BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN THANH VÂN
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN
VIỆT NAM
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH
VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 5. 04. 33
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TSKH BÙI MẠNH NHỊ
- TP. HỒ CHÍ MINH 12/2002 -
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
T
1
T
1
DẪN LUẬN .......................................................................................................... 6
T
1
T
1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................................... 6
T
1
T
1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : ......................................................................................................... 6
T
1
T
1
3.NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................... 8
T
1
T
1
4. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 9
T
1
T
1
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: ....................................................................................... 11
T
1
T
1
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ BẢN CHẤT TRỮ TÌNH, NHÂN VẬT TRỮ
T
1
TÌNH VÀ NHÂN VẬT TRONG CA DAO TRỮ TÌNH ................................ 12
T
1
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI CA VỀ TÌNH YÊU
T
1
LỨA ĐÔI ........................................................................................................... 28
T
1
2.1.MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................... 28
T
1
T
1
2.2. TÊN GỌI VÀ CHÂN DUNG CỦA NHÂN VẬT CHÀNG TRAI VÀ CÔ GÁI ........ 29
T
1
T
1
2.3.BỐI CẢNH GẶP GỠ. THỂ HIỂN TÌNH CẢM CỦA CÁC CÔ GÁI VÀ CHÀNG
T
1
TRAI ................................................................................................................................... 32
T
1
2.4. CÁC HÌNH THỨC CA HÁT THỂ HIỆN THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA CÁC
T
1
CHÀNG TRAI, CÔ GÁI..................................................................................................... 37
T
1
2.5. THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA CÁC CÔ GÁI CHÀNG TRAI ..................................... 41
T
1
T
1
2.5.1. Các mẫu đề và hình ảnh truyền thống .................................................................. 41
T
1
T
1
2.5.2. Những nỗi niềm trái ngang của ánh yêu đôi lứa................................................... 49
T
1
T
1
2.5.3. Tính chất lành mạnh và tiến bộ của tình yêu trong ca đao ................................... 53
T
1
T
1
CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI CA VỀ TÌNH CẢM
T
1
GIA ĐÌNH .......................................................................................................... 59
T
1
3.1. NHẬN XÉT CHUNG NHỮNG BÀI CA VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH ...................... 59
T
1
T
1
3.2. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH - NGƯỜI VỢ, TRONG BÀI CA VỀ TÌNH CẢM GIA
T
1
ĐÌNH ................................................................................................................................... 61
T
1
3.2.1. Người vợ trong hạnh phúc gia đình ...................................................................... 62
T
1
T
1
3.2.2.Nhân vật người vợ trong nỗi bất hạnh của cuộc sống vợ chồng ........................... 69
T
1
T
1
3.2.2.1. Nỗi ngang trái vì hôn nhân bị ép gả .............................................................. 69
T
1
T
1
3.2.2.2. Nỗi ngang trái bất hạnh trong cảnh làm lẽ:................................................... 73
T
1
T
1
3.2.2.3. Nỗi bất hạnh của người vợ trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu: ................. 76
T
1
T
1
3.3. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH - NGƯỜI CON ................................................................... 78
T
1
T
1
3.3.1.Một số nhận xét chung .......................................................................................... 78
T
1
T
1
3.3.2.Tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người con .................................................... 79
T
1
T
1
3.3.3. Tiếng hát than trách cha mẹ của người con .......................................................... 85
T
1
T
1
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI CA VỀ
T
1
CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI ....................................................................... 90
T
1
4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG .................................................................................. 90
T
1
T
1
4.2. THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT NGƯỜI NÔNG DÂN ............................ 92
T
1
T
1
4.2.1. Tình cảm của người nông dân trong lao động sản xuất ........................................ 92
T
1
T
1
4.2.2. Tình cảm của người nông dân trong quan hệ làng xóm, đất nước, con người ..... 95
T
1
T
1
4.2.3. Tình cảm của người nông dân trong quan hệ với những kẻ áp bức, thống trị ...... 98
T
1
T
1
4.2.4. Hình ảnh con cò - biểu tượng cho người nông dân trong ca dao ....................... 101
T
1
T
1
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 107
T
1
T
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109
T
1
T
1
PHỤ LỤC THAM KHẢO .............................................................................. 117
T
1
T
1
I/ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG TÌNH YÊU ĐỐI LỨA ........................................... 117
T
1
T
1
1. Chân dung nhân vật .................................................................................................. 117
T
1
T
1
1.1.Chân dung "em" ................................................................................................. 117
T
1
T
1
1.2. Chân dung "anh - em"....................................................................................... 119
T
1
T
1
2. Bối cánh gặp gỡ ........................................................................................................ 120
T
1
T
1
3. Ước hẹn thề nguyền .................................................................................................. 123
T
1
T
1
4. Nỗi niềm xa cách ...................................................................................................... 131
T
1
T
1
II/ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH ......................................... 137
T
1
T
1
1. Quan hệ vợ chồng ..................................................................................................... 137
T
1
T
1
1.1.Hạnh phúc gia đình ............................................................................................ 137
T
1
T
1
1.2. Những bất hạnh ngang trái................................................................................ 139
T
1
T
1
2. Quan hệ cha me, con cái ........................................................................................... 145
T
1
T
1
III. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG LAO ĐỘNG ........................................................ 149
T
1
T
1
IV. NHẬN VẬT TRỮ TÌNH TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI............................................ 154
T
1
T
1
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ca dao là thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, nó có số lượng phong phú. Nó
đúng là một kho tàng, một tòa lâu đài của vô vàn lời ca qua nhiều thế hệ của các vùng,
miền khác nhau trên đất nước. Nguyễn Du tâm sự "thôn ca sơ học tang ma ngữ" (câu
hát thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề dâu gai). Còn nhà thơ Xuân Diệu
thì nói ca dao là "thơ của vạn nhà".
Ca dao có ý nghĩa và giá trị nhân văn rất lớn và sâu sắc. Nó là tấm gương soi của
tâm hồn dân tộc, là "khí sắc dân tộc". Ca dao đã, đang và sẽ còn âm vang lay động
lòng người Việt Nam. "ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng,
song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập. Phát sinh vì Dân Tộc, sống còn nhờ Dân
Tộc, ca dao là kết tinh thuần tuy của tinh thần Dân Tộc" [ 82 ]. Đồng chí Lê Duẩn đã
nói: "Nay mai, cho đến khi Chủ nghĩa cộng sản đã xây dựng thành công, thì câu ca
dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết" [ 18 - Tr. 67]
Ca đao phản ánh tâm hồn, tình cảm con người, vì vậy vấn đề nhân vật trữ tình là
vấn đề rất đặc trưng và nổi bật của thể loại này. Ca dao có những loại nhân vật nào?
