Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

“ khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt đang điều trị tại khoa nhi II bệnh viện phụ sản nhi đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu, Phòng chức năng, các Khoa, các Bộ môn, quý thầy cô khoa
Điều dƣỡng trƣờng Đại Học Duy Tân Đà Nẵng, đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm học tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý
báu để tôi tiếp bƣớc trong nghề một cách vững chắc và tự tin.
- Ban giám đốc, Phòng điều dƣỡng và các phòng chức năng cùng các bác sĩ,
anh chị điều dƣỡng, nhân viên khoa Nhi của bệnh viện Phụ Sản- Nhi Đà Nẵng đã
tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu khóa luận này.
- Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin đƣợc gửi lời cám
ơn chân thành Thạc sĩ- Bác sĩ Trần Long Quân, ngƣời đã tận tình trực tiếp hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
- Tôi sẽ không quên và xin trân trọng cám ơn đến các bà mẹ có con bị thiếu
máu thiếu sắt cùng gia đình đã tích cực hợp tác giúp tôi hoàn thành luận văn này.
- Trên hết là sự biết ơn và lòng yêu thƣơng nhất đến ba Mẹ, anh chị em và tất
cả bạn bè đã hết lòng yêu thƣơng giúp đỡ và là nguồn động viên khích lệ tinh thần
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng– Đại học Duy Tân

DANH MỤC VIẾT TẮT



: Cao đẳng



ĐH

: Đại học

HB

: Bạch cầu

Hb

: Hemoglobin

HC

: Hồng cầu

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TMTS

: Thiếu máu thiếu sắt

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng– Đại học Duy Tân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ tế bào máu tủy xƣơng ở trẻ nhỏ và trẻ lớn ........................................3
Bảng 1.2. Các chỉ số hồng cầu theo tuổi (theo hằng số sinh học ngƣời Việt Nam,
1975 và * các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 – thế kỷ XX)
.....................................................................................................................................5
Bảng 1.3. Thành phần huyết cầu tố ở trẻ em bình thƣờng ..........................................6
Bảng 1.4 Số l ƣợng và công thức bạch cầu (theo hằng số sinh học ngƣời Việt Nam
1975 và (*) các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90-thế kỷ XX)
.....................................................................................................................................7
Bảng 3.1 Chẩn đoán thiếu máu lúc mang thai ..........................................................25
Bảng 3.2 Tỷ lệ sinh thƣờng và sinh mổ ....................................................................26
Bảng 3.3Tỷ lệ sinh đủ tháng hay không đủ tháng .....................................................26
Bảng 3.4 Chiều cao lúc sinh của trẻ ..........................................................................26
Bảng 3.5Cân nặng lúc sinh........................................................................................26
Bảng 3.6 Nguồn thu nhận thông tin về bệnh thiếu máu thiếu sắt của đối tƣợng ......27
Bảng 3.7 Kiến thức của bà mẹ về định nghĩa bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ ...........27
từ 6 tháng đến 6 tuổi ..................................................................................................27
Bảng 3.8 Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh thiếu máu thiếu sắt .........28
Bảng 3.9Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu thiếu sắt .................................................28
Bảng 3.10 Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt ..............................................................28
Bảng 3.11 Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt ...............................................................29
Bảng 3.12 Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ mang thai ........................29
Bảng 3.13 Phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ ...............................................................29
Bảng 3.14 Số lần cho trẻ bú trong ngày ....................................................................31
Bảng 3.15 Thực hành vệ sinh trƣớc và sau ăn cho trẻ ..............................................31
Bảng 3.16 Thời gian cho trẻ ăn bổ sung ...................................................................32
Bảng 3.17 Số lần cho trẻ ăn bổ sung .........................................................................32

Bảng 3.18 Thực phẩm giàu sắt ..................................................................................32

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng– Đại học Duy Tân
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán thiếu máu[1]....................................................13
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo tuổi của bà mẹ ..................................................................23
Biểu đồ 3.2 Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ ......................................................23
Biểu đồ 3.3. Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ .....................................................24
Biều đồ 3.4.Nền kinh tế của gia đình ........................................................................24
Biểu đồ 3.5. Phân bố số con của bà mẹ.....................................................................25
Biểu đồ 3.6.Tỷ lệ trẻ từng bị bệnh thiếu máu thiếu sắt trong năm qua .....................25
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bà mẹ nghe đến bệnh thiếu máu thiếu sắt ...................................27
Biểu đồ 3.8 Thực hành đƣa trẻ đi tiêm chủng định kỳ..............................................30
Biểu đồ 3.9 Thực hành uống viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau sinh
...................................................................................................................................30
Biểu đồ3.10 Thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ........................................31
trong 6 tháng đầu .......................................................................................................31
Biểu đồ 3.11Thực hành dùng chung vitamic C với sắt .............................................32
Biểu đồ 3.12 Thực hành dùng chung sắt với sữa ......................................................33

