SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG
TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT
TỔ: THỂ DỤC-GDQP
----
Một Số Phương Pháp Giảng Dạy
Phát Triển Sức Bền Cho Học Sinh THPT
Giáo viên: ..............
Năm học:2010-2011
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị
tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn, trong một thởi gian dài
cho HS. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác dễ dàng
hơn. Nó cũng là một nội dung khơng thể thiếu được trong Xã hội nói chung và
trong nhà trường nói riêng.
Phát triển tố chất sức bền là giúp HS chống lại mệt mõi trong TDTT. Sức bền
có ý nghĩa đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều mơn thể thao và là yếu tố
quyết định khả năng chịu đựng lượng vận động (LVĐ) đối với HS.
Phát triển tố chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh
chóng sau các lượng vận động lớn.
Trong Xã hội hiện đại, tình trạng HS thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng
ngày càng nhiều, hiện tượng Hs có trọng lượng cơ thể vượt mức bình thường hoặc
mắc các bệnh béo phì ngày càng phổ biến hơn. Việc tập luyện thường xuyên liên
tục đặc biệt là chạy bền sẽ giúp các em thốt khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng
lượng thừa, khơng thể tích thành mỡ. Tập chạy bền vừa có lợi cho sức khỏe vừa
chống lại căn bệnh béo phì.
Xuất phát từ thực tiển nêu trên, để phát triển tố chất sức bền cho HS THPT,
vừa có thể lực tốt, vừa có thành tích tốt trong các kỳ thi. Tôi đề ra sáng kiến:
“ Một số phương pháp giảng dạy phát triển sức bền cho học sinh THPT”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Thông qua nghiên cứu để xác định một số bài tập và phương pháp phát triển sức
bền phù hợp với học sinh THPT, từ đó góp phần nâng cao thể lực và chất lượng
GDTC trong các trường học phổ thông đặt biệt là trường THPT Lưu Văn Liệt.
+ Xác định được một số bài tập phát triển sức bền phù hợp.
+ Xác định được một số phương pháp phù hợp để phát triển sức bền.
+ Xây dựng được một trình tự dạy học phát triển sức bền hợp lý.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Nghiên cứu đánh giá thực trạng sức bền của học sinh THPT.
+ Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá sức bền.
+Xác định một số sức bền của học sinh THPT.
* Lựa chọn một số bài tập phù hợp và phương pháp phát triển sức bền cho học sinh
THPT.
+ Sử dụng các bài tập phát triển sức bền cho học sinh THPT.
+ Biện pháp phát triển sức bền cho học sinh THPT.
+ Chọn một số bài tập và biện pháp phù hợp.
* Ứng dụng một số bài tập và phương pháp tập luyện để phát triển sức bền phù hợp
với học sinh THPT.
- Xác định, tổ chức, nghiên cứu, đánh giá.
. Phương pháp
A. Phương Pháp Kéo Dài:
Phương pháp này có đặc điểm là LVĐ kéo dài khơng có thời gian nghỉ giữ. Việc
nâng cao khả năng hấp thụ Oxy có khả năng thực hiện theo hai cách khác nhau:
Hoặc là thông qua một lượng vận động liên tục trong điều kiện đủ Oxy, hoặc là
thông qua một lương vận động kéo dài, nhưng thay đổi cường độ vận động để tạo
nên quá trình trao đổi năng lượng thiếu Oxy trong một khoảng thời gian nhất định.
Do vậy phương pháp kéo dài có thể thực hiện dưới các dạng sau:
* Phương pháp liên tục: Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài,
cường độ vận động có thể xác định rỏ ràng thông qua mạch đập.
* Phương pháp thay đổi: Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình
thực hiện lượng vận động, khi tăng tốc độ vận động cũng làm cho các hoạt động
của các cơ quan cung cấp năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình thiếu Oxy
trong khoảng thời gian nhất định.
* Phương pháp ngẫu hứng: tốc độ vận động thay đổi theo hứng thu 1rie6ng
của học sinh. Phương pháp này được sử dụng trong môi trường tự nhiên.
B. Phương Pháp Dãn Cách:
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống
giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn,
không dẫn đến sự phục hồi đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ được xác
định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện.
C. Phương Pháp Lập Lại:
Được vận dụng trong huấn luyện phát tri63n sức bền là lặp lại từng phần của
các yêu cầu thi đấu chun mơn. Yếu tố chính của lượng vận động là thời gian vận
động.Trong quá trình giảng dạy phát triển sức bền, GV cần phải căn cứ vào điều
kiện thực tế để chọn các đường chạy có các yêu cầu khác nhau về kỹ thuật để Hs
tập luyện. Trước khi cho HS tập luyện, GV cần nói rỏ đặc điểm đường chạy, cự ly
chạy, kỹ thuật cần sử dụng, thời gian, số lần.
Giảng dạy phát triển sức bền còn phải giáo dục phẩm chất, tâm lý, sinh lý, chế
độ vệ sinh, tự xoa bóp,….
Hình thức tổ chức trong giờ tập, buổi tập luyện với môn chạy bền là các giờ
tập theo lớp 45’. Bắt đầu bằng tập nhẹ nhàng rồi tăng dần, sau đó thự hiện với nội
dung chính, phần cuối buổi tập nhẹ với các bài tập thả lỏng, hồi tĩnh.
