Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế ở xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.75 KB, 111 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quế là một lâm sản có giá trị lớn. Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và
được gây trồng trở thành hàng hoá ở một số nước Châu Á và Châu Phi như
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca, Xây xen và Madagaxca. Trong
các nước có quế, cây quế cũng chỉ phân bố ở một số địa phương nhất định, có
đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình thích hợp với nó, ở ngoài vùng sinh thái
cây quế sinh trưởng và phát triển không tốt.
Trước đây, ở nước ta cây quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng
tự nhiên nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên
đã không còn nữa và thay vào đó cây quế đã được thuần hóa thành cây trồng.
Từ lâu đời nước ta đã hình thành 4 vùng trồng quế lớn, đó là Yên Bái, vùng
Thanh hóa, Nghệ An, vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Ninh. Mỗi
vùng có những sắc thái riêng gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít
người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà
tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng
Ninh).
Tại Yên Bái, Theo thống kê rừng Yên Bái hiện có 415.103 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên 234.337 ha, rừng trồng 172.521 ha, trong đó đất rừng
quế tập trung có khoảng 20.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 59,6%, đứng thứ tư toàn
quốc. Rừng của Yên Bái được phân bổ ở các huyện, xã trong tỉnh. Trong đó
huyện Lục Yên là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn và vốn là
huyện nổi tiếng về trồng quế, chè, sắn và keo. Điển hình của huyện là xã
Trung Tâm.
Trung Tâm là một xã miền núi thuộc huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái có
tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát triển rừng trồng nói riêng và sản xuất
lâm nghiệp nói chung, xã Trung Tâm có đủ điều kiện nuôi trồng và phát triển
1
1
toàn bộ cây trồng chủ lực nổi tiếng của huyện. Nhưng cây được người dân
trong xã trồng đa số là cây quế, do cây quế là cây có giá trị kinh tế lớn, người


dân nơi đây đã gắn bó với cây quế từ lâu đời. Cũng nhờ cây quế kinh tế của
xã được cải thiện nhiều nó đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân
trong xã và góp phần cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh giá trị
kinh tế nuôi trồng phát triển cây quế góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc,
tăng tỷ lệ che phủ của rừng, giữ đất, hạn chế xói mòn, điều hòa khí hậu, cản
bớt nước chảy bề mặt.
Do vậy nhiều năm gần đây người dân trong xã ra sức trồng mới, diện
tích ngày càng được mở rộng hơn. Tuy vậy, cây quế chưa được qui hoạch
tổng thể và đầu tư thích hợp, từ đó chất lượng sản phẩm quế chưa đáp ứng
được thị trường, giá trị thu nhập của người sản xuất không còn ổn định.
Tình hình thực tiễn cho thấy sản xuất quế trên cả nước nói chung và ở
xã Trung Tâm nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải
quyết, nhất là vấn đề hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và đã đạt
được kết quả rất khả quan cho từng đối tượng. Tuy nhiên đối với đối tượng là
cây quế chưa có một công trình hay phương pháp đánh giá đầy đủ về hiệu quả
kinh tế của sản xuất quế trên địa bàn xã Trung Tâm.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của sản xuất quế ở xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”
làm đề tài nghiên cứu.
2
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của sản xuất quế trên địa bàn xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
sản xuất quế ở địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế

của sản xuất quế.
Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của sản xuất quế trên địa bàn xã
Trung Tâm, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất quế.
Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
sản xuất quế trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản
xuất quế trên địa bàn xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về mặt không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã Trung Tâm là xã có
điều kiện thích hợp và diện tích trồng quế nhiều nhất huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái.
1.3.2.2. Phạm vi về mặt thời gian
Số liệu thứ cấp: nghiên cứu thu thập số liệu, báo cáo từ năm 2013 trở
về trước.
Số liệu sơ cấp: nghiên cứu thu thập số liệu năm 2014 để có thông tin
cần thiết.
3
3
1.3.2.3. Phạm vi về mặt nội dung
Nghiên cứu tập trung vào thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và phân
tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế trên địa
bàn xã Trung Tâm, từ đó có thể đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.
4
4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA SẢN XUẤT QUẾ

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT QUẾ
Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực
sản xuất xã hội có hạn và ngày càng khan hiếm, để tạo ra khối lượng sản xuất
lớn nhất đáp ứng thỏa mãn cầu của xã hội là mục tiêu của các nhà sản xuất và
quản lý, hay nói một cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm
thế nào để có chi phí tài nguyên vào lao động thấp nhất.
Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan
tâm của chung toàn xã hội.
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế của sản xuất quế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó phản ánh sản xuất
đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ của các hoạt động kinh tế (Phạm
Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Đánh giá hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi
mang tính tất yếu khách quan của một nền sản xuất, đời sống xã hội.
Phạm trù hiệu quả kinh tế xuất hiện trong các văn bản pháp luật vào
năm 1910. Khi đó người ta mới chỉ nói tới hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư
xây dựng cơ bản. Đến nay các nhà kinh tế học đã và đang quan tâm nghiên
cứu nhiều về hiệu quả kinh tế và nó trở thành một phạm trù rất quan trọng
trong nền kinh tế thị trường. (Thái Bá Cẩn, 1989) Các nhà kinh tế ở nhiều
nước, nhiều lĩnh vực, nghiên cứu từ các góc độ khác nhau mà đã đưa ra nhiều
quan điểm về hiệu quả kinh tế, các quan điểm có điểm chung điểm riêng có
thế tóm tắt thành hai nhóm quan điểm như sau:
5
5
Nhóm quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế:
Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế theo quan điểm thứ nhất cho
rằng hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và kết
quả sản xuất. Nó được biểu hiện giữa tỷ lệ của kết quả thu được với chi phí bỏ
ra, hay ngược lại nó là chi phí của một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.

Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Theo
quan điểm này hiệu quả kinh tế được thể hiện qua công thức:
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất
C là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất (Nguyễn Đông
Văn, 2007).
Quan điểm này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hay một
đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực, từ đó có thể so sánh
được hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau.
Quan điểm thứ hai: Theo hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả
kinh tế là phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi chi phí.
Nó được đo bằng chi phí và lời lãi. Theo quan điểm này hiệu quả kinh tế được
thể hiện qua công thức
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất
C là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất (Nguyễn Đông
Văn, 2007).
Quan điểm này phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng
chưa rõ ràng và chỉ phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế chứ không
phản ánh được trình độ sử dụng nguồn lực, cũng không thể so sánh được hiệu
6
6
quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Trong thực tế
nhiều trường hợp quan điểm này không tính được hiệu quả kinh tế hoặc tính
được nhưng không có ý nghĩa. Vì vậy hiện này quan điểm này chỉ được sử
dụng trong vài trường hợp nhất định.
Quan điểm thứ ba: Quan điểm thứ ba cho rằng trước tiên phải xem xét
hiệu quả kinh tế trong thành phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện bằng tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả

và phần tăng thêm của chi phí, hay còn là quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung
và chi phí bổ sung. Theo quan điểm này hiệu quả kinh tế được thể hiện thông
qua công thức sau:
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
∆Q là phần tăng thêm về kết quả sản xuất
∆C là phần tăng thêm về chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
(Nguyễn Đông Văn, 2007).
Quan điểm này phản ánh hiệu quả kinh tế được phân tích theo đầu tư
chiều sâu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật và
trong việc đánh giá lựa chọn phương án sản xuất thì quan điểm này tỏ ra thích
hợp. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế ở quan điểm này mới chỉ quan tâm đến phần
tăng thêm mà không đánh giá chung cho cả quá trình hoạt động.
Từ ba quan điểm trên, ta thấy rằng các quan điểm chưa thật toàn diện
xem xét hiệu quả kinh tế vì nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng
thái tĩnh, chỉ xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi hiệu quả là chỉ tiêu
không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng
ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến
mức độ nào. Và nó cũng không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi
cho một hoạt động sản xuất kinh doanh.
7
7
Theo hệ thống quan điểm này thì hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai
phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố
tài chính cơ bản đơn thuần. Trong khi đó các hoạt động đầu tư và phát triển
còn có những yếu tố tác động khác không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà
còn cả về các yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản
chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số
không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở quan điểm này.
Nhóm quan điểm của kinh tế học sản xuất về hiệu quả kinh tế:
Farell (1957) đã khẳng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng bao

gồm hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu
quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân có thể đạt
được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với điều kiện
các đầu vào và kỹ thuật hiện đại. Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố
đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các
giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện
cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng (Phạm Văn Hùng, 2009). Hiệu quả
kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử
dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật này thường được phản ánh
trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một
đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ là thước đo
phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp
các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản phẩm biên của hai yếu tố đầu vào
8
8
nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng (hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu
quả giá) (Phạm Văn Hùng, 2009).
Như vậy, cho đến nay đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau khi
nghiên cứu về phạm trù hiệu quả kinh tế. Theo mỗi quan điểm có các cách
tính toán khác nhau về hiệu quả kinh tế. Từ nghiên cứu các quan điểm trên
nhằm thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của sản xuất
quế phục vụ cho nghiên cứu này chúng tôi kết hợp sử dụng cả hai nhóm quan
điểm truyền thống và quan điểm của kinh tế học sản xuất về hiệu quả kinh tế.
1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế của sản xuất quế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội chung nhất có liên quan
trực tiếp đến nền sản xuất và các quy luật kinh tế khác, phản ánh chất lượng
của các hoạt động kinh tế.
Thực chất, hiệu quả kinh tế của sản xuất quế là một mối tương quan so
sánh giữa giá trị sản phẩm của cây quế thu được và lượng chi phí bỏ ra để sản
xuất. Trong quá trình sản xuất đưa ra các phương án hay giải pháp kỹ thuật
sản xuất quế có hiệu quả cao, là một phương án đạt được tối ưu giữa kết quả
đem lại và chi phí sẽ đầu tư. Từ đó sản xuất được các sản phẩm quế với chi
phí nhỏ nhất và thỏa mãn tối đa về mặt hàng, số lượng, chất lượng sản phẩm
quế theo nhu cầu của thị trường thì hiệu quả kinh tế của sản xuất quế càng
cao. Nói cách khác, bản chất của hiệu quả kinh tế của sản xuất quế là nâng
cao năng xuất lao động của hộ trồng quế.
Mặt khác, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế cần phải xem
xét cả vấn đề thời gian và không gian để hiệu quả đảm bảo đạt được lợi ích
trong ngắn hạn hay lợi ích dài hạn, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của toàn
xã hội.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng
mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế
9
9
của sản xuất quế bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong quá trình sản
xuất cho đến kết quả sản xuất, với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ
thể như:
* Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào sản xuất quế: Yếu tố này
nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm các chi phí, nguồn
lực. Phát triển công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào tiết kiệm
(Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực
trong sản xuất quế phụ thuộc vào những thay đổi cải tiến và kỹ năng sử dụng
công nghệ, từ đó sẽ thay đổi hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.

* Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người sản xuất: Sự tiếp thu kỹ thuật
của người nông dân và năng suất của cây quế có mối quan hệ chặt chẽ đến
kiến thức và kỹ thuật canh tác (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Vì
vậy trình độ và kinh nghiệm có thể thấy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của sản xuất quế.
* Về đất đai: Những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt hay xấu,
địa hình, vị trí khu vực sản xuất có thuận lợi khó khăn gì cho giao thông vận
chuyển vật phục vụ sản xuất,… (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
* Thời tiết khí hậu: Trong sản xuất nông – lâm nghiệp các đối tượng sản xuất
khác nhau thường bị ảnh hướng về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu cũng
khác nhau (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Vì vậy trong sản xuất
quế cần xác định các vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát
triển tốt của cây, từ đó sẽ đạt được hiệu quả kinh tế.
* Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất: Trong
sản xuất nông – lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo
cao hơn so với các nghành khác (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Vì
vậy, khi tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Môi trường lành mạnh đó các thành phần
10
10
kinh tế có quyền ngang nhau trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các
sản phẩm.
* Chính sách của chính phủ: Có hai nhóm chính sách, một là các chính sách
thông qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế,… có
tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là chính sách không
thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông, cung cấp
tín dụng, nghiên cứu và phát triển… có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh
tế (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
1.1.4. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế
Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm trong khi đó nhu

cầu của con người cũng ngày càng tăng, để đáp ứng được nhu cầu đó của xã
hội thì người sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với sản xuất
nông - lâm nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên ẩn
chứa nhiều rủi ro làm hiệu quả kinh tế không ổn định. Vì thế khi thực hiện
quá trình sản xuất các cá nhân hay tổ chức đều phải tính toán kỹ lưỡng sao
cho quá trình của mình đạt được hiệu quả nhất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế giúp xác định được đồng chi, đồng thu từ đó
có thể đưa ra mức độ đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng lợi nhuận, đảm bảo lợi
ích cho người sản xuất, người tiêu dùng và cho cả xã hội. Đánh giá hiệu quả
kinh tế là động lực tích lũy vốn, tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới
công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường từ đó thu nhập của
người sản xuất, người lao động được cải thiện. Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế
có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát
triển nông - lâm nghiệp nói riêng. Chỉ khi đánh giá được hiệu quả kinh tế thì khi
đó nguồn lực mới được khai thác và sử dụng hợp lý, đầy đủ và bền vững.
Đối với quế là một lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, cây
quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá
trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với
11
11
đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái,
Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và
Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh) nơi mà diện tích đất đa phần là đồi núi
cao. Từ đó cây quế cũng làm một thế mạnh của một số tỉnh phát triển sản xuất
nông - lâm nghiệp:
- Cây quế mang lại thu nhập cao, góp phần tích cực trong công tác ổn
định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
- Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế các tiêu cực xảy ra do
tình trạng thiếu việc làm của người lao động, tình trạng du canh du cư, đốt
rừng làm nương rẫy, hoang hóa đất rừng.

- Đa dạng hóa đối tượng sản xuất nông – lâm nghiệp, tạo nền vùng sản
xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng sinh thái nông nghiệp bền vững.
- Cung cấp một lượng lớn sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến, y học, xuất khẩu.
Ngoài lợi ích về mặt kinh tế - xa hội, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi
trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi
núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa.
1.1.5. Đặc điểm sản xuất quế
Cây quế là loài thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành cao trên
15m, đường kính có thể đạt 40 cm. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có
3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá có màu xanh
đậm. Mặt trên có màu xanh bóng, các gân bên song song.
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh
dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 - 5%.
Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm
khoảng 70 - 90%.
Những cây quế trên 15 tuổi, cho nhiều quả và chất lượng hạt giống ổn
định về di truyền, chu kỳ sai quả thường 2 đến 3 năm một lần, nên chọn
12
12
những cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán rộng, cân đối, không bị sâu bệnh
và nhất là hàm lượng tinh dầu trong vỏ cao để làm cây lấy giống.
Gieo ươm
Trồng quế là một phong tục tốt và lâu đời của đồng bào các dân tộc
Dao, Mường, Thái, Ca Toong, Boo ở nước ta. Một năm có hai mùa trồng quế,
mùa xuân vào các tháng 2, 3 và mùa thu vào các tháng 8, 9. Tùy vào thời tiết
từng vùng, đồng bào Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng đầu xuân, các
tỉnh miền Trung thì trồng vào vụ thu khi đã có mưa nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu
và tránh được gió nóng vào mùa hè.
Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh, ở

