Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh trước phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC HẠNH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU
DƯỠNG VỀ PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ CHO NGƯỜI BỆNH
TRƯỚC PHẪU THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGỌC HẠNH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU


DƯỠNG VỀ PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ CHO NGƯỜI BỆNH
TRƯỚC PHẪU THUẬT
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS. VÕ NGUYÊN TRUNG
2.GS.TS. FAYE IRENE HUMMEL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

Lời cảm ơn
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi xin chân
thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, các thầy cô trong Bộ môn Điều dưỡng, khoa Điều
dưỡng- Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm tạo
điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Võ Nguyên Trung đã tận tình
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu, hướng dẫn và động viên tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy
cơ trong Hội đồng chấm khóa luận đã cho tơi nhiều góp ý q giá để hồn thiện
khóa luận này.
Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn Ban Giám Đốc, Phòng Đào Tạo, Khoa Ngoại
Gan Mật Tụy, Khoa Ngoại Tiêu Hóa, Khoa Chỉnh Hình và Khoa Ngoại Tiết Niệu

bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo điều kiện cho tôi trong q trình thu thập số liệu và hồn
thành khóa luận.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã dành sự yêu
thương, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và làm khóa luận này.

.


.

Lời cam đoan
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Ngọc Hạnh

.


.

MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng đối chiếu thuật ngữ anh việt ............................................................... i
Danh mục bảng .............................................................................................................ii
Danh mục sơ đồ ...........................................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN ...............................................................................4
1.1. Tổng quan về té ngã .............................................................................................. 4
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành đối với té ngã .........................................................7
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành đối với té ngã. ............... 7
1.4. Các công cụ đánh giá .............................................................................................8
1.5. Học thuyết điều dưỡng Pender và áp dụng trong nghiên cứu ............................ 14
1.6. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành đối với té ngã ........................ 16
1.7. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu ..........................................................................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24
2.4. Biến số ................................................................................................................. 29
2.5. Kiểm sốt sai lệch thơng tin ................................................................................ 31
2.6. Phân tích dữ kiện ................................................................................................. 32
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ .................................................................................................34
3.1. Đặc điểm nền đối tượng nghiên cứu ................................................................... 34
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã ................ 35
3.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa té ngã ............ 39
3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa té ngã với các yếu
tố ................................................................................................................................. 40
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 51

.


.

4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 51

4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã ............ 53
4.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, và thực hành .......................................... 56
4.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với các yếu tố khác ...............58
4.5. Điểm hạn chế của đề tài ...................................................................................... 64
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 65
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................66
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ...........................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

Danh mục bảng đối chiếu thuật ngữ anh việt

Viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

2E

Fall Knowledge Test

Kiểm tra kiến thức té ngã


3H

Morse Fall Scale for Identifying

Thang đo té ngã Morse để xác

Fall Risk Factors

định các yếu tố nguy cơ té ngã

Fall prevention knowledge tests

Bài kiểm tra kiến thức phòng

FPKT

ngừa té ngã
JHFRAT The Johns Hopkins Fall Risk

Công cụ đánh giá nguy cơ té ngã

Assessment Tool

Johns Hopkins

MFS

Morse Fall Scale


Thang đo té ngã Morse

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

.


.

ii

Danh mục bảng
Bảng 1.1 : Các nghiên cứu trên Thế giới ................................................................... 16
Bảng 1.2 : Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 19
Bảng 2.1 : Đáp án bảng câu hỏi kiến thức về phòng ngừa té ngã …………………25
Bảng 3.1: Đặc điểm nền đối tượng nghiên cứu (n=60) ……….……………...…..34
Bảng 3.2: Đặc điểm liên quan đến đào tạo (n=60) ………………………………...35
Bảng 3.3: Kiến thức của Điều dưỡng về phòng ngừa té ngã (n=60)......................... 35
Bảng 3.4: Thái độ của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã (n=60).…………………36
Bảng 3.5: Thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã (n=60).........................38
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng ngừa té ngã chung (n=60).
............................................................................................... ….……………..39
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã (n=60)...40
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa thái độ và thực hành phòng ngừa té ngã (n=60).......40
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa kiến thức phòng ngừa té ngã với các đặc điểm nền
(n=60)................................................................................................................41

Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức phòng ngừa té ngã với các đặc điểm liên
quan đến đào tạo (n=60)................................................................................... 42
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa thái độ về phòng ngừa té ngã với các đặc điểm nền
(n=60)................................................................................................................43
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa thái độ chung về phòng ngừa té ngã với các đặc điểm
liên quan đến đào tạo (n=60)............................................................................ 44
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thực hành chung về phòng ngừa té ngã với các đặc
điểm nền (n=60)................................................................................................45
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa thực hành chung về phòng ngừa té ngã với các đặc
điểm liên quan đến đào tạo (n=60)...................................................................46
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa thực hành đánh giá té ngã với các đặc điểm nền
(n=60)................................................................................................................47
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa thực hành đánh giá té ngã với các đặc điểm liên quan
đến đào tạo (n=60)............................................................................................ 48

.


