Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đánh giá hiệu quả chương trình phê duyệt kháng sinh tại bệnh viện nhi đồng 1 năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN TẤN THIỆN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
PHÊ DUYỆT KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
NĂM 2021 – 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN TẤN THIỆN


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
PHÊ DUYỆT KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
NĂM 2021 – 2022

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN TUẤN DŨNG
2. TS. BS. NGƠ NGỌC QUANG MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan.

Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Tấn Thiện

.



.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHÊ DUYỆT KHÁNG SINH TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2021 – 2022
Lê Nguyễn Tấn Thiện
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Tuấn Dũng
TS. BS. Ngơ Ngọc Quang Minh
TĨM TẮT
Mở đầu: Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (QLSDKS) có vai trị quan trọng
trong việc đối phó với tình trạng đề kháng kháng sinh. Phê duyệt kháng sinh (PDKS)
là một trong những chiến lược cốt lõi của chương trình QLSDKS tại bệnh viện, giúp
tối ưu hóa sử dụng các kháng sinh cần ưu tiên quản lý (KSUTQL).
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chương trình PDKS dựa trên mức độ tiêu thụ
KSUTQL và tính hợp lý trong sử dụng các KSUTQL tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả, so sánh hai giai đoạn
01/04/2021 – 30/06/2021 và 01/04/2022 – 30/06/2022. Mức độ tiêu thụ được đánh
giá trên số ngày sử dụng (DOT/1000 PD) và chi phí sử dụng KSUTQL. Tính hợp lý
trong sử dụng KSUTQL được đánh giá trên tỷ lệ hợp lý chung và tỷ lệ hợp lý của
từng chỉ số sử dụng kháng sinh.
Kết quả: Chương trình PDKS chưa làm giảm có ý nghĩa thống kê về mức độ tiêu thụ
của KSUTQL, trên cả số ngày sử dụng (170,8 DOT/1000 PD so với 210,0 DOT/1000
PD, p = 0,228) và chi phí sử dụng (chi phí/1000 PD là 52,8 triệu đồng so với 39,5
triệu đồng, p = 0,633). Có 175 hồ sơ bệnh án ở mỗi giai đoạn được sử dụng để đánh
giá tính hợp lý, trong đó số lượt sử dụng KSUTQL giai đoạn 1 là 275 và giai đoạn 2
là 272. Tỷ lệ hợp lý chung trong sử dụng KSUTQL khơng có sự thay đổi, tuy nhiên
tỷ lệ hợp lý về liều dùng KSUTQL có sự khác biệt đáng kể sau khi thực hiện chương
trình PDKS (89,1% so với 96,6% khi tính trên số bệnh nhân, p = 0,007 và 92,0% so
với 97,8% khi tính trên số lượt sử dụng KSUTQL, p = 0,002).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy một số hiệu quả ban đầu của chương trình phê duyệt

kháng sinh trong việc cải thiện sử dụng các KSUTQL.
Từ khóa: Quản lý sử dụng kháng sinh, phê duyệt kháng sinh, kháng sinh.

.


.

EVALUATION OF THE ANTIMICROBIAL PRIOR AUTHORIZATION
PROGRAM AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 IN THE PERIOD 2021 – 2022
Le Nguyen Tan Thien
Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Tuan Dung, PhD
Ngo Ngoc Quang Minh, MD, PhD
ABSTRACT
Introduction: Antimicrobial stewardship programs (ASPs) have an important role in
combating antibiotic resistance. Prior authorization (PA) is one of the core strategies
of ASPs that optimizes the use of restricted antibiotics.
Objective: This study aimed to evaluate the effects of PA on the consumption and
appropriate use of restricted antibiotics at Children's Hospital 1.
Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted between periods 1
(01/04/2021 – 30/06/2021) and 2 (01/04/2022 – 30/06/2022). Days of therapy per
1000 patient-days (DOT/1000 PD) and antibiotic costs were used to measure
restricted antibiotic consumption. The appropriateness of antibiotic use was assessed
based on the overall rate and the rate of each quality indicator.
Results: The PA did not show a significant decrease in restricted antibiotics
consumption on both days of therapy (170,8 DOT/1000 PD vs 210,0 DOT/1000 PD,
p = 0,228) or antibiotic cost (cost/1000 PD in period 1 was 52,8 million VND vs 39,5
million VND in period 2, p = 0,633). In each period, we collected 175 medical records
to assess the appropriateness of restricted antibiotic use. A total of 275 antibiotic
episodes were observed in period 1 and 272 in period 2. There was no statistically

significant difference in the overall appropriateness rate, but the proper dose rate
differed significantly (89,1% vs 96,6% when calculated on patients, p = 0,007; and
92,0% vs 97,8% when calculated on antibiotic episodes, p = 0,002).
Conclusions: This study showed some initial effects of PA on improving restricted
antibiotics utilization.
Keywords: Antimicrobial stewardship program, prior authorization, antibiotic.

.


.

MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................i
Danh mục các bảng ................................................................................................. iii
Danh mục các hình .................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Đánh giá sử dụng kháng sinh ............................................................................... 3
1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh .............................................................................. 9
1.3. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện ................................... 11
1.4. Một số nghiên cứu về chương trình phê duyệt kháng sinh ................................ 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 24
2.3. Chọn mẫu ........................................................................................................... 24
2.4. Các bước tiến hành ............................................................................................. 26
2.5. Mô tả các biến .................................................................................................... 30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 33
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................. 33

Chương 3. KẾT QUẢ ............................................................................................. 34
3.1. Đánh giá hiệu quả của chương trình phê duyệt kháng sinh cập nhật qua mức độ
tiêu thụ kháng sinh ưu tiên quản lý tại bệnh viện Nhi Đồng 1 .............................. 34
3.2. Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh ưu tiên quản lý tại bệnh viện Nhi
Đồng 1 trước và sau khi thực hiện chương trình phê duyệt kháng sinh cập nhật 40
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 52
4.1. Đánh giá hiệu quả của chương trình phê duyệt kháng sinh cập nhật qua mức độ
tiêu thụ kháng sinh ưu tiên quản lý tại bệnh viện Nhi Đồng 1 .............................. 53
4.2. Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh ưu tiên quản lý tại bệnh viện Nhi
Đồng 1 trước và sau khi thực hiện chương trình phê duyệt kháng sinh cập nhật 56
4.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài ........................................................................... 63

.


