Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích sông đà hung bạo từ đó nhận phong cách và quan niệm nghệ thuật của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.74 KB, 3 trang )

PHÂN TÍCH SƠNG ĐÀ HUNG BẠO TỪ ĐĨ NHẬN PHONG CÁCH VÀ QUAN
NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN
1. Mặt ghềnh Hát Loong
Sự hung bạo của Sơng Đà cịn được thể hiện qua luồng gió dữ dội, dữ dằn ở quãng mặt ghềnh Hát Loong.
Sơng Đà được Nguyễn Tn nhân hóa trở thành một gã khổng lồ, dữ tợn với sức mạnh tổng hợp được từ
nước, đá, sóng và gió. Động từ “xô” được lặp lại 3 lần liên tục với việc điệp các hình ảnh cụ thể “đá”,
“sóng” tạo nên cấu trúc điệp liên hoàn, gợi sự va đập mạnh mẽ, sự chấn động vang dội của một nguồn sức
mạnh liên kết truy đuổi con người một cách gắt gao. Từ láy tượng hình “cuồn cuộn” được đảo lên trước
đã diễn tả sự vận động mạnh mẽ, ghê gớm, dữ dội tới mức có thể nhìn thấy được. Từ láy tượng thanh
“gùn ghè” là sự sáng tạo ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, gợi tiếng gầm rú, gào thét, hằn học đe dọa và cả
tiếng rít lạnh sống lưng. Luồng gió trở thành con quái vật hung hãn đe dọa trực tiếp tính mạng người lái
đị. Qua đây, độc giả cũng ấn tượng mạnh mẽ với tài năng sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Tuân. Nguyễn
Tuân từng nói “Ở đâu có lao động ở đó có sáng tạo ra ngơn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của
nhân dân mà cịn là người phát triển ra ngơn ngữ sáng tạo”. Thật vậy, với kho báu ngôn từ phong phú, sắc
sảo, cùng những so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ, con sơng Đà đã được nhà văn ví như con thủy quái
với tâm địa độc dữ, nham hiểm, luôn địi nợ con người một cách vơ lí
Tiểu kết: Như vây, bằng việc sử dụng biện pháp điệp, từ láy giàu hình ảnh, giàu âm thanh, và những liên
tưởng phong phú, bất ngờ, Nguyễn Tuân đã miêu tả thật đắc địa sự hung hạo, nham hiểm của Đà giang ở
quãng mặt ghềnh Hát Loong. Khác với những câu văn dài, liên tiếp nối nhau tạo nên chuỗi liên tưởng ở
quãng đá bờ sông, nơi mặt ghềnh Hát Loong lại dược nhà văn miêu tả bởi những câu văn linh hoạt hơn,
một phần câu văn như bị chặt đứt thành nhiều khúc ngắn gọn, với tiết tấu nhanh, dồn dập tạo cảm giác
căng nén, nghẹt thở, càng làm nổi bật sự dữ dội, đáng sợ của Sông Đà.

2. Quãng tà Mường Vát
Sự hung bạo của Đà giang còn được miêu tả dữ dội hơn qua hình ảnh những cái hút nước nguy hiểm ở
quãng Tà Mường Vát. Những cái hút nước hiện lên với diện mạo sống động: “Trên sông bỗng có những
cái hút nước giống như cái giếng bê tơng thả xuống sơng để chuẩn bị làm móng cầu”. Từ “bỗng” gợi sự
đột ngột, bất ngờ. Mặt nước đương xuôi êm đềm bỗng dưng xuất hiện những vòng tròn hút tới tận đáy.
Để tả độ sâu của những cái hút nước, Nguyễn Tn đã ví như “cái giếng bê tơng thả xuống sơng để chuẩn
bị làm móng cầu”. Qua sự so sánh này, ta thấy những cái hút nước lớn, khổng lồ, nhìn vào trong chỉ thấy
đen ngịm, tối tăm, sâu hoắm như miệng con thủy quái đang há hốc để sẵn sàng nuốt chủng mọi thuyền bè


sơ ý ngang qua.
Sự đáng sợ của những cái hút nước còn được nhà văn đặc tả sinh động hơn qua âm thanh dữ dội đến ghê
rợn: “ Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xốy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ
những cánh quạt đàn”, “ Những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như rót dầu sơi vào”. Chữ “thở” và “kêu”, từ
láy tượng hình “lừ lừ” và từ láy tượng thanh “ặc ặc” cùng những chi tiết so sánh, liên tưởng phong phú,
hấp dẫn đã diễn tả cường lực ghê gớm đến đáng sợ của những cái hút nước. Dòng nước thở hồng hộc,
thanh âm thống thiết, thét gào giữa núi rừng Tây Bắc. Sơng Đà vì thế mà trở nên hùng dũng, uy lực hơn
nhiều. Có thể thấy, khi gặp hiện tượng tự nhiên kì thú, những cảnh tượng dữ dội, phi thường, ngòi bút
Nguyễn Tuân cũng muốn ganh đua cùng tạo hóa, dốc hết kho chữ phong phú, sắc sảo của mình để làm
sống dậy tính cách tàn ác, cường bạo của Sông Đà. Những cái hút nước Sông Đà quả là rùng rợn, hiểm
nguy, buộc người đọc phải huy động tất cả các giác quan để cảm nhận đến cùng vẻ đẹp hùng vĩ của nó.


