Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Bài giảng Dịch tễ học - Bài 1: Giới thiệu dịch tễ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.42 KB, 36 trang )

1
GIỚI THIỆU DỊCH TỄ HỌC
2
Mục tiêu
1.
Trình bày được định nghĩa dịch tễ học.
2.
Trình bày được mô hình bộ ba dịch tễ học:
tác nhân, vật chủ, và môi trường.
3.
Trình bày được sự khác nhau giữa nghiên
cứu mô tả và nghiên cứu phân tích.
4. Trình bày được sự khác nhau giữa dịch tễ
học quan sát và dịch tễ học can thiệp.
3
DTH thường được biết đến với tư
cách là những tin tức

Điện thoại di động có thể sẽ gây ra khối u não

Ăn thịt bò điên gây tử vong

Tập thể dục thường xuyên sẽ phòng ngừa được
những bệnh tim mạch

Tiếp xúc với gia cầm bệnh có thể mắc cúm gia cầm
H5N1

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để phòng chấn
thương sọ não
4


Định nghĩa dịch tễ học (J. Last)
“Dịch tễ học nghiên cứu sự phân bố và các yếu tố
quyết định những tình trạng và sự kiện liên quan tới
sức khoẻ trong những quần thể xác định và việc áp
dụng những nghiên cứu này vào việc khống chế
những vấn đề sức khoẻ”.

“DTH quan tâm tới mô hình bệnh tật xảy ra trên quần
thể người và những yếu tố tác động tới mô hình này”
(Sự xuất hiện bệnh trong mối liên hệ với các đặc
trưng Người, Thời gian, Địa điểm).

“DTH nghiên cứu sự phân bố và những quyết định tần
số bệnh trên những quần thể người“.
5
Lịch sử từ dịch tễ học
(epidemiology)

Lần đầu tiên từ này được dùng ở Tây Ban Nha
1598 - trong một cuốn sách về dịch hạch

Ở Anh vào 1850 khi thành lập hội Dịch tễ học

Tiếng Hy lạp thì Epidemiology là:

Epi = upon trên, theo với, nhờ vào

Demo = quần thể

Logy = nghiên cứu về

Như vậy có thể dịch: DTH là nghiên cứu những vấn
đề của quần thể, đặc biệt là bệnh tật.
6
Lịch sử phát triển dịch tễ học

Hippocrates mô tả sự phân bố của bệnh theo mùa
tuổi, khí hậu, hành vi - rất gần với hiểu biết của
chúng ta

William Farr so sánh tỷ lệ tử vong của các quần thể
khác nhau: tu sĩ/người bán hàng tại các quán rượu.
Đây là một ví dụ về nghiên cứu mô tả.
(Có thể dùng những nguồn số liệu hàng ngày để
tiến hành những nghiên cứu này).
7
Lịch sử phát triển dịch tễ học

John Snow: thế kỷ thứ 19-bệnh tả

London: mất vệ sinh, không điện

1848-1949: vụ dịch tả lớn, 15.000 người chết

Farr thấy có những vùng nhiều người chết hơn, và thấy vùng cao
hơn chết ít hơn.
 Lúc đó nước cấp là do các công ty tư nhân dẫn tới rất cạnh tranh
và có sự xen kẽ của nhiều công ty trong một khu vực.

Hệ thống nhà vệ sinh được phát triển từ 1830-1850 thải trực tiếp
ra sông Themes

 Vụ dịch 1848-1849 xảy ra chủ yếu ở khu vực cấp nước của 2
công ty: Southwark và Vauxhall và Lambert lấy nước trực tiếp từ
sông Themes đoạn chảy qua London.
8
Lịch sử phát triển dịch tễ học

Dịch tả xẩy ra trở lại vào 6/1853

Snow mượn danh sách địa chỉ những người
chết do tả có dùng nước của hai công ty trên

