Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nghiên cứu lựa chọn về nhóm bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 10 trường thpt chuyên nguyễn bỉnh khiêm (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.31 KB, 11 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất (GDTC ) cho thế hệ trẻ là mặt tất yếu của nền giáo dục
tiến bộ, là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một đất nước.
Ngày nay trước mức sống của xã hội ngày càng cao thì nhu cầu về sức khỏe là
rất cần thiết, sức khỏe sung mãn chỉ có được thơng qua các hoạt động thể dục
thể thao (TDTT), do đó cơng tác GDTC trong trường phổ thơng có vai trị quan
trọng tới việc phát triển các tố chất thể lực (TCTL) của lứa tuổi học sinh, nhằm
nâng cao sức khỏe cho các em tiếp thu tốt các tri thức của các môn học khác.
Trong trường phổ thông, những giờ học thể dục được giảng dạy theo một
quy định thống nhất về nội dung với thời gian là 37 tuần trong một năm và 2 tiết
trong một tuần. Trong những giờ giảng dạy này, giáo viên là những người chủ
động ra các bài tập thể chất, song nội dung để phát triển các TCTL lại không
đồng đều. Nguyên nhân ở đây là sự sắp xếp chưa cân đối giữa các nội dung của
các bài tập thể lực. Do đó cần phải có sự sắp xếp một cách có hệ thống các bài
tập để đem lại hiệu quả cao trong giáo dục tố chất thể lực chung cho học sinh.
Các tố chất thể lực bao gồm: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm dẻo
là những năng lực thể chất của học sinh. Đây là những điều kiện quan trọng để
các em học sinh có thể đạt được thành tích cao và tiền đề cho việc thực hiện
những yêu cầu ngày càng khó khăn trong quá trình tập luyện.
Nếu sức khỏe kém, sự điều tiết của cơ thể khơng tốt thì con người khơng
duy trì được thời gian hoạt động dài trong trạng thái thể chất suy kiệt dẫn tới
thành tích kém. Kết quả là khơng đạt được yêu cầu của môn học GDTC. Do vậy,
cần có đủ thể lực để duy trì những suy nghĩ mới, nắm bắt và hiểu sâu những tri
thức đã học và vận dụng nó khi làm bài tập tạo điều kiện thuận lợi cho các kỳ
thi. Muốn có sức khỏe tốt chỉ có con đường tập luyện phát triển các tố chất thể
lực một cách nghiêm túc và có hệ thống.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, với mong muốn đóng góp một phần
vào q trình phát triển thể lực cho học sinh của trường, nâng cao chất lượng giờ
giảng dạy thể dục với mục đích là lựa chọn một số
1



bài tập và phương pháp phát triển thể lực phù hợp với học sinh khối 10. Trên cơ
sở tính quan trọng của vấn đề, tôi đề ra sáng kiến:
“NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VỀ NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN
BỈNH KHIÊM”

2


PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thông qua nghiên cứu để lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực, từ đó
góp phần nâng cao và phát triển thể lực cho các em học sinh khối 10 trường
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để các em có được thể lực tốt và nâng cao
sức khoẻ.Từ đó góp phần phục vụ cho việc học tập và vui chơi cho các em và
góp phần nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường.
Giả thiết khoa học: Phát triển thể lực cho học sinh trung học phổ thông
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, địi hỏi phải có nhiều biện pháp phối hợp
và hỗ trợ nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất của học sinh.
Giả định rằng ở mỗi khối lớp thuộc cấp học THPT nếu có một số bài tập và
phương pháp phù hợp, kết hợp với việc tổ chức thích hợp thì hồn tồn có khả
năng phát triển được thể lực cho các em học sinh.
*Nhiệm vụ của GDTC:
- Đảm bảo cho cơ thể không ốm đau, lớn lên theo đúng độ tuổi, có sức
chống đỡ những ảnh hưởng có hại của mơi trường xung quanh, chuẩn bị tốt các
phẩm chất vận động tồn diện, hình thành trong học sinh những thói quen giữ
gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, lao động vừa sức, tổ chức sinh hoạt có khoa học
trên cơ sở nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng, kỹ xảo chủ
yếu.
- Góp phần phát triển năng khiếu, tạo điều kiện để phát triển nhân tài cho