.

iii

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa thực hành can thiệp phòng ngừa té ngã với các đặc
điểm nền (n=60)................................................................................................49
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thực hành can thiệp phòng ngừa té ngã với các đặc
điểm liên quan đến đào tạo (n=60)...................................................................50

.



.

iv

Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu dựa vào học thuyết Pender …………………………16
Sơ đồ 2: Các giai đoạn hình thành bộ cơng cụ thái độ và thực hành ……………..28

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Té ngã là sự cố y khoa được báo cáo phổ biến trong bệnh viện với nhiều tác
động tiêu cực bao gồm chấn thương, tăng chi phí, và kéo dài thời gian nằm viện1.
Tỷ lệ té ngã được ước tính là khoảng 3,1% trong số tất cả người bệnh nhập viện và
6,4% ở người bệnh nhập viện từ 70 tuổi trở lên2,3. Trong khi đó, chấn thương do té
ngã sau phẫu thuật bao gồm chấn thương nặng có tỷ lệ dưới 1%; chấn thương cần
can thiệp 2%; thương tật không cần can thiệp là 27%; và không bị thương là 70%4.
Tại Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê chính thức, ước tính mỗi năm có
khoảng 2.000.000 trường hợp bị chấn thương do té ngã tại các cơ sở y tế 5.
Té ngã ở người bệnh được chứng minh có liên quan đến kiến thức, thái độ và
thực hành về phòng ngừa té ngã của điều dưỡng6. Tại Việt Nam, tỷ lệ điều dưỡng có
điểm kiến thức phịng ngừa té ngã chưa đạt chiếm 61,7% và có điểm thực hành
khơng đạt chiếm 82,9% (năm 2019)7. Ngồi ra, nhiều yếu tố liên quan đến thực
hành đúng phòng ngừa té ngã của điều dưỡng được tìm thấy như kiến thức, thái độ,
khối lượng cơng việc, nhóm tuổi, giới tính và thâm niên công tác5,7,8,9. Tuy nhiên,

kết quả vẫn chưa có sự đồng nhất có thể do có sự khác biệt về mơi trường, văn hóa
làm việc và đặc điểm nền đối tượng nghiên cứu khác nhau ở các nghiên cứu.
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện tuyến cuối có quy mơ lớn
tại Việt Nam với số người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh
ngoại trú khám bệnh trung bình 3.500 người/ngày. Việc tiếp nhận số lượng người
bệnh lớn và khối lượng công việc cao của đội ngũ nhân viên y tế ảnh hưởng khơng
nhỏ đến tình trạng an tồn người bệnh10. Do đó, vấn đề té ngã của người bệnh trở
thành mối quan tâm hàng đầu tại bệnh viện đặc biệt là những người bệnh sau phẫu
thuật do sự suy giảm về sức khỏe, khả năng vận động, ý thức...sẽ làm tăng nguy cơ
té ngã nhiều hơn. Chỉ tính riêng năm 2019 khoa Ngoại Gan Mật Tụy Bệnh viện Chợ
Rẫy ghi nhận có 08 trường hợp té ngã gây chấn thương phần mềm, chiếm 34,62%,
cao nhất trong các nhóm sự cố y khoa được báo cáo của khoa trong năm11. Vào năm
2020, khoa đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa té ngã cho người bệnh như

.


.

2

giảm quá tải, áp dụng các thang đo đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh trước và
sau phẫu thuật...
Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ té ngã là do nhân viên y tế
khơng có kiến thức về dự phịng té ngã và khơng hướng dẫn người bệnh và thân
nhân hiểu đúng về nguy cơ té ngã, cách dự phòng. Điều dưỡng được cho là nhân
viên y tế có thời gian tiếp xúc người bệnh nhiều nhất, có vai trị rất quan trọng trong
việc đánh giá nguy cơ và giúp người bệnh phịng ngừa té ngã12.
Do đó, việc đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về
phòng ngừa té ngã cho người bệnh trước phẫu thuật là điều cần thiết trong việc ngăn

ngừa thương tích và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến té ngã.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ và
thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh trước phẫu thuật”.
Kết quả nghiên cứu sẽ là bằng chứng giúp xây dựng các giải pháp hiệu quả nhằm
phịng ngừa té ngã cho người bệnh, góp phần nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe
tồn diện.

.


.

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa té ngã
tại các khoa ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy là bao nhiêu? Các yếu tố liên quan đến kiến
thức, thái độ, thực hành phòng ngừa té ngã ở điều dưỡng các khoa ngoại Bệnh viện
Chợ Rẫy là yếu tố nào?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng
ngừa té ngã cho người bệnh trước phẫu thuật và các yếu tố liên quan tại các khoa
ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng tại các khoa ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy có kiến thức,
thái độ và thực hành đúng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh trước phẫu
thuật.
2. Xác định mối liên quan giữa kiến thức - thái độ - thực hành của điều dưỡng tại
các khoa ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy về phòng ngừa té ngã cho người bệnh trước

phẫu thuật.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng
tại các khoa ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy về phòng ngừa té ngã cho người bệnh
trước phẫu thuật.

