Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Tài liệu học tập lớp 11 hki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 94 trang )

CHỦ
Tài liệu
ĐỀ 1.
học tập
Lớp
11
VIỆT
NAM
TỪ
1858
ĐẾN
CUỐI
THẾ
KỶ XIX

1


VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
A. Mục tiêu.
I. Kiến thức.
- Trình bày được các sự kiện chủ yếu trong quá trình Pháp xâm lược và kháng chiến của
nhân dân ta từ năm 1858 đến trước 1873.
- Trình bày được các sự kiện chủ yếu: Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt
Nam; cuộc kháng chiến của nhân dân; Hiệp ước 1883 và 1884.
- Hiểu được các khái niệm “văn thân”, “sĩ phu”, “Cần vương”.
- Hiểu được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của phong trào Cần vương. Trình bày diễn
biến những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu; phong trào nông dân Yên Thế. Nguyên nhân
thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương và phong trào nông dân tự phát.
II. Kĩ năng.
- Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính


nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, dun
cớ…
III. Thái độ.
- Có thái độ đúng khi tìm hiểu nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc
để mất nước.
- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước.
- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp
lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
- Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Nội dung.

NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
XÂM LƯỢC (TỪ NĂM 1858 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1873)
Mục. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam - Khuyến khích học sinh tự
đọc
1. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858.
a. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ
phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Từ khi thành lập, vương triều Nguyễn (1802), Gia Long và các ông vua kế tiếp đã
ra sức khôi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền lực tập trung trong tay
vua. Chỗ dựa của nhà nước là giai cấp địa chủ. Tư tưởng Nho giáo được đề cao. Trật tự
phong kiến được coi là bất di bất dịch.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xun.
+ Cơng thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

2



- Quân sự: khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém; điều này đã
ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo Thiên Chúa, giết hại giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân
tộc và khiến cho Việt Nam ngày càng bị cô lập. Việc cấm đạo và bài xích đạo Thiên
Chúa tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng.
- Xã hội: Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá
Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi…
b. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.
- Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng âm
mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra kinh thành Huế buộc nhà Nguyễn đầu
hàng.
- Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại nằm trên
đường thiên lí Bắc – Nam. Hậu phương Đà Nẵng là vùng đồng bằng Nam – Ngãi có
thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Đà Nẵng chỉ
cách Huế khoảng 100km, qua đèo Hải Vân. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên
Chúa và một số gián điệp đội lốt giáo sĩ hoạt động từ trước.
- Ngày 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ
bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Quân dân ta anh dũng chống xâm lược. Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm Tổng
chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động quân dân đắp lũy ngăn không cho giặc
tiến sâu vào nội địa; thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó
khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh” bước đầu thất bại.

Nguyễn Tri Phương
(1800 – 1873)

3



- Từ Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị dẫn đầu 300 qn (chủ yếu là học trị của
ơng) đã lên đường vào Nam, xin vua được ra chiến trường chiến đấu. Tại Đà Nẵng, đội
nghĩa binh của Phạm Gia Vĩnh ngay từ đầu đã phối hợp chặt chẽ với quân đội triều
đình chống giặc.
2. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đơng Nam Kì từ 1859
- 1862
a. Kháng chiến ở Gia Định.
- Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, quân Pháp – Tây Ban Nha buộc phải thay đổi kế hoạch.
Tháng 2/1859, chúng đưa phần lớn số quân tại Đà Nẵng vào Gia Định để mở mặt trận
mới.
- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ
thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định, có thể sang Campuchia
một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương
thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu
vực sông Mê Công của Pháp.
- Ngày 9/2/1859, hạm đội Pháp tập trung ở Vũng Tàu, rồi theo đường sơng Cần Giờ
ngược lên Sài Gịn. Vừa đi, chúng vừa bắn phá dữ dội các đồn trại của quân ta ở hai
bên bờ và cố sức vượt qua các chướng ngại vật được dựng trên sông. Do vấp phải sức
chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới ngày 16/2/1859, quân Pháp mới đến
được Gia Định.
- Ngày 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định nhưng gặp nhiều khó khăn do hoạt
động của các dân binh. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúng
phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Từ năm 1860, Pháp sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri; phải rút quân từ Đà
Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn. Triều Nguyễn
khơng tranh thủ phản cơng mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phịng tuyến Chí
Hịa để “thủ hiểm”.
- Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn Chợ Rẫy
(1860), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hịa.

b. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đơng Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862.
- Tháng 2/1861, Pháp tấn cơng Đại đồn Chí Hịa, qn ta kháng cự quyết liệt nhưng do
hỏa lực địch quá mạnh, quân triều đình buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm
Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. Như vậy, đến tháng 3/1862, ba tỉnh miền Đơng và
một tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long) đã bị giặc chiếm.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân tăng cao, Pháp đang vơ cùng bối rối thì triều
Nguyễn đã kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).

