MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 10
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 10
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÙNG LẶP VÀ TÁI SINH HÌNH TƯỢNG 10
!"#$%&'()*+,-.
./$%&01.2
32
CHƯƠNG 2 33
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 33
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT, 33
SỰ PHA TRỘN THỂ LOẠI, KÍ ỨC NGÔN NGỮ 33
VÀ SỰ TÁI SINH CỦA CÁC TỪ/CỤM TỪ CỐ ĐỊNH 33
.,34567()*+,-!89:
.;4567'()*+,-!86<"#"
..;4567'()*+,-!86<4=
..:>'+'()*+,-?.
..;@@A>(BC ?.
...:D(+'()*+,-?
...ED(+?
....:D(+'()*+,-?
.,34567'()*+,-!83F$D
8G1@8 9HI
.,8G1@86B
..,8G1@80@
54
CHƯƠNG 3 55
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 55
TỪ GÓC ĐỘ BIỂU TƯỢNG VÀ DẪN DỤ VĂN BẢN 55
QUAN NIỆM TÔN GIÁO 55
;4567'()*+,-8!6>"#
J>"#"@+"AKC567
.J>"#L
J>"#M
?J>"#@.
.NOP1567Q@$''()*+,-?
.NOP1/'()*+,-?
..NOP1$DRQ@S''()*+,-M
C. PHẦN KẾT LUẬN 72
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tính liên văn bản/liên văn bản (Intertxtuality/Intertext) là một khái
niệm lí luận hiện đại xuất hiện ở phương Tây cuối những năm 1960 và trở
thành lý thuyết quan trọng của nghiên cứu văn học những thập kỉ cuối thế kỉ
XX đầu thế kỉ XXI. Nó được khởi nguồn từ M.Bakhtin và chính thức được
J.Kristeva đặt ra và phát triển. Liên văn bản nhanh chóng được nhà giải cấu
trúc xiển dương, hình thành phương pháp tiếp cận liên văn bản trong phê bình
nghiên cứu văn học. Sự xuất hiện của lý thuyết liên văn bản đã mở ra những
khả năng khai thác tác phẩm văn học mới, thực sự thú vị. Với lí thuyết này,
tác phẩm được đặt trong những mối liên hệ có tính tương tác với những văn
bản khác để làm bật nổi những ẩn số nằm sâu trong đó. Có thể nói việc phát
hiện ra liên văn bản đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nghiên cứu tác
phẩm văn học, làm thay đổi một cách đầy thuyết phục các quan niệm truyền
thống về văn chương.
1.2. Hàn Mạc Tử (1912- 1940) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ
mới. Mặc dù ra đi ở độ tuổi 28 nhưng tên tuổi của anh đã in đậm trên thi đàn
dân tộc. Chế Lan Viên - một người bạn, một nhà thơ cùng thời khi đánh giá về
Hàn Mạc Tử đã cho rằng: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau,
những cái tầm thường, mực thước kia tan biến đi và còn lại của cái thời kì
này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mạc Tử”. Còn như nhận xét của Kiều Văn:
“Hơn nửa thế kỷ qua, không thể đếm xuể những con người thuộc mọi tầng
lớp, mọi trình độ, đã nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Hàn Mạc Tử,
không thể đong được những dòng lệ mà người đời đã nhỏ xuống khóc người
thi sĩ tài hoa bạc mệnh ấy”. Khi đánh giá về thơ Hàn Mạc Tử, Vương Trí
Nhàn đã viết: “Trước mắt chúng ta có một giọng thơ độc đáo không chia sẻ
âm hưởng với ai hết. Thơ Hàn Mạc Tử đại diện cho một khuynh hướng thơ
độc đáo, với nhiều tìm tòi táo bạo”. Những nhận định trên đây cho thấy lòng
1
yêu mến, sự đồng cảm của công chúng đối với con người và thơ ca Hàn Mạc
Tử. Mặt khác, nó cũng cho ta thấy được sự độc đáo trong các sáng tác thơ Hàn
Mạc Tử mà những tác phẩm đó được đánh giá là “có một không hai” trong
làng thơ Việt Nam.
Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình, những cuộc hội thảo nghiên
cứu, phê bình thơ Hàn Mạc Tử. Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát tư liệu
sách, báo, tạp chí cho đến Bài tập lớn, Tiểu luận, Khóa luận ở trường Đại học
Sư phạm tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu sâu tác phẩm này dưới góc
nhìn liên văn bản. Việc nghiên cứu thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn liên văn bản
là một hướng giải mã mới, phù hợp với xu thế nghiên cứu văn học hậu hiên
đại, là một phương thức tiếp cận tác phẩm đầy tiềm năng và thích ứng với mọi
văn bản nghệ thuật. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: Tính liên
văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên văn bản
Liên văn bản là một lý thuyết được giới nghiên cứu phê bình phương
Tây rất quan tâm và không còn xa lạ gì với họ. Đây là thuật ngữ do nhà lý
luận hậu cấu trúc người Pháp gốc Bungari, Julia Kristeva đề xuất và xuất hiện
chính thức vào năm 1967. Đã có hàng loạt công trình chính thức xác lập cho
nó vị trí quan trọng trong hệ thống các lý thuyết nghiên cứu văn học như:
Palimpsestes: la litérature au second desgré (1982) của Gérand Genette,
Intertextuality - The New critical Idiom (2000) của Graham Allen,
Intertextuality in Faulkner của Gresset, Intertextuality: Theories and Praticies
( 1900) do Michael Wrton và Judith Still biên tập; Intertextuality: Debates
and Context của Mary Orr (2004); Michael Riffaterre với tác phẩm La
Production du texte, Seuil, 1979; Tiphaine Samoyault với tác phẩm
L’Intertextualite: Memoire de la literature,… đã khẳng định chổ đứng của lý
thuyết này trong hệ thống các lý thuyết nghiên cứu văn học.
2
Ở Việt Nam, người đầu tiên giới thiệu và thể nghiệm đọc thơ theo quan
niệm liên văn bản của Riffaterre là Hoàng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp
học). Tiếp theo đó các công trình dịch thuật, giới thiệu và phân tích các quan
niệm lí thuyết liên văn bản của các nhà nghiên cứu nước ngoài ở Việt Nam
như: Liên văn bản - sự xuất hiên khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề
của tiến sĩ.L.P.Rjanskaya do Ngân Xuyên dịch; Intertextuality của Graham
Allen do Nguyễn Văn Thuấn dịch; Các công trình của Nguyễn Văn Thuấn:
Liên văn bản: từ MiKhail Bakhtin đến Julia kristeva; Dẫn luận lí thuyết liên
văn bản, Chương I của đề tài: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới
góc nhìn liên văn bản…, đặc biệt là luận án tiến sĩ có tên Liên văn bản trong
sáng tác Nguyễn Huy Thiệp.
Về sách báo, tạp chí có đề cập đến lý thuyết liên văn bản: tác giả Dương
Thị Ánh Tuyết trong cuốn Tự sự học (phần2) do Trần Đình Sử chủ biên có bài
viết Tính liên văn bản trong tiểu thuyết Mark Twain; Cuốn Văn học hậu hiện
đại thế giới - những vấn đề lý thuyết do Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân,
Nguyễn Thị Hoài Thanh tập hợp và biên soạn cũng có bài viết về lý thuyết
này. Đối với chúng tôi, những công trình trên rất có ý nghĩa trong việc cung
cấp một bộ khung lí thuyết cần thiết và đúng đắn để chúng tôi triển khai đề tài
này một cách hợp lí.
