với nồng độ
các chất độc hại ở mức độ nhất định. Đây là loại giấy phép quan trọng giữ vai trò chủ đạo. Vì để
kiểm soát mức độ ô nhiễm nguồn nước: nếu lượng xả thải thực tế cao hơn cho phép thì thu lại
giấy phép để ngăn chặn, nếu nồng độ chất độc hại cao hơn cho phép mà gây ra ô nhiễm thì thu

hồi giấy phép.
c. GP khai thác sử dụng nước bao gồm nước mặt và nước ngầm. Đây là loại giấy phép quan trọng
giữ vai trò chủ đạo. Vì Tài nguyên nước là loại tài nguyên có thể tái tạo (quá trình hình thành gắn
liền với quá trình tồn tại của con người) điều này khác với tài nguyên không thể tái tạo vì quá
trình hình thành của nó là quá trình lâu dài.
d. GP cấp cho các hoạt đông trong p.vi các công trình thủy lợi
câu 53. Một xã hội bền vững là một xã hội không sử dụng tài nguyên có thể tái tạo vượt quá khả
năng tái tạo của nó và không sử dụng tài nguyên không thể tái tạo hết trước khi tìm ra nguồn tài
nguyên mới - > Nếu tổ chức, hay cá nhân khai thác quá mức cho phép thì sẽ bị thu hồi giấy phép,
sử dụng sai mục đích cũng bị thu hôi GP, cho nên việc quy định về giấy phép khai thác sử dụng
tài nguyên nước sẽ giúp nhà nước kiểm soát được tình trạng suy thoái tài nguyên nước.
Điều 54- Thời hạn hiệu lực: trong khoảng thời gian nhất định
1. giấy phép xả: không qua 10 năm (ko xác định cụ thể)
2. khai thác sử dụng nước:
a. Nước mặt: 20 năm
b. Nước ngầm: 15 năm
3.Hết thời hạn, nếu chủ doanh nghiệp vẫn có nhu cấu và đáp ứng các điều kiện thì cấp tiếp
4.Thời hạn của giấy phép có thể bị thay đổi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây( đ c, K3.
Đ 9 nghị định 179/1999/NĐ-CP)
a. Nguồn nước không thể bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b. Việc khai thác nước dưới đất vượt quá mức quy định gây suy thoái, cạn kiệt hoặc nguồn nước
dưới đất bị ô nhiễm nghiêm trọng;
c. Nhu cầu sử dụng nước tăng nhiều mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
d. Xuất hiện tình huống đặc biệt khác cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước.
22
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
câu 55. Thu hồi GP tài nguyên nước: (khoản 4 đ 9 NĐ 179/1999/NĐ-CP)
1. Chủ Gp không còn (có thể là tổ chức cũng có thể là cá nhân) Tổ chức: giải thể hoặc là bị tuyên
bố phá sản . Cá nhân: chết khi ko có người thừa kế hợp pháp

2. GP ko được sủ dụng trong 1 năm mà không có lý do chính đáng (do chủ đầu tư ko có nhu cầu
sử dụng)
3. Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
4. Chủ GP vi phạm nghiêm trọng đến các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng sai mục
đích (xả thải vượt mức, khai thác sai mục đích)
5. Cần thu hồi vì các lý do và mục đích công cộng (An ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia ) - >
Nếu như gây thiệt hại thì nhà nước phải bồi thường
Điều 56. Thẩm quyền cấp và thu hồi GP tài nguyên nước
1.CQ có thẩm quyền cấp loại GP tài nguyên nước nào thì sẽ có thẩm quyền thu hồi loại GP đó
a. Cấp TW: Bộ tài nguyên và môi trường (Cục tài nguyên nước) có thẩm quyền cấp giấy phép đối
với: công trình quan trọng quốc gia được thủ tướng Cp ủy quyền, công trình khai thác nc dưới đất
tập trung trên 1000 m
3
/ngày đêm. Công trình lấy nước mặt với lưu lương 2m
3
/giây trở lên. Công
trình thủy điện công suất trên 500Kw.
b. Địa phương: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép đối với các hoạt động dưới mức
của cấp TW.
2 Một số trường hợp khai thác, sử dụng nước ko cần phải xin phép: Điều 24 Luật tài nguyên
nước:
a. Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình
cho sinh hoạt;
b. Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình
cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủy
điện và cho các mục đích khác;
c. Khai thác, sử dụng nguồn nước biển quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sản xuất muối và
nuôi trồng hải sản.
d. Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trên đất đã được giao, được thuê theo quy
định của pháp luật về đất đai, quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 57. QĐ giao rừng
1- Hình thức giao rừng: có 2 hình thức: Hình thức giao rừng thu tiền hằng năm và giao rừng ko
thu tiền sử dụng
2- Tùy thuộc theo đối tượng được giao và loại rừng
+ rừng phòng hộ: chức năng chính là chống nước trong mùa mưa
+ rừng đặc dụng: bảo tồn đa dạng sinh học
+ rừng sản xuất: chưc năng chính là kinh doanh,
Áp dụng hình thức GĐ thu tiền hằng năm đối với rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế hoặc người
Việt nam định cư ở nước ngoài, các trường hợp khác không thu tiền sử dụng, đây cũng chính là
điểm mới của LBVPTR năm 2004.
Điều 58. Thẩm quyền ra quyết định giao rừng
1. UBND tỉnh: giao rừng cho tổ chức trg nc, ng VN định cư ở nước ngoài, và cho tổ chức cá nhân
nước ngoài thuê rừng.
2. UBND huyện: giao và cho các hộ gia đình, cá nhân thuê rừng.
Điều 59. Thu hồi quyết định giao rừng: tương tự giấy phép tài nguyên nước. Trường hợp riêng:
23
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
1. Thu hồi rừng khi cần vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia. lợi ích công cộng
(chủ rừng ko có lỗi). Nếu như nhà nước thu hồi trước thời hạn thì sẽ bồi thường: Bằng tiền trên
cơ sở giá rừng, giao một diện tích rừng khác có cùng mục đích sử dụng, giao đất trồng rừng. Việc
bồi thường bằng một trong ba hình thức này do cơ quan thu hồi và chủ rừng thỏa thuận .
2. Thu hồi do chủ rừng vi phạm các nghĩa vụ trong khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ, phát
triển rừng
Ví dụ: Giao rừng phòng hộ để sản xuất, kinh doanh
3. Thu hồi khi rừng được giao không đúng thẩm quyền.
Điều 60. Gp về bảo vệ nguồn thủy sinh
Tất cả các loại sinh vật tồn tại, phát triển trong môi trương nước gồm (động vật thủy sinh, thực
vật thủy sinh). Thủy sinh: có giá trị cao về mặt kinh tế.
Có nhiều hoạt động như: khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu.

