Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Một số vấn đề thử nghiệm đưa vào vận hành cáp lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.58 KB, 6 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC THỬ NGHIỆM ĐƯA VÀO VẬN HÀNH
HỆ THỐNG CÁP ĐIỆN LỰC
Phịng Thí nghiệm trọng điểm Điện cao áp – Viện Năng lượng
Tóm tắt: Bài báo trình bày một số cập nhật mới nhất về thử nghiệm cáp điện lực liên
quan tới tiêu chuẩn, phương pháp thử nghiệm trên thế giới và phân tích một số điểm bất
cập trong công tác thử nghiệm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống cáp lực trung áp và
cao áp hiện nay tại Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng công tác thử nghiệm và các phương
pháp, tiêu chuẩn hiện hành, bài báo đưa ra một số đề xuất về phương pháp thử nghiệm
đưa vào vận hành tuyến cáp lực cấp trung áp và cao áp của lưới điện Việt Nam phù hợp
với hiện trạng lắp đặt và vận hành.
1. TỔNG QUAN
Trong những thập kỷ qua, trên thế giới khối lượng cáp điện lực được sản xuất đã tăng từ
8 đến 10% mỗi năm. Trong khi hầu hết các loại cáp mới này là dành cho mạng lưới phân
phối, mức tăng trưởng hàng năm trong ứng dụng của cáp cao áp từ 110kV trở lên gần đây
là ở mức hai con số. Các vấn đề chính thúc đẩy xu hướng này là sự tăng trưởng trong lĩnh
vực năng lượng tái tạo và nhu cầu từ các khu vực đô thị, nơi do hạn chế về đất đai, cáp
được ưu tiên lắp đặt hơn so với đường dây trên khơng. Ngồi khối lượng, chiều dài của
hệ thống cáp cũng đang tăng lên và mạng lưới cáp cao áp bao phủ hàng trăm km khơng
cịn hiếm. Các tuyến cáp dài như vậy tạo ra những thách thức không chỉ cho thử nghiệm
xuất xưởng tại nhà máy mà còn cả khi thử nghiệm cả tuyến cáp lực khi đưa vào vận hành
tại hiện trường. Chiều dài của tuyến cáp thuộc lưới điện phân phối (cáp trung áp) cũng
tăng lên, thường từ 15 đến 20 km.
Đối với vật liệu cách điện được ứng dụng trong sản xuất cáp điện lực, hiện nay có một xu
hướng rõ ràng là chỉ sử dụng cáp cách điện bằng polyme trên nền PE (LDPE, HDPE,
XLPE…). Vật liệu mới đưa ra những thách thức mới, đặc biệt là về đánh giá chẩn đoán,
chẳng hạn như tổn thất điện mơi.
Các quy trình sản xuất cáp điện và phụ kiện hiện đại ngày nay được kiểm soát tốt và một
trong những triết lý sản phẩm là “phù hợp với mục đích sử dụng”. Do vậy, độ dày lớp
cách điện cáp được giữ ở mức tối thiểu cần thiết để giảm chi phí. Nhưng cách tiếp cận
này đi kèm với nhược điểm là hầu hết mọi lỗi tay nghề của thợ khi lắp đặt tuyến cáp lực
sẽ dẫn đến lỗi cả hệ thống cáp.


Về công tác thử nghiệm cáp lực, trong thập kỷ qua các tiêu chuẩn và hướng dẫn thử
nghiệm khơng có nhiều thay đổi và các quy trình vẫn tiếp tục chủ yếu dựa trên thử
nghiệm chịu đựng điện áp cao. Mặc dù một số thử nghiệm có tính chẩn đốn đã được
khuyến nghị nhưng khơng có giá trị ngưỡng nào được đề cập. Trong nội bộ CIGRE (Hiệp
hội Quốc tế các hệ thống điện lớn), một nhóm công tác về thử nghiệm cáp lực đã được
thành lập và tiến hành các phân tích về hiện trạng cơng tác thử nghiệm cáp lực cấp trung
áp và cao áp. Một tài liệu mới – TB 841 (Technical Brochure N o841) của nhóm đã được
xuất bản trong đó thảo luận về các phương pháp thử nghiệm sau khi lắp đặt cáp cấp trung
áp và cao áp. Mặc dù tài liệu này khơng phải là tiêu chuẩn, nhưng nó vẫn cung cấp một
cái nhìn tổng quan có giá trị về những phương pháp có thể được áp dụng trong cơng tác
thử nghiệm cáp lực.
2. THỬ NGHIỆM TUYẾN CÁP ĐIỆN LỰC TRUNG ÁP
Hệ thống cáp ngầm trung áp (tới 35kV) đã trở thành một thành phần quan trọng của lưới
điện phân phối hiện đại. Kinh nghiệm từ các công ty điện lực đã chỉ ra rằng sự xuống cấp


