Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện nhân dân gia định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ LÊ ANH THƯ

KHẢO SÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VŨ LÊ ANH THƯ

KHẢO SÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC


Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. NGUYỄN HỒNG HẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động
viên và giúp đỡ tận tình từ các Thầy Cơ, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc đến TS. BS. Nguyễn Hồng Hải, TS. DS. Phạm Hồng Thắm, NCS. DS.
Huỳnh Hữu Bốn là những người Thầy Cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em
có thể hồn thành luận văn này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia đã tham gia vào nghiên
cứu; tập thể các y bác sĩ, dược sĩ và các anh chị điều dưỡng – Khoa Nội Tim mạch –
Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận
văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể Quý Thầy Cô bộ môn Dược lý
và Dược lâm sàng đã luôn quan tâm, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội đồng đã dành thời gian

quý báu để đánh giá, nhận xét và góp ý giúp cho đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, anh Nguyễn Anh Hồng Minh
và bạn bè đã luôn kề vai sát cánh, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành luận văn cao học này.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng có thể, tuy nhiên
sẽ khơng tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của Quý
Thầy Cơ để luận văn hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Học viên

Vũ Lê Anh Thư

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Tất cả số liệu, kết quả trình bày trong luận văn đều trung thực
và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Vũ Lê Anh Thư.

.



.

TĨM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC KHỐ 2020 – 2022
KHẢO SÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC Ở BỆNH NHÂN TĂNG
HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH.
Học viên: Vũ Lê Anh Thư
Giảng viên hướng dẫn: TS. BS. Nguyễn Hoàng Hải
Mở đầu: Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp và là mối quan tâm lớn nhất của sức khoẻ
cộng đồng. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng, tỷ lệ tăng
huyết áp năm 2019 ở người từ 18 tuổi trở lên là 33,8%; cao hơn năm 2018 là 30,3% và
2017 là 28,7%. Phác đồ điều trị nhiều thuốc có thể dẫn đến sự xuất hiện các vấn đề liên
quan đến thuốc (Drug – related problems) (DRPs). Sự gia tăng DRPs gây ra gánh nặng
cho kinh tế và xã hội, tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Việc theo dõi điều trị bằng thuốc cần được ưu tiên để ngăn ngừa và giải quyết
DRPs ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú.
Mục tiêu: Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc ở người bệnh tăng huyết áp điều trị
ngoại trú tại bệnh viện và các yếu tố ảnh hưởng. Khảo sát đề xuất các can thiệp dược lên
các vấn đề liên quan đến thuốc.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên người bệnh
tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định,
từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2022. Đặc điểm các thông tin khai thác từ người bệnh
được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bởi dược sĩ. Các DRPs được xác định bởi
các dược sĩ theo các nguồn tài liệu tham khảo và được phân loại theo bộ cơng vụ ViMed®. Từ đó dược sĩ đề xuất can thiệp dược đến các chuyên gia. Hồi quy logistic đa biến
được thực hiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện các DRPs, có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.
Kết quả: 85,3% người bệnh tăng huyết áp có ít nhất một vấn đề liên quan đến thuốc.
Bisoprolol là hoạt chất tìm thấy có tần suất DRPs cao nhất với 76 trường hợp. Qua
phương pháp hồi quy logistic đa biến số, độ tuổi và bệnh mắc kèm là các yếu tố có liên


.


.

quan đến sự xuất hiện DRPs (p < 0,05), có ý nghĩa thống kê. Tổng cộng có 341 đề xuất
can thiệp của dược sĩ lâm sàng đến chuyên gia để giải quyết DRPs đã được xác định.
90,9% các đề xuất của dược sĩ lâm sàng được các chuyên gia đồng ý; 1,8% đề xuất không
đồng ý và 7,3% đề xuất không thể xác định.
Kết luận: Tỷ lệ DRPs ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tương đối cao. Khẳng
định vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc theo dõi điều trị để ngăn ngừa và giải quyết
DRPs.
Từ khoá: Các vấn đề liên quan đến thuốc, tăng huyết áp, can thiệp dược.

.


.