.


.

4

Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Tổng quan về té ngã
1.1.1. Định nghĩa
Sự té ngã là một sự thay đổi đột ngột, khơng chủ ý trong vị trí khiến một cá
nhân rơi xuống đất ở mức thấp hơn (trên một đối tượng hoặc trên sàn) khác với hậu
quả của khởi phát đột ngột khi bị liệt, cơn động kinh hoặc chịu những tác động bên
ngoài13.
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: “Té ngã là sự cố dẫn đến việc
một người vô ý nằm xuống mặt đất hay một vị trí thấp khác”14.
1.1.2. Tình hình té ngã
Theo WHO, người ta ước tính rằng vào năm 2002, trên tồn thế giới có
391.000 người đã chết vì té13.
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ té ngã dao động từ 3,3 đến 11,5 lần té ngã trên 1.000 người
bệnh mỗi ngày, với 50% người bệnh nhập viện được coi là có nguy cơ té ngã15.
Ở những người bệnh phẫu thuật, tần suất té ngã một hoặc nhiều lần xảy ra ở
1,6% người bệnh nội trú phẫu thuật và có thể dẫn đến bệnh tật đáng kể16.
Thực trạng té ngã ở Việt Nam không có số liệu thống kê, ước tính mỗi năm
có khoảng 2.000.000 trường hợp bị chấn thương do té ngã tại các cơ sở y tế5.

1.1.3. Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến té ngã theo thang điểm Morse4
Tiền sử té ngã: Làm tăng 3.06 lần nguy cơ té ngã ở người bệnh viện dưỡng
lão và con số nguy cơ này sẽ tăng lên 2.85 lần ở những người bệnh nội trú lớn
tuổi tại bệnh viện17.
Bệnh lý đi kèm: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp, khả năng
giữ thăng bằng, bệnh cơ xương khớp, bệnh đái tháo đường, bệnh đột quỵ và bệnh
Parkinson đều làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh18,19,20,21.
Đang được truyền dịch: Nghiên cứu về đánh giá nguy cơ té ngã của tác giả
Falcao và cộng sự22 cho thấy có 67,3% người bệnh đang truyền dịch, và con số này
trong nghiên cứu của tác giả Remor P và cộng sự là 66,7%23.

.


.

5

Tư thế bất thường khi di chuyển và sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại: Rối loạn
dáng đi và thăng bằng làm tăng 2,9 lần nguy cơ té ngã20. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
làm tăng nguy cơ té ngã lên 2,6 lần20.
Tình trạng tinh thần: Suy giảm nhận thức làm tăng nguy cơ té ngã gấp đôi20.
Các yếu tố nguy cơ khác
Yếu tố dinh dưỡng20.
Yếu tố tâm lý (trầm cảm, lo lắng)24,25.
Yếu tố hạ huyết áp tư thế 26.
Yếu tố sử dụng thuốc27…
1.1.4. Cách phòng tránh
Nguy cơ té ngã là những nguy cơ đưa tới té ngã có thể là từ mơi trường bên

ngồi hoặc từ bên trong cơ thể28.
Những giải pháp phòng ngừa té ngã hiện nay là:
Đảm bảo cơ sở vật chất
Nhận biết nguy cơ té ngã
Đảm bảo cơng tác chăm sóc
Nâng cao ý thức phịng ngừa
Vai trò của điều dưỡng trong phòng ngừa té ngã
Khi mới bước vào môi trường điều trị nội trú, người bệnh sẽ có nhiều bỡ ngỡ
nên việc đánh giá, cải thiện mơi trường, thiết lập kế hoạch chăm sóc theo nhu cầu,
cung cấp thông tin và truyền thông cho người bệnh và người chăm sóc về nguy cơ té
ngã và cách phịng được xem là quan trọng và có hiệu quả29,30,31,32.
Theo Yunchuan (Lucy) Zhao và cộng sự, để cung cấp dịch vụ chăm sóc chất
lượng cao, các điều dưỡng chăm sóc cần phải có33:
a) Kiến thức về các yếu tố nguy cơ liên quan đến té ngã và hậu quả có thể có.
b) Các biện pháp can thiệp phịng ngừa té ngã thông thường.
c) Các chiến lược tiềm năng để phịng ngừa té ngã trong các bệnh viện.
Có nhiều nghiên cứu khác cho thấy điều dưỡng lâm sàng nói riêng và nhân
viên y tế nói chung đóng một vai trị quan trọng trong quản lý an toàn té ngã của

.


.

6

người bệnh thông qua việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời34,35,36,37. Vấn
đề nâng cao kiến thức và nhận thức của điều dưỡng về quản lý nguy cơ và các
phương pháp phịng ngừa được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm té ngã
cho người bệnh38.

