Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Biểu tượng hoa trong thơ nôm nguyễn khuyến và trong ca dao cổ truyền từ góc nhìn so sánh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.3 KB, 24 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian người Việt, ca dao là những
sáng tác được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền nhất. Giá trị về
nhiều mặt đã đưa những lời thơ dân gian này vượt qua thử thách của thời
gian và kết tinh lại như những viên ngọc quý. Nghiên cứu ca dao, nhiều
người đã nhận thấy các biểu tượng có vị trí quan trọng đặc biệt, bởi ngôn
ngữ ca dao phần lớn là ngôn ngữ biểu tượng và biểu tượng là một trong
những thành tố quan trọng của thi pháp ca dao. Biểu tượng tồn tại trong
ca dao khơng phải với tính chất là những biểu tượng đơn lẻ mà hình
thành nên một hệ thống hồn chỉnh với những nội dung, ý nghĩa rõ rệt.
Hoa trong ca dao là một biểu tượng hấp dẫn. Đây là nhóm biểu tượng
xuất hiện với tần số cao và đã đem lại cho người tiếp nhận những ấn
tượng sâu sắc về bản chất thẩm mỹ của loại thơ ca dân gian đặc biệt này.
1.2. Tiếp nối mạch nguồn biểu tượng hoa trong ca dao, hoa đã đi vào
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến với những nét nghĩa truyền thống và
biến đổi. Biểu tượng này mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, góp phần
bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của Nguyễn Khuyến trước nhân tình thế thái
cùng với những biến dịch của cuộc đời và cũng là nơi để Nguyễn
Khuyến ký thác nỗi niềm tâm sự của mình.
1.3. Với vị trí, vai trị và ý nghĩa đó, biểu tượng hoa đã được đề cập
đến ít nhiều trong một số cơng trình nghiên cứu về thơ Nơm Nguyễn
Khuyến và ca dao.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Biểu tượng hoa trong
thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao cổ truyền, từ góc nhìn so sánh
2. Lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Tác giả Trần Ngọc Vương trong cơng trình Thơ Nơm đến Nguyễn
Khuyến đã viết: “Văn chương Nôm, đến Nguyễn Khuyễn, đã mãn hạn tập
sự từ lâu: nó đã hội đủ điều kiện để được coi là một nền văn học. Chia sẻ
với văn chương chính thống những quan điểm thẩm mỹ nhất định, văn


chương Nôm vẫn có riêng một định hướng, tuy khơng được phát ngôn về
lý luận, nhưng lại đặc biệt rõ rệt trong nội dung sáng tác: định hướng
vươn tới cái hằng ngày, cái đời thường. Nó có hệ thống thể loại riêng,
mơ típ hình tượng văn học riêng, ngơn ngữ nghệ thuật riêng, những chủ
đề, đề tài riêng so với văn chương chữ Hán”.


2
Tác giả Lê Chí Dũng nghiên cứu về sáng tạo trong thơ luật Đường
của Nguyễn Khuyến nhận xét: “Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, về mặt
thể tài, nhà thơ thành công trong cả thơ luật Đường, cả trong thơ lục bát,
hát nói và câu đối, nhưng thơ luật Đường quả có vị trí nổi bật xét về
phương diện đặc trưng cho phong cách của ông cũng như mặt thống kê
định lượng... Nguyễn Khuyến đã mang lại cho thơ Nôm Đường luật cảnh
sắc của quê hương nhà thơ, sự khu biệt về sắc thái của sự vật và của tâm
hồn. Tài năng của Nguyễn Khuyến là ông chiếm lĩnh được thơ Đường
luật, chiếm lĩnh được quan niệm “thi trung hữu họa”, chiếm lĩnh được
khả năng đạt tới đỉnh cao trong sự hòa trộn tài tình hình ảnh sự vật khách
quan và tình cảm gắn bó với quê hương đất nước”.
Nhà thơ Xuân Diệu với cơng trình nghiên cứu Các nhà thơ cổ điển
Việt Nam, đã có nhiều bài viết về con người và thơ văn của Nguyễn
Khuyến như: Đọc thơ Nguyễn Khuyến – Một bài thơ, một bức ảnh; Nhà
thơ có phẩm chất rất cao quý; Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt
Nam...Xuân Diệu đã gọi Nguyễn Khuyến là: Nhà thơ của quê hương,
làng cảnh Việt Nam.
Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ do Nguyễn Huệ Chi chủ biên là
công trình nghiên cứu nhằm “ghi nhận những bước đổi thay đáng kể
trong quá trình nhận diện lại Nguyễn Khuyến, đánh dấu bằng hội nghị
khoa học lớn về Nguyễn Khuyến năm 1985, nhân kỷ niệm 150 năm ngày
sinh nhà thơ”. Bên cạnh việc đi sâu vào tìm hiểu, tập hợp những tài liệu,

những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huệ Chi còn nhận định về nhà thơ như
sau: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng
như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu
sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn
mn đời của con người, đất nước Việt Nam”.
Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm do Vũ Thanh tuyển chọn và
giới thiệu (NXB Giáo dục – 2007) là “sự tập hợp một cách rộng rãi
những bài viết và cơng trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp
của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay nhằm đem đến cho bạn đọc một bức
tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong những
tác gia văn học lớn nhất cuối thế kỷ XIX. Cuốn sách ra đời với mong
muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp


3
của nhà thơ được cả dân tộc yêu mến”. Quyển sách gồm có bốn phần
chính. Đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho chúng ta tham
khảo về nhà thơ Nguyễn Khuyến nói chung và đề tài “Thiên nhiên trong
thơ văn Nguyễn Khuyến” nói riêng.
Đặng Thị Hảo với bài viết Đề tài thiên nhiên và quan niệm thẩm mĩ”
đã khẳng định: “thơ thiên nhiên chỉ chiếm một phần ba trong tổng số hơn
bốn trăm bài thơ ông để lại, nhưng những cống hiến quan trọng của nhà
thơ trên phương diện này đã đưa ơng lên vị trí những thi sĩ – danh họa
tầm cỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam. Mảng thơ phong cảnh được viết
bằng cả hai thứ văn tự Hán Việt của ông là những sắc thái khác nhau của
cùng một phong cách nghệ thuật thống nhất – phong cách Yên Đỗ - góp
phần vào việc khẳng định khả năng biểu hiện kỳ diệu của thơ thiên nhiên
trước mọi vấn đề của đời sống xã hội, đời sống tinh thần, tình cảm của
con người”.