Tập trung vào khai thác thủy sản do trong quá trình khai thác có thể làm suy giảm số lượng, chất
lượng làm suy thoái nguồn thủy sinh và gây ô nhiễm môi trường nước
Điều 61.Về GP khai thác thủy sản:
1- Mục đích: bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững, kiểm soát tình trạng khai thác quá
mức và kiểm soát gây ô nhiễm môi trường.
2- Đối tượng: các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trừ cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu
đánh cá có trọng tải thấp hơn 0,5 tấn hoặc ko sử dụng tàu cá đều phải xin cấp giấy phép khai thác
thủy sản theo điều 16, 17 luật thủy sản 2003.
3- Điều kiện cấp giấp phép (d17)
a. có đăng kí kinh doanh khai thác thủy sản
b. có tầu cá đã đăng kí đăng kiểm (do thường tiến hành trên biển, tàu cá phải đăng kiểm để đảm
bảo an toàn tính mạng và môi trường)
c. có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp
d. Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng và chứng chỉ phù hợp theo luật định
(đảm bảo an toàn tính mạng cho người khác và biết cách khai thác hợp lý để ko ảnh hưởng đến số
lượng, chất lượng môi trường)
4- Nội dung Gphép(d16):
a. Nghề khai thác, ngư cụ khai thác
b. Vùng tuyến được phép khai thác (để tiện kiểm soát)
c. Thời gian hoạt động khai thác
d. Thời hạn của giấy phép
5- Trường hợp thu hồi giấy phép:
a. Chủ GP ko đủ các điều kiện luật định (4 đ/k trên)
b. Chủ GP vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ khai thác thủy sản hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hoạt động thủy sản ba lần trong thời hạn của GP
c. GP bị tẩy xóa, sửa chữa về nội dung dẫn tới tính minh bạch của mặt pháp lý ko còn.
5.Thẩm quyền: Bộ NN và PTNN, Ở địa phương là UBND cấp tỉnh.
6. Sau khi được cấp Giấy phép khai thác thủy sản các tổ chức cá nhân cần phải báo cáo khai thác
thủy sản đối với cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá
Điều 62. Phương thức đánh bắt, thời gian địa điểm đánh bắt nguồn lợi thủy sản: Cơ sở:

1. Tổ chức cá nhân sử dụng các công cụ, phương tiện đánh bắt hiệu quả những vẫn cần đảm bảo
tốc độ sinh sản để có thể phát triển bèn vừng nguồn thủy sinh.
24
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589
Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL
2. Sử dụng công cụ, phương tiện đánh bắt hợp lý vừa góp phần thúc đấy sự phát triển kinh tế cho
con người vừa góp phần BVMT.
Điều 63.Về công cụ, phương tiện khai thác:
1. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sản
được phép khai thác. (khoản 2 điều 11 Luật Thủy sản).
2. Không được đánh bắt bằng công cụ có kích cỡ mắt lưới quá dày.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn
khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển theo quy định
của Uỷ ban nhân dân địa phương. (Khoản 4 điều 7 Luật thủy sản)
4. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử
dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác.(K6D6)
5. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác;
thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác
ra dấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.(K7D6)
Điều 64. Về thời điểm khai thác:
1.Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải tuân
theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác,(K1D11), không được khai thác vào mùa
sinh sản
2. Không đc khai thac ở khu vực đang trong thời gian cấm, K5D6
Điều 65. Địa điểm khai thác:
1. Không được Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm.(K5D6)
2. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo
đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về vùng khai thác,
3 Tùy từng loại thủy sinh mà các chủ thể được phép tiến hành ở các vùng nước ven bờ hay xa
bờ.

Điều 66. Sản lượng khai thác:
1. Không được khai thác quá sản lượng cho phép
2. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo
đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về chủng loại và kích cỡ
thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
MỤC II
Nghĩa vụ cơ bản của các cá nhân, tổ chức trong bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Điều 67. Nghĩa vụ đối với không khí
1. Hiện nay chưa có quy định về giấy phép xả khí thải
2- Kiểm soát theo nguồn thải: theo hai nguồn nguồn thải động (từ các phương tiện giao thông) và
nguồn thải tĩnh (từ các cơ sở công nghiệp), được kiểm soát qua quy chuẩn kĩ thuật môi trường
( Tiêu chuẩn kĩ thuật về khí thải đối với các phương tiện GTVT và Tiêu chuẩn kĩ thuật về khí thải
đối với các cơ sở công nghiệp.
Điều 68. Nghĩa vụ đối vói nguồn nước
25
Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589

×