B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y DC HU
PHM THANH BèNH
Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm sinh dục thấp
ở phụ nữ và kết quả điều trị
TạI Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà NẵnG
LUN N CHUYấN KHOA CP II
HU - 2014
B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y DC HU
PHM THANH BèNH
Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm sinh dục thấp
ở phụ nữ và kết quả điều trị
TạI Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà NẵnG
LUN N CHUYấN KHOA CP II
Chuyờn ngnh: Sn Ph khoa
Mó s: CK 62 72 13 03
Ngi hng dn khoa hc
TS. TRNG QUANG VINH
HU - 2014
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ÂĐ : Âm đạo
ÂH : Âm hộ
AIDS : Acquired immunodeficiency syndrome
BPTT : Biện pháp tránh thai
CBYT : Cán bộ y tế
CSYT : Cơ sở y tế
CTC : Cổ tử cung
DCTC Dụng cụ tử cung
ÐC : Ðối chứng
HIV : Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở nguời
(Human immunodeficiency virus)
KHHGÐ : Kế hoạch hóa gia dình
LTQÐTD : Lây truyền qua đường tình dục
NKÐSDT : Nhiễm khuẩn đường sinh dục thấp
NKÐSS : Nhiễm khuẩn đường sinh sản
OR : Tỷ số chênh (Odds ratio)
PCR : Phản ứng chuỗi polymerase
(Polymerase Chain Reaction)
SKSS : Sức khỏe sinh sản
SL : Số luợng
TTYT : Trung tâm Y tế
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của đường sinh dục thấp 3
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm nhiễm
đường sinh dục thấp do các tác nhân thông thường 8
1.3. Đặc điểm sinh vật học của một số vi sinh và ký sinh
thường gâp bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ 16
1.4. Các yếu tố thuận lợi viêm nhiễm đường sinh dục thấp 19
1.5. Đáp ứng điều trị một số vi sinh và ký sinh thường gặp
gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ 20
1.6. Các nghiên cứu về viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ trong
và ngoài nước 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 40
3.2. Tỷ lệ các tác nhân yếu tố thuận lợi gây viêm nhiễm
đường sinh dục thấp 44
3.3. Đánh giá kết quả điều trị viêm nhiễm đường sinh dục thấp 55
Chương 4. BÀN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 64
4.2. Tỷ lệ các tác nhân, yếu tố thuận lợi gây nhiễm đường sinh dục thấp 67
4.3. Đánh giá kết quả điều trị viêm nhiễm đường sinh dục thấp 86
KẾT LUẬN 91
ĐỀ NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi 40
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 41
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn, 42
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng theo điều kiện kinh tế. 42
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng theo số lần nạo hút thai 43
Bảng 3.6. Các yếu tố về tiền sử sản phụ khoa 43
Bảng 3.7. Biện pháp tránh thai 44
Bảng 3.8. Triệu chứng cơ năng của phụ nữ đến khám 45
Bảng 3.9. Tính chất của khí hư âm đạo 45
Bảng 3.10. Xét nghiệm pH âm đạo 46
Bảng 3.11. Test Sniff 46
Bảng 3.12. Kết quả soi tươi 46
Bảng 3.13. Kết quả nhuộm gram 47
Bảng 3.14. Kết quả tỷ lệ các tác nhân gây VNĐSDT 48
Bảng 3.15. Tỷ lệ các tác nhân trên đối tượng nghiên cứu và số mắc bệnh 48
Bảng 3.16. Phân bố các hình thái viêm sinh dục thấp 49
Bảng 3.17. Tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục thấp với nguồn nước dùng
để vệ sinh 50
Bảng 3.18. Tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục thấp theo vệ sinh kinh nguyệt 50
Bảng 3.19. Viêm nhiêm sinh dục thấp với cách thức vệ sinh 51
Bảng 3.20. Viêm nhiễm sinh dục thấp với vệ sinh trong quan hệ vợ chồng51
Bảng 3.21. Liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục thấp và tuổi bệnh nhân 52
Bảng 3.22. Liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục thấp và trình độ học vấn 52
Bảng 3.23. Liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục thấp và nghề nghiệp 53
Bảng 3.24. Liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục thấp và địa dư 53
Bảng 3.25. Liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục thấp
và tuổi sinh con lần đầu 54
Bảng 3.26. Liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục thấp và áp dụng BPTT 54
Bảng 3.27. Liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục thấp và nạo hút thai 55
Bảng 3.28. Tỷ lệ triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị 56
Bảng 3.29. Tỷ lệ khí hư trước và sau điều trị 56
Bảng 3.30. So sánh tổn thương âm đạo, cổ tử cung trước và sau điều trị 57
Bảng 3.31. So sánh test Sniff trước và sau điều trị 57
Bảng 3.32. Tỷ lệ tác nhân gây bệnh trước và sau điều trị 58
Bảng 3.33. So sánh các hình thái viêm trước và sau 1 liệu trình điều trị 58
Bảng 3.34. Hiệu quả của các phác đồ sau 7 ngày điều trị 59
Bảng 3.35. Tỷ lệ triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị 60
Bảng 3.36. Tỷ lệ khí hư trước và sau điều trị 1 tháng 60
Bảng 3.37. So sánh tổn thương âm đạo, cổ tử cung trước
và sau điều trị lần 2 61
Bảng 3.38. Tỷ lệ tác nhân gây bệnh trước và sau điều trị 61
Bảng 3.39. So sánh các hình thái viêm trước và sau 1 tháng điều trị 62
Bảng 3.40. Hiệu quả của các phác đồ sau 1 tháng điều trị 62
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư 41
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDT 44
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tái khám sau một liệu trình điều trị 55
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tái khám sau 1 tháng điều trị 59
Biểu đồ 3.5. Đánh giá kết quả sau 1 tháng điều trị 63
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ðặc điểm giải phẫu âm đạo – cổ tử cung 5
Hình 1.2. Giải phẫu tử cung – buồng trứng 6
hÌNH 1.3. Viêm âm hộ do Candida, các mảng trắng, đỏ lan tỏa 16
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm sinh dục thấp ở phụ nữ là một bệnh khá phổ biến trên toàn
thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Riêng các bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục đã đứng hàng thứ hai sau bệnh lý sản khoa (8,9% so với
18%).[25],[38].