Về tư liệu mạng chúng tôi khảo sát có những bài viết đáng chú ý. Tiến sĩ
Phan Huy Dũng có bài Đàn ghi ta của Lor-car của Thanh Thảo dưới góc nhìn
liên văn bản (Tạp chí nghiên cứu văn hoc số 12, 2008); Mục Văn bản và liên
văn bản (trong Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học của Nguyễn Hưng
Quốc); Bài Khoảng trống văn chương và tiếp cận liên văn bản của Nguyễn
Nam đăng trên Tạp chí văn học tháng 4 năm 2004, … Ngoài ra còn có các
công trình khóa luận của trường ĐHSP Huế, ví dụ: Tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh nhìn từ lí thuyết liên văn bản (Phạm Thị Thanh Hoa), Liên văn
bản trong tiểu thuyết Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương (Hà Thị Lan
Hương), Tên của đóa hồng của Umberto từ góc nhìn liên văn bản (Lê Thị
3
Bích Thủy),…Có thể khẳng định, việc giới thiệu, nghiên cứu lí thuyết và vận
dụng tiếp cận liên văn bản cho đến nay đã đạt những thành tựu nhất định, góp
phần vào đổi mới nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta.
2.2. Về thơ Hàn Mạc Tử
Về thơ Hàn Mạc Tử, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên
cứu: Hàn Mạc Tử về tác giả và tác phẩm NXB GD, 2003, Phan Cư Đệ tuyển
chọn; Đôi nét về thi pháp Hàn Mạc Tử của Phan Cư Đệ [6, tr.27]; Hàn Mạc
Tử - Một hồn thơ lạ mà rất quen Hà Minh Đức [6, tr.217]; Hàn Mạc Tử một
tư duy thơ độc đáo - Đỗ Lai Thúy [26, tr.217]; Hàn Mạc Tử: trăng và thơ-
Đào Trường Phúc [6, tr.507]; Đặc trưng của hồn thơ Hàn Mạc Tử - Phùng
Quý Nhâm [6, tr.524], Hàn Mạc Tử- một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt
Nam thế kỉ XX - Bích Thu [6, tr.528]; Đôi điều suy nghĩ về đề tài trăng trong
thơ Hàn Mạc Tử - Nguyễn Toàn Thắng [4, tr.580]; Hàn Mạc Tử- sự tích hợp
kì lạ - Mã Giang Lân [6, tr.307]; Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mạc
Tử - Nguyễn Xuân Hoàng [6, tr.348]; Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh
thần của Hàn Mạc Tử - Võ Long Tệ [6, tr.377]; Khí chất người miền Trung
và nhà thơ Hàn Mạc Tử - Lại Nguyên Ân [6, tr.543]; Thơ Điên - Hàn Mạc Tử
- thi học của cái tột cùng - Chu Văn Sơn [6, tr.553]; Một số dấu hiệu ảnh
hưởng thơ Pháp trong thơ Hàn Mạc Tử - Đào Trọng Thức [6, tr.573]; Cõi
mộng - cõi ảo trong quan niệm của Hàn Mạc Tử về thi ca - Cao Xuân Thử [6,
tr.596]; Con mắt tâm linh văn hóa phương Đông trong thơ Hàn Mạc Tử -
Đoàn Thị Đặng Hương[6, tr.670]; Ảnh hưởng của đạo Phật trong thơ Hàn
Mạc Tử - Quách Tấn; Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mạc Tử
và Huy Cận - Nguyễn Thị Yến; Nhịp điệu trong thơ Mới (khảo sát qua thơ
Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên) - Hồ Hạnh Ngọc; Hàn
Mạc Tử và nhóm thơ Bình Định 1932-1945- Nguyễn Toàn Thắng, Đặc điểm
thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mỹ - Lưu Văn Din,…Trong phạm
vi Trường ĐHSP Huế có đề tài Một vài bình diện thi pháp thơ Hàn Mạc Tử,
khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của Nguyễn Thị Minh, Tiểu luận Nghệ thuật
hình tượng hóa âm thanh trong thơ Hàn Mạc Tử của Nguyễn Thị Hằng,…
4
Ngoài ra, từ các trang wed mạng Internet, chúng tôi đã đọc được khá
nhiều bài viết giới thiệu, nghiên cứu về tác giả Hàn Mạc Tử cũng như tác
phẩm thơ của anh. Tuy nhiên hầu như các công trình đều tập trung nghiên cứu
thơ Hàn Mạc Tử ở phương diện thi pháp và nội dung chứ không có công trình
nào chính thức tìm hiểu tác phẩm này dưới góc nhìn liên văn bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là: tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Các tác phẩm thơ của Hàn Mạc Tử, cụ
thể là: Tập thơ Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, một số
bài thơ trong tập Cẩm châu duyên, tập thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng.
Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn mở rộng phạm vi so
sánh, đối chiếu với các tác phẩm văn học khác như: thơ ca dân gian, thơ ca
trung đại và thơ ca hiện đại (Thơ Mới), thơ ca tượng trưng, siêu thực Pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét toàn bộ thi ca của Hàn Mặc
Tử trong bối cảnh văn học – văn hóa Việt Nam như một hệ thống, ở đó các
yếu tố, bộ phận có mối liên hệ tác động qua lại mật thiết.
Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại: So sánh để thấy sự tương
đồng và khác biệt giữa Hàn Mặc Tử với các thi gia đồng thời và khác thời
nhằm làm rõ những độc đáo về tài năng và nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử.
Phương pháp tiếp cận liên văn bản: Xem xét hệ thống hình tượng, thủ
pháp, ngôn ngữ, biểu tượng, ý nghĩa…trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc độ quan
hệ trùng lặp, tái sinh, dẫn dụ, trầm tích các văn bản văn hóa và các vết tích
liên văn bản khác.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích và tổng hợp,
thống kê…trong quá trình thực hiện đề tài.
5
5. Đóng góp của khóa luận
Qua cách tiếp cận liên văn bản giúp người đọc nắm bắt được tư duy nghệ
thuật, phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử từ các góc độ hình tượng, bút
pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, thể loại, phương cách dẫn dụ các văn bản tôn giáo,
văn hóa. Nói cách khác, thông qua việc tiếp cận liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử
giúp ta thấy được nội dung tư tưởng xuyên suốt hành trình thơ của anh trong
dòng chảy thi ca dân tộc và nhân loại…Đề tài góp phần khẳng định tài năng
của Hàn Mạc Tử - một tư duy thơ và phong cách nghệ thuật độc đáo - một
Người thơ tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam.
6. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài được cấu trúc thành 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Phần nội
dung gồm 3chương:
Chương 1: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ trùng
lặp và tái sinh hình tượng
Chương 2: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ
pháp nghệ thuật, sự pha trộn thể loại, kí ức ngôn ngữ và sự tái sinh của các
cụm từ cố định
Chương 3: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc độ biểu tượng
và dẫn dụ văn bản, dẫn dụ thuật ngữ, quan niệm tôn giáo
6
B. NỘI DUNG
GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM LIÊN VĂN BẢN
Liên văn bản (Intertext/ Intertextuality) là một trong những thuật ngữ
mới, được sử dụng khá nhiều, khá phức tạp và ít nhiều có tính chất thời
thượng trong nghiên cứu văn học những năm vừa qua.
