Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

tình hình phân bố dân cư huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.5 KB, 59 trang )

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sự phân bố dân cư theo khu vực
Bảng 2: Dân số trung bình phân theo địa phương thời kỳ 1995 – 2011
Bảng 3: Phân bố dân cư nông thôn thành thị theo vùng năm 2011
Bảng 4: Dân số và phân bố dân cư tỉnh Hà Tĩnh năm 2008.
Bảng 5: Mật độ dân số huyện Cẩm Xuyên năm 2013
Bảng 5: Diện tích đất đô thị của tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 – 2020.
Bản đồ hành chính huyện
Lược đồ mật độ dân số huyện Cẩm Xuyên năm 2013
1
KÍ HIỆU VIẾT TẮT DUNG TRONG NỘI DUNG BÀI
CNHHĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
VD : Ví dụ
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH : Kế hoạch
CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
HTX : Hợp tác xã
NSNN : Ngân sách nhà nước
CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật.
2
A PHẦN MỞ DẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân cư vừa là lực lượng lao động chủ yếu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm
cho các ngành kinh tế. Để kinh tế - xã hội của một địa phương phát triển, việc tổ
chức không gian lãnh thổ phân bố dân cư của địa phương đó có vai trò vô cùng
quan trọng. Nó giúp cung cấp nguồn lao động tại chỗ để khai thác có hiệu quả các
tiềm năng, lợi thế của địa phương, thúc đẩy nền kinh tế và các lĩnh vực xã hội của
các bộ phận lãnh thổ trong địa phương đó phát triển một cách đồng bộ. Hiện nay
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm trong việc quy hoạch, tổ
chức phân bố dân cư hợp lý và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng.


Cẩm Xuyên là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Tĩnh. Huyện Cẩm
Xuyên có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của cả tỉnh. Đó là vị trí cầu
nối giữa ba trung tâm kinh tế quan trọng nhất của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay: Thành phố
Hà Tĩnh, cảng Vũng Áng và mỏ sắt Thạch Khê. Với vị trí đó kết hợp với các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác, huyện Cẩm Xuyên có nhiều cơ hội trong phát
triển kinh tế - xã hội.
Thực tế trong thời gian qua, huyện Cẩm Xuyên đã đạt được nhiều thành tựu
trong phát triển kinh tế - xã hội như: kinh tế tăng trưởng đều qua các năm, cơ cấu
kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị sản xuất
của các ngành kinh tế liên tục tăng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện…
Tuy nhiên hiện nay huyện Cẩm Xuyên còn có nhiều vấn đề bất cập. Đó là tình
trạng dân số đông mà phân bố không hợp lý. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện đặc biệt là những xã có mật độ dân số cao
như: Cẩm Thạch, Cẩm Quang, Cẩm Hòa…Việc đánh giá đúng thực trạng phân bố
dân cư của huyện sẽ là cơ sở quan trọng giúp huyện đưa ra các giải pháp phân bố lại
dân cư hợp lý hơn qua đó có chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
toàn huyện nói chung và với từng xã nói riêng một cách thích hợp nhằm khai thác
có hiệu quả các điều kiện phát triển kinh tế của địa phương bằng lực lượng lao động
tại chỗ, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiên chất lượng cuộc sống cho người
dân, đưa huyện Cẩm Xuyên phát triển đi lên về mọi mặt.
3
Vấn đề phân bố dân cư đã được nhiều đề tài nghiên cứu nhưng phân bố dân cư
ở huyện Cẩm Xuyên vẫn còn là một địa bàn mới mẻ.
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài: “Tình hình phân bố dân cư
huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư huyện
Cẩm Xuyên. Qua đó đề xuất các giải pháp để phân bố dân cư hợp lý hơn.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu CSLL và TT phân bố dân cư.

- Tìm hiểu hiện trạng phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên.
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp trong việc phân bố dân cư hợp lý.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Địa bàn nghiên cứu
Huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh.
2. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2005 – 2020.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện trạng phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên.
- Đề xuất định hướng, giải pháp để phân bố dân cư hợp lý.
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp sưu tầm, thống kê tài liệu
Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của đề tài đưa ra để sưu tầm tài liệu. Số liệu liên
quan. Từ đó chọn lọc, sắp xếp, thống kê các tài liệu, số liệu đã thu thập được theo
yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp các yếu
tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau nhằm rút ra những vấn đề phục vụ cho
nghiên cứu.
3. Phương pháp so sánh đánh giá
So sánh, đối chiếu, đánh giá những sự vật, hiện tượng để thấy được sự tương
đồng, khác biệt trong mối tương quan tổng thể, rút ra những nhận định cần thiết.
4
4. Phương pháp bản đồ
Sử dụng các phương pháp bản đồ nhằm kết hợp nghiên cứu trong phòng và đi
thực tế để nghiên cứu hiện trạng và định hướng cho sự phát triển tương lai. Đồng
thời thể hiện trên bản đồ những nội dung và kết quả nghiên cứu liên quan đến sự
phân bố.
5. Phương pháp thực địa

Tiến hành thực địa đến tại các xã của huyện Cẩm Xuyên để quan sát, tìm hiểu
và kiểm chứng nhằm làm sáng tỏ đề tài.
VI. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Phân tích các số liệu, tài liệu trong thời gian nhất định để nghiên cứu các quá
trình phát triển, phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên từ đó có cơ sở để đưa ra những
định hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức phân
bố dân cư một cách hợp lý, phù hợp với quy luật vận động.
2. Quan điểm tổng hợp
Phân bố dân cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội chịu tác động tương hỗ của
nhiều yếu tố. Khi nghiên cứu phải xem xét trong mối quan hệ tổng hợp giữa các yếu
tố lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội…Muốn phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên hợp
lý không chỉ đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn khai
thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo không làm
biến đổi tự nhiên.
3. Quan điểm hệ thống
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo
thành một hệ thống. Phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên là một bộ phận trong hệ
thống phân bố dân cư tỉnh Hà Tĩnh và cả nước. Việc tổ chức phân bố dân cư là sự
kết hợp không gian rộng lớn trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy nghiên
cứu tình hình phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên phải có tính hệ thống mới có giá trị
thực tiễn để vận dụng vào việc tổ chức, phân bố dân cư hợp lý.
4. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm
riêng. Việc nghiên cứu tình hình phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên dựa trên quan
5
điểm lãnh thổ nhằm xem xét, nghiên cứu theo góc độ không gian để thấy rõ sự phân
hóa các thành phần, yếu tố phục vụ vấn đề nghiên cứu.
5. Quan điểm phát triển bền vững
Tổ chức phân bố dân cư phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề tất