Việt Nam có tỷ lệ mắc khá cao (50-60%) [2]. Bệnh có thể là nguyên
nhân gây nhiều biến chứng như vô sinh, thai ngoài từ cung, nhiễm trùng tiết
niệu ngược dòng, viêm dính tiểu khung v.v. Ngoài những vấn đề biến chứng
cấp tính người phụ nữ phải chịu đựng sự suy giảm về chất lượng cuộc sống,
sức khoẻ. Viêm nhiễm đường sinh dục thấp nếu không được phát hiện và điều
trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, khả năng lao động, tốn kém
chi phí điều trị của người phụ nữ, về lâu dài các tổn thương cổ tử cung, sẽ có
nguy cơ trở thành ung thư [5].
Ngày nay việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm sinh dục
thấp, bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ là hết sức cần thiết, được công tác chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng dành nhiều quan tâm, phụ nữ đến khám ở các tuyến cơ sở
khá cao. Tuy nhiên tác nhân gây bệnh rất đa dạng, phương thức lây lan của
bệnh cũng phức tạp, nhận thức của phụ nữ còn hạn chế, điều kiện vệ sinh, sinh
hoạt chưa đầy đủ, trên 80% dân số chưa được sử dụng nước sạch, khí hậu
nóng ẩm càng thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tồn tại và phát triển ngoài
môi trường và trên cơ thể. Ở nước ta, tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm sinh dục
còn cao, việc phát hiện các tác nhân gây bệnh và cách dự phòng cho mỗi tác
nhân là khác nhau. Đặc biệt mỗi vùng có các yếu tố liên quan gây bệnh cũng
khác nhau và cần có các biện pháp dự phòng phù hợp, ý thức tự bảo vệ sức
khoẻ của người phụ nữ còn thấp, nhiều phụ nữ mắc bệnh không có triệu chứng
hoặc triệu chứng nghèo nàn; một số khác lại ít để ý tới ý nghĩa của các triệu
2
chứng hoặc suy nghĩ còn lạc hậu, mặc cảm, ngại dư luận và gia đình nên đã
không tìm đến cơ quan y tế sớm để được khám bệnh, điều trị, hướng dẫn kịp
thời dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. trong khi đó việc dự phòng đơn giản
và khá hiệu quả một khi được tư vấn.
Viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ được nhiều tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu và công bố kết quả [3],[45],[46],[53],[75]. Tuy nhiên
tỷ lệ viêm nhiễm, yếu tố liên quan, kết quả điều trị, mỗi vùng có khác nhau.
Trước tình hình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm sinh dục thấp ở phụ nữ và kết
quả điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu tỷ lệ các tác nhân, yếu tố thuận lợi gây viêm nhiễm sinh
dục thấp.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm nhiễm sinh dục thấp.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA ĐƯỜNG SINH DỤC
THẤP
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
Cơ quan sinh dục nữ gồm 2 phần:
Bộ phận sinh dục ngoài: Âm hộ, âm vật và lỗ niệu đạo.
Bộ phận sinh dục trong: Âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, dây
chằng.
Bộ phận sinh dục ngoài [6],[11].
- Âm hộ: Gồm có gò mu, môi lớn, môi bé và tiền đình. Được cấu tạo
một phần là da (ở phần ngoài của âm hộ) và một phần là niêm mạc.
+ Gò mu: Là một mô nổi lên ở trước âm hộ liên tiếp phía dưới với môi
lớn, phía trên với thành bụng và hai bên nếp lằn bẹn. Ở dưới lớp da vùng gò
mu là một lớp tổ chức mỡ rất dày.
+ 2 môi lớn: Ở hai nếp da lớn giới hạn hai bên âm hộ, dài khoảng 8 cm
và rộng 2 cm nối tiếp với gò mu, sau tuổi dậy thì cũng có lông bao phủ.
+ 2 Môi bé: Là hai nếp niêm mạc nhỏ dài khoảng 5cm và rộng 0,5cm
nằm sau môi lớn, không có lông nhưng có nhiều tuyến và nhiều dây thần kinh
cảm giác.