Thuật ngữ tính liên văn bản (intertextuality) xuất hiện đầu tiên trong bài
viết Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết (Word, Dialogue and Novel) của Julia
Kristeva. Trong bài báo này, Kristeva đã đặt ra thuật ngữ tính liên văn bản để
thay thế cho quan niệm về tính đối thoại/ tính liên chủ thể (subjectivity/
intersubjectivity) của Bakhtin. Quan điểm về liên văn bản của Julia Kristeva
nhanh chóng được sự đồng tình của nhiều lí thuyết gia lớn như: A.J Greimas,
R. Barthes, M.Foucault, G.Genette, … Họ đã tiếp nhận và phát triển quan
điểm của Kristeva, khai triển khái niệm liên văn bản theo nhiều chiều hướng
khác nhau.
Khái niệm liên văn bản được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn
bản, nghĩa là có sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả khác
nhau, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau. Các văn bản
luôn qua lại tác động với nhau tạo thành một mạng lưới các mối liên hệ.
Chúng không bao giờ tồn tại một cách cô lập, tự trị mà là sản phẩm của vô số
những mã, những diễn ngôn và văn bản trước đó được chồng xếp, kết nối,
chuyển hoán, tương tác. Bất cứ văn bản nào cũng có tiềm năng trở thành chất
liệu của một văn bản khác ra đời sau đó. Nói như Julia Kristeva: “Bất kì văn
bản nào cũng được cấu trúc như bức khảm trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng
là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác”. Còn như Barthes, mỗi văn bản
đều là một liên văn bản, mỗi văn bản là “một tấm lụa được dệt từ vô số trung
tâm văn hóa khác nhau”, “một không gian đa chiều kích” mà ý nghĩa là không
thể tính đếm”. Bakhtin trong công trình nghiên cứu Vấn đề nội dung, chất liệu
và hình thức cũng đã chỉ ra rằng: “Những từ mà chúng ta dùng ngày hôm nay
7
đều chứa đựng tiếng nói của những người khác”, “Bất kì lời nói nào cũng
nhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu xa của lời đáp
dự kiến sẽ có”. “Theo Bakhtin, không phát ngôn nào tồn tại một mình, cô lập
như một ốc đảo, mọi lời văn “dường như sống ở biên giới giữa văn cảnh của
mình với văn cảnh người”. Với tư cách là một kiểu lời nói, tác phẩm văn học
tất yếu có quan hệ đối thoại với những tác phẩm khác ra đời trước đó và mời
gọi sự đối thoại ở những tác phẩm ra đời sau nó. Ông cũng cho rằng: “không
có vật thể nào vô danh, cũng không có từ nào không được sử dụng rồi”, không
từ nào còn “trinh nguyên” khi lần đầu tiên được vang lên, được gán nghĩa.
Mỗi từ ngữ, mỗi lời nói đều có quá khứ, kí ức, sức ỳ, vết tích riêng được tạo
nên bởi những từ ngữ và lời nói khác, bởi những cách dùng trước đó” [dẫn
theo Nguyễn Văn Thuấn, Dẫn luận lí thuyết liên văn bản]. Như vậy, liên văn
bản là sự tương tác giữa các văn bản với nhau, một văn bản được dẫn dụ từ
nhiều ý tưởng của văn bản trước đó. Trong một khung cảnh văn bản có nhiều
thông tin được vay mượn “từ những tiền văn bản”, ở đó chúng tự “đối thoại’
và “đáp ứng” lẫn nhau. Mối quan hệ liên văn bản của các văn bản nằm trong
mạng lưới từ cấp độ vi mô đến vĩ mô: kí ức ngôn ngữ, sự biến tấu và tái sinh
các thủ pháp, mô-tip, hình tượng, sự mô phỏng, giễu nhại, nhại, vay mượn,
trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, biến đổi, ảnh hưởng, đọc sai, ám chỉ, đạo
văn, pha trộn thể loại, …
Đồng thời, khi đặt ra tính liên văn bản, các nhà lí luận cũng đã lần lượt
tuyên cáo “cái chết của chủ thể/ tác giả”. Barthes chỉ ra rằng, khi tác giả được
đẩy lên địa vị “Thượng đế”, nó trở nên có tầm quan trọng đặc biệt, được hưởng
vinh quang của người sáng tạo và ngược lại dễ thành nạn nhân, bị quy chụp, kết
án bởi độc giả và nhà phê bình. Theo Barthes, việc gán cho văn bản tên tác giả
là “áp đặt cho văn bản ấy một giới hạn, là trang bị cho văn bản một ý nghĩa sau
cùng, là khép lại sự viết”. Ông chống lại vai trò Thượng đế của tác giả và cho
rằng trong các văn bản hiện đại tác giả vắng mặt. “Tác giả chẳng qua chỉ là chủ
thể của hành động viết”, hệt như “tôi” chẳng qua là kẻ thốt lên “tôi”.
8
“Một khi Tác giả - Thượng đế (Author- God) đã chết, văn bản trở thành
một không gian đa chiều kích, trong đó: “nhiều lối viết khác nhau cùng hòa
trộn và đụng độ, không lối viết nào hoàn toàn mới mẻ”, “văn bản được làm
nên từ nhiều lối viết, xuất phát từ nhiều nền tảng văn hóa khác biệt; được đưa
vào đối thoại với nhau, phản kháng nhau” [Dẫn theo Nguyễn Văn Thuấn]. Nói
theo Barthes, “văn bản tất yếu mang tính đa bội” (plurality). Và khi “tác giả
đã chết”, vai trò của độc giả được nâng lên, anh ta chính là người “làm nên sự
viết” và trở thành “một người không có lịch sử, không có tiểu sử, không có
tâm lý”. Khi đặt văn bản trong mạng lưới liên văn bản thì tùy vào năng lực
của bản thân mà mỗi độc giả sẽ có những cách hiểu khác nhau về các tác
phẩm mà anh ta tiếp xúc. Văn bản phụ thuộc vào chính vai trò tiếp nhận của
độc giả hơn là phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Sự ra đời của khái niệm liên văn bản đã làm thay đổi nội hàm khái niệm
văn bản. Liên văn bản là một bảo đảm cho sự tồn tại của văn bản, phải đặt văn
bản trong mối tương tác liên văn bản nếu muốn hiểu sâu sắc văn bản đó.
Như vậy, liên văn bản là một trong những lí thuyết quan trọng của
nghiên cứu văn học. Ở trên, tôi chỉ nói sơ lược đến khái niệm với mục đích
vận dụng để nghiên cứu đề tài: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử.
9
CHƯƠNG 1
TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÙNG LẶP VÀ TÁI SINH HÌNH TƯỢNG
Hình tượng là những hình ảnh về cuộc sống, con người mà người nghệ sĩ
sáng tạo, thể hiện trong tác phẩm của mình thông qua liên tưởng, tưởng tượng
để thể hiện tư tưởng tình cảm hay khái quát xã hội.