Snow tới từng nhà có người chết do tả hỏi
xem họ dùng nước của công ty nào
 Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng
sau với 334 trường hợp chết đầu tiên
9
Phân bố tử vong theo công ty
cấp nước
Nguồn cấp nước Số người chết do tả
Southwark & Vaushall 286
Lambert 14
Trực tiếp từ sông Themes 22
Bơm từ giếng 4
Từ mương dẫn nước 4
Không rõ 4
Tổng số tử vong 334
10
Lịch sử phát triển dịch tễ học

Snow đã đi phỏng vấn

330/334 hộ

Snow đã dùng số hộ là
mẫu số để so sánh

Snow đã liệt kê nguồn
cấp nước ở toàn bộ hộ
có chết do tả
Nguồn cấp Tổng số hộ
được cấp
số chết
do tả
Southwark &
Vaushall
40046 1263
Lambert 26107 98
Khác 256423 1422
11
Lịch sử phát triển dịch tễ học

Snow bắt đầu với nghiên cứu mô tả xác định
tử/mẫu số và điều đó cho phép ông mô tả những
trường hợp tả ở những khu vực khác nhau trong
mối liên hệ với kích thước quần thể có nguy cơ

Việc so sánh tử vong theo công ty cấp nước cho
phép ông tính được nguy cơ mắc tả theo công ty
cấp nước-ông đã tìm sự kết hợp giữa nguồn nước
cấp và nguy cơ tả. Đây là loại nghiên cứu phân
tích


Dùng nước ở công ty nào nguy hiểm hơn mấy lần?
12
Dịch tễ học hiện đại
 Sự phát triển gần đây của dịch tễ học qua công trình của Doll,
Hill và các nhà nghiên cứu khác, nghiên cứu mối liên quan giữa
hút thuốc lá và ung thư phổi trong những năm 1950.
 Kết quả chỉ ra có sự kết hợp chặt chẽ giữa thói quen hút thuốc lá
và phát triển bệnh ung thư phổi

Các phương pháp dịch tễ học mới được sử dụng để phân tích
các mối quan hệ:
 Yếu tố góp phần vào nguyên nhân sinh bệnh

Yếu tố thiết yếu cho sự phát triển một bệnh

Yếu tố chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh

Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm có tầm quan trọng lớn ở các
nước đang phát triển, và cả ở các nước đã phát triển do sự xuất
hiện của các bệnh truyền nhiễm mới như Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải (AIDS).
13
Dịch tễ học hiện đại
14
Mô hình: Tác nhân, vật chủ,
môi trường
Vật chủ: chịu trách nhiệm trực tiếp về mức
độ chấp nhận tác động của tác nhân. Khả
năng đề kháng của vật chủ được quyết định

bởi:

Kiểu gen của người đó
 Tình trạng dinh dưỡng của người đó

Tình trạng miễn dịch của người đó

Hành vi xã hội của người đó.
15
Các loại tác nhân

Tác nhân sinh học: Vi sinh, kháng sinh, vaccin, thức
ăn,

Tác nhân hoá học: Độc tố hoá học, bụi (những yếu
tố này không chỉ gây những bệnh cấp tính mà còn
gây những bệnh mãn tính)

Tác nhân lý học: va chạm, tia xạ, va đập, tiếng ồn,
nóng, lạnh

Ngày nay DTH nghiên cứu những tác động xã hội
và tâm lý như những tác nhân gây nên các vấn đề
về sức khoẻ.
16
Môi trường
Ảnh hưởng tới xác xuất và những tình huống tiếp
xúc giữa vật chủ và tác nhân.

Vệ sinh kém trong cửa hàng ăn làm tăng nguy cơ

nhiễm salmonela.

Đường và thời tiết xấu làm tăng nguy cơ chấn
thương giao thông, tai nạn máy bay.

Lớp học đông, nhà cửa chật chội dễ lây sởi hơn.