+ Tiền đình: Tiền đình âm đạo là một giới hạn hai bên bởi mặt trong
môi bé, trước là âm vật, sau là hãm môi âm hộ. Ở đây tiền đình có lỗ ngoài
niệu đạo, lỗ âm đạo, hành tiền đình và các lỗ tiết của các tuyến tiền đình lớn
và các tuyến tiền đình bé.
4
+ Âm vật: Tương đương với dương vật ở nam giới nhưng nhỏ hơn
không có thể xốp và không có niệu đạo nằm trong âm vật. Dài từ 1-2cm
đường kính ngang khoảng 0,5cm
+ Màng trinh và lỗ âm đạo: màng trinh có nhiều dạng khác nhau, có
nhiều dây thần kinh cảm giác, không có sợi cơ trơn, che ống âm đạo bên
trong, chỉ chừa một lỗ nhỏ để máu kinh chảy ra ngoài. Hai bên lỗ âm đạo có
tuyến Bartholin có nhiệm vụ tiết dịch giúp âm đạo không bị khô.
+ Mạch máu và thần kinh: Động mạch gò mu và môi lớn, môi bé là
động mạch thẹn ngoài tách từ động mạch đùi. Động mạch âm vật, hành tiền
đình, tuyến tiền đình là nhánh chậu nông, nhánh hang và nhánh mu âm vật
tách từ động mạch thẹn trong.
Tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch mu nông, tĩnh mạch mu sâu vào các đám
rối tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch thẹn trong và tĩnh mạch thẹn ngoài.
Đường bạch mạch đổ về các hạch vùng bẹn.
Thần kinh được chi phối bởi dây thần kinh chậu bẹn, dây thần kinh sinh
dục đùi, dây thần kinh thẹn và đám rối hạ vị.
Bộ phận sinh dục trong [6],[11].
- Âm đạo:
Là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khỏng 8cm bám từ cổ tử
cung đến tiền đình âm hộ, nằm sau bàng quang và trước trực tràng chạy chếch
ra trước và xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp với đường
ngang một góc 70
0
. Hai thành âm đạo trước và sau áp sát vào nhau, thành sau
dài hơn thành trước khoảng 1-2 cm.
Vòm âm đạo tiếp cận với các túi cùng. Ở phía sau vòm âm đạo ngăn
cách với trực tràng qua cùng đồ sau và túi cùng Douglar là điểm thấp nhất
trong ổ bụng, có tầm quan trọng đặc biệt trong sản khoa và ngoại khoa.
5
Niêm mạc âm đạo có nhiều nếp gấp ngang, mặt trong âm đạo có gờ và
cột dọc âm đạo, niêm mạc âm đạo không có tuyến, biểu mô âm đạo là biểu mô
lát tầng không sừng hoá. Dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và hệ thần kinh.
Âm đạo là phần tiếp xúc trực tiếp trong lúc giao hợp, là ống dẫn kinh nguyệt
từ buồng tử cung ra ngoài và là phần cuối của ống sinh sản.
+ Mạch máu và thần kinh: Động mạch tách từ động mạch tử cung, động
mạch trực tràng giữa, động mạch chậu trong.
Tĩnh mạch: Có rất nhiều tạo thành những đám rối tĩnh mạch, nằm ở lớp
dưới niêm mạc và đổ về tĩnh mạch chậu trong.
Bạch huyết: Đổ vào chuỗi động mạch tử cung, động mạch âm đạo rồi
vào các hạch chậu.
Thần kinh: Tách từ đám rối hạ vị.
Hình 1.1. Ðặc điểm giải phẫu âm đạo – cổ tử cung [11]
6
Tử cung là cơ quan chứa thai và đẩy thai ra ngoài lúc đẻ. Tử cung nằm
trong chậu hông ngay trên đường giữa phía sau bàng quang và phía trước trực
tràng. Kích thước trung bình dày 2cm, rộng 4cm, cao 6cm. Khối lượng của tử
cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của người phụ nữ, theo chu kỳ kinh
nguyệt và tình trạng thai nghén.
Hình 1.2. Giải phẫu tử cung – buồng trứng [11]
Tử cung được chia làm 3 phần thân tử cung, eo tử cung và cổ tử cung.
- Thân tử cung có dạng hình thang, phần rộng ở trên gọi là đáy tử cung,
có hai sừng ở hai bên. Sừng tử cung là lỗ vòi trứng thông với tử cung.
- Eo tử cung là nơi thắt nhỏ lại, tiếp giáp giữa thân tử cung và cổ tử
cung, dài khoảng 0,5cm. Khi có thai và những tháng cuối cùng của thai kỳ, eo
tử cung bị giãn dài và trở thành đoạn dưới tử cung.
- Cổ tử cung bình thường dài 2-3cm, rộng 2cm, là phần hẹp và dưới hết
của tử cung, cổ tử cung có hình chóp cụt gồm hai phần, phần trên âm đạo và
phần dưới âm đạo.
- Mạch máu và thần kinh: Tử cung nhận máu từ động mạch tử cung,
động mạch tử cung là một nhánh của động mạch chậu trong.
