Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Khảo sát các đặc điểm thể chất y học cổ truyền trên bệnh nhân vảy nến mảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN ANH THƯ

KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT
Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN
VẢY NẾN MẢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN ANH THƯ


KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT
Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN
VẢY NẾN MẢNG

CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720113

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. LÊ BẢO LƯU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CẢM ƠN
Đằng sau kết quả của một luận văn được hồn thành, khơng chỉ là sự cố gắng
nỗ lực của tác giả, mà còn là nhờ vào sự giúp đỡ về mọi mặt của quý thầy cô, quý
bạn bè và những người thân yêu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giảng viên của Đại học Y
dược TPHCM đã truyền dạy những tri thức bổ ích trong suốt quá trình em được
học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS.BS. Lê Bảo Lưu đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ trong suốt quá trình em thực hiện luận văn.
Con xin cảm ơn ba má đã luôn ủng hộ và tài trợ cho con về mọi mặt.
Cảm ơn các bạn đồng môn đã đồng hành, nhắc nhở và hỗ trợ lẫn nhau trong
suốt quá trình học tập.
Và cảm ơn người chồng thân u đã ln bên cạnh động viên, chăm sóc.


Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Anh Thư

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này được ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Anh Thư

.


.

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ii


DANH MỤC BẢNG

iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

iv

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
TỔNG QUAN.................................................................................... 3
1.1. Bệnh vảy nến theo Y học hiện đại ............................................................ 3
1.2. Bệnh vảy nến theo Y học cổ truyền ........................................................ 11
1.3. Bảng câu hỏi CCMQ ............................................................................... 19
1.4. Các nghiên cứu liên quan ........................................................................ 26
1.5. Phương pháp thống kê trong nghiên cứu ................................................ 27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29
2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................. 29
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 29
2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................... 29
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu .................................................................................. 30
2.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 30
2.6. Định nghĩa biến số .................................................................................. 33
2.7. Phân tích và trình bày.............................................................................. 36
2.8. Vấn đề y đức ........................................................................................... 36
KẾT QUẢ ........................................................................................ 38
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ................................................................ 38
3.2. Phân tích kết quả thống kê ...................................................................... 42
BÀN LUẬN ..................................................................................... 48
4.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ................................................................. 48

4.2. Các dạng thể chất trong mẫu nghiên cứu ................................................ 55
4.3. Tính mới và tính ứng dụng...................................................................... 65
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 67
HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II

.


.

ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

AS

Adjusted scores

CCMQ

Constitution in Chinese Medicine Questionnaire

HLA


Human Leukocyte Antigen

OR

Odds Ratios

NSAID

Non-steroidal antiinflamatory drug

TNF

Tumor Necrosis Factors

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

DANH MỤC ĐỐI CHIỀU ANH – VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


AS

Điểm số đã điều chỉnh

CCMQ

Bảng câu hỏi Thể chất trong Y học cổ truyền Trung Quốc

HLA

Kháng nguyên bạch cầu người

OR

Tỉ số số chênh

NSAID

Thuốc kháng viêm không Steroid

TNF

Yếu tố hoại tử khối u

.


.


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Triệu chứng lâm sàng và đặc điểm sinh bệnh học của 4 phân thể lâm
sàng bệnh vảy nến ...................................................................... 14
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn phân loại để xếp loại thể chất ........................................... 22
Bảng 2.1: Định nghĩa biến số ............................................................................... 33
Bảng 3.1: Phân bố người bệnh theo giới .............................................................. 38
Bảng 3.2: Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi .................................................... 38
Bảng 3.3: Phân bố độ tuổi người bệnh theo giới tính .......................................... 39
Bảng 3.4: Tỉ lệ người bệnh có tiền căn gia đình .................................................. 39
Bảng 3.5: Phân bố theo thời gian mắc bệnh......................................................... 40
Bảng 3.6: Phân bố theo số lần tái phát trong một năm ........................................ 40
Bảng 3.7: Phân tích hồi quy logistic giữa thời gian mắc bệnh và thể chất đàm
thấp ............................................................................................. 43
Bảng 3.8: Phân tích hồi quy logistic giữa thể chất và tái phát nhiều ................... 44
Bảng 3.9: Phân tích hồi quy logistic giữa thể chất và yếu tố nhiễm trùng .......... 45
Bảng 3.10: Phân tích hồi quy logistic giữa thể chất và yếu tố stress ................... 45
Bảng 3.11: Phân tích hồi quy logistic giữa thể chất và hiện tượng Koebner ....... 46
Bảng 3.12: Phân tích hồi quy logistic giữa thể chất và yếu tố hút thuốc lá ......... 46
Bảng 3.13: Phân tích hồi quy logistic giữa thể chất và ăn uống .......................... 46
Bảng 3.14: Phân tích hồi quy logistic giữa thể chất và thời tiết .......................... 47
Bảng 4.1: So sánh phân bố tỉ lệ các yếu tố kích hoạt trong các nghiên cứu ........ 51
Bảng 4.2: So sánh phân bố tỉ lệ các loại thể chất trong các nghiên cứu .............. 55

.


.


iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1: Phân bố độ tuổi của mẫu nghiên cứu .............................................. 39
Biểu đồ 3.2: Phân bố thời gian mắc bệnh ............................................................ 40
Biểu đồ 3.3: Phân bố tần số tái phát trong một năm ............................................ 41
Biểu đồ 3.4: Phân bố yếu tố kích hoạt ................................................................. 41
Biểu đồ 3.5: Phân bố các dạng thể chất của mẫu nghiên cứu .............................. 42
Biểu đồ 3.6: Phân bố số lượng người bệnh mắc từ 1 đến 3 loại thể chất............. 42
Biểu đồ 3.7: Phân bố các dạng thể chất YHCT của người bệnh vảy nến mảng có
tiền căn gia đình ..................................................................... 43
Biểu đồ 3.8: Phân bố các loại thể chất và mức độ tái phát trong một năm .......... 44

.


.

