Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài giảng Dịch tễ học - Bài 4: Các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.5 KB, 24 trang )

CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN
CỨU DỊCH TỄ HỌC
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC
Mục tiêu bài học
1. Liệt kê các nhóm thiết kế nghiên cứu dịch tễ
học
2. Mô tả đặc điểm và những điểm mạnh-yếu
của các thiết kế nghiên cứu chính
3. Xác định loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học
thích hợp trong những tình huống cụ thể.
Khái niệm dịch tễ học


là khoa học nghiên cứu về sự phân bố và
các yếu tố quyết định những tình trạng/sự
kiện liên quan tới sức khoẻ trong những quần
thể xác định và việc áp dụng những nghiên
cứu này vào việc khống chế những vấn đề
sức khoẻ

Câu hỏi Dịch tễ học

Mục đích của nghiên cứu dịch tễ học để
nhằm trả lời cho các câu hỏi:
 Cái gì? WHAT?

Ai? WHO?

Ở đâu? WHERE?
 Khi nào? WHEN?


Tại sao? WHY?
Phơi nhiễm và tình trạng sức khoẻ

Trước khi xem xét thiết kế nghiên cứu chúng
ta hãy cân nhắc kỹ cái gì cần được nghiên
cứu. Trong một nghiên cứu dịch tễ có:

Tình trạng sức khoẻ quan tâm chính

Tình trạng phơi nhiễm chính

Các yếu tố/phơi nhiễm khác có thể ảnh hưởng
đến tình trạng sức khoẻ
Phơi nhiễm

Là yếu tố nguy cơ ta đang phát hiện (nghiên
cứu) và có thể là nguyên nhân

Được dùng với nghĩa rộng là những yếu
tố/đặc điểm có thể liên quan đến tình trạng
sức khỏe

Phơi nhiễm chính: là phơi nhiễm được trình
bày trong giả thuyết nghiên cứu

VD: hút thuốc lá gây ung thư gan

Một nghiên cứu có thể tìm hiểu nhiều phơi
nhiễm.
Tình trạng sức khoẻ


Tình trạng sức khoẻ là cũng một khái niệm
rộng có thể được hiểu là một thay đổi do bị
tác động bởi một hay nhiều yếu tố phơi
nhiễm. VD: tử vong, bệnh v.v

Một nghiên cứu có thể tìm hiểu nhiều tình
trạng sức khoẻ.

Một đặc điểm có thể là tình trạng sức khoẻ
của một nghiên cứu nhưng lại có thể là tình
trạng phơi nhiễm của một nghiên cứu khác.
Phân loại TKNC (1)

Phân loại theo đặc điểm phơi nhiễm

Quan sát: phơi nhiễm của đối tượng không chịu
tác động của nhà nghiên cứu
 Thử nghiệm/Thực nghiệm/Can thiệp: phơi nhiễm
của đối tượng là do nhà nghiên cứu chủ động tác
động

Phân loại theo câu hỏi trả lời

Mô tả: chủ yếu trả lời câu hỏi cái gì? ai? ở đâu?
khi nào?  sự phân bố

Phân tích: chủ yếu trả lời câu hỏi tại sao?
Phân loại TKNC (2)
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC

Quan sát
Can Thiệp
Số liệu chung SL trên cá thể TN kiểm soát Bán TN
Mô tả Phân tích Mô tả Phân tích
NC sinh thái NC thuần tậpNC cắt ngang Bệnh-chứng
Phân loại TKNC (3)
Nghiên cứu cắt ngang
Nghiên cứu sinh thái
Nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu bệnh-chứng
Nghiên cứu thuần tập
Thử nghiệm ngẫu nhiên
Mô tả
Phân tích
Quan sát
Can thiệp
Nghiên cứu mô tả

Các nghiên cứu trường hợp/nhóm bệnh

Nghiên cứu sinh thái/nghiên cứu tương quan

Nghiên cứu cắt ngang


Một số trường hợp cũng nhằm mục đích
giải thích VÌ SAO?
NC trường hợp/nhóm bệnh

Mô tả chi tiết về một hoặc một vài trường hợp

bất bình thường,
 bệnh hiếm

bệnh ở người bất bình thường

Có thể hình thành giả thuyết liên quan đến
căn nguyên

Mặc dù bằng chứng không thuyết phục
nhưng có thể gợi mở cho các nghiên cứu tiếp
theo.
NC trường hợp/nhóm bệnh