.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 64
Kết luận

............................................................................................................... 64

Kiến nghị ............................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Liều dùng của các kháng sinh ưu tiên quản lý
Phụ lục 2. Liều kháng sinh cho bệnh nhi có tổn thương thận
Phụ lục 3. Liều kháng sinh cho bệnh nhi béo phì
Phụ lục 4. Cách dùng thuốc của kháng sinh ưu tiên quản lý
Phụ lục 5. Lựa chọn kháng sinh trong một số nhiễm khuẩn

Phụ lục 6. Phiếu thu thập dữ liệu
Phụ lục 7. Mẫu phiếu quản lý sử dụng kháng sinh trên phần mềm

.


.

i

Danh mục chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

Nguyên mẫu

Percent of time free drug remains Thời gian duy trì nồng độ

% fT > MIC

above the minimum inhibitory thuốc tự do trên nồng độ ức

A. baumannii

concentration

chế tối thiểu

Acinetobacter baumannii


Vi

khuẩn

Acinetobacter

baumannii
AUC

Area under the curve

Diện tích dưới đường cong

BMI

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

CrCl

Creatinin clearance

Độ thanh thải creatinin

CRP

C-reactive protein


Protein phản ứng C

DDD

Defined daily dose

Liều xác định hàng ngày

DOT

Days of therapy

Số ngày sử dụng kháng sinh

E. coli

Escherichia coli

Vi khuẩn Escherichia coli

eGFR

Estimated

glomerular

filtration Độ lọc cầu thận ước tính

rate
HĐTĐT


Hội đồng thuốc và điều trị

HICs

High-income countries

HSBA

Hồ sơ bệnh án

HSTC-CĐ

Hồi sức tích cực-Chống độc

IQR

Interquartile range

Khoảng tứ phân vị

K. pneumoniae

Klebsiella pneumoniae

Vi

Các nước có thu nhập cao

khuẩn


Klebsiella

pneumoniae
KHTH

Kế hoạch tổng hợp

KSUTQL

Kháng sinh ưu tiên quản lý

LMICs

Low-and-middle-income countries Các nước có thu nhập thấp
và trung bình

LOT

Length of therapy

Thời gian điều trị kháng
sinh

.


.

ii


MIC

Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu

MRSA

Methicillin-resistant

Tụ

Staphylococcus aureus

methicillin

Pseudomonas aeruginosa

Vi

P. aeruginosa

cầu

vàng

khuẩn

kháng

Pseudomonas


aeruginosa
PCR

Polymerase chain reaction

Phản ứng khuếch đại gen

PD

Patient-day

Bệnh nhân-ngày

PDKS

Phê duyệt kháng sinh

PK/PD

Pharmacokinetics/

Dược động học/

Pharmacodynamic

dược lực học

Panton-Valentin Leucocidin


Độc

PVL

tố

Panton-Valentin

Leucocidin
QLSDKS

Quản lý sử dụng kháng sinh

TB

Tiêm bắp

TMC

Tĩnh mạch chậm

TTM

Truyền tĩnh mạch

WHO

World Health Organization

.


Tổ chức Y tế Thế giới


.

iii

Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Hệ số K ....................................................................................................... 8
Bảng 1.2. Danh mục kháng sinh cần phê duyệt tại bệnh viện Nhi Đồng 1 .............. 17
Bảng 1.3. Các giải pháp can thiệp của chương trình phê duyệt kháng sinh cập nhật
........................................................................................................................ 17
Bảng 1.4. Các nghiên cứu liên quan về chương trình phê duyệt kháng sinh ............ 21
Bảng 2.1. Tài liệu đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý ............................................ 27
Bảng 2.2. Các biến nghiên cứu ................................................................................. 31
Bảng 3.1. Mức độ tiêu thụ của tổng các kháng sinh ưu tiên quản lý ........................ 34
Bảng 3.2. Số ngày sử dụng của từng nhóm kháng sinh ưu tiên quản lý ................... 35
Bảng 3.3. Số ngày sử dụng của từng phân nhóm kháng sinh ưu tiên quản lý .......... 35
Bảng 3.4. Chi phí sử dụng của từng nhóm kháng sinh ưu tiên quản lý .................... 36
Bảng 3.5. Chi phí sử dụng của từng phân nhóm kháng sinh ưu tiên quản lý ........... 37
Bảng 3.6. Số ngày sử dụng của từng loại kháng sinh ưu tiên quản lý ...................... 38
Bảng 3.7. Chi phí sử dụng của từng loại kháng sinh ưu tiên quản lý ....................... 39
Bảng 3.8. Đặc điểm nhân khẩu học trong hai giai đoạn ........................................... 40
Bảng 3.9. Các loại nhiễm khuẩn ............................................................................... 41
Bảng 3.10. Đặc điểm xét nghiệm vi sinh .................................................................. 42
Bảng 3.11. Vị trí trong phác đồ của kháng sinh ưu tiên quản lý............................... 42
Bảng 3.12. Vị trí trong phác đồ của từng kháng sinh ưu tiên quản lý ...................... 43
Bảng 3.13. Loại chỉ định của kháng sinh ưu tiên quản lý ......................................... 43
Bảng 3.14. Loại chỉ định của từng kháng sinh ưu tiên quản lý................................. 44

Bảng 3.15. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý chung .................................................. 45
Bảng 3.16. Tỷ lệ sử dụng không hợp lý của từng kháng sinh ưu tiên quản lý ......... 45
Bảng 3.17. Tỷ lệ hợp lý của các chỉ số sử dụng kháng sinh tính trên số bệnh nhân 46
Bảng 3.18. Tỷ lệ hợp lý của các chỉ số sử dụng kháng sinh tính trên số lượt sử dụng
kháng sinh ...................................................................................................... 47
Bảng 3.19. Tỷ lệ không hợp lý của từng kháng sinh ưu tiên quản lý theo các chỉ số
........................................................................................................................ 47

.