4


c. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862.

Mặt
trận

Cuộc tấn công
của quân Pháp

Kháng
chiến ở ba
tỉnh miền
Đông Nam


Pháp dừng các
cuộc thơn tính
để bình định
miền Tây


Kháng
chiến ở ba
tỉnh miền
Tây Nam

-

1867, Pháp
ép
Phan
Thanh Giản
nộp thành
Vĩnh Long.
Từ ngày 20
đến
24/6/1867,
Pháp chiếm
Vĩnh Long,
An Giang
và Hà Tiên
khơng tốn
một viên
đạn.

Kháng chiến
của triều
Nguyễn
Triều đình ra
lệnh giải tán các
đội nghĩa binh

chống Pháp

-

-

Triều đình
bạc nhược,
lúng túng.
Phan Thanh
Giản
nộp
thành Vĩnh
Long và viết
thư khuyên
quan quân
hai tỉnh An
Giang và Hà
Tiên
nộp
thành.

Cuộc kháng chiến của nhân dân
-

Nhân dân vừa chống Pháp
vừa chống triều đình.
- Khởi nghĩa Trương Định
gây nhiều khó khăn cho
Pháp. Nghĩa quân xây

dựng căn cứ ở Gị Cơng,
liên kết đánh địch ở nhiều
nơi, giải phóng nhiều
vùng ở Gia Định, Định
Tường.
- 1863, Pháp tấn cơng Gị
Cơng. Ngày 20/8/1864,
Trương Định hi sinh.
Khởi nghĩa kết thúc.
- Phong trào kháng chiến
tăng cao.
+ Một số sĩ phu ra Bình
Thuận xây dựng Đồng Châu
xã mưu cuộc kháng chiến
lâu dài.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ
ra: Trương Quyền ở Tây
Ninh; Phan Tơn, Phan Liêm
ở Ba Tri; Nguyễn Trung
Trực ở Hịn Chông; Nguyễn
Hữu Huân ở Tân An, Mĩ
Tho…
- Do lực lượng chênh lệch,
cuối cùng phong trào
thất bại nhưng đã thể
hiện lòng yêu nước nồng
nàn và ý chí bất khuất
của nhân dân ta.

5



CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM
1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra
Bắc Kì.
a. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
Khuyến khích học sinh tự đọc
Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm
chiếm cả nước. Một mặt, chúng ra sức củng cố bộ máy cai trị từ trên xuống dưới, mở
trường học đào tạo đội ngũ tay sai, mặt khác chúng tăng cường bóc lột nhân dân ta để
thực hiện phương châm “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Trong khi đó, nhà Nguyễn dường như khơng cịn nghĩ gì đến việc chiến đấu giành
lại các vùng đất đã mất mà vẫn tiếp tục thi hành những chính sách thiển cận.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở
Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì
- Tháng 11/1873, ngay khi đặt chân đến Hà Nội, Gác-ni-ê đã cho quân khiêu khích.
Chúng đánh đập dân chúng và binh lính ta, tự tiện tổ chức thu thuế, địi được đóng
qn ở trong thành và tuyên bố mở cửa sông Hồng.
- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương - Tổng đốc
thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng qn trong
nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng
đánh chiếm Hưng n, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
b. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính chiến đấu và anh dũng hi sinh tại Ô
Quan Chưởng.

Ô Quan Chưởng (Hà Nội)
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Ông hi sinh,
thành Hà Nội thất thủ, qn triều đình nhanh chóng tan rã.

