Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số biện pháp ren chu va viet cho hc sinh lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.91 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN CHỮ VÀ GIỮ VỞ
CHO HỌC SINH
LỚP 1

1


A/. ĐẶT VAÁN ĐỀ:
Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh
dấu sự phát triển của nhân loại. Việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt
về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt
khác, chữ viết cịn thể hiện nền văn hố, sự tinh hoa của một dân tộc. Ông cha từ
xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người “
văn hay - chữ tốt ”.
Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra một
vài nét trong tính cách của họ. Nhưng quan trọng hơn cả là cùng với lời nói, chữ
viết là phương tiện giao tiếp của con người. Chữ viết đúng, sạch, đẹp, rõ ràng
không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc.
Rèn luyện chữ viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng
Việt ở nhà trường. Rèn chữ viết cho học sinh cịn góp phần quan trọng vào việc
hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, lịng
kiên trì, khiếu thẩm mĩ, tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước và tiếng mẹ đẻ.
Với tình hình hiện nay, đa số các em học sinh nói chung, đặc biệt đối với lớp
Một nói riêng hầu như các em chưa có ý thức trong việc rèn chữ và giữ vỡ. Chữ
viết của các em chưa đồng đều, một số em viết đẹp, một số em viết chữ chưa đẹp,
cẩu thả, có nhiều em lại viết sai lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng nhiều đến kết
quả học tập của các em. Vở thì quăn góc, nhàu nát, dơ bẩn, rách bìa,... Phải chăng
chữ quốc ngữ khó viết? Học sinh do học nhiều mơn nên khơng có thời gian luyện
tập? Do chất lượng vở xấu? Hay cấu tạo của chiếc bút?... Nhưng dù với lý do nào


đi nữa ai cũng nhận thấy rằng “Nắn chữ có nghĩa là rèn người”.
Nhận thức được tầm quan trọng của công việc này, tôi đã tự học hỏi, tìm tịi
cộng với một số kinh nghiệm trong q trình dạy lớp 1, tơi mạnh dạn trình bày
một vài suy nghĩ và biện pháp để các em học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp hơn, giữ
gìn được vở sạch đẹp qua dạy mơn Tiếng Việt lớp 1. Đó chính là lý do tơi chọn
đề tài này.
 Thuận lợi:
- Đa số các em đều qua mẫu giáo
- Sĩ số lớp vừa 25-30 em nên thuận lợi trong việc quản lý và đi sâu đi sát đến
học sinh.
- Cơ sở vật chất tốt, bàn ghế đúng kích cỡ, đủ ánh sáng, khơng gian thống
mát.
- Ban Giám Hiệu quan tâm sâu sát tạo cơ sở vật chất tốt cho lớp học.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của các em, các em có đầy đủ đồ
dùng học tập.
 Khó khăn:
- Đa số các em chưa có ý thức giữ vở, rèn chữ cần đến sự nhắc nhở nhiều
của giáo viên.
- Một số em viết chữ ẩu, nguệch ngoạc không đúng nét.
- Các em cầm bút chưa đúng, cầm sát ngòi bút, cầm bút chặt quá, ngồi chưa
đúng tư thế, chưa biết cách để vở đúng.
- Còn một vài phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em.
- Phụ huynh chưa nắm được cấu tạo chữ viết theo chương trình.
2


B/. BIỆN PHÁP:
I/. Kế hoạch thực hiện:
1/. Quy định về nề nếp học tập của học sinh và cách giữ vở:
Giai đoạn chuẩn bị:

Trước tiên giáo viên giới thiệu cho các em xem một vài quyển vở mẫu của
các anh chị học năm trước có ý thức tốt trong việc “rèn chữ-giữ vở”. Từ đó giáo
dục cho các em xem thế nào là một quyển vở sạch, chữ đẹp.
2/. Xếp xen kẽ học sinh viết chữ chưa đúng, chưa đẹp ngồi cạnh học sinh
viết chữ đẹp:
Yêu cầu các em viết chữ chưa đúng, chưa đẹp quan sát, học tập bạn viết chữ
đẹp. Còn em viết chữ đẹp phải thường xuyên theo dõi nhắc nhở sửa lỗi giúp bạn.
3/. Hướng dẫn học sinh ngồi viết đúng tư thế:
Giáo viên phải rèn cho học sinh tư thế ngồi chuẩn để có thể viết chữ đẹp lại
không gây ra những dị tật để đời cho học sinh như : cận thị, vẹo cột sống,...
Tư thế ngồi viết:
- Lưng thẳng.
- Không tuỳ ngực vào cạnh bàn.
- Mắt cách vở khoảng 25-30cm.
- Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để giữ vở.
- Hai chân để song song thoải mái.
Cách cầm bút:
- Cầm bút bằng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
- Khi viết ba ngón tay di chuyển từ trái sang phải, cán bút nghiêng bên phải,
cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
- Tuyệt đối sửa ngay những học sinh cầm bút tay trái.
4/. Về việc rèn vở:
- Vở được gọi là sạch, tốt là vở: Được bao bìa dán nhãn cẩn thận. Khơng làm
rách vở, long bìa, nhàu nát, khơng để vở quăn góc khơng giây mực ra vở, khơng
bơi xố nhiều. Trình bày đúng quy định, khơng bỏ phí giấy.
Biện pháp:
Ngay từ đầu năm giáo viên thống nhất bao vở cho học sinh ngoài tờ giấy bao
bên trong, bên ngồi cịn được bao thêm một tờ bọc nhựa, loại nhựa này rất tốt
giữ vở được suốt năm.
Khi bao vở cho học sinh ta phải bao thêm một trang vào sẽ trách được tình

trạng sút bìa và tờ giấy nhãn phải được dán lên góc phải phía trên của vở.
Vở phải mua loại có hàng kẻ rõ ràng, các ơ li đều nhau, trắng và giấy khơng
bôi lem mực (loại vở ô li loại kẻ 5 ô vuông)
Để vở được sạch khơng bị quăn góc, khơng bị vết lem do mồ hơi tay và hạn
chế tình trạng chữ bút chì in từ trang này qua trang kia, mỗi em cần sử dụng giấy
kê (loại giấy bìa) bọc cả quyển vở bên ngoài lẫn bên trong lại, khi viết trang nào
lật trang đó lên và một tờ giấy kê rời có kích thước chiều rộng khoảng 15cm
chiều dài dài hơn chiều ngang quyeån vở. Khi viết ta đặt tờ giấy kê nằm ngang giữ
cho mồ hôi tay không bị lem vở và vở khơng quăn góc.
Để tránh tình trạng đổ mực ra vở (giai đoạn viết bút mực) giáo viên yêu cầu
học sinh dùng bút mực nước để viết, không được viết bằng bút bi. Quy định dùng
3


một màu mực cho cả lớp và riêng từng cuốn vở của các em không dùng hai hay
ba màu mực trong một cuốn vở.
5/. Về việc rèn chữ:
Chữ được gọi là đẹp thì phải đúng cỡ chữ, đúng mẫu, cách nối nét đúng,
mềm mại, đặt dấu đúng chỗ, khoảng cách giữa các con chữ đúng quy định.
Hướng dẫn cách trình bày vở theo quy định của giáo viên, cách trình bày bài
văn xuôi, bài thơ lục bát, thơ tự do, thơ thất ngôn bát cú.
a/. Đối với giáo viên:
- Chữ viết của giáo viên là tấm gương để học sinh noi theo.
- Giáo viên phải viết đúng viết đẹp, trình bày rõ ràng mới có thể giáo dục
cho học sinh viết sạch đẹp hơn được. Bởi xét về tâm lý của học sinh tiểu học
dường như các em luôn lấy cơ giáo mình làm gương. Vì vậy giáo viên cần phải
thường xuyên luyện chữ, cập nhật ngay với mẫu chữ đang hiện hành.
- Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp: Soạn bài đầy đủ. Việc soạn bài là cơng việc
lập ra kế hoạch tổ chức hoạt động dạy-học trong từng bài. Bài soạn của giáo viên
phải công phu sẽ tránh gây nhàm chán, rèn luyện được chữ viết mà lại gây hào