.

iv

Bảng 3.20. Thời gian điều trị với kháng sinh ưu tiên quản lý .................................. 51

.


.

v

Danh mục các hình
Hình 1.1. Phần mềm phê duyệt thuốc online ............................................................ 16
Hình 1.2. Quy trình phê duyệt kháng sinh trên phần mềm ....................................... 19

.



.

1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, mức độ tiêu thụ kháng sinh trên toàn cầu đã tăng
lên rất nhanh 1. Mức độ sử dụng nhiều cùng với việc sử dụng kháng sinh không hợp
lý đã thúc đẩy gia tăng tỷ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh 2. Hiện nay, tình trạng đề
kháng kháng sinh đang là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh tật và
tử vong trên thế giới 3. Theo thống kê của Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh
tật Hoa Kỳ trong năm 2019, mỗi năm Hoa Kỳ có hơn 2,8 triệu ca nhiễm vi khuẩn
kháng thuốc, trong đó có gần 36.000 người tử vong 3.
Việt Nam hiện nay nằm trong những nước sử dụng kháng sinh nhiều nhất tại
Đông Nam Á, với mức tiêu thụ trong năm 2018 là 30,0 DDD/1000 người-ngày, đồng
thời là một trong những nước có tốc độ gia tăng tiêu thụ kháng sinh nhanh nhất trên
thế giới 1. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu vào năm 2012, có 30,8% kháng sinh sử
dụng cho những bệnh nhân nội trú là khơng hợp lý 4. Tình trạng đề kháng kháng sinh
ở Việt Nam hiện nay cũng đã ở mức cao và đang gia tăng 5. Trong giai đoạn 2016 –
2017, tỷ lệ đề kháng với carbapenem của A. baumannii là 79%, và của P. aeruginosa
là 45%, tăng thêm 9% và 12% so với giai đoạn 2012 – 2013 6. Sử dụng kháng sinh
không hợp lý sẽ làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc, giảm hiệu quả kháng sinh và có
thể đối mặt với nguy cơ khơng cịn kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong
tương lai.
Để tăng tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh và hạn chế sử dụng kháng sinh
quá mức, việc thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (QLSDKS) tại bệnh
viện là rất cần thiết 7. Trong các chiến lược của chương trình QLSDKS, “Phê duyệt
kháng sinh trước khi sử dụng” (PDKS) là một trong những chiến lược cốt lõi và có
hiệu quả, áp dụng với những kháng sinh cần hạn chế sử dụng 8,9. Nhằm hỗ trợ sử dụng
kháng sinh hợp lý, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra phân loại AWaRe, chia

kháng sinh thành 3 nhóm: Tiếp cận, Theo dõi, và Bảo tồn 10. Những kháng sinh ưu
tiên quản lý (KSUTQL) thường thuộc nhóm “Theo dõi” – gồm những kháng sinh có
nguy cơ bị đề kháng cao, được sử dụng hạn chế trong một số nhiễm trùng cụ thể; và
nhóm “Bảo tồn” – gồm những kháng sinh được dự trữ, lựa chọn cuối cùng để điều trị

.


.

2

các vi khuẩn đa kháng hoặc khi đã thất bại với những kháng sinh khác 10. Tại Việt
Nam, Bộ Y tế cũng đã ban hành danh mục KSUTQL tại bệnh viện trong hướng dẫn
thực hiện chương trình QLSDKS 11. Mỗi bệnh viện có thể dựa trên phân loại AWaRe
và hướng dẫn của Bộ Y tế để xác định danh mục KSUTQL trong chiến lược PDKS
tại bệnh viện 12.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 là một trong những bệnh viện đầu ngành về nhi ở phía
Nam, hoạt động khám chữa bệnh sử dụng nhiều loại kháng sinh với số lượng lớn 13.
Hoạt động PDKS đối với những kháng sinh cần hạn chế sử dụng đã được triển khai
tại bệnh viện từ những năm 1990. Trong năm 2020, tỷ lệ vi khuẩn đề kháng với các
KSUTQL tại bệnh viện Nhi Đồng 1 đã ở mức cao khi vi khuẩn A. baumannii đã
kháng trên 70% với carbapenem, E. coli kháng 41% với cefepim, K. pneumoniae
kháng khoảng 50% với carbapenem và 71% với levofloxacin 14. Trước thực trạng vi
khuẩn đề kháng gia tăng, việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn hiệu lực của các
KSUTQL tại bệnh viện Nhi Đồng 1 là rất cần thiết. Sau khi Bộ Y tế ban hành hướng
dẫn thực hiện chương trình QLSDKS trong Quyết định 5631/QĐ-BYT vào cuối năm
2020 với một số thay đổi trong hoạt động phê duyệt đơn trước khi sử dụng, bệnh viện
Nhi Đồng 1 đã tiến hành sửa đổi và cập nhật lại hoạt động PDKS để sử dụng một
cách hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và giảm tỷ lệ đề kháng đối với những KSUTQL.

Nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình PDKS sau khi cập nhật trên việc sử
dụng KSUTQL, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả chương trình phê duyệt
kháng sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2021 – 2022” với hai mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá hiệu quả của chương trình phê duyệt kháng sinh cập nhật qua mức
độ tiêu thụ kháng sinh ưu tiên quản lý tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
2. Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh ưu tiên quản lý tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 trước và sau khi thực hiện chương trình phê duyệt kháng sinh cập nhật.