1

MỞ ĐẦU
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính phổ biến, ngày càng được cơng
nhận là một rối loạn viêm hệ thống. Tỉ lệ bệnh vảy nến chiếm khoảng 2 - 3% dân
số tùy theo từng khu vực trên thế giới. Trong đó, vảy nến mảng hay vảy nến
vulgaris (vulgaris psoriasis) là dạng vảy nến phổ biến nhất, gặp ở khoảng 90%
người bệnh 1. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
năm 2010, tỉ lệ người bệnh vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số người bệnh đến
khám bệnh 2. Căn nguyên của bệnh vảy nến chưa rõ. Người ta cho rằng bệnh vảy
nến có liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Bệnh vảy nến làm phát
sinh lo lắng về ngoại hình, dẫn đến mặc cảm và xấu hổ, gây ảnh hưởng đến công

việc và đời sống người bệnh. Tỉ lệ có ý định tự tử và trầm cảm ở người bệnh vảy
nến cao hơn so với những người mắc các bệnh lý khác và dân số nói chung. Theo
một cuộc khảo sát, 79% người bệnh bị bệnh vảy nến nặng cho biết bệnh có ảnh
hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ 3. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu để chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Các thuốc y học hiện đại (YHHĐ)
điều trị tại chỗ và toàn thân đem lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh đồng thời
với việc xảy ra hiện tượng dung nạp thuốc. Điều trị hiện nay tập trung vào vận
dụng, phối hợp tốt các phương pháp điều trị để có thể duy trì được sự ổn định của
bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống người
bệnh 2.
Y học cổ truyền (YHCT) đã hướng dẫn việc duy trì sức khỏe và điều trị bệnh
trong hàng nghìn năm và đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
YHCT coi mỗi cá nhân là duy nhất nên tất cả các phương pháp điều trị và phòng
ngừa tương ứng đều được cá nhân hóa. Thể chất theo YHCT nghiên cứu tình trạng
tồn diện của cơ thể, bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố di truyền, bẩm sinh và mắc phải.
Phân loại thể chất đặt nền tảng cho việc chẩn đốn, phịng ngừa và điều trị bệnh.
Các dạng thể chất YHCT khác nhau khiến các cá nhân có khả năng nhạy cảm khác
nhau với các yếu tố gây bệnh. Việc kiểm tra thể chất YHCT của một cá nhân có
thể thúc đẩy việc quản lý sức khỏe hiệu quả và mang lại lợi ích đáng kể cho việc

.


.

2

áp dụng y học cá nhân hóa. Lý thuyết và vận dụng thể chất YHCT cung cấp một
cách tiếp cận mới để duy trì sức khỏe và phịng ngừa bệnh tật 4.
Theo YHCT, sang thương của bệnh vảy nến được mơ tả trong chứng Tùng

Bì Tiễn với nhiều căn ngun, biểu hiện lâm sàng và những bệnh cảnh phức tạp5,6.
Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy có mối tương quan giữa thể chất YHCT của
người bệnh vảy nến và sự phân biệt hội chứng bệnh theo YHCT của chứng Tùng
bì tiễn 7. Nhiều nghiên cứu can thiệp lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên cho thấy việc
điều dưỡng thể chất bằng ăn uống, tập luyện thể dục, dưỡng sinh và thay đổi tâm
lý có thể cải thiện mức độ biểu hiện bệnh vảy nến của người bệnh 8-11. Điều này
gợi ý rằng việc điều chỉnh thể chất YHCT là một phương pháp hứa hẹn giúp kiểm
soát bệnh vảy nến và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam về các đặc điểm của thể chất YHCT
trên người bệnh vảy nến. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Khảo sát các đặc điểm
thể chất y học cổ truyền trên bệnh nhân vảy nến mảng”.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ các dạng thể chất YHCT trên người bệnh vảy nến mảng và mối liên hệ
giữa thể chất YHCT với các yếu tố liên quan của bệnh vảy nến là như thế nào?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỉ lệ các dạng thể chất YHCT trên người bệnh vảy nến mảng tại
Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỉ lệ các dạng thể chất YHCT trên người bệnh vảy nến mảng theo
bảng câu hỏi CCMQ tiếng Việt.
2. Xác định mối liên quan giữa thể chất YHCT với thời gian mắc bệnh, số lần
tái phát trong năm và các yếu tố kích hoạt của bệnh vảy nến.

.


.


3

TỔNG QUAN
1.1. Bệnh vảy nến theo Y học hiện đại
Định nghĩa
Bệnh vảy nến (psoriasis) là một bệnh phổ biến, qua trung gian miễn dịch, đặc
trưng bởi tình trạng viêm da, tăng sản biểu bì và tăng nguy cơ viêm khớp, gây đau
đớn và hủy hoại, cũng như gây ra bệnh tim mạch và các thách thức tâm lý xã hội.
Gánh nặng kinh tế và sức khỏe của bệnh lý này là rất lớn, nhưng ngun nhân của
nó vẫn cịn chưa được biết 3.
Dịch tễ
Bệnh vảy nến xảy ra phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ hiện mắc được
báo cáo ở các quần thể khác nhau thay đổi đáng kể, từ 0,91% ở Hoa Kỳ đến 8,5%
ở Na Uy. Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến thấp hơn ở người châu Á 3. Tại Việt Nam, vảy
nến cũng là một bệnh khá thường gặp. Thống kê ở bệnh viện Da liễu TPHCM năm
2001, số bệnh vảy nến đến khám chiếm tỉ lệ 2,32%, đứng hàng thứ 4 sau chàm,
mụn trứng cá và mề đay 12. Bệnh vảy nến dường như có tỉ lệ đồng đều giữa nam
và nữ. Vảy nến có thể khởi phát ở bất kì tuổi nào nhưng hiếm gặp dưới 10 tuổi.
Thường bệnh hay xuất hiện nhất là khoảng tuổi 15 - 30 tuổi. Tuổi trung bình khởi
phát vảy nến ở nam là 29 và nữ là 27 13. Sở hữu một số kháng nguyên kháng bạch
cầu người (HLA) lớp I, đặc biệt là HLA-Cw6, có liên quan đến tuổi khởi phát sớm
hơn và có tiền sử gia đình có người mắc bệnh 3.
Yếu tố di truyền
Có từ 35% đến 90% người bệnh vảy nến có tiền sử gia đình mắc vảy nến.
Theo một nghiên cứu ở Đức, một đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ bị vảy nến sẽ có nguy
cơ mắc vảy nến là 41%. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc vảy nến thì nguy cơ là 14%
và nếu chỉ có một anh chị em trong gia đình mắc vảy nến thì con số này chỉ còn là
6% 14. Nguy cơ bị vảy nến của những người có anh chị em sinh đơi cùng trứng
mắc vảy nến cao gấp 2 đến 3 lần những người có anh chị em sinh đơi khác trứng

mắc bệnh này. Ngoài ra, sự phân bố của sang thương, độ nặng của bệnh và độ tuổi

.