ABSTRACT
DRUG - RELATED PROBLEMS IN HYPERTENSIVE PATIENTS OF A
HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY
Student: Vu Le Anh Thu
Supervisor: Ph. D. Nguyen Hoang Hai
Background: Hypertension is a common disease and a major public health concern. In
Vietnam, the prevalence of hypertension is increasing, the rate of hypertension in 2019
among people aged 18 years and older was 33,8%, higher than in 2018 at 30,3% and
28,7% in 2017. Multiple drug regimens can lead to the development of drug-related
problems (DRPs). The increase in DRPs causes economic and social burdens and
increases health care costs, especially in developing countries. Drug therapy monitoring

should be a priority to prevent and resolve DRPs in outpatients with hypertension.
Objective: Investigation of drug-related problems in hypertensive patients treated in
hospital outpatients and influencing factors. Survey proposes pharmacological
interventions on drug-related problems.
Methods: A cross-sectional study was performed on hypertensive patients treated as
outpatients at the Department of Cardiology, Gia Dinh People's Hospital, from January
2022 to June 2022. Characteristics of information extracted from patients used in the
study were collected by pharmacists. The DRPs were identified by pharmacists
according to reference sources and classified according to the Vi-Med® public ministry.
From there, pharmacists propose pharmacological interventions to experts.
Multivariable logistic regression was performed to determine the factors affecting the
occurrence of DRPs, with statistical significance when p < 0.05.
Results: 85,3% of hypertensive patients had at least one drug-related problem.
Bisoprolol was the active ingredient found to have the highest frequency of DRPs in 76
cases. Through multivariable logistic regression method, age and comorbidities are
factors related to the occurrence of DRPs (p < 0,05), with statistical significance. A total
of 341 clinical pharmacist to specialist interventions to address DRPs were identified.

.


.

90,9% of the clinical pharmacist's recommendations were agreed by experts; 1,8%
suggested disagree and 7,3% suggested could not determine.
Conclusion: The percentage of DRPs in outpatient hypertensive patients is relatively
high. Role of the clinical pharmacist in monitoring treatment to prevent and address
DRPs.
Keywords: drug-related problems, hypertension, outpatient.


.


.

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ...................................................... 3
1.1.1. Dịch tễ học tăng huyết áp ............................................................................... 3
1.1.2. Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp ............................................................. 4
1.1.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch .......................................................................... 6
1.1.4. Huyết áp mục tiêu ........................................................................................... 8
1.1.5. Điều trị tăng huyết áp ................................................................................... 11
1.2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC ...................................................... 18
1.2.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến thuốc................................................... 18
1.2.2. Hệ thống phân loại các vấn đề liên quan đến thuốc ..................................... 20
1.2.3. Một số vấn đề liên quan đến thuốc ở người bệnh tăng huyết áp .................. 26
1.3. VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN THUỐC ............................................................................................................. 27
1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong các vấn đề liên quan đến thuốc ............ 27
1.3.2. Cách thức phát hiện và xác nhận các vấn đề liên quan đến thuốc ................ 28
1.3.3. Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong quản lý bệnh tăng huyết áp................... 29
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN

THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ....................................................... 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 35
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 35
2.1.2. Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................... 35
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 36

.


.

ii

2.1.4. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 36
2.1.5. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 37
2.2.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 37
2.2.3. Phương pháp tiến hành ................................................................................. 38
2.3. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................ 44
2.3.1. Phân tích hồi quy logistic đơn biến .............................................................. 44
2.3.2. Phân tích hồi quy logistic đa biến................................................................. 45
2.3.3. Các biến số trong nghiên cứu ....................................................................... 45
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................. 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................................ 52
3.1. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT
ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ...................................................................... 52
3.1.1. Đặc điểm chung của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú ................ 52
3.1.2. Các vấn đề liên quan đến thuốc của người bệnh tăng huyết áp.................... 60

3.1.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến thuốc............ 68
3.2. CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG LÊN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN THUỐC ............................................................................................................. 72
3.2.1. Đề xuất can thiệp của dược sĩ lâm sàng lên các vấn đề liên quan đến thuốc72
3.2.2. Sự chấp thuận của chuyên gia trên các đề xuất can thiệp dược ................... 76
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................................. 78
4.1. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT
ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ...................................................................... 78
4.1.1. Đặc điểm chung người bệnh tăng huyết áp ngoại trú ................................... 78
4.1.2. Các vấn đề liên quan đến thuốc ở người bệnh tăng huyết áp ....................... 84
4.1.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến thuốc............ 96
4.2. CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG LÊN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN THUỐC ............................................................................................................. 97

.