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng– Đại học Duy Tân
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .........................................................................2
1. ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁU Ở TRẺ EM ............................................................2
1.1. Sự tạo máu trong bào thai..............................................................................2
1.2. Sự tạo máu sau khi sinh .................................................................................2
1.2.1. Nơi tạo máu .............................................................................................2
1.2.2. Hình ảnh máu tủy xƣơng ........................................................................3
2. ĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI BIÊN TRẺ EM .......................................................4
2.1. Hồng cầu, hemoglobin, các chỉ số hồng cầu .................................................4
2.2. Bạch cầu ........................................................................................................6
2.3. Tiểu cầu .........................................................................................................7
2.4. Khối lƣợng máu .............................................................................................7
2.5. Các yếu tố đông máu .....................................................................................8
3. Chức năng của máu ..........................................................................................8
4. Định nghĩa và dịch tể thiếu máu thiếu sắt ...........................................................8
4.1 Định nghĩa thiếu máu .....................................................................................8
4.2. Dịch tể học.....................................................................................................9
5. Nhắc lại chuyển hóa sắt .......................................................................................9
6. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt.......................................................................10
7. Triệu chứng ........................................................................................................11
7.1. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................................11
7.2. Triệu chứng sinh học ..................................................................................11
8. Chẩn đoán ..........................................................................................................11
8.2 Chẩn đoán phân biệt .....................................................................................13
9. Điều trị ...............................................................................................................14
9.1. Bổ sung sắt ..................................................................................................14
9.2 Truyền máu ...................................................................................................14
9.3 Điều trị các bệnh gây thiếu sắt .....................................................................15
10. Tƣ vấn dinh dƣỡng .......................................................................................15
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng– Đại học Duy Tân
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................16
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................16
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ............................................................16
2.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................16
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn ........................................................................................16
2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................16
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................16
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................16
2.2.2 Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu:.........................................................16
2.2.3 Mẫu nghiên cứu .........................................................................................21
2.2.4 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ...................................................................21
2.2.5 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ........................................................................21
2.2.6 Phân tích dữ liệu ........................................................................................21
2.2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .............................................................22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................23
A. KẾT QUẢ .........................................................................................................23
3.1 Đặc điểm chung của các bà mẹ trong nhóm nghiên cứu. ................................23
3.1.1 Phân bố theo tuổi của các bà mẹ. ..............................................................23
3.1.2 Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ. ...............................................................23
3.1.3 Phân bố trình độ học vấn của các bà mẹ ...................................................24
3.1.4 Điều kiện kinh tế của gia đình ...................................................................24
3.1.5 Phân bố số con của bà mẹ .........................................................................25
3.1.6 Tỉ lệ trẻ đã từng bị bệnh thiếu máu thiếu sắt trong năm qua. ....................25
3.1.7 Chẩn đoán thiếu máu lúc mang thai .........................................................25
3.1.8 Tỷ lệ sinh thƣờng hay sinh mổ .................................................................26
3.1.9 Tỷ lệ sinh đủ tháng và không. ..................................................................26
3.1.10 Chiều cao lúc sinh của trẻ.......................................................................26

3.1.11 Cân nặng lúc sinh của trẻ .......................................................................26
3.2 Kiến thức của bà mẹ về bệnh thiếu máu thiếu sắt ...........................................27
3.2.1. Tỷ lệ bà mẹ nghe đến bệnh thiếu máu thiếu sắt .......................................27
3.2.2. Nguồn thu nhận thông tin về bệnh thiếu máu thiếu sắt của đối tƣợng .....27
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng– Đại học Duy Tân
3.2.3. Kiến thức của bà mẹ về định nghĩa bệnh thiếu máu thiếu sắt ..................27
3.2.4. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây bệnh thiếu máu thiếu sắt........28
3.2.5 Dấu hiệu để nhận biết bệnh thiếu máu thiếu sắt ........................................28
3.2.6 Kiến thức về hậu quả của bệnh thiếu máu thiếu sắt ..................................28
3.2.7 Kiến thức về phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt ...........................................29
3.2.8 Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt cho trẻ ngay trong thời kỳ mang thai .....29
3.2.9 Phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em ...........................................................29
3.3 Thực hành chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt....................................................30
3.3.1. Thực hành đƣa trẻ đi tiêm chủng định kỳ ................................................30
3.3.2. Thực hành uống viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau sinh 30
3.3.3 Thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu ................31
3.3.4. Thực hành cho con bú ..............................................................................31
3.3.5 Thực hành vệ sinh trƣớc và sau ăn cho trẻ để tránh nhiễm các bệnh giun
sán và tiêu chảy cho trẻ ......................................................................................31
3.3.6 Thực hành cho trẻ ăn bổ sung ...................................................................32
3.3.7 Thực hành số lần cho trẻ ăn bổ sung .........................................................32
3.3.8 Thực hành chọn thực phẩm giàu sắt ..........................................................32
3.3.9 Thực hành dùng chung vitamic C với sắt..................................................32
3.3.10 Thực hành dùng chung sắt với sữa ..........................................................33
B. BÀN LUẬN ......................................................................................................34
3.2. Kiến thức của bà mẹ về bệnh thiếu máu thiếu sắt ..........................................35
3.3.Kiến thức, thực hành về phòng bệnh TMTS của bà mẹ có con dƣới 2 tuổi. ...36

3.4. Thực hành chăm sóc trẻ TMTS của các bà mẹ ...............................................37
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................38
KẾT LUẬN............................................................................................................38
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................41
DANH SÁCH TÀI KIỆU THAM KHẢO ................................................................42
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là một trong những bệnh thƣờng gặp ở trẻ nhỏ. Thiếu máu rất phổ
biến ở trẻ em, có khoảng 222 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi trên thế giới bị thiếu máu. Tỉ
lệ thiếu máu ở trẻ em dƣới 5 tuổi ở các nƣớc đang phát triển khoảng 51%, ở các
nƣớc phát triển là 12% (UNICEF 1986)
Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dƣỡng phổ biến ở trẻ em. Theo tổ
chức y tế thế giới, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là rất cao, nhất là các nƣớc đang
phát triển: Nepal 68,8%, Pakistan 65%, Ấn Độ 53%, Sri Lanka 52,3%, Kazakhstan
50,1%, Indonesia 45%, Trung Quốc 37,9%, Maroocs 35%, Philipin 31,8%, Hoa Kỳ
3-20%, Hàn Quốc 15%
Ở Việt Nam, tỉ lệ thiếu máu của trẻ em dƣới 5 tuổi vùng đồng bằng miền Bắc
là 48,5%; ở trẻ em tuổi học đƣờng vùng đồng bằng miền Bắc là 17,7%; vùng núi
miền Bắc là 32,7%( Nguyễn Công Khanh và cộng sự 1989, 1995)
Theo Viện Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em Hà Nội thì tần xuất trẻ bị thiếu máu là
32% trong các bệnh về máu. Tuổi có tần xuất cao là 0-5 tuổi : 53,73% so với nhóm
6-10 tuổi là 24,92% và 11-15 tuổi là:21,33%
Bênh thiếu máu thƣờng gặp theo thứ tự là thiếu máu huyết tán 62%, thiếu
máu dinh dƣỡng nhiễm khuẩn 21% , thiếu máu suy tủy 16,4%.
Theo báo cáo của Bệnh Viện Nhi Đồng 1 thì tần xuất thiếu máu 35,08% các

bệnh máu. Trẻ dƣới 5 tuổi có tỷ lệ 53,09% so với trẻ trên 5 đến 15 tuổi. Giới nam có
tỷ lệ 63,84% so với nữ giới 36.15%. Loại thiếu máu thƣờng gặp là thiếu máu huyết
tán 58.30% , thiếu máu suy tủy 23,77% và thiếu máu thiếu sắt là14%
Chính vì vậy mà chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài: “ Khảo sát kiến
thức, thực hành của bà mẹ có con dƣới 2 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt đang điều
trị tại khoa Nhi II- Bệnh viện Phụ Sản- Nhi Đà Nẵng.” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con dƣới 2
tuổi bị thiếu máu thiếu sắt
2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kiến thức , thực hành chăm sóc trẻ bị
thiếu máu thiếu sắt cho các bà mẹ.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