yếu, nhưng trong quá trình tổ chức cần phải có kế hoạch, tổ chức để phù hợp với quy
luật tự nhiên vừa phát triển kinh tế - xã hội để có ý nghĩa thực hiện trong lâu dài.
VII. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề dân cư cũng như phân bố dân cư là vấn đề quan tâm của nhiều nhà
khoa học cũng như toàn bộ xã hội. Các nghiên cứu về phân bố dân cư ở nước ta
chịu ảnh hưởng bởi những phương pháp luận của các trường phái Xô Viết, trong
những năm gần đây đã tiếp thu những yếu tố tiến bộ của lý luận phương Tây. Phân
bố dân cư được coi là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ sản xuất,
mạng lưới dân cư là một bộ phận của hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội.
- Đề tài 28A0106 “Lập hệ thống sơ đồ tổ chức mạng lưới các điểm dân cư đô
thị nông thôn Việt Nam đến năm 2003” (1990).
- Phạm Viết Hồng “Xây dựng mạng lưới điểm dân cư trung tâm ở nông thôn
Thừa Thiên Huế” luận án tiến sĩ (1998).
- Nguyễn Thị Hoài Lương “Tổ chức phân bố dân cư khu vực Chân Mây -
Lăng Cô theo hướng đô thị hóa” luận văn thạc sĩ (2007).
- Biền Thị Hoàng Anh “Nghiên cứu giải pháp phân bố dân cư Thị Trấn Ba
Đồn huyện Quảng Trạch - Tỉnh Quảng Bình” Khóa luận tốt nghiệp (2005).
- Nguyễn Thị Thu Hoài “Nghiên cứu phân bố dân cư huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh” Khóa luận tốt nghiệp (2009).
Nghiên cứu tình hình phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là vấn
đề mới mẻ. Chưa có đề tài nào nghiên cứu nên tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
6
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN BỐ DÂN CƯ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về dân cư
Dân cư là sự tập hợp người sống trên một lãnh thổ đặc trưng bởi kết cấu, mối
quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động
và cư trú theo lãnh thổ. [120;8]
Dân cư có đặc điểm:

Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, ở mức độ nhất định sự phát
triển và phân bố nền kinh tế trong cả nước, các vùng phụ thuộc nhiều vào nguồn lao
động, trước hết là người trực tiếp lao động, kết cấu và chất lượng dân cư.
Trong xã hội, dân cư vừa là lực lượng sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh
thần, đồng thời là người tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do chính họ sản xuất ra. Do
đó dân cư có ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế, thông qua khối
lượng và tính chất của nhu cầu đối với những sản phẩm nào đó. Nhờ tiêu thụ các giá
trị vật chất và tinh thần con người mới tiếp tục sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Dân cư có quá trình tái sản xuất riêng của mình, thực chất là tạo ra thế hệ mình
và nó đòi hỏi nhiều thời gian hơn quá trình tái sản xuất vật chất.
Như vậy, dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong hệ
thống tự nhiên - dân cư - kinh tế, chính dân cư là thành phần năng động nhất, gắn
bó giữa tự nhiên với kinh tế nhờ những thuộc tính vốn có của mình.
1.1.2. Phân bố dân cư
Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và các yêu cầu nhất định của xã hội.
Dựa vào định nghĩa trên, phân bố dân cư được hiểu không chỉ là sự sắp xếp
của các cư dân trong một cộng đồng mà còn là sự sắp xếp các cộng đồng dân cư
khác nhau trên bề mặt lãnh thổ rộng lớn. Phân bố dân cư được biểu hiện ở các khía
cạnh sau:
- Phân bố dân cư theo từng cộng đồng trên mặt lãnh thổ xác định có quy mô
và ranh giới rõ ràng, thường được xác định là các điểm dân cư.
- Trong cộng đồng tồn tại các mối quan hệ xã hội giữa các dân cư với nhau và
7
các mối quan hệ sản xuất lãnh thổ. Chính các mối quan hệ này tạo ra nét đặc thù
riêng của mỗi cộng đồng.
- Hệ thống dân cư có khả năng tự điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của tính
chất sản xuất có hiệu quả cao nhất và sinh hoạt thuận tiện của mỗi cộng đồng và
toàn xã hội. Đó là sự phát triển dân cư hợp lý.
- Giữa các dân cư, điểm dân cư có mối liên hệ với nhau tạo nên hệ thống quần cư.

- Ở nhiều tỉnh, huyện nước ta hiện nay, do quá trình CNHHĐH và quá trình đô
thị hóa, dân cư ngày càng tập trung đông vào một số trung tâm công nghiệp, trung
tâm thương mại, dịch vụ và các thị trấn, thị tứ. Tại đây, dân cư tập trung đông chính
vì vậy đây là trung tâm của những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đó tại các vùng nông thôn, miền núi dân cư tập trung ít hơn chủ yếu theo
hình thức quần cư làng, bản là nơi ít có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đây
là những nơi xa trung tâm các vấn đề như y tế, văn hóa, giáo dục cũng gặp rất nhiều
khó khăn.
1.1.3. Dân cư nông thôn
Dân cư nông thôn là những tập hợp người sinh sống trong một khoảng không
gian lãnh thổ mà đất đai trong khu vực lãnh thổ đó sử dụng cho xây nhà ở và các
công trình khác chiếm tỉ lệ nhỏ so với đất sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm cảnh
quan của khu vực định cư có nhiều không gian trống. Đây là khoảng không gian cần
thiết để xây dựng các chuồng trại, kho chứa nông sản, nơi cất giữ các dụng cụ sản
xuất và không gian để sản xuất nông nghiệp (đất canh tác, nguồn nước và đồng cỏ
chăn nuôi).
Tình trạng cư trú của dân cư tạo nên những điểm dân cư có quy mô nhỏ và số
lượng chức năng không nhiều. Những tập hợp người sinh sống trong lãnh thổ đó có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên những đặc trưng riêng về dân số, văn hóa,
hình thức cư trú và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Điểm dân cư nông thôn ra đời rất sớm, từ khi xuất hiện trên trái đất con người
đã tìm kiếm các khu vực, địa điểm cư trú dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có làm nơi
ở của con người. Dần dần với sự phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu của
con người nên các loại hình quần cư ra đời. [11;5]
Do chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp, nơi ở gắn liền với nơi
sản xuất nên phân bố dân cư ở đây mang tính chất phân tán trong không gian. Tính
chất phân tán biểu hiện cụ thể ở quy mô lãnh thổ (thường nhỏ hẹp), quy mô dân số
8
(thường ít) và mối quan hệ giữa các điểm dân cư với nhau.
Theo điều kiện cụ thể của từng địa phương (tự nhiên, tôn giáo, dân tộc…) các