.

iii

4.2.1. Ý kiến đồng ý của các chuyên gia về các đề xuất can thiệp dược ................ 98
4.2.2. Ý kiến không đồng ý của các chuyên gia về các đề xuất can thiệp dược ... 100
4.2.3. Đề xuất can thiệp dược không thể xác định ............................................... 101
4.3. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 102
4.3.1. Điểm mạnh của đề tài ................................................................................. 102
4.3.2. Hạn chế của đề tài....................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


.

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh

Tiếng Việt

THA
ĐTĐ
RLLM
WHO
HA
DRPs
BS
DSLS
DS
HATT
HATTr
VNHA

Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Rối loạn lipid máu
Tổ chức Y tế thế giới

Huyết áp
Các vấn đề liên quan đến thuốc
Bác sĩ
Dược sĩ lâm sàng
Dược sĩ
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Hội Tim mạch học Quốc gia Việt
Nam
Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam
Hiệp hội Tim mạch Châu Âu

VSH
ESC
ESH
ACC
AHA
ISH
PCNE
ASHP
ACEi
ARB

World Health Organization
Drug related problems

European Society of
Cardiology
European Society of
Hypertension

American college of
cardiology
American Heart Association
International Society of
Hypertension
Pharmaceutical Care Network
Europe
American Society of Hospital
Pharmacists
Angiotensin converting
enzyme inhibitors
Angiotensin II receptor
blockers

.

Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu
Hội Tim mạch học Hoa Kỳ
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế
Hiệp hội chăm sóc Dược Châu Âu
Hiệp hội Dược sĩ bệnh viện của
Mỹ
Ức chế men chuyển
Chẹn thụ thể Angiotensin II


.

v


CCB
LT
BB
EF
eGFR
LDL-C
ADR
BHYT

Calcium channel blocker
Beta-blocker
Ejection fraction
Estimated glomerular
filtration rate
Low density lipoprotein
cholesterol
Adverse Drug Reaction

.

Chẹn kênh Canxi
Lợi tiểu
Chẹn thụ thể beta
Phân suất tống máu
Độ lọc cầu thận ước tính
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng
thấp
Phản ứng có hại của thuốc
Bảo hiểm y tế



.

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân độ THA đo tại phòng khám theo khuyến cáo ISH 2020 ............... 4
Bảng 1.2 So sánh giữa định nghĩa và phân độ THA của các Tổ chức trên thế giới
............................................................................................................................... 5
Bảng 1.3 Phân tầng nguy cơ tim mạch theo ISH 2020 .......................................... 7
Bảng 1.4 Ngưỡng huyết áp phòng khám ban đầu cần điều trị thuốc ..................... 9
Bảng 1.5 Huyết áp mục tiêu ................................................................................ 10
Bảng 1.6 Mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở người lớn được cá thể hố .............. 11
Bảng 1.7 Tóm tắt ranh giới đích HA phịng khám cần điều trị ........................... 12
Bảng 1.8 Chiến lược dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo VNHA/VSH 2021 17
Bảng 1.9 Một số hệ thống phân loại các vấn đê liên quan đến thuốc trên thế giới
............................................................................................................................. 20
Bảng 1.10 Phân loại các vấn đề liên quan đến thuốc theo PCNE ....................... 21
Bảng 1.11 Định nghĩa, miêu tả các vấn đề liên quan đến thuốc theo Vi – Med® 24
Bảng 1.12 Một số vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc ở người bệnh tăng huyết
áp ......................................................................................................................... 26
Bảng 1.13 Một số nghiên cứu về vấn đề liên quan đến thuốc ở người bệnh tăng
huyết áp................................................................................................................ 31
Bảng 2.1 Miêu tả các vấn đề liên quan đến thuốc ở người bệnh tăng huyết áp .. 40
Bảng 2.2 Các biến số đặc điểm chung của người bệnh tăng huyết áp................. 45
Bảng 2.3 Các biến số đặc điểm lâm sàng của người bệnh tăng huyết áp ............ 46
Bảng 2.4 Các biến số đặc điểm các thuốc đang sử dụng trong đơn .................... 47
Bảng 2.5 Biến số đặc điểm chung các vấn đề liên quan đến thuốc ..................... 48
Bảng 2.6 Biến số đặc điểm từng nhóm các vấn đề liên quan đến thuốc ............. 49

Bảng 2.7 Biến số về các đề xuất của dược sĩ lâm sàng ....................................... 50
Bảng 2.8 Biến số sự chấp thuận đề xuất can thiệp của các chuyên gia ............... 50

.