những nơi có cường độ kinh doanh cao, có thể tận thu hết sản phẩm mật độ
trồng có khi đạt đến 10.000 cây/ha, trái lại những nơi có cường độ kinh doanh
thấp, mật độ trồng khoảng 1000 - 2000 cây/ha.
Thu hoạch quế:
Các bộ phận trên cây quế đều có thể sử dụng và có giá trị kinh tế cao.
Vỏ, cành, nụ hoa, quả quế đều được dùng làm thuốc, lá quế dùng để cất tinh
dầu, vỏ quế là sản phẩm chính của cây quế dùng để làm thuốc và chế biến
nhiều hương liệu có giá trị.
Đối với rừng quế cao: Sau khi trồng 15 - 20 năm thì bắt đầu thu hoạch.
Có hai thời vụ bóc vỏ quế: quế xuân bóc vào tháng 2 - 3, cho chất lương tốt
và quế thu bóc vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.
Đối với rừng quế thấp: Sau khi trồng 3 - 5 năm thì có thể thu hoạch.
Chặt cây gốc lấy vỏ. Về sau, trung bình cứ 3 năm chặt thu hoạch một lần.
Chế biến quế:
Chế biến vỏ quế khô: vỏ tươi thu về, trải ra sân phơi nắng cho khô rồi
bó thành bó.
Cất tinh dầu: Các bộ phận của cây quế đều có thể cất lấy tinh dầu, song
vỏ quế là sản phẩm có giá trị cao hơn, nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu
13
13
dùng làm thuốc. Lá quế hái về, đem phơi khô, bó thành từng bó khoảng 10kg,
cất giữ trong kho, 1 tháng sau đem cất lấy tinh dầu. Không hái lá quế vào mùa
xuân và trước lúc bóc vỏ quế.
Ngoài việc lấy lá cất tinh dầu, vào mùa thu khi cây ngừng sinh trưởng,
chặt tỉa những cành nhỏ cũng có thể dùng để chưng cất tinh dầu tốt.
Bảo quản các sản phẩm quế:
Sau khi phơi khô, xếp vỏ quế ngay ngắn trong thùng hay bó trong các
túi nilon. Không để vỏ quế bị gãy vỡ sẽ làm giảm chất lượng quế. Tinh dầu
quế có khả năng ăn mòn kim loại, tinh dầu thu được sau chưng cất nên đựng
vào thùng tráng men hoặc thùng nhựa thực phẩm. Cả vỏ quế khô và tinh dầu

quế dầu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh để ánh nắng
chiếu trực tiếp (Báo Nhân dân ra ngày, 2005).
1.1.6. Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất quế
Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất quế bao gồm: Đánh
giá chi phí sản xuất của cấy quế, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của sản
xuất quế. Cụ thể được tiến hành như sau:
1.1.6.1. Đánh giá chi phí sản xuất của quế
Chi phí sản xuất quế là số tiền mà hộ sản xuất chi để mua các yếu tố đầu
vào cần thiết cho quá trình sản xuất nhằm mục đích sẽ thu được lợi nhuận.
Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.
Đánh giá chính xác chi phí của sản xuất quế có ý nghĩa rất quan trọng và
liên quan với nhiều vấn đề khác nhau của quá trình sản xuất. Đánh giá chi phí
sản xuất quế cũng là nội dung đầu tiên cần xem xét khi tiến hành đánh giá
hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.
Tổng chi phí (TC) trong sản xuất bao gồm toàn bộ số chi phí cần thiết để
thực hiện quá trình sản xuất. Tổng chi phí sản xuất này được chi ra thành hai
loại: chi phí cố định (tính cho một chu kỳ sản xuất) và chi phí biến đổi.
TC = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
14
14
Đối với sản xuất quế, tổng chi phí sản xuất của cây quế bao gồm toàn bộ
những chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất. Tổng chi phí của sản xuất
quế được xác định là tổng các chi phí vật chất (như chi phí thuốc BVTV, phân
bón, cây giống, đất đai, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, chi
phí cho bảo quản, ) và chi phí lao động.
TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
Đánh giá chi phí sản xuất của cây quế phải căn cứ theo quy mô trồng và
mức đầu tư của từng hộ trồng quế.
1.1.6.2. Đánh giá kết quả của sản xuất quế
Đánh giá kết quả của sản xuất quế là tính toán các chỉ tiêu kinh tế về sản