1


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁU Ở TRẺ EM
1.1. Sự tạo máu trong bào thai
Sự tạo máu trong thơi kỳ phôi có rất sớm, vào tuần lễ thứ ba của phôi.
Những tế bào máu trong phôi đƣợc sinh ra từ mô giữa (mesenchyma). Những tế bào
sản sinh từ túi noãn hoàng (yolk sac) trở thành những hồng cầu đầu tiên. Cùng với
sự hình thành và phát triển của thai nhi, các bộ phận của hệ thống tạo máu hình
thành và biệt hóa dần, từ mô giữa của phôi. Sự tạo máu ở phôi đƣợc thực hiện ở
nhiều bộ phận.
Vào tuần lễ thứ 5 thời kỳ phôi, một phần bọc tá tràng biệt hóa thành gan và
bắt đầu có sự tạo máu ở gan. Gan là nơi tạo máu chủ yếu ở thời kỳ giữa của thai nhi,
sau đó yếu dần, rồi ngừng hẳn ở cuối thời kỳ thai, lúc đẻ. Lúc này gan sản sinh đủ

loại tế bào máu song chủ yếu là hồng cầu, còn ít bạch cầu và tiểu cầu.
Tủy xƣơng tuy đƣợc hình thành vào tuần lễ thứ sáu của thời kỳ phôi thai,
nhƣng phải sau tháng thứ 4-5 của thời kỳ bào thai, khi sự tạo máu ở gan yếu đi, sự
tạo máu ở tủy xƣơng mới mạnh dần, cho tới cuối thời kỳ thai, lúc đẻ, sự tạo máu
đƣợc thực hiện chủ yếu ở tủy xƣơng.
Vào tháng thứ 3, thứ 4 của thời kỳ bào thai, có sự tham gia tạo máu ở lách.
Lách sản sinh chủ yếu là tế bào lympho và một phần hồng cầu.
Mãi sau, vào tháng thứ 5, thứ 6, hạch lympho và một phần tuyết ức cũng
tham gia tạo máu.
1.2. Sự tạo máu sau khi sinh
1.2.1. Nơi tạo máu
Sau khi sinh, ở trẻ để đủ tháng, tủy xƣơng là cơ quan chủ yếu sản sinh các tế
bào máu chính.
Sự tạo máu ở trẻ em rất mạnh để đáp ứng sự phát triển nhanh của cơ thể trẻ.
Ở trẻ nhỏ, tất cả tủy xƣơng đều hoạt động sinh tế bào máu, tổ chứ sinh máu (tủy đỏ)
ở đây các khoang tủy xƣơng. Khi trẻ tuổi, tủy đỏ ở các thân xƣơng dài dần dần bị
nhiễm mở biến thành tủy vàng. Hoạt động tạo máu ở trẻ lớn và ngƣời trƣởng thành
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

2


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
thực hiện tập trung ở xƣơng cột sống, các xƣơng dẹt nhƣ xƣơng sƣờn, xƣơng chậu,
xƣơng ức, xƣợng sọ, xƣơng bả vai, xƣơng đòn và một phần đầu xƣơng dài.
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhận gây
bệnh dể ảnh hƣởng đến sự tạo máu, trẻ dễ bị thiếu máu, nhƣng đồng thời cũng có
khả năng hồi phục. Hệ thống bạch huyết của trẻ em cũng dễ phản ứng với các
nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra các cơ quan tạo máu cũng có tình trạng loạn sản khi bị một bệnh

máu và cơ quan tạo máu không sản sinh đƣợc tế bào máu lúc đó gan, lách, hạch to
các bộ phận của hệ tạo máu sản sinh các tế bào máu loạn sản, giống nhƣ thời kỳ bào
thai để duy trì sự sống bình thƣờng.
1.2.2. Hình ảnh máu tủy xƣơng
Chọc hút tủy xƣơng, nghiên cứu tế bào ở máu tủy giúp ích cho việc đánh giá
sự tạo máu trong tủy xƣơng. Giới hạn của từng loại tế bào máu trong tủy (tủy đỏ)
thay đổi trong phạm vi khá rộng; tùy theo từng lứa tuổi trẻ. Số lƣợng tế bào tủy từ
30 x 109/l đến 100 x 109/l.
Tỉ lệ các loại tế bào tủy ở trẻ bình thƣờng đƣợc trình bày trong bảng sau đây
(bảng 7.1).
Bảng 1.1. Tỷ lệ tế bào máu tủy xương ở trẻ nhỏ và trẻ lớn
Tế bào tủy

Mới
sinh

7 ngày

6 tháng –
12 tuổi

12 tuổi 15 tuổi

Ngƣời
lớn

Nguyên tủy bào (%)

1


1

0,5

1

1

1

Tiền tủy bào (%)

2

2

0,5

2

2

2

Tủy bào và hậu tủy bào (%)

5

10


8

15

20

21

40

40

30

35

40

44

Bạch cầu ƣa eosin (%)

1

1

1

1


1

2

Bạch cầu lympho (%)

10

20

40

25

15

10

Hồng cầu có nhân (%)

40

25

20

20

20


20

Bạch cầu đũa và bạch cầu đa
nhân (%)

Tỉ lệ tủy bào/hồng cầu

1,2 : 1 2,1 : 1

2.0 : 1

2,7 : 1 3,2 : 1 3,5 : 1

(Theo Nelson Textbook of Pediatrics, 1992, 1229).