.

vii

Bảng 2.9 Biến số trong mơ hình hồi quy logistic đơn biến và đa biến ................ 51
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh tăng huyết áp ...................... 52
Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh tăng huyết áp ............................... 55
Bảng 3.3 Cơ cấu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trong nhóm nghiên cứu . 58
Bảng 3.4 Đặc điểm chung các vấn đề liên quan đến thuốc ................................. 60
Bảng 3.5 Đặc điểm các vấn đề liên quan đến thuốc trên người bệnh .................. 61
Bảng 3.6 Đặc điểm DRPs chỉ định không cần thiết ............................................ 62
Bảng 3.7 Đặc điểm DRPs chỉ định chưa hợp lý .................................................. 63
Bảng 3.8 Đặc điểm DRPs chỉ định thiếu ............................................................. 64
Bảng 3.9 Đặc điểm DRPs liều dùng .................................................................... 65
Bảng 3.10 Đặc điểm DRPs cách dùng thuốc ....................................................... 66
Bảng 3.11 Đặc điểm DRPs phản ứng có hại của thuốc ....................................... 67
Bảng 3.12 Đặc điểm DRPs tương tác thuốc - thuốc ............................................ 67
Bảng 3.13 Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến các yếu tố ảnh hưởng ... 69
Bảng 3.14 Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố ảnh hưởng ...... 71
Bảng 3.15 Mô tả những đề xuất can thiệp dược .................................................. 73
Bảng 3.16 Ý kiến của chuyên gia về các đề xuất can thiệp dược ........................ 76
Bảng 3.17 Đặc điểm các đề xuất không được sự chấp thuận của chuyên gia ..... 76
Bảng 3.18 Đặc điểm các đề xuất không thể xác định .......................................... 77


.


.

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Số lượng người bệnh theo giới tính và nhóm tuổi ........................... 53
Biểu đồ 3.2 Phân bố chỉ số khối cơ thể của người bệnh ...................................... 54
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ kiểm soát huyết áp của người bệnh......................................... 55
Biểu đồ 3.4 Số lượng bệnh mắc kèm phổ biến theo nhóm tuổi ........................... 56
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ người bệnh sử dụng < 5 thuốc và từ 5 thuốc trở lên ............... 57
Biểu đồ 3.6 Số lượng đề xuất của dược sĩ lâm sàng ............................................ 72

.


.

ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Chiến lược điều trị thuốc đối với THA khơng có biến chứng 2018 ..... 14
Hình 1.2 Chiến lược điều trị thuốc đối với THA không có biến chứng .............. 15
Hình 1.3 Chiến lược kết hợp thuốc theo khuyến cáo của VNHA/VSH 2021 ..... 16
Hình 1.4 Tổng quan các vấn đề liên quan đến thuốc ........................................... 19
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 37

.



.

1

MỞ ĐẦU
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp và là mối quan tâm lớn nhất của sức khoẻ
cộng đồng 1. THA làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, não, thận, v.v và là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu 2-6. Ước tính có khoảng 45% trường hợp tử vong do các bệnh
về tim và 51% do đột quỵ đều có nguyên nhân từ THA 7. Theo thống kê năm 2021 của
World Health Organization (WHO), tỷ lệ mắc THA trên toàn cầu ở người trưởng thành
từ 30 – 79 tuổi là 1,28 triệu người và chỉ có 21% người kiểm soát được huyết áp (HA) 8.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh THA ngày càng gia tăng, tỷ lệ THA năm 2019 ở người từ
18 tuổi trở lên là 33,8%, cao hơn năm 2018 là 30,3% và 2017 là 28,7%. Trong số người
bệnh THA được điều trị; 48,8% người bệnh khơng kiểm sốt được HA 9. Sự thiếu hiểu
biết về bệnh THA, kém tuân thủ trong điều trị, lối sống chưa lành mạnh của người bệnh
và sự chậm trễ trong kê đơn thuốc là một trong những ngun nhân chính dẫn đến việc
HA khơng được kiểm sốt 10,11. Để đạt được HA mục tiêu, bên cạnh các biện pháp thay
đổi lối sống, hầu hết người bệnh (NB) sẽ được điều trị bằng liệu pháp phối hợp thuốc.
Trong thực tế, liệu pháp phối hợp liều thấp thường hiệu quả hơn đơn trị liệu liều tối đa
12

