Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng sonde foley ở sản phụ mang thai quý 3 có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 0 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA Y DƯỢC

TRẦN DUY HƯNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
BẰNG SONDE FOLEY Ở SẢN PHỤ MANG THAI QUÝ 3
CÓ CHỈ ĐỊNH CHẤM DỨT THAI KỲ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

ĐÀ NẴNG, 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA Y DƯỢC

TRẦN DUY HƯNG - 16720101039

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
BẰNG SONDE FOLEY Ở SẢN PHỤ MANG THAI QUÝ 3
CÓ CHỈ ĐỊNH CHẤM DỨT THAI KỲ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
BS.CKII PHAN TÍN

KHĨA 2016 – 2022




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- Tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ.
- Hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
- Tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành có liên quan đến luận văn.
- Có kiến thức về nghiên cứu khoa học cũng như chuyên môn liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu.
- Hợp tác tốt với Giáo viên hướng dẫn.

Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

BS.CKII Phan Tín


NHẬN XÉT CỦA UỶ VIÊN PHẢN BIỆN
1. Thông tin chung
Họ và tên sinh viên: TRẦN DUY HƯNG

Lớp: YK16A

Mã số sinh viên: 16720101039
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng sonde foley ở sản phụ mang
thai quý 3 có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: BS.CK II: Phan Tín
2. Nhận xét khóa luận tốt nghiệp.
Đã hoàn tất chỉnh sửa theo hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp

Đà Nẵng, ngày


tháng

năm 2022

ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA UỶ VIÊN THƯ KÝ
1. Thông tin chung
Họ và tên sinh viên: TRẦN DUY HƯNG

Lớp: YK16A

Mã số sinh viên: 16720101039
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng sonde foley ở sản phụ mang
thai quý 3 có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: BS.CK II: Phan Tín
2. Nhận xét khóa luận tốt nghiệp.
Đã hoàn tất chỉnh sửa theo hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp

Đà Nẵng, ngày

tháng

năm 2022

ỦY VIÊN THƯ KÝ
(ký và ghi rõ họ tên)



LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp thực sự là giai đoạn quan trọng nhất trong
quãng đời của mỗi sinh viên Y khoa. Thơng qua đó đã trang bị cho mỗi sinh viên
những kiến thức cơ bản nhất, những kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học.
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu tơi cũng đã hồn thành nội dung
luận văn tốt nghiệp. Luận văn được hồn thành khơng chỉ là cơng sức của cá nhân tơi
mà cịn nhờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến BS.CKII Phan Tín, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn tơi để có thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Thầy đã dành cho tôi rất nhiều tâm sức, thời gian quý báu, cho tôi rất nhiều nhận xét,
ý kiến giá trị và đã vô cùng tận tình chỉnh sửa cho tơi những chi tiết dù là nhỏ nhất
trong luận văn để qua đó giúp tơi hồn thiện luận văn của mình cả về mặt hình thức
lẫn nội dung.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản – Nhi
Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tiến hành triển khai nghiên cứu,
thu thập số liệu, hồn thành khóa luận một cách tốt đẹp. Đồng thời tôi xin chân thành
cảm ơn đến đội ngũ Y bác sĩ, các chị nữ hộ sinh tại khoa Sinh Bệnh viện Phụ sản –
Nhi Đà Nẵng đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể tiếp xúc
với bệnh nhân và thu thập hồ sơ, số liệu một cách thuận tiện nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả người thân gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ và chia sẻ cùng tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành khố luận.
Trong q trình làm luận văn tơi đã nhận được rất nhiều bài học hữu ích và những
kinh nghiệm q báu mà có lẽ khơng tự mình trải nghiệm thì sẽ khơng bao giờ có thể
biết được. Do hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm lâm sàng, thời gian tìm hiểu và
tiến hành nghiên cứu nên luận văn của tơi chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của q thầy cơ để có thể hồn
thiện và có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ
bằng sonde Foley ở sản phụ mang thai quý 3 có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh
viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng” là cơng trình nghiên cứu của bản thân.
Đề tài là một sản phẩm mà trong đó tơi đã nỗ lực, khơng ngừng nghiên cứu trong
suốt q trình học tập và thực tế lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo khóa luận có sự tham khảo của
một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, đã được trích dẫn cụ thể và dưới sự hướng dẫn
của thầy BS.CKII Phan Tín. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hồn
tồn trung thực nếu có vấn đề tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện

Trần Duy Hưng


MỤC LỤC

MỤC LỤC .....................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ....................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH.....................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH – SƠ ĐỒ ............................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ .............................................. 3
1.2. CHỈ ĐỊNH KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ QUÝ 3 THAI KỲ ......................... 10
1.3. KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG SONDE FOLEY ................................. 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 19
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................. 27
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 29
3.1. MÔ TẢ CÁC CHỈ ĐỊNH CHẤM DỨT THAI KỲ TRONG QUÝ 3 ĐƯỢC
KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG SONDE FOLEY ........................................ 29
3.2. KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG SONDE FOLEY ............... 31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 37
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 51
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