Tình trạng dinh dưỡng của mỗi thành viên trong
cộng đồng phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng kinh
tế, chính sách xã hội của cộng đồng đó.
17
Vector
Thông thường thì những vector gồm:

Những loại côn trùng (anopheles truy

n bệnh sốt
rét)

Tiết túc (chấy, rận truyền bệnh sốt chấy rận);

Động vật truyền bệnh (chó, m
èo
truyền bệnh dại);

Những nhóm người (người cung cấp heroin,
cocain) những nhóm đồ vật (như bơm kim tiêm
nhiễm trùng gây viêm gan B, nhiễm HIV).
Một vector có thể coi là một phần của môi trường
hoặc có thể được coi là một phần riêng. Một

vector phải có một mối quan hệ mật thiết với cả
vật chủ, tác nhân và môi trường. VD: bệnh sốt rét.
18
Phơi nhiễm và kết quả
Có hai yếu tố thường được đo lường trong
các nghiên cứu dịch tễ học là:
1. Phơi nhiễm: là yếu tố nguy cơ ta đang phát hiện
có thể là nguyên nhân
2. Kết quả là bệnh hoặc sự kiện hoặc tình trạng liên
quan tới sức khoẻ đang quan tâm nghiên cứu.
Phơi nhiễm có thể là bất cứ yếu tố nào tác động lên
kết quả
Câu hỏi thảo luận:

Hãy lấy ví dụ về phơi nhiễm của ung thư phổi?
19
Dịch tễ học quan sát và can thiệp

DTH quan sát: mô tả mô hình sức khoẻ và
bệnh tật của một quần thể, không làm gì để
thay đổi những yếu tố tác động đến mô hình
đó

DTH quan sát bao gồm hai loại nghiên cứu
mô tả và phân tích
20
Dịch tễ học quan sát và can thiệp

Liên quan tới NC can
thiệp, James Lind,

1747 đã được coi là
người đầu tiên tiến
hành loại NC này khi
ông can thiệp điều trị
bệnh scorbut bằng
cách chia 12 thuỷ thủ
thành các nhóm 2
người với các chế độ
ăn khác nhau trong 6
ngày:
1.
Rượu táo
2.
Cồn ngọt
3.
Dấm
4.
Thuốc gây tê
5.
Nước biển
6.
Hai quả cam và 1 quả
chanh/ngày
Và ông thấy rằng
nhóm dùng chế độ
cuối cùng phục hồi rõ
21
Vai trò của dịch tễ học
Dịch tễ học có 3 chức năng cơ bản:
1.

Mô tả mô hình sức khoẻ và bệnh trong một quần
thể
2.
Giải thích những sự khác nhau này
3.
Áp dụng kết quả vào thực hành YTCC và đánh
giá tác động của những can thiệp.
22
Vai trò của dịch tễ học

Với chức năng MÔ TẢ: DTH mô tả sự khác
nhau về sự phân bố tình trạng sức khoẻ và
bệnh tật trong nội bộ một quần thể và giữa
các quần thể khác nhau.

Ví dụ:

Trong nội bộ quần thể

Trong những quần thể khác nhau
23
Vai trò của dịch tễ học

Với chức năng giải thích: dịch tễ học phân tích những
sự khác nhau đã thu được trong nghiên cứu mô tả.

Phân tích đó giúp ta phát hiện những yếu tố nguy cơ có
thể gây ra những kết quả khác nhau. Câu hỏi phải trả lời
là:
“Mô hình phơi nhiễm với những yếu tố nguy cơ nhất

định trong những cá thể có hoặc không có một bệnh
nhất định có giúp ta phát hiện nguyên nhân của
bệnh không?”
24
Vai trò của dịch tễ học

Chức năng thứ 3 của DTH là áp dụng kết quả phân
tích và đánh giá hiệu quả các can thiệp.
 Với DTH quan sát, ta có thể đánh giá tác động của
dịch vụ lên sức khoẻ cộng đồng.

Với DTH can thiệp, ta có thể đánh giá hiệu quả của
những chương trình can thiệp.

sử dụng thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát có thể
đánh giá 2 phương pháp điều trị (mổ nội
soi/thường).
25
Ứng dụng của dịch tễ học

×