6


- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận. Pháp
hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
Theo đó, triều đình nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiều” theo
đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do bn bán và được đóng qn tại
những vị trí then chốt ở Bắc Kì. Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân.
Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa
chống triều đình.
2. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần hai (1882). Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và
Trung Kì trong những năm 1882 – 1884.
a. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc – Trung Kì trong những năm
1882 và 1884.
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản Pháp bước sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa. Nền kinh tế Pháp có những địi hỏi ngày càng lớn về thị trường,
nhân cơng và nguyên liệu. Không chịu đứng sau các nước tư bản khác, thực dân
Pháp đã lao vào cuộc chạy đua quyết liệt để giành giật thuộc địa.
- Việc xâm lược Bắc Kì và tồn bộ Việt Nam lúc này khơng cịn là mưu đồ của một
nhóm thực dân hiếu chiến, phiêu lưu như trước, mà đã trở thành chủ trương chung
của giới tư bản tài phiệt đang nắm quyền ở Pháp. Đối với chúng, Bắc Kì dân đơng,
nhiều tài ngun, nhất là than đá, là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra
Bắc Kì.
- Ngày 3/4/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội gửi tối hậu thư cho Tổng đốc
Hoàng Diệu yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã
nổ súng chiếm thành. Quân Pháp chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
b. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.
- Quan qn triều đình và Tổng đốc Hồng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà

Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà
Thanh.

Hoàng Diệu
Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
+ Nhiều sĩ phu khơng tn lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

7


+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận
Cầu Giấy lần hai (19/5/1883), giết chết Ri-vi-e.
3. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và 1884.
a. Quân Pháp tấn cơng cửa biển Thuận An. Khuyến khích học sinh tự đọc
- Chớp thời cơ vua Tự Đức mất, Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải
đầu hàng.
- Ngày 18/8/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến
chiều tối, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.
b. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- Nghe tin Pháp tấn cơng Thuận An, triều đình xin đình chiến và kí Hiệp ước Hác-măng
(1883) với nội dung:
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là xứ thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các cơng việc ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp,
phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đơ, Pháp được tự do đóng qn ở Bắc Kì,
được tồn quyền xử trí qn Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm sốt tồn bộ các nguồn lợi trong nước.
→ Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Sau Hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến
nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn khơng chấm dứt.
Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên
Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc
thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một
quốc gia
A. thuộc địa.

B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.

C. nửa thuộc địa nửa phong kiến. D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.
2.

Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1958 đến
tháng 2/1859) đã
A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của
Pháp.
B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của
Pháp.
C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.
D. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.

8



3.

Đâu không phải là nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862)?
A. triều đình nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đơng Nam Kì.
B. bồi thường cho Pháp 20 triệu quan.
C. triều đình phải mở 3 cửa biển : Ba Lạt, Quảng n, Đà Nẵng
D. triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là vùng đất thuộc Pháp.

4.

5.

6.

Ơng là người được nhân dân phong “Bình Tây đại nguyên soái”.
A. Trương Quyền.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Tri Phương.

Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là
A. Nhâm Tuất.

B.Tân Sửu.

C.Giáp Tuất.


D. Hắc Măng.

Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên
quân Pháp -Tây Ban Nha?

7.

A.“ thủ hiểm ”.

B.“ đánh nhanh thắng nhanh ”.

C.“ chinh phục từng gói nhỏ ”.

D. “vườn khơng nhà trống”.

Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hịa.
D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

8.

Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia
Định (2/1959) là
A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế.
B. hồn thành chiếm Trung kì.
C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.
D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.


9.

Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), quân Pháp rơi vào tình thế
A. bị nghĩa quân bám sát để quấy rối và tiêu diệt. B. bị thương vong gần hết.
C. bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn.
D. bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch.

10. Sáng 1/9/1858, diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
C. Pháp chiếm thành Gia Định.
D.Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết.
9


11. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), nhà Nguyễn đã nhượng hẳn cho Pháp
A. Biên Hòa, Gia định, Định Tường và đảo Cơn Lơn.
B. Biên Hịa, Gia định, Vĩnh Long và đảo Cơn Lơn.
C. Biên Hịa, Hà Tiên , Định Tường và đảo Côn Lôn.
D. An Giang, Gia định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
12. Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ?
A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hịa.
D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
13. Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?
A. Cố thủ chờ viện binh.

B. Đánh thẳng kinh thành Huế.


C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.

D. Kéo quân vào đánh Gia Định.

14. Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào cuối năm 1858, bao gồm liên quân của các
nước
A. Pháp – Mĩ.