xuất quế. Việc tính toán này thực hiện xác định doanh thu chính và những thu
nhập phụ, năng xuất đồi quế và thu nhập từ cây quế mang lại, giúp người
nghiên cứu và hộ sản xuất thấy được kết quả sản xuất quế và nó là nguồn số
liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
của sản xuất quế.
Doanh thu của sản xuất quế là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản
phẩm vỏ quế và các thu nhập khác từ lá, cành, thân gỗ. Trong sản xuất quế,
doanh thu được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.
Doanh thu = Đơn giá bán cho một đơn vị sản phem quế x Sản lượng quế
Năng suất được xác định bởi sản lượng và diện tích gieo trồng, năng suất
đồi quế cho biết sản lượng quế thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.
Năng suất đồi quế = Sản lượng quế thu hoạch/Diện tích trồng quế
Thu nhập từ trồng quế là phần tiền thu được sau khi trừ đi tất cả các
khoản chi phí sản xuất (không kể đến chi phí lao động do chính gia đình của
hộ đóng góp).
Thu nhập = Doanh thu – Tổng chi phí
1.1.6.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế
15
15
Sau khi xác định được tổng chi phí cho sản xuất quế và kết quả sản xuất
quế của hộ, bước tiếp theo của quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
quế là tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
Công thức 1:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra
(H) (Q) (C)
Công thức này cho ta nhận biết quy mô hiệu quả kinh tế của sản xuất
quế.
Loại chỉ tiêu này được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc
vào phạm vi tính chi phí (C) là chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất hoặc

tổng chi phí sản xuất quế.
Hiệu quả được tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể
như:
+ Giá trị gia tăng được tính (VA)
+ Thu nhập hỗn hợp được tính (MI)
+ Lợi nhuận được tính (Pr)
Công thức 2:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được / Chi phí bỏ ra
(H) (Q) (C)
Việc tính toán theo công thức này cho phép xác định kết quả sản xuất
quế (tính phần tử số) và chi phí sản xuất quế (phần mẫu số) có phạm vi rộng
hơn.
Phần tử số có thể là kết quả và hiệu quả chung như là tổng giá trị sản
xuất, hoặc giá trị gia tăng, hoặc thu nhập hỗn hợp, hoặc lợi nhuận.
Phần mẫu số có thể hiểu là chi phí các yếu tố đầu vào như tổng chi phí
bằng tiền (chi phí thời gian, chi phí tài chính, chi phí sản xuất) hay tổng vốn
đầu tư sản xuất; tổng diện tích đất canh tác; tổng số lao động đầu tư trong sản
xuất ra sản phẩm đó.
16
16
Công thức 3:
So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức chênh lệch của chi
phí bỏ ra. So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối, công thức tính cụ thể như
sau:
H = ΔQ – ΔC (1) và H = ΔQ/ΔC (2)
Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũng
được hiểu tương tự như đối với công thức thứ hai trên. Xác định ΔQ và ΔC là
chênh lệch của Q và C theo thời gian hay theo tình huống của đối tượng cụ
thể mà ta cần nghiên cứu. Do đó, ở đây cũng có nhiều chỉ tiêu xác định cụ thể,
tùy từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp.

Chỉ tiêu đánh giá ở trường hợp (1) phản ánh mức hiệu quả đạt được khi
đầu tư thêm một lượng chi phí yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất. Trường
hợp (2) phản ánh mức độ hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một yếu tố đầu
vào nào đó cho sản xuất.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT QUẾ
1.2.1. Tình hình thị trường xuất kheu quế trên thế giới
Sản phẩm quế được ưa chuộng và buôn bán trên thị trường thế giới từ rất
xa xưa. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản phẩm quế ngày càng
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong sản xuất mỹ phẩm, công
nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm
1.2.1.1. Tình hình cầu về sản phẩm quế
Thị trường của sản phẩm quế hiện nay bao gồm cả Châu Mỹ, Châu Á và
một phần Châu Phi. Nước tiêu thụ sản phẩm quế nhiều nhất là Mỹ, mỗi năm
có nhu cầu 20-22 nghìn tấn, nhưng chỉ mua được 12-15 nghìn tấn, Nhật Bản
có nhu cầu khoảng 8 nghìn tấn mỗi năm, nhưng chỉ mua được dưới 1 nghìn
tấn. Mehico có nhu cầu hơn 3 nghìn tấn mỗi năm, Đức là 1-2 nghìn tấn mỗi
năm, Cộng hòa liên bang Nga, Balan, Bungari cũng có nhu cầu lớn nhưng khả
năng nhập khẩu cũng còn rất ít. Chăng hạn như Nga, có nhu cầu trên 8 ngàn
17
17
tấn nhưng chỉ nhập khẩu được một lượng nhỏ chỉ vài trăm tấn trên năm. Đó
chưa kể các nước sản xuất quế nhưng ưu tiên xuất khẩu chỉ tiêu dùng trong
nước phần nhỏ. (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006).
Như vậy, nhu cầu về sản phẩm quế là rất lớn, tuy nhiên số lượng thực tế
các nước mua được là không đáng kể so với nhu cầu ấy. Không một nước nào
có thể thu nhập được khối lượng lớn bằng đúng với nhu cầu thực tế của mình.
Chênh lệch giữa số lượng nhu cầu mặt hàng quế với số lượng thực nhập
thường cao gấp 3-4 lần (Thái Lan, Mehico, Pháp) cá biệt có những nước số
chênh lệch này lên đến 15-20 lần (Nga, Ấn Độ). (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2006).