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

3


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
2. ĐẶC ĐIỂM MÁU NGOẠI BIÊN TRẺ EM
2.1. Hồng cầu, hemoglobin, các chỉ số hồng cầu
- Số lƣợng hồng cầu thay đổi tùy theo tuổi. Trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới
sinh, số lƣợng hồng cầu rất cao, từ 4,5 – 6,0 x 1012/l. Nhƣng sau đó, số lƣợng hồng
cầu bắt đầu giảm rất nhanh, vào ngày thứ 2-3 sau sinh bắt đầu có hiện tƣợng vàng
da sinh lý, là lúc bị vỡ một số hồng cầu, số lƣợng hồng cầu giảm dần, đến hết thời
kỳ sơ sinh hồng cầu còn khoảng 4,0 – 4,5 x 1012/l.
Ở trẻ nhỏ dƣới 1 tuổi, số lƣợng hồng cầu còn giảm, nhất là lúc 6-12 tháng ,
số lƣợng hồng cầu khoảng 3,2 – 3,5 x 1012/l. Nguyên do là ở thời kỳ này, trẻ lớn

nhanh, sự tạo máu tuy nhanh nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc, trong khi đó, hệ tiêu hóa
còn kém, có thể gây thiếu một số yếu tố tạo máu. Vì thế, thiếu máu nhẹ lúc 6-12
tháng còn gọi là thiếu máu sinh lý.
Từ trên 1 tuổi, số lƣợng hồng cầu ổn định, trên 2 tuổi số lƣợng hồng cầu trên
4,0 x 1012/l.
Số lƣợng hemoglobin cũng thay đổi nhiều ở trẻ nhỏ. Lúc mới sinh, lƣợng
hemoglobin (Hb) có thể từ 170-190 g/l, sau đó giảm dần, ở trẻ gƣới 1 tuổi, lƣợng
hemoglobin tiếp tục giảm, nhất là 6-12 tháng tuổi, lƣợng Hb có thể chỉ còn 100-120
g/l. Lúc này, trẻ có hiện tƣợng thiếu sắt do dự trữ sắt có đƣợc trong thời kỳ thai đã
sử dụng hết và khả năng hấp thụ sắt của trẻ lúc này còn yếu, trong khi cơ thể đang
lớn nhanh. Ở trẻ trên 1 tuổi lƣợng Hb lại tăng dần, trên 3-6 tuổi lƣợng Hb ổn đinh từ
120-140 g/l.
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) ở tre sơ sinh tƣơng đối lớn, trên 100 fl.
Hình thái hồng cầu máu ngoại biên không đồng đều, hồng cầu to nhỏ khác nhau,
tiểu hồng cầu to, nhất là ở thời ký sơ sinh. Đƣờng kính trung bình hồng cầu lúc sơ
sinh khá lớn, khoảng 8,6 µm, lúc 10 ngày 8,3 µm, 1 tháng 8,1 µm, 3 tháng 7,2 µm.
- Lƣợng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) ở trẻ sơ sinh tƣơng đối thấp
(36pg), lúc 6-12 tháng thì thấp hơn (28pg), hồng cầu lúc này hơi nhƣợc sắc, lúc trên
1 tuổi thì ổn định (khoảng 30pg).
- Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) thay đổi ít hơn, từ 300330g/l.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

4


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
- Hồng cầu lƣới ở trẻ em sơ sinh khá cao. Bình thƣờng ở trẻ tuổi sơ sinh,
hông cầu lƣới ở máu ngoại biên từ 0,5 – 1%.
Ở trẻ sơ sinh 1-3 ngày, hồng cầu lƣới có thể 8-10%.

Ở trẻ sơ sinh 4 ngày, hồng cầu lƣới có thể 0,5-2%.
(Theo hằng số sinh học ngƣời Việt Nam 1975).
- Nguyên hồng cầu có thể thầy ở máu sơ sinh, nhất ở trẻ sơ sinh non trong, từ
3-6%. Hiện tƣợng tăng hồng cầu lƣới và nguyên hồng cầu ở máu ngoại biên trẻ sơ
sinh chứng tỏ sự tạo máu ở trẻ lúc này rất mạnh.
Bảng 1.2. Các chỉ số hồng cầu theo tuổi (theo hằng số sinh học người Việt Nam,
1975 và * các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX)
Lứa tuổi

Hồng cầu Hemoglobin
(1012/l)

MCH

MCHC

MCV

(gl)

(pg)

(g/l)

(fl)

Sơ sinh 1-3 ngày

5,1


Sơ sinh 4-6 ngày

4,9 0,38

108 18

36,9

Sơ sinh >7 ngày

4,7 0,49

170 14

36,1

Sơ sinh (*)

4,24 0,46

149 59

36 1

336 21

3-6 tháng

4,2 0,65


118 5,6

28,1

328 30

6-12 tháng

3,9 0,66

111,8 11

28,4

296 40

12-18 tháng

3,87 0,12 115,3 9,7

30,3

326 29

18-24 tháng

3,9 0,41 120,3 11,6

30,8


338 45

24-30 tháng

4,04 0,38

124,5 10

31,1

342 20

30-36 tháng

4,03 0,51

120,8 10

30,2

336 23

Nam

4,88 0,38

126 10

25 2


332 18

79 5

Nữ

4,85 0,44

127 10

26 2

333 36

80 5

Nam

4,78 0,44

128 10

26 2

332 5

81 6

Nữ


4,80 0,49

128 9

26 3

329 5

81 6

0,36

2-6 tuổi (*)

7-17 tuổi (*)

* Các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 – thế kỷ XX.
Thành phần huyết cấu tố:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

5


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
Sau khi sinh khác hẳn trong thời kỳ bào thai. Lúc mới sinh lƣợng HbF rất
cao, tới 60-80% Hb toàn phần, sau đó giảm nhanh, đến lúc 1 tuổi lƣợng HbF còn
khoảng dƣới 1% Hb toàn phần. Ngƣợc lại Hb trƣởng thành (HbA1) lúc mới sinh chỉ
có khoảng 20-40% Hb toàn phần, sau đó tăng nhanh, thay thế HbF giảm nhanh, đến
lúc 1 tuổi HbA1 khoảng 97-98% Hb toàn phần. Còn HbA2 bắt đầu đƣợc tổng hợp ở
cuối thời kỳ thai, lúc sinh chỉ còn 0,03 – 0,6% Hb toàn phần, sau sinh tăng dần, cho