Những loại nhân vật này được thể hiện ra sao và có những tâm trạng tình cảm tiêu
biểu gì ? hệ thống hình ảnh tương ứng với từng loại nhân vật là thế nào ? ... Đó là
những vấn đề rất cơ bản của thể loại, thi pháp thể loại. Chúng ta đã quan tâm nhiều
đến thể thơ, kết cấu, đến các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, dù rằng sự quan tâm
ấy vẫn còn phải tiếp tục, nhưng có lẽ chúng ta chưa chú ý đúng mức đến các nhân vật
trữ tình của ca dao. Vì vậy chọn nghiên cứu về các nhân vật trữ tình trong ca dao là
điều rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nó sẽ giúp ta thấy rõ hơn
đặc trưng thể loại và từ đó soi sáng vào vấn đề nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm ca
dao.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Trước Cách mạng Tháng 8, việc tìm hiểu ca dao tập trung chủ yếu vào công việc
sưu tầm ca dao và miêu tả những hình thức sinh hoạt, ca hát của nhân dân. Trong mấy
chục năm đầu thể kỷ XX, các nhà Nho (trong đó có người làm quan) tiếp tục truyền
thống ghi chép, biên soạn văn học dân gian có từ các thế kỷ trước và chữ Nôm (là chủ
yếu) được dùng để biên soạn ca dao. Các nhà Nho đã trân trọng và đánh giá cao thơ ca
dân gian, nhưng những công trình của họ chi mới dừng ở mức độ là cung cấp những
cứ liệu cho việc nghiên cứu lịch sử tục ngữ và thơ ca dân gian, chẳng hạn Thanh Hóa
quan phong (Vương Duy Trinh soạn - 1903); Đại Nam quốc túy (Ngô Giáp Đậu soạn
- 1908); Việt Nam phong sử (Nguyễn Văn Mại biên soạn -1914); Nam âm sự loại (Vũ
Công Thành soạn - 1925).v.v...
Vào đầu thế kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện những trí thức Tây học. Nhiều người
trong số đó là những người yêu nước, đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu
văn hoa, phong tục Việt Nam nói chung và ca dao nói riêng.
Học giả Nguyễn Văn Huyên đã có những công trình rất sáng giá về mặt tư liệu
cũng như phương pháp luận như Hát đối cửa nam nữ Thanh Niên ở Việt Nam (1934);
Những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng (1941).
Cũng về lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu ca dao thời kỳ này còn phải kể đến
Nguyễn Văn Ngọc với Tục ngữ phong dao (1928 - hai tập); Nguyễn Can Mộng với
Ngạn ngữ phong dao (1936). Như vậy, trước Cách mạng Tháng 8, có nhiều khuynh
hướng sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian, nhưng thực sự chưa thể nói tới sự có
mặt của khoa nghiên cứu văn hóa dân gian (Folklore học), chưa có công trình nào đề
cập trực tiếp vấn đề nhân vật trữ tình của ca dao.
Sau Cách mạng Tháng 8 và đặc biệt từ 1980 đến nay, việc nghiên cứu văn học
dân gian, nghiên cứu ca dao đã có một bước tiến đáng kể. Người ta đã chú ý tới đặc
trưng thể loại, đến những nội dung, hình thức, cấu tứ, hệ thống hình ảnh so sánh, ẩn
dụ, biểu tượng. Nhiều công trình có giá trị về thi pháp ca dao đã ra đời như Tục ngữ ca dao - dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (bản in lần thứ 8 - NXB KHXH, Hà nội
1978); Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng
chủ biên (NXB Văn hoá thông tin, Tp HCM, 2001)... Các nhà nghiên cứu cũng đã chú
ý tới đặc điểm kết cấu, cấu tứ, hệ thống hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, đặc điểm
thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, đặc điểm ngôn ngữ của ca dao. Đó là các
công trình của Cao Huy Đinh, Chu Xuân Diên, Vũ Ngọc Phan, Đặng Văn Lung,
Nguyễn Xuân Kính, Bùi Mạnh Nhị, Phạm Thu Yến, Trương Thị Nhàn, Hà Công Tài,
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trần Thị An, Nguyễn Bích Hà, v.v...
Mỗi công trình ấy đi vào một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề của thi pháp ca dao,
góp phần gián tiếp tìm hiểu so sánh đặc điểm nhân vật trữ tình của thể loại. Cũng như
công trình nghiên cứu về bài ca dao cụ thể và ở đó có nhắc đến nhân vật trữ tình cụ
thể trong bài ca dao đó. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa có một chuyên luận nào, bài
báo nào dành riêng cho vấn đề nhân vật trữ tình trong ca dao. Trong Kho tàng ca dao
người Việt, ở bảng tra cứu tên các tài liệu, từ trang 2965 đến 3065, các tác giả đẫn ra
885 tài liệu sưu tầm, nghiên cứu, nhưng không có tài liệu nào đề cập trực tiếp đến
nhân vật trữ tình của ca dao.
Tuy nhiên đã có những công trình nghiên cứu gợi ý cho chúng tôi những vấn đề
rất quan trọng về nội dung, về phương pháp luận và phương pháp cụ thể. Chẳng hạn
những công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề lý luận và phương pháp luận:
phương pháp nghiên cứu liên ngành của GS. Chu Xuân Diên; phương pháp nghiên
cứu theo típ và môtíp của Nguyễn Tấn Đắc, vấn đề công thức truyền thống và đặc
trưng cấu trúc ca dao của Bùi Mạnh Nhị; phương pháp nghiên cứu theo hệ thống của
Đỗ Bình Trị (Xem thư mục của luận văn)... đã giúp chúng tôi đi tìm hiểu về đề tài này
. Những công trình này tuy không trực tiếp nghiến cứu nhân vật trữ tình nhưng đó là
những gợi ý về nội dung, hướng nghiên cứu để người viết bước đầu tìm hiểu đề tài.
3.NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Luận văn của chúng tôi hướng tới những nhiệm vụ sau:
3.1.Xác định đặc điểm trữ tình trong ca dao và đặc điểm nhân vật trữ tình trong
ca dao. Đây là vấn đề có ý nghĩa cơ sở. Nhiệm vụ này được thể hiện ở chương 1. Ở
chương này chúng tôi sẽ xác định một số vấn đề thuộc về bản chất trữ tình của thể loại
và tập trung trình bày những vấn đề riêng trong bản chất trữ tình của ca dao cũng như
khái niệm nhân vật trữ tình trong ca dao.
Ở đây chúng tôi cũng sẽ cố gắng so sánh nhân vật trữ tình trong ca dao và nhân
vật trữ tình trong văn học viết.
3.2.Luận văn bước đầu mô tả một số loại nhân vật trữ tình trong các bài ca.