.

4

khởi phát của các cặp sinh đôi cùng trứng cũng có mức độ tương đồng cao hơn so
với các người bệnh cùng cặp sinh đôi khác trứng.
HLA-Cw6 được cho là có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc vảy nến cũng
như độ tuổi khởi phát bệnh. Người mang gen HLA-Cw6 có nguy cơ mắc vảy nến
gấp 13 lần so với người không mang gen trong quần thể người da trắng và 25 lần
trong quần thể người Nhật. 3
Lâm sàng
Sang thương da
Sang thương điển hình của vảy nến là những dát đỏ, giới hạn rõ với da lành,
trên dát phủ vảy da dễ bong. Đặc điểm của dát thường có màu đỏ hoặc hồng, số
lượng thay đổi, kích thước khác nhau, ranh giới rõ với da lành, hình trịn hoặc bầu
dục, hoặc hình nhiều vịng cung, ấn kính mất màu, sờ mềm, không thâm nhiễm,
không đau. Đặc điểm của vảy da là khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ
dày không đều, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, phủ kín tồn bộ dát đỏ hoặc
phủ một phần, thường để lại vùng ngoại vi 2.
Cạo vảy theo phương pháp của Brocq: dùng thìa nạo cùn (curette) cạo trên
thương tổn vảy nến từ vài chục đến hàng trăm lần thì thấy đầu tiên là vảy da bong
thành lát mỏng có màu trắng đục. Tiếp tục cạo sẽ thấy một màng mỏng bong ra
(gọi là màng bong). Dưới lớp màng bong bề mặt đỏ, nhẵn, bóng, có những điểm
rớm máu gọi là hạt sương máu (dấu hiệu Auspitz) 2.
Sang thương móng

Sang thương móng có thể là những chấm lõm ở mặt móng (dạng cái đê khâu)
hoặc những vân ngang; móng mất trong, có những đốm trắng hoặc thành viền màu
vàng đồng; bong móng ở bờ tự do; dày sừng dưới móng cùng với dày móng và
mủn; có thể biến mất tồn bộ móng để lại giường móng bong vảy sừng. Ở vảy nến
thể mủ, thấy các mụn mủ dưới móng hoặc xung quanh móng 2.

.


.

5

Sang thương khớp
Sang thương khớp chiếm khoảng 10 - 20% tổng số người bệnh vảy nến. Biểu
hiện là đau các khớp; hạn chế và viêm một khớp; viêm đa khớp vảy nến, hình ảnh
lâm sàng giống viêm đa khớp dạng thấp; viêm khớp cột sống vảy nến hiếm gặp
hơn so với viêm đa khớp. Thể này rất khó phân biệt với viêm cột sống dính khớp.
Hình ảnh X-quang thấy hiện tượng mất vơi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương,
dính khớp 2.
Sang thương niêm mạc
Sang thương này thường gặp ở niêm mạc qui đầu. Đó là những vết màu hồng,
khơng thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc khơng có vảy, tiến triển mạn tính. Ở lưỡi
thương tổn giống viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy; ở mắt
biểu hiện viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt 2.
Phân thể
Vảy nến thể mảng:
Vảy nến mảng hay vảy nến vulgaris (vulgaris psoriasis) là dạng vảy nến phổ
biến nhất, gặp ở khoảng 90% người bệnh. Sang thương cổ điển của bệnh vảy nến
mảng là một mảng bám màu đỏ, nổi lên, được phân chia rõ ràng với bề mặt có vảy

trắng, phân bố đối xứng, đặc trưng khu trú ở các mặt kéo dài của các chi; đặc biệt
là khuỷu tay và đầu gối, cùng với da đầu, vùng da dưới mông và bộ phận sinh dục.
Sang thương có thể có kích thước khác nhau, từ sẩn đầu nhọn đến mảng bao phủ
các vùng rộng lớn trên cơ thể. Dưới lớp vảy, da có ban đỏ đồng nhất bóng, và xuất
hiện các điểm xuất huyết khi bóc vảy, làm tổn thương các mao mạch giãn bên dưới
(dấu hiệu Auspitz). Bệnh vảy nến có xu hướng bùng phát đối xứng và tính đối
xứng là một đặc điểm hữu ích trong việc chẩn đốn. Tuy nhiên, sang thương có
thể xảy ra ở một bên cơ thể. Kiểu hình vảy nến có thể biểu hiện đa dạng và thay
đổi ngay cả trên cùng một người bệnh 3.
Hiện tượng Koebner (còn được gọi là phản ứng Koebner) là hiện tượng cảm
ứng sang chấn của bệnh vảy nến trên da lành; nó xảy ra thường xuyên hơn trong
các đợt bùng phát bệnh và là hiện tượng tất cả hoặc không (nghĩa là, nếu bệnh vảy

.


.