* Một số động tác hồi tĩnh sau khi chạy
Cần sử dụng các bài tập hồi tĩnh đã được giới thiệu ở sách Thể dục 11( trang 66-67)
. Thông thường phải tự hồi tĩnh cá nhân trước, sau đó mới phối hợp với bạn.
- Sau buổi tập sức bền nhất thiết phải thực hiện bài tập thả lỏng cho đến khi cơ thể
đã hoặc gần trở lại trạng thái bình thường ( biểu hiện nhịp thở dễ dàng hơn khơng
cịn thở gấp nhịp tim khơng cịn đập dồn dập, cảm giác thoải mái hơn, cơ bắp
khơng cịn cảm giác căng cứng).
GV cần nhắc HS thực hiện tôt phần hồi tĩnh cho dù cơ thể vẫn cảm thấy khỏe
khoắn, tỉnh táo, hưng phấn, chân tay vẫn cử động dễ dàng …Bởi vì mệt mỏi tích
lũy có thể gây hậu quả lâu dài, ảnh hưởng xấu tới kết quả khi làm các việc khác.
* Một số sai thường mắc và cách sửa.
Các sai thường mắc và cách sửa khi chạy bền đã được nêu trong sách Thể dục
10,11. ở lớp 12, nếu HS vẫn mắc các sai sót kĩ thuật cũ, GV phải kiên trì nhắc nhở
và dùng các biện pháp phù hợp để sửa chữa. Ở lớp 12, HS vẫn có thể hay mắc các
sai sót sau:
- Sai: Đua nhau do hiếu thắng nên chạy quá tốc độ quy định so với yêu cầu .
- Cách sửa: GV phải nhắc nhở HS chạy chậm đúng thời gian hoặc chạy hết cự li
quy định.
- Sai: HS khơng biết phân phố sức hợp lí (sau xuất phát thường chạy rất nhanh để
rồi mau chóng rơi vào trạng thái mệt mỏi , không đạt yêu cầu về cự li và tốc độ
chạy, thậm chí phải bỏ cuộc, càng làm tăng tâm lí sợ tập chạy bền).
- Cách sửa: Hướng dẫn HS cách phân phối sức hợp lí khi chạy. Giải thích cho HS
biết để đạt thành tích dự kiến khi chạy một cự li nào đó thì phải chạy với tốc độ
trung bình là bao nhiêu. Sau xuất phát chỉ tăng tốc độ đến mức cần thiết, rồi duy trì
chạy với tốc độ đó trên suốt cự li.
Ví dụ : Để đạt loại “khá” của tiêu chuẩn RLTT chạy 1000m với thành tích 3 phút
50 giây, có nghĩa là trung bình phải chạy 100m trong 23 giây. Như vậy, trên phần
lớn cự li HS cần chạy với tốc độ đó. Quãng đường chuyển từ chạy với tốc độ ổn
định sang “rút” về đích dài ngắn là tùy theo sức lực cịn lại. khi rút về đích do mỏi
mệt, kĩ thuật chạy thường biến dạng, không đúng như lí thuyết, sẽ ảnh hưởng tới
hiệu quả chạy nhưng vẫn phải chấp nhận. tuy nhiên, cần cố gắng ngã người về
trước, đạp sau tích cực và đúng hướng.
- Sai: Không biết thở đúng ( thở nhiều nhưng thở nông, thở không theo nhịp điệu
bước chạy) sẽ khó thở và khơng có được lượng oxi cần thiết, dẫn tới chóng mệt
mỏi và thành tích chạy kém.
- Cách sửa:
+ GV nêu lại ý nghĩa của thở và kĩ thuật thở khi chạy : Hít vào bằng mũi và thở ra
bằng miệng.
+ Phải thở nhịp nhàng- theo nhịp bứơc chân.
+ Để thở sâu nên thực hiện 2-4 bước hít vào, 2-4 bước thở ra.
+ Phải tích cực thở ngay từ sau khi xuất phát.
- Sai : Dừng đột ngột khi tới đích.
- Cách sửa: GV nhắc lại tác hại của việc đó. Yêu cầu HS phải chạy tiếp một đoạn
nữa với tốc độ giảm dần rồi chuyển qua vừa đi vừa làm các động tác hồi tĩnh.
Nhìn chung, về nguyên nhân của các sai sót kĩ thuật, có thể quy về 2 điều chủ yếu
sau:
+HS chưa có khái niệm đúng (hoặc quên).
+Thể lực của HS chưa đáp ứng được yêu cầu của kĩ thuật.
Gv cần phát hiện đúng nguyên nhân và chọn biện pháp khắc phục phù hợp.
Giáo viên phải nhắc nhở tính an tồn trong tập luyện thường xuyên.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển sức
bền cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đồn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau
cùng học tập – tập luyện. giúp cho học sinh nâng cao khả năng chịu đựng được
lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chóng lại mệt mõi phục hồi nhnah chóng
sau một giờ học, sau một buổi tập. Làm cho các em ln tích cực hăng say và hiể
rỏ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học
chạy bền. Nâng cao hiệu quả phát triển tồn diện về: Đức – Trí – Thể - Mĩ trong
trường phổ thông theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục
và đào tao thế hệ trẻ hôm nay.
Đây mới chỉ là quan điểm của tơi trong q trình giảng dạy, vì vậy sẽ cịn những
thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng
nghiệp để sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 02 năm 2011
Người thực hiện
Trần Minh Khang