hứng cho học sinh. Để có bài soạn tốt, giáo viên luôn sưu tầm tài liệu, sách tham
khảo về cách rèn luyện chữ viết cho học sinh, những quyền vở sạch, đẹp giới
thiệu cho những em học sinh có ý thức lấy đó làm gương cho mình.
b/. Đối với học sinh:
 Giai đoạn học kỳ I: Sử dụng bút chì
Ở giai đoạn này nên cho học sinh sử dụng loại bút chì 2B mềm dễ viết và
chuốt nhọn bút khi viết, tẩy mềm tốt để tẩy khỏi giảy ra vết bẩn. Để học sinh viết
chuẩn và đẹp thì trước tiên các em phải viết đúng các nét cơ bản, có nghĩa là các
em phải nắm được điểm đặt bút, điểm uốn lượn, điểm kết thúc trong quá trình
viết. Trong chương trình phần dạy các nét cơ bản ở các tiết rất ít nên tơi đã phối
hợp tuần lễ đầu để dạy cho các em nét cơ bản.
Khi thực hiện viết các nét, giáo viên phải hướng dẫn từng dòng li, từng
đường kẻ của ô thật kỹ. Hướng dẫn viết nét phải hướng dẫn từng nét, từng dòng
và quan sát, phát hiện và sửa chữa kịp thời những nét viết sai: chưa đúng khoảng
cách, chưa đúng mẫu về độ cao, điểm đặt bút, điểm kết thúc của các nét.
Ví dụ: Nét khuyết trên cắt nhau ở đường kẻ 3, bụng nét phải trịn đều khơng
viết xiên (cao 5 dịng li)
Nét khuyết dưới cắt nhau ở đường kẻ 1, bụng nét phải trịn đều
khơng viết xiên (kéo thẳng dài 5 dịng li)
Ngay từ đầu giáo viên phải quy định cho học sinh khoảng cách giữa các nét,
các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng, các từ trong một hàng.
Ví dụ: Khoảng cách giữa các tiếng cách nhau một thân con chữ O
Sau giai đoạn viết các nét cơ bản giáo viên tiến hành kiểm tra để phân loại
học sinh. Tách các em viết yếu hoặc chưa viết chuẩn ngồi về một bên tay trái của
các em viết đẹp. Trong quá trình dạy, giáo viên bao giờ cũng kiếm tra những em
này trước để có hướng giúp đỡ.
Ngồi ra trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần giải thích cho
phụ huynh thấy được ích lợi và tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở. Từ đó
nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm về việc dạy các em học ở nhà.
4