7
Tĩnh mạch: Các đám rối đổ về tĩnh mạch tử cung rồi đổ về tĩnh mạch
chậu trong.
Thần kinh: Được chi phối bởi đám rối thần kinh tử cung âm đạo tách ra
từ đám rối hạ vị dưới.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý [7],[8]
Âm đạo bình thường có các chất tiết của âm hộ từ các chất bã, tuyến mồ
hôi, tuyến Bartholine và tuyến Skène, chất tiết từ thành âm đạo và cổ tử cung,
chất nhầy cổ tử cung, các chất dịch nội mạc tử cung và vòi trứng, các vi sinh
vật và các sản phẩm chuyển hoá của chúng gọi là khí hư, là một chất dịch
không màu chảy ra từ cơ quan sinh dục. Ở người bình thường có một lượng
nhỏ khí hư gọi là chất nhầy sinh lý, trắng, trong, dai có thể kéo thành sợi,
không mùi[8].
Kiểm tra dưới kính hiển vi, chất tiết âm đạo thường có nhiều tế bào biểu
mô, vài tế bào bạch cầu (<1/một tế bào biểu mô) và vài tế bào Clue (Clue cell)
là tế bào biểu mô lớp nông của âm đạo. [9].
Âm đạo được cấu tạo bởi lớp biểu mô có các tế bào gai đáp ứng với sự
thay đổi nồng độ estrogen và progesteron. Các tế bào lớp nông là loại tế bào
chủ yếu ở đường sinh dục sẽ vượt trội khi có kích thích của estrogen. Các tế
bào lớp trung gian sẽ vượt trội trong giai đoạn hoàng thể do có kích thích của
progesteron. Các tế bào cận đáy sẽ vượt trội khi không có sự hiện diện của các
hormon, một tình trạng như phụ nữ mãn kinh không điều trị hormon thay thế.
Các vi khuẩn thường trú ở âm đạo chủ yếu là ái khí, trung bình có
khoảng 6 chủng khác nhau, phổ biến nhất là Lactobacili sản xuất Hydrogen
peroxide. Một số các yếu tố ảnh hưởng đó là pH âm đạo bình thường khoảng
<4,5; ở điều kiện này sản xuất acid lactic được duy trì. Dưới tác dụng của
Etrogen các tế bào biểu mô âm đạo rất giầu Glycogen và chúng sẽ phân huỷ
Glycogen thành Monosaccaride thành acid lactic. Thành phần chất tiết âm đạo
bình thường gồm:
8
Tế bào biểu mô nhiều hay ít.
Vài bạch cầu.
Vài tế bào Clue cells.
Mọi dịch tiết sinh lý không bao giờ gây triệu chứng cơ năng như: kích
thích, ngứa, đau khi giao hợp hay khi tổn thương đường sinh dục. Chỉ khi dịch
sinh lý có sự thay đổi về tỷ lệ và số lượng vi khuẩn hoặc có sự hiện diện của
các nguyên nhân sinh bệnh thì gọi là khí hư bệnh lý [5].
Âm đạo là một xoang tự nhiên, nóng, ẩm và dễ nhiễm trùng. Lây nhiễm
thường gặp về mặt vi khuẩn do các chủng ở âm hộ, tiền đình, quy đầu, ngón
tay và miệng khi giao hợp. Đó là một xoang chịu các biến đổi về tính chu kỳ
về tiết dịch, tróc mảnh và độ acid, từ đó gây ra các biến đổi về chất lượng của
vi khuẩn hoại sinh.
Chất nhầy cổ tử cung có vai trò kháng khuẩn, dịch nhầy cổ tử cung tạo
ra một hàng rào chống khuẩn ít nhất gồm 4 chất là Lactoferin, Ezym
Peroxydase, Lysozym Mutamidase, các IgA.
Ở những điều kiện bình thường âm hộ, âm đạo, cổ tử cung là nơi
thường trú nhiều loại yếu tố gây nhiễm khác nhau, nhưng các rối loạn chỉ cần
điều trị khi cơ chế bảo vệ bình thường bị suy giảm. Các cơ chế đó chính là:
Môi trường pH ở âm đạo, các lớp biểu mô lát dày của âm đạo, sự khép kín của
âm đạo và các chất tiết từ các tuyến.
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP DO CÁC TÁC NHÂN THÔNG THƯỜNG
Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thấp về lâm sàng thường biểu
hiện bằng một hội chứng gồm ba triệu chứng chính: Ra khí hư, ra máu bất
thường và đau bụng trong khi đó khí hư là triệu chứng phổ biến nhất, tính chất
và màu sắc, khí hư thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại mầm bệnh khác nhau
[5],[10].
9
Có 3 loại khí thư thường gặp:
- Khí hư trong, dính như lòng trắng trứng, có khi loãng như nước, xét
nghiệm khí hư sẽ không thấy vi khuẩn, bạch cầu, chỉ có tế bào biểu mô. Khí
hư này từ niêm mạc tử cung, do u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử
cung hoặc ở người cường estrogen.
- Khí hư đặc trắng: là khí hư đặc như bột, màu trắng, thường đọng
trong túi cùng xét nghiệm thấy có nấm Candida.