Bên cạnh đó, hậu quả của việc điều dưỡng q tải cơng việc, không đủ thời
gian quan tâm hay thiếu sự nhắc nhở sẽ làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh36,37,39.
1.1.5. Gánh nặng bệnh tật của té ngã
Gây chấn thương
Té ngã dẫn đến thương tích chiếm 30-50% trường hợp, trong đó 6% là chấn
thương nghiêm trọng như gãy xương, bầm tím, chảy máu và thậm chí tử vong15,40.
Trong 5 năm với 9.625 ca phẫu thuật nội trú, 154 người bệnh đã trải qua 190
lần té ngã. Chấn thương do té ngã sau phẫu thuật bao gồm chấn thương nặng (gãy
xương hông) dưới 1%; chấn thương cần can thiệp 2%; thương tật không cần can
thiệp là 27%; và không bị thương là 70%16.
Gây tử vong
WHO ước tính rằng 424.000 người sẽ chết vì những cú té ngã khơng chủ ý
hoặc ngẫu nhiên trên tồn cầu41.
Tăng chi phí nằm viện
Té ngã và các chấn thương do té ngã gây ra có tác động mạnh đến sức khỏe
thể chất, tinh thần của người bệnh, làm tăng thời gian nằm viện trung bình kéo dài
thêm 12,3 ngày, và có thể làm tăng chi phí nằm viện lên đến 61%15. Wong và cộng
sự đã kiểm tra chi phí tại ba bệnh viện Trung Tây ở Hoa Kỳ và báo cáo thời gian lưu
trú tăng lên 6,3 ngày cho mỗi người bệnh, dẫn đến chi phí trung bình là 14.000 đơ la
Mỹ1.
Té ngã là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên thế giới42,43,44,45. Té ngã
không chỉ gây ra các biến cố như gãy xương, chấn thương đầu, mà còn kéo dài thời
gian nằm viện, tăng chi phí và giảm khả năng vận động do sợ té ngã46,47. Mặt khác,
té ngã còn thể hiện sự khơng hài lịng và hồi nghi về chất lượng của chăm sóc, ảnh

.


.


7

hưởng tiêu cực đến việc quản lý sức khỏe, cùng với các ý nghĩa đạo đức và pháp
lý48.
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành đối với té ngã
Kiến thức phòng ngừa té ngã
Là mức độ hiểu biết được truyền đạt về phòng ngừa té ngã49. Năm 2013, Tổ
chức Nghiên cứu xây dựng Chính sách Y tế và Chất lượng Hoa Kỳ (AHRQ) đã xây
dựng bộ công cụ 2E (2E: Fall Knowledge Test) là công cụ đánh giá kiến thức chung
về té ngã dành cho điều dưỡng lâm sàng50.
Thực hành phòng ngừa té ngã
Là một trong nhiều hoạt động nhằm bảo vệ người bệnh khỏi bị tổn hại trong
thời gian nằm viện50. Hiện có rất nhiều các cơng cụ đánh giá té ngã được tìm thấy:
Henrich II, STRATIFY scale, Conley scale, John Hopkins (JHFRAT), Morse (MFS).
Vấn đề nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về quản lý
nguy cơ té ngã và các phương pháp phòng ngừa được chứng minh là có hiệu quả
trong việc giảm té ngã cho người bệnh38.
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành đối với té ngã.
1.3.1. Tuổi tác
Một số nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi có mối liên quan đến kiến thức - thái
độ - thực hành té ngã đối với nhân viên y tế, tuổi càng cao kiến thức càng tốt51.
1.3.2. Thâm niên công tác
Về lý thuyết, thời gian công tác càng nhiều cơ hội được tham gia các chương
trình đào tạo liên tục liên quan đến chun mơn càng nhiều. Bên cạnh đó, kiến thức
của các điều dưỡng về các ca ngã của người bệnh tương quan thuận với kinh
nghiệm của họ12. Mặt khác khi con người đã có kiến thức nền tảng về một vấn đề
nào đó thì kiến thức này có thể được mở rộng thơng qua q trình làm việc51.
1.3.3. Cập nhật kiến thức và nhu cầu đào tạo
Việc cập nhật kiến thức và nhu cầu đào tạo tại nơi làm việc thơng qua các
khóa đào tạo cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến kiến thức, thái độ và thực hành

của điều dưỡng51.

.


.

