LOÉT DẠ DÀY
ThS.Bs. Trần Ngọc Minh
LOÉT DẠ DÀY
LOÉT DẠ DÀY
ThS.Bs. Trần Ngọc Minh
ThS.Bs. Trần Ngọc Minh
MỤC TIÊU
1. Trình bày được cơ chế bệnh sinh và biến chứng của loét
dạ dày
2. Mô tả được hình thái loét dạ dày.
Định nghĩa
•
Loét dạ dày là tổn thương mất chất, cấp hay mạn, tạo
nên lỗ khuyết ở niêm mạc ăn qua cơ niêm tới hạ niêm
mạc hoặc sâu hơn.
•
Phân biệt với viêm trợt hoặc sướt niêm mạc (viêm dạ
dày cấp)
•
Loét dạ dày và loét tá tràng có thể phát triển riêng lẻ
hoặc kết hợp với nhau.
•
Loét dạ dày phổ biến là loét mạn, loét cấp chỉ xảy ra
trong những điều kiện đặc biệt. Những đợt tiến triển
cấp trên một loét mạn là biểu hiện rất thông thường.
Dịch tễ
•
Tỷ lệ mắc chưa được biết rõ, thay đổi tuỳ thời kì và
tuỳ từng nước
•
Loét dd-tt có thể thuyên giảm rồi lại tái phát, gặp ở
tuổi trung niên hoặc cao hơn.
•
Trẻ em và người lớn có tỷ lệ bệnh thấp.
•
Dựa vào những nghiên cứu GPB và khảo sát về quần
thể, số liệu ước đoán với một tỉ lệ 6 - 14% đối với nam
và 2 - 6% đối với nữ bị bệnh này.
•
Tỷ lệ nam/nữ đối với loét hành tá tràng khoảng 3/1 và
với loét dạ dày là khoảng 1,5 - 2/1.
•
không rõ vì sao có sự giảm đáng kể về tỉ lệ loét tá
tràng, song tỉ lệ loét dạ dày ít thay đổi
•
Di truyền ít hoặc không có vai trò trong loét dạ dày tá
tràng ( Nhóm máu O)
•
Chủng tộc không thấy có sự khác nhau đáng kể.
•
Dịch tễ học gây hoài nghi rằng loét dd và loét tt là
những bệnh khác nhau.
Bệnh nguyên - bệnh sinh
Mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ
•
Vai trò của acid, pepsin
- Tăng số lượng tế bào thành
- Tăng tính nhạy cảm với chất kích thích chế tiết
- Tăng chiều hướng chế tiết acid cơ sở hoặc làm suy
yếu ức chế kích thích giải phóng gastrin, niêm mạc tá
tràng bị tác động bởi một lượng acid nhiều quá mức sẽ
bị tổn thương hoại tử long và dẫn tới loét.
•
Vai trò của H.Pylori
Tỷ lệ H.Pylori dương tính ở 85-100 % BN loét tt và 70 -
80% loét dd
- HP bám vào màng đỉnh TB hoặc khe liên TB, làm gẫy
các cầu nối liên TB (gây ra phản ứng viêm và miễn
dịch mạnh mẽ. Tăng sản xuất các cytokine tiền viêm
như interleukin (IL) -1, IL-6, yếu tố TNF, IL-8
- H.Pylori tiết urease thuỷ phân urê => ammonium
chloride và monochloramine => khuyếch tán ngược
H+, ngăn cản tổng hợp chất nhầy của TB và làm thay
đổi chất lượng cũng như sự phân bố của chất nhầy.
•
Yếu tố tinh thần
Căng thẳng thần kinh, chấn thương tâm lý => co mạch, tăng
tiết acid. Vết loét => vỏ não => dạ dày theo cơ chế phản hồi .
•
Yếu tố di truyền
TS gia đình chiếm 60%, niêm mạc dạ dày có số lượng tế bào
thành nhiều gấp 1,5 - 2 lần, thường là nhóm máu O (cao hơn
nhóm máu khác 1,4 lần).
•
Yếu tố ăn uống
Rượu, thức ăn quá nóng, lạnh, không đủ chất, vitamin hoặc ăn no
nhưng không được nghỉ ngơi.