- Khí hư vàng xanh có bọt: Là khí hư đục loãng, có màu xanh, thường
có bọt mùi hôi, phủ khắp cổ tử cung và đọng trong các túi cùng âm đạo, xét
nghiệm thấy ký sinh trùng roi có lẫn tạp khuẩn gây bệnh [5],[10].
Ngoài 3 loại khí hư trên, có gặp một số loại khí hư ít phổ biến hơn như:
Khí hư giống như mủ, xét nghiệm thường thấy các loại vi khuẩn gây bệnh
hiếu khí, kỵ khí.
- Khí hư trắng xám, đặc dính giống như hồ loãng: Là khí hư đặc thù cho
viêm âm đạo do barteria vaginosis. Xét nghiệm tìm thấy những trực khuẩn
Gram(-) nhỏ họ Haemophilus có tên Gardnerella.
- Khí hư lẫn máu: Thường có tổn thương như loét trợt thành âm đạo, cổ
tử cung, Polype cổ tử cung, ung thư tử cung, âm đạo.
Xét nghiệm pH cung cấp thông tin về chủng vi khuẩn định cư ở âm đạo
một nồng độ pH <4,5 chỉ sự hiện diện của Lactobacili, bởi vì đây là loại duy
nhất tạo ra acid lactic và chúng có thể phát triển tốt trong nồng độ pH này
[5],[66].
Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thấp bao gồm:
1.2.1. Viêm âm hộ
Viêm âm hộ đơn thuần rất hiếm gặp, thường do bệnh nhân bị viêm âm
hộ, âm đạo, ra nhiều khí hư, ngứa gãi gây bội nhiễm ở âm hộ. Âm hộ đỏ, xung
huyết, ngứa, có thể loét sùi, các nguyên nhân thường gặp như tạp khuẩn không
đặc hiệu, nấm, trùng roi, lậu. [5],[66].
10
- Giang mai: Đây là một bệnh lý lây qua đường giao hợp, do xoắn
trùng Tréponema pallydum. Sau khi bị nhiễm, trở thành một bệnh toàn thân và
vi khuẩn có thể từ mẹ qua nhau để lây cho con [5],[66].
- Lậu: Vi khuẩn xâm nhập qua âm hộ, trú ẩn trong niệu đạo, các tuyến
Skène, tuyến Bartholine, gây viêm nhiễm tại các bộ phận này, có thể tiến triển
thành áp xe.
Triệu chứng sớm nhất là tiểu khó, tiểu rát, huyết trắng và giao hợp đau,
có thể kèm theo viêm cấp tính ở cổ tử cung. [5],[66].
- Mồng gà âm hộ: Tác nhân gây bệnh là vi rút Human Papilloma
(HPV). Đây là một bệnh lây lan qua giao hợp.
Tổn thương là những mụn cóc màu trắng, dính thành chùm và trải đầy
trên âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. [5],[66].
- Herpes âm hộ: Do Herpes Simplex Virus (HPV) Type 2 lây qua
đường giao hợp. Tổn thương là những mụn nước nhỏ mọc thành cụm, rất đau,
có thể kèm hạch bẹn, tiểu khó và rát. Các sang thương thường xuất hiện 3-7
ngày sau lần giao hợp bị nhiễm bệnh. Các mụn nước sẽ vỡ ra, trở thành các
vết loét nhỏ, rất dẽ bị bội nhiễm, các mụn sẽ tự lành sau 2 tuần. [5],[66].
- Do Trichomonas, do nấm. Candida. [5],[66].
- Do tạp khuẩn không đặc hiệu. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng
như Streptococus, Staphylococus, Escheeichia coli, Dphteroid [5],[66].
- Viêm âm hộ người già: Thường đi đôi với viêm âm đạo. Nguyên
nhân do thiếu estrogen nội sinh làm cho âm hộ, âm đạo bị teo khô. Triệu
chứng là ngứa rát âm hộ, giao hợp đau, có khi rướm máu nếu có loét.
1.2.2 Viêm âm đạo
Bệnh thường biểu hiện bằng ba triệu chứng lâm sàng: Ra khí hư, ra
máu bất thường và đau bụng trong đó ra khí hư là triệu chứng phổ biến nhất.
11
1.2.2.1. Viêm âm đạo do nấm (Cadida Spp)
Candida anbican là loại nấm hoại sinh ở da và niêm mạc thuộc loại
nấm men, hình tròn, thân có chồi, kích thước thước 2-5µm, tồn tại tại trong
môi trường tự nhiên xâm nhập vào môi trường âm đạo phát triển thành chồi,
nấm và sợi nấm thâm nhập vào biểu mô âm đạo và gây bệnh. [4],[7].
Thường xẩy ra trên cơ địa mang thai, tiểu đường, dùng kháng sinh lâu
ngày và dùng thuốc viên ngừa thai;
Là bệnh không lây truyền qua đường tình dục
Dấu hiệu lâm sàng
- Các triệu chứng của viêm âm hộ, âm đạo do nấm gồm ngứa âm hộ
kèm với khí hư từng mảng đục như bột [5].