Nhu cầu sản phẩm quế nói chung là rất lớn và ngày càng tăng lên. Ngày
nay, trên thế giới đang hướng vào con đường bào chế thuốc chữa bệnh bằng
nguyên liệu dược thảo nhiều hơn là hóa dược. Sản phẩm quế cũng như các
sản phẩm dược liệu khác vì vậy có nhu cầu lớn và tăng nhanh trên thị trường.
Nhu cầu lớn nhưng khả năng sản xuất lại hạn chế. Chính sự mất cân đối giữa
cung và cầu đã tạo cho sản phẩm quế một giá trị đặc biệt. Giá trị của sản
phẩm quế nhiều khi còn vượt xa giá trị thực tế sản xuất ra nó. Cho nên sản
xuất xuất quế đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, nhất là những nước
có điều kiện tự nhiên phong phú, thuận lợi như nước ta.
Tuy nhiên, khả năng sản xuất quế bị hạn chế rất nhiều do thời gian sản
xuất dài là đặc trưng cơ bản của ngành hàng sản xuất quế. Một chu kỳ sản
xuất quế trung bình mất 10-15 năm, thậm chí còn lâu hơn, tùy theo điều kiện
sản xuất. Đặc điểm này đã hạn chế rất nhiều khả năng sản xuất, kể cả việc mở
rộng quy mô cũng như kích thích người sản xuất. Thời gian sản xuất dài nên
ngành sản xuất quế không thể sản xuất ngay một số lượng sản phẩm lớn, đáp
ứng nhu cầu tăng lên thường xuyên và nhiều khi có tính chất đột biến trên
một số thị trường.
1.2.1.2. Tình hình cung về sản phẩm quế
18
18
Trong những năm gần đây lượng sản phẩm quế trên thế giới không
ngừng gia tăng về số lượng xuất khẩu, bình quân mỗi năm là trên 30 nghìn
tấn. Những nước tiêu dùng quế nhiều lại chính là những nước không thể tự
sản xuất được quế vì thiếu điều kiện tự nhiên và môi trường. Do đó, điều kiện
này chính là yếu tố quyết định, là lợi thế cho những nước sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm quế chính trên thế giới.
Cây quế sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, những nơi
đó quế cũng chỉ phát triển tốt và thích hợp ở một số vùng. Cung cấp sản phẩm
quế trên thị trường thế giời chủ yếu là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và
Xrilanca. Trong đó nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất là Indonesia chiếm

khoảng 42% tổng số khối lượng sản phẩm quế trên thế giới, tiếp đó là Trung
Quốc 40%, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% một phân rất nhỏ
mặc dù nước ta có phong phú về chủng loại, chất lượng tốt. Nguyên nhân của
việc khối lượng sản phẩm quế nước ta chiếm một phần nhỏ trong khối lượng
xuất khẩu trên thị trường thế giới là do diện tích trồng quế nước ta còn nhỏ,
chưa tập trung. Bên cạnh đó, một phần dó trình độ sản xuất, khai thác còn của
nước ta còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người nông dân.
(Nguyễn Tuyết Nhung, 2012).
Như vậy, so với các sản phẩm xuất khẩu khác trong ngành nông lâm
nghiệp (chè, hạt điều, cà phê) thì quế là sản phẩm có khối lượng xuất khẩu
tương đối khiêm tốn mặc dù giá trị xuất khẩu khá cao. Tình hình cung cấp sản
phẩm quế so với nhu cầu sản phẩm này có một khoảng chênh lệch khá cao,
trong khi đó nhu cầu sử dụng thì không ngừng tăng lên. Có thể nói hiện tại và
trong thời gian tới sản phẩm này là một mặt hàng lâm sản quý hiếm trên thị
trường thế giới. (Nguyễn Tuyết Nhung, 2012).
1.2.2. Tình hình phát triển, sản xuất quế ở Việt Nam
Theo các nhà thực vật học, ở Việt Nam có nhiều loài quế, nhưng trong
sản xuất có 3 loài quế phổ biến: Quế rừng (Cinnamomum obtusifolium
19
19
Roxb)/ Cinnamomum loureirii C. Nees), có trong rừng tự nhiên Trường sơn,
Quế quan (Cinnamomum zeylanicum Blume/ Cinnamomumverum J. S.
Presl.) ở Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bái Thượng ( Thanh Hóa ), Quì Châu (
Nghệ An ) và Quế đơn/ quế bì (Cinnamomum cassia Bl.,) được trồng ở Yên
Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam. (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2006).
1.2.2.1. Thực trạng sản xuất
Diện tích trồng quế và sản lượng quế tăng lên nhanh chóng từ khi Lâm
nghiệp xã hội phát triển. Quế có thể được trồng tập trung và phân tán trong
vườn hộ gia đình. Vì có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ nên cây