Chúng tôi sẽ phân loại và miêu tả các nhân vật theo các nhóm bài ca thuộc các chủ đề
khác nhau. A. M. Nôvicôva đã nhận xét khi phân loại dân ca Nga: "Theo chúng tôi
quan niệm thì nguyên tắc quyết định sự phân loại chi có thể là nguyên tắc chủ đề,
đồng thời có tính đến đặc điểm thể loại đặc biệt của từng nhóm" [ 2]. Do vậy chúng
tôi sẽ miêu tả những bài ca nhân vật trữ tình theo các nhóm chủ đề. Cụ thể là nhân vật
trữ tình trong ba nhóm bài ca:
- Nhóm bài ca về tình yêu lứa đôi
- Nhóm bài ca về tình cảm gia đình
- Nhóm bài ca về các quan hệ xã hội khác
Ở mỗi nhóm bài ca đó, chúng tôi chi tập trung miêu tả một số nhân vật chính với
những nét tiêu biểu nhất của nó. Cụ thể, ở bài ca tình yêu lứa đôi, chúng tôi miêu tả,
nhận xét về hai nhân vật trung tâm của nó; đó là nhân vật chàng trai và cô gái. Đối với
bài ca về sinh hoạt gia đình, chúng tôi chi tập trung miêu tả, nhận xét về nhân vật
người vợ, người con, người mẹ. ở bài ca về những mối quan hệ xã hội khác, nhân vật
được luận văn tập trung đề cập là nhân vật người nông dân. Việc miêu tả, nhận xét về
từng nhân vật trữ tình như đã nói trong ca dao trữ tình không thể giống nhau vì mỗi
nhân vật như vậy xuất hiện trong những nhóm bài ca khác nhau, có những mối quan
hệ khác nhau với những nhân vật khác và thế giới tình cảm, phương thức thể hiện tình
cảm của nó cũng khác nhau. Cũng cần nói thêm rằng, đề tài luận văn là đề tài rộng, lại
là đề tài khố vì trước nay chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp dành riêng cho
các nhân vật trữ tình trong ca dao. Vì vậy, do thời gian có hạn, do khả năng còn hạn
chế, luận văn thiên về mục đích bước đầu gợi hướng tìm hiểu các nhânvật hơn là miêu
tả kỹ càng về các nhân vật đó. Nhiệm vụ nói trên của luận văn sẽ được thể hiện ở
chươngII, III, IV.
4. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1.Tư liệu:
Tư liệu tác phẩm để nghiên cứu đề tài gồm các tập sưu tầm ca dao sau đây:
- Kho tàng ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên) NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001
- Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (In lần thứ 8), Vũ Ngọc Phan, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1978
- Dân ca Bình Trị Thiên, Trần Việt Ngữ - Thành Duy - NXB Văn học, Hà Nội,
1967
- Ca dao - Dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang - Nguyễn Tấn Phát, Trần Vĩnh, Bùi
Mạnh Nhị biên soạn, NXB Tp Hồ Chí Minh, 1984
Ngoài các tư liệu đó là những tư liệu về mĩ học, lý luận văn học, lịch sử, văn hoa
học, văn học dân gian, v.v... là cơ sở, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến luận
văn. Chẳng hạn, công trình Mĩ học của Hêghen, các công trình lý luận văn học của
một số tác giả trong ngoài nước, từ điển thuật ngữ văn học, các giáo trình đại học cao
đẳng về lịch sử và về văn hóa học và văn hóa dân gian.
4.2.Phương pháp:
- Dùng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Cụ thể chúng tôi sẽ vận dụng những
tri thức, thành tựu của các ngành khoa học như : Văn học; ngôn ngữ học, xã hội học,
văn hóa học, văn hóa dân gian, lịch sử học ... để tìm hiểu những vấn đề liên quan tới
đề tài.
- Phương pháp hệ thống. Cụ thể là tìm hiểu các nhân vật trong quan hệ với đặc
trưng thể loại, với các yếu tố tạo thành đặc trưng hệ thống nhân vật. ở đây chúng tôi
đặc biệt chú ý những truyền thống lịch sử - xã hội, văn hóa và truyền thống của ca
dao. Truyền thống chi phối và thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: đề tài, nhân
vật, hình ảnh, ngôn ngữ. Chứng tôi sẽ bước đầu cố gắng đặt nhân vật trong những hệ
thống như vậy để xem xét.
- Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp này giúp cho việc phân tích cụ
thể và khái quát nhữhg đặc điểm của nhân vật.
- Phương pháp so sánh. So sánh cái riêng của ca dao với thơ, so sánh các nhóm
nhân vật với nhau và giữa các thể loại văn học dân gian với nhau.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần Dẫn luận và Kết luận, luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Sơ lược về bản chất trữ tình, nhân vật trữ tình và nhân vật trong ca
dao trữ tình.
Chương 2: Nhân vật trữ tình trong bài ca về tình yêu lứa đôi.
Chương 3: Nhân vật trữ tình trong bài ca về tình cảm gia đình.
Chương 4: Nhân vật trữ tình trong bài ca về các mối quan hệ xã hội.
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ BẢN CHẤT TRỮ TÌNH, NHÂN
VẬT TRỮ TÌNH VÀ NHÂN VẬT TRONG CA DAO TRỮ TÌNH
1. Ca dao thuộc loại trữ tình, một trong ba loại (bên cạnh tự sự và kịch) của tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đây là thể loại của thơ ca trữ tình dân gian.
Khái niệm "thơ ca trữ tình" có hai nghĩa : a) nghĩa cổ, chi thơ ca diễn xướng với
đàn lia; b) nghĩa mới, chi loại thơ ca biểu hiện cảm xúc, tâm trạng.
Là tác phẩm trữ tình, ca dao phản ánh cảm xúc, tâm trạng, tức thế giới nội tâm, ý
thức của con người đối với thực tại. Nó là âm vang của trái tim, tâm hồn, là sự chất
chứa, dồn nén, "bùng nổ" của suy nghĩ, cảm xúc trong những khoảnh khắc nhất định.
Nếu tác phẩm tự sự "tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó..., phản
ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố, hành vi của con người" [ 39-Tr.225], thì tác
phẩm trữ tình "phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người,
nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan
của mình đối với thế giới nhân sinh" [ 39- Tr.225].