•
Các thuốc
aspirin, kháng viêm không steroid => ức chế tổng hợp PG (có vai
trò phục hồi tế bào và sản sinh chất nhầy).
•
Hút thuốc lá
Làm hạn chế quá trình liền sẹo do nó làm cản
trở quá trình tổng hợp PG.
Hình thái học
•
Loét cấp
- Đại thể
+ Kích thước < 1 cm, hình tròn và ít khi ăn qua niêm mạc.
+ Đáy ổ loét có màu nâu xám.
+ Loét cấp do stress có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, 1 ổ loét
đơn độc, nhưng thường nhiều ổ.
+ Nếp niêm mạc quanh ổ loét bình thường, rìa và đáy ổ
loét mềm mại.
- Vi thể
+ Đáy loét phủ chất hoại tử có máu + chất nhầy, mô đệm
phù nề, sung huyết.
+ Tổ chức hạt mỏng manh (nghèo tế bào, ít huyết quản
tân tạo), chưa sinh ra tổ chức xơ làm sẹo.
+ Niêm mạc bờ ổ loét chủ yếu là phù và sung huyết, xâm
nhập viêm hoặc không.
Multiple stress ulcers of the stomach
•
Loét mạn
- Vị trí
+ Tá tràng/dạ dày: 3/1, đoạn đầu của tá tràng, thành trước >thành
sau.
+ Loét dạ dày: BCN, chính giữa hoặc xung quanh niêm mạc thân
và hang vị, ở thành trước, thành sau hoặc dọc bờ cong lớn ít gặp
- Số lượng:
Thường một ổ, hiếm khi nhiều hơn. Có 10 - 20% BN loét dd đồng
thời với loét tt.
- Kích thước:
+ < 0,3cm hầu hết là những trợt nông,
+ > 0,6cm thì hầu như chắc chắn là loét.
+ > 50% < 2cm và 75% là < 3cm
+ 10% các ổ loét lành tính hơn > 4cm. Tuy nhiên, có những loét
ung thư có thể < 4cm đường kính=> kích thước khó phân biệt được
giữa một loét lành tính với một ổ loét ác tính.
•
Hình thái
+ Tròn, bầu dục, bờ gọn, niêm mạc rìa ổ loét có thể nhô
về phía lòng ổ loét,
+ Bờ loét thoai thoải hình nón hay hình lòng chảo, mềm
mại.
+ Ổ loét cũ hoại tử và xơ hoá kế tiếp sẽ dẫn đến loét trai.
Miệng loét nhẵn, méo mó, nhiều góc cạnh, nhăn nhúm.
Niêm mạc rìa loét gồ cao, bị co kéo theo hướng về tâm ổ
loét. Loét rộng, sâu, bờ thẳng đứng, nhẵn, trắng, rắn,
chắc ở những mức độ khác nhau. diện cắt xơ trắng.
+ Độ sâu của các ổ loét khác nhau
+ Đáy loét mềm, sạch. Đợt tái phát tiến triển, đáy bẩn,
màu nâu xám. Loét xơ trai, đáy gồ ghề, có khi các mạch
máu bị nghẽn và lộ ra
erosions.
• Vi thể:
Nền loét: với các ổ loét đang hoạt động, nền loét tổn
thương đi từ trong ra ngoài gồm 4 lớp như sau:
* Lớp hoại tử
* Lớp phù dạng tơ huyết: được coi là một tổn thương
đặc trưng.
* Lớp mô hạt
* Lớp xơ hoá
* Biểu mô phủ bờ loét và vùng lân cận có tổn thương
thoái hoá và tái tạo mạn tính. Thể hoạt động có BCĐN,
H.P
* Cơ niêm tăng sinh và bị khuếch tán.
* Hạ niêm mạc xơ hoá. Các sợi tạo keo tăng sinh cùng
với tế bào xơ lẫn tế bào viêm làm cho hạ niêm mạc
dày lên.
* Lớp cơ bị kéo lên theo hướng loét do mô xơ làm sẹo.
LoÐt sïi K
•
Trît- s ít