Phạm Ngọc Lan với bài viết Những vần thơ xuân đã giới thiệu đôi
nét về thơ xuân trong văn học trung đại Việt Nam từ đó đi sâu vào tìm
hiểu, so sánh tính kế thừa và phát triển trong những bài thơ xn của
Nguyễn Khuyến.
Với cơng trình nghiên cứu Văn học trung đại Việt Nam dưới góc
nhìn văn hóa, tác giả Trần Nho Thìn đã dành một phần để đi sâu vào tìm
hiểu“Từ những biến động trong quy tắc phản ánh thực tại của văn
chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn
Khuyến”. Tác giả đã chỉ ra những mâu thuẫn và day dứt trong tâm hồn
nhà thơ Nguyễn Khuyến trước thời cuộc của đất nước. Bên cạnh đó, tác
giả đã đi sâu vào tìm hiểu và lý giải về bức tranh thiên nhiên trong thơ
văn Nguyễn Khuyến như sau: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình,
Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản
ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hằng ngày của
làng q vào thơ ơng. Thiên nhiên làng q khơng cịn là không gian
thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh lợi như
không gian thơ nhà nho truyền thống nữa. Khơng đứng bên ngồi hay
bên trên để quan sát nữa, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã là người có mặt
thật sự, hiện diện thường trực trong cuộc sống hằng ngày ấy, tắm mình,
đằm mình trong khơng khí ấy”. Có thể nói, Nguyễn Khuyến đã từ bỏ tư
thế nhà nho của mình để sống hịa mình với khung cảnh làng quê nên ông


4
mới có được những dịng thơ viết về thiên nhiên vơ cùng chân thực và
hay đến như thế.
Nhìn chung, ở mỗi cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và thơ
Nơm của ơng đều có những phát hiện, khám phá mới mẻ, sâu sắc. Đây
chính là nguồn tư liệu vơ cùng phong phú để chúng ta có thể tìm hiểu về
tác gia Nguyễn Khuyến một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất. Các tác giả

khơng chỉ giới thiệu về vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền văn học
trung đại Việt Nam mà cịn đi vào tìm hiểu đề tài thiên nhiên trong thơ
văn ơng. Các cơng trình đó giúp chúng tơi có cơ sở tìm hiểu về biểu
tượng hoa trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến.
Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu sau:
Trong bài viết Đơi nét về nhóm biểu tượng hoa trong ca dao của
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, in trong Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 4 năm
2002, tác giả đã nêu những nhân xét khái quát: “Cùng với các biểu tượng
khác trong ca dao, nhóm biểu tượng hoa cũng mang giá trị thẩm mỹ rõ
rệt. Bên cạnh những lần xuất hiện với lớp nghĩa đen thuần túy, trong
nhiều trường hợp, các lồi hoa cịn được dân gian khoác cho lớp nghĩa
biểu tượng. Trong các sự vật được người xưa chọn làm biểu tượng cho
người phụ nữ: chim, cá, hoa, trăng, liễu, đào, con bống, bến nước …có lẽ
hoa là sự vật được sử dụng phổ biến hơn cả.
Nhóm biểu tượng hoa đã được hình thành với nhiều biểu tượng: hoa,
hoa đào, hoa hồng, hoa sen, hoa mai, hoa lý, hoa phù dung, hoa búp, hoa
nở, hoa thơm, hoa đang thì, hoa hoa tàn, hoa thơm mất nhị, hoa rơi, hoa người hái hoa, hoa sen - hồ, hoa sen - bèo, hoa - bướm…Tuy được xếp
cùng một nhóm, nhưng các biểu tượng trên mang những ý nghĩa khơng
hồn tồn giống nhau. Hoa nhài: người con gái với cái đẹp, cái duyên kín
đáo, thầm lặng. Hoa sen: người con gái đẹp đẽ, cao quí. Hoa phù dung:
người con gái có sắc đẹp nhưng chóng phai tàn. Hoa búp: người con gái
chưa có chồng. Hoa nở: người con gái đã có chồng. Hoa tàn: người con
gái tàn tạ. Hoa thơm mất nhị: người con gái khơng cịn thanh tân.
Từ việc nghiên cứu về nhóm biểu tượng hoa, tác giả Nguyễn Thị
Ngọc Điệp còn nhận thấy những giá trị thú vị của nhóm biểu tượng này
với tư cách là một thành tố quan trọng của thi pháp ca dao: “Với tư cách
là những mơ típ, những cơng thức truyền thống trong văn bản văn học
dân gian, các biểu tượng hoa cũng có những tác động nhất định đến các



5
thành tố khác của thi pháp ca dao như: ngôn ngữ, đề tài, chủ đề, kết cấu,
cấu tứ, nhân vật…
Trong bài viết về Hoa trong ca dao, của Nguyễn Thị Kim Ngân in
trong Tạp chí văn học dân gian số 2 năm 2011 cũng chỉ ra: Trong ca dao
Việt Nam hoa có một vị trí đáng kể. Qua việc thống kê trên cơ sở 6053
lời ca dao được in trong sáu cuốn sách sưu tầm ca dao tại ba miền Bắc,
Trung, Nam. Sáu cuốn sách đó là kho tàng ca dao xứ Nghệ, hai tập, ca
dao thừa thiên Huế, ca dao Nam trung bộ, ca dao ngạn ngữ Hà Nội, ca
dao dân ca Nam bộ.
Biểu tượng hoa sen trong bài viết của tác giả Kiều Thu Hoạch:
“Nước Việt cũng là quốc gia có nhiều sen. Nhưng xem thì ra Ấn Độ cũng
như Trung Quốc, hoa sen có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, hồng
phong phú hơn, Riêng Ấn Độ, hoa sen xanh và trắng được quý trọng hơn,
theo quan niệm phật giáo.Về mặt biểu tượng, hoa sen là lồi hoa Thánh,
lồi hoa “Tuyệt đẹp”của văn hóa phương Đơng. Sách vở Trung Quốc cho
biết, dường như khi có lồi người là đã có hoa sen. Thần thoại Ấn Độ
cũng kể rằng nước là nguyên thủy của vũ trụ chính từ cái rốn của vishmu
(thần bảo vệ) trôi lềnh bềnh trong nước sau trận hồng thủy đã mọc lên
cây sen và từ cây sen ấy, thần Brahma (Thần sáng tạo) đã sinh ra và sáng
tạo ra một thế giới mới.
Nhìn chung, biểu tượng hoa trong ca dao và rộng hơn là trong văn
học và văn hóa là đề tài thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học.
Ngày càng có nhiều hơn những khám phá, độc đáo từ thế giới biểu tượng
hoa. Những kết quả nghiên cứu về biểu tượng hoa đã đem lại cho người
tiếp nhận những ấn tượng sâu sắc, thú vị.
3. Mục đích của đề tài
Luận văn tiến hành việc phân loại, miêu tả biểu tượng hoa trong thơ
Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao về các mặt như nguồn gốc, nét tương
đồng và khác biệt của biểu tượng này. Qua đó, góp phần hiểu sâu sắc hơn

mối quan hệ giữa thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về tư liệu thơ Nôm Nguyễn Khuyến, luận văn tập trung khảo sát tư
liệu trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nhà xuất bản Văn học, năm
1971 Hà Nội do Xuân Diệu giới thiệu với số lượng là 100 bài thơ Nôm
của Nguyễn Khuyến.


6
Về ca dao, chúng tôi khảo sát chủ yếu là biểu tượng hoa trong ca dao
truyền thống (trước năm 1945), bộ phận ca dao của người Việt (không
khảo sát ca dao của các dân tộc thiểu số). Giới hạn trong tư liệu Kho tàng
ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên.
Tư liệu này gồm 4 tập ra đời từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, số lời
ca là 11.825 lời (chưa kể các dị bản).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng kết
quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó sử dụng
phương pháp nghiên cứu văn học là chủ yếu.
Phương pháp thống kê được sử dụng để khảo sát, tính được số lần
xuất hiện của biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao,
nhận biết được những hướng nghĩa phổ biến nhất trong thơ Nôm Nguyễn
Khuyến và ca dao.
Biểu tượng hoa tồn tại ở các loại hình văn học khác nhau (thơ nơm
Nguyễn Khuyến và ca dao), vì vậy luận văn phải sử dụng phương pháp
so sánh.
6. Đóng góp của đề tài
Cùng với việc tiếp thu thành quả nghiên cứu của những nhà khoa
học đi trước, góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm vào việc xác lập hệ
thống biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao

Phân loại và miêu tả biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
và ca dao về các mặt: nguồn gốc hình thành, những hướng nghĩa cơ bản
phổ biến, những nét tương đồng và khác biệt giữa biểu tượng hoa trong
thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao. Qua đó sẽ giúp độc giả hiểu kỹ hơn
hệ thống biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao
truyền thống, thấy được sự phong phú của nội dung ca dao dân ca gắn
với cảnh vật hoa thơm quả ngọt và cuộc sống tâm tư tình cảm của con
người Việt Nam, trong đó có nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Nôm Nguyễn Khuyến
và ca dao trong nhà trường phổ thơng và Đại học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục
Nội dung nghiên cứu của luận văn được triển khai gồm 3 chương:


7
Chương 1: Nguồn gốc của biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn
Khuyến và trong ca dao
Chương 2: Khảo sát, phân loại và miêu tả biểu tượng hoa trong thơ
Nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao
Chương 3: Những nét tương đồng và khác biệt giữa biểu tượng hoa
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao.
Chƣơng 1. NGUỒN GỐC CỦA BIỂU TƢỢNG HOA
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRONG CA DAO
1.1. Khái niệm biểu tƣợng và biểu tƣợng trong ca dao
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Thuật ngữ symbol bắt nguồn từ Hy Lạp. Symbolon có nghĩa là ký
hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu chứng, hợp đồng ...
Cũng có thuyết cho rằng chữ symbol bắt nguồn từ động từ Hy Lạp
"Symballo" có nghĩa là "ném vào một vị trí", "liên kết", "suy nghĩ về",

"thoả thuận", "ước hẹn"...
Các tác giả của cơng trình Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã
giải thích như sau:
Khởi nguyên biểu tượng là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ gỗ hay
kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần chủ và khách, người cho vay
và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau lâu dài
... Sau này ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình
xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước…Mọi biểu tượng được bộc lộ ra
trong cái vừa gẫy vỡ vừa là nối kết những phần của nó bị vỡ ra.
Như vậy biểu tượng là một loại “ký hiệu” rất cổ xưa, ra đời cùng với
sự xuất hiện của loài người ngay từ buổi bình minh hình thành nhân loại.
Nó được xem như “Vật thay thế” của tư duy trong tiến trình phát triển
nhận thức của con người.
Biểu tượng trong tiếng Hán, biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày",
"dấu hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là
"hình tượng". Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phơ bày ra trở
thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý
nghĩa mang tính trừu tượng.
Từ góc độ mĩ học, Heghen định nghĩa: “Biểu tượng nên thơ là biểu
tượng có hình tượng bởi vì biểu tượng nên thơ khơng phải phơi bày trước


8
mắt ta bản chất trừu tượng của cái hiện thực cụ thể. Như vậy. theo
Heeghen biểu tượng nằm giữa trực giác bình thường với tư duy.
Từ góc độ văn học, Freud cho rằng: “Biểu tượng diễn đạt một cách
gián tiếp bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung
đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành
vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng ...
Hiện nay ở nước ta cũng tồn tại nhiều khái niệm về biểu tượng.

Các tác giả của công trình Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Biểu
tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình
nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản
chất của hiện tượng nào đấy vừa thể hiện một quan niệm một tư tưởng
hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời ”.
Tác giả Phạm Đức Dương dưới góc độ văn hóa học cho rằng: “Biểu
tượng là vật thay thế làm cầu nối giữa thế giới ý niệm với thế giới hiện
tại bằng cách đưa cái vơ hình vơ hạn vơ khả tri vào cái hữu hình, hữu hạn
khả tri, làm cho con người có thể cảm nhận được thế giới ý niệm”.
Tác giả Phạm Thu Yến cho rằng: “Biểu tượng là hình ảnh cảm tính
về hiện thực khách quan. Biểu tượng không chỉ mang nghĩa đen nghĩa
biểu vật mà nói đến biểu tượng là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa bóng,
nghĩa biểu cảm”.
Tác giả Nguyễn Xn Kính định nghĩa về biểu tượng nghệ thuật như
sau: “Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện
quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của riêng
một tác giả), từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú”.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà trong chuyên đề: Nghiên cứu văn học
dân gian từ mã văn hóa dân gian quan niệm rằng: Biểu tượng là vật môi
giới giúp ta tri giác được cái bất khả tri giác. Biểu tượng được hiểu như
là những hình ảnh tượng trưng được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và
sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Nghĩa của biểu tượng phong
phú nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong nhiều khi khó nắm bắt”.
Trên thế giới và nước ta tồn tại nhiều khái niệm về biểu tượng, mỗi
tác giả nhấn mạnh đến những mặt khác nhau của biểu tượng. Nhưng nhìn
chung lại có thể hiểu về biểu tượng như sau:
Thứ nhất: Biểu tượng là dạng thức dùng hình ảnh này để tỏ nghĩa nọ,
dùng một hình ảnh cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng. Sự ra đời của



9
biểu tượng được gắn liền với sự thực hiện năng khiếu tinh thần đặc biệt
chỉ có ở lồi người – năng lực tượng trưng hóa. Biểu tượng được hiểu là
một hiện tượng vật thể nhờ thể hiện trong đó một nội dung cụ thể- cảm
tính mà hiện tượng này thể hiện trình ra những giá trị trừu xuất nào đó.
Thứ hai: Bản chất của biểu tượng là khó xác định và sống động. Bản
chất khó xác định và sống động của biểu tượng chính là sự chia ra và kết
lại với nhau, nó hàm chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp. Mọi biểu tượng
đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ ý nghĩa của biểu tượng luôn biến ảo,
nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là kết nối vừa xuất hiện lại vừa mất
đi khiến cho tư duy ln phải truy tìm liên tưởng và muốn nắm bắt lấy vơ
vàn những ý nghĩa đang cịn tiềm ẩn ngay trong lòng.
Thứ ba: Sự hiểu biết về biểu tượng còn tùy thuộc vào sự từng trải và
kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân cũng như trình độ nhận thức của
từng nhóm người. Khơng những thế việc “giải mã” tìm ra ý nghĩa của
biểu tượng cũng phải tính đến thói quen phong tục tập qn của các nền
văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc khác nhau. Điều bí ẩn vẫn ln
cịn ngun vẹn và mơ hồ về mặt ý nghĩa nếu như biểu tượng chưa được
“giải mã”. Một biểu tượng thường có nhiều nghĩa và ngược lại một ý
nghĩ có nhiều biểu tượng cùng biểu thị.
Những khái niệm về biểu tượng nói trên được rất nhiều nhà nghiên
cứu vận dụng khi giải mã các biểu tượng trong văn hóa, văn học. Trong
luận văn này chúng tơi lựa chọn khái niệm biểu tượng của tác giả
Nguyễn Thị Bích Hà trong chuyên đề: “Nghiên cứu văn học dân gian từ
mã văn hóa dân gian”, bởi chúng tơi thấy khái niệm về biểu tượng nói
riêng, những lý thuyết về biểu tượng nói chung trong chuyên đề này rất
phù hợp với việc tìm hiểu biểu tượng hoa trong ca dao và thơ Nôm
Nguyễn Khuyến mà chúng tôi sẽ giải quyết trong luận văn của mình.
1.1.2. Biểu tượng trong ca dao
Ca dao là thơ dân gian, theo đó biểu tượng trong ca dao là “một loại

biểu tượng nghệ thuật, được xây dựng bằng ngơn từ (ngơn từ nói) với
những qui ước của cộng đồng…Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là
những ký hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu
hiện những ý nghĩa sâu xa. Biểu tượng ca dao là những hình ảnh đã được
dân gian chọn lọc trong sử dụng và thử thách qua nhiều năm tháng, thể
hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của folklore.