Trong tác phẩm trữ tình, toàn bộ chất liệu đời sống, thực tại đều biểu hiện qua
lăng kính cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình. Nói cách khác, tác phẩm trữ tình,
trong đó có ca dao, là tiếng nói của bản thân chủ thể trữ tình và tất cả những gì biểu
hiện qua chủ thể đó. Hêghen đã xác định nội dung và mục đích của loại trữ tình " nội
dung của nó là toàn bộ cái chủ quan, thế giới nội tâm, tâm hồn đang tư duy và đang
cảm thấy cuộc sống bên trong... Mục đích trữ tình là sự bộc lộ chủ thể" [ 40 -Tr. 682]
Do đặc điểm đó, ca dao không lấy việc miêu tả thiên nhiên, cảnh vật sinh hoạt,
phong tục làm mục đích chính, dù không ít bài ca dao có những bức tranh này, dù ca
dao có nhắc đến "non xanh nước biếc", "Làng tôi phong cảnh hữu tình", nhắc đến một
vùng quê nào đó "có sông tắm mát, có nghề ươm tơ" hay ca dao có thời được gọi là
phong dao v.v... Ca dao cũng không tường thuật những biến cố, sự kiện lịch sử, không
kể lại cuộc đời những nhân vật lịch sử. Đôi khi, có những câu ca nhắc đến nhân vật,
sự kiện lịch sử (như Bà Trứng, Bà Triệu, Ông Lê Lợi, v.v...), nhưng không phải để ghi
sử. Ở những bài ca dao có miêu tả cảnh vật hay phong tục, hoặc nhắc đến nhân vật, sự
kiện lịch sử nào đó thì cái chính, ý nghĩa và mục đích chính trong đó không phải là
miêu tả, chép lại "những điều trông thấy", mà là để biểu hiện tình cảm của con người
đối với hoặc gắn với cảnh vật, phong tục, sự kiện, nhân vật ấy và mượn cảnh vật,
phong tục, lịch sử mà biểu hiện tình cảm của con người. Gôgôn nhận xét: "Tác phẩm
trữ tình trình bày cuộc sống như một bức tranh. Ý nghĩa chính không phải là ở bức
tranh mà ở tình cảm mà nó gợi lên "[117]
Ta hãy tìm hiểu một bài ca trữ tình thuộc hệ thống hát ru :
Ru con, con ngủ cho ngủ lành
Để mẹ xách nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Hiện lên qua bài ca là hình ảnh người mẹ vùng châu thổ Sông Hồng ru con..
Trong truyền thống chống quân xâm lược phương Bắc thì Hai Bà Trưng và Bà
Triệu là những nữ tướng đầu tiên đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho những cuộc trường
chinh chống kẻ thù xâm lược suốt 1000 năm Bắc thuộc. Hai Bà Trưng và Bà Triệu đã
cưỡi voi ra trận. Đó là một hình ảnh chiến trận truyền thống và cũng là hình ảnh trữ
tình rất đẹp. Trong bài ca này, hình ảnh Bà Triệu "cưỡi voi đánh cồng" hiện lên trong
tình cảm kính trọng, tự hào, thán phục, của người dân, người phụ nữ Việt Nam đối với
vị nữ anh hùng. Và một khúc hát khác không phải là lời ru:
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
Mục đích của bài ca này cũng không phải là ghi lại lịch sử của Lê Lợi tiến quân
về đất Thăng Long. Cả hai bài ca trên đều không có mục đích tả việc, kể việc mà chi
nhằm thể hiện suy nghĩ, tình cảm của con người. Từ tình cảm kính trọng, yêu thương,
thán phục những vị anh hùng dân tộc, người dân muốn làm được một việc gì đó, dù là
rất nhỏ : "xách nước rửa bành cho voi", "cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn", có lẽ nhờ
vậy mà tình cảm được biểu hiện một cách tha thiết hơn.
Cho nên ở những "bức tranh", trong các bài ca trên sự kiện lịch sử rất có ý nghĩa
nhưng cái lõi nổi bật nhất vẫn là hình ảnh tình cảm. Có thể thấy rất nhiều bài ca có
xuất hiện loại hình ảnh tình cảm như vậy bên cạnh hình ảnh lịch sử , sự kiện và người
anh hùng. Soi rọi nhận xét của tác giả vào một số bài ca có ghi nhận các chi tiết lịch
sử, ta càng thấy rõ tình cảm mới là cốt lõi, là hồn vía của bài ca, lịch sử chi giống như
" điểm tựa" để nâng tình cảm lên; Hình ảnh lịch sử càng lộng lẫy, tráng lệ thì tình cảm
càng được bộc lộ thiết tha, sâu lắng.
Do bản chất trữ tình chi phối, ca dao không cấu tạo tác phẩm theo nguyên tắc
của tác phẩm tự sự và kịch, không có chức năng của tác phẩm tự sự và kịch. Nó không
có cốt truyện và không có xung đột kịch hiểu theo đúng nghĩa của những khái niệm
này. Mặc dù vậy, ca dao có thể có đặc điểm tự sự - trữ tình, kịch - trữ tình vì các loại
và thể loại văn học dân gian thường xuyên có sự tác động qua lại lẫn nhau. Thêm nữa,
ca dao là trữ tình nhưng đó không phải là cảm xúc, trạng thái tình cảm chung chung
mà đều bắt nguồn từ cảnh ngộ, duyên cớ nhất định, từ những "chuyện" hoặc "xung
đột" cụ thể nào đó và do những cảnh ngộ, duyên cớ đó gợi lên. Và người dân - tác giả
ca dao, nếu không dựa vào cảnh vật, sinh hoạt, những "sự" và "cuộc" của cuộc đời
hàng ngày, không dựa vào những "thi liệu" ca dao cụ thể đố thì biết dựa vào cái gì để
nói. Kể về những "sự, cuộc, nỗi, niềm", về cảnh vật, cảnh ngộ, duyên cớ, xung đột
bằng hành động trực tiếp, bằng kịch tính của hoàn cảnh, bằng đối thoại hay độc
thoạithì đó chính là những yếu tố của tự sự hoặc kịch. Song ở đây cần lưu ý rằng
nhữhg yếu tố tự sự và kịch đó không phải là cái chính và không làm lu mờ yếu tố trữ
tình, mà ngược lại, càng làm cho yếu tố trữ tình cụ thể, đặc sắc và đậm đà hơn . Thơ
trữ tình, ca đao trữ tình có kể và tả cũng là đi đến mục đích khác - mục đích trữ tình.
Nhìn rộng hơn nữa, tất cả hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu trong thơ, trong ca dao đều
hướng đến mục đích biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, về điều này, rất nhiều nhà nghiên
cứu đã khẳng định. Chẳng hạn, nhận định của Arnauđốp: "Tâm trạng phải được thể
hiện bằng hình ảnh tương ứng" [ 66 - Tr.525 ]; của Xpenxơ : "Âm luật không phải là
cái gì khác mà chính là sự lý tưởng hóa của ngổn ngữ tự nhiên của tình cảm" [ 80 Tr.47]; của Guygô : "Thơ là một hình thức tổ chức có tình cảm của lời nói" [ 80 Tr.47 ].
