0
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp 5
NỘI DUNG
Chương1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phùng Quán 6
1.1Phùng Quán “Một đời cay cực, một đời lao lực, một đời thơ” 6
1.2.Quá trình sáng tác của Phùng Quán 15
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người 23
2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 23
2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán . 26
2.2.1. Con người yêu nước 26
2.2.2. Con người với lý tưởng sống cao đẹp 39
2.2.3. Con người ngay thẳng trung thực 42
2.2.4. Con người gắn bó tha thiết với cuộc đời 50
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người trong sáng tác của Phùng
Quán 62
3.1. Giọng điệu 62
3.2. Ngôn ngữ 75
KẾT LUẬN
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Sự phát triển của văn học nghệ thuật suy cho cùng là sự phát triển
của khả năng tự nhận thức, đánh giá, khám phá và biểu hiện mình của con
người. Quan niệm nghệ thuật về con người của tác phẩm văn học hướng vào
chiều sâu trong mỗi cá nhân, là tiêu chuẩn đánh giá giá trị nhân văn của một
hiện tượng văn học. Người nghệ sĩ luôn trăn trở suy nghĩ vì con người,
khám phá những điều mới mẻ vì con người đó là người nghệ sĩ chân chính.
Bên cạnh đó quan niệm nghệ thuật về con người cho thấy sự lý giải, cắt
nghĩa con người có tính phổ quát, trong giới hạn mang tính phổ quát ấy, nhà
văn nào thể hiện được sự khác biệt chứng tỏ nhà văn đó có tính sáng tạo. Vì
thế , tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm cho thấy
tài năng và sự sáng tạo của nhà văn.
1.2. Phùng Quán là một nhà văn tài năng. Ông để lại trong kho tàng
văn học dân tộc những tác phẩm ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm
đầu tay Vượt Côn Đảo của ông tái bản bốn lần liên tiếp, được giải thưởng
của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955, nhà xuất bản văn học thiếu nhi Liên
Xô dịch năm 1956, là tác phẩm quen thuộc của cả một thế hệ thanh niên yêu
nước. Trường ca Võ Thị Sáu năm 1955, tái bản ba lần, giải nhất cuộc thi
sáng tác hưởng ứng Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới Vacsava
(Ba Lan). Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được tái bản tới năm lần, lần gần đây
nhất là năm 2009 với số lượng hàng nghìn bản. Bên cạnh đó, Phùng Quán tỏ
ra rất có duyên với thể ký, tập ký Ba phút sự thật được đón chào nhiệt liệt,
tái bản năm 2010. Điều đó cho thấy các sáng tác của Phùng Quán có sức
sống lâu bền và sức hấp dẫn mãnh liệt.
2
1.3. Khoảng năm 1956-1958, Phùng Quán tham gia nhóm Nhân văn
Giai phẩm rồi bị “treo bút”. Tên tuổi Phùng Quán dần bị lãng quên trên thi
đàn. Năm 1988, ông được phục hồi hội tịch Hội nhà văn Việt Nam. Từ đó
tới nay, tác phẩm của ông có một đới sống mới. Đã có nhiều bài báo, bài phê
bình văn học về sáng tác của Phùng Quán, nhưng nhìn chung chưa có công
trình nào nghiên cứu toàn vẹn và có hệ thống.Chúng tôi muốn đóng góp một
cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống về sáng tác của Phùng Quán góp phần
đánh giá thỏa đáng hơn về hiện tượng văn học này. Đặc biệt vấn đề quan
niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán là đề tài còn
bỏ ngỏ.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1954, Vượt Côn Đảo được xuất bản đã gây tiếng vang lớn,
làm náo nức cả văn đàn, một năm được tái bản tới bốn lần. Tác phẩm làm
dấy lên nhiều khát vọng ở những nhà văn trẻ tuổi, Nguyễn Khải viết: “Đọc
rồi cứ bàng hoàng vì chưa thể tin văn chương Việt Nam có thể hay đến
thế…Không là người trong cuộc làm sao viết được những trang văn rạo rực
hơi thở của một thời…Với những cái gì đang có làm sao viết nổi một trang
sách như Vượt Côn Đảo”.[22.272] Văn Tâm nhận xét: “Xuyên suốt tập
truyện là cảm hứng tôn vinh cái cao cả và lòng yêu quê hương đất nước,
lòng vị tha, xả thân vì đại nghĩa của những chiến sĩ cộng sản bình dị”[22.8].
Năm 1988, Phùng Quán được phục hồi hội tịch, Tuổi thơ dữ dội
được xuất bản gây xúc động mạnh mẽ với độc giả. Nhà văn hóa Nguyễn
Khắc Viện nhận xét: “…Với một Gavroche, Victo Huygo đã viết nên những
trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu
tranh gian khổ, trường kỳ với cha anh không kém gì nhưng Gavroche trên
chiến lũy Pháp. Thế mà sách vở viết về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt
Nam còn mắc nợ các em rất nhiều. Với quyển Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán
3
đã bắt đầu trả nợ một cách chính đáng…Tôi chỉ mong làm sao tất cả các
thiếu nhi Việt Nam đều được đọc sách này”. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường cho rằng: “Có một viên ngọc quý thời gian dành riêng ban tặng cho
con người là Tuổi Thơ.Viên ngọc màu nhiệm trong sáng nhưng quá mong
manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có một thế hệ người Việt
Nam chưa cầm viên ngọc trên tay Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được
viết cho thế hệ đó”. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ bày tỏ: “Tôi đã khóc, đã kiêu
hãnh, tự hào, đau đớn trước Tuổi thơ dữ dội. Tuổi thơ với những khuôn mặt
tràn trề sức sống, đáng yêu, bất khuất, quyết liệt”.
Các bút ký của Phùng Quán gây chú ý đặc biệt: “Với Phùng
Quán- Ba phút sự thật…chúng ta lại được gặp những trang văn thấm đẫm
nước mắt và nụ cười của ông, những trang viết khiến ta xúc động và day dứt
khôn nguôi”( Nguyễn Khắc Phê)[32] Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
đánh giá: “Giá trị của tập sách này trước hết là những sự thật được trả lại,
được biết đến, được coi trọng dưới ngòi bút văn của Phùng Quán”[32].