đất nước.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng thể lực của học sinh .
- Nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu đánh giá theo tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể.
- Xác định thể lực của học sinh khối 10 trường THPT chuyên
NGUYỄN BỈNH KHIÊM.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số bài tập và phương pháp phát triển thể
lực cho học sinh .
3


Áp dụng phương pháp kiểm tra sư phạm:
Sử dụng các chỉ tiêu kiểm tra nhằm đánh giá trình độ phát triển thể lực:
Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và mềm dẻo của học sinh trong trường, trong
thực nghiệm dưới tác dụng của hệ thống bài tập và phương pháp phát triển thể
lực. Bao gồm một số bài tập sau:
* Chạy 60m tốc độ cao (giây):
- Mục đích: Chủ yếu là xác định tốc độ di chuyển vị trí cơ thể với
tốc độ cao nhất.
- Dụng cụ đo: Hộp phát lệnh, cờ báo hiệu, đồng hồ bấm giờ.
- Phương pháp kiểm tra: Người đo phải kiểm tra đồng hồ về số 0
sau mỗi lần bấm giờ.
- Người được kiểm tra vào chổ sau vạch xuất phát với tư thế xuất
phát thấp, khi có lệnh xuất phát nhanh chống rời vị trí, dùng kĩ thuật chạy ngắn
chạy nhanh qua vạch đích. Đồng hồ bấm chạy khi có cờ hiệu và bấm dừng khi
người được kiểm tra chạy chạm vạch đích.
*Bật xa tại chổ (cm)
- Mục đích: Chủ yếu là kiểm tra sức mạnh bộc phát tổng hợp của
các nhóm cơ chi dưới và nhóm cơ lưng bụng.

- Dụng cụ: Hố cát (có ván giậm, xẻng xới cát) và thước dây.
- Phương pháp tiến hành: Người được kiểm tra vào vị trí ván giậm
hai chân đứng tự nhiên, khi có hiệu lệnh thì hơi khụy gối. dùng sức mạnh của
hai chân, thân, phối hợp với đánh tay để đưa thân người bật lên cao và nhảy
càng xa càng tốt. Khi rơi xuống đất phải khụy hai gối và phối hợp đánh lăng hai
tay để giữ thăng bằng. Người được kiểm tra phải nhảy 3 lần và lấy lần nào có
thành tích cao nhất.
Người đo dùng thước đo thành tích từ vạch qui định ( ván giậm ) với điểm
rơi gần nhất của bộ phận cơ thể chạm cát so với vạch qui định.
Chú ý: Người được kiểm tra không được chạy lấy đà để bật nhảy, không
giậm vạch qui định và không nhảy bằng một chân.
4


Đối tượng: Học sinh lớp 10/2 và lớp 10/3 năm học 2008-2009
Áp dụng một số bài tập và phương pháp phát triển thể lực cho học sinh
lớp 10/2.
2.Khái niệm
Các tố chất thể lực bao gồm: sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo
mềm dẻo. Là những năng lực thể chất của học sinh. Đây là những điều kiện
quan trọng để các em có thể giành được thành tích cao trongg thi đấu và tiền đề
cho việc thực hiện những u cầu ngày càng khó khăn trong q trình tập luyện.
* Các bài tập phát triển thể lực.
1.Bài tập phát triển sức nhanh:
- Xuất phát thấp, xuất phát cao.
- Chạy tăng tốc trong cự ly từ 20m – 60m.
- Chạy ngược gió.
- Các trị chơi vận động, chạy tiếp sức…
Với cường độ vận động nằm trong khoảng gần tối đa, thời gian nghĩ giữa
các lần lặp lại phải tạo được sự hồi phục tối ưu (từ 4 – 6 phút). Khối lượng vận

động nhỏ, thời gian vận động ngắn.
2. phát triển sức mạnh:
- Các bài tập với dụng cụ thể lực.
- Nhảy cóc, bật bục…
- Nằm sấp chống đẩy.
Sử dụng phương pháp dãn cách với cường độ trung bình.
3.Bài tập phát triển sức bền.
- Những bài tập khơng có dụng cụ với số lần lặp lại lớn.
- Trò chơi vận động.
- Sử dụng các bài tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
Với phương pháp kéo dài, phương pháp liên tục và phương pháp ngẫu
hứng ( thay đổi tốc độ theo hứng thú ).
4.Bài tập phát triển năng lực khéo léo.
- Đá lăng chân, gập thân
5


- Xoạc ngang.
- Nhào lộn.
Kéo giãn trong thời gian dài và tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi
đạt được mức độ tối đa.

KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN
STT

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12

TÊN BÀI TẬP

Chạy tăng tốc
Trò chơi vận động
Bật bục
Chạy biến tốc
Chạy bền
Nằm sấp chống đẩy
Chạy xuất phát thấp
Chạy tiếp sức
Uốn dẻo
Nhào lộn
Đá lăng chân
Nhảy cóc

TUẦN
1 2
X

3
X


X

X
X
X
X
X

X
X

4

5

6

7 8
X

9 10 11 12
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

2.7. Đánh giá thực tiển các bài tập: Dựa theo Công văn số 45/GDTC, ngày 17
tháng 1 năm 1998 của BGD&ĐT về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ( Áp dụng cho
HS THPT )

6



Mức

Nội dung kiểm tra

Nam

Nữ

1. Chạy nhanh 80m ( s )

(16tuổi)
12.8

(16tuổi)
14.8

2. Bật xa tại chổ ( cm )

195

160

3. Chạy 1.000m nam, 500m nữ ( ph,s )

4’10”

2’6”

4. Đẩy tạ ( m )
1. Chạy nhanh 80m ( s )


5.5
12.2

4.0
14

2. Bật xa tại chổ ( cm )

205

170

3. Chạy 1.000m nam, 500m nữ ( ph,s )

3’55”

2’00”

4. Đẩy tạ ( m )
1. Chạy nhanh 80m ( s )

6.0
11.6

4.6
13.5

2. Bật xa tại chổ ( cm )


215

180

3’45”

1’50”

7.0

5.0

Đạt

Khá

Giỏi

3. Chạy 1.000m nam, 500m nữ ( ph,s )
4. Đẩy tạ ( m )

Bảng 1: Chỉ số biểu thị trình độ phát triển sức mạnh
Lớp

Lớp 10/2

Lớp 10/3

Thời
điểm

Trước tập

Nữ
163 (cm)

Nam
202 (cm)

Nữ
160 (cm)
7

Nam
201 (cm)


luyện
Sau tập

177 (cm)

218 (cm)

167 (cm)

209 (cm)

luyện

Bảng 2: Chỉ số biểu thị trình độ phát triển sức nhanh (60m).

Lớp

Lớp 10/2

Lớp 10/3

Thời
điểm
Trước tập

Nữ
14.05 (s)

Nam
12.34 (s)

Nữ
14.02 (s)

Nam
12.40 (s)

luyện
Sau tập

13.50 (s)

11.60 (s)

14.00 (s)


12.05 (s)

luyện

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1.Kết luận:
Áp dụng những bài tập và phương pháp phát triển này tôi thấy mang lại hiệu quả
rõ rệt trong việc phát triển thể lực cho các em học sinh. Giáo dục cho các em
tinh thần đồn kết gắn bó, giúp đỡ nhau trong học tập và tập luyện. Giúp cho
học sinh nâng cao khả năng chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó
8


khăn chống lại mệt mỏi, hồi phục nhanh chóng sau mỗi buổi tập. Nâng cao hiệu
quả phát triển toàn diện về: Đức, Trí, Thể, Mĩ trong nhà trường phổ thơng. Theo
đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà Nước trong việc giáo dục và đào
tạo thế hệ trẻ hôm nay.
2.Kiến nghị.
Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với lãnh đạo nhà trường
cần quan tâm nhiều hơn đến vai trị của mơn Thể dục như các mơn học khác,
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo đặc biệt là xây nhà đa năng để
giảng dạy và huấn luyện cho các em có được hiệu quả tốt nhất, tạo cho các em
niềm đam mê hứng thú trong tập luyện.
TPVL,ngày 20 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện

CHÂU MỘNG THU

9



10


11



×