Ví dụ

Nghiên cứu về bệnh SARS

Nghiên cứu về bệnh cúm gia cầm

Nghiên cứu về bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm
NC trường hợp/nhóm bệnh

Điểm mạnh

có thể là công cụ duy nhất để tìm hiểu những sự
kiện, hiện tượng lâm sàng hiếm
 cơ sở để hình thành giả thuyết

Điểm yếu


không có nhóm so sánh, chỉ dựa vào kinh
nghiệm/quan sát của một số cá nhân
 không thể kiểm định các giả thuyết

có nguy cơ bị sai chệch lớn
Nghiên cứu sinh thái

Còn được gọi là Nghiên cứu tương quan

Đơn vị nghiên cứu là các quần thể, chứ
không phải các cá thể

Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa phơi
nhiễm và tình trạng sức khỏe

của các quần thể ở các khu vực địa lý khác nhau
tại cùng một thời điểm

của cùng một quần thể ở các thời điểm khác nhau
Nghiên cứu sinh thái

VD 1: Tìm hiểu mối tương quan giữa lượng
muối tiêu thụ và tỷ suất tử vong ở các quận
khác nhau của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Nghiên cứu sinh thái

Ngụy biện sinh thái

Nghiên cứu sinh thái đưa ra kết luận về sự kết
hợp ở quy mô quần thể

 Sự kết hợp này có thể không còn nữa ở quy mô
cá thể

Ví dụ: từ số liệu tổng điều tra dân số ở 48
bang của Mỹ năm 1930

những bang có tỷ lệ dân nhập cư cao hơn thì
trình độ học vấn trung bình cao hơn

 dân nhập cư có trình độ học vấn cao hơn?
Nghiên cứu sinh thái

Điểm mạnh

Nhanh, dễ tiến hành

Có thể sử dụng số liệu sẵn có

Cơ sở để hình thành giả thuyết.

Điểm yếu
Nghiên cứu sinh thái

Điểm yếu

không xây dựng được mối liên quan giữa phơi
nhiễm với tình trạng sức khoẻ ở mức độ cá thể
 sử dụng mức độ phơi nhiễm trung bình chứ
không phải các giá trị thực của cá nhân


Không kiểm soát được các yếu tố nhiễu

“ngụy biện sinh thái” các yếu tố khác có thể giải
thích cho sự kết hợp quan sát.
Nghiên cứu sinh thái

Khi phân tích mối liên quan giữa mức ô nhiễm
không khí trung bình và tỷ lệ tử vong (hàng năm
hiệu chỉnh theo tuổi, giới và chủng tộc ở các khu
vực của Mỹ 1979 – 1983)


Mức ô nhiễm không khí cao có liên quan tới tỷ lệ tử
vong cao.

Nhưng khó loại trừ được các yếu tố nguy cơ khác
(hút thuốc lá, bệnh nghề nghiệp …) cũng góp phần
làm tăng tỷ lệ tử vong.

Nếu nghiên cứu ở mức cá thể, người ta có thể loại
trừ được vai trò của hút thuốc lá trong mối liên quan
trên.
Nghiên cứu sinh thái

Nghiên cứu sinh thái được tiến hành khi

chưa có nhiều kiến thức về vấn đề nghiên cứu

có sự khác biệt rõ ràng giữa các quần thể nghiên
cứu - độ mạnh của sự kết hợp kỳ vọng lớn


mức độ phơi nhiễm thuần nhất ở một số khu vực
- không có những yếu tố nhiễu lớn

phơi nhiễm được đo lường ở mức độ quần
thể/sinh thái
Nghiên cứu cắt ngang

Tìm hiểu mối liên hệ giữa phơi nhiễm và
bệnh/tình trạng sức khoẻ của một quần thể
hoặc một mẫu đại diện của quần thể tại một
thời điểm.

Sự hiện diện của bệnh và phơi nhiễm được
xác định ở tất cả các thành viên của một
quần thể hoặc một mẫu đại diện.
Sơ đồ nghiên cứu cắt ngang
Có bệnh
Không
bệnh
Có phơi
nhiễm
a b
Không phơi
nhiễm
c d
Quần thể xác định
tại một thời gian
Nghiên cứu
đồng thời

×