ÂĐ

Âm đạo

BXĐC

Bất xứng đầu chậu

BYT

Bộ Y Tế


CTC

Cổ tử cung

CCTC

Cơn co tử cung

DTBS

Dị tật bẩm sinh

KPCD

Khởi phát chuyển dạ

KTC

Khoảng tin cậy

PTLT

Phẫu thuật lấy thai

TC

Tử cung

THA


Tăng huyết áp

TSG

Tiền sản giật

TQNS

Thai quá ngày sinh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ACOG

American College of Obstetricians and Gynecologists
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ

AFI

Amniotic Fluid Index
Chỉ số nước ối

CRP

C - reactive protein
Protein C phản ứng

IUGR


Intrauterine growth restriction
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung

NST

Nonstresstest
Test không đả kích

OR

Odds ratio
Tỷ số chênh lệch

FIGO

International Federation of Gynecology and Obstetrics
Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế Giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1.1: Bảng điểm Bishop ......................................................................................8
Bảng 1.2: Tỷ lệ PTLT do KPCD thất bại theo điểm số Bishop và tiền thai ...............8
Bảng 2.1: Các biến số dùng trong nghiên cứu ..........................................................23
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi mẹ .................................................................................29

Bảng 3.2: Các chỉ định KPCD theo số lần sinh ........................................................30
Bảng 3.3: Các chỉ định KPCD theo tuổi thai ............................................................31
Bảng 3.4: Hiệu quả KPCD bằng sonde Foley ...........................................................31
Bảng 3.5: Hiệu quả KPCD bằng sonde Foley theo tuổi thai ....................................32
Bảng 3.6: Hiệu quả KPCD bằng sonde Foley theo chỉ định KPCD .........................32
Bảng 3.7: Đặc điểm tiến triển chuyển dạ ..................................................................33
Bảng 3.8: Chỉ định truyền oxytocin sau KPCD bằng sonde Foley ...........................33
Bảng 3.9: Các yếu tố liên quan đến kết quả KPCD ..................................................34
Bảng 3.10: Kết cục thai kỳ ........................................................................................35
Bảng 3.11: Kết cục trẻ sinh sống ..............................................................................35
Bảng 3.12: Biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn ....................................36
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về địa dư của mẹ ..................................................................29
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về nghề nghiệp của mẹ .........................................................30


DANH MỤC HÌNH ẢNH – SƠ ĐỒ
Hình 1.1: KPCD bằng sonde Foley - Nguồn Williams Obstetrics 24th ....................15
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Khởi phát chuyển dạ là gây ra cơn co tử cung trước khi có chuyển dạ tự nhiên
bằng các phương pháp nội khoa và/hoặc ngoại khoa nhằm mục đích gây chuyển dạ
[6]. Cùng với sự tiến bộ của chuyên ngành Sản phụ khoa ngày càng có nhiều phương
pháp khởi phát chuyển dạ được áp dụng rộng rãi.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ đã tăng gấp
đôi trong hai thập kỷ qua, tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và dần mở rộng ở
các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo trung tâm thống kê sức khỏe Hoa Kỳ, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ tại nước

này đã gia tăng nhanh chóng từ 9.5% năm 1990 lên đến 23.8% năm 2015 [33]. Theo
nghiên cứu của Rayburn và cộng sự tỷ lệ khởi phát chuyển dạ tăng nhanh chóng từ
9.5% năm 1990 lên 19.4% vào năm 1998 [49]. Thống kê của phòng Kế hoạch tổng
hợp Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2010 - 2011, mỗi năm có từ 4204 - 7060 trường hợp
được tiến hành phát khởi chuyển dạ [19].
Các phương pháp khởi phát chuyển dạ được chia thành hai nhóm chính là phương
pháp cơ học và phương pháp dùng thuốc. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm
và nhược điểm khác nhau nên việc chọn lựa phương pháp nào sẽ tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố như tỷ lệ thành cơng, độ an tồn, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực và sự hài lòng của sản phụ [26], [33].
Trong đó các phương pháp dùng thuốc như truyền oxytocin, sử dụng prostagladin
E1 (Misoprostol), prostaglandin E2 (Dinoprostone). Tuy nhiên sử dụng các thuốc này
để khởi phát chuyển dạ có tác dụng phụ gây cơn co tử cung cường tính, tăng trương
lực cơ tử cung hoặc gây rối loạn nhịp tim thai [26].
Các phương pháp cơ học bao gồm kích thích núm vú, bấm ối, lóc ối, nong cổ tử
cung bằng laminaria, đặt Kovac’s, đặt sonde Foley qua kênh cổ tử cung hoặc qua lỗ
trong cổ tử cung [4]. Các phương pháp cơ học thường có giá thành thấp, sẵn có, dễ
thực hiện và ít biến chứng cũng như tác dụng không muốn hơn so với phương pháp
dùng thuốc.