10
1.2. Nguồn gốc của biểu tƣợng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
và trong ca dao
1.2.1. Nguồn gốc của biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Tác giả Hữu Ngọc đã nhận xét: “trong Truyện Kiều có tới hơn 130
câu thơ sử dụng “chữ hoa”, không kể những câu thơ sử dụng tên hoa
như: Phù dung, đào, (lửa), lựu, mai, lan, huệ…có thể đến hàng trăm”.
Nhà nghiên cứu khẳng định: “văn hóa truyền thống Việt Nam mang dấu
ấn của hoa”.
Thơ Nguyễn Khuyến gồm cả thơ Nôm và thơ chữ Hán, đã chứa đựng
khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống xã hội diễn ra tại vùng quê đồng bằng
Bắc Bộ, trong một bối cảnh lịch sử éo le cuối thế kỷ thứ XIX, đầu XX và
những suy tư trăn trở, thái độ ứng xử trước nhân tình thế thái. Nguyễn
Khuyến cũng như các nhà thơ khác đương thời đã sử dụng một số hoa
trong thơ. Những lồi hoa này được hình thành từ tri thức và kinh
nghiệm bản thân, thông qua quan sát tự nhiên, tiếp xúc xã hội và sách vở
đã học, đã đọc. Nguồn gốc của biểu tượng hoa trong thơ Nguyễn Khuyến
được hình thành từ các con đường sau:
Thứ nhất là điển tích, thơ phú Trung Hoa
Thứ hai là từ thơ ca cổ điển Việt Nam
Thứ ba là từ quan sát các loài hoa trong tự nhiên
Thứ tư từ ca dao tục ngữ người Việt

Nói chung, từ phong cách diễn đạt, khẩu ngữ, hình ảnh, thơ Nơm
Nguyễn Khuyến đã chuyển tải được nhiều ý tưởng và giọng điệu dân gian.
1.2.2. Nguồn gốc của biểu tượng hoa trong ca dao
Biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên,
đời sống xã hội của nhân dân ta. Đồng thời, biểu tượng cịn mang tính
chất lịch sử, văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tơn giáo.
Đối với người việt hoa khơng chỉ là vẻ đẹp trang sức mà cịn đi vào
tình cảm vào đời sống con người. Nó trở thành biểu tượng của vẻ đẹp,
của nỗi đâu của sự cao quý, của tình yêu và bởi vậy cũng trở thành sợi
dây nối liền con người với tự nhiên, con người với con người. Thành mối
giao cảm của con người với tổ tiên, ông bà, giữa người và thần linh. Vị
trí của hoa trong sinh hoạt và đời sống tinh thần của con người Việt.
Quan trọng như vậy đã giải thích vì sao nó xuất hiện phổ biến trong ca
dao và để lại dấu ấn đẹp đẽ trong trong văn hóa Việt Nam.


11
* Tiểu kết: Trong chương 1 của luận văn chúng tơi đã trình bày
những vấn đề khái qi cơ bản với nội dung nghiên cứu là:
Thứ nhất, chúng tôi đã trình bày khái quát một vài quan niệm về biểu
tượng trên thế giới, ở Việt Nam và quan niệm của luận văn về biểu tượng
hoa. Đây chính là cơ sở lí luận để chúng tơi đi sâu thêm vào nghiên cứu
biểu tượng hoa trong thơ nôm Nguyễn Khuyến và ca dao người Việt.
Chúng tơi đã tìm hiểu nguồn gốc hình thành biểu tượng hoa trong thơ
nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao. Có thể nói vai trị quan trọng của
biểu tượng hoa trong tâm thức người Việt cùng với cảm quan của nhà
nho về thiên thiên là cơ sở hình thành biểu tượng hoa trong ca dao và thơ
Nôm Nguyễn Khuyến. Từ những bông hoa xinh đẹp trong đời sống
người Việt đã trở thành biểu tượng là cả một quá trình liên tưởng dựa
trên những cơ sở lịch sử, văn hóa.

Chƣơng 2. KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ BIỂU TƢỢNG
HOA TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRONG CA DAO
2.1. Một số vấn đề về tiêu chí khảo sát, phân loại và miêu tả biểu
tƣợng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao
Khảo sát, phân loại biểu tượng có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác
nhau. Trong luận văn này, chúng tơi chọn tiêu chí là cái biểu đạt.
Về cấu trúc, phân ra: cấu trúc ở dạng đơn lẻ, sóng đơi, phức hợp.
Dạng đơn lẻ là dạng biểu tượng hoa cụ thể, chỉ tên một lồi, có thể là
hoa thực vật góp phần tạo cảnh thiên nhiên, hoặc hoa đã được nhân hóa,
dùng để chỉ thành phần giới tính, phẩm chất con người. Các loại hoa có
tần số xuất hiện cao trong văn học nghệ thuật là hoa đào, hoa sen, hoa
mai, hoa nhài, hoa lý, hoa hồng, hoa cúc, hoa lan.
Dạng sóng đơi là biểu tượng có hai hoa cùng xuất hiện trong một ngữ
cảnh, như mận và đào, lan với lí, bưởi với chanh….
Dạng phối hợp là biểu tượng hoa cùng loại, cùng tính chất, số lượng
nhiều.
Về biện pháp tu từ thì phân ra các phương pháp: so sánh, hoán dụ ,
ẩn dụ.
Dựa trên các mối quan hệ liên tưởng, người ta có thể so sánh ở nhiều
góc độ khác nhau, như vị trí cao, thấp:


12
Em như hoa gạo trên cây
Anh như thể nhánh cỏ may ven đường.
Phương pháp hoán dụ, ẩn dụ tượng trưng được sử dụng nhiều đối với
biểu tượng hoa. Mỗi loại hoa được gắn cho một đặc điểm, tính cách của
con người
Về nội dung hướng nghĩa: Các biểu tượng hoa trong ca dao và trong
văn thơ thường toát lên vẻ đẹp tự nhiên, mn màu, mn sắc của các

lồi hoa trong khung cảnh tự nhiên, gợi lên thời gian, mùa vụ, ngày đêm,
mưa nắng; khi biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng thì hoa được gắn
với hình thức, phẩm giá của con người, với tình u lứa đơi, với giá trị
nhân văn trong xã hội.
2.2 Khảo sát, phân loại và miêu tả biểu tƣợng hoa trong thơ Nguyễn
Khuyến
2.2.1. Khảo sát tần số xuất hiện biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn
Khuyến
Qua khảo sát khảo sát cuốn “Thơ văn Nguyễn Khuyến”, Nhà xuất
bản Văn học, năm 1971 Hà Nội do Xuân Diệu giới thiệu với số lượng là
100 bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Chúng tơi thấy có 10 bài nhắc đến
hoa, có 6 loại hoa được nhắc đến là: Hoa cà, hoa mướp, hoa đào, hoa cúc,
hoa trà, hoa lan. Sau đây là thống kê cụ thể của chúng tôi:
2.2.2. Phân loại dạng thức tồn tại của biểu tượng hoa trong thơ Nôm
Nguyễn Khuyến
Bảng: 2.1 Bảng thống kê TSXH các dạng thức tồn tại
của biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Dạng đơn
Dạng
kết hợp
Cúc
Lan
Trà
Đào
Hoa
Tổng
Số bài
Tỉ lệ

1

10%

1
10%

1
10%

1
10%

5
50%

9
90%

1
10%

Nhận xét:
Thứ nhất, hoa trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến tồn tại chủ yếu ở
dạng đơn là 9/10 bài chiếm tỉ lệ 90%.
Thứ hai, hoa trong thơ Nôm Nguyến Khuyến biểu tượng hoa sử dụng
kết hợp 1/10 bài chiếm 10%.