Số bài thơ của Phùng Quán để lại không phải là quá đồ sộ nhưng
cũng cho thấy một gương mặt riêng không thể lẫn trong nền văn học nước
nhà. Hoàng Phủ Ngọc Tường khái quát chính xác: “Tình ca của Phùng Quán
bao giờ cũng là tiếng kêu đoạn trường của con người tự cảm thấy mình bị
xúc phạm và kêu đòi quyền được sống có nhân phẩm của nó(…) Thơ Phùng
Quán là bài ca về rượu và những cơn say, về tình bạn và sự thủy chung, về
thú rong chơi và cuộc sống phóng khoáng, hoặc trăm thứ khác của nhân tình
thế thái”[19.61]. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: “Thơ Phùng Quán là
thơ yêu làng, yêu nước, yêu đồng đội, yêu Nhân dân của mình. Giọng điệu
hào sảng, đầy lửa, đầy tính chiến đấu, niêm tự hào và lòng biết ơn Nhân
dân. Điều ấy đúng với con người đầy nhiệt tình cách mạng của Phùng
Quán.[19.167] Nhà nghiên cứu Văn Tâm đúc kết: “Cốt cách của một kẻ sĩ
4
“dĩ bất biến ứng vạn biến”. Cốt cách ấy, phẩm giá ấy là một bài thơ, bài thơ
lớn, thành công lớn, kiệt tác suốt một đời gắn bó với thơ của Phùng
Quán”.[19.257]
Những ý kiến quan điểm trên đây được đăng trên các báo, tạp chí
chủ yếu để bày tỏ tình cảm với tác giả, tác phẩm mà người viết yêu thích.
Chưa có đề tài nào nói tới quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác
của Phùng Quán. Trên cơ sở đó chúng tôi đi tìm hiểu quan niệm nghệ thuật
về con người trong sáng tác của Phùng Quán vận dụng lý thuyết thi pháp
học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Cho thấy quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của
Phùng Quán.
Giúp người đọc hiểu đúng về con người, sự nghiệp văn học, giá trị
văn chương trong sáng tác của Phùng Quán.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
1. Thơ Phùng Quán (NXB Văn Học 2003)
2. Tuổi thơ dữ dội ( Tiểu thuyết- NXB Văn Học 2006)
3. Vượt Côn Đảo (NXB Lao Động 2007)
4. Ba phút sự thật (NXB Văn Nghệ 2010)
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này trong phạm vi sáng tác của
Phùng Quán và những nghiên cứu xung quanh các tác phẩm của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Phương pháp hệ thống
Phương pháp đồng đại, lịch đại
5
6. Những đóng góp của đề tài
Với đề tài “ Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của
Phùng Quán” luận văn khẳng định giá trị tư tưởng, nhận thức của nhà văn về
con người, cho thấy giá trị văn chương trong các sáng tác của Phùng Quán.
6
NỘI DUNG
Chương 1
VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PHÙNG QUÁN
1.1.Phùng Quán “một đời cay cực, một đời lao lực, một đời thơ”
Đương thời, Phùng Quán thường tâm sự với bạn bè: “Tôi tưởng
như mình không có tuổi thơ và không có tuổi thanh niên. Tôi đã già từ khi
mới sinh. Tuổi thơ tôi là một tuổi thơ nghiệt ngã và tuổi thanh niên càng
nghiệt ngã hơn. Bảy, tám tuổi đã phải chăn trâu cắt cỏ kiếm cơm, 13 tuổi đã
cầm súng ra trận. Ở cái tuổi ngây ngô hồn nhiên nhất, đáng lẽ chỉ biết chơi
bi, đánh đáo, hái trộm quả nhà chùa…thì tôi đã phải chứng kiến cảnh đầu rơi
máu chảy, phải cướp súng giặc, vượt ngục…”
Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, tại làng Thanh Thủy Thượng,
Tổng Dạ Lê, nay là xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-
Huế. Nhà nghèo, cha lại mất sớm khi ông mới biết bò.Là con một - “hũ
mắm treo đầu giàn” - nhưng từ khi rất nhỏ, ông đã phải lang thang ở với hết
chủ này đến chủ khác trong làng để kiếm miếng cơm manh áo. Suốt ngày
quần quật với việc nấu cơm, giữ em, chăn trâu cắt cỏ nên lúc nào người
cũng đen nhẻm, nồng mùi bùn đất.Và cũng chính vì quá nghèo nên Phùng
Quán phải bỏ học từ rất sớm.
Sinh thời, Phùng Quán là một cậu bé thông minh nhưng nghịch
ngợm nên thường xuyên bị đòn quắn đít. Mọi người trong làng gọi cậu là
thằng Bê. Có lần Bê nhảy vào vườn nhà ông thầy bói trong làng định ăn
trộm ổi tàu nhưng bị tóm. “ Ông thầy bói không đánh Bê, nhưng lại gieo
một quẻ bói…tiên tri: Khi lớn lên, thằng này không ăn mày cũng ăn cướp.
Đêm đó, nằm nghĩ đến việc ăn cướp thì bị bỏ tù, ăn mày thì bị chó đuổi, Bê
bật khóc và quyết tâm phải học lấy một nghề để vượt qua lời nguyền số
phận. Bê tìm gặp chú Coong, một người đàn ông lòng khòng, chuyên rao mõ
7
trong làng để xin học nghề. Bê tỏ ra là một học trò có năng khiếu bẩm sinh,
chỉ học vài buổi là hôm nào chú Coong mệt, cậu đã có thể đi rao mõ thay.
Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, rồi cuộc kháng chiến trường
kỳ lại tiếp tục khi Bê mới được mười ba tuổi. Hàng ngày theo các bạn ra bãi
cỏ ven làng chăn trâu, cậu hăm hở nhìn theo những đoàn tàu chở bộ đội lao
về phương Nam. Từ trong các cửa sổ toa tàu vọng ra tiếng hát hùng tráng:
“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi…” làm Bê như bị thôi miên. Cách mạng
đối với một chú bé nghèo khổ như Bê lúc đó thật sự là một ngày hội và là
niềm mơ ước. Đó là những gương mặt sáng ngời, là cơm no, áo mặc, là
tiếng hát và tiếng cười… Cậu muốn bỏ làng để đi theo những tiếng hát kia.