Nói đến thơ ca là nói đến cái tôi cá nhân, nói đến cái riêng độc đáo
không lặp lại. Mỗi người nghệ sĩ là một thế giới đặc biệt tạo nên phong cách
cá nhân. Ai cũng mong muốn, nỗ lực hết mình để sáng tạo ra những “đứa con
tinh thần” đúng nghĩa. Và thực sự thì những nhà văn, nhà thơ chân chính luôn
cố gắng thực hiện điều đó, lẽ đương nhiên Hàn Mạc Tử cũng không là một
ngoại lệ. Tuy nhiên, với cách tiếp cận liên văn bản, các nhà nghiên cứu cho
rằng không thể nói về tính độc sáng tuyệt đối, bởi vì mọi sáng tạo của nhà thơ
đều trong quan hệ, liên hệ với những sáng tạo thi ca, với những quan niệm đã
tồn tại trong triết học, tôn giáo và văn hóa Bởi lẽ đó, R.Barthes cho rằng,
trong bối cảnh ngày nay, “mọi thứ đều ngờ ngợ như đã được đọc/được viết ở
đâu đó rồi”. Trước đó, các nhà Hình thức luận Nga cũng viết: “Hình tượng hầu
như vẫn cố định; từ thế kỉ này sang thế kỉ khác, từ miền này sang miền khác, từ
nhà thơ này sang nhà thơ khác, các hình tượng này vẫn thế, không thay đổi. Các
hình tượng vừa “không của ai cả”, vừa là của “thần thánh”. Bạn càng biết rõ thời
đại mình, thì càng thấy rõ rằng những hình tượng mà bạn coi là của một nhà thơ
nào đó tạo ra, thật ra anh ta mượn từ những nhà thơ khác và chúng hầu như
không thay đổi” [dẫn theo Nguyễn Văn Thuấn, Liên văn bản trong quan niệm
của các nhà hình thức luận Nga, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2012]. Từ
những gợi ý này, có thể thấy, thơ Hàn Mạc Tử có hệ thống hình tượng khá độc
đáo, đầy nhất quán nhưng hệ thống hình tượng ấy luôn có sự kế thừa, tái sinh,
trùng lặp các hình tượng cũ đồng thời có thêm những tầng nghĩa mới dưới
“nhãn quan” riêng của tác giả.
10
1.1.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng cái tôi trong thơ
Hàn Mạc Tử
1.1.1. Cái tôi khao khát tình yêu
Tình yêu là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của thi nhân. Từ xưa tới
nay đã có không ít nhà thơ thể hiện cái tôi khao khát tình yêu trong các sáng
tác của mình.
Ta biết đến một Hồ Xuân Hương đầy chất “ngông ngạo” nhưng luôn đau
đáu nỗi niềm tình duyên. Một con người đã từng nếm trải nỗi đau khổ tột độ
trên bước đường kiếm tìm hạnh phúc, luôn hoài vọng về một tình yêu vĩnh
viễn, đủ đầy nhưng toàn gặp trắc trở và khổ đau. Thơ bà bộc lộ hầu hết những
cung bậc, với những nỗi khát khao về một tình yêu trọn vẹn: “Quả cau nho
nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi/ Có phải duyên nhau
thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu). Bài Mời trầu đã thể
hiện khát khao cháy bỏng trong tình yêu của Hồ Xuân Hương. Bao giờ, lúc
nào, ở đâu và làm gì, bà cũng muốn khẳng định mình, cũng cố vươn lên trên
mọi hoàn cảnh sống: dù đã trải qua bao thất bại, bao mất mát, bao đau đớn dữ
dội trong tình yêu. Nhưng càng thất bại, càng mất mát, càng đau đớn bao
nhiêu bà lại khao khát đi tìm một mối tình trọn vẹn. Cái tôi khao khát tình yêu
trong thơ Hồ Xuân Hương là cái tôi của một người phụ nữ tài sắc đa đoan
khao khát yêu đến mãnh liệt, càng khao khát, càng hy vọng bao nhiêu thì càng
đau đớn, bẽ bàng, tủi hổ trước thực tại.
Xuân Diệu - “ông hoàng của thơ tình” luôn luôn khao khát tình yêu. “Thi
sĩ thấy tình yêu như một nguồn nước mà mình như kẻ qua sa mạc. Ông như
luôn luôn bị một cơn khát siêu hình giày vò. Bầu trời trong mắt ông thành
chiếc chén!” [ 27, tr.70]. “Trời cao trêu nhử chén xanh êm; / Biển đắng không
nguôi nỗi khát thèm; / Nên lúc môi ta kề miệng thắm, / Trời ơi, ta muốn uống
hồn em!” [8, tr.36]. Trong thơ Xuân Diệu ta thường bắt gặp một cái tôi kiếm
tìm tình yêu mang nhiều tâm trạng và có lúc kiếm tìm một cách tuyệt vọng sự
hợp nhất tình yêu trong sự hợp nhất thể xác: “Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi
11
ngực!/ Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!/ Những cánh tay! Hãy quấn riết
đôi vai!/ Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!/ Hãy khắng khít những cặp môi
gắn chặt/ Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng” [8, tr.22]. Thi sĩ Xuân
Diệu khát khao đến vô tận tình yêu đôi lứa, có lúc mơ mộng trong tình trường
ngang trái: “Họ đi, tay yếu trong tay mạnh/ Nghe hát ân tình giữa gió
sương”[8, tr.25] và nỗi nhớ người xa trong tận cùng cô đơn: “Anh một mình,
nghe tất cả buổi chiều/ Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh” [8, tr.46]; tha
thiết tiếng gọi tình yêu đếm nhịp thời gian: “Mau lên chứ, vội vàng lên với
chứ!/ Em, em ơi! Tình non đã già rồi [8, tr.82]. Với cái tôi khao khát tình yêu,
Xuân Diệu đã làm nên mọi cung bậc và đi đến tận cùng mọi gam độ xúc cảm
yêu thương, hy vọng, đợi chờ, ly biệt, tạo nên sự đồng điệu giữa hồn mình và
hồn người, tình mình và tình người, trở thành điệu tâm hồn của một thời Thơ
mới. Cái tôi trong thơ Xuân Diệu là một cái tôi khao khát tình yêu đến tận
cùng, khát khao được hòa quyện, hợp nhất nhưng không thành, tự cô đơn
trong tình yêu của mình, đau đớn, xót xa.
Trong “trường thơ Loạn”, cái tôi thể hiện những đối cực giữa khát khao
tình yêu và tuyệt vọng. Bích khê bước vào vườn tình ái với tất cả sự thèm muốn
rạo rực: “Anh tính ôm cầm lấy mắt mơ/ Lấy môi lấy má… lấy ngây thơ/ Để anh
nút ớn mùi hương ấm/ Của một tình yêu giận hững hờ” (Ảnh ấy- Tinh huyết).