.


.

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đánh giá sử dụng kháng sinh
Tình hình sử dụng kháng sinh được đánh giá qua: đánh giá định lượng và đánh
giá định tính

15,16

. Đánh giá định lượng phản ánh mức độ hoặc xu hướng sử dụng

kháng sinh. Đánh giá định tính sẽ phản ánh sự tuân thủ phác đồ điều trị và trong việc
sử dụng kháng sinh 16,17.
1.1.1. Đánh giá định lượng
Đánh giá định lượng giúp xác định được mức độ và xu hướng tiêu thụ kháng
sinh tại bệnh viện, nhưng không thực sự phản ánh được chất lượng trong việc kê đơn
kháng sinh 16. Các phương pháp đánh giá định lượng được thực hiện thông qua đo

lường các chỉ số DDD (Defined Daily Dose: Liều xác định trong ngày), DOT (Days
of Therapy: Ngày điều trị kháng sinh), LOT (Length of Therapy: Thời gian sử dụng
kháng sinh). Một số phương pháp khác bao gồm: tính tốn chi phí kháng sinh, số
lượng đơn kháng sinh, số gam kháng sinh sử dụng 16. Do chỉ số DDD được tính theo
liều xác định hàng ngày trên người lớn nên không phù hợp để sử dụng ở bệnh nhi 18.
Trên các bệnh nhi, chỉ số thích hợp để đánh giá định lượng là DOT và LOT.
1.1.1.1. Liều xác định trong ngày (DDD)
DDD là liều duy trì trung bình giả định hàng ngày đối với một loại thuốc được
chỉ định chính ở trên người lớn 19. Phân tích DDD giúp chuyển đổi, chuẩn hóa các
đơn vị số lượng sản phẩm thuốc như hộp, viên, ống, lọ, chai,… về số liều dùng hằng
ngày nên có thể theo dõi được xu hướng sử dụng thuốc của khoa lâm sàng, bệnh viện
hoặc một nhóm bệnh viện. Chỉ số DDD có thể được hiệu chỉnh cho 100 hoặc 1000
bệnh nhân-ngày (Patient-day: PD) hoặc ngày-giường (Bed-day: BD) để so sánh giữa
các khoa lâm sàng, bệnh viện khơng có cùng độ lớn 18. Phương pháp đánh giá theo
DDD tuy dễ thực hiện nhưng không phù hợp trên một số đối tượng như bệnh nhi,
bệnh nhân suy thận, béo phì 18. Vì vậy, phân tích DDD khơng thích hợp để đánh giá
tiêu thụ kháng sinh ở bệnh viện nhi.

.


.

4

1.1.1.2. Ngày điều trị kháng sinh (DOT)
DOT là số ngày điều trị của một bệnh nhân với một kháng sinh bất kỳ, không
kể đến liều lượng hay hàm lượng. Phân tích DOT có thể sử dụng được trên cả người
lớn và bệnh nhi và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi liều. So với chỉ số DDD thì
chỉ số DOT khó thực hiện hơn vì phải cần hồ sơ bệnh án (HSBA) điện tử. Một số

nhược điểm của chỉ số DOT là đánh giá quá mức khi phối hợp nhiều kháng sinh, đánh
giá có lợi hơn cho những trường hợp đơn trị bằng một kháng sinh phổ rộng so với
phối hợp nhiều kháng sinh phổ hẹp, không phản ánh chính xác thời gian phơi nhiễm
kháng sinh với những bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh có thời gian bán huỷ dài
hoặc cần phải hiệu chỉnh liều 16,19,20. Chỉ số DOT có thể được hiệu chỉnh theo 1000
PD để so sánh tiêu thụ của từng kháng sinh giữa khoa phòng hoặc bệnh viện không
cùng độ lớn. Chỉ số DOT/1000 PD của một kháng sinh được tính như sau 14:
-

Tính DOT của kháng sinh A mà một người bệnh sử dụng:
DOT kháng sinh A = ngày kết thúc sử dụng – ngày bắt đầu sử dụng + 1.

-

Tính DOT của tất cả bệnh nhân sử dụng kháng sinh A trong giai đoạn nghiên cứu
(tháng, năm):
DOT tổng của kháng sinh A = DOT bệnh nhân 1 + DOT bệnh nhân 2 +…

-

Tính PD của từng bệnh nhân: Tổng số ngày mà người bệnh ở một vị trí xác định
(khoa, bệnh viện) tại một thời điểm trong ngày 21.

+ Xác định mốc thời gian để tính tốn PD của bệnh nhân là 00:00 (giờ).
+ Trường hợp bệnh nhân nhập viện lúc 00:00 (giờ), PD được tính như sau:
PD = ngày xuất viện – ngày nhập viện + 1.
+ Trường hợp bệnh nhân nhập viện sau 00:00 (giờ), PD được tính như sau:
PD = ngày ra viện – ngày nhập viện.
-


Tính tổng PD của khoa lâm sàng, bệnh viện trong giai đoạn nghiên cứu.

-

Tính DOT/1000 PD của kháng sinh A:
DOT/1000 PD của kháng sinh A =

.

Tổng DOT kháng sinh A
Tổng PD

x 1000


.