quế được các dự án Lâm nghiệp xã hội chọn làm cây trồng chủ yếu, đặc biệt
là các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tình hình trồng quế có thể thấy qua
bảng 2.1 kê dưới đây.
Bảng 2.1: Diện tích trồng Quế ở các tỉnh trong giai đoạn 1980-1998
ĐVT: ha
Vùng và tỉnh 1980 1990 1998
Toàn quốc 5.353,1 19.248,0 61.820,0
Đông Bắc 423,1 4.880,0 18.926,3
Quảng Ninh 392,0 3.539,0 5.024,8
Cao Bằng 9,1 560,0 2.060,0
Bắc Cạn - - 2.673,9
Thái Nguyên 1,0 131,0 7.554,6
Bắc Giang 21,0 850,0 1.613,0
Lào Cai 95,0 763,4 5.618,5
Yên Bái 2.485,0 13.019,0 20.836,0
Hà Giang - - 26,5
Tuyên Quang - - 1.113,2
Bắc Trung Bộ 2.003,0 578,0 6.301,6
Thanh Hoá 320,0 374,0 1.500,0
20
20
Nghệ An 1.683,0 174,0 4.187,0
Hà Tĩnh - - 514,6
Quảng Bình - 30,0 100,0
Nam Trung Bộ 347,0 - 8.997,0
Quảng Nam 319,0 - 6.243,0
Quảng Ngãi 28,0 - 2.754,0
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006
Qua bảng 2.1 trên cho thấy rõ được sự phát triển của việc trồng quế trong
đất Lâm nghiệp các hộ gia đình và có sự kích thích của thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian trước 1990 diện tích trồng Quế trong một số vùng giảm vì
mất thị trường Đông Âu, nhiều diện tích quế bị phá. Sau đó, việc xuất khẩu lại
được tiếp tục với chính sách, cơ chế xuất khẩu mang lại lợi ích cao hơn nên
trồng Quế được nông dân phát triển mạnh.
Trong toàn quốc, thập niên 90 thế kỉ trước. Diện tích Quế đã lên tới
61.820 ha tính đến năm 1998, có thể đã tới đỉnh cao vì đất trồng Quế đã được
sử dụng tối đa và nhu cầu thị trường cũng tới hạn. Tuy nhiên phần lớn diện
tích mới trồng phải sau 15 năm mới có thể khai thác. Tính đến thời điểm này,
diện tích Quế có thể đưa vào khai thác vỏ chỉ vào khoảng 19.000 đến 20.000
ha, sản lượng vỏ một số vùng sản xuất chính có thể thấy trong bảng 2.2 dưới
đây. Phải sau 2010 diện tích quế trồng trong thời kì 1996-1998 mới có thể
được khai thác.
Bảng 2.2: Tổng sản lượng quế cả nước và của một số vùng trồng
quế ở nước ta.
ĐVT: tấn
Sản phem 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng SL Vỏ quế 3.658 3.954 2.100 3.166 3.550 3.880 5.067
Yên Bái 1.270 4.560 1.400 1.750 1.500 1.800 2.000
Quảng Nam - Đà
Nẵng
750 980 80 1000 900 76 1200
Quảng Ninh 500 960 520 960 700 724 800
21
21
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006
1.2.2.2. Tình hình tiêu thụ
Quế Bì (Quế Thanh) có thể được coi là đặc sản của Việt nam. Vỏ Quế
Thanh chiếm tới 80% tổng lượng vỏ quế sản xuất có thương hiệu quốc tế
“Saigon cassia”/ “Royal cassia” được ưa chuộng trên thị trường từ lâu. Quế
được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng lượng quế dùng trong nước

không nhiều, chủ yếu để làm gia vị và dược liệu.
Qua bảng 2.3 thống kê kim ngạch xuất khẩu có thể thấy, kim ngạch xuất
khẩu quế của cả nước có xu hướng tăng, nhưng không ổn định biến đổi hàng
năm phụ thuộc tình hình cung cầu trên thị trường.
Bảng 2.3 : Kim ngạch xuất kheu sản phem quế của Việt Nam 1995-
2002
Năm
KNXK lâm sản
( triệu USD)
KNXK quế
(nghìn USD)
1995 153,9 7259
1996 212,2 6753
1997 225,2 7421
1998 191,4 1689
1999 175,5 4868
2000 206,3 8177
2001 218,9 9008
2002 220,4 9594
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006
Trong những năm từ 1995-2002, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm quế cả
nước có sự thay đổi, lên xuống đáng kể. Nguyên nhân của sự tăng - giảm kim
ngạch xuất khẩu này một phần do khối lượng xuất khẩu không đồng đều, và
do chất lượng quế đã ảnh hưởng tới giá trị sản phẩm xuất khẩu.
Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm quế của cả nước đạt 6.753
nghìn USD, giảm 17% so với năm 1995. Đến năm 1997, kim ngạch xuất khẩu
lâm sản và kim ngạch xuất khẩu quế đều tăng, tuy nhiên tăng không đáng kể.
22
22
Năm 1998 và 1999, kim ngạch xuất khẩu quế giảm mạnh đặc biệt năm 1998