+ Khí hư có thể loãng hay đặc, các triệu chứng có thể có như đau âm
đạo, giao hợp đau, nóng rát âm hộ, ngứa và kích thích. Có thể bị tiểu rát khi
nước tiểu tiếp xúc với âm hộ bị viêm và biểu mô tiền đình. Khám phát hiện
thấy đỏ và phù nề vùng da âm hộ môi bé và môi lớn, có thể xuất hiện các tổn
thương như mủ ở vùng ngoại vi của các vùng viêm đỏ. Âm hộ có khi có các
vùng viêm đỏ dính với khí hư đục. Khi lau sạch niêm mạc có khi rướm máu.
Bắt màu lugol 3% nhạt.
Dấu hiệu cận lâm sàng
+ pH âm đạo ở bệnh nhân bị viêm nhiễm âm hộ-âm đạo do nấm không
bình thường <4,5 [9],[66].
+ Lấy khí hư làm tiêu bản nhuộm sẽ thấy sợi nấm Candida Abicans
+ Nhuộm Gram ít đặc hiệu
+ Whiff test (-)
Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Tiền sử: Phụ nữ có thai, bệnh tiểu đường, sau khi dùng kháng sinh lâu
ngày và dùng viên thuốc tránh thai.
12
- Khí hư: Trắng lỏng như nước hoặc sánh như mủ, màu trắng lợn cợn
đọng thành mảng.
- Ngứa rát, giao hợp đau, niêm mạc âm đạo đỏ rực.
- pH <4,5
- Whiff test (-)
- Bạch cầu đa nhân ít tế bào biểu mô
Chẩn đoán dương tính khi soi tươi dịch âm đạo có bào tử nấm (>20bào
tử/vi trường), nấm chồi hoặc sợi nấm và có hoặc không có dấu hiệu lâm sàng [9].
1.2.2.2. Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis):
Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngoài ra có thể do nguồn
nước tắm giặt mà bệnh nhân đang dùng bị nhiễm bẩn gây viêm âm đạo, cổ tử
cung.
Môi trường sống của Trichomonas vaginalis là yếm khí với pH thích
hợp 5,5 - 6, nhiệt độ tối ưu 37
o
C.
Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng [5],[9],[66].
+ Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis ngứa rát ở âm đạo, đôi khi có
ngứa ở hậu môn. Trường hợp mãn tính không có các triệu chứng này.
+ Khi khí hư loãng đục, ửng xanh lơ, thường có bọt, mùi hôi, khí hư ra
một lượng rất nhiều.
+ Khám bằng mỏ vịt, bệnh nhân kêu van đau, viêm đỏ âm đạo và cổ tử
cung (hình ảnh trái dâu tây) (hình ảnh sao đêm).
+ Bôi dung dịch Lugol vào âm đạo, cổ tử cung sẽ thấy những chấm
trắng trên nền nâu sẫm.
+ pH âm đạo thường >5.
+ Soi tươi dịch tiết âm đạo thường thấy có trùng roi di động và tăng số
lượng bạch cầu, từ 70% Trichomonas vaginalis di động khi xét nghiệm dịch
âm đạo.
13
+ Có thể thấy tế bào Clue cells vì viêm âm đạo do Trichomonas
vaginalis thường kết hợp với viêm âm đạo do vi khuẩn.
+ Whiff test: Có thể (+)
Tiêu chuẩn chẩn đoán
+ Tiền sử có quan hệ tình dục
+ Khí hư: Nhiều, loãng đục, ửng xanh lơ, thường có bọt, mùi hôi
+ Có thể kèm kèm theo triệu chứng ngứa, tiểu rát, niêm mạc âm đạo và
cổ tử cung ngoài có những điểm xuất huyết nhỏ lấm tấm.
+ pH âm đạo thường >5
+ Soi tươi huyết trắng thấy trùng roi di động và nhiều bạch cầu.
Chẩn đoán dương tính khi soi tươi dịch âm đạo có trùng roi và có hoặc
không có dấu hiệu lâm sàng và dịch âm đạo
1.2.2.3. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn là tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp nhất
ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục.
Dấu hiệu lâm sàng [5],[66].
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn được gây ra bởi tình trạng giảm đáng kể
mật độ của Lactobacili, dẫn đến sự quá phát của các vi khuẩn kỵ khí trong môi
trường âm đạo, chủ yếu là Gardenerella, chúng phân giải các polyamine thành
amin tự do, tạo ra khí hư đồng nhất như sữa dính vào thành âm đạo, có mùi
tanh cá thối.
Các sản phẩm tạo ra trong quá trình phân giải amine phản ứng với biểu mô
âm đạo gây cảm giác ngứa hoặc kích thích âm hộ, âm đạo gây đau rát và viêm đỏ
âm đạo. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang gây tiểu khó.
Dấu hiệu cận lâm sàng [9],[66].
+ pH âm đạo thường >4.5 (thường 4.7-5.7)
14
+ Soi tươi các chất tiết âm đạo thấy có sự gia tăng số lượng các tế bào
Clue và thường không có sự hiện diện của bạch cầu. Ở những trường hợp
viêm âm đạo vi khuẩn diễn tiến, hơn 30% các tế bào biểu mô là tế bào Clue
cells.