2. Ca dao có nguồn gốc từ rất xưa. Nhưng đa số những bài ca sưu tầm được và
còn lại hiện nay đều thuộc những thế kỷ gần đây. Sự nở rộ của ca dao là vào giai đoạn
khủng hoảng và suy tàn của chế độ phong kiến, giai đoạn mà vấn đề con người và
quyền của nó được đặt ra rất gay gắt và bức thiết [ 32 -Tr. 1979-2026].
Ca dao ra đời, nở rộ đáp ứng những nhu cầu, nội dung và hình thức bộc lộ đời
sống tâm tình của nhân dân qua nhiều thế hệ "Không chờ đợi thơ chính qui, thơ
chuyên nghiệp diễn tả hộ cho mình, nhũhg người lao động đã, thế kỷ này qua thế kỷ
khác, diễn tả trực tiếp lòng mình yêu đương, sướng vui, đau khổ" [ 22 - Tr.189].
Tục ngữ Nga nhận xét: "Truyện cổ tích là hư cấu, còn dân ca là thực tại" [73 Tr.201]. Nếu truyện cổ tích "mở ra cánh cửa sổ" để "trông vào thế giới khác" [73 Tr.201], thế giới hư cấu, hoang đường, thế giới ước mơ, nơi nhân vật "ngồi trên tấm
thảm biết bay, đi hia vạn dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần
lên họ, chi trong một đêm thôi cũng xây dựng xong một toa lâu đài" [63 ], thì ca dao
tìm thi hứng ở ngay trong cuộc đời hằng ngày - cuộc đời đẫm mồ hôi, nước mắt đắng
cay tủi nhục song cũng luôn bồn chồn ấm áp những nhịp đập bồi hồi của tình cảm yêu
thương, dạt dào những khoái cảm của niềm vui, của sự cười cợt. Ca dao diễn tả sâu
sắc những nỗi thống khổ cũng như những khát vọng về quyền sống, quyền tự do tinh
thần của con người bị áp bức, nỗi bất bình của nhân dân đối với chế độ phong kiến hà
khắc. Nó cũng diễn tả rất sâu sắc, tinh tế những tình cảm yêu thương, chung thủy,
nhân nghĩa của con người. Ca dao giản dị và ám ảnh. Nó cứ mộc thế mà đau khổ, căm
giận và yêu thương nhức buốt.
-
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy, cực còn theo sau.
- Nước sông còn cố khi cạn khi đầy
Sao mà nhớ mãi thế này chàng ơi.
-
Ví dầu ruột cắt chẳng đau
Cắt ra từng đoạn cho nhau mà về.
Có thể khẳng định rằng: toàn bộ ca dao trữ tình trước hết và chủ yếu là tiếng hát
than thân và tiếng hát yếu thương, nghĩa tình của người bình dân. Giá trị độc đáo của
ca dao là ở chỗ nó "phản ánh chân thực, tự nhiên, sâu sắc tâm hồn và khí sắc dân tộc".
Đỗ Bình Trị viết: "Chủ thể trữ tình của dân ca - ca dao, khi cảm nghĩ về thân phận
mình là thấy buồn, thấy khổ, và tiếng hát cất lên thành tiếng hát thở than về mọi nông
nỗi khổ đau và bất hạnh của kiếp người, "nghe rặt một điệu hắt hiu thương nhớ";
nhiửig khi nó cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi những vật thân
thuộc là thấy yêu, thấy thương, và tiếng hát cất lên thành tiếng hát ân tình, nghĩa tình tình gia đình, tình bè bạn, tình yêu, tình làng, tình người,... nghe "đầm ấm dương hòa".
Nội dung dân ca - ca dao dẫu khai thác bao nhiêu đề tài, rút lại căn bản cũng là những
biến tấu của hai "lời" ấy: dân ca - ca dao xưa chủ yếu là tiếng hát than thân phản
kháng và là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người làm ruộng, người làm thợ,
người làm con, người làm dân, của tất cả những người lao động và bị áp bức trong xã
hội cũ" [105]
3. So với thơ trữ tình (của văn học viết), ngoài bản chất chung (là tính chất trữ
tình), ca dao có một sô' đặc trưng riêng biệt mà đặc trưng đáng chú ý hơn cả là tính tập
thể của chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình.
Trước khi so sánh ca dao và thơ ở đặc trưng này, xin nói rõ hơn về khái niệm
chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình.
Chủ thể trữ tình là tác giả của tác phẩm trữ tình.
Nhân vật trữ tình, theo Từ điển thuật ngữ văn học, là "hình tượng nhà thơ trong
thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ỹ thức của tác giả - Nhà thơ hiện ra từ văn bản của
kết cấu trữ tình... như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận
cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét chân dung... Đó là
cái tôi được sáng tạo ra" [ 39 - Tr. 162]
Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, "không được đồng nhất giản đơn nhân vật
trữ tình với tác giả, phần lớn trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như "người đại diện
cho xã hội, thời đại và nhân loại" (Biêlinxki), nhà thơ đã tự nâng mình lên một tầm
khác với cái tôi đời thường cá biệt. Mặt khác lại phải thây nhân vật trữ tình là sản
phẩm tinh thần của nhà thơ". [ 39 - tr 162]
Dựa theo xác định trêu, có thể thấy, trong thơ trữ tình, chủ thể trữ tình và nhân
vật trữ tình không phải lúc nào cũng đồng nhất. Và trong thơ, ngay cả thơ cổ điển -nơi
chi có cái tôi "vô ngã", "cái tôi vũ trụ", chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình là sở hữu
của người sáng tác, mang dấu ấn của cá nhân người sáng tác. Cho nên ta có thể dễ
dàng nhận ra thơ và các nhân vật trữ tình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Gia
Thiều, Hồ Xuân Hương, ở ca dao vấn đề hoàn toàn khác. Trong ca dao, chủ thể trữ
tình và nhân vật trữ tình thống nhất với nhau làm một và luồn biểu hiện cho tiếng nói
chung của tập thể. Đỗ Bình Trị viết: "Trong dân ca - ca dao (của mọi dân tộc) không
có cái dấu ấn của cá nhân ("con người này"), ở đây, chủ thể trữ tình (tức là tác giả)
luôn luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình (tức là nhân vật mà cảm nghĩ của nó được
diễn tả trong "bài ca" và đó không phải là một cá nhân riêng rẽ mà là một quần thể).
Có thể nói, đó là hiện thân trữ tình của quần chúng nhân dân" [104 -tr.122].