5

1.1.1.3. Thời gian sử dụng kháng sinh (LOT)
LOT là thời gian bệnh nhân được sử dụng kháng sinh toàn thân khơng tính đến
số lượng kháng sinh sử dụng, vì vậy giá trị LOT luôn nhỏ hơn hoặc bằng DOT 21. Chỉ
số LOT đánh giá chính xác hơn về thời gian của đợt điều trị kháng sinh so với DOT.
Phân tích LOT không phân biệt số lượng kháng sinh sử dụng, do đó LOT chỉ đánh
giá được thời gian điều trị với tất cả kháng sinh mà không so sánh được giữa từng
loại kháng sinh riêng biệt 18,20,22.
1.1.1.4. Chi phí sử dụng kháng sinh
Phân tích tiêu thụ qua chi phí sử dụng kháng sinh là một phương pháp dễ thực
hiện và dễ hiểu. Chi phí sử dụng kháng sinh có thể được trình bày ở dạng giá trị tuyệt
đối, tỷ lệ chi phí sử dụng trên tổng chi phí, hoặc hiệu chỉnh cho 1000 bệnh nhân-ngày

(chi phí/1000 PD) để so sánh giữa các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các giai đoạn có
tổng số bệnh nhân khác nhau 18. Phân tích chi phí sử dụng kháng sinh dễ bị ảnh hưởng
bởi giá thuốc, chính sách sử dụng biệt dược gốc và generic của bệnh viện nên sự thay
đổi về chi phí sẽ khơng phản ánh chính xác can thiệp của chương trình QLSDKS 16,18.
Chi phí/1000 PD của một kháng sinh được tính như sau:
-

Thu thập dữ liệu về chi phí sử dụng kháng sinh.

-

Tính tổng PD của khoa lâm sàng, bệnh viện trong giai đoạn nghiên cứu.

-

Tính chi phí/PD của một kháng sinh:
Chi phí/PD =

Chi phí sử dụng kháng sinh
x 1000
Tổng PD

1.1.2. Đánh giá định tính
Đánh giá định tính sẽ đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh thơng qua
việc tuân thủ các hướng dẫn sử dụng kháng sinh và phác đồ điều trị. Đánh giá sử dụng
kháng sinh hợp lý có thể thực hiện trên các nội dung như: chỉ định kháng sinh khi có
dấu hiệu nhiễm khuẩn, lựa chọn kháng sinh, liều dùng kháng sinh, khoảng cách liều,
cách dùng, thời gian điều trị kháng sinh16,23,24.

.



.

6

1.1.2.1. Chỉ định kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn
Kháng sinh là những thuốc dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, vì
vậy trước khi sử dụng kháng sinh cần phải xác định bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn
hay không dựa trên dấu hiệu lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Một số dấu hiệu lâm sàng
thường dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn là sốt > 38 oC hoặc hạ thân nhiệt < 36 oC;
bất thường về nhịp tim, nhịp thở; có viêm và sưng đau đối với những trường hợp
nhiễm khuẩn mô mềm hoặc xương khớp 25. Cần thu thập các mẫu bệnh phẩm như:
máu, dịch hô hấp, dịch não tủy,… để xác định vi khuẩn gây bệnh bằng các phương
pháp như nhuộm Gram, nhuộm Ziehl-Neelsen, kháng sinh đồ hoặc PCR

25

. Trong

trường hợp không xác định được vi khuẩn, có thể sử dụng các xét nghiệm cận lâm
sàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn 26. Hầu hết các nhiễm khuẩn thường có tăng bạch
cầu trung tính và bạch cầu ưa kiềm 25; các chỉ số CRP, procalcitonin tăng cao cũng
có thể gợi ý bệnh nhân có nhiễm khuẩn 26; các bất thường trên chẩn đốn hình ảnh
cũng giúp xác định các nhiễm khuẩn ở vị trí sâu như viêm phổi, viêm nội tâm mạc,
hoặc nhiễm trùng ổ bụng 27.
1.1.2.2. Lựa chọn kháng sinh
➢ Lựa chọn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm
Kháng sinh kinh nghiệm được lựa chọn để điều trị trong lúc chờ kết quả phân
lập, nuôi cấy và định danh vi khuẩn gây bệnh. Lựa chọn kháng sinh kinh nghiệm cần

dựa trên các số liệu dịch tễ học và mức độ đề kháng của vi khuẩn 25,28. Để lựa chọn
kháng sinh kinh nghiệm hợp lý, cần phải xem xét các yếu tố sau 25:
-

Đặc điểm của bệnh nhân: loại nhiễm trùng, vị trí nhiễm trùng, mức độ nặng của
bệnh, tiền sử dị ứng hoặc tiền sử bị tác dụng phụ của thuốc, tuổi, chức năng gan,
thận, thuốc dùng kèm, bệnh mắc kèm.

-

Đặc điểm của thuốc: phổ kháng sinh trên các tác nhân nhiễm khuẩn được nghi
ngờ, đặc điểm PK/PD của kháng sinh; phối hợp kháng sinh để mở rộng phổ, tạo
tác dụng hiệp đồng hoặc bao phủ được các vi khuẩn có thể mắc phải.

.


.

7

➢ Thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân
Thay đổi kháng sinh được xem là hợp lý khi bệnh nhân dị ứng thuốc hoặc dựa
trên đánh giá đáp ứng lâm sàng sau 48 – 72 giờ dùng kháng sinh ban đầu và/hoặc kết
quả kháng sinh đồ (nếu có). Nếu tình trạng lâm sàng diễn tiến tốt thì tiếp tục kháng
sinh ban đầu cho đủ thời gian điều trị. Nếu tình trạng lâm sàng khơng cải thiện hoặc
tiến triển xấu thì thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ; trong trường hợp chưa có
kết quả kháng sinh đồ hoặc kết quả phân lập âm tính thì dựa theo hướng dẫn lựa chọn
kháng sinh kế tiếp theo trong phác đồ 25.
1.1.2.3. Liều dùng, khoảng cách liều và cách dùng kháng sinh