Hay “Cho tôi nàng! cho tôi nàng! tất cả?… Tôi miên man uống lại mộng quỳnh
dao” (Tranh lõa thể). Khát khao yêu, đam mê đến cuồng vọng nhưng cuối cùng
thi nhân lại rơi vào hố sâu tuyệt vọng, tự tìm đến với nàng “ngọc nữ” trong
mộng. Với Chế Lan Viên, tình yêu trong thơ anh khi thì như con sóng ngầm có
lúc lại dâng trào mãnh liệt: “Khoan đã em, nép mình vào bóng lá/ Riết lấy anh
cho chặt kẻo hồn bay”. Thi sĩ bám riết lấy tình yêu để quên đi thực tại đau buồn
và tự ru mình bằng tình yêu mộng ảo cùng nàng Chiêm nương xinh đẹp của đất
nước Chiêm Thành nhưng tình yêu ấy rồi cũng nhanh chóng tuyệt vọng: “Lời
chưa dứt bóng đêm đã vụt biến/ Tình chưa nồng đã sắp phải phôi pha” (Đêm
tàn). “Khát khao để mà tuyệt vọng, tha thiết đến cuồng si để mà đớn đau đến rồ
12
dại, thi nhân thơ Loạn đã vượt qua ngưỡng bình thường mà vươn tới tình yêu
tuyệt đích: Hạnh phúc ngoài đời nhiều vẻ đẹp/ Em đừng bận bịu ái ân
xưa/ Lòng anh chẳng muốn cho em phải/ Lẻ tẻ chân trời bóng nhạn thưa (Bích
Khê)” [Dẫn theo Nguyễn Thị Quyên- Trường thơ Loạn những cái tôi đầy đỗi
cực]. Với Yến Lan, một thi sĩ cùng “trường Thơ Loạn”, người ta cho
rằng “Thơ Yến Lan không nằm ngoài qui luật đó. Nhưng thơ tình Yến Lan
với cái riêng trong phong cách đã cho ra đời nhiều bài thơ tuyệt tác” và nói
như Hoài Thanh “có cái không khí là lạ nhưng nhẹ nhàng dễ khiến người ta
thích”. Khác với Bích Khê, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên trong thơ Yến Lan
thể hiện nỗi buồn ngậm ngùi về những cuộc tình dang dở và là nỗi khát khao
được yêu âm thầm mà mãnh liệt, thiết tha: “Em đi bờ bãi cũng theo đi/ Sóng
lặng trường giang trải phẳng lì/ Từ ấy lòng anh làm cố độ/ Câu thờ chờ đợi
hóa chòm si” (Cố độ). Hay “Em đi, ngày tháng biệt mùi tăm/ Kén đã luân sinh
mấy kiếp tằm”/ Một mảnh hồn ta còn đọng mãi/ Trên vành nong úa sắc thời
gian” (Mùa xuân này lạnh lắm em ơi). Với “tính cách hiền hòa, kín đáo và tế
nhị thơ tình Yến Lan không thể hiện sự đòi hỏi của nhục dục mãnh liệt như các
nhà thơ Loạn” (Dẫn theo Nguyễn thị Quyên- Trường thơ Loạn những cái tôi
đầy đối cực) mà là cái tôi khao khát tình yêu đầy dằn vặt, trăn trở, lỡ làng, âm
thầm, khắc khoải khôn nguôi.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, cái tôi trong thơ Hồ Xuân Hương, Xuân
Diệu, “trường thơ Loạn” là những cái tôi khao khát tình yêu đến mãnh liệt,
cháy bỏng, ít nhiều mang màu sắc nhục cảm (trừ trường hợp Yến Lan) nhưng
càng khao khát, càng đắng lòng, thực tại phũ phàng khiến cho cái tôi ấy chìm
trong cô đơn, uất hận. Thơ Hàn Mạc Tử tiếp nối mạch nguồn ấy, cũng thể
hiện rõ khao khát tình yêu nhưng cao hơn, có lúc đến điên cuồng, da diết. Sự
khác biệt không chỉ ở cường độ, mức độ mà còn từ cội nguồn thơ: cái tôi khao
khát tình yêu mang màu sắc nhục cảm trong thơ Bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân
Hương xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực; Xuân Diệu, Bích Khê xuất phát từ
13
nhãn quan đậm chất Tây Âu; riêng với Hàn đó là sự kết hợp giữa chất nhục
cảm dân dã, trần tục với chất thánh thiện, siêu thoát.
Trong thơ Hàn Mạc Tử, một cái tôi xưng danh không giấu diếm khát
khao tình ái, thẳng thắn bày tỏ ước ao của mình, sống thật với tâm trạng của
mình: Ta đang khát khao tình yêu thương” [20, tr.19]. Cái tôi thi nhân tha
thiết, mạnh mẽ, đầy đam mê:
Em có ngờ đâu trong những đêm
Trăng ngà giải bóng, mặt hồ êm
Anh đi tha thẩn như ngây dại
Hứng lấy hương nồng trong áo em [20, tr.24]
Đúng vậy, tình yêu là một trong những niềm khát khao của Hàn Mặc Tử.
Và khát khao ấy đi kèm với nhục cảm đầy chính đáng của một chàng trai trẻ.
Tình yêu đã làm cho thi nhân muốn được kề môi say ân ái, muốn ôm, muốn
uống. Tình yêu ấy khi thì như con sóng ngầm có lúc lại dâng trào mãnh liệt:
Bóng hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình
Sóng xao mặt nước rung rinh
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu
Uống đi cho bớt khô hầu
Uống đi cho bớt cái sầu mênh mang [31, tr.71]
Trong Hàn luôn mang một nỗi day dứt: Không yêu làm sao sống! Và nhà
thơ nguyện cầu: Đến chết vẫn còn yêu. Nhưng có lẽ càng khát khao tình yêu
bao nhiêu, thi nhân lại càng chìm trong đau đớn, xót xa. “Một khối tình nức
nở giữa âm u/ Một hồn đau rã lần theo hương khói”. Trải qua những mối tình
với Mai Đình, Ngọc Sương, Hoàng Cúc, …đặc biệt là Mộng Cầm, Hàn lại
mang thêm những thương tổn: “Nghệ hỡi nghệ, muôn năm sầu thảm/ Nhớ
thương còn một nắm xương thôi/ Thân tàn ma dại đi rồi/ Rầu rầu nước mắt
bời bời ruột gan” [31, tr.102]. Nhưng dẫu cho có lúc tình yêu đã đẩy thi nhân
xuống vực thẳm tuyệt vọng, dẫu cho những đớn đau bệnh tật giày vò Hàn vẫn
14
bám riết lấy sự sống, bám lấy tình yêu, yêu và sống hết mình. “Trăm năm vẫn
một lòng yêu/ Và còn yêu nữa rất nhiều em ơi”.
Cũng giống như Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Bích Khê, Chế Lan Viên,
Yến Lan cái tôi trong thơ Hàn cũng khao khát tình yêu đến say đắm, mãnh liệt
và gặp gỡ với một số nhà thơ ở sự pha trộn chất nhục cảm nhưng thơ Hàn cái
tôi ấy thể hiện ở cung bậc, trạng thái cao hơn, có lúc đến điên cuồng, mê dại.
1.1.2. Cái tôi cô đơn, đau đớn
Con người cô đơn - đau đớn là một mô-tip quen thuộc của thơ lãng mạn.
Trong bài Về cái buồn trong Thơ mới, Hoài Chân cho rằng: “Đúng là Thơ mới
buồn, buồn nhiều”, “Cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc
nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc
chưa tìm thấy lối ra”. Cái tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khác
nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Phải thừa nhận rằng, nỗi buồn cô đơn
là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà Thơ mới, nỗi buồn ấy còn
là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với
chính mình.
Thế Lữ- người bộ hành phiêu lãng cô đơn tìm cách giải thoát trong
những cuộc đi, tự coi mình là “khách chinh phu”: “Dấn bước truân chuyên
khắp hải hồ/ Mũ lợt bốn bề sương nắng gội”. Có lúc lại tự nhủ: “Đó là kẻ
không nơi trú ẩn/ Bốn phương trời xuôi ngược bấy lâu nay”. Rồi đau đớn tinh
thần: “Tôi chỉ là người mơ ước thôi/ Là người mơ ước hảo! Than ôi! / Bình
minh chói lói đâu đâu đấy/ Còn chốn lòng riêng u ám hoài” (Bên sông đưa
khách). Và khi cô đơn, đau đớn tinh thần cùng cực, Thế Lữ đã tìm đến với tiên
giới như là sự giải phóng cho chính mình.