Để làm sáng tỏ thêm điều này, chúng tôi xin dẫn thêm ý kiến kinh điển của
Hêghen. Theo Hêghen, so với thơ trữ tình, "ở thơ ca dân gian, mặc dù hình thức của
nó hiển nhiên là trữ tình, nghĩa là có tính chất chủ quan, dẫu sao vẫn còn thiếu cái chủ
thể, thiếu cái cá nhân người sáng tạo, mà ta có thể nói rằng cái hình thức ấy và nội
dung ấy là của riêng người ấy, là một sản phẩm của tài năng nghệ thuật, là một biểu
hiện của tâm hồn và trí tuệ người ấy" [ 40 - tr.682]. Chủ thể và nhân vật trữ tình ở ca
dao chưa phải là một cá nhân riêng rẽ, mà là "một cá nhân biết biểu hiện cách cảm
nghĩ của nhân dân", cá nhân đó "chi là một khí quan qua đó yếu tố trữ tình của đời
sống dân tộc biểu hiện". [ 40 - tr.682]
Như vậy chủ thể trữ tình và nhân vật trữ trong ca dao là đồng nhất và thường là
phi cá thể hóa. Sự cá thể hoa không phát triển trong văn học dân gian nói chung và
trong ca dao nói riêng. Diện mạo của các nhân vật trữ tình trong ca dao là cái chung.
Do đặc điểm này, đồng thời do những đặc điểm Folklore về nguyên tắc điển hình hóa,
tất cả các nhân vật được thể hiện trong văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng
đều có tính tổng quát, khái quát rộng rãi. Nhân vật của ca đao trữ tình là "chàng trai"
"cô gái", "người mẹ", "người vợ ", "người vợ lính", "người lính thú", "người nông
dân", ...tất cả các nhân vật này đều mang tính khái quát, dù nhân vật được gọi bằng cái
tên có vẻ cụ thể nhưng "cô Mơ", "cô Mận", "cô Đào", "anh Hai", "chị Ba" (thực ra đây
cũng là những cái tên ước lệ phiếm chi). Chân dung, hoàn cảnh sống, những nỗi niềm
của từng kiểu loại nhân vật đều mang tính chất chung, tính chất tập hợp. "Tính chất
chung, tính chất tập hợp của các nhân vật gắn liền với khát vọng của nhân dân muốn
biểu hiện điều chủ yếu nhất của con người trong thời đại đó. Tính tổng quát rộng rãi
cũng tiêu biểu đối với việc miêu tả một cách nghệ thuật những hoàn cảnh của nhân vật
trữ tình" [ 2 - Tr. 100] vì vậy mỗi nhân vật trữ tình và những bài ca nhân danh nhân
vật đó đều thể hiện chân dung, hoàn cảnh, tâm trạng, quan niệm điển hình của những
con người cùng hoàn cảnh, không có sự cụ thể hoa nào. Hình tượng con người trong
văn học dân gian, nhìn chung, có tính tổng hợp cao hơn so với hình tượng con người
trong văn học viết. Ví dụ, vẻ đẹp của nhân vật "Cô gái" trong các bài ca tình yêu là
"tóc bỏ đuôi gà" "mắt lá răm" (hoặc "mắt nhấp nhánh như sao trên trời") "lông mày lá
liễu", "cổ tay em trắng như ngà" "miệng cười như thể hoa ngẫu" ... Trang phục, y phục
là "nón thúng quai thao", "cái khăn đội đầu như thể hoa sen", "cổ yếm đeo bùa"... thế
giới xung quanh cô gái là "vườn hồng", "vườn chè", "bến sông", "đêm trăng thanh";
Tâm trạng điển hình là bồn chồn, thương nhớ người yêu; buồn khổ khi xa cách, đau
đớn cay đắng khi không lấy được người mình yêu. Ở những người phụ nữ lấy chồng
xa quê, chúng ta gặp một "chân dung tinh thần" khác. Tâm trạng của họ thường gắn
với "chiều chiều" với "ngõ sau" "bến sông" "heo hút", vắng lặng. Nỗi niềm của họ là
"nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều", là "muốn về quê mẹ mà không có đò",... Tất cả
những chi tiết ấy đều là sự khái quát hoa, điển hình hoa cho những con người cùng
cảnh ngộ. Đó là những chi tiết phổ biến nhất, tiêu biểu nhất, được nhân dân quan
niệm, diễn tả khi nói về từng kiểu loại nhân vật.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đĩnh đã viết: "tình cảm trong ca dao dân ca qua lối đối
đáp đã được cá thể hóa đến mức cụ thể linh hoạt làm thỏa mãn tác giả nó, nhtrtig đồng
thời lại phải khách quan hóa đến mức tập thể đồng cảm ngay được. Cái tập thể cụ thể
trước mắt, trong đêm hát, tức là hai người cùng đối đáp và liền đó hai phường, hai họ,
hai cánh nam nữ cùng hát. Rồi rộng ra là nhân dân trong vùng, trong cả nước lại tiếp
thu, lại sáng tạo và ca hát ở những tập thể cụ thể khác, trong những buổi khác, ở một
địa phương khác. Vì vậy đôi bên chi có thể giãi bày tâm sự riêng tư đến một mức độ
mà họ nói hộ được tiếng nói chung của cánh hát mình, giới mình, địa phương mình và
do đó của cả dân tộc. Nếu chưa đạt đến hoặc trái lại đã vượt quá cái giới hạn của sự
thống nhất "tôi - ta", "riêng - chung" ấy thì câu ca dao mất hay, mất tính phổ biến, cả
người hát người nghe đều mất hứìig và lẽ tự nhiên lối hát đối đáp và lời đối đáp càng
trở thành vô nghĩa và khó có lý do tồn tại.
Sự hài hòa giữa tâm hồn cá nhân và tình cảm của tập thể đó đã làm nên chất thơ
trữ tình dân tộc của ca dao, dân ca. Lối đối đáp sinh ra từ cuộc sống lao động tập thể,
từ cách sinh hoạt thơ ca tập thể, từ yêu cầu trao đổi tâm tình bằng miệng, bằng một lối
nói chuyện thực sự bằng thơ ca như vậy trong lúc chưa có chữ viết và sinh hoạt văn
học cá nhân. Lối đối đáp này do nội dung trữ tình và điều kiện thực tế qui định.
Nhưng ngược lại nó cũng chi phối, điều tiết được tình cảm cá nhân và tập thể để đảm
bảo sự hài hòa và thống nhất của hai xu hướng cá thể hóa và khái quát hóa trong ca
dao dân ca" [ 33 - Tr. 13].