6

nến xảy ra ở một vị trí tổn thương, thì nó sẽ xảy ra ở tất cả các vị trí bị thương).
Phản ứng Koebner thường xảy ra từ 7 đến 14 ngày sau khi bị thương, và từ 25%
đến 75% người bệnh có thể phát triển hiện tượng Koebner liên quan đến chấn
thương tại một số thời điểm trong thời gian mắc bệnh3.
Vảy nến thể giọt
Vảy nến giọt (guttate psoriasis) được đặc trưng bởi các sẩn nhỏ (đường kính
0,5–1,5 cm) trên thân trên và đoạn gần của chi. Thể này thường gặp ở người bệnh
trẻ tuổi, nó có mối liên hệ mạnh nhất với HLA-Cw6, và nhiễm trùng họng do liên
cầu thường xảy ra trước hoặc đồng thời với sự khởi phát hoặc bùng phát của bệnh
vảy nến giọt. Người bệnh có tiền sử bệnh vảy nến thể mảng mãn tính có thể phát

triển các tổn thương dạng vảy nến giọt, có thể hoặc khơng có kèm theo sự xấu đi
của các mảng mãn tính của họ 3.
Vảy nến thể đảo ngược
Vảy nến đảo ngược (inverse psoriasis) sang thương có ranh giới rõ nét, khu
trú ở các nếp da lớn, ở những vùng da tiếp xúc với da, chẳng hạn như nách, vùng
sinh dục và cổ. Vùng tổn thương có sự giảm tiết mồ hôi 3.
Vảy nến thể đỏ da tồn thân
Vảy nến đỏ da tồn thân (erythrodermic psoriasis) có ban đỏ vảy nến xuất
hiện ở tất cả các vị trí trên cơ thể, bao gồm mặt, bàn tay, bàn chân, móng tay, thân
mình và tứ chi. Mặc dù tất cả các triệu chứng của bệnh vảy nến đều xảy ra, nhưng
ban đỏ là đặc điểm nổi bật nhất, và vảy khác với vảy của vảy nến mạn tính. Vảy
đóng dày, kết dính với nhau, màu trắng đục, có vảy nhỏ trên bề mặt. Người bệnh
bị bệnh vảy nến thể đỏ da tồn thân bị mất nhiệt q mức vì giãn mạch tồn thân,
và điều này có thể gây hạ thân nhiệt. Da vảy nến thường thiếu nước do tắc ống dẫn
mồ hơi và có nguy cơ tăng thân nhiệt ở những vùng khí hậu nóng ấm. Phù chi dưới
thường gặp thứ phát do giãn mạch và mất protein từ mạch máu vào mơ. Cũng có
thể xảy ra suy tim cung lượng cao và suy giảm chức năng gan và thận 3. Đỏ da toàn
thân thường là biến chứng của vảy nến mảng hoặc do dùng corticoid tồn thân, đơi
khi là biểu hiện đầu tiên của bệnh vảy nến 2.

.


.

7

Vảy nến mủ
Vảy nến mủ (pustular psoriasis) có sang thương lan toả điển hình là thể của
Zumbusch, bắt đầu xảy ra đột ngột, sốt 400C, xuất hiện những mảng dát đỏ trên da

lành hoặc chuyển dạng từ những mảng vảy nến cũ, kích thước lớn, đơi khi lan toả,
màu đỏ tươi, căng phù nhẹ, ít hoặc khơng có vảy, tạo hình ảnh đỏ da tồn thân.
Trên những mảng dát đỏ xuất hiện mụn mủ nhỏ bằng đầu đinh ghim, trắng đục, ở
nông dưới lớp sừng, dẹt, hiếm khi đứng riêng lẻ, thường nhóm lại, cấy mủ khơng
thấy vi khuẩn. Ba giai đoạn dát đỏ, mụn mủ và bong vảy da xuất hiện xen kẽ trên
cùng một người bệnh do các đợt phát bệnh xảy ra liên tiếp 3.
Yếu tố kích hoạt
-

Béo phì: Những người béo phì đã được chứng minh là có nhiều khả năng
mắc bệnh vảy nến nặng hơn. Tuy nhiên, béo phì dường như khơng có vai
trị trong việc xác định sự khởi phát của bệnh vảy nến15.

-

Hút thuốc nhiều (> 20 điếu mỗi ngày): có liên quan đến việc tăng gấp hai
lần nguy cơ mắc bệnh vảy nến nặng 16. Khơng giống như béo phì, hút thuốc
dường như có vai trị trong việc khởi phát bệnh vảy nến 15.

-

Chế độ ăn và uống rượu: chưa có nhiều thông tin về tác động của chế độ ăn
uống đối với quá trình bệnh vảy nến. Việc bổ sung dầu cá như một loại thực
phẩm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, nhưng các nghiên cứu lâm sàng
khơng tìm thấy bất kỳ tác dụng có lợi nào của dầu cá trong chế độ ăn. Trong
bệnh viêm khớp dạng thấp, việc ăn q nhiều thịt là khơng có lợi cho bệnh.
Tuy nhiên, khía cạnh này vẫn chưa được thể hiện rõ ràng trong bệnh vảy
nến và có thể cần nghiên cứu thêm. Uống rượu có thể liên quan đến các
biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng hơn của bệnh vảy nến 17.


-

Môi trường và sự thay đổi thời tiết: người bệnh thường cho biết thời tiết
lạnh có ảnh hưởng xấu đến bệnh vảy nến của họ, trong khi thời tiết nóng và
ánh sáng mặt trời lại có lợi 17. Sự thay đổi của các yếu tố theo mùa bao gồm
vitamin D, melatonin và các tác nhân lây nhiễm theo mùa được coi là các
yếu tố góp phần vào hoạt động của bệnh. 18

.


.

8

-

Nhiễm trùng: Mối liên quan giữa nhiễm trùng họng do liên cầu và bệnh vảy
nến giọt đã được xác nhận nhiều lần. Nhiễm trùng họng do liên cầu cũng đã
được chứng minh là làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến mảng mãn tính đã
có từ trước 19, và cắt amidan đã được chứng minh là dẫn đến cải thiện lâu
dài bệnh vảy nến, đặc biệt là ở người mang HLA-Cw6 20. Đợt cấp nặng của
bệnh vảy nến có thể là biểu hiện của nhiễm HIV. Bệnh vảy nến cũng có liên
quan đến nhiễm viêm gan C 21.