Khi hướng dẫn các con chữ, giáo viên có thể nâng cao hơn về kỹ thuật viết
như: hướng dẫn các em kỹ thuật “lia bút”, kỹ thuật “rê bút” để tạo ra kểu nét
thanh nét đậm ở mỗi con chữ. Tạo nét thanh bằng các nét đưa lên tay viết nhẹ,
tạo nét đđậm bằng các nét kéo xuống ta viết mạnh tay và lưu ý trong quá trình
viết tránh trường hợp để gãy bút chì.
Thường xuyên chấm bài cho học sinh: có chấm bài thường xuyên mới phát
hiện ra những lỗi về chính tả, về thế chữ, cự li giữa các chữ để kịp thời sửa chữa
cho các em. Khi chấm bài tôi luôn chú ý sửa lỗi cho các em cẩn thận, yêu cầu các
em viết lại nhiều lần những từ ngữ viết sai để ghi nhớ.
Hằng tháng tôi sắp xếp loại vở sạch chữ đẹp cho các em một lần ở tất cả các
loại vở ghi rồi nhận xét và đánh giá chung trước lớp. Từ đó đưa ra biện pháp
khắc phục gởi về cho phụ huynh xem để giúp thêm cho các em.
* Tuy nhiên với những học sinh viết xấu, giáo viên sẽ có những biện pháp
để giúp các em có thể viết đẹp hơn như:
- Tập tô chữ thêm, giáo viên kèm tay đôi, cầm tay ở một số nét chữ khó, sửa
sai ngay cho học sinh trên bảng con, luyện viết lại những chữ học sinh viết sai,
xem vở (bảng) mẫu của học sinh viết đẹp, uốn nắn tư thế ngồi viết đúng.
Trong quá trình học tơi ln tạo cho thói quen viết có chất lượng không cho
học sinh viết quá nhiều bài, quy định rõ ở mức độ nào học sinh phải viết lại.
 Giai đoạn học kỳ II: Sử dụng bút mực
Giáo viên quy định học sinh sử dụng cùng một màu mực và dùng bút mực
nước. Trên bút mực phải dán tên để không lầm lẫn bút với nhau. Nếu học sinh
nào sử dụng bút máy thì kêu bơm mực ở nhà và khơng mang theo bình mực để
trách đổ ra bàn ghế, tập, vở,... Giáo viên cũng phải để ở trong lớp 1 bình mực
phịng khi học sinh hết mực, bơm mực cho các em.
Sang giai đoạn này, các em đã đọc được nên giáo viên bắt đầu hướng dẫn
các em trình bày một bài viết vào vở. Hướng dẫn từ bài tập viết, tập chép, chính
tả,...

Viết thứ thì lùi vào một ô từ lề kẻ đỏ, phân môn lùi vào 6 ô, tựa bài lùi vào
4, 5 hoặc 6 ô tuỳ theo số chữ của tiêu đề, xuống dòng lùi vào 2 ô, hết bài phải kẻ
bài.
Hướng dẫn cách bỏ chữ viết sai: dùng thước gạch ngang một gạch lên chữ
viết sai rồi viết đúng bên cạnh, không được tẩy xố, khơng tơ đen, khơng dùng
bút xố.
Để học sinh có chữ viết đẹp, chuẩn mực địi hỏi mẫu chữ của giáo viên cũng
phải đẹp và chuẩn mực từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc của một con chữ hay
một chữ.
Song song vào đó, giáo viên phải hướng dẫn thật cẩn thận, cho học sinh viết
từng dòng. Trong quá trình học sinh viết giáo viên phải quan sát, theo dõi và uốn
nắn cho các em viết chưa đúng hay ngồi sai tư thế. Nếu tập cho học sinh mà
không theo dõi thì sẽ khơng có kết quả tốt.
Khi viết lưu ý học sinh từng nét, từng con chữ, từng chữ và cách viết như thế
nào là đúng đẹp.
Ví dụ: Các chữ viết ở cỡ chữ vừa.
5


+ Chữ a móc dưới lưu ý viết thẳng móc lên trịn nhỏ xiên tránh trường hợp
viết nét móc trịn to quá.
+ Chữ b khi viết lưu ý cắt nhau ở đường kẻ 3, nếu đứng một mình thì viết
nét thắt nhỏ vừa, nối với chữ c thì thắt to hơn.
+ Chữ ch từ nét khuyết qua nét móc hai đầu kéo lên đường kẻ 2 rồi mới viết
nét móc hai đầu và nét móc hai đầu xiên trịn tránh trường hợp khơng trịn hay
kéo lên đường kẻ 3 mới viết nét móc hai đầu.
+ Viết chữ gh lưu ý học sinh nét khuyết dưới cắt nhau ở đường kẻ 1 và nét
khuyết trên cắt nhau ở đường kẻ 3, khoảng cách giữa con chữ g và con chữ h vừa
phải không xa quá cùng không gần quá.
+ Chữ m lưu ý học sinh nét móc độ rộng cho đều nhau.