B. Pháp – Anh.

C. Pháp –Tây Ban Nha.

D. Pháp – Bồ Đào Nha.

15. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm nhanh chóng vào 1867 là
A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.

B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.

C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.

D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

16. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh
chóng?
A. Qn đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
D. Nhân dân khơng ủng hộ triều đình chống Pháp.
17. Ngày 23/2/1861, diễn ra sự kiện nào sau đây ?

A.Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hịa.
D. Ta kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
18. Ai là tác giả của câu nói “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết
người Nam đánh Tây”?
A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn Tri Phương.
10


C. Trương Định.

D. Hồng Diệu.

19. Đâu khơng phải là lí do để Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta
đầu tiên ?
A. Cảng biển sâu, rộng.

B. Gần kinh thành Huế.

C. Gần đồng bằng Nam-Ngãi.

D. Là vựa lúa lớn của Việt Nam.

20. Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?
A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…
C. Nhà Nguyễn khơng trả chiến phí cho Pháp.

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.
21. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất

A. Nguyễn Tri Phương

B. Tơn Thất Thuyết

C. Hồng Diệu

D. Phan Thanh Giản

22. Sau thất bại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) thực dân Pháp làm gì?
A. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
B. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
C. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
23. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính
thức thừa nhận
A. ba tỉnh miền Đơng Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
B. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
C. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
D. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp.
24. Vì sao thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần thứ hai?
A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…
C. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.
D. Nhà Nguyễn khơng trả chiến phí cho Pháp.
25. Sau Hiệp ước Hác-măng (1883), thái độ của triều đình đối với phong trào kháng
chiến của nhân dân như thế nào?
A. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp trong cả nước.

B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ.
11


C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.
D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.
26. Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn cơng thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
27. Lấy cớ gì Pháp đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai?
A. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.
B. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có
thuộc địa.
C. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.
D. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.
28. Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm ba tỉnh nào ở Nam Kì?
A. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hịa.
B. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.
29. Với Hiệp ước Giáp Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
B. Sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp
C. Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
D. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
30. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hóa.

C. Trận phục kích của quân Cờ đen tại Cầu Giấy.
D. Trận phục kích của quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).
31. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt
Nam?
A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai
B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
12


32. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản
Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.
C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.
33. Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ
hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?
A. Thể hiện lịng u nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân
ta.
B. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế
vòng vây của địch.

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN
DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Phong trào Cần vương bùng nổ.

a. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng
phát phong trào Cần vương.
* Nguyên nhân.
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm
lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế
mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ơng vua thân
Pháp, đưa Ưng Lịch cịn nhỏ tuổi lên ngơi, bí mật xây dựng hệ thống sơn phịng tích
trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Pháp tìm cách loại trừ phái chủ chiến, Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến đã ra tay
trước.
- Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, trong khi Đờ Cuốc-xi và các sĩ quan Pháp đang
say sưa yến tiệc tại tịa Khâm sứ, Tơn Thất Lệ (em ruột Tơn Thất Thuyết) chỉ huy
đạo quân thứ nhất lặng lẽ vượt sông Hương, phối hợp với lực lượng thủy quân của
triều đình đóng tại trại Thủy sư, tấn cơng vào tịa Khâm sứ.

13


- Cánh qn thứ hai do đích thân Tơn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn chỉ huy, bao
vây đồn Mang Cá, nơi tập trung nhiều binh lính và vũ khí của Pháp. Một tốn qn
khác phục kích ở cầu Thanh Long.
- Bị đánh bất ngờ, quân Pháp hoảng hốt đối phó, đội hình rối loạn. Sau đó, chúng
củng cố lại lực lượng và sáng ngày 6/7, Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua
Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần
vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến.
Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục
kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỉ XIX mới chấm dứt.


Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
* Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về lãnh đạo, địa bàn và kết cục của mỗi giai đoạn
Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888.
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai
Xuân Thưởng ở Bình Định; Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên)…
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay
giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang
An-giê-ri.
Giai đoạn từ năm 1888 đến 1895.
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, qui tụ dần thành các các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt
động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do
Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình
Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
- Năm 1896, phong trào Cần vương chấm dứt.
* Ý nghĩa: là phong trào yêu nước chống Pháp mang ý thức hệ phong kiến thể hiện
tinh thần dân tộc sâu sắc.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu
tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.