-

Thuốc: Các loại thuốc làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến bao gồm thuốc
chống sốt rét, thuốc chẹn β, lithium, thuốc chống viêm không steroid
(NSAID), IFNs-α và -γ, imiquimod, thuốc ức chế men chuyển và

gemfibrozil. Các đợt cấp và khởi phát bệnh vảy nến đã được mô tả ở những
người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF). Cơ
chế mà các loại thuốc làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến phần lớn vẫn chưa
được biết 21.

-

Căng thẳng tâm lý là một yếu tố kích hoạt tồn thân, với phản ứng cortisol
tăng cao đối với căng thẳng. Có là thể là yếu tố khởi phát hoặc tái phát bệnh.
Theo nghiên cứu, việc lo lắng và gãi ngứa đều có liên quan độc lập đến sự
gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngứa 4 tuần sau đó. 14
Cận lâm sàng

-

Hình ảnh mơ bệnh học đặc trưng là á sừng, mất lớp hạt, tăng gai và thâm
nhiễm viêm.

-

Khi tiến hành hóa mơ miễn dịch sẽ xác định thêm những biểu hiện kháng
thể kháng lớp sừng, kháng thể IgG, xâm nhiễm tế bào TCD4, TCD4...

-

Xét nghiệm sinh hóa máu, đặc biệt là định lượng can-xi máu trong trường
hợp vảy nến thể mủ.

-


Xét nghiệm ASLO hay nuôi cấy vi khuẩn (ngoáy họng) đối với người bệnh
mắc vảy nến thể giọt 2.

.


.

9

Chẩn đoán
Chẩn đoán vảy nến chủ yếu là dựa vào triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán xác
định dựa vào 2:
-

Thương tổn da: dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy trắng dễ
bong.

-

Nghiệm pháp: Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính.

-

Hình ảnh mơ bệnh học: Mặc dù việc kiểm tra mô bệnh học hiếm khi cần
thiết để chẩn đốn bệnh vảy nến, nhưng nó có thể hữu ích trong những
trường hợp khó - khi thương tổn lâm sàng khơng điển hình.
Chẩn đốn phân biệt

-


Giang mai thời kỳ thứ II: sang thương cơ bản là các sẩn màu hồng, thâm
nhiễm, xung quanh có vảy trắng, cạo vảy theo phương pháp Brocq âm tính.
Xét nghiệm tìm xoắn trùng tại thương tổn, phản ứng huyết thanh giang mai
dương tính.

-

Lupus đỏ: sang thương cơ bản là dát đỏ, teo da, vảy da dính khó bong.

-

Á vảy nến: sang thương cơ bản là các sẩn, mảng màu hồng có vảy trắng,
cạo vảy có dấu hiệu “gắn xi”.

-

Vảy phấn hồng Gibert: sang thương cơ bản là mảng da đỏ hình trịn hoặc
hình bầu dục, có vảy phấn nổi cao so với trung tâm, rải rác toàn thân. Các
vùng đầu, mặt và bàn tay, bàn chân thường khơng có sang thương. Bệnh
tiến triển tự khỏi trong vòng 4 đến 8 tuần.

-

Vảy phấn đỏ nang lơng: sang thương là các sẩn hình chóp màu hồng có vảy
phấn, khu trú ở nang lơng. Vị trí hay gặp nhất là ở mặt duỗi đốt 2 đốt 3 ngón
tay và ngón chân, bụng, chi dưới 2.
Điều trị
Hàng loạt các phương pháp điều trị chống vảy nến, cả tại chỗ và tồn thân,


đã được sử dụng kiểm sốt bệnh vảy nến. Đáng chú ý là hầu hết các phương pháp
điều trị này là điều hòa miễn dịch. Khi lựa chọn một phác đồ điều trị, điều quan
trọng là phải giải thích được mức độ và tiên lượng bệnh với nhận thức của chính

.


.

10

người bệnh về bệnh của họ. Một nghiên cứu cho thấy 40% người bệnh cảm thấy
thất vọng với sự kém hiệu quả của các liệu pháp hiện tại của họ và 32% báo cáo
rằng việc điều trị khơng đủ tích cực 22. Vì bệnh vảy nến là một tình trạng mãn tính,
điều quan trọng là phải biết tính an tồn của phương pháp điều trị trong quá trình
sử dụng lâu dài. Trong hầu hết các phương pháp điều trị, thời gian điều trị bị hạn
chế do tiềm năng độc tính tích lũy của một phương pháp điều trị riêng lẻ, và trong
một số trường hợp, hiệu quả điều trị có thể giảm dần theo thời gian (sự dung nạp
thuốc). Một số phương pháp điều trị, chẳng hạn như calcipotriol, methotrexate
(MTX) và acitretin, có thể được coi là thích hợp để sử dụng liên tục 23. Các phương
pháp điều trị này duy trì hiệu quả và có tiềm năng độc tính tích lũy thấp. Ngược
lại, corticosteroid tại chỗ, dithranol, hắc ín, quang hố trị liệu, và cyclosporin
khơng được chỉ định để sử dụng liên tục lâu dài. Các phương pháp điều trị kết hợp
hoặc luân phiên được đề nghị. Tuy nhiên, những người bệnh bị vảy nến thể mảng
mãn tính ổn định đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại chỗ có thể khơng
cần thay đổi phương pháp điều trị 23. Trong trường hợp bệnh vảy nến có ngứa, việc
sử dụng các phương pháp điều trị có khả năng gây kích ứng, chẳng hạn như
dithranol, các chất tương tự vitamin D3 và quang hoá trị liệu, nên được sử dụng
thận trọng; các phương pháp điều trị có tác dụng chống viêm mạnh, chẳng hạn như
corticosteroid tại chỗ, thích hợp hơn trong trường hợp này. Ở những người bệnh

bị bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân và vảy nến thể mủ, nên tránh các phương pháp
điều trị có khả năng gây kích ứng, và lúc này, acitretin, MTX hoặc cyclosporin
ngắn hạn là những phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên 23. Cần phải cân
nhắc đặc biệt trong việc điều trị với những phụ nữ có ý định sinh con.
Trong những năm gần đây người ta tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác
dụng tốt trong điều trị bệnh vảy nến như Etanercept, Alefacept, Efalizumab và đã
được áp dụng ở nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ cho kết quả tốt. Tuy nhiên do
phương pháp này khá tốn kém nên chưa được dùng rộng rãi ở nước ta.