1


Tại Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng, các phương pháp khởi phát chuyển dạ
thường được áp dụng chủ yếu là prostaglandin, truyền oxytocin hoặc sử dụng sonde
Foley. Tuy nhiên hiện nay theo như công văn của Bộ Y Tế qui định không sử dụng
Misoprostol khởi phát chuyển dạ trên thai đủ tháng và thai sống vì nguy cơ vỡ tử
cung [10]. Dinoprostone thì giá thành cao nên sản phụ khó tiếp cận. Đồng thời khởi
phát chuyển dạ bằng truyền oxytocin ngoài yêu cầu về cổ tử cung thuận lợi cịn có tỷ
lệ thất bại cao làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai [59]. Trong trường hợp cổ tử cung đóng, hở

lỗ ngồi, Bishop < 3 điểm sẽ khơng thuận lợi nong bằng tay để tiến hành lóc ối dẫn
đến tăng tỷ lệ thất bại và tăng nguy cơ mổ lấy thai.
Bên cạnh đó sonde Foley là một dụng cụ sẵn có, giá thành rẻ, dễ bảo quản, ít tác
dụng khơng mong muốn và từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu về khởi phát chuyển
dạ bằng sonde Foley đã khẳng định tính hiệu quả, an tồn của phương pháp này và
càng mở rộng chỉ định trên nhiều đối tượng [17], [19], [30]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra sonde Foley là lựa chọn thay thế phù hợp cho Misoprostol trong phát khởi chuyển
dạ [56], [67], [72]. Vì vậy chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh
giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng sonde Foley ở sản phụ mang thai quý 3
có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng “ với các mục
tiêu sau:
1. Mô tả các chỉ định chấm dứt thai kỳ chủ động trong quý 3 được khởi phát chuyển
dạ bằng sonde Foley.
2. Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng sonde Foley.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
1.1.1. Định nghĩa
- Chuyển dạ: Chuyển dạ là quá trình diễn biến của nhiều hiện tượng trong đó
quan trọng nhất là cơn co tử cung (CCTC) làm cho cổ tử cung (CTC) xóa mở dần,
kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài.
- Khởi phát chuyển dạ (KPCD): là gây ra cơn co tử cung trước khi bắt đầu
chuyển dạ tự nhiên bằng các phương tiện nội khoa và/hoặc ngoại khoa nhằm mục
đích gây chuyển dạ [6].
- Khởi phát chuyển dạ thành công [6]:
+ Điểm Bishop tăng ≥ 3 điểm sau KPCD (12 giờ).

+ Sinh ngả âm đạo (ÂĐ) trong vòng 24 - 48 giờ.
- Khởi phát chuyển dạ thất bại: khi TC khơng có đáp ứng nào đối với kích thích
hoặc khi TC có bất thường gây nguy hiểm cho thai phụ hoặc CTC không mở.
- Hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn để chẩn đoán khởi phát chuyển
dạ thất bại nhưng hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên định nghĩa trên.
- Vấn đề quan trọng là cần phải phân biệt KPCD và giục sinh, giục sinh là kích
thích CCTC khi cơn co của chuyển dạ tự nhiên không phù hợp.
1.1.2. Chỉ định khởi phát chuyển dạ [5]:
- Khởi phát chuyển dạ được chỉ định khi cân nhắc lợi ích dành cho mẹ và thai nhi
khi lợi ích của việc chấm dứt thai kỳ lớn hơn so với việc tiếp tục kéo dài thai kỳ [46].
- Tăng huyết áp (THA) thai kỳ, sản giật, tiền sản giật.
- Bệnh lý mẹ (ĐTĐ, THA mạn, bệnh lý thận, hội chứng kháng Phospholipid,
bệnh lý tim, bệnh lý phổi nặng).
- Thai quá ngày dự sinh và thai quá ngày (≥ 41 tuần).
- Thiểu ối.
- Thai chậm tăng trưởng trong TC (IUGR).
3


- Thai chết lưu trong TC.
- Thai dị tật bẩm sinh (DTBS).
- Ối vỡ non.
- Song thai ngôi 1 ngôi đầu.
1.1.3. Chống chỉ định khởi phát chuyển dạ [5]:
- Tiền căn mổ dọc thân tử cung, mổ bóc u xơ TC, vỡ TC, xén góc TC.
- Nhau tiền đạo hoặc mạch máu tiền đạo (Nhau tiền đạo type II - III; căn nhắc tùy
trường hợp đối với nhóm thai khơng có khả năng ni sống).
- Sa dây rốn.
- Herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục đang tiến triển.
- Ung thư CTC.