14


Hướng dẫn học sinh chọn những sự kiện tiêu biểu lập bảng thống kê. Tập trung ý nghĩa
của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

15



Tên
khởi
nghĩa
Bãi
Sậy
(1885

1892)

Lãnh
đạo

Địa
bàn

Nguyễn
Thiện
Thuật,
Đốc Tít

Bãi
Sậy,
Hai
Sơng

Ba
Đình
(1886


1887)

Phạm
Bành,
Đinh
Cơng
Tráng

Ba làng
Thượng
Thọ,
Mậu
Thịnh,
Mỹ Khê

Hương
Khê
(1885 –
1895)

Phan
Đình
Phùng
và Cao
Thắng

- Căn cứ
chính:
Hương

Khê
Địa
bàn
rộng
khắp 4
tỉnh Bắc
– Trung
Kì.

Diễn biến
- Từ 1885 đến 1887, xây
dựng căn cứ Bãi Sậy,
nghĩa quân đẩy lùi được
nhiều cuộc càn quét của
địch ở các vùng Văn
Giang, Khối Châu và căn
cứ Hai Sơng.
- Từ 1888, bước vào
chiến đấu quyết liệt.
Pháp tập trung lực lượng
quyết tiêu diệt nghĩa
quân Bãi Sậy bằng cách
thiết lập một hệ thống
đồn bốt dày đặc để kiểm
sốt và lùng sục hịng
làm mất chỗ dựa của
nghĩa quân.
- Đến 1892, phong trào
tan rã.
- Xây dựng căn cứ độc

đáo.
- Nghĩa quân có khoảng
300 người, hoạt động chủ
yếu là chặn đánh các đoàn
xe vận tải của địch, các
tốn lính hành qn qua
căn cứ.
-1/1887, địch huy động
2500 quân bao vây căn cứ.
a. Giai đoạn 1 (1885 –
1888): chuẩn bị lực lượng,
xây dựng cơ sở chiến đấu.
Nghĩa quân phiên chế
thành 15 quân thứ (đơn
vị), đại bản doanh đặt tại
núi Vụ Quang, thuộc
huyện Hương Khê, tựa
lưng vào dãy Trường Sơn.
Từ đây nghĩa quân có thể
theo đường núi vào Quảng
Bình, Quảng Trị, ra Nghệ

Kết quả - ý nghĩa
Sau nhiều ngày chiến đấu,
lực lượng nghĩa quân giảm
sút, Nguyễn Thiện Thuật
sang Trung Quốc rồi mất
năm 1926.
Khởi nghĩa Bãi Sậy là
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

nhất của nhân dân vùng
châu thổ sông Hồng cuối
thế kỉ XIX. Cuộc khởi
nghĩa để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quí báu, nhất
là kinh nghiệm về phương
thức tổ chức hoạt động và
tác chiến trên địa hình
đồng bằng, đất hẹp, người
đông.

- Cuộc chiến đấu diễn ra
ác liệt.
- Nhiều thủ lĩnh hi sinh
hoặc bị bắt. Đinh Công
Tráng cố gây dựng lại
phong trào. Năm 1887,
ông bị Pháp giết hại, khởi
nghĩa tan rã.

- Tay sai của Pháp do
Nguyễn Thân chỉ huy vây
hãm núi Vụ Quang. Nghĩa
quân bị chặn đường tiếp
tế, Phan Đình Phùng bị
thương nặng, hi sinh ngày
28/12/1895. Khởi nghĩa
kết thúc
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu nhất trong phong trào

Cần vương, kéo dài suốt
10 năm, có qui mơ rộng

16


An, Thanh Hóa hay theo
đường sơng đi xuống các
vùng đồng bằng hoặc khi
cần thiết có thể lánh sang
Lào.
b. Giai đoạn 2 (1888 –
1895): giai đoạn chiến
đấu
- Từ năm 1889, liên tục
tập kích, đẩy lui nhiều
cuộc hành quân càn quét
của địch.
- Nổi tiếng là trận tấn
cơng đồn Trường Lưu,
tập kích thị xã Hà Tĩnh,
tấn công Nghệ An, phá
thế bị bao vây… Trong
trận đồn Nu, Cao Thắng
hi sinh.
- 1894, nghĩa quân thắng
lớn trong trận phục kích
địch ở núi Vụ Quang.

