Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo tổng quan báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.25 KB, 17 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ
(Tin Quảng Nam ngày 06 tháng 7 năm 2010)
TIN NÓNG......................................................................................................2
1. Một cảnh sát dùng thẻ ngành thế chấp vay hàng trăm triệu đồng..............2
2. Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 17 tỷ đồng chống hạn.....................3
3. Phú Ninh: Kiểm điểm công an vô cớ bắt phóng viên................................4
QUẢN LÝ.......................................................................................................4
4. Phước Sơn: Nạn tảo hôn đang ở mức báo động.........................................4
5. Đại Lộc: Tái định cư vào đúng cửa tử........................................................5
6. Đạt nhiều thành quả sau 5 năm thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ................7
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI.......................................................................8
7. Hội An: Đầu tư 1,4 tỉ đồng xây dựng kè tại khu vực bờ biển Cửa Đại......8
8. Sẵn sàng đối phó với bão lũ.......................................................................8
CÔNG THƯƠNG...........................................................................................9
9. Chú trọng bảo tồn nghề truyền thống.........................................................9
10.Tam Kỳ: Khai trương sàn giao dịch Thương mại điện tử EMT...............10
NÔNG NGHIỆP............................................................................................11
11.Chống... trời cứu lúa ................................................................................11
PHÁP LUẬT.................................................................................................13
12.Thăng Bình: Nổi điên giết người.............................................................13
AN NINH – TRẬT TỰ.................................................................................13
13.Núi Thành: Giếng “nước thánh” bà Lĩnh đã được đậy nắp.....................13
14.Phú Ninh: Bàn tay vứt dưới ruộng là do mìn nổ......................................14
DU LỊCH.......................................................................................................14
15.Hội An: 11 tỉ đồng xây dựng làng nghề phục vụ du lịch.........................14
16.Điện Bàn: Biến vườn nhà thành điểm du lịch..........................................14
VĂN HOÁ.....................................................................................................16
17.Hương vị phố cổ Hội An giữa Hà Nội.....................................................16
XÃ HỘI.........................................................................................................16
18.Tặng sổ tiết kiệm cho nữ thanh niên xung phong ...................................16
19.Bạn đọc trúng thưởng cuộc thi “Đoán hay, có ngay giải thưởng”...........17


TIN VẮN.......................................................................................................17
1
TIN NÓNG
Một cảnh sát dùng thẻ ngành thế chấp vay hàng trăm triệu đồng
Trong thời gian học chuyên tu, một thiếu úy công an đã thế chấp thẻ ngành
và thẻ sinh viên Đại học CSND để vay tiền nhiều người.
Theo đơn tố cáo của bà Nguyễn Ngọc Nga (ngụ tại TP.HCM), Thiếu úy
Doãn Đức Thọ - Công an phường Minh An (TP Hội An) đã vay bà 40 triệu
đồng rồi... biến mất.
Tại thời điểm vay tiền bà Nga, Thọ đang được cơ quan cử đi học lớp chuyên
tu 13 (niên khóa 2007-2010) tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
(TP.HCM).
Để vay tiền, Thọ đã viết giấy cam kết, tự nguyện thế chấp một số giấy tờ
quan trọng và hẹn một tháng sau sẽ hoàn trả. Tuy nhiên đến hẹn, bà Nga liên
lạc thì Thọ cứ lần lữa rồi né tránh. Khi bà Nga làm đơn phản ánh đến trường
thì mới biết Thọ đã bỏ học nửa chừng, trở về địa phương.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Hà (ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) cũng gửi
đơn đến Công an quận Thủ Đức và các cơ quan chức năng của tỉnh tố cáo
Thiếu úy Thọ vay 650 triệu đồng rồi “xù” nợ.
Vào tháng 5/2009, Thọ đã mượn 500 triệu đồng, viết giấy hẹn ba tháng sau
sẽ trả. Gần đến ngày “đáo hạn”, Thọ lại vay thêm 150 triệu đồng. Được biết
trong những lần vay mượn tiền, Thọ đã thế chấp thẻ ngành và thẻ sinh viên
ĐH CSND để làm tin.
Ngoài ra còn một số nạn nhân khác cho biết trong thời gian theo học chuyên
tu, Thọ chủ động làm quen với những người dân xung quanh trường. Khi đã
được coi như “người trong nhà”, Thọ bắt đầu than vãn cảnh gia đình khó
khăn, người thân gặp nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo rồi mượn tiền.
Sau khi biết tin Thiếu úy Doãn Đức Thọ tự ý bỏ học và rời khỏi trường, các
chủ nợ chỉ còn cách gửi đơn đến địa chỉ Thọ đang công tác và thường trú.
2