+ Test Sniff dương tính (test phản ứng sự có Amine nên còn gọi là
Amine test) bốc mùi tanh cá.
+ Nhuộm Gram dịch âm đạo xác định số lượng Lactobacili thường ít
<6con/vi trường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhuộm Gram hữu hiệu
trong chẩn đoán do vi khuẩn, nhất là những trường hợp không dấu hiệu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn của
Amsel và theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản Bộ Y
tế gồm:
+ Khí hư âm đạo đồng nhất như sữa
+ pH âm đạo >4,5
+ whiffe test (+)
+ Soi tươi thấy hơn 20% các tế bào biểu mô âm đạo “tế bào chỉ điểm”
+ Nhuộm Gram: Phát hiện nhiều bạch cầu.
1.2.2.4. Viêm âm đạo do Lậu cầu
Lậu cầu gây bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tuyến Bartholin,
viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm phúc mạc tiểu khung. Là một
trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục mạnh. Trên lâm sàng thường
gặp 02 thể:
+ Lậu cấp tính: Bệnh nhân ra nhiều khí hư lẫn mủ, mùi hôi, màu trắng
hoặc xanh, kèm theo rát, buốt, đái khó, sưng đau bộ phận sinh dục, khám thấy
âm đạo và cổ tử cung đỏ rất đau.
15
+ Lậu mạn tính: Nếu lậu cấp tính không được điều trị hoặc điều trị
không đúng cách thì bệnh trở nên mạn tính, khí hư lẫn ít mủ hoặc chỉ là chất
nhầy, xét nghiệm khí hư có thể thấy song cầu gram (-) nằm ngoài tế bào.
[5],[66].
1.2.3. Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung là phần dưới của tử cung, gồm một phần nằm trong âm đạo
và một phần nằm trên âm đạo, dưới phúc mạc. Cổ tử cung chia thành 2 phần là
cổ ngoài và cổ trong. Viêm cổ tử cung tuỳ thuộc vào loại biểu mô nào bị ảnh
hưởng. Biểu mô cổ ngoài cổ tử cung có thể bị viêm do các tác nhân giống với
tác nhân gây viêm âm đạo, vì thực tế biểu mô bề mặt cổ tử cung là sự trải rộng
liên tục với biểu mô âm đạo. Trichomonas vaginalis, Candida thường gây nên
viêm cổ tử cung ngoài, ngược lại Nesseria gonorrhia, Chlamydia trachomatis
thường gây viêm biểu mô tuyến và gây viêm cổ tử cung trong, cổ tử cung
nhầy mủ.
Ra khí hư là triệu chứng xuất hiện có nguyên nhân duy nhất khi bị viêm
cổ tử cung.
- Viêm cấp: Thường do lậu cầu, một số trường hợp khác có thể do
Stphylococus, Enterococi Sau phá thai nhiễm trùng hay sau một thủ thuật
trên cổ tử cung thường bị viêm cấp cổ tử cung do Stphylococus. Biểu hiện lâm
sàng là huyết trắng nhiều, vàng sánh như mủ kèm theo đau bụng dưới. Cổ tử
cung đỏ khắp, phù nề, thường kết hợp với viêm âm đạo. Khám âm đạo ấn lắc
cổ tử cung gây đau.
- Viêm mãn: Tổn thương khu trú quanh lỗ ngoài cổ tử cung, thường
kèm theo lộ tuyến cổ tử cung. Biểu hiện lâm sàng gồm: Khí hư vàng đặc, cảm
giác trằn vùng hạ vị, có thể xuất huyết sau giao hợp. Khám cổ tử cung đỏ, sần
sùi nhiều hạt, dễ chảy máu khi chạm vào, cần sinh thiết để loại trừ ung thư cổ
tử cung. Viêm mãn tính cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây vô sinh.
16
Chẩn đoán
Ra khi hư triệu chứng xuất hiện có nguyên nhân duy nhất khi bị viêm CTC
- Viêm cấp: Cổ tử cung đỏ, phù nề, thường kết hợp với viêm âm đạo
- Viêm mãn: Tổn thương khu trú quanh lỗ ngoài cổ tử cung, thường
kèm viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Nhuộm Gram: tìm song cầu Gram (-) nội bào.
- Soi tươi: tìm nấm Candida abicans, Trichomonas vaginalis.
- Nuôi cấy thạch Chocolate.
1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ VI SINH VÀ KÝ SINH
THƯỜNG GÂY BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP Ở PHỤ NỮ
1.3.1. Candida albicans
Là một loại nấm ký sinh ở da và
niêm mạc thuộc họ nấm men, hình tròn
hay hình xoan, có chồi nhỏ gọi là thể
Yeast, kích thước 2-4µm (soi tươi).
Nhuộm Gram có thể thấy cả sợi nấm là
một đoạn thẳng đầu cuốn tròn, kích
thước từ 3-5µm (thể hyphae), sinh sản
bằng cách nảy chồi [4],[9].
