Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN: Một số biện pháp rèn luyện đọc cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.31 KB, 16 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tập đọc là một bộ phận môn quan trọng chương trình Tiếng Việt ở Tiểu
học, nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỷ năng đọc, một
kỷ năng quan trọng hàng đầu mang tính chất phổ biến, bắt buộc đối với mọi học
sinh trong trường tiểu học. Biết đọc con người sẽ tiếp thu được những thành tựu
mọi mặt của đời sống qua nhiều thế hệ đã được ghi lại bằng chữ viết, biết đọc,
con người sẽ có trong tay một phương tiện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn trên cơ sở
đó mà hình thành một nhân cách toàn diện.
Ở tiểu học, độc là một trong bốn mục tiêu hàng đầu mà chương trình Tiếng
Viết phải hướng tới (Nghe, nói, đọc, viết) nhằm giúp các em chiếm lĩnh được một
ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc trở thành yêu cầu cơ bản đầu
tiên của các em ngay từ khi cắp sách đến trường. Đọc vừa là mục tiêu nhưng
cúng là phương tiện phục vụ đắc lực cho các em học tập các môn học khác đồng
thời nâng cao khả năng tự học của các em.
Phân môn tập đọc còn được hình ở các em phương pháp và thói quen làm
việc với văn bản, giúp các em thấy được ích lợi của việc đọc, trong học tập.
Ngoài ra việc đọc có ý thức còn giúp cho học sinh phát triển tư duy, làm giàu
kiến thức, ngôn ngữ và kiến thức văn học, bồi dưỡng vốn sống, tư duy, tình cảm
và khiếu thẩm mỹ cho các em.
Đối với học sinh lớp 5 nhiệm vụ của người giáo viên là hình thành và phát
triển ở các em kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm hiểu nội dung văn bản. Đối với
học sinh vùng miền núi đọc diễn cảm là một khó khăn cho giáo viên. Vì học sinh
do điều kiện học tập chưa đảm bảo nên học sinh miền núi còn đọc chậm không
bằng học sinh đồng bằng. Chính vì vậy giáo viên dạy ở vùng núi cần rèn đọc lưu
loát là mục tiêu trọng tâm.
Do tầm quan trọng của việc đọc và tính chất của vấn đề là một giáo viên
tiểu học dạy ở vùng cao tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm về “Một số biện pháp
rèn đọc đối với học sinh lớp 5”.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
1. Cơ chế đọc và ứng dụng vào việc luyện đọc:
1


a. Khái niệm:
Đọc được thể hiện ở hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Trên thực
tế, đọc thầm là hình thức được sử dụng phổ biến và có nhiều lợi thế để thông hiểu
văn bản. Tuy nhiên, vai trò và ý nghĩa của đọc thành tiếng và đọc thầm trong
trường tiểu học là như nhau, chúng được luyện tập đồng thời và hổ trợ lẫn nhau.
Tùy theo từng khối cụ thể mà yêu cầu mức độ về đọc thành tiếng và đọc thầm
được đặt ra có khác nhau cho phù hợp.
b. Cơ chế đọc:
Đọc bao gồm nhiều yếu tố: Hoạt động tiếp nhận của mắt, bộ máy phát âm,
thính giác và tư duy để thông hiểu những gì được đọc. Mục tiêu cuối cùng của
đọc là đạt đến sự tổng hợp của những mặt riêng lẽ này của quá trình đọc. Càng có
khả năng tổng hợp nhiều thì việc đọc càng trở nên hoàn thiện bấy nhiêu.
Đọc là một hoạt động phức tạp. Theo T.G.Egôrôp, để tạo được một năng
lực đọc, trải qua 3 giai đoạn: Phân tích, tổng hợp và tự động hóa. Ở giai đoạn đầu
của bậc tiểu học, người ta thường chú trọng đến quá trình luyện phân tích chữ cái,
đọc từng tiếng theo các âm; tổng họp để đọc trơn từ, câu. Cuối bậc tiểu học việc
đọc càng được tự động hóa và người đọc quan tâm nhiều đến việc chiếm lĩnh văn
bản.
Khi đọc, mắt phải lướt từ dòng này đến dòng khác thành những vận động
kế tiếp nhau. Ở mỗi bước, mắt dừng lại để bao quát và ghi nhận một phạm vi nào
đó của dòng chữ, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp. Phạm vi mà mắt bao quát
ở mỗi bước được gọi là trường nhìn. Thời gian giữa các bước như nhau nhưng do
năng lực đọc của mỗi người khác nhau nên phạm vi trường nhìn của mỗi người
cũng khác nhau.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Rèn đọc cho học sinh những bài tập đọc trong SGK lớp 5 ở trường tiểu học
và THCS A Vao.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp trao đổi.