Tháng 9/2009, Công an huyện Quế Sơn (nơi Thọ đăng ký thường trú) đã
phúc đáp bằng cách hướng dẫn các nạn nhân gửi đơn đến Công an quận Thủ
Đức, TP.HCM để được giải quyết. Tuy nhiên, Công an quận Thủ Đức ra
thông báo “đây là quan hệ dân sự nên không khởi tố vụ án hình sự” và hướng
dẫn nạn nhân khởi kiện Thọ ra tòa.
Vào thời điểm tháng 9/2009, ban giám đốc Công an tỉnh có công văn gửi
Trường Đại học CSND (TP.HCM) đề nghị trường xem xét giải quyết vì
“Thọ là học viên, thuộc biên chế của trường quản lý”.
Đồng thời, trong công văn nói rõ: “Ngày 21/8/2009, công an tỉnh đã làm việc
với đồng chí Doãn Đức Thọ. Thọ thừa nhận có vay mượn của chị Hà số tiền
210 triệu đồng. Từ đó đến nay đồng chí Thọ ở đâu, làm gì, công an tỉnh
không rõ”.
Tuy nhiên trước đó, ban giám hiệu Trường ĐH CSND đã gửi thông báo đến
Công an tỉnh về việc Thọ bỏ học từ ngày 8/8/2009, chưa rõ lý do, hiện không
có mặt tại trường.
Vụ việc xảy ra đã hơn một năm nhưng hiện tại vẫn còn nhiều người điêu
đứng bởi cả tin vào “gia cảnh khó khăn” của Thọ nên vay tiền nơi khác cho
Thọ vay lại.
Điều đáng nói là khi các nạn nhân tố cáo thì cơ quan công an địa phương
không biết Thiếu úy Thọ đang ở nơi đâu. (Pháp Luật TP.HCM 6/7)Về đầu
trang
Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 17 tỷ đồng chống hạn
5/7, UBND tỉnh báo cáo Chính phủ về thiệt hại nông nghiệp do hạn hán gây
ra. Tỉnh kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 17 tỷ đồng chống hạn, mua
giống ngô, rau, màu hỗ trợ cho dân vùng khô hạn chuyển đổi cây trồng, hỗ
trợ một số địa phương mua nước phục vụ sinh hoạt, kiến nghị Chính phủ hỗ
trợ 3.000 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân vùng bị hạn hán làm mất mùa.
(Nông Thôn Ngày Nay 6/7, tr2)Về đầu trang
3
Phú Ninh: Kiểm điểm công an vô cớ bắt phóng viên

Chiều 5/7, Thượng tá Nguyễn Văn Phong - Phó trưởng công an huyện cho
biết, đang tiến hành kiểm điểm, họp rút kinh nghiệm những cán bộ công an
có liên quan đến vụ giật máy ảnh, tạm giữ phóng viên Nguyễn Văn Thành
của báo Tiền Phong, đồng thời báo cáo sự việc cho Giám đốc công an tỉnh.
Sáng 4/7, phóng viên Thành cũng một phóng viên báo Quảng Nam đến địa
phương xã Tam Phước tác nghiệp về vụ hai người tâm thần đập phá tài snả
nhiều nhà dân. Khi công an đang bắt đối tượng tâm thần, phóng viên Thành
lấy máy ảnh ra chụp đối tượng tâm thần thì bị Thương sĩ Lê Anh Việt (Công
an huyện) và một số cán bộ công an xã chạy đến giật máy ảnh.
Một số người mặt thường phục chạy đến bẻ tay anh Thành ra sau rồi đẩy lên
xe ô tô đưa về trụ sở công an giữ nhiều tiếng đồng hồ mới cho về. (Pháp
Luật Việt Nam 6/7, tr2)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Phước Sơn: Nạn tảo hôn đang ở mức báo động
Tại một số xã của huyện, tỷ lệ tảo hôn dưới 15 tuổi chiếm khoảng 15%, tảo
hôn ở độ tuổi 16 – 17 tuổi chiếm 70%. Đây là con số đáng báo động về chính
sách hôn nhân và gia đình. Nó rung lên hồi chuông cảnh báo cho chính
quyền địa phương.
Trường PTCS Phước Thành có 272 học sinh nhưng đã có 25 em có gia đình,
đa số các em đang ở độ tuổi 14 – 15 tuổi. Năm học 2009 – 2010, trường có
hơn 10 em nữ bỏ học vì nạn tảo hôn. Hiện có nhiều em đang trong độ tuổi đi
học nhưng đã có chồng con. Năm học nào cũng có học sinh lớp 9 bắt vợ, bắt
chồng và sinh con.
Thầy Nguyễn Văn Ánh – Hiệu trưởng trường Phước Thành cho biết, các em
nữ sau khi cưới xong thường bỏ học luôn. Các em nam tuy vẫn đi học nhưng
lực học sa sút.
Không riêng xã Phước Thành, một số xã khác như Phước Kim, Phước
Chánh, Phước Lộc, Phước Công… cũng có tỷ lệ tảo hôn rất cao.
4
Kết quả khảo sát của Trung tâm Dân số - Gia đình và trẻ em huyện cuối năm