Các điều kiện thuận lợi cho
Candida gây bệnh: Phụ nữ có thai,
bệnh tiểu đường, béo phì, suy dinh
dưỡng, nghề nghiệp (ẩm ướt), sử dụng
thuốc viên tránh thai, kháng sinh phổ
rộng, dùng Corticoide liều cao và các
thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài các yếu tố thuận lợi đã nêu trên, bệnh còn hay
gặp ở những người vệ sinh không đúng cách (thụt rửa âm đạo thường xuyên
làm xáo trộn môi trường hoá học và vi sinh trong âm đạo), mặc quần chật.
Hình 1.3. Viêm âm hộ do Candida, các
mảng trắng, đỏ lan tỏa.
17
1.3.2. Trichomonas vaginalis
Trichomonas vaginalis là loại đơn bào Trypanosone có thể có dạng:
- Dạng thực vật: Trichomonas vaginalis thuộc lớp trùng roi là nguyên
sinh vật đơn bào, kỵ khí, cử động bằng một hoặc nhiều roi, có chiều dài từ 10-
16µm, có lúc chúng hình quả lê hoặc hình bầu dục, chiều dài từ 10-25µm,
chiều ngang từ 7-15µm, có từ 3-5 roi. Nhân hình bầu dục, lệch một bên, nhỏ
và có nhiều hạt, có thể ưa acid nằm trong bào tương xanh xám nhạt. Mầm
bệnh sinh sôi nảy nở bằng cách phân đôi và được nuôi bằng hiện tượng thẩm
thấu và thực bào [4],[9].
- Dạng nang: Nhỏ, ít cử động, khó phát hiện, dễ lẫn với các bạch cầu
hoặc Lympho bào.
1.3.3. Gardnenella
Gardnenella là vi sinh vật có những chân bơi bắt mầu Gram thay đổi,
hoặc Gram (-) với thành tế bào sáng không di động và không có bào tử, ái khí,
đôi khi yếm khí, tiêu thụ nhiều loại Carbon hydrat khác nhau với sản xuất chủ
yếu là acid lactic.
Chủng Gardnenella vaginalis đã được mô tả là những trực khuẩn Gram
nhỏ, kích thước 0,5µm, dài 1,5-2,5µm x 0,5µm, nhuộm Gram thay đổi từ
Gram (-) sang Gram (+), vi khuẩn không di động, không tạo vỏ, nuôi cấy với
kỵ khí đòi dinh dưỡng cao, tan máu trên môi trường thạch máu; thuộc họ
Haemophilus. Gardnenella vaginalis bình thường có trong âm đạo, có thể phủ
trên bề mặt hoặc bám xung quanh tế bào biểu mô âm đạo bị bong ra [4],[9].
1.3.4. Neiseria Gonorrhoea
Lậu cầu thuộc họ Neiseria là song cầu khuẩn Gram (-) hình hạt cà phê.
Trong bệnh phẩm soi trực tiếp lậu cầu có thể nằm trong và ngoài bạch cầu đa
nhân trung tính. Lậu cầu không di động, không có vỏ, có men Oxydaza, lên
men đường Glucose, không lên men đường Lactose, Maltase, Saccarose
[4],[9].
18
Vi khuẩn lậu xâm nhập qua âm hộ, trú ẩn trong niệu đạo, các tuyến
Skène, tuyến Bactholin, ống cổ tử cung, gây viêm nhiễm tại các cơ quan này
có thể tiến triển thành áp xe.
1.3.5. Herpes.
Herpes là một loại vi rút herpes simplex (HSV), đi vào cơ thể thông qua
chia nhỏ trong da hoặc màng nhầy, gồm 2 loại virus:
- Virus Herpes Typ I(HSV1) và Herpes Typ II (HSV2); Typ II gây bệnh
ở cơ quan sinh dục, hậu môn và sơ sinh. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn
căn bệnh này.
- Bình thường có 70% người lành mang virus nhưng không có biểu hiện
lâm sàng, trong điều kiện sức khoẻ giảm sút, viêm nhiễm, sức đề kháng giảm
thì virus sẵn trong cơ thể trở thành gây bệnh gây nên mụn rộp ở bộ phận sinh
dục (mụn rộp sinh dục) hoặc các bộ phận khác của cơ thể [5],[66].
1.3.6. Giang mai
Xoắn khuẩn giang mai rất mảnh hình xoắn như lò xo, kích thước rộng
0,2mm, dài 5-15mm, thường có 8-14 vòng xoắn đều đặn, vi khuẩn không sinh
nha bào. Trên kính hiển vi điện tử thấy 2 đầu có lông nhưng vi khuẩn không di
động bằng lông mà chuyển động chủ yếu do sự uốn khúc các vòng xoắn và
quay quanh một trục. Soi tươi trong kính hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn
chuyển động quay tròn gần như không di chuyển vị trí. Nhuộm bằng phương
pháp Fontana Tribondeau xoắn khuẩn có màu vàng hình sin đều đặn
[4],[9],[66]
1.3.7. Sùi mào gà
Herpes simplex được chia thành hai loại: HSV type 1 và HSV type 2.
HSV1 chủ yếu gây ra các bệnh ở miệng, họng, mặt, mắt, và nhiễm trùng hệ
thống thần kinh trung ương, trong khi HSV2 gây ra nhiễm trùng ở bộ phận
sinh dục [66].