- Bất tương xứng giữa thai và khung chậu.
- Ngôi bất thường: ngơi ngang, ngơi mơng.
- CTG nhóm 3, CTG nhóm 2 lặp lại.
1.1.4. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ
1.1.4.1. Phương pháp cơ học:
- Kích thích núm vú:
+ Kích thích tuyến yên tiết ra oxytocin. Hiệu quả nếu CTC đã thuận lợi.
+ Kích thích quầng vú từng bên trong 5 – 30 giây, cách khoảng 2 tới 3 phút,
ngưng kích thích khi có CCTC.
+ Nghiên cứu của Gulbahtiyar Demirel PhD và cộng sự đã chứng minh hiệu quả
của phương pháp kích thích núm vú giúp giảm thời gian chuyển dạ từ 6.8 giờ xuống
3.8 giờ so với nhóm chứng [37].
- Lóc ối:
+ Cơ chế là gây kích thích làm tăng phospholipase A2 và PGF2α nội sinh gây ra
phản xạ thần kinh tự trị, phản xạ Ferguson gây phóng thích oxytocin từ thùy sau tuyến yên.
+ Kỹ thuật: Dùng ngón tay tách màng ối ra khỏi thành CTC và đoạn dưới TC.
+ Nghiên cứu của Nachum Zohar và cộng sự, so sánh lóc ối làm chín muồi CTC
với khơng lóc ối trước khi giục sanh với oxytocin cho thấy việc lóc ối làm tăng tỷ lệ

4


sinh ngả ÂĐ và làm rút ngắn thời gian chờ chuyển dạ [47].
+ Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Như và cộng sự năm 2020 tỷ lệ xuất hiện
chuyển dạ trong vịng 24h sau lóc ối là 49.4%, tỷ lệ xuất hiện chuyển dạ ở mọi thời
điểm sau khi lóc ối mà không cần phối hợp với phương pháp KPCD nào khác là
71.8%. Tỷ lệ sinh ngả ÂĐ là 36.5% [8].
- Bấm ối:
+ Là gây vỡ nhân tạo màng ối bằng cách đục lỗ gây thủng màng ối.
+ Nghiên cứu của Graham Howarth và cộng sự cho kết quả bấm ối kết hợp tăng

co làm tăng khả năng thành công hơn so với việc chỉ bấm ối đơn độc [42].
+ Việc bấm ối sớm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mẹ.
+ Bấm ối không phải là một biện pháp thường quy để rút ngắn chuyển dạ. Nghiên
cứu của Rebecca M.D. Smyth và cộng sự đã cho kết luận đồng ý với quan điểm trên [55].
- Nong bằng cách hút ẩm:
+ Có 4 loại:

• Dilapan (Polyacrilonitrile).
• Lamicel magnesium sulfate trong polyvinyl alcohol dạng bọt biển.
• Isaptent bột vỏ hạt khô từ cây Plantago ovate được ép và bọc trong màng
cylindrical polythene.

• Laminaria rong biển sấy khơ: L.japonica, L.digitata được bào chế từ tảo sấy
khô đây là một trong những phương pháp gây chín muồi CTC lâu đời nhất. Nó có
nhiều kích thước khác nhau, tăng kích thước nhanh trong 4 - 6 giờ đầu và tiếp tục cho
đến 24 giờ, tăng kích thước gấp 4 lần so với ban đầu và có thể đặt kết hợp nhiều que
cùng lúc. Hiệu quả được chứng minh qua nghiên cứu của Cross W.G [32].
+ Nong bằng hút ẩm dựa trên cơ sở khi hút nước sẽ phồng to dần và làm dãn dần
CTC có hiệu quả làm chín muồi CTC.
+ Bất lợi nong cơ học: cần thời gian để CTC dãn từ từ và có nguy cơ vỡ màng ối
và sa dây rốn.
- Nong bằng túi nước hoặc bóng nước:
+ Kovac’s: hiện nay ít được sử dụng vì nguy cơ làm thay đổi vị trí ngơi thai, sa