Trong sinh hoạt ca dao, mỗi người trong tập thể nhân dân tùy từng cảnh ngộ, số
phận, đều có thể tìm thấy tiếng lồng, nỗi niềm của mình trong đó. Người hát như hát
về mình. Người nghe như nghe về mình. Ca dao vang lên từ nhu cầu được chia sẻ, tìm
tiếng gọi đàn, tiếng đồng vọng của những người cảnh ngộ tương đồng. Tất cả những
người cùng cảnh, cùng hội, cùng thuyền, nếu tự thấy mình đồng điệu, đều có thể dùng
chung những câu hát của nhau, như thể đó là tiếng hát cất lên tự trái tim chính mình
vậy. Chính vì lẽ đó mà ca dao được coi là tấm gương của tâm hồn, khí sắc dân tộc.
Nhà thơ Xuân Diệu nói ca dao "là thơ của vạn nhà" cũng chính là vì vậy.
4. Ca dao được coi là "một trong những dòng chính của thơ ca trữ tình"
(Hêghen). Với tính cách là thơ ca trữ tình, ca đao mang một đặc điểm nổi bật - Đó là
một lối thơ trữ tình - trò chuyện.[ 105 ]
Do đặc trưng trữ tình của sinh hoạt dân ca truyền thống là diễn xướng, đối đáp,
đồng thời do đặc trưng của mối quan hệ cộng đồng của người nông dân Việt Nam xưa
kia mà tính chất trữ tình trò chuyện in đậm trong cảm hứng trữ tình của ca dao và
trong cấu tứ, trong cách xưng hô của lời ca. Trò chuyện tức là trao gửi, là chia sẻ, kể
cả khi than trách cũng cần được chia xẻ. Ở thơ ca văn học viết, người viết khi sáng tác
thường chi cốt biểu hiện cảm xúc của mình, không nhất thiết quan tâm đến việc "trò
chuyện cùng ai". Nhưng ca dao thì khác : Người hát bao giờ cũng muốn đem nỗi lòng
mình chia xẻ với ai đó, bao giờ cũng hướng vào một đối tượng cụ thể, cho dù là nói
với một vật vô tri vô giác "cái cọc cầu ao" hay với một con vật thì cũng là bộc lộ nhu
cầu muốn được ngỏ lòng, được chia sẻ tâm tình với một đối tượng cụ thể, không hề
bâng quơ, dù lời hát có vẻ như bâng quơ.:
Giã ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày.
hoặc : Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Tính trữ tình - trò chuyện in đậm nét trong nội dung và cách thể hiện của ca dao.
Vấn đề này liên quan cả đến phương pháp khi tìm hiểu ca dao, thí dụ như khi phân
tích tâm tình của người con thì phải tìm người đối thoại là ai (cha mẹ đẻ hay cha mẹ
chồng); phân tích nhân vật trữ tình là người con gái trong bài ca thì phải tìm hiểu hình
ảnh người con trai qua lời giãi bày của cô gái v.v... Nói như vậy để khẳng định rằng
nhu cầu trao gửi nỗi niềm: cho ai, với ai, trong ca dao trữ tình không hề là tình cảm
chung chung.
Thử tìm hiểu bài hát ru sau đây:
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về
Bắt được con cá rô trê
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.
Trong khúc hát ru, nhân vật chính là bà mẹ, đối tượng trò chuyện là đứa con thơ,
dù nó chưa biết nói. Miếng ăn và giấc ngủ của con là mối quan tâm thường trực của
người mẹ, và với trẻ thơ nơi bình yên nhất, an toàn nhất là lòng mẹ. Lời và âm điệu ru
con trước hết vẫn là để dỗ giấc ngủ cho trẻ, để kéo "cái ngủ" về đậu trên mi mắt con
thơ, rồi sau đó mới là bộc lộ niềm mơ ước. Người mẹ mơ ước những gì? Mơ cho con
ngủ yên, đầy giấc, cho con no đủ. Nhìn nhận bài ca dao theo tiêu chuẩn của trữ tình trò chuyện thì sẽ dễ theo dõi và đồng cảm với dòng cảm nghĩ của chủ thể trữ tình.
Ở ca dao, dù kết cấu theo lối đối đáp hay lối kể chuyện, ta hầu như luôn thấy
bóng dáng một nhân vật trữ tình đang trò chuyện, tức là kể chuyện hoặc giãi bày cảm
nghĩ, tâm tình với người khác.
Việc xác định chủ thể trữ tình, tức cũng chính là nhân vật trữ tình trong bài ca là
ai, đang nói với ai, là rất quan trọng. Xác định như thế nào, hiểu nội dung, giá trị trữ
tình của bài ca dao như thế ấy.
Xin dẫn một vài ví dụ :
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai.
Nếu hiểu đây là lời của người con thì đó là lời đứa con trách mẹ hoặc giãi bày để
"cầm chân" mẹ lại. "Trời mưa" là một hoàn cảnh đặc biệt. Con như "bong bóng phập
phồng", mỏng manh lắm, dễ tan lắm và sẽ mau tan thôi, mau bị cơn mưa cuốn trôi,
xóa sạch. Sao mẹ lại bỏ con đi bước nữa?
Còn nếu hiểu đây là lời người mẹ tâm sự với con thì đó là nỗi giằng xé, lo âu của
mẹ trước sự lựa chọn nghiệt ngã, không dễ dàng. Và hình ảnh "Trời mưa bong bóng
phập phồng" như một sự hợp tan, tan hợp không có gì chắc chắn, cơn mưa cứ kéo dài
không dứt, người mẹ nhìn con và nghĩ tới cảnh ngộ hiện tại của mình lại càng thêm
day dứt, buồn bã. Hơn nữa hầu như người mẹ trong cảnh "đi bước nữa" thường còn
trẻ, con còn nhỏ dại, vì vậy trẻ con chưa thể "triết lý" được như vậy.
Ví dụ khác:
-
Bông cúc vàng nở ra bông cúc tím
Em có chồng rồi, trả lại yếm cho anh.
-
Bông cúc tím nở ra bông cúc xanh
Yếm của em em mặc, yếm gì của anh anh đòi.
Bài 1 là lời chàng trai? Nếu thế thì người con trai này quá tầm thường trong "văn
hóa chia tay" và rất đáng phải "chia tay" sớm chút nào hay chút ấy. Trong tương quan
ấy, bài 2 là lời cô gái. Cô gái cũng "đáo để" ; Đấy "vỏ quýt dày", đây "móng tay
nhọn". Nói "huỵch toét" với nhau như thế là hết. Bát nước đã đổ đi.
Nhưng hiểu bài 1 là lời cô gái thì sự tình khác hẳn. "Bông cúc vàng nở ra bông
cúc tím", ngang trái quá. Duyên em với anh cũng vậy. Em có chồng rồi, đã là người
khác, của người khác. Chiếc yếm, kỷ vật này, em không có quyền, không xứng để giữ
mặc, xin trả lại cho anh.