.


.

11

Tiên lượng
Sẽ rất hữu ích khi xác định tuổi khởi phát và sự có hay khơng có tiền sử gia
đình mắc bệnh vảy nến vì tuổi khởi phát trẻ hơn và tiền sử gia đình có liên quan
đến việc bệnh tái phát và lan rộng 24,25. Ở bệnh mãn tính, các tổn thương có thể tồn
tại khơng thay đổi trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nhưng bệnh cấp tính thể
hiện các tổn thương bùng phát đột ngột trong thời gian ngắn (vài ngày). Người
bệnh cũng có sự khác biệt lớn về khả năng tái phát. Một số người bệnh bị tái phát
thường xuyên, xảy ra hàng tuần hoặc hàng tháng, nhưng những người khác có bệnh
ổn định hơn chỉ thỉnh thoảng tái phát. Những người bệnh thường xuyên tái phát có
xu hướng phát triển bệnh nặng hơn với các tổn thương lan rộng nhanh chóng bao
phủ các phần đáng kể của bề mặt cơ thể 26 và có thể cần điều trị nghiêm ngặt hơn
những người có bệnh tình ổn định. Mặc dù viêm xương khớp cực kỳ phổ biến và
có thể cùng tồn tại với bệnh vảy nến, tiền sử khởi phát các triệu chứng khớp trước
40 tuổi hoặc tiền sử các khớp sưng, nóng sẽ là một gợi ý đến viêm khớp vảy nến.

Bệnh vảy nến giọt thường là một bệnh tự giới hạn, kéo dài từ 12 đến 16 tuần
mà không cần điều trị. Người ta ước tính rằng một phần ba đến hai phần ba số
người bệnh này sau đó phát triển thành loại bệnh vảy nến thể mảng mạn tính 27.
Ngược lại, bệnh vảy nến thể mảng mãn tính trong hầu hết các trường hợp là một
bệnh kéo dài suốt đời, biểu hiện ở những khoảng thời gian khơng thể đốn trước
được. Sự thun giảm xảy ra tự phát, kéo dài trong những khoảng thời gian thay
đổi, có thể xảy ra trong q trình bệnh vảy nến ở tới 50% người bệnh. Thời gian
thuyên giảm từ 1 năm đến vài chục năm.

1.2. Bệnh vảy nến theo Y học cổ truyền
Đại cương
Theo sách Ngoại khoa Đông Y, các triệu chứng mô tả trong bệnh Vảy nến
thuộc phạm trù chứng Tùng bì tiễn, Bạch chủy, Chủy phong, Bạch xác sang, Tùng
hoa tiễn 5. Từ Bạch Chủy đầu tiên xuất hiện trong sách “Ngoại Khoa Đại Thành”,
là một loại sang thương mà mặt trên có hiện tượng tăng sừng hóa, trở nên sùi hoặc
tróc vảy, cịn xung quanh thì đỏ, nề, ngứa 28. Sách “Phong Mơn Tồn Thư” viết:

.


.

12

“Vùng tổn thương lõm như đồng tiền lớn, bên trong màu hồng bên ngồi màu
trắng, châm kim vào khơng chảy ra máu, chảy ra nước màu trắng như màu bạc.
Lúc đầu phát ra ở cơ thể rồi sau đó phát ở mặt”.
Y học cổ truyền Trung Quốc gọi bệnh vảy nến là Ngân tiết bệnh, hay còn
được gọi là bệnh Bạch phỉ (vảy trắng) theo các y văn cũ 29. So với các bệnh ngoài
da khác, diễn biến của bệnh vảy nến tương đối dài, trong quá trình diễn biến sẽ

xuất hiện các triệu chứng như huyết nhiệt, huyết ứ, huyết táo theo từng giai đoạn
29

. Còn theo nghiên cứu tổng hợp các y văn của Trung Quốc 30, hiện hay, Trung Y

phân loại bệnh vảy nến thành 4 thể là: Huyết nhiệt, Huyết ứ, Huyết táo và Huyết
hư.
Nguyên nhân – Bệnh sinh
Do ngoại tà
-

Phong hàn tà vào bì phu: phong hàn tấn cơng làm dinh vệ bất hịa, khí huyết
khơng thơng mà sinh ra bệnh.

-

Thấp nhiệt tại bì phu: thấp nhiệt uất trệ lâu ngày làm tổn thương khí huyết,
cơ bì khơng được ni dưỡng làm bệnh càng nặng lên.

-

Táo nhiệt độc: táo nhiệt độc khi vào dinh huyết làm khí huyết hư khơng
ni dưỡng bì phu. 5,6,31

Do nội thương
-

Can Thận âm hư: không nuôi dưỡng được dinh huyết, dinh huyết khơng đủ
ni dưỡng bì phu.


-

Tỳ khí hư: do ăn uống không điều độ làm Tỳ hư mất điều hịa, khí khơng
vận hành thơng suốt nên khơng tạo được dinh huyết ni dưỡng bì phu.

-

Huyết ứ: là hậu quả do ngoại tà gây uất trệ, hoặc tình chí căng thẳng. Huyết
ứ trệ khơng đến ni dưỡng được bì phu mà sinh ra bệnh. 5,6,31
Dù do ngoại tà hay nội thương đều đưa đến chung một kết cuộc là làm khí

huyết hư khơng ni dưỡng bì phu mà sinh ra bệnh 5,28,31,32.

.


.