tại các mối nối cáp và đầu cáp thường tạo thành điểm yếu trong các hệ thống này ngoài
các yếu tố khác như lão hóa, bị thấm nước, tay nghề lắp đặt kém và sử dụng các phụ kiện
không phù hợp hoặc bị lỗi. Do đó, cần phải triển khai các kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán
trên cả hệ thống cáp trung áp mới và đã vận hành để đảm bảo độ tin cậy cao nhất có thể,
như được nêu trong các hướng dẫn và tiêu chuẩn như sê-ri IEEE 400 và IEC 60502-2.
Các thử nghiệm chịu đựng chịu đựng điện áp cao (high voltage withstand test) thường
yêu cầu đặt điện áp liên tục ở mức điện áp quy định (thường cao hơn điện áp danh định)
trong một thời gian quy định. Hệ thống cáp được kiểm tra sẽ “Đạt” hoặc “Không
đạt”. Nếu hệ thống cáp bị lỗi, tức là bị phóng điện trong q trình thử nghiệm, nó sẽ được
sửa chữa hoặc thay thế. Thử nghiệm chịu đựng điện áp cao có thể được phân loại thành
thử nghiệm chịu đựng đơn giản hoặc thử nghiệm chịu đựng được giám sát (monitored
withstand test/MWT). Loại thứ hai khác với thử nghiệm chịu đựng tiêu chuẩn ở chỗ các
thông số khác cũng được theo dõi, ví dụ như tổn thất điện mơi, dịng rị hoặc phóng điện
cục bộ.

Về nguồn điện áp thử nghiệm, điện áp được sử dụng phổ biến nhất trong thử nghiệm
tuyến cáp lực cấp trung áp tới 35kV là loại điện áp có tần số rất thấp (VLF) từ 0,01Hz tới
10Hz; tiếp theo là nguồn điện áp xoay chiều dao động tắt dần (DAC). Trong một số
trường hợp, điện áp thử nghiệm với tần số nguồn (50H ÷ 60Hz) hoặc gần tần số nguồn
(20Hz ÷ 300Hz) được sử dụng và trong một số trường hợp, thử nghiệm ngâm 24 giờ với
điện áp lưới cũng được thực hiện. Các tiêu chuẩn như IEEE 400.1, IEC 60502-2 khơng
khuyến khích sử dụng điện áp DC trên các hệ thống cáp dạng đùn với cách điện polyme
để thử nghiệm khả năng chịu đựng điện áp cao.
Xu hướng hiện nay trong thử nghiệm cáp điện lực để đưa vào vận hành là tiến hành loại
thử nghiệm chịu đựng được giám sát (monitored withstand test/MWT) với việc đo phóng
điện cục bộ (PD) và tổn hao điện môi (TanDelta) trong khi nâng điện áp thử nghiệm (phổ
biến nhất là loại điện áp tần số cực thấp VLF).
Việc đo PD trên tuyến cáp trung áp hiện tại được thực hiện rộng rãi khi dùng nguồn cao
áp VLF để thử nghiệm. Dạng thử nghiệm chịu đựng được giám sát MWT này được áp
dụng nhằm mục tiêu:
 Tối đa hóa xác suất xác định nguồn PD gây ra các khuyết tật trong cách điện cáp
(giảm nguy cơ kết quả âm tính giả);
 Phân biệt các khuyết tật bên trong cách điện với nguồn nhiễu bên ngồi mơi trường
(giảm nguy cơ kết quả âm tính giả và dương tính giả);
 Định vị các khuyết tật đã xác định qua đo lường và thử nghiệm (cho phép bảo dưỡng/
khắc phục khuyết tật một cách chính xác);
 Cho phép đánh giá tình trạng có thể cho phép đánh giá đạt/khơng đạt hoặc đầu tư có
khả năng bị hỗn lại, lý tưởng nhất là thông qua các kết quả liên quan đến các điều
kiện tại chỗ (vận hành).
3. THỬ NGHIỆM TUYẾN CÁP ĐIỆN LỰC CAO ÁP
Như đã biết, truyền tải và phân phối năng lượng điện đáng tin cậy là nền tảng cho mọi
nền kinh tế nên những hạng mục của việc duy trì kiểm sốt chất lượng đối với tuyến cáp
điện lực mới được lắp đặt cũng như trong vận hành là vơ cùng quan trọng. Vấn đề chính
đối với các cơng ty điện lực liên quan đến việc duy trì/cập nhật các quy trình nội bộ để
vận hành hệ thống cáp lực một cách an toàn, tin cậy sẽ là:



 Làm thế nào để thực hiện một cách tốt nhất việc phát hiện các khiếm khuyết do tay
nghề lắp đặt kém trong các tuyến cáp cao áp mới được lắp đặt mà không gây phá hủy
cáp?
 Làm thế nào để thực hiện một cách tốt nhất việc chẩn đoán không phá hủy các tuyến
cáp cao áp đang vận hành để xác định tình trạng thực tế của chúng?
Trong quá trình hàng chục năm thử nghiệm cáp điện lực tới cấp cao áp và siêu cao áp,
các phương pháp thử nghiệm khác nhau đã được giới thiệu và hiện đang được sử dụng,
bao gồm: điện áp xoay chiều AC cộng hưởng dạng biến tần số hay biến điện cảm, điện áp
xoay chiều AC dạng dao động tắt dần (DAC) hoặc ngâm điện áp lưới trong 24 giờ (thử
nghiệm đưa vào vận hành).
Các tiêu chuẩn IEC về thử nghiệm cáp lực cao áp tới cấp điện áp 500kV như 60840,
62067 và 63026 nhấn mạnh vào sản xuất và do đó hầu hết nội dung của chúng đề cập đến
các khía cạnh thử nghiệm trong nhà máy, còn việc thử nghiệm sau lắp đặt hoặc trong quá
trình vận hành hệ thống cáp thì chỉ đề cập một cách sơ sài. Những cập nhật về các
phương pháp thử nghiệm tại hiện trường tuyến cáp cao áp từ lâu đã trở nên cần thiết
nhưng quá trình cập nhật này rất tiếc là diễn ra chậm chạp, đặc biệt là các phương pháp
thử nghiệm tại hiện trường thay thế cho thử nghiệm với điện áp xoay chiều AC. Hơn nữa,
hầu hết các tiêu chuẩn không cung cấp các hướng dẫn cập nhật liên quan đến thử nghiệm
hiện trường sau lắp đặt hoặc sau bảo dưỡng sửa chữa tuyến cáp. Hiện tại, có “Tài liệu kỹ
thuật” của CIGRE TB 841 tuy chưa phải là tiêu chuẩn mà là những đề xuất kỹ thuật và
cung cấp các phương pháp và kinh nghiệm có ích gần đây trong thử nghiệm cáp điện
lực.
Với hiện trạng như trên đã trình bày, một số công ty truyền tải điện trên thế giới đã và
đang phát triển các quy trình thử nghiệm chuyên dụng hơn của riêng họ để thử nghiệm
các tuyến cáp mới được lắp đặt. Các quy trình này dựa trên kinh nghiệm vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa, thử nghiệm cáp cũng như các tài liệu về tiêu chuẩn IEC, các tiêu chuẩn
quốc tế hiện có được thực hiện với sự hợp tác giữa các công ty điện lực, nhà sản xuất cáp
và các tổ chức thử nghiệm. Những quy trình này đã đại diện cho các phương pháp thử