Chàng trai đáp lại rất ân tình : "Bông cúc tím nở ra bông cúc xanh", hoa nở rồi
có ngang trái, nhưng vẫn đẹp, nở rồi nhưng nó vẫn giữ cái màu xanh của buổi ban
đầu. Yếm anh tặng em đã là của em. Em cứ mặc, đâu phải là của anh nữa. Có hờn đỗi
nhưng vẫn rất ân tình. Đặc biệt lời đáp ấy rất sâu sắc về tình ý. Giữ lại yếm cho em
cũng là giữ lại kỷ niệm tình yêu của mình nơi "Người ấy".
Nhiều trường hợp, xác định bài ca là lời của ai nói với ai không khó. Tín hiệu
giúp ta xác định hiện ra ngay trong lời ca, qua nội dụng trò chuyện, tâm sự, qua tiếng
gọi, lời nhắn :
Đây là câu hát ru con của mẹ :
Ru hơi, ru hỡi, ru hời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!.
Đây là lời người vợ thương chồng thủy chung :
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Lại có những trường hợp một bài ca gồm nhiều dị bản. Trong các dị bản, nhân
vật trữ tình không phải lúc nào cũng là một mà có thể là người khác. Do đó các dị bản
có sự khác nhau. Chính vì vậy phải căn cứ vào từng bài ca (từng dị bản) thì mới có thể
xác định được nhân vật trữ tình trong đó là ai và lời nói ấy là lời nói của ai nói với ai.
Thí dụ trong câu ca dao sau đây :
Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương.
Dựa vào đại từ và lời trò chuyện ta hiểu ngay rằng chủ thể của lời ca này là một
cô gái. Đây là lời than thân trách phận của một người có số phận khổ ải, nhọc nhằn.
Nhưng bài ca dao này còn có một dị bản khác :
Thương em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương.
Thì chủ đề của lời ca này là một chàng trai. Và chàng trai này bày tỏ sự xót
thương, thông cảm đối với người con gái có số phận dầu dãi như vậy.
Do đó phải căn cứ vào từng dị bản với cách biểu hiện của nó để tìm ra được vai
trò và ý nghĩa của các đại từ nhân xưng và các tình huống kèm theo hoặc các tình
huống tình cảm tương ứng.
Có những bài không có lời hướng gọi, đại từ nhân xưng không xác định, nhưng
người có vốn ca dao dồi dào vẫn có thể biết đó lời của ai, nói với ai. Vì các hệ thống
của ca dao là sự chi dẫn. Nhiều khi chi dựa vào một yếu tố truyền thống ta đã xác định
được bài ca là lời của ai, hay nhân vật trữ tình là ai. Ví dụ :
Ngồi buồn xe chi uốn cần
Chi xe chưa đặng, cá lần ra khơi.
Dựa vào truyền thống ca dao, ta xác định được ngay đây là lời của nhân vật
"chàng trai". Nhân vật trữ tình của bài ca này buồn, nuối tiếc vì "bị mất" người mình
yêu dấu. Khẳng định được như vậy vì trong truyền thống biểu tượng của ca dao,
chàng trai là "người câu cá", cô gái là "cá" :
- Nước trong cá lội thấy vì
Anh câu chẳng được cũng vì sóng sao.
- Tiếc công anh chẻ nứa đan lờ
Để cho con cá vượt bờ nó đù
-Mình em như cá giữa rào (sông)
Kẻ chài, người lưới, biết vào tay ai.
Nhưng cũng có những trường hợp rất khó xác định nhân vật trữ tình là ai, mặc
dù chủ đề của bài ca thì có thể hiểu được. Ví dụ :
-Đũa tre một chiếc khố cầm
Thương nhau phải tính thương thầm khó thương.
- Nhớ ai bồi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Đây là những bài ca chủ đề tình yêu lứa đôi, nhưng đó là lời của ai? Của chàng
trai hay cô gái? Chàng trai hoặc cô gái đều có thể sử dụng lời hát đó. Đặt vào các hoàn
cảnh diễn xướng cụ thể, ta xác định được ngay. Trong trường hợp chi có văn bản lời
ca, vấn đề xác định đây là lời của ai, chàng trai hay cô gái, quả thật rất khó.
Mặc dù vậy, việc đặt bài ca vào các hệ thống của nó là vấn đề phương pháp luận
rất quan trọng để xác định nhân vật trữ tình, những cảm nghĩ của nhân vật và cách thể
hiện nhữiig cảm nghĩ ấy. Tính truyền thống là đặc tntìig của văn học dân gian. Một
bài ca dao có bao nhiêu yếu tố truyền thống thì có bấy nhiêu hệ thống. Đó là hệ thống
chủ đề, hệ thống nhân vật, hệ thống các yếu tố phong cách và hình thức nghệ thuật. "
Đặt bài ca dao vào hệ thống của nó ta không những dựa vào cái chung để hiểu (nghĩa)
cái riêng mà còn có thể nhận ra được đặc sắc của nó trong cái chung. Thêm nữa đặt
bài ca dao vào trong các hệ thống của nó, ta cũng có điều kiện để tưởng tượng, liên
tưởng, để hít thở trong một bầu không khí ca dao, để kích thích cho cái hồn của bài ca
dao bỗng xao động lên mà hè mở cho ta những bí ẩn nó chứa đựng... " [ 105 ].
Trở lại với bài ca :
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai.
Như đã nói ở trên, có thể xác định đây là lời con nói với mẹ nhưng cũng có thể
xác định đây là lời mẹ nói với con. Nhưng nếu đặt bài ca này vào hệ thống của nó thì
phải khẳng định rằng : không thể coi đây là lời con nói với mẹ được. Chi có thể coi
đây là lời của người mẹ nói với con, vì theo hệ thống triết lý tình cảm của người Việt
Nam cổ truyền thì "cá chuối đắm đuối vì con". Kho tàng ca dao Việt Nam chưa có bài
nào là lời đứa con trách mẹ đi lấy chồng. Chính vì lý do đó mà bài ca dao trên vừa có
ý nghĩa như lời người mẹ chia xẻ nỗi niềm với con, vừa cố ý nghĩa như lời " độc thoại
nội tâm" của người mẹ.
5. Cũng cần phân biệt nhấn vật trữ tình với nhân vật trong ca dao trữ tình. Nhân
vật trong ca dao trữ tình là đối tượng để tác giả dân gian (cũng tức là nhân vật trữ tình,
như đã xác định ở phần trên) gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy tình
cảm, tâm sự của tác giả. Có trường hợp, nhân vật trữ tình và nhân vật trong bài ca là
một. Ví dụ :
-Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
-Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.
Đúng hơn có lẽ nên xác định: đây là trường hợp bài ca chi có nhân vật trữ tình.
Nhưng nhân vật trong ca dao trữ tình không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhân vật
trữ tình.
Con cò lặn lội bờ ao