8

1.3.4. Khối lượng công việc
Khối lượng công việc được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định
thái độ của điều dưỡng đối với các phương pháp phòng ngừa té ngã. Các nghiên cứu
cho rằng, tại các bệnh viện lớn, kiến thức - thái độ - thực hành của nhân viên y tế
đối với phòng ngừa té ngã bệnh viện ít được quan tâm hơn do khối lượng cơng việc
dày đặc cùng với khối lượng người bệnh lớn, hậu quả sẽ làm tăng nguy cơ té ngã ở
người bệnh5,8,36,37,39.
1.4. Các công cụ đánh giá
1.4.1. Các công cụ đánh giá kiến thức phòng ngừa té ngã
1.4.1.1. Bài kiểm tra kiến thức phòng ngừa té ngã (Fall prevention knowledge
tests – FPKT)
Năm 2018, tác giả Dykes và cộng sự tiến hành phát triển và đánh giá bài kiểm
tra kiến thức phòng ngừa té ngã (Fall prevention knowledge tests – FPKT). Các kết
quả kiểm định cho thấy đây là một thang đo khá tốt để đánh giá kiến thức về té ngã
của điều dưỡng. Thang đo bao gồm 11 câu hỏi kiến thức và được đánh giá đúng
hoặc sai, cụ thể như sau52:
- Đánh giá khả năng té ngã của người bệnh dựa trên kinh nghiệm và chuyên
môn của điều dưỡng tốt hơn việc sử dụng thang điểm tiêu chuẩn (Sai).
- Quy trình phòng ngừa té ngã gồm 3 bước: Sàng lọc các nguy cơ té ngã, phát
triển một kế hoạch phòng ngừa té ngã, hồn thành tài liệu về phịng ngừa té ngã
(Sai).

- Người đàn ơng 75 tuổi có tiền sử bị té ngã và loãng xương trong thời gian
gần đây và nhập viện vì đau bụng dữ dội. Ơng ấy có nhiều nguy cơ bị chấn thương
hơn nếu té ngã vì tuổi tác (Sai).
- Lý do phổ biến khiến những người nhập viện bị té ngã là do kế hoạch
phòng ngừa té ngã của họ khơng được tn thủ (Đúng).
- Có thể phịng ngừa té ngã ở người bệnh có nguy cơ té ngã vì các vấn đề
sinh lý bằng cách cung cấp một mơi trường an tồn (Sai).

.


.

9

- Người bệnh tham gia phịng ngừa té ngã có nghĩa là điều dưỡng xây dựng
kế hoạch phòng ngừa và đánh giá nguy cơ té ngã, sau đó hướng dẫn người bệnh về
các yếu tố nguy cơ té ngã của họ và thơng báo kế hoạch phịng ngừa (Sai).
- Tất cả các bệnh viện hoạt động khác nhau, vì vậy nên xây dựng các biểu
mẫu đánh giá nguy cơ té ngã riêng (Sai).
- Thang đo sàng lọc nguy cơ té ngã nhằm xác định những người bệnh có khả
năng bị té ngã vì một hoặc nhiều lý do từ vấn đề sinh lý (Đúng).
- Việc điều dưỡng trao đổi với người bệnh về nguy cơ chấn thương nếu té
ngã, điều này giúp cải thiện việc người bệnh tuân theo kế hoạch phịng ngừa té ngã
(Đúng).
- Những người bệnh có nguy cơ té ngã thấp khơng cần kế hoạch phịng ngừa
té ngã (Sai).
- Hệ thống chuông báo đầu giường và ghế nên được thiết kế cho tất cả các
người bệnh có nguy cơ té ngã cao (Sai).
Sử dụng phương pháp gán điểm được áp đụng để đánh giá kiến thức chung của

đối tượng, trả lời mỗi ý đúng là 1 điểm, sai 0 điểm. Tổng số ý trả lời đúng là 22
tương ứng với tổng số điểm là 22.
1.4.1.2. Bài kiểm tra kiến thức té ngã (Fall Knowledge Test – 2E)
Bài kiểm tra kiến thức té ngã (Fall Knowledge Test – 2E) được xây dựng và
phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu xây dựng Chính sách Y tế và Chất lượng Hoa Kỳ
(AHRQ) năm 2009. Bộ câu hỏi đã được thử nghiệm và đảm bảo độ tin cậy
(Cronbach’s Alpha = 0,81). Tổng số gồm có 13 câu để đánh giá kiến thức của điều
dưỡng về phòng ngừa té ngã50.
- Các phát biểu đúng (Lựa chọn đúng: A, B, C, D).
- Các khía cạnh một chương trình can thiệp về phịng ngừa té ngã (Lựa chọn
đúng: A, B, C, D).
- Các yếu tố nguy cơ bị té ngã ở bệnh viện, ngoại trừ (Lựa chọn đúng: C).
- Các phát biểu đúng (Lựa chọn đúng: A, B, C, D).
- Người bệnh suy giảm khả năng vận động (Lựa chọn đúng: B, C, D).

.


.

10

- Việc quản lý người bệnh có nguy cơ té ngã, ngoại trừ (Lựa chọn đúng: A).
- Các phát biểu sai (Lựa chọn đúng: A).
- Các chương trình can thiệp phòng ngừa té ngã trong bệnh viện (Lựa chọn
đúng: A, B, C).
- Đánh giá người bệnh về nguy cơ té ngã, phát biểu sai (Lựa chọn đúng: D).
- Các yếu tố nguy cơ té ngã (Lựa chọn đúng: A, B, C, D).
- Các chương trình tập thể dục cho người lớn tuổi đi lại được (Lựa chọn đúng:
C, D).