điểm dân cư mang tên gọi khác nhau. Ví dụ: miền núi gọi là bản, buôn, sóc…Đồng
bằng gọi là làng. Mức độ phân tán cũng khác nhau, nhìn chung các làng ở đồng bằng
có dân số đông hơn diện tích cư trú rộng, khoảng cách giữa các điểm dân cư ngắn
hơn. Ngược lại ở miền núi dân cư phân bố rời rạc, phân tán với số dân còn hạn chế.
Điểm dân cư nông thôn có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, số lượng
cũng như sự phân bố không gian của các yếu tố phụ thuộc vào đặc điểm các ngành
nghề sản xuất, đặc điểm văn hóa, tập quán cư trú.
- Các yếu tố thuộc riêng hộ gia đình: Nhà ở, bếp, sân, vườn, kho chứa nông
sản, chuồng trại chăn nuôi, đất canh tác, bãi cỏ chăn nuôi.
- Các yếu tố chung của cộng đồng: Nhà thờ, chùa chiền, trường học, cơ sở y
tế, đường giao thông, dịch vụ thương mại (chợ, cửa hàng, cửa hiệu), các công trình
văn hóa (khu vui chơi, sân bóng, giải trí, rạp chiếu bóng…). [11;1]
Số lượng, đặc điểm dân cư nông thôn cũng như sự phân bố không gian của các
yếu tố của điểm dân cư nông thôn không tồn tại cố định, chúng thay đổi do yêu cầu
của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thay đổi quy trình của kỹ thuật sản xuất, chuyển
đổi cơ cấu ngành nghề đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
1.1.4. Dân cư đô thị
Đô thị ra đời muộn hơn nhưng phát triển rất mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX. Khác với chức năng của nông thôn, chức năng của đô thị rất phức tạp
nên sự phân bố dân cư cũng mang tính chất đặc thù. Qua nghiên cứu chúng ta có thể
rút ra các đặc điểm của dân cư đô thị:
- Sự tập trung cao độ về dân cư: Đô thị trước hết là sự tập trung cao độ về dân
cư với mật độ cao hơn bất kỳ một vùng nông thôn nào khác.
- Quy mô dân số đô thị thường rất lớn so với bất kỳ một điểm dân cư nông
thôn cùng diện tích.
9
- Kiến trúc không gian khác hẳn với điểm dân cư nông thôn ở chỗ: Nơi ở khác
với nơi sản xuất, độ cao địa hình, theo vĩ tuyến, theo châu lục và giữa các nước.
Ngay trong phạm vi một quốc gia, tính chất này cũng được thể hiện rõ rệt.
Bảng 1: Sự phân bố dân cư theo khu vực

Khu vực % dân số thế giới
Khu vực ôn đới
Khu vực nhiệt đới
Các khu vực có độ cao <500m
Khu vực ven biển và đại dương
Các lục địa (Á – Âu – Phi)
Tân lục địa (Mỹ – Úc)
58
40
82
50
86.3
13.7
Nguồn [3]
1.1.5. Sự phân bố dân cư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
Sự thay đổi dân cư còn xuất phát từ nhu cầu kinh tế.
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp truyền thống gắn liền với ruộng đất đòi hỏi
phải phân bố trên địa bàn rộng, do nhu cầu sửa chữa các phương tiện lao động, sản
xuất, đồ dùng sinh hoạt, đã thúc đẩy các ngành nghề sản xuất mới - ngành tiểu thủ
công nghiệp. Nhóm ngành sản xuất phi nông nghiệp này đòi hỏi cần nhiều lao động
và không cần không gian rộng nên đã thu hút tập trung dân cư dẫn đến mật độ dân
cư đông, giúp đẩy nhanh quá trình hình thành các đô thị nông thôn.
Nhân lực, tài nguyên là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là nguồn
lực của tăng trưởng kinh tế. Sự phân bố dân cư không hợp lý theo lãnh thổ kinh tế
có thể dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: hoặc là dư thừa, hoặc là thiếu đầu vào
nhân lực so với các nguồn lực khác. Cả hai tình trạng này đều làm giảm sản lượng
tiềm năng mà xã hội có thể đạt được nếu như có sự phân bố dân cư, lao động hợp lý
theo lãnh thổ. Bởi vậy việc nghiên cứu phân bố dân cư có ý nghĩa quan trọng phục
vụ cho mục đích phân bố và phân bố lại dân cư nhằm khai thác, sử dụng hết nguồn
lực tăng trưởng kinh tế như lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.

Phân bố dân cư hợp lý theo lãnh thổ còn góp phần tạo lập công bằng xã hội về
việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế và nhiều dịch vụ khác. Qua đó góp phần giảm bớt
sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng lãnh thổ giữa thành
thị với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng, đồng bằng sông Hồng
là điểm dân cư tập trung dân cư cao nhất và thấp nhất là Tây Nguyên.
Sự chênh lệch về mật độ dân số giữa nơi cao nhất là TP Hồ Chí Minh 3589
người/km
2
(2011) và nơi thấp nhất là Lai Châu 43 người/km
2
(2011) hơn 83 lần. Sự
10
phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ vừa hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội
của một đất nước vừa không khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
1.2. Thước đo phân bố dân cư
Nếu chỉ căn cứ vào số lượng dân cư thì chưa đủ cơ sở để kết luận về tình hình
phân bố dân cư của một lãnh thổ. VD: Tại một thời điểm số dân của hai địa phương
như nhau nhưng diện tích lãnh thổ lại khác nhau nên sự phân bố dân cư rõ ràng
không thể giống nhau. Để thể hiện sự phân bố dân cư, người ta sử dụng chỉ tiêu mật
độ dân số.
1.2.1. Mật độ dân số tự nhiên
Mật độ dân số (tự nhiên hay thô) là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đo sự
phân bố dân cư theo lãnh thổ. Nó xác định mức độ tập trung của dân sinh sống trên
một lãnh thổ và được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích
tương ứng với số dân đó. Đơn vị tính là người/km
2
.
D=P/Q
(Trong đó: D là mật độ dân số; P là dân số sinh sống trên lãnh thổ; Q là diện

tích lãnh thổ).
Mật độ dân số càng lớn, mức độ tập trung dân cư càng cao và ngược lại, mật
độ dân số càng nhỏ, mức độ tập trung dân cư càng thấp. Năm 2012, mật độ dân số
trung bình toàn thế giới là 52 người/km
2
. Những quốc gia có mức độ tập trung dân
cư rất cao như: Bănglađet (1136 người/km
2
), Xingapo (7212 người/km
2
), Manđivơ
(1065 người/km
2
), Hàn Quốc (492 người/km
2
). Ngược lại, có nhiều quốc gia mật độ
dân số rất thưa thớt như: Mông Cổ, Xurinam (2 người/km
2
), Canađa, Ostralia (3
người/km
2
)…
Mật độ dân số là đại lượng bình quân, nghĩa là chỉ sự phân bố đồng đều của
dân cư trên một lãnh thổ nào đó. VD: Năm 2011, cả nước Việt Nam có 87840 nghìn
người, sống trên diện tích 330957,6 km
2
, mật độ trung bình của dân số nước ta là
265 người/km
2
. Thực tế không hoàn toàn đúng như vậy vì có những vùng dân cư trù

mật như vùng đồng bằng sông Hồng (949 người/km
2
), TP Hồ Chí Minh (3589
người/km
2
), TP Hà Nội (2013 người/km
2
). Lại có những vùng dân cư thưa thớt như
vùng Tây Nguyên (97 người/km
2
), tỉnh Lai Châu (43 người/km
2
), KonTum (47
người/km
2
). Việc tính toán mật độ dân số trên một lãnh thổ càng nhỏ, chỉ số này
11
càng gần với hiện thực hơn.
1.2.2. Các loại mật độ khác
Tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu, người ta có thể tính toán và sử dụng
các loại mật độ dân số khác. Vấn đề là ở chỗ, trong biểu thức P/Q, chỉ có một phần
P hoặc Q được tính.
- Mật độ dân số đô thị là tương quan giữa số dân đô thị trên diện tích đất đô thị
ứng với số dân đó, đơn vị tính là người/km
2
.
- Mật độ dân số nông thôn là tương quan giữa số dân nông thôn trên diện tích
đất nông thôn tương ứng với số dân đó, đơn vị tính là người/km
2
.