đến 1 tuổi trở đi chỉ có một lƣợng nhỏ, từ 2-3% Hb toàn phần. Từ trên 1 tuổi thành
phần Hb ổn định giống ngƣời lớn.
Bảng 1.3. Thành phần huyết cầu tố ở trẻ em bình thường
Tuổi

HbA1 (%)

HbA2 (%)

HbF (%)

Sơ sinh

20-40

0,03-0,6

60-80

2 tháng

40-70

0,9-1,6

30-60

4 tháng

80-90


1,8-2,9

10-20

6 tháng

93-97

2,0-3,0

1,0-5,0

12 tháng

97

2,0-3,0

0,4-2,0

5 tuổi và ngƣời lớn

97

2,0-3,0

0,4-2,0

(Begeman 1975, Kleihaner 1978)

2.2. Bạch cầu
 Số lƣợng bạch cầu thay đổi nhiều theo tuổi. Nhìn chung số lƣợng bạch cầu
máu ngoại biên ở trẻ nhỏ cao hơn trẻ lớn.
Ở trẻ sơ sinh lúc mới sinh số lƣợng bạch cầu rất cáo và thay đổi từ 10 x 109/l
đến 100 x 109/l, 24 giờ sau khi sinh, số lƣợng bạch cầu bắt đầu giảm, 7-15 ngày sau
khi sinh, số lƣợng bạch cầu giảm xuống 10-10 x 109/l, giống số lƣợng bạch cầu ở
thời kỳ bú mẹ. Ở trẻ trên 1 tuổi, số lƣợng bạch cầu mới ổn định, trung bình từ 6-8 x
109/l.
 Công thức bạch cầu cũng thay đổi nhiều theo tuổi.
Bạch cầu trung tình ở trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau sinh (6-8 giờ)
giống nhƣ ngƣời lớn, chiếm tỷ lệ 60-65% số lƣợng bạch cầu. Sau đó bạch cầu trung
tính bắt đầu giảm, vào ngày thứ 7 sau sinh khoảng 45% bạch cầu. Trong năm đầu và
năm thứ hai, bạch cầu trung tính tiếp tục giảm, lúc 9-10 tháng giảm nhiều nhất, còn
khoảng 30% bạch cầu. Lúc trên 1-2 tuổi, bạch cầu trung tính tăng dần, vào lúc 5-7
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

6


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
tuổi khoảng 45%, sau đó tiếp tục tăng, để lúc trên 14 tuổi giồng nhƣ ngƣời lớn (6065%).
Ngƣợc lại, bạch cầu lympho khi mới sinh chỉ chiếm khoảng 20-30% số bạch
cầu. Cùng thời gian bạch cầu trung tính giảm và tăng, tỷ lệ bạch cầu lympho ngƣợc
lại tăng và giảm, lúc 5-7 ngày, bạch cầu lympho tăng lên 45%, lúc 9-10 tháng tăng
tới 60%, sau đó giảm dần, lúc 5-7 tuổi khoảng 45% và 14 tuổi giảm còn 30% và ổn
định.
Các loại bạch cầu khác ít thay đổi, bạch cầu ƣa eosin 1-2%, bạch cầu ƣa base
0,1-1%; bạch cầu đơn nhân to từ 0,5-1,0 x 109/l, thay đổi từ 4-8% bạch cầu.
Bảng 1.4 Số l ượng và công thức bạch cầu (theo hằng số sinh học người Việt Nam
1975 và (*) các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90-thế kỷ XX)

Bạch cầu

Tuổi

BC trung BC lympho

BC ƣa

BC ƣa

BC đơn

eosin

base

nhân to

(%)

(%)

(%)

(109/l)

tính (%)

(%)


1-3 ngày

15,4 9,5

63 10

29 4

2 2

1,2 0,5

5 4,7

4-6 ngày

11,2 2,5

48 15

38 14

3,2 2

1,1 0,5

5 4,2

> 7 ngày


11,0 1,9

43 15

47 12

3,0 2

1,1 0,5

6 4,2

14,9(8,2-27,5)

49

40

Nam

10,4 3,0

45 11

44,6 9,5

7,5 5

12,9


Nữ

10,1 4,5

42,7 10

46,6 9,0

8,7 5

12,5

Nam

9,7 2,4

45,9 8,9

43,8 7,9

9,2 5,7

12,3

Nữ

9,2 2,1

47,1 9,4


45,9 8,0

8,3 5,4

11,3

Sơ sinh (*)

11

2-6 tuổi

7-17 tuổi (*)

2.3. Tiểu cầu
Trẻ sơ sinh, số lƣợng tiểu cầu từ 100 – 400 x 109/l.
Ngoài tuổi sinh, số lƣợng tiểu cầu từ 150 – 300 x 109/l.
2.4. Khối lƣợng máu
Khối lƣợng máu tuần hoàn cũng thay đổi theo tuổi. So với cân nặng, khối
lƣợng màu/kg cân nặng ở trẻ em nhiều hơn ngƣời lớn.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

7


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
Khối lƣợng máu tuần hoàn:
Trẻ sơ sinh khoảng 14% trọng lƣợng cơ thể.
Trẻ dƣới 1 tuổi khoảng 11% trọng lƣợng cơ thể.
Trẻ lớn khoảng 7-8% trọng lƣợng cơ thể.