nghiệm và chẩn đốn khơng phá hủy hiện đại nhất cho tuyến cáp lực sau lắp đặt và sau
bảo trì.
4. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH
LIÊN QUAN THỬ NGHIỆM CÁP LỰC TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn liên quan tới công tác thử nghiệm cáp lực được sử dụng bao
gồm:
 TCVN 5935-2:2013 (tương đương IEC 60502-2:2005), Phần 2: Cáp dùng cho điện áp
danh định bằng 6 kV (Um = 7,2kV) đến 30kV (Um = 36kV);
 TCVN 5935-4:2013 (tương đương IEC 60502-4:2005), Phần 4: Yêu cầu thử nghiệm
phụ kiện cáp có điện áp danh định bằng 6 kV (Um = 7,2kV) và 30kV (Um = 36kV);
 TCVN 12226:2018 (tương đương IEC 60840:2011) về Cáp điện lực có cách điện
dạng đùn và phụ kiện cáp dùng cho điện áp danh định lớn hơn 30 kV (Um = 36 kV)
đến và bằng 150 kV (Um = 170 kV) - Phương pháp và yêu cầu thử nghiệm;
 TCVN 12227:2018 (tương đương IEC 62067:2011) về Cáp điện lực có cách điện
dạng đùn và phụ kiện cáp dùng cho điện áp danh định lớn hơn 150 kV (Um = 170 kV)
đến và bằng 500 kv (Um = 550 kV) - Phương pháp và yêu cầu thử nghiệm;


 TCVN 10893-3:2015 (tương đương IEC 60885-3:2015) về Phương pháp thử nghiệm
điện đối với cáp điện - Phần 3: Phương pháp thử nghiệm dùng cho phép đo phóng
điện cục bộ trên đoạn cáp điện dạng đùn (Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử
nghiệm đối với các phép đo phóng điện cục bộ (PD) trên đoạn cáp cách điện dạng
đùn, nhưng không bao gồm các phép đo thực hiện trên hệ thống cáp đã lắp đặt);
 QĐ 139/QĐ-HĐTV của EVNNPT về việc ban hành Quy định đặc tính kỹ thuật cơ
bản của cáp ngầm 220kV trên lưới truyền tải điện (ngày 03/06/2021);
 Quy định thí nghiệm cáp ngầm 220kV ban hành năm 2016 của EVNNPT;
 Thông báo của EVNHN số 5116/TB-EVN HANOI ngày 19/12/2014 Về việc quy
định tạm thời thí nghiệm đối với tuyến cáp có điện áp đến 220kV.
Với tính liên thơng và tương đương với các tiêu chuẩn nước ngoài như IEC, IEEE, các
tiêu chuẩn về thử nghiệm cáp lực của Việt Nam cũng chỉ đề cập đến các khía cạnh thử

nghiệm trong nhà máy, cịn việc thử nghiệm sau lắp đặt hoặc trong quá trình vận hành hệ
thống cáp thì chỉ đề cập một cách sơ sài và hiện tại chưa có những cập nhật mới. Và cũng
như tình trạng của các đơn vị truyền tải điện và cơng ty điện lực trên thế giới, Tập đồn
Điện lực Việt Nam EVN và các đơn vị thành viên như Tổng Công ty truyền tải điện quốc
gia EVNNPT và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội EVNHANOI đã ban hành những quy
định liên quan tới thử nghiệm cáp điện lực.
Tuy vậy, hiện tại vẫn tồn tại một số điểm bất cập trong công tác thử nghiệm cáp điện lực
giai đoạn thử nghiệm đưa vào vận hành hoặc sau bảo trì, sửa chữa. Cụ thể như sau:
Liên quan tới tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cũng như thế giới (IEC,
IEEE) khơng có chỉ dẫn cụ thể về các hạng mục thử nghiệm cáp lực sau lắp đặt. Điều 16
của các TCVN/IEC về thử nghiệm cáp lực cao áp 110÷5000kV chỉ quy định:
 Điện áp thử nghiệm xoay chiều đặt vào phải theo thỏa thuận giữa người mua và
chủ thầu. Dạng sóng về cơ bản là hình sin và tần số từ 20Hz đến 300 Hz. Điện áp theo
cột 11 của Bảng 4 hoặc 1,7 U o, tùy thuộc vào điều kiện vận hành thực tế và được đặt
trong 1 h.
 Một cách khác, điện áp Uo có thể được đặt trong 24 h.
 Đối với các hệ thống lắp đặt đã được sử dụng, có thể sử dụng điện áp thấp hơn
và/hoặc thời gian ngắn hơn. Các giá trị này cần theo thỏa thuận, có tính đến tuổi thọ,
mơi trường, lịch sử phóng điện đánh thủng và mục đích thực hiện thử nghiệm.
 Khơng có hướng dẫn đo PD tuyến cáp sau lắp đặt.
Liên quan tới các quy định của các đơn vị thuộc EVN về thử nghiệm cáp lực; trong
Quyết định QĐ 139/QĐ-HĐTV của EVNNPT về việc ban hành Quy định đặc tính kỹ
thuật cơ bản của cáp ngầm 220kV trên lưới truyền tải điện (ngày 03/06/2021) có Điều 7
“Yêu cầu về kiểm tra và thử nghiệm”. Trong Điều 7 này có một số bất cập như sau:
 Phần thử nghiệm nghiệm thu sau lắp đặt hướng dẫn thiếu chính xác khi yêu cầu thử
nghiệm PD cho cáp lực 220kV theo IEC 62067 (TCVN và IEC tương ứng không yêu
cầu thử PD khi thử nghiệm đưa vào vận hành).
 Phần thử nghiệm nghiệm thu sau lắp đặt không đề cập tới thử nghiệm sau lắp đặt bằng
điện áp Uo (có thể được đặt trong 24 h) là hướng dẫn của TCVN và IEC.
 Thiếu hướng dẫn cụ thể giá trị điện áp đặt thử nghiệm sau lắp đặt hoặc sau bảo dưỡng