2
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp giao tiếp.
- Phương pháp luyện theo mẫu.
- Phương pháp thực nghiệm.
V. NỘI DUNG CHỌN ĐỀ TÀI
Để giúp các em đọc ngọng, yếu khắc phục được những nhược điểm, đọc
đúng được văn bản, các em đọc to, rõ ràng ngày càng tốt hơn, lưu loát hơn.
A. TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC:
Để tạo ra một năng lực đọc cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho học
sinh thực hiện thành thạo 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm.
Luyện đọc thành tiếng là đêt cũng cố kỹ năng đọc đúng chính âm và ngữ
điệu đọc, giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn. Đọc thành tiếng còn để luyện
đọc hay (trên cơ sở đúng) giáo viên dựa trên căn cứ nội dung, phong cách văn
bản để dẫn dắt, gợi mở cho học sinh tìm ra cách đọc, tập thể hiện bằng giọng đọc.
Đọc thầm: là đọc không phát ra âm thanh. Tốc độ đọc thầm nhanh hơn đọc
thành tiếng từ 1,5 - 2 lần. Đọc thầm có ưu thế trong việc tiếp nhận, thông hiểu
nộng dung văn bản một cách hiệu quả.
Ở tiểu học, ngay từ những lớp đầu bậc tiểu học, yêu cầu rèn luyện kỷ năng
đọc đã được đặt ra cho học sinh. Giáo viên thường yêu cầu học sinh di chuyển
mắt theo que trỏ hoặc ngón tay để đọc thầm không sót tiếng.
Trên thực tế dạy học, hai hình thức đọc này thường được thực hiện đồng
thời và gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện và thực hiện mục tiêu
chung của việc rèn luyện kỹ năng đọc. Năng lực của đọc thành tiếng được biểu
hiện ở sự thuần phục 4 kỹ năng đọc; đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm và đọc
hiểu; năng lực đọc thầm được thể hiện ở sự thuần phục 3 kỹ năng: Đọc đúng, đọc
nhanh, đọc hiểu.
1. Rèn kỹ năng đọc đúng:
1.1. Luyện đọc đúng chính âm
Đọc đúng chính âm là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách

chính xác, không đọc thừa, không đọc thiếu và phải thể hiện được hệ thống ngữ
3
âm chuẩn. Để chữa các lỗi phát âm lệch chuẩn cho học sinh tiểu học, có thể vận
dụng các biện pháp chủ yếu sau:
a. Biện pháp luyện theo mẫu:
Luyện theo mẫu là một trong những biện pháp dạy học được sử dụng khá
phổ biến trong dạy học các môn Tiếng Việt với nhiều mục đích khác nhau. Biện
pháp luyện theo mẫu được vận dụng để chữa lỗi phát âm lệch chuẩn cho học sinh
bằng cách: Giáo viên cung cấp mẫu, cho các em nghe giọng đọc, nhìn khuôn
miệng của giáo viên khi phát âm, đánh vần mà đọc theo.
Biện pháp này đòi hỏi giáo viên cần có ý thức luyện đọc đúng chính âm và
chuẩn bị chu đáo cho vai trò làm mẫu của mình. Trong một số trường hợp giáo
viên còn biết tái hiện phát âm sai cho học sinh trong sự đốic hiếu với lời đọc mẫu
để giúp cho các em dễ nhận ra cách phát âm sai của bản thân, từ đó có hướng
khác phục. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường kết hợp phát âm với mô tả
cách phát âm để giúp học sinh dễ tiếp thu và có thể vận dụng mẫu một cách linh
hoạt và sáng tạo.
b. Biện pháp chữa lỗi dựa vào cấu âm:
Đễ chữa lỗi phát âm lệch chuẩn, giáo viên mô tả cấu âm của âm vị mắc lỗi
và đem so sánh đối chiếu với cấu âm của âm chuẩn, kèm theo các hình vẽ minh
họa.
Ví dụ: Sữa lỗi phát âm từ /S/ (/S/, từ âm vốn có là /S/ tạo thành âm /S/ trong
hệ thống âm chuẩn).
Hai phụ âm /S/ và /S/ có cùng phương thức phát âm xát, vô thành nhưng vị
trí cấu âm của 2 phụ âm này khác nhau: /S/ là phụ âm đầu lưỡi - lợi; /S/ là phụ âm
đầu lưỡi - ngạc cứng (Phụ âm quặc lưỡi).
Để luyện cho học sinh phát âm đúng âm /S/ giáo viên có thể sử dụng
phương pháp cấu âm bằng việc thực hiện các bược như sau:
- Giáo viên giới thiệu về sơ đồ vị trí cấu âm của 2 phụ âm trên. Cho học
sinh phát âm phụ âm /S/ rồi chỉ vào hình vẽ để học sinh nhận biết được vị trí mặt