Ở trẻ mới sinh, khối lƣợng máu tuần hoàn còn phụ thuộc vào thời gian cặp
cuống rốn, cặp cuống rốn chậm và đúng lúc có thể nhận thêm 100ml máu so vơi trẻ
cặp và cắt cuống rồn quá sớm.
2.5. Các yếu tố đông máu
Lúc mới sinh, các yếu tố II, VII, X, IX, XI, XII đều thấp hơn bình thƣờng, tỷ
20,4%, thấp nhất vào ngày thứ 3-4 sau sinh, đạt mức

lệ prothrombin chỉ bằng 65

bình thƣờng sau 1 tuần (80-100%).
3. Chức năng của máu
Máu có 3 chức năng chính sau:
-Vận chuyển: máu vận chuyển khí, chất dinh dƣỡng, hormone, enzyme….
Vận chuyển các sản phẩm đào thải và đồng thời vận chuyển nhiệt.
-Bảo vệ: máu có thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh và các độc tố. có thể
chống mất máu khi tổn thƣơng thành mạch nhờ quá trình cầm máu.
-Điều hòa: máu tham gia điều hòa pH nội môi thông qua các hệ thống đệm,
điều hòa lƣợng nƣớc trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu, điều hòa nhiệt.
4. Định nghĩa và dịch tể thiếu máu thiếu sắt
4.1 Định nghĩa thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm lƣợng hemoglobin (Hb) hay khối lƣợng hồng
cầu dƣới giới hạn bình thƣờng của ngƣời cùng lứa tuổi. Theo Tổ chức y tế thế giới,
thiếu máu khi lƣợng hemoglobin dƣới giới hạn sau:
Trẻ 6 tháng- 6 tuổi: Hb dƣới 110g/l
Trẻ 6 tuổi- 14 tuổi: Hb dƣới 120g/l
Ngƣời trƣởng thành:
Nam:

Hb dƣới 130g/l


Nữ:

Hb dƣới 120g/l

Nữ có thai:

Hb dƣới 110g/l

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

8


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
4.2. Dịch tể học
-Thế giới
Thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em, có khoảng 222 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi trên
thế giới bị thiếu máu. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dƣới 5 tuổi ở các nƣớc đang phát
triển khoảng 51%, ở các nƣớc phát triển là 12% (UNICEF 1986)
Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dƣỡng phổ biến ở trẻ em.. Theo tổ
chức y tế thế giới, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là rất cao, nhất là các nƣớc đang
phát triển: Nepal 68,8%, Pakistan 65%, Ấn Độ 53%, Sri Lanka 52,3%, Kazakhstan
50,1%, Indonesia 45%, Trung Quốc 37,9%, Maroocs 35%, Philipin 31,8%, Hoa Kỳ
3-20%, Hàn Quốc 15%.
-Việt Nam
Tỉ lệ thiếu máu của trẻ em dƣới 5 tuổi vùng đồng bằng miền Bắc là 48,5%; ở
trẻ em tuổi học đƣờng vùng đồng bằng miền Bắc là 17,7%; vùng núi miền Bắc
laf32,7%( Nguyễn Công Khanh và cộng sự 1989, 1995)
Theo Viện Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em Hà Nội thì tần xuất trẻ bị thiếu máu là
32% trong các bệnh về máu. Tuổi có tần xuất cao là 0-5 tuổi : 53,73% so với nhóm

6-10 tuổi là 24,92% và 11-15 tuổi là:21,33%
.Bênh thiếu máu thƣờng gặp theo thứ tự là thiếu máu huyết tán 62%, thiếu
máu dinh dƣỡng nhiễm khuẩn 21% , thiếu máu suy tủy 16,4%.
Theo báo cáo của Bệnh Viện Nhi Đồng 1 thì tần xuất thiếu máu 35,08% các
bệnh máu. Trẻ dƣới 5 tuổi có tỷ lệ 53,09% so với trẻ trên 5 đến 15 tuổi. Giới nam có
tỷ lệ 63,84% so với nữ giới 36.15%. Loại thiếu máu thƣờng gặp là thiếu máu huyết
tán 58.30% , thiếu máu suy tủy 23,77% và thiếu máu thiếu sắt là14%
5. Nhắc lại kiến thức về chuyển hóa sắt và chức năng của sắt.
- Kiến thức về chuyển hóa sắt
Lƣợng sắt đự trử trong cơ thể rất ít ( bằng 0,005% trọng lƣợng cơ thể). Ở trẻ
sơ sinh có 250mg sắt, ở trẻ 1 tuổi khoảng 420mg, và ở ngƣời lớn trƣởng thành có
khoảng 3,5-4,0g.
Sắt phân bố trong cơ thể dƣới 2 dạng là sắt hem và sắt không hem. Sắt hem
gồm hemoglobin (65-75%), myoglobin (4%), và một số enzyme (0,3%). Sắt không

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

9


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
hem gồm sắt vận chuyển, transferin chiếm khoảng 0,1% và sắt dự trữ (hemosiderin
và ferritin) chiếm 25-30%.
Thức ăn là nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho cơ thể. Sắt đƣợc hấp thu trên toàn
bộ đƣờng dạ dày ruột, nhất là ở tá tràng và đoạn đầu của ruột non.
Nhu cầu hấp thu sắt thay đổi theo sự phát triển của cơ thể và tùy thuộc vào
lƣợng sắt mất đi, cũng nhƣ tình trạng dự trữ sắt trong cơ thể. Ví dụ: trẻ 3-12 tháng
nhu cầu hấp thu là 0,7mg sắt/ ngày, trẻ 1-2 tuổi nhu cầu hấp thu 1mg sắt/ ngày, ở trẻ
lớn hơn và dậy thì nhu cầu hấp thu là 1,8-2,4mg sắt/ ngày. Khi trẻ thiếu máu nhu
cầu hấp thu sắt tăng lên. Sắt thải trừ ít qua phân, nƣớc tiểu, mồ hôi, bong tế bào ở

da- niêm mạc, móng, hành kinh.
- Chức năng của sắt
Mặc dù số lƣợng ít nhƣng sắt là thành phần rất quan trọng, cần thiết cho sự
sống. Sắt có mặt ở tất cả các tế bào với nhiều chức năng trong đó quan trọng nhất
là:
+Tham gia vào thành phần của hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến
tất cả các cơ quan
+Myoglobin sắc tố hô hấp của cơ.
+Hệ thống cytochrom.
+Tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme.
+Sắt tăng cƣờng hệ thống miễn dịch cho cơ thể là thành phần của enzyme hệ
miễn dịch.
+Trong chuổi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
6. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt.
Nguyên nhân thiếu sắt thƣờng liên quan đến chuyển hóa sắt. có thể phân
thành 4 loại nguyên nhân chính.
- Cung cấp sắt thiếu: chế độ ăn thiếu sắt nhƣ thiếu sữa mẹ, ăn bột nhiều và
quá sớm, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Sinh non, thiếu cân, sinh đôi, mẹ chảy
máu trƣớc sinh cũng làm cho lƣợng sắt đƣợc cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít
- Do hấp thu kém nhƣ giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém
hấp thu, dị dạng dạ dày ruột.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