sửa chữa đối với các hệ thống cáp lực lắp đặt đã được sử dụng hoặc lẫn cáp mới + cũ


(Trích dẫn: Có thể sử dụng điện áp thấp hơn và/hoặc thời gian ngắn hơn. Các giá trị
này cần theo thỏa thuận, có tính đến tuổi thọ, mơi trường, lịch sử phóng điện đánh
thủng và mục đích thực hiện thử nghiệm).
Thông báo của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội EVNHN số 5116/TB-EVN HANOI ngày
19/12/2014 Về việc quy định tạm thời thí nghiệm đối với tuyến cáp có điện áp đến
220kV cũng tồn tại một số bất cập như sau:
 Phần thử nghiệm nghiệm thu sau lắp đặt có đề cập tới thử nghiệm sau lắp đặt bằng
điện áp Uo (có thể được đặt trong 24 h) khi chiều dài tuyến cáp vượt quá công suất
của hệ thống thử nghiệm nhưng không chỉ rõ công suất của hệ thống thử nghiệm.
 Thiếu hướng dẫn cụ thể về giá trị điện áp (AC) đặt cho thử nghiệm sau lắp đặt hoặc
sau bảo dưỡng sửa chữa đối với các hệ thống cáp lực lắp đặt đã được sử dụng hoặc
lẫn cáp mới + cũ.
 Phần thí nghiệm đo phóng điện cục bộ (PD) sau lắp đặt hướng dẫn khơng chính xác:
Điều 9.2 đã nêu “Thử nghiệm phóng điện cục bộ phải được thực hiện theo tiêu chuẩn
TCVN 10893-3 (IEC 60885-3)”; tuy nhiên tiêu chuẩn TCVN 10893-3 (IEC 60885-3)
quy định phương pháp thử nghiệm đối với các phép đo phóng điện cục bộ (PD) trên
đoạn cáp cách điện dạng đùn, nhưng không bao gồm các phép đo thực hiện trên hệ
thống cáp đã lắp đặt.
5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ THỬ NGHIỆM TUYẾN CÁP ĐIỆN LỰC SAU
LẮP ĐẶT TẠI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
Trên cơ sở thực trạng công tác thử nghiệm và các phương pháp, tiêu chuẩn hiện hành đã
trình bày ở trên, nhận thấy rằng hiện nay có rất nhiều dự án ngầm hóa tại khu vực đơ thị
(Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…) trong đó các đường cáp lực mới được đấu vào
tuyến cáp cũ đang vận hành từ nhiều năm trước và đang tạo ra một số khó khăn thách
thức cho công tác thử nghiệm đưa vào vận hành hệ thống cáp một cách an toàn và đảm
bảo chất lượng cơng trình.
Đối với thử nghiệm các tuyến cáp lực mới (khơng có thành phần cáp cũ đang vận hành),