Thế là một buổi chiều, Bê nhảy lên tàu, không cho gia đình biết. Đến Lăn
Cô các chú vệ quốc đoàn phát hiện. Họ định đuổi xuống nhưng cậu bé năn
nỉ: “Cháu đi thế này, trâu chạy mất rồi, đằng nào cháu cũng không thể về
nhà được nữa”. Cậu còn nói dối là không còn ruột thịt thân thích gì. Các chú
thấy thế, thương tình nên đã cho Bê ở lại làm liên lạc. Kể từ buổi chiều hôm
đó, cậu bé Phùng Quán đi theo cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Cùng
với các cô, các bác, cậu cũng lăn lộn ở chiến trường Thừa Thiên-Huế, làm
một chiến sỹ nhỏ của trung đoàn Trần Cao Vân. Những ngày tháng anh
hùng đó với bao nhiêu chuyện buồn vui, bi tráng về thời kỳ sôi nổi ấy sau
này được Phùng Quán kể lại trong bộ tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
Nếu như chuyện Phùng Quán trở thành chiến sĩ tự nhiên, thì
chuyện ông trở thành nhà văn thật ly kỳ. Ông đến với nghề cầm bút không
phải từ lý luận, sách vở, từ vốn kiến thức thu nhận qua trường lớp mà từ
thực tế cuộc sống của nhân dân lao động và chính bản thân mình, bằng con
đường tự học. Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ ký kết, quân độ ta gấp rút cần
một tổ phóng viên vào Sầm Sơn-Thanh Hóa để đưa tin trao đổi tù binh. Nhà
văn Thanh Tịnh đã tiến cử Phùng Quán (lúc này đi học ở trường Quân chính
8
về) với công việc khá đặc biệt : “ Người ta phát cho ông một cái máy to
đùng như tráp thợ cạo, bằng đồng, có cái ống dài như khẩu súng (nhưng là
máy… dỏm) với nhiệm vụ: khi phóng viên nước ngoài đến, chúng cứ định
chụp ảnh là ông cũng giơ máy, nhảy lên chắn trước mặt không cho chúng
chụp”. Trong những ngày ở Sầm Sơn, được đón hàng ngàn tù binh từ các
trại giam của định trở về (phần lớn là tù Côn Đảo), được nghe họ kể về
những ngày tháng sống khổ cực trong tù, bị địch tra tấn, rồi chuyện vượt
ngục, chuyện về Võ Thị Sáu lúc bị dẫn ra pháp trường còn hát vang bài ca
cách mạng…, Phùng Quán rất xúc động. Ông viết trường ca Tiếng hát trên
địa ngục Côn Đảo gửi về Cục Tuyên huấn. Những chuyện khác, ông đem kể
lại cho bộ đội và dân trong vùng đóng quân nghe. Mỗi lần lại thêm thắt chút
ít. Nghe hấp dẫn, một người bạn đã động viên Phùng Quán nên viết ra.
Được bạn động viên nhiệt tình, ông tìm một tập giấy để lúc nào rảnh thì ngồi
cắm cúi ghi chép. Nhiều người thấy thế, hỏi Phùng Quán, ông trả lời: “Em
viết quyển tiểu thuyết về những người chiến sỹ cách mạng bị địch cầm tù”
trong khi Phùng Quán hầu như chưa hiểu biết gì về lí luận tiểu thuyết. Có
người bảo rằng Phùng Quán liều, ông cười: “Em là lính, thích thì cứ viết đại,
có mất gì đâu mà sợ”. Sách viết xong đưa cho nhà văn Vũ Tú Nam sửa, ông
kêu lên: “Thằng này viết hay lắm, nhưng nhiều lỗi chính tả quá”. Phùng
Quán lại cười: “Thì em nhảy thẳng từ trên lưng trâu về trung đoàn mà”. Tác
phẩm đầu tay có nhan đề Vượt Côn Đảo, ngay trong năm đầu xuất bản đã
được tái bản tới 4 lần, được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước say mê.
Vượt Côn Đảo đã cùng với những chuyến tàu bí mật chở vũ khí vượt biển
vào chiến trường trong những năm cách mạng miền Nam đen tối nhất.
Với bầu nhiệt huyết và với cả cái liều của một chú bé liên lạc
không đắn đo lao vào lửa đạn, Phùng Quán cầm súng chiến đấu và cầm bút
viết văn như thế.
9
Nhưng rồi, cuộc đời không suôn sẻ. Tuổi thơ dữ dội qua đi, Phùng
Quán lại bước vào một tuổi trưởng thành đầy gian nan, cực nhọc và đắng
cay mà ông tự trào là 30 năm “cá trộm, rượu chịu, văn chui” với một loạt
những tác phẩm ký bằng nhiều bút danh khác nhau nhưng tất cả đều xứng
đáng với tư cách nhà văn.
Quãng đời lận đận sóng gió mấy mươi năm của ông không chỉ luôn
túng bấn mà dường như bị gạt ra ngoài lề xã hội, luôn phải “đi bên cạnh
cuộc đời”, nhưng ngay cả trong hoàn cảnh như thế, Phùng Quán vẫn không
ngừng sáng tác. Bị tước quyền tác giả thì ông in chui. Mượn tên bạn bè thân
hữu, ông in khoảng 60 truyện tranh, 10 tác phẩm văn xuôi và cũng bị mất
khoảng 10 tác phẩm khi các nhà xuất bản phát hiện ra đó là sáng tác của
ông. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lênin, ông viết truyện ngắn Như
con cò vàng cổ tích để dự thi. Tác phẩm ký bút danh Vũ Quang Khải – em
vợ Phùng Quán ,đã đạt giải Nhất, Liên Xô gửi tặng một chiếc xe đạp – chiếc
xe đã theo Phùng Quán suốt cuộc đời. Đặc biệt, Tuổi thơ dữ dội (Tập 1)
cũng được viết trong thời gian này, in lần đầu năm 1983 với tiêu đề Buổi
đầu thử thách, ký tên Đào Phương.
Suốt 30 năm bị “treo bút” từ sau vụ Nhân văn – Giai phẩm, sống
trong khốn khó cả vật chất lẫn tinh thần, những đồng tiền nhuận bút ít ỏi từ
những tác phẩm “viết chui” ấy đã đỡ đần ít nhiều cho vợ con ông sống qua
ngày.
Cuộc sống cứ trầm uất, nặng nhọc như thế, mãi tới thời kỳ đổi mới,
Phùng Quán mới được viết văn, làm thơ dưới cái tên đích thực của mình.
Cuốn sách đầu tiên mà ông được trả lại tên là Tuổi thơ dữ dội. Đó là một
phần đời ông, là “bản di chúc chiến sĩ” của người cộng sản. Cũng trong thời
gian này, ông được Nhà xuất bản Trẻ in cuốn truyện thiếu nhi dày 200 trang,
nhan đề Dũng sĩ Chép Còm. Sách in 40 ngàn bản. Tên tuổi ông trở lại văn
10
đàn với sự chào đón nồng nhiệt của người đọc. Và chầm chậm, chầm chậm
như những linh hồn mệt nhoài sau một ác mộng dằng dặc, gia đình ông ra
khỏi sự đày ải về tinh thân vơi rất nhiều tổn thương. Nhưng có lẽ điều duy
nhất còn giữ được vẹn nguyên ở họ là thiện tâm, lòng yêu văn chương và
biết trân trọng lẽ công bằng.
Những năm cuối đời, Phùng Quán liên tục bày ra nhiều cuộc chơi
mút mùa từ Bắc đến Nam sau mấy chục năm bị treo bút cũng là để giải tỏa
những buồn đau ẩn ức của một cuộc đời sóng gió. Mặt khác, đấy cũng là
một cách để ông hòa mình vào cuộc sống nhân dân, “nạp điện” vào bình ác
quy sáng tạo cho riêng mình.