. Hơn nữa, người bệnh THA thường mắc kèm các bệnh lý khác như đái tháo đường

(ĐTĐ) tuýp 2, rối loạn lipid máu (RLLM), bệnh mạch vành, v.v nên cần sử dụng nhiều
thuốc phối hợp 1,13,14.
Phác đồ điều trị nhiều thuốc có thể dẫn đến sự xuất hiện các vấn đề liên quan đến thuốc
(Drug – related problems) (DRPs) 14,15. DRPs là “một sự kiện hoặc tình huống liên quan
đến điều trị bằng thuốc mà điều đó thực sự hoặc có khả năng gây trở ngại cho một kết

quả tối ưu trên một người bệnh cụ thể” 15. Sự gia tăng DRPs gây ra gánh nặng cho kinh
tế và xã hội, tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt ở các nước đang phát triển 16. Một
số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ DRPs ở người bệnh THA tương đối cao; dẫn đến việc kiểm
soát HA kém

17

và 57% người bệnh ngoại trú được phát hiện có DRPs ảnh hưởng đến

kết quả điều trị. Đồng thời khẳng định vai trò của dược sĩ lâm sàng (DSLS) trong việc
theo dõi điều trị bằng thuốc cần được ưu tiên để ngăn ngừa và giải quyết DRPs ở người

.


.

2

bệnh THA điều trị ngoại trú 18. Tại Việt Nam, vai trò của DSLS vẫn còn hạn chế. Cho
đến năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ
trong một số bệnh không lây nhiễm” và thực hành DLS đã được chú trọng nhiều hơn 19.
Những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu về DRPs trên người bệnh nội trú hoặc
DRPs trong kê đơn ngoại trú, chưa nghiên cứu về DRPs trên người bệnh THA điều trị
ngoại trú, đối tượng có nguy cơ cao xảy ra DRPs. Dựa trên những vấn đề được đề cập ở
trên, với mong muốn góp phần nâng cao vai trò của DSLS trong việc hạn chế DRPs,
quản lý bệnh THA, đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an tồn, hợp lý, hiệu quả; chúng tơi
thực hiện nghiên cứu: “Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc ở bệnh nhân tăng
huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú

tại bệnh viện và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Khảo sát đề xuất các can thiệp dược lâm sàng lên các vấn đề liên quan đến thuốc ở
người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú.

.


.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Dịch tễ học tăng huyết áp
THA là yếu tố nguy cơ tử vong hàng đầu trong chuỗi các yếu tố nguy cơ tử vong của
bệnh lý không lây nhiễm, chiếm khoảng 10,4 triệu ca tử vong mỗi năm 20,21. Một nghiên
cứu về tần suất và tình hình điều trị THA từ năm 1990 đến 2019, được tổng hợp từ 1201
nghiên cứu từ 184 quốc gia với số lượng 104 triệu người có độ tuổi từ 30 – 79 tuổi; mục
tiêu của nghiên cứu này là xác định tần suất lưu hành, tỷ lệ phát hiện bệnh, tỷ lệ điều trị
và tỷ lệ kiểm soát HA. Kết quả cho thấy trên toàn thế giới, tỷ lệ THA chưa được chẩn
đoán chiếm hơn 50% và con số này chỉ là 30% ở tỷ lệ điều trị hiệu quả. Tại các nước
Tây Âu hoặc Mỹ Latinh, tỷ lệ điều trị THA vượt trên khoảng 50%, nhưng mức độ kiểm
soát được HA chỉ dao động khoảng từ 30 – 40%. Ở khu vực Đông Nam Á, 30 – 40% là
tỷ lệ có điều trị THA, nhưng kiểm sốt được HA chỉ dao động khoảng 25 – 30% 22. Bên
cạnh đó, các nước châu Phi và Nam Á, tỷ lệ THA không được chẩn đốn vẫn chiếm con
số khơng hề nhỏ. Vì vậy, mặc dù đây là một bệnh lý khá phổ biến nhưng việc đạt hiệu
quả điều trị vẫn đang là sự trăn trở của các nhân viên y tế. THA là một yếu tố nguy cơ
khởi đầu trong chuỗi các bệnh lý tim mạch. Cơng trình nghiên cứu dịch tễ tại Mỹ của
Zhou và cộng sự năm 2018 đã chỉ ra tỷ lệ tử vong do tim mạch hoặc do bệnh mạch máu
não ở nhóm người bệnh THA khơng điều trị hay có điều trị nhưng chưa kiểm sốt hiệu