quy trình thử nghiệm sau lắp đặt sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành như các TCVN
5935-2:2013; 5935-4:2013; 12226:2018; 12227:2018 và các quy định của ngành điện
(EVN).
Đối với việc thử nghiệm các tuyến cáp lực gồm cả cáp mới và cũ đấu với nhau vấn đề sẽ
phức tạp hơn trong khi lựa chọn các mức điện áp thử nghiệm thích hợp cho tuyến cáp
hỗn hợp cũng như phương pháp thử nghiệm phù hợp. Với những tuyến cáp lực này, khi
thử nghiệm đưa vào vận hành với hạng mục thử điện áp AC chịu đựng tăng cao cùng với
đo phóng điện cục bộ PD khuyến nghị sử dụng hai phương pháp sau đây (căn cứ theo các
tiêu chuẩn hiện hành):
a) Sử dụng nguồn AC riêng biệt từ hệ thống thiết bị thử nghiệm điện áp xoay chiều
tăng cao (cộng hưởng biến tần) để tiến hành thử nghiệm. Các giá trị điện áp thử
nghiệm căn cứ theo khuyến cáo của TB 841 CIGRE cho thử nghiệm các hệ thống
cáp đã vận hành trên 5 năm. Cụ thể như sau:

Bảng 1. Khuyến nghị thử nghiệm đưa vào vận hành hệ thống cáp lực hỗn hợp mới và cũ


Kiểm tra bảo trì hệ thống cáp đang hoạt động (> 5 năm) - Hệ thống điện xoay chiều điện môi
rắn XLPE
Thử nghiệm điện áp chịu đựng xoay chiều tăng cao
Tần số 20 ÷ 300Hz
Dải điện
áp [kV]

Mức điện
áp thử
nghiệm
[Uo]

Dải tần

số
[Hz]

Khoảng
thời gian
[phút]

Kiểm tra
PD

Tần số cực thấp VLF
Cấp độ
kiểm tra
hình sin
[Uo]

Co-Rect.
Test Level

Dải tần
số
[Hz]

Khoảng
thời
gian[phút
]

Tiêu chí
PD

Đạt/
Khơng đạt

45-47
66-72

1.7

10-300

60

2.2

3.1

0.1

60

2.0

2.8

0.1

60

110/115
132/138

150/160
220/230

1.5

10-300

(Khơng
phát hiện
được PD ở
1,5Uo)

60

275/285
345/400
500

FSR
1.4

10-300

PDEV
>1.5

FSR

FSR


FSR

60

b) Đóng điện lưới vào hệ thống cáp hỗn hợp mới và cũ trong thời gian 24 giờ và theo
dõi mức PD. Sau 24 giờ nếu khơng xảy ra phóng điện và mức PD đạt yêu cầu theo
tiêu chuẩn là đảm bảo để nghiệm thu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 11472:2016 (IEC 60270:2015) - Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - phép đo
phóng điện cục bộ (High-voltage test techniques - Partial discharge measurements)
[2] TCVN 10893-3:2015 (IEC 60885-3:2015)- Phương pháp thử nghiệm điện đối với cáp
điện - Phần 3: Phương pháp thử nghiệm dùng cho phép đo phóng điện cục bộ trên đoạn
cáp điện dạng đùn
[3] TCVN-12226-2018 (IEC 60840-2011) – Cáp điện lực có cách điện dạng đùn và phụ
kiện cáp dùng cho điện áp danh định lớn hơn 30kV (Um=36kV) đến và bằng 150kV (Um
= 170 kV) - phương pháp và yêu cầu thử nghiệm.
[4] TCVN 12227:2018 (IEC 62067:2011) - Cáp điện lực có cách điện dạng đùn và phụ
kiện cáp dùng cho điện áp danh định lớn hơn 150 kV (Um = 170 kV) đến và bằng 500 kv
(Um = 550 kV) - Phương pháp và yêu cầu thử nghiệm
[5] TCVN 6099-1:2016 (IEC 60060-1:2010) về kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - Phần
1: định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm



×