10


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
- Mất sắt quá nhiều do chảy máu từ từ qua đƣờng tiêu hóa nhƣ loét dạ dày-tá
tràng, giun móc, polyp ruột, viêm túi thừa Meckel, chảy máu đƣờng sinh dục hay

chảy máu mũi mạn tính.
- Nhu cầu sắt cao ở giai đoạn trẻ lớn nhanh nhƣ dậy thì, đẻ non, tuổi hành
kinh mà cung cấp không tăng.
7. Triệu chứng
7.1. Triệu chứng lâm sàng
Tuổi thƣờng từ 6 tháng. Nếu trẻ đẻ non có thể xảy ra sớm hơn từ 2-3 tháng.
- Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt từ từ
- Kem theo thiếu máu trẻ mệt mỏi, chán ăn, bú kém, ít hoạt động, ngừng tăng
cân, hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở lứa tuổi đi học trẻ
thƣờng học kém do kém tập trung.
- Các triệu chứng hay gặp ở ngƣời lớn nhƣ teo niêm mạc, mất gai lƣỡi và
móng bẹt dễ gãy ít gặp ở trẻ em.
7.2. Triệu chứng sinh học
Đặc trƣng của thiếu máu thiếu sắt là thiếu máu nhƣợc sắc, hồng cầu nhỏ:
-

Hemoglobin, thể tích huyết cầu giảm nhiều hơn số lƣợng hồng cầu

-

MCV< 80fl

-

MCH< 28pg

Các xét nghiệm chứng tỏ thiếu sắt:
-

Fe huyết thanh < 10µmol/l


-

Bảo hòa transferin < 15%

-

Ferritin < 12µg/l

-

Protoporphyrin tự do hồng cầu >70µg/l

8. Chẩn đoán
8.1 Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: dựa vào thiếu máu xảy ra ở một trẻ trên 6 tháng, có tiền sử nuôi
dƣỡng không đúng phƣơng pháp, sinh non, thiếu tháng, sinh thấp cân hay có tiền sử
mẹ bị rong kinh trƣớc sinh, hay trẻ có tiền sử tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp
thu.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

11


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
- Xét nghiệm uyết học thấy đây là một trƣờng hợp thiếu máu nhƣợc sắc hồng
cầu nhỏ: Hb < 110g/l, MCV< 80fl, MCH< 28pg.
- Xét nghiệm thăm dò chuyển hóa sắt cho thấy thiếu sắt: sắt huyết thanh <
10µmol/l, ferritin < 12µg/l, bảo hòa transferin < 15%, protoporphyrin tự do hồng

cầu >70µg/l.

\
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

12


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân

Thiếu máu

MCV
HC to

HC nhỏ
HC bình
thƣờng

Thiếu folat, vitamin
B12
Thiếu năng giáp
Bệnh gan
Thiếu máu loạn sinh
học

Thiếu sắt
Thalassemia
Ngộc độc chì
Bệnh mãn tính


HC lƣới
Tăng

Giảm

Bạch cầu, tiểu cầu

Bilirubin

Bình thƣờng

Tăng

Thiếu máu
do chảy
máu

Thiếu máu
tan máu

Giảm

Tùy đỏ

Bình thƣờng

Giảm

Giảm sinh

hồng cầu

Nhiễm
khuẩn

Suy tủy
Ức chế tủy
Bệnh ác
tính
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán thiếu máu[1]

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

13


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
8.2 Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt thiếu máu thiếu sắt với:
- Bệnh thalassemia và bệnh lý huyết sắc tố: đây cũng là thiếu máu nhƣợc
sắc hồng cầu nhỏ, nhƣng sắt huyết thanh, ferritin và bão hòa transferin không giảm.
Phân biệt dựa vào điện di huyết sắc tố có HbA2 HbF tăng trong beta-thalassemia,
trong bệnh HbE. Tuy nhiên trong trƣờng hợp alpha-thalassemia dị hợp tử, điện di
huyết sắc tố không có thay đổi, beta-thalassemia biểu hiện bệnh huyết sắc tố.
- Thiếu máu nhƣợc sắc do không sử dụng đƣợc sắt nhƣ ngộ độc chì, viêm
mạn tính kéo dài, cũng là thiếu máu nhƣợc sắc hòng cầu nhỏ nhƣng sắt huyết thanh
tăng.
9. Điều trị
9.1. Bổ sung sắt
Uống chế phẩm sắt với liều 4-6mg Fe nguyên tố/kg/24h chia làm 2-3 lần.

Uống giữa hai bữa ăn. Nếu đúng là thiếu máu thiếu sắt sau 5-10 ngày tỷ lệ hồng cầu
lƣới sẽ tăng, lƣợng hemoglobin tăng 2,5-4,0g/l/ngày và sau 10 ngày hemoglobin
tăng 1,0-1,5g/l/ngày.
- Trong trƣờng hợp không uống đƣợc hay không hấp thu đƣợc sắt thì dùng
đƣơng tiêm. Lƣợng sắt tiêm tính theo công thức sau:
Hb(bt) – Hb(bn)
Lƣợng Fe (mg) tiêm=

x V(ml) x 3,4 x 1,5
100

Trong đó: Hb(bt) là hemoglobin bình thƣờng (12g/dl)
Hb(bn) là hemoglobin bệnh nhân
V(ml) là 80ml/kg
3,4 là 1g Hb cần 3,4mg Fe
1,5 là thêm 50% cho sắt dự trữ
-

Thêm vitamin C 50-100mg/ngày để tăng hấp thu sắt

9.2 Truyền máu
Chỉ định khi Hb < 5,0g/dl
Cần nhanh năng lƣợng hemoglobin lên
Suy tim do thiếu máu nặng
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