giảm 77% so với năm 1997. Nguyên nhân của sự suy giảm này có thể nói là
do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á gây ra.
Từ năm 2000-2002 tình hình được cải thiện rõ rệt và tăng cao. Nguyên
nhân chủ yếu là khủng hoảng kinh tế Châu Á đã giảm, khối lượng cũng như
chất lượng sản phẩm quế được nâng cao hơn, tận dụng hiệu quả hơn những gì
khai thác được (xuất khẩu cả quế vụn). Tuy vậy, mặt hàng quế của chúng ta
mới chỉ xuất khẩu dưới dạng thô – sản phẩm vỏ là chủ yếu. Sơ chế chủ yếu là
qua máy sấy, làm sạch bên ngoài, cho nên giá trị sản phẩm thấp, kim ngạch
phụ thuộc nhiều vào số lượng sản phẩm.
23
23
PHẦN III:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Trung Tâm là xã miền núi nằm ở phía Nam của huyện Lục Yên nên
địa hình khá phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc,
cách trung tâm huyện Lục Yên 46 km. Có tuyến quốc lộ 70 chạy qua chiều
dài 05 km đi qua thôn Lũng Cọ, Làng Thìu, Khe Vầu, Sài Lớn, Sài Dưới, địa
giới hành chính xã được xác định như sau:
* Phía bắc giáp xã Phúc Lợi - huyện Lục Yên.
* Phía tây giáp xã Ngòi A - huyện Văn Yên.
* Phía đông giáp xã Phan Thanh - huyện Lục Yên
* Phía nam giáp xã Tân nguyên - huyện Yên Bình
1.1.1.2. Địa hình
Mang những yếu tố đặc thù của vùng miền núi phía Tây Bắc. Địa hình
núi cao bị chia cắt bởi nhiều khe suối, đồi gò. Hướng dốc chính theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc, có độ cao trung bình 250-300m, đỉnh cao nhất 1175m,
độ dốc trung bình 250.

Chất lượng của vỏ Quế biểu hiện ở chiều dầy, hàm lượng tinh dầu và
thành phần của tinh dầu. Nhưng những chỉ số này còn phụ thuộc vào độ cao
của lập địa trồng Quế. Ở độ cao trên 700m, cây có đường kính 22 - 25 cm cho
vỏ dầy 0,7 - 1,0 cm, hàm lượng tinh dầu 4 - 4,5%, hàm lượng aldehyt
cinnamic lên tới 88%, ở độ cao 200 - 300 m, chỉ số đó là 84%.
Như vậy, đặc thù về địa hình vùng trồng quế thể hiện khá rõ nét khi so
sánh địa hình chung của xã Trung Tâm với huyện Lục Yên. Các đặc điểm về
địa hình và địa mạo trên rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
24
24
quế. Hơn nữa, đặc thù của địa hình đã tạo ra tiểu vùng khí hậu đặc trưng, là
một yếu tố quan trọng đem lại quế có chất lượng cao, chất lượng khác biệt so
với các vùng khác trong và ngoài tỉnh.
1.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng đồi núi cao Bắc bộ nên khí hậu của xã mang những nét
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô lạnh
kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thường có mưa phùn và
giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc. Mùa mưa nóng
ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7,8,9
chiếm tới 70% lượng mưa cả năm.
Qua nghiên cứu đặc điểm khí hậu, có thể thấy rằng điều kiện khí hậu
của vùng trồng quế ở Trung Tâm có nhiều điểm thuận lợi và phù hợp cho các
yêu cầu sinh thái của cây quế, đặc biệt là vào hai thời kỳ sinh trưởng chính
của cây quế là tháng Ba, tháng Tư và tháng Tám, tháng Chín. Về khí hậu, các
yếu tố chính như: lượng mưa, độ ẩm không khí, nhiệt độ, biên độ ngày của
nhiệt độ không khí có ảnh hưởng lớn đến cây quế, đặc biệt là ảnh hưởng đến
quá trình ra chồi, phát lộc và tích lũy nước, tích lũy tinh dầu trong vỏ và lá
quế.
Điều kiện khí hậu thời tiết xã Trung Tâm là vùng có lượng mưa lớn, độ
ẩm không khí cao, lượng bức xạ nhiệt thấp, lượng bốc hơi thấp, nhưng trong

các tháng vào thời kỳ sinh trưởng của cây quế có số giờ nắng cao, đó là
những yếu tố thuận lợi cho cây quế đâm chồi, phát lộc, tích lũy nước và tinh
dầu trong vỏ, trong lá. Điều này cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu
trước đây về sinh lý, sinh thái của cây quế, đặc biệt là với các giống quế được
trồng trong vùng.
Một đặc điểm khác biệt của quế ở Trung Tâm là vào thời kỳ sinh
trưởng thứ hai trong năm (tháng Tám, tháng Chín), vỏ quế dễ bóc ra khỏi thân
hơn thời kỳ sinh trưởng thứ nhất trong năm (tháng Ba, tháng Tư), như vậy
25
25

×