Nếu như Thế Lữ tự coi mình là “khách chinh phu”, tìm đến với thế giới
tiên động để giải thoát nỗi cô đơn, sự đau đớn tinh thần thì Xuân Diệu lại
chìm vào thế giới tình yêu, sống, chạy đua theo nhịp thời gian, tận hưởng đến
tận cùng hương vị cuộc sống. Nhưng thi nhân luôn mang ám ảnh về nỗi cô
độc, lạc loài: “Ta là một là riêng là thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng
15
ta”. Và tự coi mình: “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu
đứng sầu bóng tối”. Nỗi cô đơn không cùng, không thể giao cảm cùng ai, con
người đứng bơ vơ, lạc lõng.
Với thi sĩ Huy Cận đó là nỗi cô đơn, sầu không gian. Mỗi khi đối diện
với một không gian rộng lớn, mênh mang nỗi ám ảnh trên thường
thăng hoa thành niềm cô đơn, sầu muộn khó hoá giải. “Hồn đơn chiếc
như đảo rời dặm biển/ Suốt một đời như núi đứng riêng tây/ Lòng chăng xưa
chốn nọ với nơi này/ Đây hay đó chỉ dựng chòi cô độc” (Mai sau). Viết về nỗi
sầu của Huy Cận, Đỗ Lai Thúy đã cho rằng, đó là “linh hồn của một cá nhân
cá thể (Linh hồn nhỏ) phải gánh chịu một cái sầu nghìn năm như là một thứ
“tội tổ tông” của con người” [27,tr.95].
Với Nguyễn Bính, cái tôi trong thơ ông là một cái tôi cô đơn chông
chênh giữa hai bờ đô thị - nông thôn. Con người đó, thường “tự gọi mình là
khách, khách thơ, khách du”…Và ở đâu cũng “cảm thấy mình là kẻ lỡ làng,
kẻ ngoài lề” Khi thì trong cuộc tình duyên: “Thế rồi trên bến một đêm kia/
Người khách tình duyên đã trở về/ Cô lái đò vui duyên phận mới/ Khách còn
trở lại nữa làm chi?”. Khi thì trong hiện tại lạc lõng, là kẻ du khách “Ở Ngự
Viên mà nhớ Ngự Viên” (Dẫn theo Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, tr113). Trong
thơ Nguyễn Bính luôn tồn tại mối sầu đô thị, cô đơn, lạc lõng giữa môi trường
sống. Và để giải thoát nỗi cô đơn, làm tan loãng nỗi sầu ấy, nhà thơ “phải
quay về với nông thôn như một đối cực”, tìm đến với những tương tư, mơ
mộng, chiêm bao. Và khi những thứ ấy đã hết, con người lại trở về với thực
tại, với buồn khổ và cô đơn đã trở nên đặc quánh và vón cục.
Gần với Hàn Mạc Tử nhất có lẽ là nhà thơ Chế Lan Viên - những nhà
thơ của “trường thơ Loạn” cô đơn, đau đớn có lúc đến điên cuồng: “Ngụp lặn
trong ánh vàng hỗn độn/ Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da”. Rồi kêu lên:
“Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta?/ Ý của ai trào lên trong đáy óc/ Để bay đi theo
tiếng cười, điệu khóc?”. Một nỗi cô đơn, cô độc khôn cùng: “Đường về thu
trước xa lăm lắm/ Mà kẻ đi về chỉ một tôi!” . Trước thực tại đó thi nhân muốn
16
“trốn đời”, quên đi tất cả: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/ Một vì sao trơ
trọi cuối trời xa/ Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh/ Những ưu phiền, đau
khổ với buồn lo”. Khác với Hàn Mạc Tử - nỗi đau đời được diễn đạt bằng nỗi
đau người, một nỗi đau trải nghiệm của “ thịt da tôi sượng sần và tê điếng”,
“Chế Lan Viên nhức nhối một nỗi đau trí tuệ sâu sắc. Đó là cơn vật vã của suy
tưởng chiêm nghiệm về xác tín, về niềm tin, về sự tồn tại của con người trên
mặt đất và về cái Tôi bị vong thân giữa đời”.
Như vậy, con người cô đơn, đau đớn là một mô - típ quen thuộc của thơ
lãng mạn. Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính cô đơn vì không tìm
thấy sự chia sẻ, cảm thông của ngoại giới, đau đớn tinh thần giày xéo. Còn
Hàn Mặc Tử cô đơn vì bị cách ly khỏi thế giới: “Anh nằm ngoài sự thực/ Em
nằm trong chiêm bao”. Khoảng cách chia ly trong thơ anh không phải là sự
chia cắt trong một không gian giới hạn như: “ bên ấy”, “ bên này”, “ thôn
Đoài”, “ thôn Đông” mà là sự chia cắt trong hai không gian hoàn toàn cách
biệt “ngoài sự thực”, “trong chiêm bao”, “ngoài mây nước”, “bên kia trời”, …
Chính vì khoảng cách không gian vô cùng như vậy mà nỗi cô liêu của con
người càng trở nên khủng khiếp “một vũng cô liêu cũ vạn đời”. Những đau
thương thể xác và tinh thần của ông bộc lộ thành tiếng nấc, tiếng khóc, tiếng
cười, tiếng rú. Đó là nỗi đau sâu sắc, trần trụi, mang tầm vóc vũ trụ: “Nghệ
hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi”. Nỗi
đau được diễn tả bằng nhịp điệu của sự cuồng trí vô vọng: “Anh nuốt phứt
hàng chữ/ Anh cắn vỡ lời thơ/ Anh cắn cắn cắn cắn/ Hơi thở đứt làm tư”
(Anh điên). Không phải ngẫu nhiên mà trong Đau thương, xuất hiện dày đặc
những tiếng kêu “thất thanh”, những giọt lệ khắc khoải về một kết cục bi thảm
đang đến và sẽ đến. Hàn Mặc Tử đang sống mà thấy cái chết rờ rẫm, rút tỉa
gặm nhấm thịt da tim óc mình. Thậm chí ông thấy hồn lìa khỏi xác: “Ta trút
linh hồn giữa lúc đây”. Đó là lý do tại sao thơ ông lại xuất nhiều máu huyết
đến vậy: “Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/ Sáng dậy điên cuồng mửa máu
ra” [31, tr117]. Nỗi đau đớn tuyệt vọng có lúc như phẫn uất, điên cuồng “làm
17
sao giết được người trong mộng”, “để trả thù duyên kiếp phũ phàng”, có lúc
chợt vỡ òa ra thành tiếng khóc não nùng, thê thiết:
Ôi trời ôi! Là Phan Thiết! Phan Thiết!
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi
Ta đến nơi nương ấy vắng lâu rồi
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ [31, tr.134].