13
Như vậy, biểu tượng hoa trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến cũng
tồn tại với hai dạng thức khác nhau là dạng đơn và dạng kết hợp. Trong

đó dạng đơn là dạng thức tồn tại phổ biến và trở thành những biểu tượng
đơn đặc sắc.
2.2.3. Miêu tả các hướng nghĩa của biểu tượng hoa trong thơ Nôm của
Nguyễn Khuyến.
Bảng: 2.2 Bảng thống kê TSXH các hướng nghĩa của biểu tượng hoa
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
Hướng nghĩa của biểu tượng hoa trong thơ
Số bài Tỉ lệ
nôm Nguyễn Khuyến
Thơ
%
1
Biểu tượng cho tâm hồn, tính cách nhà thơ
6
60%
2
Biểu tượng của thời thời gian thay đổi
2
20%
3
Biểu tượng của không gian cảnh sắc làng quê 2
20 %
Nhận xét:
Đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng thống kê biểu tượng hoa biểu hiện
vẻ đẹp, tính cách, tâm hồn nhà thơ với 6/10 bài chiếm tỉ lệ 60%. Tiếp đến
là hướng nghĩa về thời gian thay đổi với 2/10 bài chiếm tỉ lệ 20%.
Tiếp đến là hướng nghĩa tượng trưng cho không gian cảnh sắc làng
quê với 2/10 bài chiếm tỉ lệ 20%.
2.3. Khảo sát, phân loại và miêu tả biểu tƣợng hoa trong ca dao
2.3.1. Khảo sát tần số xuất hiện biểu tượng hoa trong ca dao

Chúng tôi tiến hành khảo sát Kho tàng ca dao người Việt, tác giả
Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), Nxb Văn hóa thơng tin
1995. Với tổng số 11.825 bài ca dao thì thấy biểu tượng hoa xuất hiện
với tần số tương đối nhiều. Chúng tôi chỉ chọn 9 loại biểu tượng hoa
Đào, hoa Sen, hoa Mai, hoa Lí, hoa Nhài, hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Huệ,
hoa Lan làm đối tượng để khảo sát. Biểu tượng các loại hoa xuất hiện
trong 722 bài ca dao.
2.3.2. Kết quả khảo sát,, phân loại và miêu tả biểu tượng hoa trong
ca dao
STT


14
Hoa đào
Hoa sen
Hoa mai
Hoa lí
Hoa nhài
Hoa hồng
Hoa huệ
Hoa cúc
Hoa lan

Biểu đồ: 2.6 Biểu đồ hình trịn biểu thị tỉ lệ % tần số xuất hiện
biểu tượng hoa trong ca dao người Việt.
2.2.2.1.Nhận xét chung
Qua khảo sát chúng tơi thấy có 722 bài có sự xuất hiện hình ảnh hoa
trong ca dao với 956 từ hoa (cả bản khảo), 42 từ h, 113 từ bơng, và 56
lần nhắc lồi hoa.
Trong đó tổng số các loại hoa có 9 lồi hoa xuất hiện với tần số cao

nhất, hoa đào thuộc loài hoa xuất hiện nhiều nhất trong thế giới muôn
hoa, hoa đào có mặt ở 83/722 bài, chiếm tỉ lệ 11,5%, tần số hoa xuất hiện
(115 lần). Hoa sen: 57/722 bài chiếm tỉ lệ 7,8%, tần số hoa xuất hiện
(101 lần), Hoa mai: 56/722 chiếm tỉ lệ 7,7%, tần số hoa xuất hiện (50
lần), Hoa lí: 38/722 chiếm tỉ lệ 5,2%, tần số hoa xuất hiện (49 lần). Hoa
nhài (hoa lài) với 37/722 chiếm tỉ lệ 5,1%, tần số hoa xuất hiện (46 lần).
Hoa hồng: 32/722 bài chiếm tỉ lệ 4,4 %, tần số hoa xuất hiện (40 lần).
Hoa huệ: 25/722 bài chiếm tỉ lệ 3,5 %, tần số xuất hiện (39 lần), Hoa cúc:
24/722 bài chiếm tỉ lệ 3,3%, tần số hoa xuất hiện (32 lần). Hoa lan:
16/722 bài chiếm tỉ lệ 2,2 %, tần số hoa xuất hiện (20 lần).
Biểu tượng hoa trong ca dao tồn tại dưới hai dạng thức chủ yếu:
Biểu tượng hoa trong ca dao người Việt tồn tại dưới hai dạng thức,
dạng thức đơn và dạng kết hợp. Kết quả cụ thể được chúng tôi phân loại
ở dưới đây.


15
Bảng: 2.4 Bảng thống kê tần số xuất hiện dạng thức tồn tại
của biểu tượng hoa trong ca dao người Việt.
Dạng đơn
Số bài
Tỉ lệ %

Đào
25
3,4

Sen
24
3,3


Cúc Lí Nhài Hồng Mai Huệ
14
9
9
8
5
3
1,9 1,2 1,2
1.1 0,69 0,41

Dạng
kết hợp
Lan Tổng Tổng
1
98
624
0,1 13,6
86,4

Nhận xét:
Như vậy, biểu tượng hoa tồn tại chủ yếu ở dạng kết hợp là 624/722
bài chiếm 86,4%, trong đó chủ yếu là dạng kết hợp phổ biến như hai loại
hoa trong cùng một câu trở lên, hoặc kết hợp biểu tượng khác như tình
u đơi lứa…
Biểu tượng hoa xuất hiện ở biểu tượng đơn 9 loài hoa là 98/722 bài
chiếm 13,6%.
Như vậy, biểu tượng trong ca dao tồn tại với hai dạng thức khác nhau
là dạng đơn và dạng kết hợp. Trong đó, dạng kết hợp, đặc biệt là hình
thức kết hợp giữa các loài hoa trong một bài. Tác giả dân gian đã gửi

gắm bao trạng thái xúc cảm yêu đương, nhiều cảnh ngộ tình dun của
lứa đơi.
2.2.2.2. Miêu tả các hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng hoa trong
ca dao
Dựa trên cơ sở nghĩa chủ đạo trong văn cảnh, có thể phân chia các
hướng nghĩa của biểu tượng hoa như sau:
Bảng: 2.5 Bảng thống kê TSXH các hướng nghĩa
của biểu tượng hoa trong ca dao
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Hƣớng nghĩa của biểu tƣợng hoa trong ca dao

Số bài Tỉ lệ
Ca dao %
Biểu tượng cho tình u lứa đơi
412
57
Biểu tượng về phẩm giá con người
107
15
Biểu tượng cho thân phận người phụ nữ
56

7,5
Biểu tượng cho người con gái mất phẩm giá (hoa tàn,
43
6
hoa mất nhị)
Biểu tượng cho người phụ nữ đã có chồng (hoa nở)
36
5
Biểu tượng của người con gái xinh đẹp, có phẩm cách
30
4
cao quý (Hoa thơm)
Biểu tượng của không gian làng quê, phong tục tập quán.
34
5
Biểu tượng của thời gian thay đổi .
4
0.5