5


dây rốn, nhau bong non.
+ Foley: hiện đang sử dụng ngày càng phổ biến, so với KPCD bằng Oxytocin thì
phương pháp này tốt hơn vì làm giảm tỷ lệ cần phải PTLT. Vì vậy nghiên cứu chúng

tơi nhằm đánh giá rõ hơn hiệu quả của KPCD bằng sonde Foley.
1.1.4.2. Phương pháp dùng thuốc:
- Oxytocin:
+ Hiện tại Việt Nam hầu hết sử dụng phác đồ liều thấp.
+ Phác đồ liều thấp: liều khởi đầu thấp, tăng liều chậm, liều tối đa 30 mIU/phút.
+ Phác đồ liều cao: liều khởi đầu cao, tăng liều nhanh, liều tối đa 30 mIU/phút.
+ Liều dùng oxytocin bơm tiêm điện [7]:
 Phác đồ liều thấp: pha 5 đơn vị Oxytocin trong 49ml Glucose 5%
 Khởi đầu: 0.5 – 2 mIU/phút (0.3 – 1.2 ml/giờ)
 Tăng liều: 1 – 2 mIU/phút (0.6 – 1.2 ml/giờ)
 Liều tối ưu: 8 – 12 mIU/phút (4.8 – 7.2 ml/giờ)
 Tối đa: 30 mIU/phút (18 ml/giờ)
 Khoảng cách tăng liều: mỗi 15 – 30 phút
 Phác đồ liều cao: pha 5 đơn vị trong 49 ml Glucose 5%
 Khởi đầu: 4 mIU/phút (2.4 ml/giờ)
 Tăng liều: 4 – 6 mIU/phút (2.4 – 3.6 ml/giờ)
 Liều tối ưu: 8 – 12 mIU/phút (4.8 – 7.2 ml/giờ)
 Tối đa: 30 mIU/phút
 Khoảng cách tăng liều: mỗi 15 – 30 phút
+ Thời gian theo dõi từ 12 – 24 giờ tính từ khi đạt 3 cơn go/10 phút. Gọi là thất
bại khi sau 12 - 24 giờ mà không đạt được 3 cơn go/10 phút hoặc CTC không thay
đổi, Bishop không tiến triển.
- Prostaglandin E2 (Dinoprostone)[4]:
+ Dinoprostone có 3 dạng: dạng gel, dạng hệ phân phối thuốc đặt ÂĐ, dạng viên đạn.
+ Gel Dinoprostone 0.5mg/3h (2.5 ml gel). Liều có thể được lặp lại mỗi 6 giờ với
tối đa 3 liều/24h.

6



+ Hệ phân phối thuốc đặt ÂĐ Dinoprostone 10mg phóng thích, 0.3mg/h trong 10
giờ, sử dụng liều duy nhất.
+ Viên đạn Dinoprostone 20mg thường dùng cho những trường hợp thai 12 – 20 tuần.
- Prostaglandin E1 (Misoprostol)[4]:
+ Thai ≥ 28 tuần và khơng có khả năng ni được: Misoprostol 25mcg đặt ÂĐ
mỗi 6 giờ hoặc uống mỗi 2 giờ.
+ Sử dụng Oxytocin phải sau ít nhất 4h sau liều Misoprostol cuối cùng.
+ Misoprostol tại Việt Nam không được chỉ định dành cho thai sống và trưởng
thành dựa theo khuyến cáo của BYT cuối năm 2012 [10].
- Các phương pháp khác:
+ Như relaxin, nitric oxide, hyaluronidase, corticoids, giao hợp được dùng để gây
chín muồi CTC với các mức độ thành cơng thay đổi.
+ Các phương pháp này ít được sử dụng vì cịn ít nghiên cứu và chưa có nhiều
dữ liệu về hiệu quả chín muồi CTC và mức độ an toàn.
1.1.5. Đánh giá thai phụ trước khi khởi phát chuyển dạ:
- Đánh giá cẩn thận tình trạng mẹ và thai là quan trọng trước khi KPCD qua đó
để đảm bảo rằng đưa ra chỉ định phù hợp, đồng thời chắc chắn rằng khơng có chống
chỉ định với việc chuyển dạ hoặc sinh ngả ÂĐ cùng với đó đánh giá, tiên lượng được
khả năng thành công khi tiến hành KPCD.
- Ở mức độ tối thiểu thì việc đánh giá trước khi KPCD bao gồm xác định chính
xác tuổi thai, trọng lượng thai và tiên lượng được khả năng sinh khó, khám xác định
được ngôi thai, đánh giá được sự tương xứng giữa thai và khung chậu của người mẹ,
kiểm tra biểu đồ tim thai, khai thác rõ tiền sử về sản khoa và nội ngoại khoa.
1.1.6. Các yếu tố tiên lượng khởi phát chuyển dạ:
- Tình trạng CTC là một trong những yếu tố quan trọng để tiên đoán khả năng
thành công của KPCD. Điểm số Bishop là phương tiện tốt nhất để đánh giá tình trạng
CTC và tiên đốn khả năng sinh ngả ÂĐ.
- Bishop CTC: KPCD với Bishop ≥ 6 điểm cho tỷ lệ sinh ngả ÂĐ cao hơn so với
Bishop CTC < 6 điểm [25].