Có thể nhận thấy rằng trong thơ Hàn nỗi đau tinh thần là nguồn cơn. Nỗi
đau của người mang trong mình một tình yêu quá mãnh liệt, nhưng lại vô
vọng và tuyệt vọng, thiết tha sống nhưng luôn phải đối mặt với việc chia lìa sự
sống. Bên cạnh nỗi đau, nỗi sầu của thế hệ - căn bệnh chung của thời đại, Hàn
còn chịu sự đau đớn, giày vò thân xác bởi căn bệnh phong - một trong những
tứ chứng nan y thời đó. Và do đó, bản chất của đau thương ở Hàn Mặc Tử là
một sự tuyệt vọng. “Sao thơ anh toàn nhuốm màu tuyệt vọng / Khóc không
thôi nức nở cả ban đêm”. Song càng tuyệt vọng thì khát khao sống lại càng
mãnh liệt. Và Hàn đã viện cả đau đớn trong thân xác làm ngôn ngữ để cất lên
đau khổ của tinh thần. Đau thương trong thơ Hàn Mặc Tử vì thế là đau khổ
tinh thần cùng đau đớn thân xác chuyển hóa lẫn nhau. “Trời hỡi bao giờ tôi
chết đi / Bao giờ tôi hết được yêu vì / Bao giờ mặt nhật tan thành máu / Và
khối lòng tôi cứng tợ si / Tôi đang còn đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời
sâu / Sao bông phượng nở trong màu huyết / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt
châu”[31,tr.111].
Có lẽ không có một người thơ nào trong phong trào Thơ mới nói riêng
và thi ca Việt Nam nói chung lại mang trong mình một nỗi đau thương quằn
quại về thân xác cũng như về tinh thần, bị dồn ép, tàn phá khốc liệt về mọi
phương diện như Hàn Mặc Tử.
Nỗi buồn, cô đơn là tâm trạng chung của nhiều thanh niên trí thức thời
bấy giờ, người ta gọi đó là “tâm bệnh của thời đại”. Nỗi buồn ấy thấm sâu vào
cảm quan nghệ thuật trở thành lý tưởng thẩm mỹ, chi phối hoạt động sáng tạo
của các nhà thơ lãng mạn. Nhưng khác với các nhà thơ cùng thời khác, Hàn
18
còn bị chi phối bởi căn bệnh của mình, phải cách ly với thế giới người, bị giày
vò về tinh thần và thân xác cho nên nỗi sầu, cô đơn, sự đau đớn trong thơ Hàn
biểu lộ đến cùng cực, anh tìm đến với những thế giới siêu nhân, hòa trộn, vùi
mình vào đấy.
1.2.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng người phụ nữ trong
thơ Hàn Mạc Tử
Trong thơ văn dân tộc, hình tượng người phụ nữ đã trở nên quen thuộc,
trở thành cảm hứng sáng tạo của biết bao thi sĩ. Trong văn học trung đại, có
rất nhiều áng văn viết về những hình tượng này đã trở nên bất hủ như Cung
oán ngâm, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, … Đến với Thơ mới hình tượng
người phụ nữ rất thi vị, đầy mới mẻ so với giai đoạn văn học trước đó. Cụ thể
là hình tượng người con gái quê duyên dáng và hình tượng người phụ nữ lả
lơi. Như vậy, chúng ta thấy hình tượng người phụ nữ không hề mới, nó là yếu
tố lặp lại có sự kế thừa nhưng mỗi nhà văn lại có cách sử dụng, tái sinh, tạo ra
nét riêng không giống ai. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hàn Mạc Tử là
sự minh chứng cho điều đó.
1.2.1. Người con gái quê duyên dáng
Không phải đến thơ Hàn Mạc Tử mới xuất hiện hình tượng người con
gái quê, ngay trong những câu ca dao của người Việt, hình tượng ấy đã hiện
lên rất độc đáo: “Cổ tay em trắng như ngà/ Đôi mắt em sắc như là dao cau/
Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”. Hay như:
“Tóc em dài em cài hoa lý/ Miệng em cười có ý anh thương”. Trong thơ
Nguyễn Bính, hình ảnh những cô gái quê mộc mạc chân thành đã đi vào thơ
ông hết sức tự nhiên. Họ là hình ảnh của chân quê, của những vẻ đẹp đồng nội
dân dã. Đó là tâm lý e ngại của những cô gái lần đầu tiên làm dáng khi “xin
giấy đỏ đánh môi” mỗi bận “hội chèo dóng trống”, hay hình ảnh những cô con
gái quê bẽn lẽn theo bà sang làng bên nghe chèo, nghe hát, lần đầu tiên đeo
đôi khuyên bạc thẹn thùng:
19
Nàng đẹp mà nàng lại có duyên
Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen
Thấy họ nhìn mình nàng thẹn quá
Níu bà để về tháo đôi khuyên
(Đôi khuyên bạc)
Cô gái thôn quê đẹp đẽ đơn sơ, mộc mạc, làm say đắm bao chàng trai.
Trong những ngày lễ chùa các cô gái hiện lên qua tứ thơ Nguyễn Bính với
những “yếm đỏ”, “khăn thâm” rất sinh động.
Thơ Nguyễn Bính rất gần gũi với dòng ca dao trữ tình. Nếu như trong
thơ ông, hình ảnh những người con gái quê hiện lên rất dân dã, mộc mạc,
thuần chất, e ấp, kín đáo thì trong thơ Hàn đó không chỉ là sự duyên dáng,
tươi trẻ mà còn pha chút gợi tình, mang yếu tố nhục thể.
Trước hết, nằm trong mạch nguồn thơ truyền thống thì hình tượng người
con gái quê trong thơ Hàn Mạc Tử hiện lên cũng rất dân giã, đồng nội. Thi sĩ
miêu tả hình ảnh những cô “thôn nữ hát trên đồi” đầy nhẹ nhàng, thánh thoát:
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây/ Thầm thì
với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây [31, tr.85]. Tiếng hát cất lên từ
trái tim các cô thôn nữ vang trên đồi giữa thiên nhiên, lan toả vào đất trời,
vọng trong không gian tự do, khoáng đạt mang nhiều cung bậc. Tiếng hát ấy
là tiếng lòng của tuổi trẻ với nhiều ẩn ý sâu sắc nhưng không giấu được vẻ
ngây thơ, trong sáng. Và từ hình ảnh những cô thôn nữ ấy bất giác thi sĩ lại
nhớ về “người chị” của mình “Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông
trắng nắng chang chang”. Quả thật, người con gái - người chị thi nhân hiện ra
trong khung cảnh lao động vất vả nhưng đầy thi vị. Trong tập Gái quê, hình
ảnh những cô gái tuổi niên thiếu được nhà thơ khắc họa rất đẹp, dào dạt tình
xuân và đầy duyên dáng:
Từ khi đôi má đỏ hây hây
Em tập thêu thùa, tập vá may
Chim sáo trước sân bay tới đậu
Em mừng: sắp được lấy chồng đây [31, tr.73]
20
Hay:
Xuân em hơ hớ như đào non
Chàng đã thương thương muốn kết hôn
Từ ấy xuân em càng chín ửng
Ngày ngày giặt lụa bên sông con [31, tr.72]
Có một sự vận động trong thơ Hàn so với thơ ca truyền thống, hình
tượng những người con gái quê không chỉ mộc mạc, e ấp, duyên dáng mà còn
mang vẻ đẹp nhục thể của lứa tuổi đang độ căng tròn nhất. Trong bài Nụ cười
Tử đã miêu tả đầy tinh tế: “Một nường con gái trông xinh xinh” với “Ống
quần vo xắn lên đầu gối”, “Da thịt”, “trắng rợn mình”. Những cô gái ấy
mang vẻ đẹp ngây thơ nhưng đầy lẳng lơ: “Cô gái ngây thơ nhìn xuống hồ/
Nước trong nổi bật hình dung cô/ Nụ cười dưới ấy và trên ấy/ Không hẹn
đồng nhau nở lẳng lơ” [31, tr.63]. Những cô gái quê ngây thơ không ý thức
được vẻ đẹp của mình - một vẻ đẹp xuân tình, “lẳng lơ tự phát”: “Tôi cũng
trông thấy người tôi yêu/ Ngồi cạnh suối trong cởi yếm đào/ Len lén đưa tay
vốc nước rửa/ Trong khi cành trúc động và xao” [31, tr.70]. Đúng vậy, hình
ảnh một cô gái quê, trong con mắt và dưới ngòi bút của Hàn Mặc Tử thật đúng
là một “kiệt tác của vũ trụ”- nói một cách khác là “kiệt tác của Thượng Đế”
với “Làn môi mong mỏng tươi như máu/ Đã khiến môi tôi mấp máy thèm”.