Liều dùng, khoảng cách liều và cách dùng kháng sinh được sử dụng theo các
tài liệu, phác đồ điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc tại bệnh viện. Ở các bệnh nhi,
liều lượng sẽ khác nhau đối với trẻ sơ sinh và trẻ lớn.
➢ Trẻ sơ sinh
Các yếu tố dược động học thay đổi nhanh ở trẻ sơ sinh trong những tuần đầu
tiên và có sự khác nhau giữa trẻ sinh non và trẻ sinh đủ tháng. Liều dùng và khoảng
cách liều của kháng sinh phải được điều chỉnh thường xuyên dựa theo tuổi thai, tuổi
sau sinh và cân nặng của trẻ 29.
➢ Trẻ nhỏ
Các chỉ số dược động học ở trẻ sau 28 ngày tuổi tương đối ổn định, mặc dù
vẫn có khác biệt so với người lớn. Vì trẻ nhỏ có thể tích phân bố cao hơn người lớn
nên cần phải sử dụng kháng sinh với liều cao để đạt được nồng độ trong huyết thanh
tương đương với người lớn. Liều kháng sinh cho những trẻ có thể trạng bình thường
được tính theo cân nặng. Đối với trẻ béo phì hoặc suy dinh dưỡng, liều của một số
kháng sinh sẽ cần được tính bằng diện tích bề mặt cơ thể. Với trẻ em trên 12 tuổi hoặc
cân nặng trên 40 kg, cần xem xét giới hạn liều tối đa có thể sử dụng trong ngày 29.
➢ Bệnh nhân tổn thương thận
Với bệnh nhân tổn thương thận, có thể lựa chọn kháng sinh không bài tiết qua
thận để tránh nguy cơ gây độc trên thận. Tuy nhiên, hầu hết các kháng sinh cần phải
điều chỉnh liều theo mức độ tổn thương thận dựa trên CrCl hoặc eGFR và theo dõi

.


.

8

nồng độ thuốc trong máu nếu có thể 29. Liều kháng sinh theo chức năng thận được
trình bày trong phụ lục 2. Ở trẻ em, giá trị eGFR hoặc CrCl được tính theo cơng thức

Schwartz 30:
eCrCl = eGFR =

Hệ số K x Chiều cao
Creatinin máu

Bảng 1.1. Hệ số K 30
Tuổi và giới

Hệ số K

Trẻ sinh non từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi

0,33

Trẻ sinh đủ tháng từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi

0,45

Trẻ em (2 – 12 tuổi) và trẻ vị thành niên nữ (13 – 21 tuổi)

0,55

Trẻ vị thành niên nam (13 – 21 tuổi)

0,70

➢ Bệnh nhân tổn thương gan
Đối với bệnh nhân tổn thương gan nặng, nên tránh dùng các kháng sinh được
chuyển hóa ở gan, hoặc bài tiết qua mật. Có thể dùng bảng Child-Pugh Score để chẩn

đoán bệnh gan mạn, chủ yếu là xơ gan. Đối với bệnh nhân tổn thương gan thì khơng
có nhiều hướng dẫn đầy đủ về điều chỉnh liều 29,31.
➢ Bệnh nhân béo phì
Liều kháng sinh cho bệnh nhi béo phì được xác định như sau:
-

Xác định trẻ có béo phì hay không dựa trên chỉ số BMI 31:
BMI =

𝑐â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜2 (𝑚2 )

BMI trong khoảng bách phân vị 85 – 95th được xem là thừa cân. BMI trên bách
phân vị thứ 95th được xem là béo phì. Riêng trẻ em dưới 2 tuổi, cân nặng tương ứng
chiều cao (weight-for-length) trên 95th được xem là thừa cân.
-

Xác định cân nặng lý tưởng (IBW) cho trẻ: để thuận tiện trong việc tính tốn trên
lâm sàng, có thể sử dụng phương pháp Traub and Johnson 32,33:
IBW (kg) =

-

𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜2 (𝑐𝑚)𝑥 1,65
1000

Liều kháng sinh cho bệnh nhi béo phì theo phụ lục 3.

.



.

9

1.1.2.4. Thời gian dùng kháng sinh
Thời gian dùng kháng sinh điều trị cho từng loại nhiễm khuẩn có thể tuân theo
các hướng dẫn, phác đồ sử dụng kháng sinh tại bệnh viện và nên được cá thể hóa cho
từng bệnh nhân 34. Việc quyết định kéo dài hoặc ngưng sử dụng kháng sinh có thể
dựa trên đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân và có thể phối hợp với các xét nghiệm cận
lâm sàng như CRP, procalcitonin, bạch cầu hoặc chẩn đốn hình ảnh 35,36
1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh
1.2.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giới
Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2015, mức độ tiêu thụ kháng sinh trên toàn cầu
đã tăng 39%, từ 11,3 DDD/1000 người-ngày lên 15,7 DDD/1000 người-ngày 37, phần
lớn đến từ các nước thu nhập thấp và trung bình (LMICs) 1,38. Lượng tiêu thụ kháng
sinh ở các nước LMICs đã tăng khoảng 77%, từ 7,6 DDD/1000 người-ngày lên 13,5
DDD/1000 người-ngày 37. Các nước có thu nhập cao (HICs) mặc dù có lượng tiêu
thụ kháng sinh cao hơn các nước LMICs, nhưng xu hướng tiêu thụ kháng sinh ở lại
giảm nhẹ khoảng 4%, từ 26,8 DDD/1000 người-ngày xuống 25,7 DDD/1000 ngườingày. Ở các nước HICs, mức độ tiêu thụ của những kháng sinh nhóm “Theo dõi” và
“Bảo tồn” cao hơn các nước LMICs 37. Mức độ tiêu thụ trong năm 2015 của một số
kháng sinh như carbapenem ở những nước HICs là khoảng 0,1 DDD/1000 ngườingày, cao hơn các nước LMICs với mức độ tiêu thụ khoảng dưới 0,04 DDD/1000
người-ngày 37; mức độ tiêu thụ của colistin ở các nước HICs là trên 0,015 DDD/1000
người-ngày, cao hơn các nước LMICs với dưới 0,007 DDD/1000 người-ngày 1. Mặc
dù có lượng tiêu thụ kháng sinh nhóm “Theo dõi” thấp hơn so với các nước HICs,
nhưng xu hướng tiêu thụ kháng sinh nhóm “Theo dõi” ở các nước LMICs đang tăng
nhanh đáng kể, với khoảng 165% trong giai đoạn 2000 – 2015 38. Bên cạnh đó, mức
độ tiêu thụ của các nhóm “Bảo tồn” cũng đều tăng trên toàn thế giới 1.
Ở trẻ em, kháng sinh là nhóm thuốc được kê đơn thường xuyên, đặc biệt với
các bệnh nhân ngoại trú thì kháng sinh là thuốc được dùng phổ biến nhất. 15,16,20. Đối

với các bệnh nhân nội trú, tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn kháng sinh khác nhau ở nhiều
nơi trên thế giới. Tại các bệnh viện nhi ở Hoa Kỳ, có khoảng 35% bệnh nhân nội trú

.