16
Nhận xét:
1. Đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng thống kê hoa mang ý nghĩa về
tình u đơi lứa với 417 lần chiếm 57%.
Đứng ở vị trí thứ hai biểu tượng hoa trong ca dao người Việt mang ý
nghĩa nói về phẩm giá con người với 107 lần xuất hiện, chiếm 15%.
Biểu tượng hoa trong ca dao mang ý nghĩa nói về người con gái đẹp,
danh giá (hoa thơm).
Hoa mang ý nghĩa chỉ người con gái mất, giảm phẩm giá:
Hoa thơm mất nhụy đi rồi

Còn thơm đâu nữa mà người ước ao.
Hoa mang ý nghĩa chỉ thân phận người phụ nữ dưới chế độ cũ:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Bị lễ giáo phong kiến ràng buộc:
Em thương anh,
Nhưng thầy mẹ thoái thác
Chú bác ngăn can
Bận này huệ héo theo lan, bận này
Bị động trong tình yêu:
Tiếc thay hoa nở bên rừng
Thơm cay ai biết, ngọt lừng ai hay.
Bị người chơi hoa ruồng bỏ:
Thân thiếp như cánh hoa đào
Đang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng
Bây giờ nhuỵ rữa, hoa tàn
Vườn xuân nó kém, sao chàng lại chê?
Bị chồng con ràng buộc :
Phận bạc không nương nhà bạc
Thân hèn đâu dám gác cửa không
Dứt được sao cái nợ vợ chồng
Nước nhành dương rửa sao được bụi hồng bớ anh !
Thương em nỏ hé nói ra
Trong ruột đã héo như hoa gãy cành.
Hoa mang ý nghĩa về tình nghĩa vợ chồng


17
Vợ chồng hạnh phúc: Hoa nhài là lồi hoa có vẻ đẹp và hương thơm
dịu dàng được ví với những mối tình bền chặt, những cuộc hơn nhân

hạnh phúc:
Đơi ta như bông hoa nhài
Vợ đây chồng đấy kém ai trên đời.
Hoa mang ý nghĩa chỉ thời gian thay đổi: hoa đào là biểu tượng của
mùa xuân, hoa mận biểu tượng của mùa hè, mùa thu hoa cúc, mùa đông
hoa cải.
Tiểu kết chương 2
Trong nội dung nghiên cứu ở chương 2 của luận văn, chúng tơi đã
trình bày những vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, chúng tôi đã xác định hình thức biểu hiện của biểu tượng
hoa trong thơ nơm Nguyễn Khuyến và trong ca dao người Việt nhằm
nhận diện đây là biểu đa dạng, phong phú về hình thức biểu hiện.
Thứ hai, chúng tôi khảo sát biểu tượng hoa trong thơ Nơm của
Nguyễn Khuyến trên ba bình diện: Tần số xuất hiện, dạng thức tồn tại và
các hướng nghĩa cơ bản. Kết quả khảo sát và phân loại đã cho thấy biểu
tượng hoa xuất hiện trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến chủ yếu ở dạng đơn,
và hướng nghĩa chủ yếu là thể hiện tâm hồn, tính cách nhà thơ và không
gian cảnh sắc làng quê.
Tiếp theo, chúng tôi đã khảo sát biểu tượng hoa trong ca dao người
Việt trên ba bình diện: Tần số xuất hiện, dạng thức tồn tại và các hướng
nghĩa cơ bản. Kết quả khảo sát và phân loại đã cho thấy biểu tượng hoa
trong ca dao người Việt là một biểu tượng tiêu biểu, tồn tại chủ yếu ở
dạng kết hợp và đa nghĩa.
Đây là cơ sở quan trọng để chúng tơi có thể so sánh biểu tượng hoa
trong trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và trong ca dao ở chương 3
của luận văn.
Chƣơng 3. NHỮNG NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA BIỂU TƢỢNG HOA TRONG THƠ NÔM
NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRONG CA DAO
3.1. Những nét tƣơng đồng giữa biểu tƣợng hoa trong thơ Nôm

Nguyễn Khuyến và trong ca dao
3.1.1. Tương đồng về một hướng nghĩa cơ bản: Không gian cảnh
sắc làng quê


18
Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh làng quê qua những hình ảnh rất quen
thuộc, tràn đầy sức sống từ khu vườn bùi, luống cà, giàn mướp, mặt ao
sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè …là hiện thân của mảnh hồn quê mộc
mạc, đậm đà sâu lắng. Màu xanh của ao nước, màu xanh mơn mởn của
vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp…Những sự vật
tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm
hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Nguyễn Khuyến tả cảnh, tả tình
cảm đan xen, hòa hợp bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tranh quê
hương trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
3.1. 2. Nguyên nhân của sự tương đồng
3.2.2.1. Nguyên nhân từ vị trí biểu tượng hoa trong đời sống văn hóa
và tâm thức của người Việt.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông rất thuận lợi cho các loại cây, hoa trái phát triển quanh năm.
Hoa đã đi vào thế giới văn học với những thân phận, những phẩm cách,
mỗi loại hoa biểu trưng cho một số phận, một đời người. Hoa mang rất
nhiều ý nghĩa, hoa đào, hoa mai là biểu tượng mỗi mùa xn đến, nó
khơng thể thiếu trong ngày tết. Với người Miền bắc nếu thiếu đi cành hoa
đào (người Miền Nam thiếu vắng cành hoa mai trong ngày tết) thì khơng
có cảm giác, khơng khí của của mùa xuân đến. Bởi vậy hoa là nét đẹp đã
đi vào vào đời sống của con người Việt Nam. Hoa trở thành rất gần gũi,
quen thuộc, trong các ngày lễ, ngày cưới, ngày kỷ niệm ln có những
bình hoa tươi thắm trên bàn. Hoa có mặt ở trước sân, trước thềm nhà,
trước cổng, trước công viên, trước các đền chùa. Hoa có mặt trong tín

ngưỡng tâm linh, phong tục tập quán của người Việt, đi vào sâu thẳm
trong tâm hồn tâm trí của người Việt qua nhiều lứa tuổi khác nhau.
Người Việt luôn yêu quý thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Kéo thiên nhiên
vào cuộc sống của mình, trong các gia đình người Việt thường tơn vinh
treo các bức tranh biểu tượng tùng, cúc, trúc, mai. Chính vì vậy mà hoa
đã trở thành biểu tượng của bản sắc văn hóa người Việt, gần gũi, gắn bó
khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, tiêu biểu cho vẻ
đẹp của cảnh sắc và tâm hồn con người Việt Nam.
3.2.2.2. Nguyên nhân từ đặc trưng thể loại của ca dao và thơ Nôm
Nguyễn Khuyến


19
Ca dao và thơ Nôm Nguyễn Khuyến đều là những thể thơ dùng ngơn
ngữ dân tộc để sáng tác. Chính vẻ đẹp của Tiếng Việt, chính vì sự trong
sáng và biểu cảm giàu tính nhạc, sự phong phú và giàu có của tiếng mẹ
đẻ đã giúp nghệ sĩ dân gian và nhà thơ Nguyễn Khuyến miêu tả một cách
sinh động với nhiều dáng nét riêng.
Biểu tượng hoa trong ca dao và thơ Nơm của Nguyễn Khuyến đều có
sự gặp gỡ ở một số hưỡng nghĩa cơ bản và cách thức thể hiện biểu tượng
hoa. Những nét tương đồng đó đã thể hiện được tính ổn định, phổ biến
của biểu tượng hoa. Đồng thời qua đây cũng có thể thấy được mối liên hệ
mật thiết giữa thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao nói riêng, giữa văn
học dân gian và văn học viết nói chung.
3.3. Những nét khác biệt giữa biểu tƣợng hoa trong thơ Nôm
Nguyễn Khuyến và trong ca dao
3.3.1. Khác biệt về dạng thức tồn tại của biểu tượng hoa trong thơ
Nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao .
Trên cơ sở đối chiếu so sánh để xác định dạng thức tồn tại phổ biến
của biểu tượng đây là bảng so sánh cụ thể:

Bảng: 3.1 So sánh tần số xuất hiện các dạng thức tồn tại trong thơ
Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao người Việt.
Tần số xuất hiện các dạng thức
tồn tại của biểu tƣợng hoa
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Dạng đơn
Dạng kết hợp

Số bài
9
1

Tỉ lệ
90%
10%

Tần số xuất hiện các dạng
thức tồn tại của biểu
tƣợng hoa trong ca dao
Số bài
98
624

Tỉ lệ
13,6%
86,4%

Từ những số liệu cụ thể của bảng trên, chúng ta có thể thấy dạng
thức tồn tại phổ biến của hoa trong ca dao là dạng kết hợp, trong thơ
Nôm Nguyễn Khuyến là dạng đơn. Ở các sáng tác của tác giả bình dân,

hoa thường được kết hợp song đơi để tạo thành tạo thành một biểu tượng
đơi. Trong đó ở thơ Nôm Nguyễn Khuyến hoa thường xuất hiện độc lập
tạo thành những biểu tượng đơn.
Mặt khác cùng tồn tại ở dạng thức kết hợp song hình thức kết hợp
hoa trong ca dao người Việt thường là nhiều loại hoa tạo nên sự giao hòa
quấn quýt với nhau. Kiểu kết hợp này dường như khơng có trong thơ
Nơm Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến có duy nhất một bài thơ kết hợp


20
hai loại hoa: hoa cà, hoa mướp trong bài Bạn đến chơi nhà. Hoa trong
thơ ông rất dân giã, mộc mạc.
Có thể nói sự khác biệt trong dạng thức tồn tại và hình thức kết hợp
của hoa trong ca dao người Việt và thơ Nôm Nguyễn Khuyến phần nào
đã thể hiện tính chất dân dã, mộc mạc và sự đăng đối hài hòa của hai
phong cách sáng tác dân gian và bác học.
3.3.2. Sự phong phú về các hướng nghĩa của biểu tượng hoa
Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi đã xác định những nghĩa cơ
bản của biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao. Trên
cơ sở đó chúng tơi tiến hành đối chiếu so sánh ý nghĩa của biểu tượng
này. Dưới đây là bảng so sánh cụ thể:
Bảng: 3.2 Các hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng hoa trong thơ Nôm
Nguyễn Khuyến và trong ca dao người Việt
ST
T
1
2

Hƣớng nghĩa của
Biểu tƣợng hoa trong thơ Nôm

Biểu tượng tâm hồn, tính cách nhà thơ
Biểu tượng của thời gian thay đổi

3

Biểu tượng của không gian cảnh sắc
làng quê

4

5
6

7
8

Hƣớng nghĩa của biểu tƣợng
hoa trong ca dao
Biểu tượng cho tình yêu lứa đôi
Biểu tượng về phẩm giá con
người
Biểu tượng cho thân phận người
phụ nữ
Biểu tượng cho người con gái
mất phẩm giá (hoa tàn, hoa mất
nhị)
Biểu tượng cho người phụ nữ đã
có chồng (hoa nở)
Biểu tượng của người con gái
xinh đẹp, có phẩm cách cao q

(Hoa thơm)
Biểu tượng của khơng gian, cảnh
sắc làng quê
Biểu tượng của thời gian thay
đổi

Trong bảng 3.2 chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt về hướng nghĩa
cơ bản của biểu tượng hoa trong ca dao người Việt và trong thơ nơm
Nguyễn Khuyến. Có thể thấy hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng hoa
trong ca dao người Việt phong phú hơn so với trong thơ thơ Nơm
Nguyễn Khuyến. Theo khảo sát của chúng tơi thì biểu tượng hoa trong ca
dao người Việt có 8 hướng nghĩa cơ bản, trong khi ở thơ Nôm Nguyễn


21
Khuyến số lượng hướng nghĩa của biểu tượng là 3. Có 5 hướng nghĩa
biểu tượng hoa chỉ xuất hiện trong ca dao mà khơng có ở thơ Nơm
Nguyễn Khuyến.
Mỗi biểu tượng hoa trong ca dao nhiều khi khơng chỉ có một nghĩa.
Trong q trình sử dụng, dân gian khơng ngừng mở rộng đối tượng nhận
thức qua các biểu tượng, vì vậy, các biểu tượng hoa trong ca dao thường
mang tính đa nghĩa.
Biểu tượng hoa sen chỉ người con gái đẹp:
- Búp hoa sen lai láng giữa hồ
Giơ tay muốn bẻ sợ trong chùa có sư
- Có sư thì mặc có sư
Giơ tay anh bẻ có hư anh đền
Nhưng cũng được dùng để biểu thị những con người cao q nói
chung:
- Hoa sen sao khéo giữ màu

Nắng hồng không nhạt, mưa dầu không phai
Mỗi biểu tượng hoa trong ca dao lại có nhiều biến thể khác nhau.
Trong từng văn cảnh cụ thể, biểu tượng hoa có thể biến đổi nhưng ý
nghĩa biểu đạt thì khơng đổi, mà chỉ được bổ sung bằng các nét nghĩa
phụ làm phong phú thêm cho nét nghĩa cơ bản. Chẳng hạn, hoa tàn có
các biến thể: hoa úa, hoa xàu nhị úa, hoa gãy cành… hoa thơm mất nhị
có các biến thể: hoa thơm mất tuyết, hoa đã hết nhụy… Nhờ vào các biến
thể này biểu tượng hoa trong ca dao luôn được biến đổi một cách linh
hoạt. Ở mỗi biểu tượng hoa vừa có những yếu tố bất biến, vừa có những
yếu tố khả biến. Các yếu tố này làm cho biểu tượng hoa trong ca dao
mang giá trị công thức. Các yếu tố khả biến mang lại cho biểu tượng hoa
trong ca dao sự tươi mới, đa dạng. Chính yếu tố này khiến cho biểu
tượng là một thánh tố quan trong của thi pháp ca dao.
Như vậy, trên phương diện số lượng, sự phong phú của hướng các
hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng hoa, chúng ta thấy giữa ca dao và thơ
Nôm Nguyễn Khuyến, biểu tượng hoa trong ca dao có các hướng nghĩa
phong phú và đa dạng.
3.2.3. Sự khác biệt về hướng nghĩa chủ đạo của biểu tượng hoa
Hướng nghĩa hoa biểu tượng cho tình u đơi lứa được tác giả dân
gian sử dụng nhiều xuất hiện 412/22 bài ca dao.