14


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân

9.3 Điều trị các bệnh gây thiếu sắt
- Điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng hợp lý
- Điều trị các bệnh mạn tính đƣờng ruột gây kém hấp thu sắt
- Điều trị các nguyên nhân gây mất máu mạn tính
10. Tƣ vấn dinh dƣỡng
Cần đề phòng thiếu máu thiếu sắt sớm ngay từ thời kỳ bào thai. Thời gian có
thai nhu cầu sắt cần cho thai nghén từ 500-600mg. Nhu cầu sắt khi có thai từ tháng
thứ 2 là 3mg/ngày, do vậy bà mẹ cần đƣợc ăn thức ăn giàu sắt. Các bà mẹ thiếu máu
thiếu sắt cần đƣợc điều trị bằng các chế phẩm sắt.
Giáo dục cho bà mẹ nuôi con là đảm bảo cho trẻ đƣợc bú mẹ hoàn toàn 6
tháng đầu sau sinh. Trong trƣờng hợp trẻ không có sữa mẹ cần cho trẻ ăn sữa có bổ
sung sắt.
Thức ăn bổ sung cho trẻ phải là loại có nhiều sắt và vitamin C.
Cần bổ sung sắt cho trẻ thấp cân. Lƣợng sắt bổ sung đƣợc Tổ chúc Y tế thế
giới khuyến cáo theo cân nặng lúc sinh nhƣ:
Cân nặng lúc sinh:
2,0-2,5kg: 1mg/kg/24h

1,0-1,5kg: 3mg/kg/24

1,5-2,0kg: 2mg/kg/24h

< 0,1kg : 4mg/kg/24h

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

15


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thự hiện tại Bệnh viện Phụ Sản- Nhi,
thành phố Đà Nẵng.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2016.
2.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Nhƣ đã đề cập trong phần đặt vấn đề, nghiên cứu này chỉ tập trung vào
những bà mẹ có con dƣới 2 tuổi bị bệnh thiếu máu thiếu sắt đang điều trị tại khoa
Nhi II- Bệnh viện Phụ Sản- Nhi, thành phố Đà Nẵng.
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn
- Các bà mẹ có con dƣới 2 tuổi
- Các bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bà mẹ không trực tiếp nuôi con
- Bà mẹ không trả lời phỏng vấn (câm, điếc, tâm thần, say rƣợu,…) hoặc
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả ( Cross- sectional descriptivey study).
2.2.2 Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu:
Bộ công cụ khảo sát kiến thức thực hành chăm sóc trẻ của các à mẹ có con
dƣới 2 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt đƣợc xây dựng với 33 câu hỏi. Trong đó 22 câu
thuộc nhóm kiến thức cơ bản về thiếu máu thiếu sắt và 11 câu thuộc nhóm thực
hành chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt.
Sau khi tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi điều tra với 3 đối tƣợng nghiên cứu
không bao gồm trong mẫu nghiên cứu, xem xét lại nội dung và chỉnh sửa về từ ngữ
để đảm bảo các câu hỏi rõ ràng, phù hợp, tránh hiểu nhiều nghĩa.


SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

16


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
Thang đo kiến thức về bệnh và thực hành chăm sóc thiếu máu thiếu sắt của
các bà mẹ dựa trên các mức độ từ:
- Không có kiến thức:

0

- Có kiến thức không chắc chắn: 1
- Có kiến thức chắc chắn:

2

- Có kiến thức sâu rộng:

3

Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu:
- Các thông tin cơ bản của cá nhân bà mẹ
+ Tuổi (theo năm dƣơng lịch): có 2 nhóm:
Dƣới 25 tuổi
Từ 25 tuổi trở lên
+ Nghề nghiệp: gồm có 6 nhóm:
Nội trợ
Buôn bán
Công nhân

Công chức/ viên chức
Nông dân
Nghề khác
+ Trình độ học vấn: gồm 6 nhóm:
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Cao đẳng, trung cấp
Đại học và sau Đại học.
+ Tình hình kinh tế gia đình : gồm 3 nhóm
Khó khăn
Trung bình
Khá giả

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

17


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng – Đại học Duy Tân
+ Số con: gồm 3 nhóm:
1 con
2 con
Trên 2 con
+ Có bị chẩn đoán thiếu máu lúc mang thai không: gồm 2 nhóm có và không
+ Sinh thƣờng hay sinh mổ: gồm 2 nhóm có và không
+ Có sinh đủ tháng không: gồm 2 nhóm có và không
+ Chiều cao lúc sinh của trẻ: gồm 2 nhóm <50cm và ≥50cm
+Cân nặng lúc sinh của trẻ: gồm 2 nhóm <2,5kg và ≥2,5kg

+Con bị thiếu máu thiếu sắt: gồm 2 nhóm có và không
-

Kiến thức về bệnh
+ Có nghe đến bệnh thiếu máu thiếu sắt: gồm 2 nhóm: có, không
+ Nguồn thu nhận thông tin về bệnh thiếu máu thiếu sắt: gồm có 6 nhóm:
Phƣơng tiện truyền thông (ti vi, đài phát thanh..)
Nhân viên y tế
Các cuộc họp cộng đồng
Ngƣời thân
Bạn bè
Nguồn khác
+ Kiến thức về định nghĩa bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi:

gồm 3 nhóm: Dƣới 110g/l, dƣới 120g/l, không biết
Kiến thức đúng: chọn dƣới 110g/l
Kiến thức sai: chọn dƣới 120g/l hoặc chọn không biết
+ Kiên thức về nguyên nhân gây bênh thiếu máu thiếu sắt: gồm 4 nhóm: do
mất máu nhƣ mất máu ở đƣờng tiêu hóa do gium móc hay chảy máu cam; do không
đƣợc cung cấp đủ sắt trong trƣờng hợp trẻ sinh non, sinh đôi, chảy máu trƣớc sinh,
buộc rốn quá sớm hay trẻ nuôi bằng sữa bò thƣờng xảy ra sau 3 tháng tuổi nhất là
giữa 6 tháng tuổi đến 1 năm; do hấp thu dinh dƣỡng kém;không biết.
Kiến thức đạt: chọn 3 đáp án do mất máu nhƣ mất máu ở đƣờng tiêu hóa do
gium móc hay chảy máu cam; do không đƣợc cung cấp đủ sắt trong trƣờng hợp trẻ
sinh non, sinh đôi, chảy máu trƣớc sinh, buộc rốn quá sớm hay trẻ nuôi bằng sữa bò
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng

18



×