.

10

được kê đơn kháng sinh 39, trong khi ở Trung Quốc thì tỷ lệ này là khoảng 66,1% 40
và ở Bangladesh là khoảng 81,8%

41

. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là nguyên

nhân phổ biến nhất dẫn đến sử dụng kháng sinh ở các bệnh nhi cần nhập viện, chiếm
khoảng 17,5 – 43,2% các loại nhiễm khuẩn 39,40. Tại Trung Quốc, 73,8% kháng sinh
nhóm “Theo dõi” được chỉ định cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hơ hấp
dưới, trong đó nhóm cephalosporin thế hệ 3 được kê đơn nhiều nhất với 46,6%; nhóm
carbapenem cũng được kê đơn rất thường xuyên với khoảng 7,4 – 9,9% đơn kháng
sinh cho bệnh nhân nội trú, cao hơn nhiều so với tại Ấn Độ (4,5%) và Úc (3,2%) 40.
1.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh tại Việt Nam
Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trung bình trên cả nước từ năm 2000 – 2018 đã tăng
lên đáng kể, từ 59% lên 74% 37. Trong năm 2018, Việt Nam nằm trong nhóm những
nước có mức độ tiêu thụ kháng sinh cao ở khu vực Đông Nam Á, với 30,0 DDD/1000
người-ngày, cao gấp 6 lần so với mức tiêu thụ kháng sinh của Philippines 37. Đối với
kháng sinh nhóm “Theo dõi”, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ gia
tăng tiêu thụ cao nhất khi đã tăng khoảng 10,6 DDD/1000 người-ngày trong khoảng

thời gian từ năm 2000 – 2015 38.
Tại các bệnh viện, theo nghiên cứu đa trung tâm của Trương Anh Thư (2012),
tỷ lệ bệnh nhân nội trú được kê đơn kháng sinh là khoảng 67,4% (5.104/7.571), trong
đó có 30,8% kháng sinh là sử dụng khơng hợp lý 4. Ngun nhân chính dẫn đến sử
dụng kháng sinh khơng hợp lý là tình trạng kê đơn dễ dàng với rất nhiều loại kháng
sinh mà không có các biện pháp hạn chế. Vì vậy, kháng sinh có thể được kê đơn trong
mọi tình huống lâm sàng, kể cả với những trường hợp có khả năng nhiễm trùng rất
thấp 4. Theo nghiên cứu VINARES trong giai đoạn 2012 – 2013, mức độ tiêu thụ
kháng sinh trung bình ở mỗi bệnh viện là 918 DDD/1000 PD. Các kháng sinh phổ
rộng được kê đơn nhiều nhất, với mức độ tiêu thụ của nhóm cephalosporin, penicillin
và fluoroquinolon chiếm 70% tổng lượng kháng sinh 2.
1.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1
Năm 2020, mức độ sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 có DOT là
415.385 ngày, tương ứng 885 DOT/1000 PD và có chi phí kháng sinh khoảng 23 tỷ

.


.

11

đồng. Nhóm betalactam có mức độ tiêu thụ cao nhất với DOT/1000 PD là 607 và có
chi phí sử dụng cao nhất với 16,4 tỷ đồng. Trong nhóm betalactam, cephalosporin thế
hệ 3 là nhóm được sử dụng nhiều nhất với 297 DOT/1000 PD, cao hơn một số bệnh
viện nhi trên thế giới ở Hà Lan (51,0 DOT/1000 PD) hoặc ở Ý (40 DOT/1000 PD);
carbapenem là nhóm kháng sinh có chi phí cao nhất với 12,2 tỷ đồng, chiếm 74,6%
tổng chi phí của nhóm betalactam. DOT/1000 PD của nhóm carbapenem là 92, thấp
hơn khoảng 3 lần so với nhóm cephalosporin thế hệ 3. Colistin là kháng sinh có tiêu
thụ thấp nhất trong các kháng sinh điều trị vi khuẩn Gram âm với 5 DOT/1000 PD 14.

Đối với các nhóm kháng sinh điều trị vi khuẩn Gram dương, linezolid có mức
tiêu thụ thấp nhất với 4 DOT/1000 PD, nhưng có chi phí sử dụng cao nhất với 2,2 tỷ
đồng; vancomycin là kháng sinh có tiêu thụ cao nhất với 61 DOT/1000 PD, gấp 15
lần mức độ tiêu thụ của linezolid. Mức độ sử dụng của vancomycin tại bệnh viện Nhi
Đồng 1 gần như tương tự với một bệnh viện nhi tại Canada với khoảng 53,4 – 84,8
DOT/1000 PD trong giai đoạn 2011 – 2014 14.
Trong các khối nội khoa, khoa Hô hấp và khoa Sơ sinh có mức độ sử dụng
kháng sinh cao nhất với 1.200 DOT/1000 PD. Các khoa Nội tổng quát 1 và Nội tổng
quát 2 có mức độ sử dụng kháng sinh gần như bằng nhau với 1.152 DOT/1000 PD và
1.124 DOT/1000 PD. Xét trên chi phí sử dụng thì khoa Nhiễm – Thần kinh có chi phí
sử dụng kháng sinh cao nhất với 3,4 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng chi phí kháng sinh.
Đối với khối hồi sức, khoa HSTC-CĐ và Hồi sức ngoại có DOT/1000 PD cao nhất
trong khối và cả trên toàn viện với lần lượt là 1.706 và 1.278 14.
1.3. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Thực hiện chương trình QLSDKS là rất cần thiết để cải thiện việc sử dụng
kháng sinh tại bệnh viện, nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế phát triển các chủng
vi khuẩn đề kháng 8,9. Mục đích của chương trình QLSDKS bao gồm 11,42,43:
-

Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng.