- Mật độ lao động nông nghiệp là tương quan giữa số lao động nông nghiệp
trên diện tích đất nông nghiệp. Đơn vị tính là lao động/ha.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
Sự phân bố dân cư trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: Nhóm
nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố kinh tế – xã hội.
1.3.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng trong phân bố dân cư. Thông thường các
điểm dân cư phân bố ở khu vực có vị trí thuận lợi như: gần nguồn nước, gần nơi sản
xuất, giao thông thuận lợi…Vị trí địa lý có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho việc
trao đổi, tiếp cận giữa điểm dân cư này với điểm dân cư khác. Vị trí địa lý cũng tạo
điều kiện cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác trong khu
vực như: du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp…
Những nơi dân cư có vị trí thuận lợi thường tập trung đông dân cư từ đó tạo
sức hút với các điểm dân cư quanh đó làm hạt nhân cho điểm dân cư đô thị.
1.3.2. Nhóm nhân tố tự nhiên
1.3.2.1 Địa hình
Là cơ sở để quy định cư trú của dân cư. Đặc điểm của địa hình ảnh hưởng đến
phân bố dân cư chủ yếu:
- Dạng địa hình: Ảnh hưởng đến hình thái dân cư. Miền núi địa hình hiểm trở
đi lại khó khăn dân cư tập trung rất thấp, đồng bằng địa hình bằng phẳng mật độ
dân cư cao.
- Độ cao địa hình: Nếu địa hình quá cao thì áp suất không khí ảnh hưởng
12
đến sức khỏe dân cư, địa hình thấp sẽ gây ngập lụt vào mùa mưa. Do vậy nghiên
cứu phân bố dân cư cần xem xét kỹ vấn đề này.
- Độ dốc địa hình: Dân cư thường phân bố ở nơi dốc thoải, nơi có độ dốc địa
hình lớn dân cư tập trung thưa thớt vì ảnh hưởng đến đời sống (làm nhà cửa, sinh
hoạt…).
- Mức độ chia cắt của địa hình: Dân cư thường tập trung ở nơi địa hình ít bị
chia cắt vì việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi…thuận lợi. Trong

trường hợp có sự phân bố dân cư cần tính đến chi phí, tính an toàn cho người dân.
1.3.2.2 Khí hậu
Đối với khí hậu cần chú ý yếu tố sau đây:
- Lượng mưa: Nếu lượng mưa qúa nhỏ thì không đủ nước cung cấp cho khu vực
dân cư và hoạt dộng sản xuất, nếu lượng mưa quá lớn sẽ gây ra ngập úng, lũ lụt đặc biệt
là khu vực có mưa tập trung. Do đó khi phân bố dân cư ở những khu vực này cần phải
có biện pháp về thủy lợi để thoát nước vào mùa lũ, giữ nước vào mùa khô.
- Hướng gió thịnh hành: Xem xét hướng gió để nghiên cứu điều kiện khí hậu
đảm bảo sức khỏe cho con người.
- Nhiệt độ: Khi xem xét yếu tố nhiệt độ ta cần biết nhiệt độ cao nhất, thấp nhất
và biên độ nhiệt trung bình trong năm. Nếu biên độ nhiệt lớn, khả năng thích nghi
của con người thấp.
Như vậy khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố dân cư. Ở đâu có khí hậu
thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt thì dân cư tập trung đông và ngược lại.
1.2.2.3 Nguồn nước
Nước là một trong những nhân tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát
triển của dân cư. Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất và các hoạt động khác, nước
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cho dân cư. Giá trị nguồn nước góp phần quy
định hình thái và mật độ cũng như chức năng của điểm dân cư.
13
1.2.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
Là cơ sở cho các hoạt động kinh tế, quyết định sự tồn tại của dân cư, góp phần
làm thay đổi chức năng các điểm dân cư nông thôn.
- Tài nguyên đất: Sự phân bố dân cư không phải mang tính chất tạm thời mà
là cố định, vĩnh viễn. Trong quá trình phát triển các điểm dân cư tăng về quy mô
dân số, mở rộng hoạt động sản xuất, không gian sinh hoạt nên khi phân bố dân cư,
quy mô đất đai đóng vai trò quan trọng. Xem xét quy mô đất đai có thể đảm bảo sức
chứa hiện tại và nhu cầu mở rộng khu dân cư hay không. Nếu không tính toán sẽ
kìm hãm sự phát triển của khu dân cư.
- Tài nguyên khoáng sản: Là cơ sở để xây dựng các điểm công nghiệp, trung

tâm công nghiệp…Từ đó làm xuất hiện các điểm dân cư công nghiệp, dịch vụ là hạt
nhân thu hút dân cư, hình thành các điểm dân cư đô thị.
- Tài nguyên du lịch: Khu vực nào có thắng cảnh về tự nhiên như: rừng, suối
có khả năng xây dựng các tuyến, điểm du lịch thì ở đó có khả năng làm thay đổi
chức năng của điểm dân cư từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ du lịch và phát
triển công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp phục vụ du
lịch sẽ tạo điều kiện thu hút dân cư đông đúc từ đó chức năng thành thị được hình
thành trở thành điểm dân cư trung tâm thu hút các điểm dân cư khác.
1.2.3. Nhóm nhân tố kinh tế – xã hội
Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định sự hình thành và quá
trình thay đổi của phân bố dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa.
1.2.3.1. Các yếu tố về dân số
- Động lực tăng dân số:
Sự tăng lên hoặc giảm đi của dân số có thể dẫn đến sự thay đổi quy mô và cấu
trúc các điểm dân cư. Những khu vực kinh tế phát triển dân số tăng nhanh tạo sức
ép lớn vượt khỏi sức chứa lãnh thổ dẫn đến tình trạng thừa lao động, sản xuất đình
trệ, làm cho diện tích thổ cư tăng nhanh đồng thời làm giảm diện tích đất canh tác.
Trong trường hợp này cần thay đổi ngành nghề kỹ thuật sản xuất hoặc phải di
chuyển một bộ phận dân cư ra khỏi lãnh thổ hình thành điểm dân cư mới.
- Hiện trạng phân bố dân cư:
Khi tổ chức phân bố dân cư phải xem xét hiện trạng phân bố dân cư, nếu
14
không xem xét thì chúng ta không thể biết được sự phân bố dân cư hiện tại hợp lý
hay bất hợp lý. Sự phân bố dân cư thế nào cho hợp lý hơn, bởi vì phân bố dân cư là
vấn đề phức tạp nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu
vực mà còn ảnh hưởng đến an ninh chính trị.
Khi xem xét thực trạng ta cần lưu ý: Mật độ dân số các điểm dân cư, quy mô
dân số, số lượng các điểm dân cư, sự phân bố các điểm dân cư tập trung hay phân
tán, manh mún; các điểm dân cư phân bố có an toàn hay không. Sau khi xem xét
các vấn đề trên chúng đã phân bố hợp lý hay chưa? Có phù hợp với quy hoạch và