Sinh ra trong cảnh ngộ cơ cực, giữa lúc đất nước bị đô hộ, Phùng
Quán đã lớn lên trong “ tuổi thơ dữ dội”, lớn lên trong kháng chiến và
trưởng thành trong quân đội. Ông là người lính kiên cường, dũng cảm trên
cả hai lĩnh vực quân sự và văn học. Phùng Quán là hình ảnh của lòng nhân
hậu và độ lượng. Suốt đời ông nguyện làm một người lính thường, không
lụy hư danh, đau cái đau của những người bất hạnh, vui cái vui của những
người chiến thắng. Vậy mà niềm vui chưa hưởng trọn, ông đã đi xa!
Một buổi chiều tháng Chạp, trời lạnh buốt, vào lúc 16h50 ngày 22
tháng 01 năm 1995 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Giáp Tuất), căn bệnh hiểm
nghèo xơ gan cổ trướng đã đem ông đi khỏi căn gác lộng gió bên hồ Tây.
Thế là Tết không vào nhà tôi – Tết đi qua trước ngõ. Phùng Quán đã tự trào
về chuyến tàu cuối cùng đến cõi vĩnh hằng của mình:
Căn hộ mới đáy huyệt
Rượu đất tôi uống tràn
Cụng ly cùng giòi bọ
Mừng trắng nợ trần gian
11
Ông “trắng nợ trần” nhưng bỏ lại biết bao người thương kính ông.
Cuộc đời, thân thể mất đi nhưng ông vẫn còn tồn tại bằng sự nghiệp, bằng
tiếng thơm. Ấy là sự tồn tại xưa nay thiên hạ hằng mơ ước – sự tồn tại hoàn
mỹ và vĩnh cửu.
Trong điếu văn tiễn đưa Phùng Quán, Phùng Cung đã viết: “Ông ra
đi trong niềm tiếc thương vô hạn để “rồi đây bên Hồ Tây – một thắng cảnh
đẹp cổ thành - nơi anh chọn làm chỗ cư trú của tuổi xế chiều – Hồ Tây thấy
vắng anh, gia đình vắng anh, bạn hữu thấy vắng anh, đất nước vắng anh, họ
Phùng vắng một thi nhân ưu việt. Ôi! Những bữa cơm chiều đạm bạc, gia
đình hẫng hụt, ngác ngơ. Những lúc này bạn bè đến thăm nghẹn ngào thắp
nén nhang dâng lên bàn thờ, cầm sao được nước mắt. Chúng tôi đứt ruột
thương tiếc anh và cũng tự hào vì được cùng anh chia sẻ buồn vui trong
cuộc đấu tranh cho độc lập Tổ quốc, cho hạnh phúc nhân dân. Trong cuộc
đấu tranh lâu dài, anh là một trong những người gan dạ nhất, dũng cảm nhất
xông lên hàng đầu. Những tác phẩm của anh chắt ra từ mồ hôi, nước mắt, từ
xương thịt, từ tâm hồn cao đẹp chẳng đã được thừa nhận là những giá trị
nhân văn đó sao?”
Tiễn đưa ông không chỉ có người thân, bạn hữu, các nhà văn, nhà
thơ, mà còn có cả những người bạn câu cá trộm đã cùng ông chia sẻ ngọt
bùi trong những năm tháng cơ cực, đắng cay của cuộc đời. Tiễn đưa ông
còn có cả một đội quân câu cá trộm, người ăn mặc chỉnh tề comlê – cà vạt
hẳn hoi, người ăn mặc luộm thuộm tóc tai bù xù như vừa mới chui từ dưới
hồ lên (họ đều mang băng tang ở đầu hoặc tay). Với họ, Phùng Quán thực sự
là người anh em ruột thịt. Xong phút mặc niệm nghiêm trang, một người lớn
tuổi nhất rút từ trong áo bông ra một mảnh giấy đánh bằng vi tính, lời văn
tuy không được suôn sẻ, không hùng hồn những những người đến viếng
đang đứng chật quanh linh cữu đều xúc động khi nghe: “Anh Phùng Quán
12
ơi, chúng tôi là những đồng đội của anh… Vĩnh biệt anh, chúng tôi tự hào
về người đồng dội của mình, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, được toàn dân yêu
mến”. Gần hai chục con người đồng loạt đọc thơ Yêu ai cứ bảo là yêu –
Ghét ai cứ bảo là ghét Dứt lời điếu văn độc đáo của những người độc
đáo, từ ông đại tá đến chị hàng cá, hàng gà vịt, hàng bún riêu chợ Châu
Long, chợ vỉa hè, các nhà thơ, nhà văn cho đến các em nhỏ, tất cả đều sụt
sịt, không ai cầm được nước mắt. Lúc đương thời, Phùng Quán rất thích bài
thơ của Maiakovsky khóc Lênin: Em nhỏ nghiêm trang như các cụ già –
Các cụ già khóc như em nhỏ. Hôm ấy, chắc linh hồn Phùng Quán đã mỉm
cười vì quanh linh cứu ông, “các cụ già” cũng “khóc như em nhỏ”. Cả Hồ
Tây cũng dậy sóng : “sóng vỗ bờ nức nở” và núi Ba Vì sừng sững, mờ
sương cũng như đang nhỏ lệ thương tiếc một người bạn đồng ẩm.
Phùng Quán mất đi nhưng ông đã để lại trong lòng bạn bè biết bao
kỷ niệm đẹp. Những người thân, bạn hữu của ông cả trong và ngoài nước,
trong hay ngoài giới văn nghệ, những người đã từng đọc và yêu quý ông
không khỏi tiếc thương một con người đã chịu nhiều gian khổ, chấp nhận hi
sinh để giữ gìn phẩm giá trong sạch của mình.