-

Đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến cố bất lợi cho người bệnh.

-

Giảm khả năng xuất hiện các chủng đề kháng của vi sinh vật gây bệnh.

-


Giảm chi phí nhưng khơng ảnh hưởng tới chất lượng điều trị.

.


.

12

-

Thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an tồn.
Chương trình QLSDKS có thể cải thiện được kết quả điều trị cho bệnh nhân,

đồng thời mang lại lợi ích về mặt kinh tế, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc cho các
cơ sở y tế. Theo nghiên cứu tổng quan hệ thống của Nathwani (năm 2019), xét trên
phương diện kết quả điều trị cho bệnh nhân, chương trình QLSDKS có thể giảm sử
dụng kháng sinh, giảm 20,6% thời gian nằm viện – tương ứng với khoảng 3,24 ngày,
giảm 10,5% tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn và 11,3% tử vong do mọi nguyên nhân,
giảm 1,2% tỷ lệ tái nhập viện do nhiễm khuẩn, giảm xu hướng đề kháng kháng sinh
và tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn; về mặt kinh tế, chương trình QLSKS có thể tiết
kiệm trung bình khoảng 435.000 USD mỗi năm cho bệnh viện – tương ứng với 732
USD trên mỗi bệnh nhân 44.
1.3.1. Triển khai thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
1.3.1.1. Trên thế giới
Tại Hoa Kỳ, cải thiện tình hình sử dụng kháng sinh được xem như một chiến
lược của năm 2013 trong việc ứng phó với đề kháng kháng sinh và lạm dụng kháng
sinh 45. Hướng dẫn thực hiện chương trình QLSDKS được Trung tâm kiểm sốt và
phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ ban hành vào năm 2014 và tất cả các bệnh viện đã được

chính phủ kêu gọi thực hiện chương trình QLSDKS vào năm 2017 45,46. Tại Châu Âu,
nhiều quốc gia đã thực hiện chương trình QLSDKS ở phạm vi địa phương và quốc
gia để nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kiểm tra – giám sát, cung cấp các phản hồi về hoạt động kê đơn kháng sinh
và thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Năm 2017, Hội đồng Châu Âu
đã ban hành kế hoạch hành động phòng chống kháng thuốc và hướng dẫn sử dụng
thận trọng kháng sinh, đồng thời công bố các báo cáo về tiến độ thực hiện chương
trình QLSDKS của các nước Châu Âu 16,45.
Không như các nước phát triển, việc triển khai chương trình QLSDKS tại các
nước đang phát triển vẫn chưa thành công. Để giải quyết vấn đề này, WHO đã ban
hành “Kế hoạch hành động tồn cầu về đề kháng kháng sinh” và “Bộ cơng cụ hướng
dẫn thực hiện chương trình QLSDKS năm 2019” tại các nước đang phát triển 45,47.

.


.

13

1.3.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hướng dẫn thực hiện chương trình QLSDKS được Bộ Y tế ban
hành qua Quyết định 772/QĐ-BYT vào năm 2016 và mới nhất là Quyết định
5631/QĐ-BYT năm 2020, trong đó những nội dung cốt lõi của chương trình
QLSDKS gồm 11:
-

Thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh của bệnh viện.

-


Xây dựng các quy định về sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.

-

Giám sát sử dụng kháng sinh và giám sát đề kháng kháng sinh tại bệnh viện.

-

Triển khai các can thiệp nâng cao chất lượng sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.

-

Đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện.

-

Đánh giá thực hiện, báo cáo và phản hồi thông tin.

1.3.2. Chiến lược phê duyệt kháng sinh trước khi sử dụng
Chiến lược “Phê duyệt kháng sinh” là một trong 3 chiến lược chính trong
chương trình QLSDKS tại bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, bên cạnh chiến lược “Giám
sát kê đơn và phản hồi” và “Triển khai can thiệp tại khoa lâm sàng” 11.
Chiến lược PDKS yêu cầu sự chấp thuận sử dụng đối với một số loại kháng
sinh trước khi thực hiện thuốc trên bệnh nhân, giúp kiểm soát việc kê đơn với các
kháng sinh cần hạn chế sử dụng

11,12

. Chiến lược này được áp dụng đối với nhóm


kháng sinh trong danh mục cần ưu tiên quản lý của bệnh viện, bao gồm:
-

Các kháng sinh dự trữ, được lựa chọn cuối cùng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng
đã thất bại hoặc kém đáp ứng với các phác đồ kháng sinh trước đó.

-

Các kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi sinh vật kháng thuốc, đa kháng.

-

Các kháng sinh dễ bị đề kháng, có độc tính cao cần giám sát chặt chẽ khi sử dụng.
Hoạt động phê duyệt có thể được giám sát bằng cách đo lường tỷ lệ đơn kháng

sinh trong nhóm ưu tiên quản lý có lập phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh và được
phê duyệt phiếu trước khi sử dụng.
Thực hiện PDKS có thể tốn thời gian và đôi khi làm chậm trễ việc sử dụng
thuốc do cần chờ phê duyệt hoặc khi người phê duyệt vắng mặt 12. Vì vậy trong trường
hợp cấp cứu hoặc ngồi giờ hành chính, việc phê duyệt kháng sinh có thể được thực

.


×