định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực hay không? Từ đó đưa ra kế
hoạch điều chỉnh sự phân bố.
- Phong tục, tập quán tôn giáo – văn hóa dân cư:
Trong quá trình định cư các hộ gia đình trong một điểm dân cư thường phân
bố liên tiếp nhau hình thành các làng, thôn, xóm…Các gia đình trong làng, thôn có
mối quan hệ sâu sắc có thể so sánh với quan hệ huyết thống “họ hàng, làng xóm”.
Quan hệ xóm làng này thường là “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Trong các làng xóm, ngoài các hoạt động sản xuất còn có những hoạt động đời
sống tinh thần văn hóa rất phong phú như: Lễ làng, hội phụ nữ, sinh hoạt tôn giáo…
làm cho tình cảm giữa con người và con người trở nên thắm thiết, sâu sắc. Những
nét đặc trưng đó tạo nên truyền thống tốt đẹp trong mỗi làng xóm từ ngàn xưa do đó
đã hình thành nên tư tưởng quê hương là nơi “chôn rau cắt rốn” là nơi cúng thờ tổ
tiên nên trong mọi trường hợp đều phải “bám đất bám làng”. Do đó việc di chuyển
dân cư ra khỏi lãnh thổ làng là một điều hết sức khó khăn. Đây là một yếu tố quan
trọng, cần chú ý trong nghiên cứu phân bố dân cư.
Khi nghiên cứu phân bố dân cư cần chú ý: Cần nghiên cứu các hộ gia đình có
cùng quan hệ huyết thống, làng xóm, sinh hoạt văn hóa ở gần nhau, các yếu tố ảnh
hưởng tới sự phân bố dân cư để xem xét việc phân bố dân cư chịu ảnh hưởng của các
nhân tố nào. Điều này sẽ thuận lợi trong quá trình nghiên cứu phân bố dân cư. Trên cơ
sở nghiên cứu đó sẽ tạo điều kiện cho việc quy hoạch các cụm, điểm dân cư mới.
1.3.3.2. Sự phát triển kinh tế
- Hiện trạng phát triển kinh tế: Quy định sự phân bố dân cư của khu vực đó.
Nếu trong cơ cấu kinh tế mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất mang tính tự
cung tự cấp thì phân bố dân cư thường mang tính chất phân tán, rời rạc vì sự phân
bố dân cư như vậy nó phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Nếu trong cơ cấu công
15
nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thì sự phân bố dân cư mang tính chất tập
trung. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ càng phát triển mạnh thì mức độ tập trung
dân cư càng lớn.
- Xu hướng phát triển kinh tế: Dân cư nông thôn có chức năng ban đầu chủ

yếu là sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Xu hướng thay đổi trong sản xuất áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, chuyên môn hóa sản xuất các ngành nghề
trong nông nghiệp được đa dạng…Từ đó chức năng của thành thị dần được hình
thành trong nông thôn. Trong quần cư nông thôn xuất hiện một hệ kinh tế mới. Giữa
các điểm dân cư có sự phân hóa về quy mô và chức năng. Một số điểm dân cư có
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều ngành sản xuất công
nghiệp và dịch vụ được hình thành. Những điểm này có dân số tập trung ngày càng
đông, chức năng thay đổi trở thành điểm dân cư trung tâm và tạo ra lực hút đối với
các điểm dân cư xung quanh.
1.3.3.3. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Sản xuất ngày càng phát triển thì sự phù hợp, mối quan hệ tác động qua lại
giữa phân bố dân cư và sản xuất thể hiện ở chỗ: Các điểm quần cư là nơi cung cấp
lao động thuận lợi nhất cả về số lượng và chất lượng cho sản xuất, nơi ở và nơi làm
việc hợp lý. Nghiên cứu phân bố dân cư nhằm tạo ra cơ sở để xác định vị trí sản
xuất. Mật độ, quy mô các điểm dân cư, ngành nghề truyền thống, đặc điểm văn hóa
tôn giáo liên quan đến hiệu quả của việc sử dụng lao động.
Mối quan hệ giữa phân bố dân cư và sản xuất thể hiện rõ nét trong sản xuất
nông nghiệp. Trên thế giới có nhiều khu vực nông nghiệp đông dân nhưng cũng có
nơi thưa dân. Vì vậy những vùng trồng lúa nước cũng là vùng dân cư trù mật nhất
như: đồng bằng Ấn Hằng (Ấn Độ), Sông Nin (Ai Cập), ở Việt Nam có đồng bằng
sông Hồng. Ngược lại những vùng trồng lúa mì, ngô dân cư không đông do không
cần nhiều nguồn nhân lực.
Vấn đề cư trú của dân cư ảnh hưởng tới sản xuất: Đặc điểm ngành nghề,
trình độ dân cư trong địa bàn cư trú. Việc tập trung những khu vực dân cư có cùng
chuyên môn, cùng cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho họ có sự trao đổi về kỹ thuật,
kinh nghiệm sản xuất. Những sản phẩm của làng nghề truyền thống thường có giá
trị về mặt văn hóa. Ví dụ như ở Việt Nam có chiếu (Nga Sơn - Thanh Hóa), lụa (Hà
Đông - Nam Định). Mối quan hệ giữa cư trú và sản xuất có ý nghĩa lớn trong phân
bố dân cư đặc biệt là xây dựng các điểm dân cư mới. [125;8]
16

1.3.3.4. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
Trước đây cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật chưa phát triển, dân cư nông thôn
chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển
các chức năng của thành thị dần dần xuất hiện, phát triển các điểm dân cư có sự
phân hóa về quy mô và chức năng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, dân cư ngày càng có những nhu cầu xã hội hóa
như điện, nước, thông tin liên lạc…Những nhu cầu ngày càng lớn và đòi hỏi chi phí
lớn. Vấn đề đặt ra là mức độ chi phí các công trình và hiệu quả của các công trình.
Phân bố dân cư có quan hệ với xây dựng cơ sở hạ tầng thể hiện ở chỗ:
- Mật độ và quy mô các điểm dân cư: Nếu mật độ thấp và quy mô dân số nhỏ
sẽ rất khó khăn trong việc hạ giá thành sử dụng, đặc biệt là các nước kém phát triển
bình quân đầu người thấp.
- Mật độ dân cư và sự phân bố: Mật độ các điểm dân cư phản ánh khoảng cách
giữa các điểm, khoảng cách càng lớn, việc xây dựng càng khó khăn.
1.3.3.5. Chuyển cư
Chuyển cư có ảnh hưởng ít nhiều tới sự phân bố dân cư:
- Những khu vực dân số tăng nhanh tạo sức ép đối với sức chứa lãnh thổ, thừa
lao động, sản xuất đình trệ. Ngược lại khu vực dân số ít có sự thay đổi sẽ gây thiếu
lao động, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.
- Các dòng chuyển cư ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dân số: Chuyển cư tác
động trực tiếp đến quy mô dân số (tăng ở vùng nhập cư và giảm ở vùng xuất cư);
Chuyển cư làm thay đổi chất lượng dân cư do những đặc trưng văn hóa, trình độ
chuyên môn, tay nghề, phong tục tập quán, sinh hoạt của những người nhập cư;
Chuyển cư ảnh hưởng lớn đến cấu trúc dân số (cơ cấu tuổi và giới tính).
- Chuyển cư ảnh hưởng tới phát triển kinh tế – xã hội: Chuyển cư mang bản
chất kinh tế - xã hội sâu sắc. Nguyên nhân là do điều kiện sống, thu nhập, nhu cầu
về sản xuất…Ngoài ra chuyển cư có vai trò quan trọng trong việc phân bố lại lực
lượng sản xuất, nguồn lao động theo lãnh thổ. Chuyển cư còn góp phần hình thành
và hoàn thiện thị trường lao động giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị đồng
thời chuyển cư cũng tạo nên các mối quan hệ xã hội mới, các giá trị xã hội mới như:

các điều kiện chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, đời sống văn hóa tinh thần…
- Sự phân bố dân cư mang tính quy luật nhưng vô cùng phức tạp. Các nhân tố
17
tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử tác động tới dân cư không phải là riêng lẻ, rời rạc.
Sự tác động của các nhân tố có tính tổng hợp trong mối tác động qua lại chặt chẽ
giữa chúng với nhau, trong đó nổi lên hàng đầu là nhân tố kinh tế - xã hội.
1.3.6 Đô thị hóa
Đô thị hóa được hiểu là quá trình hình thành và phát triển các thành phố.
Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch sử hàng ngàn năm vẫn
tồn tại và phát triển. Sự gia tăng về số lượng và quy mô các thành phố về dân số,
diện tích từ đó làm thay đổi tương quan dân số thành phố và nông thôn; vai trò kinh
tế, chính trị, văn hóa của thành phố, môi trường sống là những vấn đề được các nhà
nghiên cứu đô thị hóa quan tâm.
Đô thị hóa là khái niệm rộng, bao hàm cả nội dung di dân nông thôn – thành
phố. Xét trên phương diện này, di dân nông thôn – thành phố là yếu tố quan trọng
làm thay đổi dân số thành phố. Hai yếu tố khác nữa là: tăng tự nhiên bởi chính dân
thành thị và mở rộng địa giới các thành phố.
Đô thị hóa là hiện tượng mang tính toàn cầu và có những đặc điểm sau đây:
- Số lượng các thành phố, kể cả thành phố lớn tăng nhanh.
- Quy mô dân số trong các thành phố ngày càng lớn, số lượng thành phố trên
một triệu dân ngày càng tăng nhanh,
- Việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, liên
quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên vùng đô thị. Thông
thường vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh chúng là các
thành phố vệ tinh.
- Dân số thành phố có xu hướng tăng nhanh do cường độ quá trình di dân
nông thôn – thành phố đang làm thay đổi tương quan dân số thành thị – nông thôn.
- Mức độ đô thị hóa biểu thị trình độ phát triển kinh tế – xã hội nói chung song
có đặc thù riêng mỗi nước. Đối với nước phát triển, đô thị hóa diễn ra theo chiều
sâu, chất lượng cuộc sống ngày càng hoàn thiện trong khi đó các nước đang phát

triển tốc độ đô thị hóa rất cao đặc biệt trong các thập kỷ gần đây, đô thị hóa diễn ra
theo chiều rộng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết như: thất
nghiệp, đói nghèo, ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội. [127;8]
1.3.3.7. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội
Dân số và kinh tế là hai quá trình tác động qua lại mạnh mẽ và có quan hệ mật
18
thiết với nhau. Mối quan hệ đó bắt nguồn từ vai trò hai mặt của con người trong đời
sống kinh tế. Một mặt con người là “lực lượng sản xuất đầu tiên” mặt khác con
người vừa là lực lượng hưởng thụ những kết quả của sự phát triển kinh tế.
Định hướng phát triển kinh tế – xã hội có mối quan hệ hai chiều với sự phân bố
dân cư một khu vực nào đó. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn nhất định
mà đường lối, chính sách xây dựng kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, khu vực, vùng
miền sẽ khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân
dân, phân bố hợp lý các ngành sản xuất phù hợp với các cụm, điểm dân cư.
Định hướng phát triển kinh tế – xã hội góp phần vào việc phát triển kinh tế và
giải quyết các vấn đề cơ bản, chủ yếu của xã hội như: phân bố dân cư như thế nào
cho hợp lý, sử dụng tài nguyên như thế nào để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Thực
tế đã chứng minh đường lối chính sách phát triển kinh tế đúng đắn tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển nhanh và ngược lại nó sẽ cản trở đối với phát triển kinh tế –
xã hội.
1.4. Một số mô hình phân bố dân cư
Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch phát triển về mặt lý luận và thực tiễn,
nhất là trong thời gian gần đây đã có nhiều mô hình về quy hoạch dân cư của các
vùng được đề xuất và áp dụng với nhiều quốc gia trên thế giới.
1.4.1. Mô hình tuyến điểm
Mô hình tuyến điểm được nghiên cứu và đề xuất ở nhiều nước trên thế giới
như: Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc và một số nước khác.
Đặc điểm cơ bản của mô hình này là sự tập trung và phân bố dân cư đồng đều
các trung tâm sản xuất, dịch vụ dựa trên sự phát triển nhanh của các đô thị vừa và
nhỏ trong vùng.

Ưu điểm:
- Với mô hình này có thể giảm bớt sự không công bằng trong phát triển kinh tế
giữa các vùng và các khu vực trong vùng.
- Mô hình này có thể hạn chế sự cư ngụ tự phát, không kiểm soát được theo quy
hoạch vùng. Người ta hy vọng sẽ tiết kiệm đất đai sử dụng cho cư trú, phân bố tốt hơn
các cây trồng, cây xanh và tổ chức có hiệu quả giao thông công cộng trong vùng.
Nhược điểm:
- Việc mở rộng đất đai cư trú diễn ra không theo định hướng của mô hình này
nghĩa là vẫn tự phát, khó điều tiết và kiểm soát được.
- Việc mở rộng đất cư trú dọc theo các trục gặp nhiều cản trở (địa hình, đất
19
canh tác…) do không có đất thuận lợi. Các trung tâm, đô thị vẫn mở rộng theo
hướng tập trung tâm vì nó thuận lợi và có nhiều hiệu quả kinh tế – xã hội.
- Cảm giác không gian điểm dân cư một điểm cách xa trung tâm một làng xã,
một đô thị nhỏ có còn thuộc vào không gian điểm dân cư đó nữa không nếu như
một điểm dân cư đó kéo dài nhiều km.
1.4.2. Mô hình tầng bậc
Đây là mô hình phổ biến nhất trong nghiên cứu quy hoạch và phát triển hệ
thống dân cư của nhiều vùng và nhiều quốc gia trên thế giới. Cốt lõi của mô hình
này là hệ thống phân cấp của các điểm trung tâm trong vùng, giữa các trung tâm
này là các điểm dân cư nông thôn, đất đai canh tác và nghỉ dưỡng. Mô hình tầng bậc
khuyến khích xu hướng tập trung phát triển của các đô thị và các đô thị lớn.
Trong thực tiễn của quy hoạch và phát triển hệ thống dân cư của vùng, nhu
cầu đất đai cư trú mở rộng chủ yếu phát triển trong các địa khu của các trung tâm
vùng – các đô thị. Các điểm dân cư không có chức năng trung tâm vẫn tồn tại đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt và cư trú, chỉ cần phát triển mở rộng ở mức độ hạn hẹp diện
tích đất cư trú cho nội bộ các điểm dân cư. Mô hình này có ý nghĩa nổi bật về lý
luận và thực tiễn và trở thành cơ sở chủ đạo phân bố các điểm dân cư trong vùng ở
nhiều nước trên thế giới.
1.4.3. Mô hình chuỗi