22
Hoa trong ca dao biểu tượng cho người phụ nữ, tình u lứa đơi, thân
phận người phụ nữ, hoa thơm biểu tượng người phụ nữ đẹp, hoa nở chỉ
người phụ nữ đã có chồng; hoa tàn, hoa mất nhị chỉ người phụ nữ q
lứa, người phụ nữ khơng cịn thanh tân. Tỉ lệ các loài hoa biểu tượng cho
người phụ nữ rất cao chiểm là 93,6%, các hướng nghĩa còn lại chỉ chiếm
tỉ lệ 6,4%.
Khác với ca dao, trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến hình ảnh hoa có

liên hệ mật thiết với tâm hồn tính cách của nhà thơ, và hình ảnh không
gian cảnh sắc làng quê Việt Nam chiếm tỉ lệ 60%. Ở những bài thơ này
hoa thường tồn tại ở dạng đơn, đứng tách riêng, một mình. Do đó, hoa
trong thơ Nơm Nguyến Khuyến thiên về hình ảnh tả thực nhiều hơn.
3.4. Nguyên nhân của sự khác biệt
3.4.1. Nguyên nhân từ đặc điểm tính chất của biểu tượng
Nghĩa của biểu tượng nói chung, biểu tượng hoa trong ca dao người
Việt và thơ nơm Nguyễn khuyến nói riêng đều mang tính ổn định nhưng
là sự ổn định tương đối. “Ý nghĩa của biểu tượng khơng phải một cấu
trúc khép kín mà là một khả năng gợi ra các chiều liên tưởng trong thực
tại tinh thần con người. Những chiều hướng này rất khác nhau, trái ngược
nhau …ý nghĩa của biểu tượng là một biến số, đồng thời ln có sự liên
thơng giữa cá nhân và cộng đồng trong q trình chuyển hóa của các biến
số đó” [6 ]. Vì vậy quá trình tiếp biến, khác biệt về hướng các nghĩa của
biểu tượng hoa trong ca dao người Việt và trong thơ nôm Nguyễn
Khuyến là một hiện tượng tất yếu trong quá trình biến đổi ý nghĩa của
biểu tượng.
3.4.2. Nguyên nhân từ đặc điểm riêng của hai loại hình sáng tác
Ca dao thuộc phong cách văn học dân gian có tính bình dị và dân dã.
Thơ Nơm Nguyễn Khuyến thuộc phong cách văn học bác học mang tính
ước lệ tượng trưng, uyên bác và trang nhã. Và mỗi phong cách - văn học
bác học và văn học dân gian – lại có cách xây dựng hệ thống biểu tượng
nghệ thuật riêng.
Văn học dân gian xây dựng biểu tượng trên cơ sở những liên tưởng
cụ thể, gần gũi - sự vật hiện tượng quen thuộc, thân mật với nhau trong
cuộc sống. Xét ở phương tiện biểu đạt, hệ thống biểu tượng trong ca dao
đều sử dụng những hình ảnh cụ thể, sinh động của đời sống hàng ngày.


23

*Tiểu kết:
Qua khảo sát thống kê và miêu tả cùng với sự so sánh đối chiếu,
chúng tôi nhận thấy biểu tượng hoa được sử dụng và miêu tả trong thơ
Nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao có nét tương đồng và nhiều nét
khác biệt trên các phương diện: Dạng thức tồn tại, hướng nghĩa chủ đạo
và cách thể hiện biểu tượng. So với thơ Nôm Nguyễn Khuyến biểu tượng
hoa trong ca dao có các hướng nghĩa phong phú hơn.
Từ những nét khác biệt của của biểu tượng hoa trong thơ Nơm
Nguyễn Khuyến và trong ca dao, chúng ta có thể thấy vai trị, cá tính
sáng tạo của người sáng tác trong việc sử dụng và thể hiện biểu tượng.
KẾT LUẬN
1. Hoa in đậm dấu ấn trong ca dao. Đây là nhóm biểu tượng xuất
hiện với tần số cao trong sinh hoạt ca hát dân ca. Nhóm biểu tượng hoa
đã được hình thành với nhiều biểu tượng hoa phong phú đa dạng. Tuy
được xếp cùng một nhóm là biểu tượng hoa, nhưng các biểu tượng hoa
trong ca dao mang những ý nghĩa khơng hồn tồn giống nhau. Từ
những bơng hoa cụ thể trong đời sống cho đến những bông hoa biểu
tượng trong ca dao là cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích
lũy…lâu dài của dân gian. Qua đó, người Việt Nam càng hiểu, càng yêu
hơn các biểu tượng hoa đã làm nên cái hay, cái đẹp cho ca dao.
2. Xuất phát từ vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần
của người Việt, hoa đã trở thành biểu tượng biểu hiện đặc trưng văn hóa,
văn học Việt Nam. Từ các loài hoa trong đời sống người Việt trở thành
biểu tượng hoa trong văn học là cả một quá trình liên tưởng dựa trên
những cơ sở lịch sử và văn hóa. Trên cơ sở, nền tảng đó hoa đi vào ca
dao và hiện diện trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
Biểu tượng hoa là một trong những biểu tượng tiêu biểu trong ca dao.
Đi vào trong thơ ca dân gian, các biểu tượng hoa đã trở thành những
biểu tượng đa nghĩa, đa dạng về dạng thức tồn tại và hình thức kết hợp.
Trên cơ sở một nét nghĩa chung phổ biến là biểu thị cho người con gái,

mỗi biểu tượng lại thể hiện những nét nghĩa, những sắc thái ý nghĩa khác
biệt nhau, không trùng lặp, phục vụ đắc lực cho nhu cầu giãi bày tâm tư,
tình cảm của dân gian ở nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày. Mỗi


24
lồi hoa với những tính chất, đặc điểm khơng giống nhau, hay cùng một
loài hoa nhưng ở các trạng thái khác nhau…đã gợi cho dân gian những
liên tưởng phong phú, đa dạng về đời sống con người. Tìm hiểu về hoa
trong ca dao và thơ Nôm Nguyễn Khuyến sẽ giúp chúng ta hiểu được
một phần quan hệ của con người với thiên nhiên cũng như hiểu được
chính bản thân con người qua mối quan hệ đó. Do đó, nghiên cứu biểu
tượng này cũng là một cách tiếp cận để có thể hiểu sâu sắc hơn giá trị
nhiều mặt của ca dao và thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
3. Biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao đã
được sử dụng, khai thác và thể hiện với nhiều điểm tương đồng và khác
biệt.
Biểu tượng hoa trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và trong ca dao đều
có chung ý nghĩa biểu trưng cho cảnh sắc không gian làng quê Việt Nam.
Đồng thời, tác giả dân gian và Nguyễn Khuyến đều đã vận dụng sự giàu
có của ngơn ngữ dân tộc để miêu tả biểu tượng một cách sinh động, cụ
thể, với nhiều dáng nét. Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ tính ổn định,
tính dân tộc của biểu tượng, đồng thời hiểu rõ hơn mối liên hệ mật thiết
giữa thơ Nôm Nguyễn Khuyến và ca dao nói riêng, giữa văn học dân
gian và văn học viết nói chung.
Bên cạnh những nét tương đồng đó, biểu tượng hoa trong thơ Nơm
Nguyễn Khuyến và trong ca dao người Việt cũng có nhiều sự khác biệt.
Nếu như dạng thức tồn tại phổ biến biểu tượng hoa trong ca dao là dạng
song đơi thì trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến là dạng đơn. So với thơ
Nôm Nguyễn Khuyến, biểu tượng hoa trong ca dao có nghĩa chủ yếu là

biểu trưng cho người phụ nữ, cho tình yêu lứa đôi, cho thân phận người
phụ nữ trong xã hội cũ thì ở Nguyễn Khuyến biểu tượng này được dùng
chủ yếu để miêu vẻ đẹp thiên nhiên làng quê Bắc Bộ và giải bày thể hiện
tâm hồn khí phách, lòng yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
4. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở trên mới chỉ là bước
đầu, còn rất nhiều vấn đề bỏ ngỏ đang chờ đợi những nghiên cứu sâu
hơn. Mỗi dân tộc có những đặc sắc văn hoa riêng, thể hiện trong sinh
hoạt, trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên và hoa cũng là
một căn cứ để tìm hiểu đặc điểm văn hóa của dân tộc.



×