7


Bảng 1.1 Bảng điểm Bishop [7]
Điểm
0

1

2

3

Độ mở CTC (cm)

0

1-2

3-4

5-6

Độ xóa CTC (cm)

>4

3-4

1-2


0

Mật độ CTC

Cứng

Vừa

Mềm

Vị trí CTC

Ngả sau

Trung gian

Ngả trước

Đột lọt ngôi thai

-3

-2

-1; 0

Đặc điểm

+1; +2


- Theo nghiên cứu của Vrouenraets F.P. và cộng sự, điểm Bishop từ 5 điểm trở
xuống là yếu tố nguy cơ chủ yếu dẫn đến PTLT ở cả chuyển dạ tự nhiên và KPCD
(OR hiệu chỉnh 2.32; KTC 95% 1.66 – 3.25) [57].
- Theo nghiên cứu của Xenakis và cộng sự năm 1997 trên 597 sản phụ được
KPCD để đánh giá khả năng sinh ngả ÂĐ theo điểm số Bishop. Kết quả nếu điểm
Bishop lúc vào ≤ 3 thì tỷ lệ KPCD thất bại cao hơn nhiều so với nhóm có điểm Bishop
> 3 (9.4% và 0.7% với p < 0.01) và tỷ lệ PTLT cao hơn (29% và 15.4% với p < 0.01)
[61]. Có thể chọn điểm cắt là Bishop > 3 để tiên lượng khả năng KPCD thành công
và khả năng sinh ngả ÂĐ.

- Số lần sinh: KPCD ở những trường hợp sinh con lần đầu khó thành cơng hơn
so với sinh con lần thứ hai trở đi.
Bảng 1.2 Tỷ lệ PTLT do KPCD thất bại theo điểm số Bishop và tiền thai [28]
Điểm Bishop

Tỷ lệ PTLT (%)
Con so

Con rạ

0–3

45

7.7

4–6

10


3.9

7 – 10

1.4

0.9

- Tuổi sản phụ:
+ KPCD ở sản phụ > 35 tuổi cho kết quả sinh ngả ÂĐ thấp hơn so với ≤ 35 tuổi.
- Siêu âm đo độ dài CTC: sản phụ có chiều dài CTC < 3cm có thời gian chuyển
dạ ngắn hơn và tỷ lệ sinh ngả ÂĐ cao hơn so với sản phụ có chiều dài CTC ≥ 3cm.
8


- Cân nặng thai nhi dự đoán theo siêu âm:
+ Thai to làm tăng nguy cơ phải mổ lấy thai và chấn thương cho trẻ, liệt đám rối
cánh tay vì đẻ khó do mắc vai [45].
- Fetal Fibronectin (fFN):
+ Vai trò của Fetal Fibronectin như một phương pháp để sàng lọc những sản phụ
sẽ KPCD thành cơng thì khơng chắc chắn.
+ Theo nghiên cứu của Sciscione và cộng sự năm 2005 đánh giá vai trò của Fetal
Fibronectin để tiên lượng được khả năng sinh ngả ÂĐ sau khi đặt sonde Foley. Kết
quả khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sinh ngả ÂĐ ở nhóm fetal Fibronectin
dương tính (≥ 50 ng/ml) và nhóm âm tính (55.8% và 53.3% với p = 0.7) [52].
1.1.7. Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ:
- Điểm số Bishop thấp ở thời điểm trước hoặc sau khi gây chín muồi CTC là yếu
tố tiên lượng xấu cho KPCD.
- Tuy nhiên để kết luận KPCD thành công dựa trên tiêu chuẩn điểm Bishop vẫn

chưa có sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu. Có nghiên cứu thì dựa trên tiêu chuẩn
Bishop sau KPCD ≥ 7 điểm, có tác giả thì lựa chọn điểm số Bishop tăng ≥ 3 điểm là
tiêu chuẩn thành công [6].
- Dựa trên nghiên cứu của Hồ Thái Phong năm 2015 nếu lựa chọn điểm cắt
Bishop sau khi KPCD ≥ 7 điểm thì tỷ lệ thành cơng chỉ 43% nhưng nếu thay đổi tiêu
chuẩn là điểm Bishop tăng ≥ 3 thì tỷ lệ thành cơng đạt được 80% [20]. Trong nhiều
nghiên cứu khác sử dụng tiêu chuẩn Bishop tăng ≥ 3 điểm đều ghi nhận giá trị tăng
trung bình Bishop nằm trong khoảng từ 3.3 – 3.9 và kết quả nghiên cứu tỷ lệ KPCD
thành công khá cao [17], [19], [24]. Đồng thời nghiên cứu của Gelbert cũng cho kết
quả đồng thuận với tiêu chuẩn trên nên chúng tôi quyết định lựa chọn tiêu chuẩn điểm
Bishop tăng giữa trước và sau khi KPCD ≥ 3 điểm là KPCD thành công [66].
- Hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn KPCD thất bại.
- Theo Wing D.A. tại Hoa Kỳ [60], KPCD thất bại:
+ Không xuất hiện cơn co TC đều đặn 3 phút/lần
+ Không thay đổi CTC sau ít nhất 24 giờ với Oxytocin