Để miêu tả sức mạnh ghê gớm, khủng khiếp của những cái hút nước, nhà văn đã đẩy người đọc đến tận
cùng cảm giác. Đó trước hết là cảnh thuyền qua sông: “ Thuyền nào cũng chèo nhanh để lướt quãng sông
y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” Giữa chốn
núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, Nguyễn Tn đã thổi vào khơng khí của phố thị khi so sánh con thuyền với ô
tô. Muốn đi ngang qua vùng nước xoáy, phải đi thật nhanh nhưng phải thật khéo léo, điêu luyện mới có
thể thốt khỏi lưỡi hát của tử thần. Nếu như người điều khiển ơ tơ có thể đạp phanh, nhấn ga thì con
thuyền qua quãng này chỉ có thể dựa vào tài nghệ, sự trí dũng của ơng lái đị mà thơi.
Trước những cái hút nước nguy hiểm ấy, sự sống và cái chết của con người bỗng trở nên mong manh.
Sức mạnh khủng khiếp của những cái hút nước được nhà văn triệt để miêu tả đến cặn kẽ với những hỉnh
ảnh chân thực, cụ thể “có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược
rồi mưới tan xác ở khuỷnh sông dưới.” Trong cách liên tưởng của nhà văn, con sơng Đà được ví như lồi
thủy qi đọc dữ, nham hiểm cịn con thuyền như một vật hiền tế hiền lành đến tội nghiệp đem tấm thân
nhỏ bé để cống nạp cho tử thần. Gs Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định: “Nguyễn Tuân là nhà văn của
những cảm giác mạnh”. Thật vậy, là một nhà văn tôn thờ chủ nghĩa xê dịch, cái tôi Nguyễn Tn khơng
ưa thích cái nhìn bằng phẳng, sự lưng chừng, bình ổn trong cảm xúc mà ngịi bút của ơng luôn luôn làm
chủ ngôn ngữ với sức sáng tạo vô biên để miêu tả kiệt cùng, cặn kẽ đối tượng mà trong phân cảnh quãng
tà mường vát, ấy là những cái hút nước đen ngịm, xốy tít tận đáy, có sức mạnh ghê gớm nhấn chìm tan

xác những bè thuyền trên sông.
Không chỉ dừng lại ở thủ pháp văn học, ngòi bút uyên bác của Nguyễn Tuân còn biết vận dụng rất linh
hoạt tri thức của điện ảnh để tạo ra những ấn tượng sâu đậm hơn về cảnh tượng dữ dội, phi thường của
những vịng trịn nước xốy. Nhà văn đã tưởng tượng “một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền
cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào một cai thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả
mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sơng Đà”. Anh bạn quay phim hay chính là nhà văn Nguyễn Tuân
đang muốn tạo ra những thước phim sinh động ghi lại vẻ đẹp phi thường, mãnh liệt nhất của thiên nhiên
Tây Bắc, “cái máy lia ngượi contre-plongee lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây tồn bằng nước
sơng xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả nười
quay phim cả người đang xem”. Câu văn dài, giàu hình ảnh, gợi sự liên tưởng kì thú, bất ngờ truyền thẳng
cảm giác sợ hãi, rùng mình, rợn ngợp cho người đọc đến nỗi phải “lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy
mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn”. Sự đối
lập giữa hình ảnh chiếc lá rừng nhỏ bé và hình ảnh cốc pha lê nước khổng lồ đã gợi lên sự bé nhỏ của con
người trước sức mạnh dữ dội, hung bạo của thiên nhiên. Miêu tả con sông Đà quê hương hùng vĩ cũng đã
thể hiện cái nhìn rộng mở, hịa nhập với cuộc đời của Nguyễn Tn. Khơng cịn bóng dáng cơ độc của
một nhà văn luôn muốn “xê dịch” cho khuây đi cảm giác thiếu quê hương, cái tôi Nguyễn Tuân sau cách
mạng đã tìm thấy niềm vui chung với con người, đất nước và cuộc sống mới.
Tiểu kết: Dành cuộc đời mình cho ngòi bút và sự khám phá, say mê cái đẹp, đời văn của Nguyễn Tn đã
trơi qua với q trình lao động nghệ thuật nghiêm túc. Bằng sự quan sát tỉ mỉ từ nhiều chiều: từ trên
xuống, từ dịng sơng nhìn lên, từ gần ra xa … và ngịi bút uyên bác biết vận dụng tri thức nhiều ngành
như văn chương, điện ảnh …, Nguyễn Tuân đã miêu tả ấn tượng con sông Đà ở quãng Tà Mường Vát
hung bạo, dữ dội với những cái hút nước sâu hoắm, đen ngịm có thể đánh tan xác mọi thuyền bè sơ ý đi
qua. Những cái hút nước Sông Đà hiện lên như một loài thủy quái hung hãn, đáng sợ, khiến các giác quan
người đọc cũng đẩy lên cao trào.


Liên hệ Hồng Phủ Ngọc Tường
Nếu Nguyễn Tn được tơn vinh là người thợ kim hoàn chữ nghĩa hay cây bút
quái kiệt với những thiên tùy bút độc đáo, sắc sảo của nền văn học Việt Nam thì
Hồng Phủ Ngọc Tường lại là bậc thầy chuyên về bút ký, có lối hành văn hướng

nội, mê đắm và tài hoa.
Qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dịng sơng, độc giả có thể thấy rõ Hồng Phủ
Ngọc Tường đã rất un bác trong việc kết hợp một cách nhuần nhuyễn ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, từ lịch sử, địa lý đến triết học, văn hóa. Bằng sự quan sát tỉ
mỉ của Hồng Phủ Ngọc Tường, các khía cạnh đa chiều của dòng Hương Giang
cũng được khám phá, diễn tả một cách mới mẻ và vô cùng khéo léo, tinh tế.



×