Sống với bạn bè, ông luôn mang lòng mình ra để cư xử. Vì thế, dù
đã lên đường đi vào cõi vĩnh hằng, ông vẫn luôn hiện hữu bên họ. Đó là
hình ảnh một nhà thơ Thanh Tịnh già và một Phùng Quán trẻ từng đi bộ suốt
dãy núi Trường Sơn đến chiến khu Việt Bắc đọc thơ và đọc tấu cho bộ đội
nghe. Đó là hình ảnh Phùng Quán đi đọc thơ khắp nơi để quyên tiền cho bạn
gặp khó khăn; hình ảnh Phùng Quán đạp xe hàng trăm cây số trong đêm tối
những ngày cuối năm giá rét để về thăm một người bạn nghèo với bữa cơm
đạm bạc là mấy viên chả nhái. Hình ảnh ông ngồi câu cá dưới chân thác
Đămbri, trong quầng bụi nước mờ mờ hư ảo với chiếc áo chàm xanh quen
thuộc, râu tóc bạc phơ bay trong gió chiều, tĩnh lặng như một triết nhân bên
13
dòng suối xưa, như thực như mơ, như không như có, như một ảo ảnh. Như
ảo ảnh của cả một đời đã từng hạnh phúc và đã từng nếm trải đến tận cùng
của cay đắng, khổ đau. Ấy là cảm nhận của Nguyễn Đặng: “ phải được
nghe Phùng Quán đọc thơ mới thấy thấm, cái giọng nửa Huế, nửa Hà Nội
rưng rưng bi hùng, bão táp ấy vẫn còn mê hoặc chúng tôi suốt bao nhiêu
ngày sau khi rời xa Hà Nội cho đến tận bây giờ”. Và “Hình ảnh Phùng Quán
lúc nào cũng đậm trong trí chúng tôi. Cái hình ảnh ngang tàng nhưng lại
hiền hòa trong chiếc áo chàm, chòm râu bạc bay phất phơ trong gió in hình
trên nền trời chiều, bên Hồ Tây mênh mông sóng nước”. Hoàng Ngọc Phủ
Tường - người bạn thân thiết của ông tâm sự: “Được sống gần Phùng
Quán, tôi nhận thấy rằng, Phùng Quán là một con người “nguyên tắc” ít thấy
về tinh thần, hình như từ “nhất ẩm, nhất tác” và tất cả đều làm nên một
phong thái ung dung, tự tại” và “Tôi kết bạn với Phùng Quán hơn 20 năm
nay, nhìn thấy ở họ Phùng một cốt cách nghĩa khí suốt đời không thay đổi”.
Phùng Quán ra đi “đã để lại cho tôi dấu ấn của một con người huyền thoại.
Cuộc đời ông đúng là nửa thực nửa mơ, thoắt ẩn, thoát hiện và luôn bổ sung
những ý nghĩa mới hiện hữu mà những người khác đã sống hụt. Một người
huyền thoại thì luôn sống gần gũi với mọi người nhưng thật ra nó có một
phần tràn đầy của cái hiện hữu mà người ta còn thiếu và những phẩm chất
tốt đẹp của cuộc sống mà người ta mơ ước…được sống bên cạnh một con
người huyền thoại quả là một niềm vui và xã hội có những con người huyền
thoại cùng sống là xã hội chứa đựng nhiều tiềm năng để thăng tiến”.
Và nữa, việc thơ ông xuất hiện trong những cuốn sổ tay riêng tư,
trên những trang ghi của các cháu nhỏ, giữa yêu thương bạn bè lúc tửu hậu,
trà dư tự nó đã là một tồn tại, một hiện thực: Phùng Quán sống mãi trong
lòng bạn bè, trong lòng bạn đọc mến mộ ông.
14
Phùng Quán đã về với đất mẹ, đã đi “một chuyến chơi xa”, căn
nhà nhỏ bên Hồ Tây cũng không còn nhưng trong căn hộ mới gia đình, hình
ảnh ông vẫn luôn hiện hữu. Không còn “Chòi ngắm sóng”, không thấy Hồ
Tây mênh mang, không thấy “bác Ba Vì”… Nhưng mới bàn tay khéo léo
của người vợ tần tảo, thủy chung, mọi thứ vẫn như xưa. Bà Bội Trâm ngày
ngày thầm lặng sưu tầm, lưu giữ những di cảo của chồng, những bài viết về
ông; xếp sắp gọn gàng ngăn nắp những hiện vật của ông còn lại, như một
bảo tàng nhỏ về cuộc đời và sự nghiệp Phùng Quán. Trên bức vách bằng gỗ
đơn sơ còn ghi lại bút tích của bao danh sĩ khắp ba miền Bắc – Trung – Nam
và cả những kẻ sĩ quốc tế, cả chân dung Phùng Quán do Văn Cao vẽ bằng
bột màu. Trên tường là những bức phù điêu khắc họa chân dung Phùng
Quán và những ký vật bạn bè tặng ông. Cạnh bàn thờ ông là một tủ nhỏ
trưng bày những ấn phẩm và những vật dụng hàng ngày của ông còn lại: đôi
dép bằng lốp ô tô do ông tự làm, cái bị cói, cái nón lá kè, mấy bộ quần áo
màu nâu sồng…
Bạn hữu có ý định xin phép bà Bội Trâm đưa ông về Huế, xây cho
ông một ngôi mộ bằng đá trắng bên bờ sông, chỗ có ngọn đồi nhỏ um tùm
lau lách “để Quán đêm ngày nhìn ngắm dòng sông quê nhà, nơi một thời thơ
ấu chăn trâu cắt cỏ, bắt gặp cách mạng và đã hào hiệp dâng hiến tuổi thơ dữ
dội và cả một đời lao lực, một đời cay cực, một đời thơ”. Họ mong ông được
về Huế sau những tháng năm dài trầm luân, lưu lạc, ngủ giấc vĩnh hằng dưới
bóng thông xanh, với những đêm trăng thanh gió mát bên dòng Hương hiền
hòa. Tháng 1 năm 2011, di hài của Phùng Quán và vợ được đưa về quê
hương ông- Thanh Thủy Thượng theo đúng nguyện vọng lúc ông còn sống.
Bạn bè làng văn, đông đảo người hâm mộ ông ở trong và ngoài nướcđã góp
sức xây mộ cho vợ chồng Phùng Quán.
15
Phùng Quán quý chiếc áo có chữ ký của bạn bè (đặc biệt trong đó
có chữ ký của một cô bé 7 tuổi). Tấm áo đã đi với ông đến cuối cuộc đời, trở
thành áo liệm, thay bạn bè tiễn ông về thế giới bên kia. Kỷ niệm mang theo
về bên ấy, chút tình bằng hữu sẽ sưởi ấm lòng ông trong thế giới lạnh lẽo
của những nấm mồ. Bạn hữu, những người mến mộ kính phục ông, thấy
hiển hiện trược mắt “khí thiêng khi đã về thần” nhưng với Phùng Quán
“Thác là thể phách, còn là tinh anh”
1.2. Quá trình sáng tác của Phùng Quán
Phùng Quán là nhà văn đã để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch
sử văn học cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX. Dù phải vượt qua vô
vàn tai ương đau khổ, ông vẫn viết, vẫn sống. Ông đã để lại trong lòng bạn
bè, đồng nghiệp một nhân cách cao cả, một tấm lòng tin yêu đồng đội sâu
sắc, một tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật hết mình.
Ở thời kỳ đầu, các sáng tác của Phùng Quán rất hồn nhiên, tự
nhiên với mục đích là muốn bày tỏ lòng mình, thể hiện sự nhiệt tình ca ngợi
cuộc sống, ngợi ca quê hương, đất nước.