2009 cho thấy, tỷ lệ tảo hôn dưới 14 tuổi chiếm 15%, độ tưởi 15 – 17 tuổi
chiếm 70%, số kết hôn trên 18 tuổi chỉ trên 15%.
Do nạn tảo hôn nên tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 – 2 tuổi tăng cao. Năm 2009,
ở 3 xã Phước Chánh, Phước Lộc, Phước Công có trên 20 trẻ em chết (chiếm
52,7%).
Nguyên nhân cảu nạn tảo hôn là do nhận thức của người dân còn thấp. Một
nghịch lý là kinh tế càng phát triển thì nạn tảo hôn càng tăng. Bởi các gia
đình có nhiều trâu bò nương rẫy thì cần có nhiều người làm. Hơn nữa, điều
kiện thách cưới cũng bớt nặng hơn so với trước nên nạn tảo hôn vẫn cứ tiếp
diễn.
Về vấn đề này, ông Hồ Văn Song – Chủ tịch xã Phước Thành không nắm
được các cặp vợ chồng tảo hôn ở xã. Ông cho biết, năm trước có đi dự 1 đám
cưới tảo hôn, dù biết phạm luật nhưng lãnh đạo xã vẫn phải đi dự theo phong
tục tập quán. (Giáo Dục&Thời Đại 3/7, tr8)Về đầu trang
Đại Lộc: Tái định cư vào đúng cửa tử
Tính mạng, nhà cửa và tài sản của hơn 30 hộ dân thuộc khu tái định cư mới
Trà Đức (xã Đại Tân) đang bị đe dọa bởi hàng ngàn mét khối đất đá của
vùng gò đồi Hố Nước đang có hiện tượng bị sạt lở nghiêm trọng. Trong khi
đó, mùa mưa bão lại sắp đến, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp
tối ưu để ngăn chặn.
Khu tái định cư mới Trà Đức được hình thành từ năm 2000 nhằm di dời gần
60 hộ dân của thôn Trà Đức nằm trong vùng trũng thấp, thường xuyên bị
ngập lụt.
Tuy nhiên, người dân chưa kịp vui vì sẽ không còn phải sống trong cảnh
“chạy lụt”, thì đã phải tiếp tục đối mặt với nỗi lo sạt lở đất, đe dọa đến tính
mạng, nhà cửa, tài sản nơi ở mới.
Anh Đoàn Phương, 1 trong 9 hộ dân có nhà đối mặt với nguy cơ sạt lở đất
đặc biệt nghiêm trọng nhất cho biết, mới đến nơi ở mới chưa được bao lâu
5
thì gia đình anh đã chứng kiến cảnh lở đất tại vùng gò đồi Hố Nước phía sau

nhà. Chỉ cần có một cơn mưa là đất đá cuốn theo nước mưa chảy xuống chân
đồi tấp vào nhà.
Để giảm bớt nguy cơ mất nhà, gia đình anh cùng các hộ dân ở khu tái định
cư mới đã đào mương dẫn nước ngăn đất đá. Đã 10 năm nay, mỗi khi có mưa
lớn thì gia đình anh cũng như nhiều hộ khác lại cùng nhau đội mưa, cơi đắp
mương dẫn nước cho cao hơn, nạo vét đất đá để khai thông cống rãnh. Đến
nay, lượng đất đá sạt lở xuống từ vùng gò đồi Hố Nước được nạo vét đã đến
hàng trăm khối.
Chị Nguyễn Thị Xuân (cạnh nhà anh Phương) cho biết thêm, cứ mỗi năm,
lượng đất đá theo nước mưa sạt xuống càng nhiều, lâu ngày nước mưa đã tạo
nhiều rãnh mương lớn chạy chi chít khắp vùng gò đồi Hố Nước.

Được biết, chân gò đồi Hố Nước cách khu tái định cư Trà Đức chưa tới 5
mét, lại cao hơn nóc nhà dân cả chục mét, độ dốc đang ngày một lớn. Rẫy
cây keo tràm trồng chống xói lở phía dưới chân đồi cũng vì bị đất bồi mà còi
cọc dù đã hơn 4 năm tuổi.
Theo ông Huỳnh Bốn - Trưởng thôn Trà Đức, hiện tượng xói lở đất, trôi
xuống theo nước mưa tràn vào nhà dân đã có từ khi người dân di dời vào khu
tái định cư, hiện tình hình sạt lở đang ở mức báo động hơn.
Cũng theo ông Bốn, mỗi mùa mưa bão về, chính quyền địa phương đều phải
đôn đốc các hộ này di dời đến nơi khác an toàn hơn để trú tạm, đề phòng lở
đất cục bộ. Đồng thời, tập trung người khai thông cống rãnh để thoát nước,
thoát đất đá không để tràn vào nhà.
Cũng theo ông Bốn, năm 2006 Chi cục tái định canh định cư tỉnh đã hạ một
phần ngọn đồi nhưng vẫn không ăn thua. Cho nên, đã có 6 hộ có nhà nằm
trong vùng nguy cơ sạt lở nghiêm trọng đành di dời về ở nơi cũ sinh sống.
Còn ông Huỳnh Văn Khải - Chủ tịch xã Đại Tân thừa nhận, hiện tại 32 hộ
dân tại khu tái định cư mới Trà Đức đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất
gò đồi Hố Nước với khối lượng hơn ngàn khối đất đá là có thật. Với nguy cơ
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×