13

Theo y học cổ truyền Trung Quốc về bệnh vảy nến, y gia các thời đại đều
cho rằng bệnh là do bên trong huyết hư táo nhiệt, bên ngoài cảm thụ phong tà, làm
cho bì phu khơng có huyết ni dưỡng mà mất đi sự tươi nhuận. “Y tông kim
giám” cũng có bàn rằng: “Cố hữu phong tà khắc cơ phu, diệc hữu huyết táo nan
ngoại vinh”, tức là vốn dĩ phong tà khắc cơ phu (làn da), lại có huyết táo làm cho
ni dưỡng ra bên ngồi càng khó 33. Trong quá trình diễn tiến của bệnh, người
bệnh ở giai đoạn đầu thường có triệu chứng huyết nhiệt, nếu không kịp thời giữ
cho người bệnh ở trạng thái này liên tục được thanh nhiệt, lương huyết thì âm huyết
sẽ suy kém, dẫn đến da mất đi sự nuôi dưỡng, sau đó diễn tiến thành huyết táo. Khi
tình trạng bệnh kéo dài, thể trạng của người bệnh từ huyết nhiệt chuyển sang huyết

táo, kết quả là khí huyết trong tồn thân vận hành không thông suốt, kinh mạch
của các bộ phận trên cơ thể bị tắc nghẽn, cuối cùng do khí huyết ngưng trệ hình
thành nên huyết ứ 29.
Các nghiên cứu lâm sàng của YHCT Trung Quốc đã phát hiện ra rằng chế độ
ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ và tâm trạng thay đổi thất thường là nguyên nhân
chính gây ra bệnh vảy nến, do ứ, phong, nhiệt, thấp tồn tại lâu ngày trong cơ thể
người bệnh nên dễ dẫn đến bệnh kéo dài, ứ trệ, cản trở sự vận hành bình thường
của kinh lạc, khiến cho khí huyết của người bệnh bị bế tắc hoặc làm cho chức năng
Can Thận bị suy giảm, hóa táo sinh phong, dẫn đến làn da toàn thân bị thiếu ẩm và
thiếu hụt dinh dưỡng quá mức mà gây nên bệnh 29.
Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của các bậc tiền bối, các thầy thuốc đời sau
đã đi sâu tìm hiểu, kết hợp thực hành lâm sàng để làm phong phú và phát triển căn
nguyên và cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến, chia thành 4 thể lớn: huyết nhiệt,
huyết táo, huyết ứ và huyết hư 33. Một cuộc khảo sát về các hội chứng bệnh vảy
nến ở Trung Quốc trong 60 năm cho thấy có 38 hội chứng bệnh vảy nến và 4 thể
trên chiếm 68,55% và việc phân loại 4 thể này cũng đã được đồng thuận rộng rãi
trong cộng đồng Da liễu Trung Y 30.
Phân thể lâm sàng
4 phân thể lâm sàng đã được tóm tắt theo bảng sau:

.


.

14

Bảng 1.1: Triệu chứng lâm sàng và đặc điểm sinh bệnh học của 4 phân thể
lâm sàng bệnh vảy nến 30
Phân


Sang thương da

Lưỡi

thể

Triệu chứng

Đặc điểm

kèm theo

khởi phát

Huyết

Hồng ban phát triển

Chất lưỡi

Phiền khát.

Giai đoạn tiến

nhiệt

nhanh chóng. Hình

đỏ.


Táo bón.

triển. Diễn

dạng giọt nước, đồng

Nước tiểu

tiến nhanh.

xu hoặc hỗn hợp. Màu

ngắn và đỏ.

Người bệnh

sang thương đỏ. Vảy

có tiền sử về

khơng ngớt

các yếu tố
tinh thần và
chế độ ăn
uống, cảm
lạnh, viêm
amiđan và
viêm họng


Huyết

Thương tổn cứng, dày.

Chất lưỡi

Miệng khơ

Giai đoạn ủ



Phần lớn thương tổn là

tím tối

những khơng

bệnh. Diễn

đồng xu hoặc mảng có

hoặc đỏ

muốn uống.

tiến bệnh kéo

kích thước khác nhau,


thẫm với

một số ít có hình con

điểm ứ

sị. Màu sắc thương tổn

huyết.

có màu đỏ sẫm. Vảy

Rêu lưỡi

dày và khơ. Vảy không

mỏng,

dễ bong ra. Phát ban

trắng hoặc

mới hiếm gặp. Ngứa

vàng.

hoặc không.

.


dài.


.

15

Huyết

Sang thương dạng

- Nhiệt và

Nhiệt và táo:

Giai đoạn tiến

táo

mảng. Nhiều vảy. Nền

táo: chất

miệng khơ

triển hoặc

của sang thương có


lưỡi đỏ, rêu họng táo. Táo khơng hoạt

màu sáng hoặc đỏ nhạt.

lưỡi vàng.

bón. Nước

Thậm chí khơ và chảy

- Hư

tiểu ngắn và

máu.

chuyển

đỏ.

- Nhiệt và táo: sang

sang táo:

thương nóng và đau.

chất lưỡi

- Hư chuyển sang táo:


nhạt,

nền sang thương màu

không rêu

động.

nhạt, vảy không dày và
đôi khi có ngứa.
Huyết

Các tổn thương mỏng.

Chất lưỡi

Da khơng

Giai đoạn



Hầu hết các tổn thương

đỏ nhạt,

tươi nhuận.

bệnh không


đều loang lổ hoặc khắp

rêu lưỡi

Mệt mỏi hoặc hoạt động.

cơ thể. Màu đỏ nhạt

mỏng hoặc

chóng mặt.

Thời gian

hoặc xỉn màu. Vảy khơ

khơng có

Ngủ ít. Chán

bệnh ngắn.

và bong ra từng lớp.

rêu

ăn

Phát ban mới hiếm gặp.
Ngứa nhẹ hoặc nặng

Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Sau khi xác định thể lâm sàng và xem xét căn nguyên, cơ chế bệnh sinh, việc
điều trị có thể tiến hành theo nguyên tắc sau: “Chữa bệnh từ huyết” là phương pháp
cơ bản nhất. Huyết nhiệt thì thanh nhiệt lương huyết, Huyết ứ thì thúc đẩy tuần
hồn máu và loại bỏ huyết ứ, Huyết táo thì làm ẩm da và giảm ngứa, và Huyết hư
thì dưỡng huyết và ni dưỡng tồn thân. 30

.


.