Mười tám tuổi ông bắt đầu làm thơ – những câu thơi sôi sục tinh
thần chiến đấu chống ngoại xâm, tràn ngập niềm tự hào về nước cộng hòa
trẻ tuổi:
Bạn hãy vượt qua một vạn con sông một vạn trái đồi
Thấy một xứ sở giang tay ôm biển lớn
Việt Bắc, Trường Sơn, núi cao, rừng rậm
Đồng Tháp Mười mỏi cánh cò bay
Lòng chảo Điện Biên vạn quân thù tan nát ở đây
Đồn lũy hôm qua xanh màu ruộng cấy
Nước Việt Nam anh em đây…
16
Năm 22 tuổi, Phùng Quán đã nổi danh với cuốn tiểu thuyết đầu
tay Vượt Côn Đảo (1954). Cả một thế hệ thanh niên lúc đó đã từng coi đây
là cuốn sách gối đầu giường. “Thời ấy lũ học sinh – sinh viên mười chín đôi
mươi chúng tôi đọc say mê, có đoạn vừa đọc vừa khóc”. Vượt Côn Đảo đã
được tái bản 5 lần, đoạt giải thưởng của hội văn học Việt Nam năm 1955 và
được nhà xuất bản Văn học thiếu nhi Liên Xô dịch năm 1956. Nhà thơ Tố
Hữu nhận xét: “Quán không được học hành đến nơi đến chốn nhưng có tài.
Chỉ gặp các tù binh chính trị ở Côn Đảo mà viết được Vượt Côn Đảo như
thế là giỏi lắm”.
Những bài thơ của ông hồi ấy như: Tiếng hát trên địa ngục Côn
Đảo (1954) Tôi tự hào chế độ nước tôi (1955) Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi
(1955) đều tràn đầy nhiệt huyết với đất nước, với nhân dân nhưng cũng đầy
chất tấu. Trong đó, Chống tham ô lãng phí (1956) là bài thơ bộc lộ rõ nhất
tính cách và nhân cách Phùng Quán. Ông không viết bằng mực nữa mà viết
bằng máu của mình. Đất nước sau chiến tranh thiếu thốn trăm bề với Những
bà mẹ cuốn giẻ rách – Da đen như củi cháy giữa rừng, với Hai mùa lúa
không có một bông – Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ, với Những em thơ
còm cõi…Cơm thòm thèm độn cám và rau, với Chị em công nhân đổ thùng
– Run lẩy bẩy hầm xí tối…Thế mà:
Về Nam Định mà xem
Đài xem lễ họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu
Trong lúc dân nghèo đói lầm than, người ta đổ đi không tiếc mười
một triệu đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân. Bài thơ đã cảnh báo một tai
họa của đất nước. Vậy mà chính bài thơ ấy lại mang họa cho ông với “hai
17
suất Kiều” để đến tận hôm nay đầu thế kỷ XXI, chúng ta lại ráo riết kêu gọi:
“Chống tham nhũng, lãng phí”.
Vẫn khẩu khí “yêu ghét ra mặt” ấy, năm 1957, bài thơ Lời mẹ dặn
được in. Cái lõi ý tưởng của bài thơ là:
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật chọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Để dẫn đến diều ấy, Phùng Quán phải hư cấu ra việc một lần ông
nói dối mẹ suýt bị ăn đòn, mẹ khuyên ông làm người chân thật, ông chưa
hiểu được, mẹ giải thích:
Con ơi một người chân thật…
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu…
Bài thơ được xếp lớp lang, là loại thơ “luận đề” với chất ồn ào
của Phùng Quán. Những lời mẹ dặn ông muôn thưở vẫn là bài học vỡ lòng
về cách sống làm người mà ở xã hội nào, con người nào cũng cần phải có.
Người ta phê phán bài thơ vì khó chịu với cạc nói vỗ mặt, quyết liệt, châm
chọc của ông chăng?
Hai tác phẩm thơ Chống tham ô lãng phí và Lời mẹ dặn đã dẫn tới
bước ngoặt trong cuộc đời Phùng Quán, ông bị quy kết là Nhân văn – Giai
phẩm, là làm phản. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông rẽ sang một
bước ngoặt mới.
18
Sau vụ Nhân văn – Giai phẩm, Phùng Quán rời tạp chí Văn nghệ
Quân đội, được hội nhà văn trợ cấp 27 đồng một tháng và phải đi lao động
cải tạo tại các nông trường, công trường ở Thái Bình, Thanh Hóa, Việt Trì,
Thái Nguyên… Bước vào tuổi 30, ông bị tước Hội tịch, bị mất quyền xuất
bản tác phẩm. Nhưng trong suốt 30 năm bị “treo bút”, không ngày nào ông
không sáng tác. Bị tước quyền tác giả thì ông mượn tên bạn hữu để xuất
bản. Trong thời gian này, Phùng Quán còn viết cả chuyện tranh. Đó hầu hết
là những câu chuyện có thật. Chẳng hạn, Người phụ nữ Tày dũng cảm -
truyện về một người phụ nữ có thật được đăng thành tích trên báo Tay không
bắt giặc… Truyện tranh của Phùng Quán mang nhiều chất anh hùng ca và
giàu chất thơ. Phùng Quán là người viết truyện rất đa năng, ông viết khoảng
60 truyện tranh cho thiếu nhi ở tất cả các đề tài. Đề tài chiến đấu ở biên giới
có Vàng A Sìn kể chuyện đánh giặc, Tên thám báo và hai em bé. Đề tài
chống Pháp có Thiên tình sử Điện Biên, Tiếng đàn trong đêm khuya, Dòng
sông mất tích. Đề tài về tình hữu nghị Việt Lào có Hạt muối đỏ, Thần nỏ
Chăm pa. Đề tài Tây nguyên có Truyện Tây Nguyên bên bờ Đanuýp xanh,
Từ cõi chết trở về. Đề tài lịch sử có Tiếng chuông Thiên mụ, Người cầm cờ
lệnh vua Quang Trung. Truyện cổ tích bằng thơ có Chàng Ná, Bốn anh em
tài giỏi… Nhiều tác phẩm của ông được dịch tại Nga, Trung Quốc… Ngoài
ra, ông còn có nhiều tác phẩm khác viết về nghệ thuật sáng tác và diễn tấu,
nhiều bài báo cảm động in trên các báo Văn Nghệ, Người Hà Nội, Tiền
Phong… Một số truyện ngắn của ông, dù dưới nhiều bút danh khác nhau,
cũng được nhận nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Những tác phẩm
tiêu biểu như: Như con cò vàng trong cổ tích, Cuộc đời một đôi dép cao su,
Thạch Sanh cháu Bác Hồ, Dũng sỹ Chép Còm, Người du kích hói đầu, Tiếng
đàn trong rừng thẳm, Đôi bạn tật nguyền kỳ lạ…
19
Ròng rã suốt 30 năm sống trong khốn khó cả vật chất lẫn tinh thần,
Phùng Quán vẫn viết với niềm đam mê, nhưng còn mục đích “cao cả” hơn
cả kiếm cơm để nuôi bản thân và gia đình. Ông đã hoàn thành xuất sắc
“nhiệm vụ cao cả” đó mà vẫn giữ được tấm lòng trong sạch của một nhà văn
chân chính. Và ngay cả vì mục đích kiếm cơm thì sáng tác của ông vẫn đạt
được những giá trị đích thực vì đó là những sáng tác của một người nghệ sỹ
đích thực.