- Giáo dục trong phòng ngừa té ngã, phát biểu sai (Lựa chọn đúng: D).
- Khuyến nghị để cải thiện sự an toàn của người bệnh (Lựa chọn đúng: A, B,
C, D).
Tương ứng với mỗi câu hỏi là một hoặc nhiều đáp án đúng, mỗi đáp án đúng
được chấm 1 điểm. Điểm tối đa đạt được là 33 điểm. Từ đó kiến thức chung về
phòng ngừa té ngã của điều dưỡng được chia theo 2 mức độ50:
- Đạt: ≥17 điểm
- Chưa đạt: ≤16 điểm
Thang đo 2E được đánh giá phù hợp hơn với bối cảnh bệnh viện tại Việt Nam,
và được áp dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây để đánh giá kiến thức phòng
ngừa té ngã ở đối tượng điều dưỡng53,54.
1.4.2. Các cơng cụ đánh giá thực hành phịng ngừa té ngã
Năm 2021 tác giả Strini và cộng sự tiến hành nghiên cứu tổng quan về các
công cụ đánh giá nguy cơ té ngã, kết quả tìm kiếm được 115 bài báo từ nghiên cứu
cắt ngang, đồn hệ với 38 cơng cụ đánh giá nguy cơ té ngã khác nhau55. Một số
công cụ đánh giá nguy cơ té ngã được sử dụng phổ biến sau đây:
1.4.2.1. Công cụ đánh giá nguy cơ té ngã của Johns Hopkins (The Johns Hopkins
Fall Risk Assessment Tool - JHFRAT)
Công cụ đánh giá nguy cơ té ngã của Johns Hopkins (JHFRAT) được phát
triển như một phần của sáng kiến an tồn phịng ngừa té ngã dựa trên bằng chứng,

.


.

11

cho phép phát hiện sớm nguy cơ té ngã ở người bệnh lớn tuổi. JHFRAT hiện đang
được sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện trên toàn thế giới.

Thang đo bao gồm 7 câu hỏi khảo sát, với mỗi câu hỏi được đánh giá một
mức điểm riêng.
- Độ tuổi: Chia làm 3 nhóm 60-69 tuổi (1 điểm), 70-79 tuổi (2 điểm), từ 80
tuổi (3 tuổi).
- Tiền sử té ngã trong 6 tháng trước khi nhập viện (5 điểm).
- Bài tiết: Tiêu tiểu khơng kiểm sốt, gấp hoặc nhiều lần hoặc khơng kiểm
sốt (2 điểm), gấp hoặc nhiều lần và khơng kiểm sốt (4 điểm).
- Thuốc giảm đau thuộc nhóm gây nghiện, chống co giật, hạ huyết áp, lợi tiểu,
an thần, nhuận tràng: Sử dụng một loại (3 điểm), từ 2 loại (5 điểm), sử dụng an thần
trong 24 giờ (7 điểm).
- Dụng cụ chăm sóc: Truyền tĩnh mạch, ống dẫn lưu ngực, ống thông tiểu lưu,
dẫn lưu khác: Sử dụng 1 loại (1 điểm), 2 loại (2 điểm), từ 3 loại (3 điểm).
- Vận động: Giảm thị lực hoặc thính lực ảnh hưởng di chuyển, cần sự trợ
giúp khung tập, nạng, xe lăn, người hỗ trợ di chuyển, di chuyển khơng thăng bằng
phải vịn để đi lại (2 điểm).
- Tình trạng nhận thức: người bệnh tỉnh táo thực hiện đúng y lệnh (1 điểm),
hôn mê không tiếp xúc (2 điểm), khơng hồn tồn tỉnh táo, lơ mơ kích động (4
điểm).
Tổng số điểm nguy cơ càng cao cho thấy khả năng té ngã của người bệnh
càng cao và được chia làm 2 mức: Mức 1 có nguy cơ thấp (điểm từ 6 – 13 điểm),
mức 2 có nguy cơ cao (> 13 điểm)56.
Thang điểm JHFRAT là một cơng cụ có thể thực hiện đánh giá đơn giản
nhiều nguy cơ té ngã. Tuy nhiên, có những kết quả nghiên cứu trái ngược nhau về
kết quả thang đo này. Nghiên cứu của Zhang và cộng sự cho thấy JHFRAT đánh giá
nguy cơ té ngã có giá trị và đáng tin cậy, là cơng cụ để xác định người bệnh nội trú
có nguy cơ té ngã57. Tuy nhiên nghiên cứu của Klinkenberg và cộng sự (2017) chỉ ra
công cụ đánh giá nguy cơ té ngã của JHFRAT được sử dụng rộng rãi nhưng ít

.



.

