Cấu tạo giải phẫu của thân cây một lá mầm
Thân cây thực vật 1lá mầm không có cấu tạo thứ cấp
(do không có tầng phát
sinh trụ) mà cấu tạo sơ cấp tồn tại suốt đời sống của
cây. Trong cấu tạo giải phẫu
của thân cây thực vật 1 lá mầm, không phân biệt
thành phần vỏ và trung trụ do
không có mặt của vòng nội bì và trụ bì. Khi quan sát
trên lát cắt ngang, người ta
phân biệt các phần chính sau đây:
c. Lớp nhu mô cơ bản
Cấu tạo bởi những tế bào sống hình trứng, màng
mỏng bằng cellulose,
các tế bào có kích thước lớn dần từ ngoài vào, giữa
các tế bào có các khoảng gian
bào rất rõ.
Hình 3.11. Cấu tạo giải phẫu thân cây
thực vật một lá mầm
1. Lớp biểu bì; 2.Lớp cương mô; 3.Vòng cương mô
xung quanh bó dẫn; 4. Libe; 5.Gỗ; 6. Nhu mô gỗ
(Nguồn: N.X. Kixeleva; N.V Xelukhi,1969)
71
Ở một số loài Tre, Nứa, Lúa... những tế bào nhu mô ở
giữa của thân thường
tiêu biến đi khi cây trưởng thành làm cho thân thường
rỗng ở các lóng, còn mấu vẫn
đặc và giữ nguyên cấu trúc ban đầu.
d. Các bó dẫn
Nằm rải rác trong khối nhu mô cơ bản có rất nhiều bó
dẫn, đó là các bó dẫn
trồng chất kín hoặc đồng tâm. Các bó dẫn thường sắp
xếp theo 2 kiểu chính:
- Các bó dẫn xếp thành 2 vòng: những bó dẫn ở vòng
ngoài thường nhỏ,
những bó dẫn ở vòng trong thường lớn hơn (thân
Lúa).
- Các bó dẫn xếp tản mạn (trung trụ phân tán): các
bó dẫn sắp xếp tản mạn
trên khắp lát cắt ngang không theo một thứ tự nào.
Những bó dẫn bên ngoài thường
nhỏ xếp khít nhau, vòng cương mô bao xung quanh
bó dẫn thường rất dày. Càng vào
gần trục của thân, các bó dẫn càng lớn, xếp cách xa
nhau hơn và vòng cương mô bao
xung quanh rất mỏng (thân Ngô, Mía).
Trong mỗi bó dẫn libe thường phân hóa hướng tâm,
gỗ phân hóa ly tâm, có
cấu tạo gồm: hai mạch điểm lớn xếp đối xứng nhau
ngay dưới phần libe, một quản
bào xoắn, một quản bào vòng và các tế bào nhu mô
gỗ - những tế bào nhu mô này ở
dưới các quản bào và thường tiêu biến đi tạo nên một
khoảng trống.
*Sự sinh trưởng thứ cấp của thân cây Một lá
mầm: một số cây Một lá mầm
sống nhiều năm (họ Cau - Arecaceae.) thân cây có sự
sinh trưởng theo chiều dày, do
có vòng mô phân sinh thứ cấp. Ở những cây này, mô
phân sinh ngọn chỉ tạo thành
một phần thân sơ cấp, còn phần lớn thân do mô phân
sinh thứ cấp tạo nên, loại mô
phân sinh này thường nằm dưới các mầm lá và phân
chia tạo nên những dãy tế bào
mô mềm ở phía ngoài khiến thân tăng thêm kích
thước về chiều ngang. Kiểu sinh
trưởng này gọi là sinh trưởng thứ cấp phân tán, vì nó
nằm xa ngọn và không phải do
hoạt động của một vùng mô phân sinh giới hạn nào
tạo nên.
Một kiểu sinh trưởng thứ cấp khác thường gặp ở
những loài thân cây gỗ một
lá mầm khác như: Huyết dụ, Huyết giác
(Dracaenaceae)... Thân của chúng hàng
năm dày thêm nhờ sự hình thành các bó dẫn mới (bó
dẫn thứ cấp) trong thân, các
bó này do các tế bào mô mềm nằm ngoài các bó dẫn
được hình thành lúc đầu, có
khả năng phân chia và họp thành một vòng phát sinh
liên tục gọi là vòng dày. Các tế
bào của vòng này sẽ phân chia theo vách tiếp tuyến
về 2 phía: phía trong cho ra
những bó dẫn thứ cấp và mô mềm, còn phía ngoài thì
tạo ra mô mềm.