16

Phương pháp điều trị
Cải thiện huyết phần không chỉ là cơ sở điều trị mà còn là mục tiêu cuối cùng
của điều trị. Tuy nhiên, giữa lục phủ ngũ tạng, khí, huyết và kinh mạch có vơ số
mối liên hệ. Nếu huyết bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như tạng phủ,
thì chỉ đơn thuần bổ huyết theo các ngun tắc trên thì rất khó chữa khỏi bệnh vảy
nến. Vì huyết sẽ ln bị tác động nếu ngun nhân căn cơ khơng được loại bỏ. Do
đó, phải biện chứng kĩ lưỡng và loại bỏ hoàn toàn các yếu tố tác động đến huyết
phần. 30
-

Điều trị từ tạng phủ:
Tạng phủ là yếu tố đầu tiên mà thầy thuốc nên cân nhắc và thường là yếu tố

đóng góp nhiều nhất cho việc điều trị. Kinh điển ghi: “triệu chứng bên trong phải
biểu hiện ra bên ngoài”. Nhiều bác sĩ nổi tiếng hiện đại cũng đồng ý rằng sự mất

cân bằng tạng phủ có vai trị thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của bệnh vảy nến30.
-

Điều trị từ Phế:
Nội kinh nói: “Phế chủ bì mao”. Phế vận chuyển các chất dinh dưỡng như

chất lỏng trong cơ thể thông qua chức năng chủ tuyên phát túc giáng, đồng thời
phân phối chất dinh dưỡng cho bì phu, để duy trì và giữ ẩm cho da. Phế khí cũng
có thể kiểm sốt việc đóng mở tấu lý và giúp da chống lại các yếu tố gây bệnh bên
ngoài. Phế là cơ quan mỏng manh, rất dễ bị các yếu tố gây bệnh bên ngoài xâm
nhập, yếu tố gây bệnh từ miệng, mũi xâm nhập vào Phế trước. Đầu tiên, sau khi
Phế bị tổn thương bởi các yếu tố gây bệnh bên ngồi, chức năng thơng điều thủy
đạo bị ảnh hưởng, do đó chất dinh dưỡng khơng thể vận chuyển đến da. Do đó, da
sẽ bị khơ do mất đi độ ẩm và dưỡng chất. Thứ hai, chức năng vận chuyển thủy dịch
của cơ thể của Phế bị tổn thương, thủy dịch khơng thể lưu thơng, dẫn đến nhiệt và
sau đó nhiệt đi vào huyết do thủy dịch bị lắng đọng. Trong YHCT, mùa thu là mùa
tương ứng với Phế và mang đặc điểm khí hậu khơ táo. Vì vậy, bệnh vẩy nến thuộc
Phế thường xuất hiện hoặc nặng hơn vào mùa thu. Thứ ba, chức năng vận chuyển
thủy dịch bị mất cân bằng lâu ngày sẽ làm tiêu hao âm dịch và các chất dinh dưỡng
khác của cơ thể nên cơ thể sẽ rất suy nhược, cuối cùng dẫn đến bệnh vẩy nến rất

.


.

17

khó hồi phục. Vì vậy, cần điều trị từ Phế theo ngun tắc cơ bản là thơng Phế khí
nếu người bệnh có các triệu chứng sau: xảy ra hoặc trầm trọng hơn vào mùa thu;

thường bị cảm lạnh trước khi khởi phát; tồn thân phát ban đỏ kèm khơ họng, đau
họng, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng; suy giảm chức năng hơ hấp; rối loạn tuần hồn dịch
cơ thể. 30
-

Điều trị từ Can
Theo YHCT, Can tàng huyết. Do đó, Can, huyết và bì phu có mối quan hệ

mật thiết với nhau. Thứ nhất, chức năng tàng huyết của Can bị ảnh hưởng, dẫn đến
huyết hư, bì phu sẽ mất sự ni dưỡng của huyết, khơng chỉ trở nên khơ ráp mà
cịn sinh ra các triệu chứng Huyết hư. Nói cách khác, căn nguyên của bệnh vảy
nến nằm ở huyết, và Can là cơ quan tàng trữ huyết. Do đó, sự tương tác giữa huyết
và Can là vô tận. Thứ hai, Can chủ sơ tiết. Tâm trạng con người rối loạn do áp lực
quá lớn, dễ cáu kỉnh các loại sẽ ảnh hưởng đến chức năng của Can, khiến khí trong
Can uất ức, ngưng trệ hóa hỏa, sinh ra nhiệt. Ngồi ra, Can khí cũng sẽ bị uất ức
thái quá do tâm trạng quá tồi tệ, dẫn đến sự tuần hành của huyết trong lịng mạch
khơng được điều đạt, dẫn đến máu tràn ra ngoài mạch máu, dẫn đến triệu chứng
“xuất huyết điểm”. Do đó, nên điều trị từ Can theo nguyên tắc cơ bản là bổ Can
khí nếu người bệnh có các triệu chứng sau: rối loạn cảm xúc; sang thương là hồng
ban có mảng màu đỏ sẫm xảy ra nhiều lần; vảy khô; điểm xuất huyết. 30
-

Điều trị từ Tâm:
Tâm chủ huyết mạch, là cơ quan chỉ huy huyết và chịu trách nhiệm vận hành

huyết. Ngoài ra, Tâm tàng thần, điều này có quan hệ mật thiết với chức năng sơ
tiết tình chí của Can. Nếu chức năng Tâm bình thường, khí huyết có thể đủ đầy để
duy trì chức năng tồn bộ cơ thể. Tình chí uất ức dẫn đến sinh nhiệt, mà Tâm là cơ
quan chỉ huy khí huyết nên Tâm huyết cũng sinh nhiệt. Ngoài ra, tổn thương tạng
Tâm cũng làm rồi loạn con đường vận hành của huyết dịch, làm rối loạn sự ni

dưỡng tới bì phu mà gây ra các bệnh về da. Vì vậy, nên điều trị từ Tâm theo nguyên
tắc cơ bản là thanh nhiệt ở Tâm nếu người bệnh có các triệu chứng sau: nổi mẩn

.


×