Là mô hình vừa phát huy được mặt tốt và khắc phục mặt hạn chế của các mô
hình trên. Mô hình chuỗi được phân ra tuyến chuỗi và tam giác chuỗi.
20
a. Mô hình tuyến chuỗi
Các đô thị cũ và mới dự kiến được phân bố trên cơ sở mạng lưới giao thông
chính như đường sắt, đường bộ dẫn đến các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của
vùng tạo thành các tuyến, chuỗi, điểm dân cư. Mô hình này thích hợp với địa bàn
rộng lớn, dân cư thưa thớt hoặc phân bố tập trung trong các đô thị hoặc điểm dân cư
kiểu đô thị trong các vùng công nghiệp khai thác và vùng rừng núi.
b. Mô hình tam giác chuỗi
Dựa trên mạng lưới giao thông tam giác ở các đầu mối giao thông là các đô
thị. Giữa các tam giác là chuỗi điểm dân cư nông thôn. Mô hình này có ưu thế là có
khả năng xóa bỏ nhanh sự khác biệt cơ bản giữa nông thôn và đô thị, sử dụng triệt
để các lợi thế của đô thị và nông thôn trong các vùng, qua các đơn vị, nhóm dân cư.
Song hệ thống giao thông dày đặc, phức tạp và tốn kém nhất là giao thông phụ nối
các điểm dân cưc nhỏ lại với nhau làm cho các đầu mối giao thông vào đô thị quá
phức tạp. Mô hình này quá trừu tượng, lý thuyết và không phù hợp với địa bàn có
địa hình phức tạp.
Cũng như mô hình tuyến điểm, mô hình chuỗi có ưu điểm thuận lợi trong tổ
chức giao thông công cộng. Song nhiều hay ít cũng có hạn chế tương tự như mô
hình tuyến điểm do các điểm dân cư kéo dài theo các trục.
1.4.4. Mô hình vùng lãnh thổ đô thị hóa
Ý đồ của mô hình này là tạo nên một hệ thống các đô thị hài hòa, cân đối
nhằm hạn chế sự phát triển quá nhanh của các đô thị trung tâm vùng, tăng cường
phát triển các đô thị vừa và nhỏ, qua đó xóa bỏ dần những sự khác biệt và chênh
lệch điều kiện sống và lao động giữa đô thị và nông thôn.
Tóm lại mô hình tuyến điểm và tầng bậc là hai mô hình cơ bản trong nghiên
cứu quy hoạch phân bố dân cư của vùng; Trong đó theo các chuyên gia, mô hình
tuyến điểm không thích hợp với sự phát triển của hệ thống dân cư thực tiễn, nghĩa
là không phù hợp với điều kiện hiện nay, còn mô hình tầng bậc cũng có những hạn

chế. Do đó bên cạnh việc nghiên cứu, đề xuất các mô hình lý thuyết, cần đề xuất các
tiêu chuẩn cho kiểm tra đánh giá các phương án quy hoạch trong các vùng.
1.4 Phân bố dân số ở Việt Nam
Cũng giống như ở các nước trên thế giới, sự phân bố dân cư ở nước ta phụ
thuộc vào các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, lịch sử…Tùy theo từng thời gian và
lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động một cách khác nhau để tạo nên bức tranh
phân bố dân cư như hiện nay.
21
Phân bố dân cư ở Việt Nam có hai đặc điểm cơ bản sau:
1.4.1 Phân bố dân cư có sự biến động theo thời gian
Bảng 2: Dân số trung bình phân theo địa phương thời kỳ 1995 – 2011
Nghìn người
Vùng 1995 2000 2005 2010 2011
Cả nước 71995.5 77630.9 82392.1 86932.5 87840
Trung du và miền núi Bắc Bộ 9522.9 10204.4 10798.7 11177 11290.5
Đồng bằng sông Hồng 17078.4 18060.7 18976.7 19803.3 19999.3
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 17201.2 18218.3 18608.6 18943.5 19046.5
Tây Nguyên 3384.8 4246.4 4768.2 5207.4 5282
Đông Nam Bộ 9276.3 10604.5 12380.6 14545.9 14890.8
Đồng bằng sông Cửu Long 15531.9 16296.6 16859.3 17255.4 17330.9
Dân số Việt Nam tăng rất nhanh qua các năm. Năm 1995 dân số Việt Nam là
gần 72 triệu người, 10 năm sau (đến năm 2005) dân số tăng thêm hơn 10 triệu người
để đạt con số 82 triệu dân. Năm 2011 dân số Việt Nam hơn 87 triệu người, là nước
có dân số đứng thứ 13 trên thế giới.
Đặc biệt Việt Nam đã xảy ra tình trạng bùng nổ dân số vào nửa cuối những
năm 50 của thế kỷ XX. Nếu sau 70 năm (1921 - 1990) dân số nước ta tăng thêm
50,7 triệu người thì trong 35 năm đầu (1921 - 1955) chỉ tăng thêm 9,4 triệu còn 35
năm sau (1956 - 1990) đã tăng thêm 41,3 triệu người. Thời gian dân số tăng gấp đôi
liên tục được rút ngắn: từ 40 năm (1921 - 1960) xuống còn 25 năm (1960 - 1985).
1.4.2. Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian

Phân bố dân cư không đều trên vi mô và vĩ mô. Sự phân bố dân cư không đều
theo không gian tạo nên sự đối lập giữa đồng bằng và vùng núi, giữa thành thị và
nông thôn.
1.4.2.1. Sự phân bố dân cư ở đồng bằng
Đồng bằng là nơi dân cư trù mật. Trên lãnh thổ chưa đầy ¼ diện tích tự nhiên
đã tập trung hơn ¾ số dân của cả nước. Sự tập trung dân cư đông ở đồng bằng là do
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và đời sống đồng thời đặc trưng sản xuất nông
nghiệp lúa nước ở đồng bằng yêu cầu cần nhiều lao động.
Đồng bằng sông Hồng với diện tích 21068.1km
2
là địa bàn cư trú của 19999.3
nghìn người (năm 2011). Dân cư quy tụ đôg nhất ở khu vực trung tâm (Hà Nội, Bắc
Ninh, Hưng Yên), ở phần Đông và Đông Nam châu thổ (Hải Phòng. Thái Bình).
Mật độ dân số cao có quan hệ trực tiếp với nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và
22
cơ cấu nghành nghề đa dạng. Sự hiện diện của các thành phố, trung tâm công
nghiệp, dịch vụ lớn cũng góp phần vào việc làm tăng mật độ dân số của đồng bằng.
Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 40518.5km
2
có số dân 17330.9 nghìn
người. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực tam giác châu và dọc theo hai nhánh
sông chính như: Tiền Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ…
Hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm năng nông nghiệp
không lớn như hai đồng bằng trên nên mật độ dân số không cao lắm (199
người/km
2
).
1.4.2.2. Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi
Nước ta có ¾ diện tích đồi núi. Mặc dù khu vực này có nhiều nguồn lực để phát
triển kinh tế nhưng dân cư vẫn còn thưa thớt (chỉ chiếm ¼ dân số). Đây chủ yếu là địa