9


+ Sau phá ối, KPCD thất bại khi: khơng có CCTC đều đặn, khơng thay đổi
CTC sau ít nhất 12 giờ với Oxytocin
- Vấn đề quan trọng là xác định khoảng thời gian cho phép để gây chín muồi CTC
và vào chuyển dạ hoạt động trước khi kết luận KPCD thất bại.Việc này sẽ giới hạn
được số trường hợp phải PTLT ở những sản phụ có tiến triển chậm vì họ vẫn ở giai
đoạn chuyển dạ tiềm thời.
1.2. CHỈ ĐỊNH KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ QUÝ 3 THAI KỲ
1.2.1. Phân chia tuổi thai quý 3 thai kỳ
- Định nghĩa: Quý 3 thai kỳ được định nghĩa là khi tuổi thai bước vào tuần thứ
28 của thai kỳ và kéo dài đến hết tuần 42 của thai kỳ [34].
- Phân chia tuổi thai: Dựa trên mức độ trưởng thành của thai và khả năng sống

độc lập ngoài TC của thai sau sinh, quý 3 thai kỳ được chia ra thành 2 giai đoạn [64]:
+ Thai đủ trưởng thành: khi tuổi thai ≥ 37 tuần
+ Thai chưa trưởng thành: khi tuổi thai từ 28 tuần đến trước 37 tuần
1.2.2. Thiểu ối
- Định nghĩa: Thiểu ối là tình trạng dịch ối ít hơn so với tuổi thai tương ứng và
được chẩn đoán qua siêu âm [3].
- Định nghĩa này không bao gồm sự giảm thể tích ối do vỡ các màng ối. Như vậy,
khi xác định tình trạng thiểu ối trước tiên phải loại trừ tình trạng vỡ ối hoặc rỉ ối.
- Chẩn đốn: Theo ACOG 2016, thiểu ối được chẩn đoán khi AFI ≤ 50mm hoặc
xoang ối lớn nhất ≤ 2cm [27].
- Khởi phát chuyển dạ là một trong những biện pháp ưu tiên trong xử trí những
thai kỳ thiểu ối. Nghiên cứu của Manzanares và cộng sự năm 2007 đã chỉ ra vai trị
KPCD đối với tình trạng thiểu ối [70].
1.2.3. Thai quá ngày sinh
- Định nghĩa: Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản của BYT Việt Nam, thai quá ngày sinh là thai ở trong bụng mẹ quá 287 ngày hay
quá 41 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng [9].

10


- Thai quá ngày là một tình trạng thai nghén nguy cơ cao, có thể gây ra nhiều
nguy cơ cho cả mẹ và thai [29]:
+ Đối với thai nhi ngoài thai to, thì suy giảm chức năng bánh nhau dẫn đến tình
trạng thiếu oxy cho thai làm tăng tỷ lệ suy thai trường diễn, thai chậm tăng trưởng
trong TC, thai hít phân su. Dẫn đến làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh.
+ Đối với trẻ sơ sinh thì làm tăng tỷ lệ bệnh tật và ảnh hưởng quá trình phát triển
tinh thần, vận động của trẻ.
+ Ngoài ra đối với mẹ, thai quá ngày sinh làm tăng tỷ lệ chấn thương sau sinh,
băng huyết sau sinh và còn làm tăng nguy cơ mổ lấy thai lên đáng kể.

- Nghiên cứu của Hồ Thái Phong, Ngô Minh Hưng đều ghi nhận hiệu quả KPCD
bằng sonde Foley trên đối tượng TQNS đạt trên 80% và ít xuất hiện các biến chứng
cũng như tác dụng không mong muốn [16], [20].
1.2.4. Tiền sản giật
- Tiền sản giật [1]:
+ HA tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg trong hai lần đo ít
nhất cách 4 giờ, ở thai sau 20 tuần trên phụ nữ có HA bình thường trước đó.
+ Protein niệu ≥ 300 mg/24h hoặc tỷ lệ Protein/Creatinin ≥ 0.3.
+ Có ít nhất 1 dấu hiệu nặng.
- Tiền sản giật có dấu hiệu nặng [1]: Sản phụ có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
+ HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110mmHg đo 2 lần cách nhau
ít nhất 4 giờ trong khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi tại giường (Trừ khi điều trị hạ áp
được bắt đầu trước thời điểm này)
+ Giảm tiểu cầu (Tiểu cầu < 100.000/mm3)
+ Chức năng gan suy yếu (Nồng độ men gan gấp hai lần bình thường). Đau hạ
sườn phải hoặc thượng vị không đáp ứng với thuốc và khơng có chẩn đốn thay thế,
hoặc cả hai.
+ Suy thận tiến triển (Nồng độ creatinin huyết thanh lớn hơn 1.1mg/dl hoặc tăng
gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh trong trường hợp khơng có bệnh thận khác)
+ Phù phổi