Sau khi được phục hồi Hội tịch, Phùng Quán viết để xả bớt nỗi
đau, viết để tuôn ra những điều bấy lâu bị kiềm chế, viết để “để lại bản di
chúc cuộc đời” mình.
Thơ Phùng Quán ở giai đoạn cuối này là chuỗi tình ca lớn về
cuộc đời. “Dù chỉ là hình bóng thoáng qua hoặc chỉ cho mà không nhận, tất
cả trong thơ Phùng Quán đều là hình ảnh của cuộc đời úp mặt và tất cả cũng
là trái tim tươi đỏ của ông trước một kiếp người bị đời phụ. Tình ca của
Phùng Quán là tiếng kêu đoạn trường của một con người tự cảm thấy bị xúc
phạm và kêu đòi quyền được sống có nhân phẩm của nó”( Hoàng Phủ Ngọc
Tường). Tiêu biểu cho loại tình ca này là tiểu thuyết tình 13 chương Trăng
Hoàng Cung – tập thơ van xuôi hay nhất và kỳ lạ nhất của Phùng Quán. Ông
thuật lại một bi kịch tình yêu và đinh ninh nhắc lại rằng, xưa ông là một
người lính xạ thủ của trung đoàn và lời tỏ tình của ông bây giờ cũng phải
thật giống cái ông đã bắn. Ở tập thơ này, ông kết hợp văn xuôi với thơ. Văn
xuôi vừa như lời dẫn dụ vào thơ, nhưng đồng thời lại cũng chính là thơ với
nhiều chi tiết, tâm trạng quan niệm được chắt lọc từ cuộc đời từng trải và
đầy cay đắng của ông . Tác giả Trăng Hoàng Cung tuyên bố, tác phẩm này
“có tính thơ văn xôi đỗ: Nó xuất xứ từ những bài thơ tình tôi viết tặng mối
tình si mê, mộng tưởng và trong cơn say bất tận. Đến khi tỉnh mộng, tỉnh
mê… và đã cách xa nàng ngàn dặm, tôi đọc lại, thêm vào những lời chú
20
giải… và thế là tự nhiên, không khiến cuốn tiểu thuyết hình thành”. Có nhà
nghiên cứu cho rằng Trăng Hoàng Cung là “thơ văn xuôi”, “thơ tự do”. Thể
tài thì “kỳ cục” nhưng hình thái “kỳ cục” ấy lại có khả năng chứa đựng một
nội dung thơ kỳ diệu không chỉ trong những bài thơ tình xen kẽ mà tồn tại
cả ở những trang viết có cấu trúc ngôn ngữ hoàn toàn văn xuôi chan chứa ý
vị thơ. Ví dụ: Chương 1: Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ dòng; Chương 4: Chán
chộ; Chương 5: Mưa Huế; Chương 7: Trăng Hoàng Cung…
Văn xuôi Phùng Quán là những trang văn được chắt ra từ mồ hôi,
nước mắt, từ sự trải nghiệm của bản thân và được viết bằng cả tấm lòng thiết
tha, bằng sự say mê và tâm huyết của ông với cuộc đời, với con người. Bị
tước Hội tịch, Phùng Quán đã quyết tâm phải in bằng được một tác phẩm
mà tác phẩm này phải nói lên được một điều: “Tôi là Vệ quốc đoàn, tôi chưa
bao giờ là tên phản động”. Đây là động lực thúc đẩy Phùng Quán quyết tâm
viết cho kì được Tuổi thơ dữ dội, bởi đó là tác phẩm thanh minh cho sự
trong sạch của ông. Dự định đó được thực hiện trong những khó khăn về cả
vật chất lẫn tinh thần, nhưng nó đã được viết trong sự quyết tâm cao, trong
niềm tin và nước mắt… Sau này, khi được hỏi về kỷ niệm của một thời quân
ngũ, Phùng Quán nói: “Đối với tôi, những năm mặc áo lính luôn luôn là một
thời đáng nhớ nhất, sôi động cực nhọc mà hào sảng mê say. Nhờ trời, tôi có
trí nhớ khá tốt, những gì khó quên nhất của cái thủa cầm súng ấy tôi đã viết
lại trong Tuổi thơ dữ dội”. Đó chính là nguồn cảm hứng, là động lực thúc
đẩy Phùng Quán viết cuốn tiểu thuyết để đời.
Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đã được ấn hành và tái bản nhiều lần
với hàng chục ngàn bản sách, được đông đảo bạn đọc yêu thích. Đây là một
trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài kháng chiến. Tác phẩm được
chắt ra từ mồ hôi, nước mắt, từ xương thịt, từ tâm hồn cao đẹp và từ tất cả
sự say mê, tâm huyết của nhà văn. Chính trong tác phẩm này, Phùng Quán
21
đã nói được điều mà suốt đời ông tâm niệm: “Tôi là Vệ quốc đoàn, tôi chưa
bao giờ là tên phản động”. Tác phẩm được viết bằng toàn bộ ký ức tuổi thơ
dữ dội của nhà văn với một văn phong độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng cho tác
giả. Đây cũng là tác phẩm văn xuôi thành công nhất của Phùng Quán, thể
hiện rõ nhất con người và năng lực văn chương của ông. Tác phẩm là kết
quả của gần 20 năm lao đông miệt mài từ khi khởi thao bên bờ Hồ Tây năm
1968 đến lúc hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Nhân vật
Mừng - nhân vật chính của tác phẩm – đã được Phùng Quán gửi gắm rất
nhiều tâm sự. Mừng một Vệ quốc đoàn 13 tuổi, bị tình nghi là gián điệp -
Việt gian. Chính mẹ em, khi trút hơi thở cuối cùng, cũng tưởng em là Việt
gian, Mừng muốn thanh minh với mẹ nhưng không kịp. Em vừa khóc vừa
kêu la tuyện vọng, lặp đi lặp lại một câu: “Con không phải là Việt gian! Con
là Vệ quốc đoàn!”.