12

nghiên cứu đã kiểm tra các đặc tính đo lường tâm lý của nó. Trong khi những người
bệnh bị té ngã có tổng điểm JHFRAT cao hơn, thì phần lớn những người bệnh bị té
ngã được JHFRAT phân loại là có nguy cơ trung bình hoặc thấp58.
1.4.2.2. Thang đo té ngã Morse (Morse Fall Scale - MFS)
Janice Morse đã xây dựng thang đo té ngã Morse, bắt đầu thực hiện một dự
án thí điểm vào năm 1985. Và đến hiện tại thang đo Morse đã và đang được áp dụng
rộng rãi ở nhiều bệnh viện và trên nhiều nhóm bệnh khác nhau trên phạm vi quốc
tế59.
Công cụ này được các nhân viên điều dưỡng sử dụng rộng rãi vào thời điểm
tiếp nhận người bệnh nhập viện60. Họ cũng định kỳ cập nhật thông tin đánh giá khi
đổi ca, mỗi ngày, mỗi tuần, tùy thuộc vào trình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc
đánh giá thường ngắn gọn, đơn giản và chỉ mất khoảng 3 phút để đánh giá một
người bệnh. Thông thường chỉ số thang điểm xấu sẽ cảnh báo hoặc là người bệnh
cần được đánh giá kỹ càng hơn hoặc là các điều dưỡng can thiệp để giảm nguy cơ té
ngã59.
Thang điểm Morse bao gồm 6 câu hỏi và được tính điểm chi tiết như sau:
- Tiền sử té ngã: Được tính 25 điểm nếu người bệnh bị té ngã ngay trong lần
nhập viện này, hoặc có tiền sử té ngã trước đó. Nếu người bệnh chưa từng bị té ngã,
tính 0 điểm.
- Có bệnh lý kèm theo: Tính 15 điểm nếu trong hồ sơ bệnh án lần nhập viện
này có nhiều hơn một chẩn đốn (nhiều hơn một bệnh lý), nếu chỉ có một chẩn đốn
(một bệnh lý) duy nhất chấm 0 điểm.
- Hỗ trợ di chuyển: Tính 0 điểm nếu người bệnh di chuyển khơng có cơng cụ
hỗ trợ (kể cả khi có điều dưỡng hỗ trợ), sử dụng xe lăn, nằm trên giường hoặc nằm
bất động không ra khỏi giường. Nếu người bệnh sử dụng nạng, gậy ba tong, khung

tập đi thì tính 15 điểm, nếu người bệnh phải vịn vào vách tường, thành gỗ mới di
chuyển được thì tính 30 điểm.
- Liệu pháp truyền tĩnh mạch/ khóa heparin: Tính 25 điểm nếu người bệnh có
truyền tĩnh mạch hoặc khóa heparin, nếu khơng chấm 0 điểm.

.


.

13

- Tư thế di chuyển: Với tư thế di chuyển bình thường (chấm 0 điểm) là khi
người bệnh đi lại với đầu thẳng, hai tay đánh theo nhịp bước, sải bước chân thoải
mái. Với tư thế di chuyển yếu (chấm 15 điểm), người bệnh chúi về trước nhưng vẫn
có thể ngẩng đầu, không mất thăng bằng khi di chuyển bước sải chân ngắn và người
bệnh có thể lê chân. Với tư thế di chuyển mất cân bằng (25 điểm) người bệnh gặp
khó khăn khi đứng dậy khỏi ghế ngồi, phải cố gắng chống tay lên 2 thành ghế mới
đứng lên được hoặc là phải lấy đà (phải cố nhiều lần mới đứng lên được). Khả năng
giữ thăng bằng của người bệnh trong trường hợp này kém nên họ cần phải vịn vào
thành ghế, lan can, người bên cạnh hay công cụ hỗ trợ di chuyển và không thể tự đi
được.
- Trạng thái tinh thần: Tình trạng tinh thần được đo bằng cách kiểm tra việc
tự đánh giá về khả năng di chuyển của người bệnh. Hỏi người bệnh “ơng/bà có thể
đến phịng tắm một mình được khơng hay ơng/bà cần có người giúp?” nếu câu trả
lời của người bệnh phù hợp với việc thực hiện y lệnh này thì được đánh giá là “bình
thường” cịn nếu câu trả lời của người bệnh khơng giống với việc thực hiện y lệnh
đó của điều dưỡng hoặc câu trả lời hồn tồn khơng phù hợp với thực tế thì kết luận
là người bệnh đã phóng đại hoặc có thể vấn đề về trí nhớ và khi đó chấm 15 điểm.
Điểm số càng cao thì nguy cơ té ngã của người bệnh càng cao. Tổng số điểm

của 6 câu hỏi trên được cộng lại để đánh giá nguy cơ té ngã và chia thành 3 nhóm cụ
thể sau:
- Khơng có nguy cơ: điểm MFS từ 0-24 điểm, cần chăm sóc điều dưỡng cơ
bản.
- Nguy cơ thấp: điểm MFS từ 25-50 điểm, cần can thiệp vừa phải các biện
pháp phòng ngừa té ngã.
- Nguy cơ cao: điểm MFS trên 51 điểm, can thiệp tăng cường các biện pháp
phòng ngừa té ngã.
Điểm số được cộng và ghi nhận trong hồ sơ người bệnh. Mức độ nguy cơ và
xử trí đề xuất như khơng cần can thiệp, can thiệp vừa phải hoặc can thiệp nguy cơ
cao được xác định. Trong một vài trường hợp, có thể cần phải tiến hành đánh giá kỹ

.