quả, thì tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so với nhóm người bệnh đã điều trị đạt mục tiêu hoặc
khơng có THA. Do đó, khi điều trị cho người bệnh THA, cần đạt được hiệu quả điều trị
là đưa về HA mục tiêu, sau đó đạt đến HA tối ưu trên từng người bệnh. Khi đã đạt hiệu
quả điều trị đồng nghĩa là đang đưa nguy cơ của người bệnh THA tiệm cận với nhóm
người bệnh khơng có THA 23. Vì vậy, việc đạt được mục tiêu điều trị trong THA rất cần
sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa nhân viên y tế và người bệnh, từ đó nhằm nâng
cao dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại các cơ sở y tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho
mỗi người bệnh.

.


.

4

1.1.2. Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp
THA là hiện tượng tăng trị số HA tới mức có thể gây ra tổn thương các cơ quan đích
(võng mạc, não, tim, thận, v.v). Theo “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết
áp” của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (VNHA) ban hành năm 2018, THA là
khi huyết áp tâm thu (HATT) ³ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ³ 90
mmHg, áp dụng đối với HA đo theo đúng quy trình tại bệnh viện/phịng khám 24.
VNHA và Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam (VSH) đã cập nhật khuyến cáo mới vào
năm 2021 dựa trên hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế
(International Society of Hypertension - ISH) 2020 nhằm đưa ra khái niệm thiết yếu và
tối ưu trong quản lý THA. Theo đó, ngưỡng chẩn đốn THA vẫn như cũ với HA phòng
khám ³ 140/90 mmHg, phân độ THA chỉ cịn hai độ, thay vì ba độ như trước đây. Việc
đơn giản hoá trong phân độ THA, giúp tiếp cận điều trị đơn giản hơn và mang lại hiệu
quả cảnh báo nhiều hơn cho người bệnh. Định nghĩa và phân độ THA phòng khám theo
khuyến cáo ISH 2020 được thể hiện ở Bảng 1.1 21,25.

Bảng 1.1 Phân độ THA đo tại phòng khám theo khuyến cáo ISH 2020
(Nguồn: VNHA/VSH 2021 25)
HATT (mmHg)
Bình thường

HATTr (mmHg)

< 130



< 85

Bình thường – cao (Tiền THA)

130 – 139

Và/hoặc

85 – 89

THA độ 1 (nhẹ)

140 – 159

Và/hoặc

90 – 99

THA độ 2 (nặng)


³ 160

Và/hoặc

³ 100

Cơn THA*

> 180

Và/hoặc

> 110

THA tâm thu đơn độc

³ 140



< 90

Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương cao
nhất. THA tâm thu đơn độc được xếp loại theo mức HATT.

.


.


5

*Cần phải thăm khám đánh giá tổn thương cơ quan đích để xác định THA cấp cứu hoặc
khơng kiểm sốt và xử trí thích hợp 25.
Ngưỡng chẩn đốn THA theo VNHA/VSH 2021 cũng tương tự theo Hiệp hội Tim mạch
Châu Âu/ Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu (European Society of Cardiology/European
Society of Hypertension - ESC/ESH) được khuyến cáo năm 2018 12. Tuy nhiên, Hội Tim
mạch học Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American college of cardiology/
American Heart Association - ACC/AHA) 2017 đã khá mạnh dạn khi đưa ra một định
nghĩa mới là HATT từ 130 - 139 mmHg hoặc HATTr từ 80 - 89 mmHg là THA giai
đoạn 1 26. Bảng 1.2 so sánh giữa định nghĩa và phân độ THA theo mức đo tại phòng
khám, liên tục và tại nhà của các Tổ chức trên thế giới 25.
Bảng 1.2 So sánh giữa định nghĩa và phân độ THA của các Tổ chức trên thế giới
(Nguồn: VSH/VNHA 2021 25)
ACC/AHA