11


+ Rối loạn não hoặc thị giác
- Chấm dứt thai kỳ:
+ Tiền sản giật khơng có dấu hiệu nặng:
• Thai ≥ 37 tuần hoặc
• Nghi ngờ nhau bong non, hoặc
• Thai ≥ 34 tuần và có bất kỳ triệu chứng sau: Chuyển dạ hoặc vỡ ối, SA ước

lượng cân nặng thai nhỏ hơn bách phân vị 5𝑡ℎ , AFI ≤ 50mm.
+ Tiến sản giật có dấu hiệu nặng: Chấm dứt thai kỳ khi tiền sản giật nặng xuất
hiện sớm trước 25 tuần hoặc bất cứ tuổi thai nào khi có: Phù phổi, suy thận, nhau
bong non, giảm tiểu cầu nặng, đông máu nội mạch lan tỏa, NST không đáp ứng, SA
doppler động mạch rốn mất hoặc đảo ngược sóng tâm trương, thai lưu.
1.2.5. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
- Định nghĩa: Thai gọi là chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) khi cân nặng
thai dưới bách phân vị thứ 10 theo tuổi thai trên siêu âm [65].
- Mục tiêu điều trị: Chấm dứt thai kỳ đúng thời điểm khi nguy cơ thai tử vong
trong TC lớn hơn nguy cơ tử vong sau sinh.
- Phân độ:
+ Độ 1: EFW < bách phân vị thứ 3, tăng trở kháng động mạch rốn, giảm trở kháng
động mạch não giữa, chỉ số não nhau < bách phân vị thứ 5.
+ Độ 2: Mất sóng tâm trương động mạch rốn ± Đảo ngược sóng ở eo động mạch
chủ.
+ Độ 3: Đảo ngược sóng tâm trương động mạch rốn, trở kháng ống tĩnh mạch >
bách phân vị thứ 95.
+ Độ 4: Đảo ngược sóng a ống tĩnh mạch, cCTG: STV < 3ms, nhịp giảm trên
biểu đồ tim thai.
- Xử trí chấm dứt thai kỳ [2]:
+ Độ 1: Theo dõi mỗi 1-2 tuần, KPCD lúc 37 tuần.
+ Độ 2: Theo dõi 2 lần/tuần, mổ lấy thái lúc 32 tuần.
+ Độ 3: Theo dõi 1 – 2 ngày, mổ lấy thai lúc 30 tuần.

12


+ Độ 4: Theo dõi mỗi 12 giờ, mổ lấy thai lúc 28 tuần.
1.2.6. Thai lưu
- Định nghĩa: Theo trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa thai

chết lưu là việc sinh ra một thai nhi khơng có dấu hiệu của sự sống như khơng có nhịp
thở, nhịp tim, nhịp đập của dây rốn hoặc cử động tự chủ của thai nhi [69].
- Tại nước ta, thai lưu được định nghĩa là thai chết và lưu lại trong buồng tử cung
của người mẹ, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi chưa có chuyển dạ [11].
- Thai lưu cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời bằng các biện pháp phát
khởi chuyển dạ để hạn chế các tai biến nguy hiểm cho sản phụ, đặc biệt là tình trạng
rối loạn đơng máu và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
1.2.7. Thai dị tật bẩm sinh
- Các DTBS có chỉ định chấm dứt thai kỳ:
+ Bất thường về cấu trúc:
• Đầu mặt cổ: Vô sọ, não úng thủy nặng, chẻ não, một não thất duy nhất, thoát
vị não màng não, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi.
• Cột sống: Tật nứt đốt sống kèm thoát vị tủy màng tủy, cột sống bị biến dạng
gù vẹo gập góc.
• Ngực: Khơng có vách liên nhĩ hoặc liên thất, thiểu sản tim trái.
• Bụng: Thốt vị rốn với khối thốt vị lớn hơn ½ đường kính ngang bụng, hở
thành bụng.
• Chi: Cụt chi, bệnh tạo xương bất tồn.
• Đa dị tật bẩm sinh.
+ Bất thường về nhiễm sắc thể: Trisomy 13, 18, 21, hội chứng Turner,
Thalassemia đồng hợp tử.
- Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh, trong những trường hợp thai nhi
bị dị tật được chấm dứt thai kỳ trước 24 tuần là sớm, còn các trường hợp chấm dứt
thai kỳ sau 24 tuần được gọi là muộn [51].

13


×