.

14

lưỡng hơn59. Ngoài ra một số điểm cắt tham khảo khác cũng được đưa ra để đánh
giá thang đo Morse. Như nghiên cứu của tác giả Sung và Chow cho thấy thang đo
Morse là một công cụ tốt để xác định người bệnh có nguy cơ té ngã trong bệnh viện
và cũng đã xác định tại điểm cắt 45 điểm là giá trị điểm cắt tối ưu61. Theo tác giả
Janete tại điểm cắt 44,78 của thang đo Morse là điểm cắt dự đoán nguy cơ té ngã tốt
nhất, với độ nhạy cảm 95,25 và độ đặc hiệu 64% thì sự xuất hiện của té ngã và phân
loại nguy cơ cao là rất đáng kể (p< 0,001)62.
1.4.2.3. Các thang đo khác
Nghiên cứu của Kim và cộng sự cho thấy Henrich II có khả năng hữu ích
trong việc xác định người bệnh có nguy cơ cao bị té ngã trong các cơ sở chăm sóc y
tế với KTC 95%63.

Nghiên cứu của Aranda-Gallardo và cộng sự cho kết quả thang đo Stratify
cung cấp giá trị chẩn đoán cao hơn, với giá trị OR là 7,64 (4,86 - 12,00). Thang đo
Stratify được xem là công cụ tốt nhất để đánh giá nguy cơ té ngã ở những người
bệnh tuổi trên 65 tuổi mắc bệnh cấp tính nhập viện64….
Trên thực tế, mỗi thang điểm thuộc về các nhóm dân cư hoặc bối cảnh khác
nhau vì lý do này, nên áp dụng đồng thời nhiều công cụ và cần có sự phân tích trực
tiếp và chun sâu của chuyên gia chăm sóc sức khỏe55.
1.5. Học thuyết điều dưỡng Pender và áp dụng trong nghiên cứu
Nola J. Pender (16/8/1941– nay) là một nhà học thuyết điều dưỡng và được
mệnh danh là Huyền thoại sống của Học viện Điều dưỡng Hoa Kỳ. Giữa những năm
1970, bà bắt đầu nghiên cứu hành vi nâng cao sức khỏe. Năm 1982, bà cho ra đời
“Mơ hình nâng cao sức khỏe” để nghiên cứu, giáo dục, thực hành và đang được sử
dụng rộng rãi trên thế giới. Các khái niệm chính trong thuyết được xác định đó là
đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm, yếu tố con người, lợi ích và rào cản từ hành vi65.
Ứng dụng mơ hình nâng cao sức khỏe của Pender trong phòng ngừa té ngã
cho người bệnh của điều dưỡng là hành vi nâng cao sức khỏe. Và người thực hiện
hành vi này là những điều dưỡng thực hiện công việc đánh giá nguy cơ té ngã và
đưa ra các can thiệp phòng ngừa khi tiếp nhận người bệnh vào khoa. Các điều

.


.

15

dưỡng thực hiện đúng thực hành phòng ngừa té ngã, sẽ giúp cho cơng tác chăm sóc
người bệnh tốt hơn, tăng sự an tồn cho người bệnh, cho chính điều dưỡng và cho
cả cộng đồng, đây chính là nhưng lợi ích mà hành vi nâng cao sức khỏe mang lại.
Những rào cản có liên quan đến yếu tố chủ quan và khách quan trong học thuyết

Pender cũng được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này: tuổi, giới tính, trình độ
chuyên môn, thâm niên công tác, đơn vị công tác, kiến thức phịng ngừa té ngã, khối
lượng cơng việc, tập huấn về phòng ngừa té ngã, số lần tập huấn, nhu cầu cập nhật
kiến thức….
Như vậy việc áp dụng học thuyết Pender vào nghiên cứu này là phù hợp và
kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác định được tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức và thực
hành đúng trong cơng tác phòng ngừa té ngã cho người bệnh cũng như thái độ của
những điều dưỡng này đối với công tác phịng ngừa té ngã. Từ đó đưa ra những giải
pháp hữu ích giúp đội ngũ điều dưỡng có một thái độ tích cực hơn, hồn thiện hơn
về kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã nhằm tạo ra động lực cho các hành
động sức khỏe mang lại chất lượng trong dịch vụ chăm sóc y tế.

.


×