+ Chư r lưu ý học sinh nét thắt nằm trên đường kẻ 3, từ thắt qua nét móc
dưới trịn.
+ Chữ s nét thắt tương tự r, lưu ý nét xiên hơi cong thì chữ sẽ đẹp hơn.
+ Chữ u, ư, t, y nét hất và nét xiên đầu tiên hơi cong.
+ Chữ ơ, ư khi viết móc, móc hoi nghiên về bên phải không viết thẳng quá.
+ Chữ viết đúng nhưng thêm dấu khơng đúng thì cũng khơng đẹp nên khi
thêm dấu cần lưu ý: dấu huyền, dấu sắc đi với chữ có mũ ^ thì nằm bên phải mũ
^.
Luyện chữ viết, giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để cùng hợp tác nhắc
nhở cho các bài viết ở nhà của các em vì rèn chữ khơng phải một ngày, một buổi
mà phải luyện trong suốt quá trình học tập của tất cả các phân môn, cả ở trường
lẫn ở nhà.
Ngồi ra giáo viên cịn phải dùng thêm các phương pháp nêu gương, học
sinh xem mẫu những bài viết đẹp và khích lệ các em trước lớp khi có tiến bộ.
Khi áp dụng các biện pháp ở trên lớp, tơi thấy chữ viết của các em có nhiều
tiến bộ.
Ngồi ra tơi thường xun đưa ra các hình thức thi đua rèn chữ viết trong tổ,
trong lớp để khuyến khích sự cố gắng của các em. Cuối mỗi đợt thi đua có tổ
chức trưng bày vở đẹp để các em học tập lẫn nhau.

 Kết quả:
- Năm học 2008-2009:
+ Em: Nguyễn Trần Bảo Ngọc đạt giải nhì vở sạch chữ đẹp cấp trường.
- Năm học 2009-2010:
+ Em: Nguyễn Thị Yến Nhi đạt giải nhì vở sạch chữ đẹp cấp trường.
+ Em: Mai Thanh Trúc đạt giải ba vở sạch chữ đẹp cấp trường.

C/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để rèn chữ và giữ vở cho học sinh đạt hiệu quả cao cần phải xây dựng kế
hoạch theo từng bước, cụ thể là :

1/. Quy định nề nếp của học sinh về ghi vở và bút viết.
2/. Xếp xen kẽ học sinh viết chữ chưa đúng, chưa đẹp ngồi cạnh học sinh
viết chữ đẹp để học tập bạn.
3/. Hướng dẫn các em ngồi viết đúng tư thế.
6


4/. Giúp các em nắm được quy trình viết chữ, thao tác đơn giản đến phức tạp
trong khi chạy chữ.
5/. Thường xuyên chấm vở sạch chữ đẹp cho học sinh.
6/. Phát động phong trào thi đua rèn chữ, giữ vở trong lớp.

D/. KẾT LUẬN:

Nói tóm lại, việc rèn chữ và giữ vở cho học sinh là một cơng việc địi hỏi
người giáo viên phải kiên trì và nhẫn nại, khơng nơn nóng. Đồng thời người giáo
viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp linh hoạt, có sự sáng tạo trong
giảng dạy và một điều kiện không thể thiếu với mỗi người giáo viên đó là sự
quan tâm, tính cẩn thận và ln u nghề mến trẻ. Khơng ngừng rèn cho các em
viết đúng mà còn phải tiến đến viết đẹp. Với óc thẩm mỹ và năng lực sáng tạo đã
giúp con người chúng ta tạo ra nhiều mẫu chữ để trang trí và phục vụ nhu cầu đời
sống con người.
Tơi nghĩ những biện pháp nêu trên có thể áp dụng rộng ra ở các lớp và tôi
mong rằng kinh nghiệm này sẽ được nhân rộng ra ở các khối lớp nhất là ở lớp
một để chữ viết của các em ngày càng đẹp hơn.

7




×