n

Thế
(1884

1913)

Hồng
Hoa
Thám

n Thế a. Giai đoạn 1884 –
(Bắc
1892: Tại n Thế có
Giang)
hàng chục tốn quân hoạt
động riêng lẻ dưới sự chỉ
huy của Đề Nắm, đẩy lui
nhiều trận càn quét của
Pháp, mở rộng hoạt động
sang Phủ Lạng Thương.
Tháng 4/1892, Đề Nắm
bị sát hại.
b. Giai đoạn 1893 –
1897: Đề Thám lãnh đạo,
hai lần giảng hòa với
Pháp, được cai quản bốn
tổng. Bề ngoài, Đề Thám
tỏ ra phục tùng, bên trong
ngấm ngầm chuẩn bị lực
lượng chống Pháp.


lớn, có tổ chức tương đối
chặt chẽ, lập được nhiều
chiến công và gây cho
địch nhiều tổn thất nặng
nề.
- Cuộc khởi nghĩa đã huy
động đến mức cao độ sự
ủng hộ và tiềm năng to lớn
của nhân dân. Về quân sự,
nghĩa quân đã biết sử dụng
những phương thức tác
chiến linh hoạt, chủ động,
sáng tạo trong quá trình
chuẩn bị lực lượng cũng
như khi giao chiến với
quân địch.
- Khởi nghĩa thất bại do
nhiều nguyên nhân, chủ
yếu là do nghĩa quân chưa
biết liên kết, tập hợp lực
lượng, phát triển thành
phong trào tồn quốc. Đó
cũng chính là những hạn
chế của thời đại, của bộ
phận lãnh đạo phong trào
Cần vương nói chung.
- Là phong trào đấu tranh
tự vệ chống Pháp của
nơng dân Việt Nam, có
qui mơ lớn nhất trong

những năm cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX.
- Thể hiện ý chí, sức mạnh
bền bỉ, dẻo dai của nơng
dân Việt Nam.

17


c. Giai đoạn 1898 –
1908: trong một thời gian
đình chiến kéo dài, nghĩa
quân Yên Thế vẫn giữ
vững tinh thần chiến đấu.
Tại Phồn Xương, nghĩa
quân tổ chức sản xuất,
sắm sửa vũ khí, luyện tập
quân sự. Nhiều nhà yêu
nước từ các nơi trong
nước như Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn Văn Cẩm (Kì
Đồng) đã tìm lên Yên
Thế giao tiếp với Đề
Thám. Trong thời gian
này, thực dân Pháp ráo
riết lập đồn bốt, mở
đường giao thơng, chuẩn
bị đánh địn quyết định
để dập tắt cuộc khởi

nghĩa.
d. Giai đoạn 1909 –
1913: thực dân Pháp tấn
công trở lại, quyết tiêu
diệt bằng được nghĩa
quân Yên Thế, tạo điều
kiện cho việc khai thác
vùng trung du và thượng
du Bắc Kì. Từ đây phong
trào suy yếu dần, rồi tan
rã ít lâu sau đó.

18


Phan Đình Phùng
Mặc dù thất bại, phong trào Cần vương và khởi nghĩa nơng dân n Thế vẫn có vị
trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của đất
nước, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.

2.

Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?
A. Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Trường Tộ.


C. Tơn Thất Thuyết.

D. Phan Đình Phùng.

Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được
đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Đức Nhuận và Đồn Dỗn Địch.

3.

4.

5.

Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.


C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp năm 1874?
A. Cao Thắng.

6.

B. Trương Định.

C. Đề Thám.

D. Phan Đình Phùng.

Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa
Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
19


B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình.
C. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
7. “Cần vương” có nghĩa là

8.


A. giúp vua cứu nước.

B. Những điều bậc quân vương cần làm.

C. Đứng lên cứu nước.

D. Chống Pháp xâm lược.

Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?
A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến,đứng đầu
là vua Hàm Nghi.
C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong
kiến.
D. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.

9.

Nội dung nào khơng đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên
Thế?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm
Nghi ban ra.
B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.
C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.
D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.

10. Thứ tự thời gian đúng của các cuộc khởi nghĩa.
A. Tấn công kinh thành Huế, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa Bãi Sậy.
11. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.
B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
12. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp
phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
20



×