Có thể thấy rằng, hình tượng người con gái quê trong thơ Hàn là một hình
tượng đẹp. Qua hình tượng ấy, ta thấy được đối tượng trữ tình của bao thi nhân
kim cổ nhưng đồng thời với hình tượng ấy, ta vẫn thấy nét riêng mang chất
Hàn. Đó là khao khát tình yêu, khao khát nhục thể của riêng Hàn Mạc Tử.
1.2.2. Người phụ nữ lả lơi
Hàn Mạc Tử từng nói: “Tôi yêu Baudelaire đắm đuối, say sưa Hồ Xuân
Hương sôi nổi…” Không đâu xa xôi, hình tượng người phụ nữ lả lơi trong thơ
Hàn rất gần với Bà chúa thơ Nôm, ông hoàng thơ tượng trưng Pháp và kể cả
nhà thơ Bích Khê.
21
Trong thơ Hồ Xuân Hương, vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ hiện lên
đầy nhục cảm. Bà công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp đó. Qua thơ bà
hình tượng người phụ nữ hiện lên rất gợi tình: “Lược trúc chải dài trên mái
tóc/ Yếm đào trễ xuống dưới lưng ong/ Ðôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm/
Một lạch Ðào nguyên suối chửa thông” (Thiếu nữ ngủ ngày). Với bài thơ này,
hình tượng người thiếu nữ hiện lên rất đẹp, phong tình, lả lơi nhưng thuần
khiết. Trước Hồ Xuân Hương, Đại thi hào Nguyễn Du cũng từng có hai câu
thơ gây tốn nhiều bút mực, nơi vẻ đẹp nàng Kiều được miêu tả cụ thể, rất lơi
lả nhưng đầy tinh khiết: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/ Dầy dầy đúc sẵn một
tòa thiên nhiên” [5, tr.97].
Trong thơ Bích Khê, người phụ nữ lả lơi nhiều khi được trình bày ở dạng
“lỏa thể” với “cặp đùi non, một vẻ tơ mơ một vẻ ngon”, cặp mắt “xanh tợ
ngọc”, “đa tình ngời sắc kiếm”, “kho tàng muôn châu báu”. Cặp mắt và bầu
ngực là hai ám ảnh thơ của Bích Khê, xuất phát từ cách nhìn lõa thể thơ của
ông. Nhiều nhà Thơ mới đã ca ngợi đôi mắt phụ nữ, nhưng nói đến bầu ngực
thì hình như chỉ Bích Khê là một “Vẻ chi mãnh liệt nhưng êm ái/ Trong cặp
tuyết lê ướm dậy thì” (Châu); “Những vú nõn: đồi cong thon, nho nhỏ/ Với
đôi dòng suối sữa trắng như tinh” (Sắc đẹp). Trong thơ Baudelaire- bậc thầy
thi ca của nhiều nhà Thơ mới, hình tượng người phụ nữ được miêu tả với vẻ
đẹp đầy nhục cảm qua bài Nàng khổng lồ với “thân thể nở hoa”, “Với những
dải sương ẩm ướt bơi trong mắt”, “Thoải mái dạo khắp những hình thù mỹ
miều của nàng/ Trườn bò trên sườn dốc của hai đầu gối kếch xù”, và đôi khi
“Khiến nàng mệt mỏi nằm xoài trên cánh đồng/ Thì tôi ngủ biếng lười dưới
bóng đôi bầu vú”. Có thể nói, nhiều góc độ khác nhau trong cảm hứng về cái
đẹp nhục thể của hình tượng người phụ nữ lả lơi đã trở đi trở lại trong thi ca
dân tộc và nhân loại.
Trong thơ Hàn Mạc Tử, những người con gái quê mộc mạc nhưng cũng
rất lả lơi, đậm vẻ xuân tình như chúng tôi đã nói ở trên. Đó là những người
phụ nữ rất đẹp, rào rạt sức sống: “Tôi hằng muốn thấy người tôi yêu/ Nhơ
22
nhởn đồi thông lúc xế chiều/ Để ngực phập phồng cho gió rỡn/ Đưa tay hứng
lấy tình thanh cao” [31, tr.69]. Ngoài ra, hình tượng người phụ nữ lả lơi được
thể hiện thông qua hình tượng trăng: “Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ
cái khuôn vàng dưới đáy khe/ Vô tình để gió hôn lên má/ Em sợ lang quân em
biết được/ Nghi ngờ tới cái tiết trinh em” [31, tr.68]. “Bóng Hằng trong chén
ngả nghiêng/ Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình” [31, tr.71].
Hình tượng người phụ nữ lả lơi trong thơ Hàn Mạc Tử có sự kế thừa từ
Hồ Xuân Hương, rất gần với Bích Khê, Baudelaire nhưng thi sĩ vẫn có sự sáng
tạo riêng, tái sinh thêm những nét nghĩa mới cho hình tượng này tạo nên sự độc
đáo trong thế giới nghệ thuật thi ca. Cụ thể, nét mới trong thơ Hàn Mạc Tử ta
thấy hình tượng người phụ nữ lả lơi nổi bật ở đây là những cô nàng thiếu nữ
tuổi vừa lớn ngây thơ, trong sáng, đầy thuần khiết, phải chăng qua đó thể hiện
sự khao khát tình yêu đầy thanh cao, trong trẻo của thi sĩ, đặc biệt hình tượng
người phụ nữ lả lơi còn được miêu tả qua các khách thể như trăng, gió.
1.3.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không- thời gian
trong thơ Hàn Mạc Tử
Trong thơ Hàn, có một sự kết hợp rất độc đáo quan niệm không - thời
gian của thơ lãng mạn, thơ tượng trưng và thơ ca cổ điển Trung Hoa. Hệ
thống không gian, thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử là một nét đặc trưng làm
nên phong cách thơ anh, nó được nhìn nhận như một đặc trưng thi pháp.
Trong thơ Hàn Mặc Tử yếu tố không- thời gian có sự trùng lặp với thơ
Đường, thơ Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Đinh Hùng, Huy
Cận,… nhưng đồng thời nó cũng phát sinh, mang những tầng nghĩa mới. Điều
đặc biệt, “trong thơ Hàn chúng ta khó có thể tách yếu tố không gian ra khỏi
yếu tố thời gian. Bởi trong thế giới thơ của anh, không gian nằm trong dòng
thời gian và thời gian dịch chuyển trong chiều kích của không gian. Nghĩa là
hai yếu tố ấy cùng đồng hiện” [Dẫn theo Nguyễn Thị Minh, Khóa luận tốt
nghiệp trường ĐHSP Huế]. Trên bình diện của đề tài, người viết xin nghiên
cứu tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ hệ thống: không- thời
gian hiện thực- đời sống và không- thời gian vũ trụ.
23