ESH/ESC

VSH/VNHA

NICE

ISH

đo mmHg

2017 26

2018 12


2018-21 24

2019 27

2020 21

Tại phòng khám

³130/80

³140/90

³140/90

³140/90

³140/90

³125/75

³130/80

³130/80

³135/85

³130/80

³130/80


³135/85

³135/85

³135/85

³110/65

³120/70

³120/70

³120/70

³130/80

³135/85

³135/85

Phương pháp

HA lưu động
Trung bình
24 giờ
Trung bình ban
ngày (khi thức)
Trung bình ban
đêm (khi ngủ)

Tại nhà*
(lấy trung bình)

³135/85

³135/85

Để hạn chế sự ảnh hưởng của tác động ngoại cảnh đối với THA và loại trừ các dạng đặc
biệt của THA, như THA ẩn giấu và THA áo choàng trắng; nên cân nhắc theo dõi thêm

.


.

6

HA lưu động và HA tại nhà theo các phân mức như Bảng 1.2 nhằm đưa ra chẩn đoán
THA chắc chắn. Có hai thể THA dựa trên sự khác biệt giữa HA đo tại phòng khám và
đo tại nhà ở những người bệnh chưa được chẩn đoán và điều trị THA trước đó:
- THA ẩn giấu: là tình trạng HA đo tại phòng khám < 140/90 mmHg nhưng HA đo tại
nhà ³ 135/85 mmHg. Tỷ lệ THA ẩn giấu ở người có HA bình thường khi đo tại phịng
khám khoảng 15% .
- THA áo chồng trắng: là tình trạng HA đo tại phòng khám ³ 140/90 mmHg nhưng HA
đo tại nhà < 135/85 mmHg. THA áo choàng trắng chiếm tỷ lệ 30 - 40% người có HA
tăng cao xác định tại phòng khám 24,28.
1.1.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch
Sau khi đã chẩn đoán mắc THA, việc tiên quyết thứ hai cần phải làm là phân tầng nguy
cơ tim mạch cho người bệnh. Người bệnh THA có thể có bệnh mắc kèm. Các bệnh mắc
kèm này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch tổng thể cũng như tình trạng sức khoẻ

chung của người bệnh 13,14,29,30. Có thể một số người bệnh đã có các biến chứng hay tổn
thương cơ quan đích. Do đó, người bệnh THA cần được phân tầng các mức nguy cơ để
làm cơ sở lựa chọn các biện pháp điều trị tối ưu. Có rất nhiều cách phân tầng nguy cơ
tim mạch khác nhau. Thứ nhất, theo khuyến cáo của ACC/AHA, có thể tính nguy cơ
bệnh tim mạch do xơ vữa trong 10 năm, sử dụng bằng công cụ ASCVD tại đường link
Thứ hai, có
thể dựa trên bảng phân loại nguy cơ của WHO trên thang điểm có sẵn, ở đây đã có hiệu
chỉnh khu vực Đông Nam Á và được phân tầng nguy cơ tim mạch theo 5 mức độ khác
nhau 31. Thứ ba, có thể ước tính nguy cơ mắc biến cố tim mạch trong vòng 10 năm dựa
trên thang điểm SCORE2 hoặc SCORE2-OP. Thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP
được ESC nâng cấp từ thang điểm SCORE (Systematic Coronary Risk Evaluation) vào
năm 2021. SCORE2 dùng để ước lượng nguy cơ bệnh tim mạch tử vong và không tử
vong ở người từ 40 – 69 tuổi khơng có bệnh tim mạch hoặc ĐTĐ trước đó. SCORE2OP cũng tương tự như SCORE2 nhưng được dùng cho đối tượng trên 70 tuổi. SCORE2

.


.

7

và SCORE2-OP được đánh giá dựa trên những yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi, giới tính,
hút thuốc lá/khơng hút thuốc lá, non-HDL cholesterol, HATT và nguy cơ tim mạch trong
dân số. Bốn nhóm nguy cơ tim mạch trong dân số gồm: dân số nguy cơ tim mạch thấp:
< 100 tử vong do tim mạch trong 100.000 người, dân số nguy cơ tim mạch trung bình:
từ 100 đến < 150 tử vong do tim mạch trong 100.000 người, dân số nguy cơ tim mạch
cao: 150 đến < 300 tử vong do tim mạch trong 100.000 người và dân số nguy cơ tim
mạch rất cao: ³ 300 tử vong do tim mạch trong 100.000 người 32,33. Nếu dùng SCORE2
hoặc SCORE2-OP áp dụng tại Việt Nam, cần hiệu chỉnh nước ta thuộc vùng dân số có
nguy cơ tim mạch cao. Điều này được chứng minh qua báo cáo của WHO 2018 về các

bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam. Trong hơn 94 triệu người, có hơn 500 ngàn người tử
vong và 31% tử vong do bệnh tim mạch (ước tính vào năm 2016) 34. Từ đây, có thể tính
ra được 180 ca tử vong do tim mạch trên 100.000 người. Vì vậy, Việt Nam nằm trong
nhóm dân số nguy cơ tim mạch cao. Cách tiếp theo là có thể theo phân tầng nguy cơ tim
mạch được đơn giản hoá của ISH 2020, dùng để dự đoán nguy cơ tim mạch tương đối
10 năm 21, được trình bày ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3 Phân tầng nguy cơ tim mạch theo ISH 2020
(Nguồn: ISH 2020)
Bình thường cao

Độ 1

Độ 2

HATT 130 – 139

HATT 140 – 159

HATT ³ 160

HATTr 85 – 89

HATTr 90 – 99

HATTr ³ 100

Không YTNC khác

Thấp


Thấp

1 hoặc 2 YTNC

Thấp

TB

Cao

Cao

Cao

Cao

Cao

³ 3 YTNC

Thấp

TB

TB

Cao

Tổn thương cơ quan đích,
bệnh thận mạn GĐ 3,


Cao

ĐTĐ, bệnh tim mạch
Ghi chú: YTNC: yếu tố nguy cơ, TB: Trung bình, GĐ: giai đoạn.

.


.

8

Các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ tim mạch ở người bệnh THA như:
- Tuổi: ³ 55 (nam) hoặc ³ 65 (nữ), hút thuốc lá, tăng lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp
(Low density lipoprotein cholesterol – LDL-C), tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm,
thừa cân/béo phì, mãn kinh sớm, tần số tim lúc nghỉ > 80 lần/phút.
- Tổn thương cơ quan đích: phì đại thất trái, bệnh thận mạn: độ lọc cầu thận ước tính
(eGFR) < 60 ml/phút/1,73 m2, tỷ lệ albumin/creatinin: uACR > 30 mg/g).
- Bệnh tim mạch đã xác định: bệnh mạch vành, tiền sử đột quỵ, bệnh động mạch ngoại
biên, suy tim, rung nhĩ, hiện diện mãng xơ vữa trên hình ảnh học 24.
Phân tầng nguy cơ tim mạch là điều tiên quyết cần phải làm sau khi chẩn đoán THA.
Thứ nhất, sau khi đã phân tầng nguy cơ tim mạch, bác sĩ (BS) sẽ đưa ra chỉ số HA mục
tiêu cụ thể cho người bệnh. Thứ hai, đối với nhóm người bệnh có nguy cơ cao, BS đưa
ra mục tiêu LDL-C khác nhau. Thứ ba, đối với những người bệnh có nguy cơ khác nhau,
thời gian đạt được HA mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn người bệnh có nguy cơ cao, thời
gian đạt được HA mục tiêu trong vòng 1 – 3 tháng, con số này ở người bệnh có nguy cơ
thấp có thể là 6 tháng. Cuối cùng, người bệnh ở những nguy cơ khác nhau sẽ quyết định
sự phối hợp thuốc của BS trong điều trị khác nhau, nhằm đưa mức HA đạt được mục
tiêu sớm nhất cho người bệnh.

1.1.4. Huyết áp mục tiêu
1.1.4.1. Ngưỡng huyết áp tối ưu
Năm 2015, cơng trình nghiên cứu SPRINT đã đưa ra khái niệm kiểm soát HA tích cực
giúp cải thiện kết quả lâm sàng so với điều trị chuẩn. Cụ thể, kiểm sốt HATT tích cực
dưới 120 mmHg so với điều trị chuẩn dưới 140 mmHg, ở đối tượng có nguy cơ cao,
khơng có ĐTĐ sẽ làm giảm tỷ lệ biến cố tim mạch tử vong và không tử vong và tử vong
do mọi nguyên nhân có ý nghĩa thống kê

35

. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu

ONTARGET và TRANSCEND chỉ ra rằng mức HATT tối ưu là 120 – 140 mmHg và
HATTr tối ưu là 70 – 80 mmHg, lưu ý không hạ HATT dưới 120 mmHg và HATTr dưới
70 mmHg 36.

.


×