bàn cư trú của các dân tộc ít người, một mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế còn
thấp và măt khác thể hiện ảnh hưởng của địa hình đến sự cư trú của con người.
Nhìn chung địa hình càng cao, mật độ dân số càng thấp. Giữa các vùng trung
du và miền núi mật độ rất khác nhau. Ở Đông Bắc dân cư khá đông đúc như Bắc
Giang (410 người/ km
2
), Phú Thọ (375 người/ km
2
). Ngược lại ở một số tỉnh vùng
cao mật độ dân số thấp như Bắc Kạn (61 người/ km
2
), Cao Bằng (77 người/ km
2
).
Khác với Đông Bắc, ở vùng Tây Bắc địa hình hiểm trở, dân cư phân tán và quá thưa
thớt so với mật độ trung bình của cả nước: Lai Châu (43 người/ km
2
).
Tây Nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng, đất bazan màu mỡ nhưng
sự phân bố dân cư không tương xứng với tiềm năng của vùng. Tỉnh Kon Tum có mật
độ dân cư thấp thứ hai cả nước (47 người/ km
2
), Đăk Nông (79 người/ km
2
).
1.4.2.3. Sự phân bố dân cư ở thành thị và nông thôn
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn với sự
vượt trội về số dân ở nông thôn so với thành thị. Là một quốc gia nông nghiệp được
hình thành từ lâu đời nhưng bị chế độ phong kiến và thưc dân thống trị quá lâu dài,
kìm hãm sự phát triển kinh tế cùng với các cuộc chiến tranh liên tục, hệ thống thành

phố của nước ta vừa ít lại vừa chậm phát triển.
Từ sau khi miền Bắc được giải phóng, quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa đã khai sinh và thúc đẩy sự phát triển của một số đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị đã
tăng dần từ 8,7% năm 1960 lên 21,3% năm 1975. Ở các tỉnh miền Nam, quá trình
đô thị hóa và tập trung dân cư vào thành phố lại diễn ra rất nhanh do dân cư từ các
vùng nông thôn miền Nam trong thời kỳ chiến tranh đã dồn về khu vực thành thị,
23
nhất là các đô thị lớn để lánh nạn và làm ăn sinh sống vì vậy tỷ lệ đân số thành thị ở
miền Nam rất cao 21,5% năm 1960 và 31,3% trước năm 1975.
Sau khi thống nhất đất nước, số dân thành thị giảm nhanh cả về số lượng và tỷ
trọng: 21% năm 1975 rồi 20,6% năm 1976 và 19,24% năm 1979. Nguyên nhân chủ
yếu do việc hồi hương của dân cư các thành phố lớn ở miện Nam sau ngày giải
phóng và do công tác điều động lao động và dân cư đi xây dựng các khu kinh tế
mới, chủ yếu là từ các thành phố và thị xã. Vào đầu những năn 80 của thế kỷ XX,
quá trình hồi hương từ các thành phố lớn hầu như đã kết thúc, việc điều động dân
cư và lao động đi các vùng kinh tế mới dần dần đi vào chiều sâu, chủ yếu theo
hướng nông thôn – nông thôn. Cùng với đường lối đổi mới nền kinh tế, việc thực
hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước làm cho dân số thành thị tăng dần từ
20,1% năm 1996 lên 23,5% năm 1999, 29,6% năm 2009 và 31,8% năm 2011.
Đến năm 2011, số dân thành thị là 27888,2 nghìn người, số dân sống ở nông
thôn là 59951,8 nghìn người. So với thế giới và các nước trong khu vực, tỷ lệ dân
thành thị của nước ta tương đồi thấp. Số dân ở nông thôn quá lớn phản ánh trình độ
thấp của quá trình công nghiệp hóa và phát triển chậm của nhóm ngành dịch vụ.
Sự phân bố dân cư nông thôn và thành thị cũng khác nhau theo vùng lãnh thổ.
Các vùng có tỷ lệ dân thành thị khá cao là Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ. Ở các vùng còn lại tỷ lệ dân nông thôn cao hơn mức trung bình cả nước.
Bảng 3: Phân bố dân cư nông thôn thành thị theo vùng năm 2011 (%)
Các vùng
Tỷ lệ dân
thành thị

Tỷ lệ dân
nông thôn
Tổng
cộng
Cả nước 31,8 68,2 100
Trung du và miền núi Bắc Bộ 16,9 83,1 100
Đồng bằng sông Hồng 54,8 45,2 100
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 26,2 73,8 100
Tây Nguyên 28,9 71,1 100
Đông Nam Bộ 60,9 39,1 100
Đồng bằng sông Cửu Long 24,3 75,7 100
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG
PHÂN BỐ DÂN CƯ HUYỆN CẨM XUYÊN
I. Điều kiện ảnh hưởng
I.1. Điều kiện tự nhiên
24
I.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cẩm Xuyên nằm về phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Ở giữa ba trung
tâm kinh tế quan trọng của tỉnh là: Thành phố Hà Tĩnh, cảng Vũng Áng và mỏ sắt
Thạch Khê.
Phía Bắc giáp thị xã Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà,
Phía Nam giáp huyện Kỳ Anh
Phía Tây giáp huyện Hương Khê và một phần của tỉnh Quảng Bình,
Phía Đông giáp biển Đông.
Toàn huyện có 25 xã và 2 thị trấn đó là: Cẩm Yên, Cẩm Hoà, Cẩm Dương,
Cẩm Nam, Cẩm Huy, Cẩm Thăng, Cẩm Quang, Cẩm Bình, Cẩm Vịnh, Cẩm Thành,
Cẩm thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Mỹ, Cẩm Quan, Cẩm Sơn, Cẩm Thịnh, Cẩm Hưng,
Cẩm Hà, Cẩm Phúc, Cẩm Nhượng, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Trung, Cẩm Minh,
Cẩm Lạc, thị trấn Cẩm Xuyên, thị trấn Thiên Cầm.
Thị trấn Cẩm Xuyên là trung tâm huyện lị nằm trên quốc lộ 1A cách thành phố

Hà Tĩnh 26 km về phía Bắc.
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 25 km ngoài ra còn có
quốc lộ 4, đường tỉnh: 32 Km, đường huyện: 98Km, đường xã: 718Km. Ngoài ra
còn có các sông Ngàn Mọ, sông Quèn, sông Rác là những tuyến giao thông nối
Cẩm Xuyên với các huyện lân cận.
I.1.2. Khí hậu
Cẩm Xuyên thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa.Thời tiết trong một năm luôn
thay đổi thất thường và thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão.
Khí hậu được phân thành hai mùa rõ rệt:
Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV đến tháng VIII, trong thời gian này nhiệt độ
trung bình 35,5
0
C; Đặc biệt từ tháng VI đến tháng VII nhiệt độ lên đến 39 - 40
0
C và
chịu ảnh hưởng nặng của gió mùa Tây Nam khô nóng (gió Lào).
Mùa lạnh từ tháng 11 - 3, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ
trung bình 18
0
C. Thấp nhất 12
0
C
Do vị trí kề liền biển và địa hình cao ở phía Tây có tác dụng chắn gió từ biển thổi
vào nên khí hậu của Cẩm Xuyên điều hòa hơn so với các địa phương khác trong tỉnh.
Khí hậu có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Nhiệt độ: Trung bình: 24
0
C, cao nhất: 38
0
C, thấp nhất: 12

0
C.
Lượng mưa: Trung bình cả năm: 2438mm, cao nhất: 3570mm, thấp nhất:
1420mm.
Độ ẩm không khí: 87%. Lượng bốc hơi trung bình năm: 820mm
Số giờ nắng trong năm: 1625 giờ.
Thời gian, mùa lạnh kéo dài: 90 – 105 ngày.
25

×