Như vậy, Tuổi thơ dữ dội ra đời là một trong ba dự định lớn nhất
trong suốt cuộc đời vất vả, khó nhọc của Phùng Quán. Tác phẩm ra đờii là
một trong những thành công lớn nhất của ông và cũng là một trong những
tác phẩm văn học tiểu biểu viết cho thiếu nhi về đề tài kháng chiến trong
thời kỳ đổi mới. Tuổi thơ dữ dội là cuốn sách đầu tiên Phùng Quán in công
khai bằng tên của mình sau 30 năm viết chui. Đó là một phần máu thịt của
đời ông, ông gọi đó là “bản di chúc chiến sĩ của tôi”. Từ Vượt Côn Đảo khi
mới chập chững vào nghề đến Tuổi thơ dữ dội lúc gần cuối đời, Phùng Quán
viết như tâm nguyện: Một niềm yêu tôi không đổi thay - Một niềm tin tôi
không thay đổi để nghiến răng gìn giữ đến cùng Trái tim thơ trong sạch và
gương mặt thơ bi thiết của mình.
Phùng Quán đã để lại một tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật
hết mình. Biết bị mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo “xơ gan cổ trướng”,
nhưng ông vẫn viết trên giường bệnh, viết cho đến hơi thở cuối cùng. Giống
22
như một chiến sĩ nghĩa khí cao cả nơi chiến địa, dẫu tử thương vẫn nẵm chắc
vũ khí, không xa rời vị trí chiến đấu. Trên giường bệnh nan y, Phùng Quán
tiếp tục viết kịch bản phim cho đạo diễn điện ảnh tài năng Huy Thành:
Chiếc cối giã trầu bằng thép; kể chuyện mẹ Hồ Thị Vang, người Vân Kiều
ở Thừa Thiên có thành tích đặc biệt trong công tác đặc biệt trong công tác
nuôi dưỡng hàng binh lê dương Âu Phi, cuối cùng, bà mẹ bị giặc sát hại một
cách thảm hại (thiêu sống). Phùng Quán hoàn thành phần một kịch bản và
trao cho đạo diễn Huy Thành. Do bụng bị trướng to, ngồi vướng víu khó làm
việc, nhà văn phải nằm để viết: dùng bút chì tỳ lên một tờ giấy kê trên (thực
ra là đặt ở phía dưới) một tấm ván gỗ treo nghiêng nghiêng như mặt bàn đặt
úp phía trước mặt. Phùng Quán nằm sáng tác như thế kéo dài được khoảng
hai tháng. Căn bệnh hiểm nghèo đã đưa ông đi khỏi “quán trọ hành tinh”
này để bước sang một thế giới khác.
Có lẽ, nếu Phùng Quán không đau đời, thì rất có thể ông không
thể có những trang văn và những câu thơ thấm thía, sâu sắc đến thế. Trời
thật công bằng. Số mệnh Phùng Quán vất vả cay đắng bao nhiêu thì trời trả
lại cho ông những trang viết tuyệt diệu bấy nhiêu. Từ những sáng tác văn
xuôi đến những sáng tác thơ, Phùng Quán đều nhất quán trong quan điểm:
viết một cách trung thực, thành thật với cuộc đời và với chính bản thân
mình.
23
Chương 2.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người
“Văn học là nhân học” ( M.Gorki). Quan niệm nghệ thuật về con
người được định nghĩa: “Là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã
được hóa thân thành những nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức
thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho
các hình tượng nghệ thuật trong đó”[28.43]
Quan niệm con người cung cấp mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa
chọn, khái quát, tạo ra hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật về con
người trong tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, gắn với quan niệm
phong cách nghệ thuật nhưng cũng là con đẻ của thời đại. “ Mỗi thời đại văn
học, do yếu tố chính trị, xã hội do cả tầm vóc và nhận thức của chính nó
cũng đưa ra một quan niệm, một kiểu tư duy nghệ thuật về hiện thực và con
người nhằm chiếm lĩnh thực tại một cách hiệu quả”[1.17] Thời đại văn học
mới bao giờ cũng ra đời những con người mới và miêu tả những con người
ấy làm văn học đổi mới. Do đó, sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về
con người là cơ sở quan trọng của sự vận động văn học. Quan niệm nghệ
thuật về con người không chỉ cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội
dung của một tác phẩm văn học cụ thể mà còn là cơ sở để nghiên cứu sự
phát triển, tiến hóa của văn học.
Hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã tập hợp, gắn kết mỗi cá
nhân trong cộng đồng hòa mình vào cuộc sống chung hào hùng của đất
nước, đồng thời thức tỉnh ý thức công dân, tinh thần dân tộc trong mỗi
người. Văn học 1945- 1975 được xây dựng, phát triển trên nền tảng tư tưởng
ấy. Nó thể hiện con người công dân, con người sử thi tập thể, con người
được đánh giá ở phương diện giai cấp, xã hội hơn là phương diện đời tư, cá
24
nhân. Các hướng chủ đạo của văn học tập trung vào việc đề cao độc lập dân
tộc, phản ánh toàn diện cuộc chiến tranh giữ nước. Tư tưởng nhà văn nhất
quán với nhiệm vụ chung của dân tộc.
Có thể nhận thấy, quan niệm nghệ thuật về con người của văn học
thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp chủ yếu là con người quần chúng. Với
phương châm của cuộc kháng chiến là “toàn dân, toàn diện” nên đã biến họ
thành đoàn quân thống nhất. Vì văn học phục vụ kháng chiến nên con người
với tư cách công dân hoạt động trong cộng đồng là đặc điểm quan trọng của
thời kỳ này.Con người thường mang những tình cảm lớn, tình yêu nước, tình
đồng chí, tình quân dân… những khía cạnh riêng tư trong đời sống ít được
đề cập tới. Văn học thời kỳ này “quan niệm vẻ đẹp của con người gắn với
“tinh thần và lực lượng kháng chiến”, với “sự nghiệp kháng chiến kiến
quốc”, với ý chí và nguyện vọng của nhân dân đang kháng chiến, với “sinh
hoạt kháng chiến của dân tộc”[10.32,33].
Văn học giai đoạn này dù ở thể loại nào, thơ hay văn xuôi đều tập
trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng và tinh thần công dân mà bao
trùm là tình yêu nước với những biểu hiện phong phú, thấm sâu vào mọi mặt
trong đời sống của con người kháng chiến.
Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, trước những thử thách cam
go, trước vận mệnh sống còn của dân tộc, văn học góp phần khích lệ, động
viên chiến thắng nên cảm hứng ngợi ca và quan niệm về con người anh hùng
phát triển. Ở thể loại thơ, thơ ca tập trung thể hiện niềm vui và niềm tự hào
lớn lao về chiến thắng và hòa bình. Bên cạnh việc tái hiện những kỷ niệm
tươi nguyên của kháng chiến, hình ảnh, những con người kháng chiến cao
đẹp, nhiều tác giả hướng tới những bài thơ có tính khái quát rộng. Tố Hữu
với Ta đi tới và Việt Bắc, Nguyễn Đình thi hoàn thành Đất Nước, Trần Dần
có bài thơ dài Cách mạng tháng Tám…Xét riêng thể loại văn xuôi, cuộc