lưỡi của âm. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt lại vị trí mặt lưỡi - lợi.
Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh bật hơi mạnh để tạo ra âm /S/. Sau đó đưa ra
4
tiếng cần luyện. (Giáo viên có thể đặt vào ngữ cảnh để giúp học sinh nhận diện
một cách đúng đắn và phân biệt được những phụ âm này trên chữ viết).
Biện pháp này khá phức tạp, đòi hỏi người dạy phải có sự hiểu biết về ngữ
âm nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc chữa lỗi phát âm cho học sinh. Vì vậy,
giáo viên cần có cách diễn đạt ngắn, gọn, dễ hiểu để học sinh dễ tiếp thu.
c. Biện pháp luyện tập tổng hợp rồi phân tích:
Trong các lỗi phát âm thì lỗi phần vần khá phức tạp do sự tác động qua lại
làm thay đổi lẫn nhau giữa các yếu tố tạo nên vần (âm đệm, âm chính, âm cuối)
cho nên khó có thể đưa ra một phương pháp cụ thể để sữa lỗi. Vì vậy, khi sữa lỗi
phát âm phần vần nhất thiến phải theo phương pháp luyện tập tổng hợp rồi mới đi
đến phân tích. Để thực hiện phương pháp này, giáo viên có thể đi theo trình tự
sau:
- Học sinh luyện phát âm chuẩn mẫu.
- Phân tích thành phần các âm mắc lỗi để học sinh nhận diện cách phát âm
đúng/sai, từ đó tìm hướng sữa chữa. Ví dụ: Chữa lỗi phát âm trong trường hợp có
sự kéo dài trường độ /ă/ sang /a/ - /ﻝ/ thành /:ﻝ/ trong các từ đao tai (đau tay),
chao mài (cháu này)…trong trường hợp này có thể điều chỉnh rút ngắn nguyên âm
bằng cách cho học sinh phát âm thật nhanh và khép miệng ở âm cuối.
Dựa vào ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa, tạo cho học sinh phâng biệt âm
đúng, âm sai để luyện đọc.
1.2. Luyện đọc đúng ngữ điệu:
a. Luyện đọc đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu:
Để luyện cho học sinh đọc đúng tiết tấu, ngắt, nghỉ hơi, ngữ điệu câu, giáo
viên cần hướng dẫn dựa vào các yếu tố sau:
- Dựa vào hệ thống dấu câu: Tiếng việt có 10 dấu câu, việc ngắt, nghỉ hơi
phải phù hợp với từng loại dấu câu. Ví dụ: Nghị ở dấu phẩy bằng nữa thời gian
nghỉ ở dấu chấm; nghỉ dâu chấm trong đoạn bằng nữa thời gian nghỉ ở dấu chấm

kết thúc để chuyển đoạn.
5
- Dựa vào ngữ điệu câu: Mỗi loại câu: Mỗi loại câu đều có ngữ điệu riêng.
Giáo viên cần nắm vững đặc điểm ngữ điệu của từng loại câu để hướng dẫn học
sinh luyện đọc đúng.
Ví dụ: Lên dọng cuối câu hỏi, câu mệnh lệnh, hạ giọng ở cuối câu kể, thây
đổi giộng cho phù hợp với cảm xúc trong câu cảm.
- Dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp: Nghĩa và quan hệ ngữ pháp cũng là
những yếu tố quan trọng để giúp học sinh ngắt, nghỉ đúng khi đọc. Học sinh
thường mắc lỗi ngắt giọng tùy tiện ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức
tạp hoặc mắc lỗi cả những câu ngắn do không năm được quan hệ ngữ pháp giữa
các từ trong câu hay do không tính đến nghĩa, tạo nên sự không tương hợp giữa
các thành phần câu.
Ví dụ: Ngoài đường, tiếng mưa/ rơi lốp đốp, tiếng chân người/ chạy lép
nhép.
Bầu trời rộng thanh thang.
Là/ căn nhà của gió.
- Trong thơ, lỗi ngắt, nghỉ còn do yếu tố nhạc điệu và không tương hợp
nhau nên học sinh thường đọc thuận theo nhạc dẫn đến mắc lỗi.
Ví dụ: Mẹ ơi, con tuổi gì?
Tuổi con là tuổi con ngựa
Ngựa không/ yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi.
- Trước khi luyện đọc giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh dễ mắc lỗi
ngắt giọng để chú ý luyện tập. Cần phối hợp các biện pháp luyện theo mẫu kết
hợp với phân tích ngữ điệu để luyện đọc đúng ngữ câu.
2. Luyện kỷ năng đọc nhanh:
Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, đọc trôi chảy. Trên cơ sở rèn luyện kỷ
năng đọc đúng.
Để luyện đọc nhanh, giáo viên thường sử dụng phương pháp luyện đọc

theo mẫu. Khi hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên chú ý giúp các em điều
chỉnh tốc độ bằng giữ nhịp đọc. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cho học sinh đọc
6

×